Đào tạo: Đào tạo trong nền công vụ, cụ thể là đào tạo cán bộ, công chức. Đào tạo cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động trang bị kiến thức nghề nghiệp để lấy chứng chỉ trình độ hàn lâm và trang bị, rèn luyện các kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hiện công việc của cán bộ, công chức của tổ chức đó. Việc đào tạo cán bộ, công chức được thực hiện bằng kinh phí của nhà nước, kinh phí kết hợp hoặc cá nhân tự túc. Hoạt động đào tạo cán bộ, công chức có thể được tiến hành trong nước hoặc ngoài nước. trong cơ quan hành chính nhà nước không chỉ đào tạo mà còn bồi dưỡng cán bộ, công chức. Bồi dưỡng: Bồi dưỡng trong nền công vụ là hoạt động bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trước đây của họ không đủ để đáp ứng yêu cầu công việc trong tổ chức hành chính nhà nước. Bồi dưỡng là một quá trình mang tính hệ thống có tính lựa chọn cho công chức nhằm tăng khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức và cá nhân trong tổ chức đó. (Ví dụ: Sau khi Bộ Nội vụ ban hành thông tư 01 thay cho thông tư 55 thì các cơ quan hành chính nhà nước phải cử công chức tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản theo đúng quy định mới.) Bồi dưỡng nhân lực trong các tổ chức nhà nước là một nội dung quan trọng của phát triển chức nghiệp. Bồi dưỡng quan trọng không chỉ cho người lao động mới mà cả cho người lao động đã lâu năm trong tổ chức; hoàn thiện hoạt động hiện tại và tương lai của người lao động (công chức, cán bộ). Mục đích của hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước là làm tăng chất lượng công chức; qua đó, làm tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. cụ thể nhằm: