Kế toán là công cụ quảnlý hữu hiệu tài sản, vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp,đồng thời là nguồn cung cấp thông tin, số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hàn
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
Phần thứ nhất 6
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HỒNG ÁNH 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 6
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 7
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 10
1.3.1 Quy trình tổ chức về tiêu thụ sản phẩm 10
1.3.2 Quy trình hoạt động về sản xuất sản phẩm chủ yếu tại đơn vị 11
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh 13
1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 14
1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị 17
1.5.1 Các chính sách kế toán chung 17
1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán 18
1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán 19
1.5.4 Hệ thống sổ sách kế toán 20
1.5.5 Hệ thống báo cáo kế toán 21
Phần thứ hai 25
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HỒNG ÁNH 25
2.1 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất – thiêt bị trường học Hồng Ánh 25
2.1.1 Danh mục các loại vật liệu, CCDC chính tại đơn vị 25
2.1.2 Phân loại và đánh giá NVL, CCDC 26
2.1.3 Phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC 28
2.1.4 Các chứng từ sử dụng để hạch toán kế toán NVL, CCDC 29
2.1.5 Kế toán chi tiết NVL, CCDC 31
2.1.6 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 37
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 39
2.2.2 Chế độ, quy định của đơn vị về trích, chi trả các khoản trích theo lương của đơn vị.39 2.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương của đơn vị 41
2.2.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị 43
2.3 Kế toán vốn bằng tiền 50
2.3.1 Quy trình duyệt thu chi và luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền của đơn vị 50
2.3.2 Kế toán tiền mặt 53
2.3.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 58
2.4 Nhận xét và khuyến nghị 64
2.4.1 Nhận xét về công tác quản lý 64
2.4.2 Nhận xét về công tác kế toán 64
Trang 2KẾT LUẬN 67
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CCDC Công cụ dụng cụ
6 GTGT Giá trị gia tăng
7 KHBQ Khấu hao bình quân
8 KKTX Kê khai thường xuyên
9 KPCĐ Kinh phí công đoàn
11 LNST Lợi nhuận sau thuế
12 LNTT Lợi nhuận trước thuế
14 NTTB Nội thất thiết bị
16 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
17 ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
18 ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
23 SXKD Sản xuất kinh doanh
24 TGNH Tiền gửi ngân hàng
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty Hồng Ánh 9
Sơ đồ 1.2: Quy trình hoạt động kinh doanh 11
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất nội thất 13
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính.22 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 24
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hạch toán chi tiết NVL 29
Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán NVL,CCDC 31
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lương của doanh nghiệp 43
Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền mặt 51
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ chi tiền mặt 52
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ tăng tiền gửi ngân hàng .53
Sơ đồ 2.6: Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ giảm tiền gửi ngân hàng 54
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị 15
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá khái quát tài chính của đơn vị 17
Bảng 2.1 Danh mục nguyên vật liệu 26
Bảng 2.2 Danh mục công cụ dụng cụ 27
Biểu 2.1: Biên bản kiểm nghiệm vật tư 33
Biểu 2.2: Thẻ kho 34
Biểu 2.3 : Mẫu sổ chi tiết NVL 35
Biểu 2.4: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu 36
Biểu 2.5: Bảng tổng hợp chi tiết công cụ, dụng cụ 37
Biểu 2.6: Báo cáo nhập xuất tồn của công cụ dụng cụ 37
Biểu 2.9: Bảng thanh toán tiền lương 45
Biểu 2.10: Phiếu nghỉ hưởng BHXH 45
Biểu 2.11: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH 46
Biểu 2.12 Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH 47
Biểu 2.13: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 47
Biểu 2.14: Sổ Nhật ký chung 48
Biểu 2.15: Sổ cái TK 334 49
Biểu 2.16: Sổ cái TK 338 50
Biểu 2.17 Biên lai thu tiền 55
Biểu 2.18: Giấy đề nghị tạm ứng 58
Biểu 2.19 Giấy báo có 60
Biểu 2.20 Giấy đề nghị thanh toán 61
Biểu 2.21 Ủy nhiệm chi 62
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế.Nếu không có sự tồn tại của doanhnghiệp thì nền kinh tế không thể phát triển được Doanh nghiệp đã đóng góp mộtnguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và có vai trò quan trọng trong việc tạo raviệc làm cho người lao động, giúp họ có một khoản thu nhập để trang trải cho cuộcsống của mình Bên cạnh đó, không thể không nói đến cánh tay đắc lực trong mỗidoanh nghiệp đó chính là kế toán Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọngtrong hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế thời kì đổi mới Kế toán là công cụ quảnlý hữu hiệu tài sản, vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp,đồng thời là nguồn cung cấp thông tin, số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành
vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra kiểm soát các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực Vìvậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhànước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp
Để thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo của Nhà nước “học đi đôivới hành”, cơ sở lý luận phải gắn liền với cơ sở thực tiễn, sau mỗi khóa đào tạo, nhàtrường tổ chức cho học sinh, sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanhnhằm mục đích cho học sinh, sinh viên liên hệ, tìm hiểu và vận dụng những kiếnthức đã được học vào thực tế Qua đó rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, thích nghidần với công việc và để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn thành tốtcông việc được giao
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Đinh Ngọc Thúy Hà và các anh, chị tại phòng Tàichính- Kế toán ở Công Ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất – thiết bị trườnghọc Hồng Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này Ngoài phần mở đầu vàkết luận báo cáo gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất thiết bị trường học Hồng Ánh
Phần thứ hai: Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất thiết bị trường học Hồng Ánh
Phần thứ ba: Một số nhận xét và kiến nghị
Do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để báocáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Trang 6Tên Công ty : Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội
thất - thiết bị trường học Hồng Ánh
Tên giao dịch HONG ANH PROTRA CO.,LTD
Địa chỉ : Phòng 206- B18, tập thể Ngọc Khánh, Quận Ba
Đình, Hà NộiLoại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn điều lệ : 9,600,000,000
Người đại diện : Nguyễn Thị Thu Hương
Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, buôn bán nội thất, thiết bị văn phòng,
thiết bị giáo dục…
- Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất - thiết bị trường học Hồng Ánhđược thành lập vào ngày 6 tháng 6 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nộicấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101677870 cấp ngày: 15/6/2005Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về tổ chức,lao động và côngnghệ Lao động còn thiếu lại yếu hầu hết là công nhân mới ra trường Tuy nhiên với
Trang 7sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty thì hoạtđộng của công ty ngày càng ổn định và phát triển, doanh thu và lợi nhuận ngày càngcao.
Sau gần 10 năm hoạt động kinh doanh, trải qua nhiều thăng trầm và biếnđộng nhưng với đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết một lòng cộng vớinhững nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên, Hồng Ánh đãđạt được những thành tựu đáng khích lệ trên cả hai phương diện kinh tế và xã hộiTrong xu thế phát triển của nên kinh tế mở hội nhập, công ty đang định hướng
mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường hướng tới xuất khẩu Đặc biệthướng tới mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình thì việc xây dựng bộmáy tổ chức quản lý cũng như phân công nhiệm vụ của các bộ phận luôn được công
ty quan tâm xây dựng và đổi mới sao cho phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toánkinh doanh của công ty nhằm khai thác mọi hiệu quả tiềm năng và thế mạnh Giámđốc là người lãnh đạo cao nhất và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, chịu tráchnhiệm trước pháp luật và nhà nước
Trang 8
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty Hồng Ánh
( Nguồn:Phòng tổ chức)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
+) Giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động kinh
doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của công ty Thực hiện các kế hoạchkinh doanh và phương án đầu tư của công ty Đưa ra phương án bố trí cơ cấu tổchức, quy chế quản lý nội bộ của công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luậtcủa nhà nước và quy định của công ty Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công
ty trước pháp luật
+) Phó giám đốc công ty: Lập báo các kế hoạch kinh doanh, dịch vụ và
huy động vốn của công ty cũng như các phương án thực hiện đi kèm để trình bangiám đốc thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc do giám đốc phụ trách khigiám đốc không có điều kiện trực tiếp giải quyết kịp thời và báo cáo lại với giámđốc Chịu trách nhiệm điều hành quản lý, đôn đốc các phòng ban
KINH DOANH TỔNG HỢP PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
KHO HÀNG PHÒNG
THIẾT KẾ
Trang 9+) Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc trong công
tác như xây dựng các chính sách để duy trì ổn định và phát triển chất lượng nguồnnhân sự của công ty; lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo phát triển nguồn nhân lựcđịnh kỳ hàng năm; hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu lốigiữa ban giám đốc ngoài ra còn đôn đốc theo dõi các nghị quyết của ban giám đốc
và quy định của công ty; xây dựng quy định biện pháp kiểm soát hiệu quả các côngviệc của công tác hành chính - quản trị
+) Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo quản lý
điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; thực hiện và theo dõicông tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ chínhsách đối với người lao động trong công ty kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính vàbáo cáo giải trình các vấn đề tài chính cho giám đốc theo định kỳ hàng tháng, hàngnăm Thực hiện cân đối thu chi của công ty và đề xuất các biện pháp tài chính, kếhoạch tài chính của công ty trước giám đốc Lập báo cáo để trình lên cơ quan cấptrên Bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán
+) Phòng thiết kế: chủ yếu thiết kế theo yêu cầu lắp đặt, theo yêu cầu của
khách hàng Nghiên cứu các mẫu thiết kế trên thị trường về sản phẩm cùng loại.Nghiên cứu các mẫu thiết kế của đối thủ cạnh tranh cùng dòng sản phẩm
+) Phòng kinh doanh tổng hợp: Chịu trách nhiệm thực hiện các phương
án kinh doanh của công ty trên cơ sở những chiến lược kinh doanh do giám đốccông ty thông qua Tham mưu cho giám đốc về công tác tiếp thị thị trường, cácchính sách đầu tư, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường theo định hướng củanhà nước và định hướng hoạt động của công ty Ngoài ra còn có nhiệm vụ chăm sóc
hệ thống đại lý, thông báo đến văn phòng các biến động của thị trường
+) Xưởng sản xuất: Họ chủ yếu tập trung sản xuất theo đơn đặt hàng, theo
thiết kế, theo hợp đồng Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời nhucầu sản xuất kinh doanh Phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụđược giao
Trang 10+) Bộ phận kho hàng: Chịu trách nhiệm quản lý về mặt hiện vật của hàng
hóa, tránh làm thất thoát, hư hỏng hàng hóa Theo dõi tình hình hàng hóa tập hợpcác đơn đặt hàng của các đại lý thông báo cho bộ phận văn phòng để hàng hóa đượcthông suốt
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất và bán buôn, bán lẻ đưa các sản phẩmcủa công ty vào thị trường thông qua sự maketting của nhân viên kinh doanh vànhân viên văn phòng có nhiệm vụ phát triển thị trường và triển khai đưa các sảnphẩm của công ty ra toàn thị trường miền Bắc Thông qua các đơn đặt hàng, các đạilý phân phối, các cửa hàng, dự án, khách hàng có ký hợp đồng kinh tế…
KT BÁN HÀNG
hàng cty sản
xuất
PHÒNG KIỂM ĐỊNH
NHẬP KHO
hàng hóa
Trang 11+) Phòng kiểm định: Thực hiện việc giám định kiểm tra sự đồng bộ của thiết
bị; kiểm tra tem, nhãn, mác thiết bị ; kiểm tra chất lượng thiết bị so sánh với tờ khai
đã nêu Sau đó lập giấy kết quả kiểm tra để trình nên ban giám đốc đồng thời nhậpkho hàng hóa Sau khi nhập hàng hóa thủ kho kiểm tra đủ số lượng nhập và báo cáonên phòng kế toán vào sổ
+) Khách hàng ( đại lý, cửa hàng, công trình, dự án …): Khi khách hàng có
nhu cầu mua hàng giao tại kho hoặc tại địa chỉ khách hàng yêu cầu thì nhất thiếtphải có đơn đặt hàng và gửi về công ty qua điện thoại, fax hoặc nhân viên kinhdoanh quản lý
+) Kế toán bán hàng: Kết hợp với khách hàng kiểm tra lại đơn đặt hàng, xác
định số lượng, chủng loại, địa điểm thời gian giao hàng, thông tin người nhận Kiểmtra và hoàn thành thủ tục xuất hàng
+) Giám đốc: Xem xét các đơn đặt hàng, ký duyệt đơn hàng Đối với những
đơn hàng không nằm trong chính sách được bán hàng phải báo cáo với lãnh đạocông ty để xin ý chỉ đạo giải quyết đơn hàng
+) Thủ kho: Sau khi nhận được đơn điều hàng của kế toán bán hàng phải
kiểm tra tính hợp lý của hàng hóa và địa chỉ giao hàng, viết biên bản giao nhận hànghóa, phiếu xuất kho, sau khi kiểm tra nếu thấy thời gian giao hàng không đảm bảothì phải báo ngay cho kế toán bán hàng để cùng nhau tìm hướng giải quyết Hướngdẫn lái xe đi giao hàng
+) Lái xe: Tiếp nhận biên bản giao nhận, kiểm tra số lượng hàng trên chứng
từ và thực tế trên xe Kiểm tra lại địa chỉ giao hàng và người nhận hàng, sau khigiao hàng để khách hàng ký ghi rõ họ tên và đóng dấu ( nếu có) trên biên bản giaonhận hàng hóa Nộp lại biên bản hàng hóa cho thủ kho ngay sau khi về kho để tiếptục vận chuyển tiếp theo
Trang 121.3.2 Quy trình hoạt động về sản xuất sản phẩm chủ yếu tại đơn vị
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất nội thất
( Nguồn: Phòng thiết kế )
Giải thích quy trình:
Bước 1: Khảo sát thực tế với bản vẽ kỹ thuật
Khảo sát chi tiết các không gian trên công trình, đảm bảo sự thống nhất kỹ thuậtgiữa hệ thống bản vẽ và thực tế, tránh các phát sinh không cần thiết có thể làm phátsinh chi phí và làm chậm tiến độ công trình cũng như trong quá trình lắp đặt thực tếtại công trình
Bước 2:Chuẩn bị nguyên liệu
Gỗ đạt độ ẩm < 10% ở kho A sẽ được bào,cắt và phân loại theo các tiêu chuẩn cụthể, lưu trữ đúng vị trí qui định ở kho B Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lênhàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được chọn lựa kỹ những điểm lỗi : mắt chết, congvênh, nứt tét, mối mọt… sẽ được lọc bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia côngchi tiết hoàn thiện Khi có KHSX, gỗ kho B được cấp vào xưởng để thực hiện cáccông đoạn: finger, ghép thanh, ghép tấm, rong, lộng, cắt theo đúng qui cách, sốlượng và chuyển giao bộ phận tạo hình
Bước 3: Tạo hình cho sản phẩm nội thất
Trang 13Các thanh gỗ sẽ được phay cạnh, phay mộng, khoan lỗ… theo đúng bản vẽ chi tiết.
Và được chà nhám tất cả các cạnh và mặt với những cấp độ nhám khác nhau theotừng yêu cầu cụ thể.Kiểm tra chất lượng và xử lý kỹ các khuyết tật (nếu có) trướckhi chuyển giao bộ phận nhuộm màu
Bước 4: Nhuộm màu và ráp thử sản phẩm nội thất
Tùy theo từng yêu cầu cụ thể, các chi tiết sẽ được nhộm màu theo các cách: stain(dùng súng phun), lau màu (dùng vải) hoặc nhúng màu Chi tiết sau khi nhuộm màu
sẽ được ráp thành cụm chi tiết hoặc sản phẩm hoàn chỉnh để kiểm tra so với bản vẽ.Kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giao bộ phận sơn hoàn thiện
Bứớc 5: Sơn hoàn thiện và đóng gói sản phẩm nội thất
Toàn bộ bề mặt các chi tiết sẽ được phủ 1 lớp lót và được chà nhám nhẹ với giấynhám mịn Kiểm tra kỹ chất lượng bề mặt và sự đồng màu trước khi phủ lên toàn bộ
bề mặt sản phẩm 2 lớp Top coat
Bước 6: Kiểm tra, giao hàng và lắp đặt sản phẩm nội thất
Sản phẩm sau khi Top coat khoảng 5 giờ sẽ được kiểm tra 100% và tiến hành đónggói Bộ phận kiểm định sẽ kiểm tra xác suất các sản phẩm đã đóng gói, lập báo cáotrước khi khách hàng xác nhận chất lượng Sản phẩm nội thất được xếp lên xe theođúng sơ đồ và được xuất đi tới công trình Đội ngũ thợ lành nghề lắp đặt sản phẩmnội thất vào vị trí, thu dọn và làm sạch sản phẩm trước khi bàn giao Ngoài ra tùytheo đơn hàng sẽ có thêm các khâu tráng cứng, sơn PU, sơn 7 lớp công nghệ ô tô theo yêu cầu của khách hàng
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Thuận lợi:
Trang 14- Với loại hình là công ty TNHH, công ty có điều kiện đẩy mạnh cải cách về nhân
sự, phương thức sản xuất trong nền kinh tế thị trường, được chủ động hơn đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh
- Luôn được sự chỉ đạo của ban Giám đốc và Phó giám đốc tạo điều kiện thuận lợitrong việc hoàn thành kế hoạch đề ra
- Thị trường ngày càng mở rộng, sản phẩm đa dạng
- Cơ sờ vật chất tốt , có đội ngũ công nhân lành nghề cao, hăng say lao động
- Mặt bằng thuận lợi giao thông đi lại dễ dàng
* Khó khăn
- Là hình thức công ty TNHH nên bị hạn chế về cách thức huy động vốn, Công typhải huy động vốn theo cách thông thường là vay ngân hàng, và bị phụ thuộc mộtphần vào nguồn vốn này Chi phí vay vốn tăng cao do lãi suất vay ngân hàng ngàymột tăng lên
- Giá vật nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng gia tăng ảnh hưởng tới chi phí sảnxuất của Công ty
- Đối thủ cạnh tranh nhiều
1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị
2 -4,373,813,225 -38.03 -9,209,410,208 -80.08
Chi phí
11,406,367,072 7,097,473,53
1 2,290,056,21
2 -4,308,893,541 -37.78 -9,116,310,860 -79.92
LNTT 94,532,928 29,613,244 1,433,580 -64,919,684 -68.67 -93,099,348 -98.48
Trang 152012 là 64,919,684 đồng, tương ứng với 68.67 %, năm 2014 chỉ đạt 1,433,580đồng, so với năm 2012 giảm mạnh là 93,099,348 đồng, tương ứng với 98.48 %.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 24,430,926 đồng, giảm so với năm 2012 là46,468,770 đồng, tương ứng với 65.54 %, năm 2014 so với năm 2012 còn giảmmạnh hơn là 69,789,000 đồng, tương ứng với 98.43 %
Có nhiều nguyên nhân dẫn đên việc giảm các chỉ tiêu kinh tế Công ty thuhẹp quy mô sản xuất nên chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giảm Số lượnglao động của năm 2013 là 14 người không thay đổi so với năm 2012, nhưng năm
2014 chỉ còn có 6 người, giảm 8 người so với năm 2012, do vậy sản lượng sản xuất
bị giảm dẫn đến doanh thu bán hàng giảm
Vốn chủ sở hữu của năm 2013 so với năm 2012 là giảm 3,725,520,123 đồng,tương ứng 73 %, năm 2014 so với năm 2012 giảm nhiều hơn là 4,003,943,524 đồng
Trang 16tương ứng với 78% Mặc dù vốn chủ sở hữu giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăngđều qua các năm Năm 2013 tăng 899,973,433 đồng so với năm 2012, tương ứng23.07 %, năm 2014 tắng 5,967,472,337 đồng, tương ứng với 152.95 % Điều nàychứng tỏ nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu nguồn vốn và tăng mạnh quacác năm, cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp lớn cũng như biết cáchchiếm dụng vốn của người khác.
Qua đây ta thấy, mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, doanhthu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng doanh nghiệp vẫn kinhdoanh sản xuất hiệu quả làm ăn có lãi, điều đó thể hiện sự cố gắng và nỗ lực củadoanh nghiệp trong những năm qua Tuy vậy, doanh nghiệp cần xem xét cácnguyên nhân, nhạy bén điều tra nắm bắt các thông tin thị trường để đưa ra các kếhoạch và chiến lược sản xuất, kinh doanh cụ thể cho năm sau
Để nhìn nhận rõ hơn về tình hình tài chính của đơn vị, ta có các chỉ tiêu kinh tế sau:
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá khái quát tài chính của đơn vị
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2013/201 2
Chênh lệch 2014/2012
Từ bảng 1.2 ta thấy, chỉ tiêu ROA phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản
và lợi nhuận sau thuế Năm 2013 là 0.509 %, cứ 100 đống tổng tài sản bỏ vào hoạt
Trang 17động kinh doanh trong kỳ tạo ra 0.509 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1.308% so vớinăm 2012 Năm 2014 chỉ đạt 0.011 %, giảm 1.806% so với năm 2012.
ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần.Năm 2013 đạt 0.343 %, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0.343 đồnglợi nhuận sau thuế, giảm 0.274 % so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2012giảm nhiều hơn là 0.568% Điều này chứng tỏ lợi nhuận tạo ra ít hơn và kiểm soátchi phí, sử dụng tài sản kém hiệu quả
ROE phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu,Năm 2013 đạt 1.748 % so với năm 2012 đã tăng 0.099% Tuy nhiên, đến năm 2014chỉ đạt 0.099%, so với năm 2012 là giảm 1.285%
Hệ số tự tài trợ năm 2013 chỉ đạt 0.291 trong cơ cấu nguồn vốn, giảm1.022 so với năm 2012, năm 2014 cũng chỉ đạt 0.113, so với năm 2012 giảm 1.2.Điều đó đồng nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu nguồn vốn.Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về mức độ tài chính và mức độ độclập của doanh nghiệp đối với các ngân hàng, tổ chức tin dụng, nhà cung cấp… làthấp, doanh nghiệp tự tài trợ về mặt tài chính thông qua vốn vay
1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị
1.5.1 Các chính sách kế toán chung
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006, những hướng dẫn sửa đổi, bổ sungChế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán do Bộ Tàichính phát hành
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần:
Phần thứ nhất - Quy định chung;
Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán 48;
Trang 18 Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính 48 ;
Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán 48;
Phần thứ năm - Chế độ sổ sách kế toán 48
Niên độ kế toán: Để tiện cho việc hạch toán kế toán Công ty tính niên độ kế
toán theo năm tài chính, ngày bắt đầu một niên độ kế toán mới là ngày 1/1dương lịch và kết thúc niên độ là ngày 31/12 của năm
Kỳ kế toán: cuả công ty cũng tính theo năm.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
Hình thức kế toán sử dụng: Nhật Ký Chung
Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp ghi sổ số dư
Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá thực tế.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá
Phương pháp khấu khao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng Cụ thể như sau:
Phương pháp này được tính theo công thức sau:
Đơn giá bình quân = Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Trang 19hàng hóa xuất kho Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ+) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: ghi nhận theo số vốn thực góp.
1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng bao gồm các chứng từ theo biểumẫu đã có quy định chung của Bộ Tài Chính Ngoài ra, để phục vụ cho công tác kếtoán tại đơn vị, Công ty còn quy định thêm một số chứng từ riêng
Các chứng từ theo quy định chung của Bộ Tài Chính gồm có:
- Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm
thêm giờ; bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng; phiếu xác nhậnsản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuêngoài, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảohiểm xã hội
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê mua hàng
- Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT; Bảng thanh toán hàng đại lý, ký
gửi; thẻ quầy hàng
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;
Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền, Bảng kiểm
kê quỹ, bảng kê chi tiền
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ;
Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ;Bảng trích và phân bổ khấu haoTSCĐ
1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay tài khoản của công ty được sử dụng theo quyết định 48/2006/QĐ –BTC của Bộ Tài Chính Cụ thể như sau:
- Loại 1: Tài sản ngắn hạn: TK111, 112, 121, 131, 133, 138, 142,152,153,154, 155,156, 157,159
Trang 20- Loại 2: Tài sản dài hạn: TK211, 214, 241
- Loại 3: Nợ phải trả: TK311, 315, 331, 333, 334, 338, 341,
- Loại 4: Vốn chủ sở hữu: TK411, 421, 431
- Loại 5: Doanh thu: TK511, 515, 521
- Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh: TK 632, 635, 642
- Loại 7: Thu nhập khác, chi phí khác: TK711,811
- Loại 8: Xác định kết quả kinh doanh: TK 911
LOẠI TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
- TK 001: Tài sản thuê ngoài
- TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
- TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược cầu quản lý
- TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý
- TK 007: Ngoại tệ các loại
Nhận xét: Nhìn chung doanh nghiệp đã vận dụng hệ thống tài khoản theo đúng
qui định của Bộ Tài Chính
1.5.4 Hệ thống sổ sách kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ cũng nhưyêu cầu quản lý, hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán máy Fastaccounting 10.2R và được sử dụng theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” Đây làmột hình thức kế toán phù hợp và thuận tiện cho công tác kế toán của Công ty, giúp
kế toán giảm bớt khối lượng công việc và phù hợp với điều kiện xử lý thông tinbằng máy vi tính, cung cấp thông tin về kế toán một cách kịp thời
Trang 21Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính
Cách ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
(a) Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác địnhtài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
(b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào): kế toán thực
hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra,đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Phần mềm kế toán
Trang 22Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay.
1.5.5 Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Doanh nghiệp được thực hiện theo quy địnhcủa Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm2006
Cuối năm, Công ty lập 3 báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DNN)
- Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DNN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09- DNN)
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu Bảngcân đối tài khoản (Mẫu số F 07- DNN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được lập ở công ty Các báo cáo này có giátrị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, và Giám đốc
Ngoài ra, Công ty còn lập báo cáo nội bộ khi Giám đốc yêu cầu như: Báocáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình sản xuất, báo cáo nộp ngân sách, báo cáobán hàng…
1.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán
Trang 23Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quảnlý ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý Công ty đã áp dụng hình thức tổchức công tác kế toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trungtại phòng kế toán tổng hợp, ở bộ phận kho không có bộ phận kế toán kho… Việc tổchức hình thức kế toán theo kiểu tập trung đã tạo điều kiện cho công ty trong việckiểm tra, chỉ đạo, giám sát ngiệp vụ, đảm bảo sự tập trung thống nhất của phụ trách
kế toán cũng như sự chỉ đạo kịp thời của giám đốc đối với toàn bộ quá trình hoạtđộng kinh doanh
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Giải thích sơ đồ:
+) Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra
các công việc do kế toán viên thực hiện, và tổng hợp số liệu lập các báo cáo tổnghợp trình các cơ quan quản lý cấp trên khi có yêu cầu Chịu trách nhiệm trước giámđốc công ty và các cơ quan có thẩm quyền về những số liệu mà kế toán cung cấp
Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành bảo vệ tài sản tiền vốn của côngty; chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động tiền lương tiền thưởng các khoảnphụ cấp đối với người lao động; theo giõi tình hình tăng giảm TSCĐ; việc thực hiện
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
THỦ KHO
KẾ TOÁN THUẾ
KẾ TOÁN CÔN
G NỢ
THỦ QUỸ
Trang 24chế độ thanh toán tiền mặt, tiền vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế; giải quyết sửlý các khoản thiếu hụt các khoản nợ không đòi được và các khoản thiếu hụt khác.
+) Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc với cơ quản thuế khi có phát sinh; kiểm
tra đối chiếu hóa đơn thuế GTGT với bảng kê đầu vào, đầu ra của từng cơ sở; Hàngtháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào của công tytheo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ; theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọngngân sách, hoàn thuế của công ty; kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế
để báo cáo nên cục thuế; lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn GTGTtheo thời gian và thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng; cập nhật kịp thời cácthông tin về luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liênquan tới hoạt động kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện; lập kế hoạchthuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp cho ngân sách
+) Kế toán bán hàng: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn
bán hàng: ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá,xuất bán, Định kỳ làm báo cáo bán hàng, báo cáo công nợ theo yêu cầu quản lýcủa doanh nghiệp, cung cấp giá vốn hàng đã tiêu thụ cho bộ phận bán hàng
+) Thủ kho: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu theo dõi tình hình bán
hàng của công ty, chịu trách nhiệm về số lượng hàng bán, hợp đồng, hóa đơn bánhàng, theo dõi toàn bộ hàng nhập - xuất - tồn, lưu lại phiếu nhập kho, xuất kho,hàng tháng lên báo cáo tồn kho, phân loại hàng ứ đọng Thực hiện kiểm kê và lậpbáo cáo kiểm kê theo quy định của nhà nước
+) Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp các khoản vay nợ của
công ty, lên kế hoạch trả nợ và thu hồi nợ của công ty Ngoài ra kế toán công nợ cònphải tính lương cho lao động trong công ty, theo dõi tình hình thanh toán cho côngnhân viên chức
+) Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định cua lãnh đạo và thu
tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời dầy đủ chính sách
Trang 25toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát điều chỉnh vốn bằng tiền, từ đó đưa raquyết định thích hợp cho hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của công ty.
Trang 26Phần thứ hai THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT NỘI THẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
HỒNG ÁNH
2.1 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại công ty TNHH thương mại và sản
xuất nội thất – thiêt bị trường học Hồng Ánh
2.1.1 Danh mục các loại vật liệu, CCDC chính tại đơn vị.
Bảng 2.1 Danh mục nguyên vật liệu
STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT STT Mã vật tư Tên vật tư ĐVT
Trang 2714 TXB Thép xả băng Kg 39 PolyNS
Bột sơn tĩnh điện Sơn xám mờ
Ván dăm 2440x1830x12 Tấm
23 GAS48 Gas dùng trong SX Kg 48 VDGF9 Ván dăm gỗ ép 9*1220*2440 Tấm
24 NT Nhôm thanh Kg 49 VDGF17 Ván dăm gỗ ép 17*1220*2440 Tấm
25 TĐEN Tôn đen Kg 50 VDE217 Gỗ ván dăm E2 17*2440*1220 Tấm
Trang 282.1.2.1 Phân loại
Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất - thiết bị trường học HồngÁnh là một doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa là đồ nội thất Với đặc điểm riêngcủa sản phẩm mà trong quá trình sản xuất Công ty sử dụng tương đối ít chủng loạinguyên vật liệu như: gỗ sồi, gỗ công nghiệp, kính cùng các vật liệu phụ khác nhưvecni, đinh, nhám, giáp, vôi Để tiến hành sản xuất sản phẩm, Công ty phải sửdụng tương đối ít chủng loại nguyên vật liệu do tính đồng chất của sản phẩm Cácsản phẩm của Công ty như bàn, ghế, tủ, vách ngăn văn phòng, phục vụ nhu cầutrang trí nội thất và các nhu cầu thiết yếu khác Tuy nhiên, để quản lý được chặtchẽ, hạch toán được chính xác tình hình nhập xuất vật liệu, tồn kho vật liệu đảm bảokịp thời vật liệu phục vụ cho sản xuất, Công ty đã tiến hành phân loại vật liệu nhưsau:
•Nguyên vật liệu chính: Các loại gỗ công nghiệp, thép các loại, nhựa Polyester …
•Vật liệu phụ: Vecni, vôi, nhám, keo, đinh, ốc
•Phế liệu thu hồi: Các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất không tái sửdụng hoặc không tận dụng để làm gỗ ép Công ty sử dụng tài khoản 152 để theo dõicả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ Do vậy khi hạch toán chi tiết chotừng loại nguyên vật liệu, kế toán ghi tên nguyên vật liệu bên cạnh tài khoản sửdụng
* Đánh giá nguyên vật liệu Nhập kho :
- Tại công ty nguyên vật liệu chủ yếu do mua trong nước và đa số mua ngoài Nguyên vật liệu mua trong nước từ những nguồn khác nhau,vào các thời điểm khácnhau nên giá mua, chi phí mua cũng khác nhau Do đó trị giá nhập kho của một thứvật liệu ở các thời điểm cũng khác nhau
Giá thực tế VL Giá mua theo Các khoản giảm Chi phí
mua ngoài = hoá đơn - giá chiết khấu + (vận chuyển
Trang 29nhập kho (chưa có GTGT) TM ( nếu có) bốc dỡ)
- Đối với NVL tiết kiệm : Chỉ theo dõi về mặt số lượng mà không đánh giá vậtliệu nhập kho ( coi giá trị vật liệu tiết kiệm nhập kho bằng 0)
* Đánh giá nguyên vật liệu Xuất kho :
Trị giá thực tế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền Giá Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ đơn vị =
bình quân Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Sau khi có đơn giá thực tế xuất kho của từng loại NVL ,kế toán tính giá phiếuxuất kho của từng đối tượng sử dụng, từ đó tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng Giá thực tế = Số lượng x Giá đơn vị
vật liệu xuất dùng vật liệu xuất dùng bình quân
2.1.3 Phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC
Việc phản ánh chi tiết tình hình biến động NVL tại công ty được tổ chức kếthợp cả ở kho và ở phòng kế toán Để đạt được hiệu quả tốt trong công tác quản lýNVL và phù hợp với những đặc điểm của công ty, công ty TNHH thương mại vàsản xuất nội thât - thiết bị trường học Hồng Ánh đã tiến hành tổ chức hạch toán chi
tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song.
Ghi chú:
: Ghi hàng tháng: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hạch toán chi tiết NVL
Sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn
Kế toán tổng hợp
Trang 30* Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn kho
NVL về mặt số lượng của từng loại NVL Hằng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếunhập, phiếu xuất NVL đã kiểm tra, phân loại để tiến hành ghi chép tình hình biếnđộng của từng loại NVL theo đúng số thực nhập, xuất Mỗi chứng từ gốc được ghimột dòng trên thẻ Cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn trên từng thẻ kho theochỉ tiêu số lượng để đối chiếu với kế toán chi tiết
* Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép
tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị Về cơ bản, sổ kế toánchi tiết vật liệu có kết cấu giống thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chép theo chỉtiêu giá trị Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu và kiểm tra đối chiếu thẻkho Ngoài ta, để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kế toánchi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm,loại vật liệu
2.1.4 Các chứng từ sử dụng để hạch toán kế toán NVL, CCDC
Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất – thiêt bị trường học HồngÁnh sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC ngày14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Các chứng từ sử dụng để hạch toán kế toán:
- Hoá đơn GTGT (Mẫu số: 01GTKT3/001)
- Phiếu nhập kho (mẫu số: 01-VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số: 02-VT)
- Bảng báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, vật liệu
- Bảng báo cáo nhập xuất tồn công cụ dụng cụ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 05 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03 – VT)
Trang 31Kế toán NVL
Ký hợp đồng mua hàng, duyệt lệnh xuất
Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Nhận NVL, xuất NVL
Ghi sổ
Bảo quản, lưu trữBộ phận kế hoạch
sản xuất, kinh
doanh
Nghiên cứu nhu cầu thu mua, sử dụng NVL
Trang 32Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán NVL,CCDC
Giải thích quy trình:
+ Phòng kế hoạch sẽ nghiên cứu về nhu cầu thu mua cũng như sử dụng NVL,
so sánh với mức độ cùng kỳ những năm trước hoặc dựa vào tiến độ sản xuất hiệnthời để đưa ra số lượng NVL cần nhập hay xuất
+ Kế hoạch thu mua cũng như sử dụng NVL được đưa lên cho kế toán trưởngký duyệt
+ Khi kế hoạch được ký duyệt, bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho hoặcphiếu xuất kho
+ Khi có phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, thủ quỹ se kiểm nhận NVL đênhập kho hoặc là xuất kho
+ Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán NVL sẽ tiến hành ghi sổ kế toán
+ Bảo quản, lưu trữ chứng từ
2.1.5 Kế toán chi tiết NVL, CCDC
Ngày 28/08/2014, công ty xuất bán hàng theo hợp đồng số39.14/HĐMB/AT-HA ngày 06/08/2014 có giá trị chưa thuế là 317,300,000đồng, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền
Ngày 29/08/2014, công ty mua 125kg bột sơn tĩnh điện xám M9656A củacông ty TNHH Polyme Việt Nam đơn giá là 66,364 đồng, thuế GTGT 10%.Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt
Trang 33Biểu 2.1: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Phạm Thị Phượng - Kế toán - Ủy viên
- Phí Ánh Vinh- Thủ kho - Ủy viên
Tiến hành kiểm nghiệm vật tư sau:
STT Tên,quy cách ,
nhãn hiệu, vật tư Mã số
Phương thức kiểm nghiệm
ĐVT SL theo
hóa đơn
Kết quả kiểm nghiệm
SL Đúng
SL Sai
1 Bột sơn tĩnh điện
Ý kiến kiểm nghiệm: Đồng ý cho nhập kho vật tư trên
- Liên 1: Lưu tại phòng kế toán vật tư
- Liên 2: Người giao vật tư giữ làm cơ sở quyết toán
Trang 34- Liên 3: Giao cho thủ kho làm cơ sở nhập vật tư và ghi số lượng vào thẻkho sau đó chuyển cho phòng kế toán vật tư.
BTC)
THẺ KHO (SỔ KHO) Ngày lập thẻ: 01/08/2014
Số lượng nhận Xác
của KT
Trang 36Biểu 2.3 : Mẫu sổ chi tiết NVL
Đơn vị: Công ty TNHH TM và SX NTTB trường học Hồng Ánh
Trang 37Biểu 2.4: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu
11,970,245 490,718,7982
Thép hộp
113,884,632 17,550,000
15,208,755 116,225,8773
Thép các loại
379,127,420 7,827,465
25,832,532 361,122,3544
Thép lá 1,724,644 1,121,019 - 2,845,6635
Thép lá 1.6ly 26,811,000 4,817,342 357,750 31,270,5926
Thép 1.8 ly
8,724,471 - - 8,724,471