Được phép sử dụng tài liệu.. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quy trình không viết phản ứng của chỉ thị.. Tính hàm lượng CO2 mgCO2/ 100 ml trong mẫu nước giải khát... Lọc bỏ p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CNHH & TP
BỘ MÔN CNHH
-ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC: 2015-2016 Môn: HÓA PHÂN TÍCH
Mã môn học: ACHE220303
Đề thi có 02 trang
Thời gian: 75 phút
Được phép sử dụng tài liệu
Câu 1: (3,0 điểm)
Quy trình xác định hàm lượng CO2 trong mẫu nước giải khát được tiến hành như sau:
- Ngâm chai nước giải khát (dung tích chai 500 mL) trong nước đá khoảng 2 giờ, mở nắp chai
và cho vào 5 mL dung dịch NaOH 50% Đậy nắp chai lắc đều
- Mở nắp chai và hút nhanh 25,0 mL mẫu nước giải khát đã kiềm hóa ở trên cho vào bình tam giác 250 mL, sau đó thêm vào 40,0 mL nước
- Cho 3 giọt phenolphtalein vào bình tam giác, tiến hành định phân bằng dung dịch H2SO4 0,0176 M cho đến dung dịch chuyển thành không màu (pH = 8,3)
- Thêm tiếp 3 giọt methyl dacam, tiếp tục chuẩn bằng dung dịch H2SO4 0,0176 M (điều chỉnh thể tích trong buret về vạch 0) đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng da cam (pH = 4) thì hết 22,2 mL
a Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quy trình (không viết phản ứng của chỉ thị).
b Nêu vai trò của các dung dịch NaOH 50% và H2SO4 0,0176 M đã sử dụng trong quy trình
c Tính hàm lượng CO2 (mgCO2/ 100 ml) trong mẫu nước giải khát
Câu 2: (1,5 đ)
Một nhà hóa học cần điều chế dung dịch đệm có pH=4,30 từ acid yếu (HA) và muối natri của acid yếu đó (A-) Trong phòng thí nghiệm có sẵn các acid (i, ii, iii) và muối natri tương ứng của acid như sau:
i) Acid chloroacetic (Ka =1.35x10-3)
ii) Acid benzoic (Ka =6.4x10-5)
iii) Acid hypochlorous (Ka =3 5x10-8)
a Tính toán tỉ lệ [HA-]/[A-] trong các trường hợp trên để điều chế dung dịch đệm có pH=4,30
b Dự đoán nhà hóa học sẽ lựa chọn hỗn hợp acid và muối natri tương ứng nào để điều chế
dung dịch đệm pH=4.30? Giải thích?
Câu 3: (2,0 điểm)
Định phân 50,00 mL dung dịch U4+ 0,02500M bằng dung dịch Ce4+ 0,1000M trong môi trường axit, nồng độ H+ được giữ không đổi 1M Tính thế của dung dịch tại các thời điểm: thêm 5,00
mL Ce4+, thiếu 1% lượng thuốc thử, dư 1% lượng thuốc thử và tại điểm tương đương Từ đó hãy
Trang 2Câu 4: (2,5 đ)
Hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng gà được xác định như sau:
Hòa tan 5,6440 g mẫu vỏ trứng bằng 25 mL dung dịch HCl 6M trong cốc 250 mL Lọc bỏ phần không tan, dung dịch trong suốt thu được chuyển vào bình định mức 250 mL, thêm nước cất tới vạch đo Dùng pipet lấy chính xác 10,00 mL dung dịch trên cho vào bình tam giác 250 mL, thêm
5 mL dung dịch đệm (pH=10), thêm chỉ thị ETOO (khoảng 1/2 hạt đậu xanh), sau đó chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn trilon B 0,04988 M Dừng chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ màu đỏ mận sang xanh lơ, ghi lại thể tích trilon B sử dụng là 41,11 mL (thể tích trung bình sau 3 lần làm thí nghiệm)
a Viết các phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ, từ đó giải thích sự đổi màu của chỉ
thị
b Cho biết kỹ thuật chuẩn độ được sử dụng là gì?
c Tính hàm lượng % CaCO3 trong mẫu vỏ trứng gà
Câu 5: (1,0 đ)
Tính thể tích (mL) của dung dịch chuẩn AgNO3 0,1000 M cần để phản ứng với:
a 0,1799 g Na2CrO4
b 25,00 mL Na3PO4 0,05361 M
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn
(Khối lượng mol của Cr=52, Na=23; Cl=35,5; P=31 )
Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra
[CĐR 1.2]: Có khả năng tính toán và giải thích quy trình
phân tích thực tế
Câu 1
[CĐR 2.3]: Có khả năng tính toán, suy luận, tổng hợp kiến
thức
Câu 2
[CĐR 3.3]: [CĐR 2.3]: Có khả năng tính toán, suy luận Câu 3
[CĐR 2.3]: Có khả năng tính toán, suy luận, tổng hợp kiến
thức
Câu 4
Ngày 6 tháng 06 năm 2016
Thông qua bộ môn