1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đáp án thi học kì môn Hoá đại cương B đề 1 (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM)

7 431 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 261,93 KB

Nội dung

Không thể xảy ra tự phát ở mọi giá trị nhiệt độ.. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropy của nó dương.. Có thể xảy ra tự phát

Trang 1

1

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Câu 1: (0,25 điểm)

Biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng:

2 A → B ΔH1

A → 3 C ΔH2

Hãy tính ΔH của phản ứng: B → 6 C

A ΔH1 + ΔH2

B 2 ΔH1 + ΔH2

C 2 ΔH2 – ΔH1

D ΔH2 – ΔH1

Câu 2: (0,25 điểm)

Một phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, không xảy ra ở nhiệt độ thấp Phản ứng này có:

A ΔH < 0, ΔS < 0

B ΔH > 0, ΔS < 0

C ΔH < 0, ΔS > 0

D ΔH > 0, ΔS > 0

Câu 3: (0,25 điểm) Phản ứng thu nhiệt manh thì:

A Không thể xảy ra tự phát ở mọi giá trị nhiệt độ

B Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp

C Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropy của nó dương

D Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropy của nó âm

E

Câu 4: (0,25 điểm) Trong các hiệu ứng nhiệt (ΔH) của các phản ứng cho dưới đây, giá trị nào

là hiệu ứng nhiệt đốt cháy?

A C (gr) + 1/2O2 (k) = CO (k) ΔH0298 = -110 kJ

B H2 (k) + 1/2O2 (k) = H2O (l) ΔH0

298 = -571 kJ

C H2 (k) + 1/2O2 (k) = H2O (k) ΔH0298 = -238 kJ

D C (gr) + O2 (k) = CO2 (k) ΔH0298 = -393 kJ

Câu 5: (0,25 điểm)

Quá trình sôi của nước có:

A ΔH < 0, ΔS > 0

B ΔH > 0, ΔS > 0

C ΔH < 0, ΔS < 0

D ΔH > 0, ΔS < 0

Câu 6: (0,25 điểm)

Phản ứng: 2A (k) + B (l) = 3C (r) + D (k) có:

A ΔS = 0

B ΔS > 0

C ΔS < 0

D Không dự đoán được dấu của ΔS

Câu 7: (0,25 điểm) Chọn phát biểu sai

Hằng số tốc độ phản ứng:

A Không phụ thuộc chất xúc tác

B Phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa của phản ứng

Trang 2

2

C Không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng

D Phụ thuộc nhiệt độ phản ứng

Câu 8: (0,25 điểm)

Khẳng định nào sau đây về xúc tác là đúng?

A Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa

B Chất xúc tác không tham gia vào cơ chế phản ứng

C Chất xúc tác làm phản ứng xảy ra dễ hơn bằng cách làm giảm năng lượng tự do Gibbs của

hệ

D Chất xúc tác tạo ra nhiều sản phẩm hơn khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng

E Chất xúc tác làm tăng hằng số cân bằng của phản ứng

Câu 9: (0,25 điểm)

Một phản ứng ở thể khí có phương trình tốc độ như sau: v = k[A][B] Nếu thể tích của bình chứa phản ứng bất ngờ giảm còn ¼ ban đầu thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?

A Giảm 16 lần

B Tăng 16 lần

C Giảm 4 lần

D Tăng 4 lần

Câu 10: (0,25 điểm)

Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa Ea = 104,4 kJ/mol và thừa số tần số A = 6,0 x 1014 s-1 Tại 25 oC, phản ứng này có hằng số tốc độ bằng 3,0 x 10-4

s-1.Khi nhiệt độ vô cùng lớn thì hằng số tốc độ của phản ứng bằng

A 6,0 x 1014 s-1

B 2,0 x 1018 s-1

C 1,8 x 1011 s-1

D Vô cùng lớn

Câu 11: (0,25 điểm)

Người ta tiến hành phản ứng 2A + B => C + D với các nồng độ ban đầu của A và B khác nhau, và đo được tốc độ ban đầu của phản ứng như sau:

Phương trình tốc độ của phản ứng này là:

A V= [A][B]2

B V=[A]2[B]

C V=[A][B]

D V=[A]2[B]2

Câu 12: (0,25 điểm)

Phản ứng X =>( sản phẩm) là phản ứng có động học bậc một.Trong 40 phút, nồng độ của X từ 0,1 M trở thành 0,025 M Tốc độ phản ứng khi nồng độ X bằng 0,01 M là

A 1,73x10-4 M/phút

B 1,73x10-5 M/phút

C 3,47x10-5 M/phút

D 3,47x10-4 M/phút

Trang 3

3

Câu 13: (0,25 điểm)

Phản ứng từ A thành B có bậc phản ứng bằng 2 Khi tăng nồng độ A lên gấp đôi thì tốc độ tạo thành B sẽ :

A Tăng 2 lần

B Giảm 2 lần

C Tăng 4 lần

D Giảm 4 lần

Câu 14: (0,25 điểm)

Khi nồng độ ban đầu của một chất bằng 20 M thì nó có chu kỳ bán hủy bằng 0,1 s, trong khi với nồng độ 5 M thì chu kỳ bán hủy của nó bằng 0,4 s Phản ứng phân hủy chất này có bậc bằng:

A 0

B 1

C 2

D 3

Câu 15: (0,25 điểm)

Cho các phương trình phản ứng và hằng số cân bằng của chúng

C(r) + ½ O2(k)  CO(k) K1

C(r) + O2(k)  CO2(k) K2

C(r) + CO2(k)  2 CO(k) K3

Mối liên hệ giữa các hằng số cân bằng này là:

A K3 = K2/K1

B K3 = K22/K1

C K3 = K1 × K2

D K3 = K1/K2

E K3 = K21/K2

Câu 16: (0,25 điểm)

Những acid nào dưới đây là acid yếu?

A H3PO4

B HNO3

C NH4+

D HBr

Câu 17: (0,25 điểm)

Biểu thức tích số tan của thiếc (II) hydroxide Sn(OH)2 là

A [Sn2+]2[OH-]

B [Sn2+][OH-]

C [Sn2+][OH-]2

D [Sn2+]3[OH-]

E [Sn2+][OH-]3

Câu 18: (0,25 điểm)

Biết tích số tan ở 25 oC của các muối chromate sau:

Ag2CrO4 9,0 x 10-12

Muối có độ tan (mol/L) trong nước lớn nhất trong số 3 muối trên là

Trang 4

4

A Ag2CrO4

B BaCrO4

C PbCrO4

D Không thể xác định được

E Cả 3 muối có độ tan bằng nhau

Câu 19: (0,25 điểm)

Độ tan mol/L của PbBr2 tại một nhiệt độ nào đó bằng 2,17 x 10-3 M Tính tích số tan của PbBr2 tại nhiệt độ này

A 4,1 x 10-8

B 6,2 x 10-6

C 6,4 x 10-7

D 3,4 x 10-6

E 1,4 x 10-5

Câu 20: (0,25 điểm)

Với Cu(OH)2, T = 1,6 x 10-19 Hãy tính độ tan (mol/L) của Cu(OH)2

A 2,7 x 10-11 M

B 6,4 x 10-7 M

C 3,4 x 10-7 M

D 5,1 x 10-10 M

E 1,7 x 10-10 M

Câu 21: (0,25 điểm)

Biết tích số tan ở 25 oC của Ag3PO4 bằng 1,3.10-20 Trong các chất lỏng sau đây, Ag3PO4 sẽ tan ít nhất trong

A Nước nguyên chất

B HNO3 0,1 M

C Na3PO4 0,1 M

D AgNO3 0,1 M

E Độ tan trong các chất lỏng này là như nhau

Câu 22: (0,25 điểm)

Biết tích số tan ở 25 oC của PbCl2 bằng 1,7.10-5 Độ tan (mol/L) của PbCl2 trong dung dịch Pb(NO3)2 0,20 M bằng

A 1,7 x 10-4 M

B 8,5 x 10-5 M

C 1,7 x 10-5 M

D 9,2 x 10-3 M

E 4,6 x 10-3 M

Câu 23: (0,25 điểm)

Độ điện ly của một acid yếu có Ka = 1 × 10-6 trong dung dịch có nồng độ 4 ×10-2 M bằng bao nhiệu?

A 0,5 %

B 1%

Trang 5

5

C 2%

D 4%

Câu 24: (0,25 điểm)

Dung dịch một base yếu với nồng độ 0,010 M có pH bằng 10,88 Hằng số Kb của base này bằng bao nhiêu?

A 1,3 × 10-11

B 9,8 × 10-8

C 4,8 × 10-7

D 6,2 × 10-5

Câu 25: (0,25 điểm)

Chọn các phát biểu đúng :

A Acid càng yếu thì pKa càng lớn

B Dung dịch một base yếu có pH càng nhỏ khi pKb của nó càng lớn

C Base càng mạnh khi pKb càng lớn

D Ở 20 oC, giữa pKa của một acid yếu và pKb của base liên hợp của acid này có quan hệ

pKa + pKb = 14

E Acid càng mạnh thì base liên hợp của nó cũng càng mạnh

Câu 26: (0,25 điểm)

Cho 3 dung dịch: HF, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol/L và có giá trị pH lần lượt là x, y, z Biết rằng HCl, H2SO4 là các acid mạnh, còn HF là acid yếu Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về pH của các dung dịch trên?

A x > y > z

B y > x > z

C z > x > y

D.z > y > x

Trong các câu hỏi phần điện hóa sẽ cần sử dụng bảng các thế điện cực tiêu chuẩn sau :

Nửa phản ứng khử Eo (V) Nửa phản ứng khử Eo (V)

Sn4+ + 2e  Sn2+ 0,15 Cl2 + 2e  2Cl- 1,36

Fe3+ + e  Fe2+ 0,77 Br2 + 2e  2Br- 1,07

Ag+ + e  Ag 0,80 Ti4+ + e = Ti3+ -0,01

Au3+ + 3e  Au 1,50 Ce4+ + e = Ce3+ 1,14

Cu2+ + 2e = Cu 0,34

Câu 27: (0,25 điểm)

Cho biết chất nào trong số các chất sau có tính oxy hóa mạnh nhất:

A Cu+

B Sn4+

C Fe3+

D Fe2+

E Ag+

Câu 28: (0,25 điểm)

Cho biết chất nào trong số các chất sau có tính khử mạnh nhất:

Trang 6

6

A F

-B I

-C Br

-D Cl

-Câu 29: (0,25 điểm)

Một pin điện hóa được lập từ 2 điện cực tiêu chuẩn Fe2+/Fe và Zn2+

/Zn Những khẳng định

nào sau đây là sai?

A Khi pin hoạt động, sự khử xảy ra trên điện cực kẽm

B Nồng độ ion Fe2+ sẽ giảm khi pin hoạt động

C Electron sẽ chạy qua mạch ngoài từ điện cực kẽm sang điện cực sắt

D Khối lượng của điện cực kẽm sẽ giảm khi pin hoạt động

E Điện cực kẽm là anode

Câu 30: (0,25 điểm)

Trong pin thành lập từ hai cặp oxy hóa khử Fe2+

/Fe và Au3+/Au, hãy cho biết cathode và giá trị sức điện động tiêu chuẩn của pin

A Fe; 1,94 V

B Fe; -0,44 V

C Fe; 1,06 V

D Au; 1,94 V

E Au; 1,06 V

Câu 31: (0,25 điểm)

Trong các phản ứng sau, hãy chọn (các) phản ứng tự xảy ra được :

A Fe3+ + Ti3+ = Fe2+ + Ti4+

B Ce4+ + Ti3+ = Ce3+ + Ti4+

C Ce3+ + Fe3+ = Ce4+ + Fe2+

D Cu2+ + 2Fe2+ = Cu + 2Fe3+

E Cu + 2Ti4+ = Cu2+ + 2Ti3+

Câu 32: (0,25 điểm)

Ký hiệu của một pin điện hóa dưới đây cho thấy:

Zn|Zn2+ ||Cu2+|Cu

A Điện cực Cu là anode

B Điện cực Zn là cực âm

C Khi pin hoạt động, chiều dòng điện là từ Cu sang Zn

D Dấu | biểu diễn cầu muối

Câu 33: (0,25 điểm)

Tính ΔH0

đối với phản ứng sau đây ở 250C

Fe3O4(r) + CO (k)  3FeO (r) + CO2(k)

ΔHtt0 (kJ/mol) -1118 -110,5 -272 -395,5

ĐS : 17 kJ

Câu 34: (0,25 điểm)

Tính hằng số cân bằng Kp đối với phản ứng:

2NOCl(k)  2NO(k) + Cl2(k)

ở 400 0C nếu Kc ở 400 0C đối với phản ứng này bằng 2,1 × 10-2

Trang 7

7

ĐS: 1,16

Câu 35: (0,25 điểm)

Hòa tan 1,3 g một chất tan chưa biết vào nước, được 100 mL dung dịch Dung dịch này có áp suất thẩm thấu tại 25 oC bằng 5,6 atm Tính khối lượng mol (g/mol) của chất này

ĐS: 56,7 g/mol

Câu 36: (0,25 điểm)

Tính nhiệt độ đông đặc của một dung dịch nước đường C6H12O6 nồng độ 55,5 % Biết hằng số nghiệm đông của nước bằng 1,86 o

C.kg/mol Ở điều kiện đang xét, nước nguyên chất đông đặc ở 0,0 o

C

ĐS: -12,9 o

C

Câu 37: (0,25 điểm)

Tính nồng độ phần trăm (%) của C2H5OH trong dung dịch nước với nồng độ molan 2,8

mol/kg (d = 0,9 g/mL)

ĐS: 11,41%

Câu 38: (0,25 điểm)

Tính pH của dung dịch bão hòa Mg(OH)2 ở25 oC, biết tích số tan của Mg(OH)2 ở nhiệt độ này bằng 8,9 x 10-12

ĐS: 10,4

Câu 39: (0,25 điểm)

pH của một dung dịch acid HA 0,15 M đo được là 2,8 Tính pKa của acid tại nhiệt độ đo này

ĐS : 4,77

Câu 40: (0,25 điểm)

Tính hằng số cân bằng ở 50 oC của phản ứng oxy hóa-khử sau:

Cl2(k) + 2Br-(dd)  2Cl-(k) + Br2(l)

ĐS: 1,1.109

Ngày đăng: 01/03/2017, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w