Với những thế mạnh của thông tin đồ họa mà báo chí đã ứng dụng loại hình này trong việc truyền tải thông tin trên các loại hình báo chí, đặc biệt phải kể... Luận văn "Vấn đề sử dụng đồ h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ NỘI, 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trình Thị Quỳnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa Báo Chí & Truyền Thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Quý Phương đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn thật tốt Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được
sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
DANH MỤC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
3.1 Mục đích 14
3.2 Nhiệm vụ 14
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15
4.1 Đối tượng nghiên cứu 15
4.2 Phạm vi nghiên cứu 15
5 Phương pháp nghiên cứu 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 16
6.1 Ý nghĩa lý luận 16
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 16
7 Kết cấu khóa luận 16
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO IN 17
1.1 Một số khái niệm 17
1.1.1 Khái niệm thông tin 17
1.1.2 Khái niệm tin 19
1.1.3 Khái niệm thông tin đồ họa 20
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa 24
Trang 61.2.1 Trên thế giới 24
1.2.2 Ở Việt Nam 27
1.2 Các tiêu chí phân loại thông tin đồ họa 29
1.2.1 Phân chia theo tiêu chí nội dung 29
1.2.2 Phân chia theo tiêu chí hình thức 31
1.3 Đặc điểm của thông tin đồ họa 47
1.3.1 Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan 47
1.3.2 Thông tin đồ họa mang tính đa dạng và phổ biến 48
1.3.3 Thông tin đồ họa hàm chứa nhiều thông tin 49
1.4 Vai trò của thông tin đồ họa 51
1.4.1 Thông tin đồ họa góp phần làm phong phú hình thức thông tin báo chí 51
1.4.2 Thông tin đồ họa giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề 51
1.4.3 Dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống (tiến trình, tư duy hệ thống) 52
1.4.4 Thông tin đồ họa giúp tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn 53
Tiểu kết chương 1 56
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CÓ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 57
2.1 Thông tin đồ họa trên báo in 57
2.1.1 Vài nét về 3 tờ báo được khảo sát 57
2.1.2 Khảo sát cụ thể về định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo in 58
2.2 Hạn chế của thông tin đồ họa trên báo in 68
2.2.1 Thông tin đồ họa có tính chất minh họa thay ảnh, giá trị thông tin thấp 69
2.2.2.Số lượng thông tin đồ họa ít 73
Trang 72.2.3 Kích cỡ thông tin đồ hoạ nhỏ 74
2.2.4 Nội dung đóng khung trong một vài thể loại 75
2.2.5 Chất lượng in ấn chưa tốt 76
2.3 Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam 76
2.3.1 Sử dụng kết hợp đa dạng loại hình 76
2.3.2 Giảm bớt chữ viết 79
2.3.3 Chiếm diện tích lớn trên mặt báo 82
2.4 Nhận xét về thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam 84
2.4.1 Về định lượng 84
2.4.2 Về kích thước 85
2.4.3 Tính đa dạng của thông tin đồ họa 85
2.5 Tiếp nhận của công chúng đối với thông tin đồ họa trên báo in 86
2.5.1 Tiếp nhận về mặt hình thức 86
2.5.2 Tiếp nhận về mặt nội dung 87
2.5.3 Khó khăn - thuận lợi đối với công chúng khi tiếp nhận thông tin
đồ họa 88
Tiểu kết chương 2 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 91
3.1 Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa ở một vài tờ báo quốc tế điển hình 91 3.1.1 Kết hợp đa dạng loại hình 91
3.1.2 Chiếm diện tích lớn trên mặt báo 92
3.1.3 Thay thế cho chữ viết 94
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in ở Việt Nam 94
3.2.1 Yếu tố chủ quan 94
3.2.2 Yếu tố khách quan 95
Trang 83.3 Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên
báo in 96
3.3.1 Đối với cơ quan báo chí 96
3.3.2 Đối với cá nhân phóng viên, biên tập viên, thiết kế làm thông tin đồ họa 98
3.3.3 Đối với việc thể hiện tác phẩm báo chí 100
Tiểu kết chương 3 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 111
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình ảnh trong cuốn The Commercial and Political Atlas 25
Hình 1.2 Tờ New York Time trong ngày 12/9 đưa tin về vụ tấn công ngày 11/9/20101 26
Hình 1.3 Thông tin đồ họa thời gian 30
Hình 1.4 Sơ đồ 32
Hình 1.5 Bản đồ dự báo thời tiết 33
Hình 1.6 Biểu đồ cột 35
Hình 1.7 Biểu đồ dạng miếng 36
Hình 1.8 Biểu đồ hình minh họa 37
Hình 1.9 Biểu đồ thời gian 38
Hình 1.10 Biểu đồ hình cột 40
Hình 1.11 Đồ thị đường và điểm 41
Hình 1.12 Bảng số liệu 42
Hình 1.13 Hình vẽ/minh họa (Pictograph) 43
Hình 1.14 Bản đồ định vị 44
Hình 1.15 Tranh Ký họa 46
Hình 1.16 Thông tin đồ họa trên tờ Thế giới Tiếp thị 50
Hình 1.17 Hình ảnh thông tin đồ họa về bệnh sởi trong năm 2014 54
Hình 2.1 Sơ đồ thông xe hai nhánh C2 và B1, nút giao vành đai 2 đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Đầu Giầy 69
Hình 2.2 Biểu đồ thăm dò ý kiến bạn đọc trên TTO 70
Hình 2.3.Hình ảnh biểu diễn lại bàn thua của tuyển Việt Nam 71
Hình 2.4 Biểu đồ lãi suất cho vay tiêu dùng từ năm 2005 - 2014 71
Hình 2.5 Sơ đồ 4 cây cầu mang tên Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn 72
Hình 2.6 Thông tin đồ họa trong bài “Nợ công tăng nhanh, nợ xấu chậm xử lý”, số 285 – tháng 10/2014 trên báo Tuổi Trẻ 74
Trang 10Hình 2.7 Thông tin đồ họa trong bài “Tình trạng ảm đạm thị trường dầu còn kéo dài”, số 26 + 27, tháng 1/2015 trên Thời báo Kinh Tế Việt Nam 75Hình 2.8 Thông tin đồ họa “TPP và ngành nông nghiệp" 78Hình 2.9 Thông tin đồ họa “Sự chuyển dịch của giới nhà giàu” (trích nguồn: Tiếp Thị Thế giới) 80Hình 3.1 Thông tin đồ hoạ trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere dellasera) 91Hình 3.2 Thông tin đồ hoạc trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere della sera) 92Hình 3.3 Thông tin đồ hoạc trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere della sera) 93
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng tác phẩm báo chí có sử dụng thông tin đồ họa trên các báo thuộc diện khảo sát 59Bảng 2.2: Khảo sát loại hình thông tin đồ họa trên báo Tuổi Trẻ 60Bảng 2.3: Khảo sát định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam 63Bảng 2.4: Khảo sát định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo Lao động 66Bảng 2.5.Số lượng thông tin đồ họa trung bình mà 3 báo sử dụng 73
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, công chúng báo chí hiện đại không chỉ mong muốn một tác phẩm báo chí kịp thời, chính xác về mặt nội dung mà còn phải hấp dẫn về mặt hình thức Bên cạnh đó, công chúng báo chí cũng mong muốn ở tác phẩm báo chí có thể đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông tin của họ trong khoảng thời gian ngắn nhất
Do đó, vấn đề đặt ra với báo chí nói chung và báo in nói riêng đó là thay đổi cách thức, phương phức và hình thức truyền tải thông tin để đáp ứng nhu cầu của độc giả Đặc biệt ngày nay, các cơ quan báo chí hiện đại cũng đang phát triển theo hướng tích hợp nhiều yếu tố thông tin trong một tác phẩm báo chí và sử dụng nó như một “công cụ” để thu hút độc giả và thông tin đồ họa cũng là một trong những “công cụ” đó
Trong một bài phỏng vấn, ông Eric Scherer - Giám đốc chiến lược kế
hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp) đã khẳng định: "Báo chí trực
quan đang là một trong những xu hướng không chỉ của phương tiện truyền thông truyền thống mà còn của các phương tiện truyền thông mới Một bức ảnh hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ"
Thông tin đồ họa (tên tiếng Anh được gọi là Infographics hay Information graphics) là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành những thống kê chính xác và
rõ ràng giúp cho người đọc dễ hiểu Thông tin đồ họa thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng ngàn trang web, hay thiết kế, các thống kê phức tạp… thì chỉ cần xem một thông tin đồ họa là có thể nắm đủ thông tin của chủ đề mà mình muốn xem Với những thế mạnh của thông tin đồ họa mà báo chí đã ứng dụng loại hình này trong việc truyền tải thông tin trên các loại hình báo chí, đặc biệt phải kể
Trang 13đến việc ứng dụng hình thức thông tin mới này trên báo in
Báo in là một loại hình báo chí ra đời sớm nhất so với báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử Với lịch sử phát triển lâu đời, cùng hạn chế chỉ thể hiện qua ngôn ngữ phi văn tự, chữ viết, hình ảnh buộc báo in phải thay đổi về hình thức trình bày thông tin để hấp dẫn độc giả hơn
Qua việc theo dõi các tờ báo in trong nước và một số tờ báo in ngoài nước tôi thấy như sau:
Hiện nay, nhiều tờ báo in nổi tiếng thế giới có sử dụng rất nhiều thông tin đồ họa Tuy nhiên, đối với báo in trong nước, cụ thể là Lao động, Tuổi Trẻ
và Thời báo Kinh tế Việt Nam việc sử dụng thông tin đồ họa còn khá hạn chế,
ít ỏi về số lượng đồng thời chất lượng của thông tin đồ họa cũng chưa được cao, hình thức còn sơ sài và đơn giản
Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong
hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại Hiện nay, báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử Về nội dung, báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: Chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật Đối tượng báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi
Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các
ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ Online Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975 Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần
Trang 14Thời báo Kinh tế Việt Nam là cơ quan ngôn luận Trung ương của Hội Kinh tế Việt Nam, được thành lập từ năm 1991 Thời báo kinh tế Việt Nam là một tổ chức sự nghiệp, mang tính chất kinh tế, chính trị, xã hội nhiều hơn là
tổ chức kinh doanh, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi Số báo đầu tiên
ra mắt bạn đọc vào tháng 3 năm 1992 dưới dạng báo tháng, phát hành trên cả nước với lượng phát hành là 3.000 bản/1 kỳ và đầu tháng 6/1993 báo bắt đầu phát hành hàng tuần Thời báo Kinh tế Việt Nam là tờ chuyên về lĩnh vực kinh tế, báo rất coi trọng sử dụng thông tin bằng hình ảnh trong việc cung cấp thông tin đối với bạn đọc
Thực tế cho thấy sử dụng thông tin đồ họa có thể đạt được hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, cách diễn đạt ngắn gọn, trực quan, dễ hiểu và
dễ nhớ hơn Đối với các thông tin có liên quan đến số liệu, so sánh, các chỉ số hay nghiên cứu khoa học… thì thông tin đồ họa càng thể hiện rõ tính năng của mình
Chính vì thế, nên chăng, các tờ báo in nên bổ sung và khai thác triệt để hình thức thông tin này Tuy nhiên, hiện nay thông tin đồ họa trên báo in chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của công chúng, cũng như chưa khai thác hết được những thế mạnh vốn có của loại hình ưu việt này Bởi vậy chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo nên, nên lựa chọn và thực hiện
đề tài: “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam”, (kháo sát trên 3 tờ
Lao Động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam từ 01/10/2014 đến 30/3/2014)” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học khóa K17, khoa
Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 15nghiên cứu, người viết đã tiếp cận được một số tác phẩm như sau:
Năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục cho mở đầu việc cung cấp kiến thức
về thiết kế, trình bày báo qua việc phát hành cuốn “Kỹ thuật chữ” của linh mục Nguyễn Ngọc Sơn Quyển sách này cung cấp nhiều kiến thức về chữ viết, về đơn vị đo độ lớn của chữ viết và các khái niệm trình bày dàn trang Năm 2003, nhà xuất bản (NXB) Trẻ mua bản quyền và dịch hai cuốn sách về Design & Layout của tác giả Roger C.Parker’s: Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang – Design & Layout (Volume 1), NXB Trẻ 2003; Alam Swann: Ý tưởng, bố cục và thể hiện – Design & Layout (Volume 2) Hai quyển sách này trình bày khá chi tiết về kiến thức đồ họa nói chung, các dạng thể hiện thông tin trong
đó có phần sử dụng thông tin đồ họa tương đối chi tiết
Ở Hà Nội, hai cơ quan đào tạo báo chí chính quy là Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đào tạo một số cử nhân và thạc sĩ chọn đề tài liên quan đến thông tin phi văn tự trên báo chí Trong số này phải kể đến các đề tài như:
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Việt Hà với nội dung nghiên
cứu về đề tài “Thông tin phi văn tự trên báo in” (năm 1998), dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Vũ Quang Hào
Khóa luận tốt nghiệp "Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu Tư" (2011) của tác giả Trần Bích Ngân đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ cuốn "Tổ
chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in" của PGS.TS Hà Huy Phượng, từ
Trang 16đó đi sâu nghiên cứu cụ thể trên một tờ báo và đề ra phương hướng phát triển cho dạng thức thông tin này trong tương lai
Luận văn "Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam
hiện nay" (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã đi sâu nghiên cứu một số
cơ quan báo chí, cụ thể là tác giả đã nghiên cứu Bản tin thời sự 19h của VTV1, Bản tin thời sự 19h45 của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo điện tử VnExpress trong thời gian từ 01/01/2011 - 30/4/2011, đồng thời luận văn cũng đã nêu ra các phương hướng phát triển của dạng thức đồ họa để đưa tin trên báo chí
Đề tài luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình
truyền hình” (năm 2013) của tác giả Ngô Thị Yến dưới sự hướng dẫn của
TS.Trần Bá Dung đã giải thích khái niệm về chương trình truyền hình, thông tin đồ họa và những thuật ngữ liên quan đến thiết kế Luận văn cung cấp lịch
sử hình thành và phát triển của thông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa trong lĩnh vực truyền hình nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam Luận văn chủ yếu tìm hiểu thực trạng sử dụng thông tin đồ họa của các chương trình truyền hình trong và nhóm chương trình ngoài nước thông qua khảo sát bản tin Luận văn đưa ra một số ý kiến góp phần tăng thêm hiệu quả của việc
sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình, tập trung vào phương thức lựa chọn nội dung để trình bày đồ họa và cách lựa chọn các loại hình đồ họa phù hợp cho từng thông tin, vấn đề đào tạo nhân lực trong đội ngũ thiết kế báo chí nói chung và thông tin đồ họa nói riêng
Hay đề tài luận văn “Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng
điện tử Việt Nam” (năm 2013) của tác giả Đào Thu Trang dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đã nêu ra một vài khái niệm liên quan đến đồ họa, những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng đồ họa trên báo mạng điện tử Việt Nam và từ đó đưa ra một vài gợi ý nhằm định hướng, đưa
Trang 17giải pháp nâng cao chất lượng đồ họa trong tác phẩm báo chí Các khóa luận/luận văn này đã đề cập đến thông tin dưới dạng phi văn tự, trong đó có thông tin đồ họa trên báo chí
Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, trong cuốn sách “Sự độc
đáo của thông tin đồ họa trong Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn”, NXB
Văn hóa - Thông tin (2000) của PGS.TS Hà Huy Phượng dường như là bước khởi đầu của việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày báo của cơ quan
này Năm 2006, PGS.TS Hà Huy Phượng cho ra đời quyển sách “Tổ chức nội
dung và thiết kế, trình bày báo in” Quyển sách hướng dẫn rất tỉ mỉ về cách
trình bày báo như một nghề đặc biệt, trong đó hướng dẫn việc trình bày thiết kế báo in, tạp chí, nội dung số báo, các nguyên tắc và phương pháp thể hiện, những phần mềm ứng dụng như Photoshop, Quarkxpress để trình bày
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, luận văn “Maket phụ trương
báo in ở thành phố Hồ Chí Minh, từ góc độ lý luận và thực tiễn” của tác giả
Nguyễn Chí Hùng cũng đề cập đến vấn đề thiết kế, lên maket cho trang báo
Ngoài ra có một số sách, tài liệu có nội dung liên quan như: Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN, 2001 (tái bản năm 2007, NXB Thông tấn); Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Hà Nội, 2009; Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập VII), NXB ĐHQGHN, 2010… Ngoài các nguồn tài liệu trong nước và những cuốn sách quý kể trên, tác giả còn được tiếp xúc với một vài quyển sách của các tác giả nước ngoài như cuốn: A Practical Guide to graphics reporting information graphics for Print, Web & Broadcast của tác giả Jennifer George – Palilonis xuất bản năm 2006 tại Mỹ (trong cuốn sách này, tác giả đã xem xét các vấn đề của đồ họa trong tác phẩm báo chí một cách hệ thống, đồng thời đưa ra những
lý thuyết, khái niệm cơ bản) hay cuốn Contemporary newspaper design tập 3 của tác giả Mario Gracia thuộc viện nghiên cứu Truyền thông Poynter, Mỹ
Trang 18xuất bản năm 1993
Bằng những tài liệu đã nêu ở trên đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và cho thể loại báo in nói riêng Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, thống kê nhưng chưa đầy
đủ về các tài liệu, nguồn còn ít ỏi nói về thông tin đồ họa, nhưng chúng tôi đã
cố gắng khái quát nhất về loại hình thông tin mới này trên báo in
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và báo in nói riêng, đánh giá thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm và đóng góp giải pháp giúp nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng thông tin đồ họa trên báo in và vai trò của thông tin đồ họa đối với báo chí trong tương lai (đánh giá xu hướng)
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo, các bài báo trên các tờ báo
in, các tài liệu trên internet… để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thông tin
đồ họa trên báo in ở Việt Nam hiện nay
- Sưu tầm, thống kê, định lượng, định tính các yếu tố liên quan đến các tác phẩm báo chí trên báo in có sử dụng thông tin đồ họa
- Khảo sát thực trạng ứng dụng hình thức thông tin đồ họa này vào các tác phẩm báo chí trên các tờ báo in trên thế giới và trong nước như Lao động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam Bao gồm: Quá trính thực hiện, cách thức thể hiện và hiệu quả của những sản phẩm báo chí ứng dụng thông tin đồ họa đó
Trang 19- Từ hiện trạng việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in nói chung, các
tờ báo lựa chọn khảo sát nói riêng, để đưa ra đánh giá về vai trò, hiệu quả sử dụng và xu hướng thay đổi của thông tin đồ họa trên trang báo in Việt Nam
Nội dung khảo sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: Tổng hợp, phân tích các loại hình thông tin đồ họa theo tiêu chí; vị trí, đặc điểm và vai trò thông tin đồ họa trên báo in, một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in của Việt Nam
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm báo chí trên 3 tờ báo in: Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh
tế Việt Nam từ ngày 01/10/2014 đến 30/3/2015
Với phạm vi nghiên cứu như vậy, chúng tôi mong sẽ tạo ra được sự phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét mang tính thực tiễn, bổ ích
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về nghiên cứu thông tin đồ họa Đây chính là những lý thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng vào việc phân tích
tờ báo in Tuổi Trẻ, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam và một số tờ báo in trong và nước ngoài có sử dụng thông tin đồ họa
+ Phương pháp khảo sát, thống kê được vận dụng để làm sáng tỏ thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong tác phẩm báo in trong diện khảo sát với những ưu điểm, hạn chế, những thành công và các vấn đề đặt ra
Trang 20+ Phương pháp định lượng: Nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm thông tin đồ họa chuyển thành dạng số để đối chiếu, so sánh
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Khảo sát các tác phẩm báo chí
sử dụng thông tin đồ họa trên các tờ báo in: Lao Động, Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam
+ Phương pháp anket: Phát phiếu điều tra với khoảng 100 phiếu để thu thập ý kiến của độc giả về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ sinh viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành báo chí truyền thông nói riêng, cũng như những ai có quan tâm đến thông tin đồ họa
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hy vọng với những vấn đề được đúc rút ra từ luận văn, nó sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo có hệ thống cho các tòa soạn báo, đặc biệt với những người thực hiện thông tin đồ họa trên báo in, tài liệu tham khảo cho sinh viên được đào tạo về thiết kế và trình bày báo in…
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, hình minh họa… luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo in
Chương 2: Khảo sát các tác phẩm báo chí có sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam
Trang 21CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO IN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm thông tin
Trong quá trình phát triển của lịch sử lý luận, cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về thông tin Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ dẫn ra những khái niệm được nhiều người sử dụng và mang nội hàm chính xác hơn cả
Thông tin (tiếng Anh là Information) qua phân tích khái niệm thông tin
có thể hiểu theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái; thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm sự tạo lập
cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất Nội dung của thông tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự kiện hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác Phản ánh của vật chất này đối với hệ thống vật chất khác Phản ánh của vật chất là phản ảnh thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin
là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác
Ví dụ:
- Một cái bàn có thông tin là làm bằng chất liệu gì? Màu gì? Bàn ăn hay bàn làm việc?
Trang 22- Tờ báo có thông tin: in bằng giấy gì? cơ quan chủ quản là ai? Đối tượng độc giả là ai? Tác giả là ai?
Theo Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa - Thông tin, 1996 do Nguyễn Như Ý chủ biên), thông tin là: (1) tin tức được truyền đi cho nhau biết; (2) tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh
Ví dụ như thông tin về thời tiết, thông tin về Quốc hội, thông tin về biển Đông
Từ điển Bách Khoa (NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2005), thông tin được định nghĩa là một khái niệm khái quát về các điều hiểu biết, tri thức thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau
"Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông báo Hoạt động thông tin không chỉ có trong xã hội loài người Ngay trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thông tin phức tạp, đa dạng của các loài động vật khác nhau" – [21, tr22]
Như vậy, có thể hiểu và phân tích thông tin có nghĩa là truyền đi tin tức
có thông điệp ở trong đó Thông tin có thể hiểu theo phân tích nghĩa của từ Thông - nghĩa là có thông điệp, thông báo; còn Tin - nghĩa là tin tức Khi cả 2
từ "thông" ghép với từ "tin" thành thông tin ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin Trong lĩnh vực báo chí truyền thông thì nghĩa thứ hai phù hợp hơn và mục đích sử dụng nhiều hơn cả
Từ những quan niệm khác nhau trong nhiều cuốn sách, chúng ta đi đến cách hiểu chung nhất như sau: Thông tin là tất cả những kiến thức, tri thức, hiểu biết hay những tín hiệu, dấu hiệu mang ý nghĩa và giá trị nhất định đối với đời sống xã hội, được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con người hay các tổ chức xã hội với nhau
Trang 23Thông tin còn là bản thân truyền tải những kiến thức, tri thức, hiểu biết hay những tín hiệu, dấu hiệu đó trong phạm vi xã hội, cộng đồng, tổ chức hay giữa các cá nhân với nhau Đó là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian với sự tham gia của bốn yếu tố cơ bản: (1) nguồn phát, (2) thông điệp (nội dung thông tin), (3) kênh, tuyến (phương thức, hình thức truyền tải) và (4) đối tượng tiếp nhận thông tin
1.1.2 Khái niệm tin
Trong tiếng Anh, tin được gọi là “news” Tin có thể hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất là những thông điệp (message) về các sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội, được phản ánh trong các tác phẩm báo chí nói chung Nghĩa thứ hai, chỉ một thể loại báo chí độc lập
Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò mũi nhọn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm chung thống nhất về thể loại này Trong các cuốn bách khoa toàn thư, các cuốn từ điển, sách giáo khoa về báo chí, người ta đưa ra những cách diễn đạt hoàn toàn không giống nhau về cả phương diện ngôn ngữ học, cả về phương diện giảng giải của chính các nhà báo
Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”, tác giả Đinh Văn Hường
(Đinh Văn Hường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) đã định nghĩa về Tin như
sau:“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông
tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”
Giáo trình của tác giả Hà Huy Phượng thuộc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền thì định nghĩa: “Tin là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình
hình có thật, mới xảy ra – đang xảy ra – mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn,
Trang 24bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi lại bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…
Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định.”
Mặc dù có nhiều ý kiến, định nghĩa khác nhau về tin, nhưng đều toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất là: Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu
- Ba đặc điểm của tin tức:
ô nhiễm, ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến những ai), tại sao? (do chất thải từ nhà máy Fomosa), như thế nào? (nguồn ô nhiễm lan đến đâu? Mức độ ô nhiễm như thế nào, chất gây ô nhiễm là gì? )
Tin có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định Các quan niệm về tin cũng như các thể loại báo chí khác chắc chắn sẽ còn tiếp tục bổ sung, đổi mới và hoàn chỉnh thêm để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng, sôi động của báo chí hiện nay
1.1.3 Khái niệm thông tin đồ họa
Theo từ điển Oxfort Advanced learner's xuất bản năm 1995 thì đồ họa
Trang 25(Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ được dùng chủ yếu với mục đích thương mại Cũng theo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình ảnh rõ ràng, sống động, đầy đủ các chi tiết và dễ tưởng tượng Thuật ngữ Graphics có gốc là từ Graph có nghĩa là thứ được viết hay được vẽ ra theo một cách nào đó Từ này
có nghĩa là đồ thị, biểu đồ [47, tr.518]
Liên quan đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, đại từ điển Tiếng Việt đã giải thích một số thuật ngữ như sau:
+ Trang trí: Sắp xếp, bố trí, tạo nên sự cân đối, hài hòa, đẹp mắt
+ Thiết kế, trình bày: Bố trí sắp xếp nổi bật, cho đẹp
+ Bố cục: Sự sắp xếp bố trí giữa các phần trong một chỉnh thể
+ Tạo hình: Tạo ra các hình thể bằng hình khối, đường nét, màu sắc
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối và thậm chí thiết kế đồ họa vẫn đang là một vấn đề tranh cãi Một số cơ sở đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam thì theo quan điểm đồ họa là nghệ thuật trang trí, gần với hội họa Một quan niệm khác thì lại cho rằng lĩnh vực đồ họa là một phần của công nghệ tin học dưới góc nhìn kỹ thuật
Một số nhà nghiên cứu của các nước phương Tây thì lại cho rằng, đồ họa là một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông Chính vì thế có hai thuật ngữ là thông tin đồ họa (infomation graphics hay infographics) và đồ họa tin tức (newsgraphics) Sở
dĩ có sự phân định này là bởi thông tin bao gồm thông tin nói chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng như đã nêu trong phần khái niệm thông tin
Theo trang understandinggraphics.com, thông tin đồ họa là một hình ảnh đại diện của thông tin dữ liệu hoặc kiến thức Trong thông tin đồ họa, một dấu mốc, một yếu tố biểu tượng hoặc hình ảnh thường biểu hiện cho thông tin
Trang 26định lượng Màu sắc, kích thước và hình dạng thường cung cấp các khía cạnh
về chất lượng Thông tin đồ họa sử dụng văn tự như các nhãn hoặc để giải thích ngắn gọn về dữ liệu Thông tin đồ họa bao gồm biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ biểu diễn trình tự thời gian và các hình ảnh biểu tượng hiện đại
mà chưa được đặt tên [49]
Đề cập tới vấn đề này, tác giả Hà Huy Phượng cũng đã đề cập trong
cuốn sách "Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in" thì lại dùng một từ ngữ khác là “đồ họa tin tức”: “Đồ họa sử dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền
thông là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc hình ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết, tình tiết
sự kiện hoàn chỉnh.”[20,tr.96]
Ngoài ra liên quan đến vấn đề này, tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn
“Ngôn ngữ báo chí” lại dùng từ “đồ hình” thuộc nhóm ngôn ngữ phi văn tự để nói về vấn đề Tác giả Vũ Quang Hào cho rằng “những thông tin không đăng
tải dưới dạng văn tự mà là dạng đồ hình, như: ảnh, tranh minh họa, biểu
Theo Graphic News, một công ty nổi tiếng về thiết kế và cung cấp
thông tin đồ họa cho các tờ báo, tạp chí tại Anh và trên toàn thế giới: “Thông
tin đồ họa là một hình thức đưa tin bằng cách kết hợp giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh và tranh vẽ để thông báo về các sự kiện , vấn đề một cách ngắn gọn và trực quan.”[42]
Như vậy, có thể khái niệm hóa thông tin đồ họa là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành những thống kê chính xác và rõ ràng giúp cho người đọc dễ hiểu Những thông tin đồ họa thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc
dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng ngàn con chữ, hay thiết kế, các
số liệu thống kê phức tạp… thì chỉ cần xem một thông tin đồ họa là có thể
Trang 27nắm đủ thông tin chủ đề mà mình muốn xem
Thông tin đồ họa là một hình thức thông tin: là dạng thức thể hiện các
thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan Những dữ kiện thông tin được thể hiện ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, bản đồ, biểu tượng… Nhờ vậy mà người truyền đạt thông tin có thể truyền đạt các ý tưởng, khái
niệm một cách rõ ràng, đầy đủ hơn
Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật Với thông tin dạng đồ họa, các nhà khoa học, nhà toán học, những người làm công tác thống kê có thể truyền đạt các ý tưởng, khái niệm một cách rõ ràng, hiệu quả và đầy đủ
Theo khảo sát của Kelly Barry, Phó Tổng biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả thường bị chi phối bởi sức hấp dẫn thị giác (sự bắt mắt) của các thành phần có trong một trang báo
Qua đồ thị ta có thể nhận thấy hình ảnh, đồ họa là yếu tố bắt mắt độc giả đầu tiên khi tiếp cận một trang báo vì nó mang tính trực quan, dễ thu hút thị giác độc giả Một bức ảnh đẹp, một đồ họa tốt, có thông tin sẽ tạo cho độc giả hứng thú tiếp tục đọc báo Ngược lại, độc giả có thể sẽ bỏ qua những thông tin cần thiết mà bài báo đề cập, thậm chí bỏ qua thông tin của cả trang báo cho dù trang này có những sự kiện, vấn đề quan trọng, mới lạ Sở dĩ nhiều
tờ báo, tạp chí không tạo được hứng thú đọc cho độc giả cũng do ít sử dụng ảnh, phần chữ quá dài khiến độc giả ngại đọc
Theo hình thức biểu đạt, thông tin đồ họa có hai loại là đồ họa tĩnh và
đồ họa động Đồ hoạ tĩnh là những hình vẽ được thể hiện ở dạng hình ảnh tĩnh, theo thể thức hình ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều Đồ họa động là
đồ họa trình diễn có sự chuyển động của các thành tố cấu tạo nên đồ hoạ, đặc biệt, bằng các yếu tố kỹ thuật, kỹ xảo, người thiết kế có thể xây dựng một đồ
Trang 28hoạ chuyển động sống động như hình ảnh video (đồ họa động chỉ ứng dụng được trên loại hình báo truyền hình hoặc báo điện tử) [37]
Có thể nói, thông tin đồ họa là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú hình thức thông tin báo chí, tạo thêm một “cửa” giúp độc giả tiếp nhận thông tin Ngoài khả năng diễn tả độc lập sự kiện, thông tin đồ họa còn đóng vai trò là yếu tố minh họa cho các bài viết giống như những bức ảnh, Mục đích của việc sử dụng thông tin đồ họa là thể hiện các sự kiện mà chữ viết hoặc hình ảnh chụp không thể diễn tả trọn vẹn Một bức ảnh đẹp, một thông tin đồ họa tốt, có thông tin sẽ tạo cho độc giả hứng thú tiếp tục bài báo Ngược lại, nhiều tờ báo, tạp chí không tạo được hứng thú cho độc giả một phần là do ít ảnh, sử dụng quá nhiều chữ
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Thông tin đồ họa
1.2.1 Trên thế giới
Thông tin đồ họa đã được sử dụng trong suốt lịch sử Các ví dụ đầu tiên được biết đến của thông tin đồ họa là chữ tượng hình hay hình vẽ trong hang động ở Ai Cập từ cách đây 5.000 năm trước Nicole'Oresme (1352-1382), Giám mục thành Lisieux, đã kết hợp số liệu thành các nhóm và vẽ đồ thị Leonardo da Vinci kết hợp đồ họa với văn bản trong "luận về Tranh."
Năm 1786, William Playfair, kỹ sư và là nhà kinh tế học người Scotland đã cho xuất bản The Commercial and Political Atlas, cuốn sách này bao gồm những hình ảnh đầu tiên về biểu đồ dạng đường, dạng thanh, biểu đồ lịch sử giải thích cho tình hình kinh tế nước Anh thế kỷ 18 Năm 1801, ông cũng xuất bản cuốn Statistical Breviary, trong đó lần đầu tiên biểu đồ tròn và biểu đồ tần suất được sử dụng, và đây là ví dụ đầu tiên của thông tin đồ họa hiện đại
Trang 29Hình 1.1 Hình ảnh trong cuốn The Commercial and Political Atlas
Otto Neurath sau đó nổi tiếng được biết đến đã cố gắng để tạo ra một ngôn ngữ phi văn tự, một nỗ lực phát triển thành phong trào isotype (hệ thống quốc tế của Typographic hình ảnh giáo dục)
Tổ chức Gallop là nơi đầu tiên điều tra sâu khả năng của thông tin đồ họa Nghiên cứu đã kết luận rằng các yếu tố đồ họa nhận được nhiều sự chú ý hơn và tạo được ấn tượng đáng nhớ cho người xem hơn là một bài thuyết trình chỉ sử dụng ngôn từ đơn thuần
Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ như bản đồ, biểu đồ được sử dụng từ rất sớm Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Mỹ…
đã có những hình vẽ sơ đồ để đưa tin về các chuyến tàu buôn của các thương gia cập cảng, những thông tin thể hiện dễ dàng cho công chúng có thể theo dõi hành trình của đường đi
Với sự phát minh của máy in li nô vào năm 1886, việc sắp chữ được tự động hóa cho phép các nhà xuất bản và biên tập có cơ hội để đưa nhiều hình
đồ họa và minh họa lớn hơn vào trang báo Năm 1875, lần đầu tiên, thời báo Times tại London đã sử dụng bản đồ dự báo thời tiết Tuy nhiên, phải mãi cho đến khi có sự phát triển nở rộ của máy tính Macintosh vào đầu những năm
1980 thì tường thuật thông tin đồ họa mới bắt đầu trở thành một biện pháp nổi
Trang 30bật cho việc kể chuyện có minh họa trong hầu hết các phòng tin tức
Những tờ báo đầu tiên tại Mỹ ứng dụng thông tin đồ họa bao gồm tạp chí Fortune, Chicago Tribune và tờ New York Times Đáng chú ý phải kể đến
đó là vào năm 2001 trên tờ New York Time nhận được sự chú ý của cả nước
Mỹ cho việc sử dụng bản đồ và biểu đồ trong khi đưa tin vụ tấn công ngày 11 tháng 9 vào trung tâm thương mại thế giới Các bản đồ của khu vực bị phong tỏa xung quanh và các cơ sở vật chất bị thiết hại được cung cấp tới độc giả chỉ sau một ngày sau vụ tấn công Có thể nói trong việc sử dụng thông tin đồ họa thì báo in là loại hình tiên phong đầu tiên
Hình 1.2 Tờ New York Time trong ngày 12/9 đưa tin về vụ tấn công ngày
11/9/20101
Hiện nay, báo chí thế giới đã có đầu tư vào hình thức thông tin này một cách đúng mực và tận dụng tối đa những lợi thế của đồ họa trên mỗi trang báo Các hãng thông tần và truyền thống lớn như: Reuters, BBC, CNN, AFP
và các tờ như Telegraph, The Independent thậm chí còn có đội ngũ sản xuất
Trang 31đồ họa Tiêu biểu trong đó là tờ USA Today còn thành lập hẳn một ban chuyên trách mảng thông tin đồ họa Một số quốc gia trong khu vực như Singapore và Malaysia đang được đánh giá là phát triển khá nhanh về lĩnh vực thông tin đồ họa
Bên cạnh những cơ quan thông tấn và các toà soạn, hiện nay cũng xuất hiện một số công ty chuyên thiết kế thông tin đồ họa để cung cấp cho khách hàng Điển hình, Graphic News của Anh quốc cũng là một trong những công
ty tiên phong trong lĩnh vực này Công ty được thành lập từ năm 1991 và tuy
có quy mô khá khiêm tốn nhưng hoạt động rất hiệu quả với 250 khách hàng thuê bao trên toàn thế giới
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Olympic Athens, Thông tấn xã Việt Nam đã phối hợp cùng Graphic News cung cấp nhiều tin thể thao chất lượng cao và chỉ trong vòng 2 tuần đã có hơn 1000 lượt download - một kết quả được đối tác đánh giá là "ngoài sự trông đợi", hứa hẹn một thị trường tiềm năng
1.2.2 Ở Việt Nam
Do những hạn chế về công nghệ nên báo chí Việt Nam ra đời chậm hơn
so với thế giới hàng thế kỷ Và dù vậy, thì những tờ báo đầu tiên của nước ta lại không sử dụng đồ họa trong các bài viết Phải đến khi các bảng biểu, đồ họa được sử dụng trên một số tờ báo Cách mạng trong chiến tranh thì khi đó
đồ họa, bảng biểu, biểu đồ mới dần được biết đến và sử dụng
Thời kỳ báo chí Cách mạng Việt Nam (tính từ mốc 21/6/1925, Bác Hồ cho ra đời tờ Thanh niên, tờ báo Cách mạng đầu tiên của nên báo chí Cách mạng Việt Nam), đồ họa được sử dụng để thông tin chủ yếu là các sơ đồ, bảng biểu Đến những năm 1968, thông tin đồ họa được sử dụng nhiều trên báo in Việt Nam Đặc biệt, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những tờ báo như: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân đã sử dụng với tần suất khá thường xuyên các sơ đồ, bản đồ để thông tin đến độc giả diễn biến tình hình chiến sự
Trang 32ở miền Nam
Như vậy, có thể thấy, ngay từ những năm tháng khó khăn, khi điều kiện
kỹ thuật, công nghệ còn sơ sài, thiếu thốn thì các nhà báo tiến bộ của nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã dành sự quan tâm nhất định đến việc sử dụng các yếu tố đồ họa trong thông tin báo chí
Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào có nói “báo
chí Việt Nam khai thác tương đối muộn, ít và chưa thật sự phổ biển Từ năm
1986 đến nay, nó mới thực sự được sử dụng thường xuyên và đặc biệt khai thác mạnh ở một số tờ báo như Thời báo kinh tế Việt Nam, Tuổi trẻ cười, Lao động, Thời báo tài chính, Kinh tế Sài Gòn, Người lao động, tạp chí Tin học và đời sống, PC World (Thế giới vi tính)… Nhiều tờ khác sử dụng hình thức thông tin này ít hoặc chỉ sử dụng thường xuyên một vài dạng của thông tin phi văn tự…”[9, tr.237]
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, tình hình sử dụng đồ họa trên các tờ báo của nước ta có những bước chuyển căn bản Và hiện các cơ quan báo chí của Việt Nam đã bắt đầu áp dụng hình thức thông tin đồ họa vào các sản phẩm báo chí với tần suất nhiều hơn với mục đích để nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin, cũng như thu hút sự chú ý của độc giả Tuy nhiên, hình thức thông tin đồ họa này cũng mới chỉ được sử dụng nhiều trên loại hình báo điện tử và truyền hình, còn thể loại báo in sử dụng tương đối ít và còn nhiều hạn chế
Trang 331.2 Các tiêu chí phân loại thông tin đồ họa
1.2.1 Phân chia theo tiêu chí nội dung
Dựa trên tiêu chí về nội dung, có thể chia thông tin đồ họa thành các loại sau:
Giải thích khái niệm: Thông tin đồ họa sẽ đưa nội dung khái niệm vào
một mạch xuyên suốt, điều này giúp tránh được việc hiểu sai hay “lệch hướng” của độc giả như khi họ phải đọc những trang văn bản quá dài
Mô tả quy trình: Truyền tải cách thức thực hiện, các vấn đề, sự vật, sự
việc thông qua các giai đoạn, các cột mốc để giúp người đọc nắm thông tin một cách hệ thống, đơn giản, rõ ràng
Nguyên nhân hệ quả: Dùng để giải thích các mối quan hệ nhân quả
giữa nhiều hiện tượng vật lý cũng như các vấn đề xã hội, khoa học, cuộc sống Ví dụ như: thông tin đồ họa về nguyên nhân sự suy thoái của kinh tế
Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Thế Giới
Quá trình theo thời gian: Là dạng thông tin đồ họa dùng để giải thích
một sự kiện, một diễn biến xảy ra trong một quãng thời gian tịnh tiến nhất định Từ cách trình bày thông tin theo quy trình thời gian sẽ cho phép độc giả phân tích, so sánh các mối quan hệ hoặc các vấn đề trong những khoảng thời gian khác nhau
Ví dụ: Thông tin đồ họa "Uber struggles to get back on the right road" (tạm dịch: Uber vật lộn để tìm lại hướng đi đúng) trên tờ Financial Times số
ra ngày 22/11/2014, được trình bày bắt mắt với từng cột mốc thời gian rõ ràng Cột mốc mở rộng của Uber, khi ra mắt vào tháng 6/2010 chỉ có tại thành phố San Francisco nhưng đến tháng 11/2014 Uber đã có mặt tại 229 thành phố Được trình bày bằng biểu đồ cột với cột mốc từng thời gian rõ ràng, giúp độc giả chưa cần đọc phần chữ những đã năm được sơ lược thời điểm Uber ra
Trang 34đời tại đâu? Khi nào? Tốc độc phát triển? Hiện tại như thế nào? qua từng cột mốc thời gian
Ngoài ra, qua thông tin đồ họa này ta cũng có thể thấy thời gian ra mắt chính tại mỗi thành phố diễn ra từng năm như thế nào Ví dụ như tháng 6/2010 có mặt tại San Francisco, tháng 7/2012 có mặt tại London đến tháng 7/2014 thì đã có mặt tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc Đồng thời thấy được vốn quay vòng của Uber từ lúc ra đời cho đến thời điểm hiện tại số tiền khởi điểm từ 200 USD vào năm 2009 đã tăng lên 1,2 tỷ USD vào năm 2014
Thông tin đồ họa này cho ta thấy một cách nhìn tổng quan nhất về việc Uber phát triển như thế nào qua từng cột mốc thời gian cụ thể
Hình 1.3 Thông tin đồ họa thời gian
Mô tả thống kê: Là dạng thông tin đồ họa truyền tải và thống kê con số
một cách rõ ràng giúp người đọc theo dõi một cách nhanh chóng, dễ dàng
Trang 35Dạng thông tin đồ họa này sử dụng các công cụ thống kê đơn giản để xử lý, tóm tắt những dữ liệu phức tạp Ngoài ra, thông tin đồ họa định lượng cũng được xem như một dòng chảy mô tả cơ cấu tổ chức để giải thích các hệ thống phân cấp và trách nhiệm của từng vị trí khác nhau
Cung cấp thông tin: Truyền tải các tin tức, dữ liệu, kiến thức về một
vấn đề, sự việc, sự vật, hiện tượng đang được độc giả quan tâm Dạng thông tin đồ họa này sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quát và đầy đủ về các vấn đề,
sự việc, sự vật, hiện tượng đó
So sánh các đối tượng: Đưa ra các thông tin, số liệu, kiến thức về hai
hay nhiều đối tượng, sự vật, sự việc để giúp cho người đọc dễ dàng nhìn thấy
sự giống và khác nhau giữa các đối tượng này
Kể chuyện – giải trí: Dạng thông tin đồ hoạ truyền tải câu chuyện, hội
thoại thông qua hình ảnh và lời thoại, mô tả bằng ngôn ngữ đi kèm Dạng thông tin đồ họa này khá giống truyện Comic
Mô tả: Cung cấp nhiều thông tin, dữ liệu của một sự vật, sự việc, hiện
tượng giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho đối tượng miêu
tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe
1.2.2 Phân chia theo tiêu chí hình thức
Thông tin đồ họa trên báo chí là dạng thức thông tin trực quan Bởi vậy, việc thể hiện dạng thức này cần mang đến cho đọc giả chuỗi thông tin có thể
dễ dàng giải mã nhất Sau khi khảo sát, tôi nhận thấy hệ thống thông tin đồ họa trên báo in gồm các hình thức sau:
Sử dụng sơ đồ, bản đồ
Sơ đồ: “Sơ đồ là hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả đặc trưng nào
đó của sự vật hay một quá trình nào đó Thông tin bằng sơ đồ là sự đơn giản
Trang 36hoá một quá trình, một mô hình vì vậy độ chính xác chỉ là tương đối Tuy nhiên, trên báo chí hình thức này hiệu quả hơn hẳn hình thức thông tin bằng văn tự trong việc giúp công chúng hình dung ra vấn đề, sự việc.” [9, tr.253]
Ví dụ trong bài: “Xây "ngọn hải đăng" trên sông Hàn?", trên báo Tuổi trẻ số 356 – tháng 12/2014
Hình 1.4 Sơ đồ
Nhìn vào sơ đồ vị trí dự kiến xây “ngọn hải đăng” trên sông Hàn, thông tin đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh, giúp độc giả dễ hình dung về đối tượng được phản ánh hơn dù chỉ mang tính chất minh họa nhưng lại rất cần thiết trong việc cụ thể hóa thông tin
Bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hoá của một phần mặt
đất lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định Bản đồ được
sử dụng nhằm giúp mọi người định vị, xác định phương hướng Trên báo chí, bản đồ được sử dụng khá phổ biến Nó thường được dùng trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết Hình thức này dù chỉ được thể hiện bằng những nét phác thảo nhưng cũng đủ để độc giả khi xem vẫn có thể hiểu được thông tin cần
Bản đồ có nhiều điểm giống sơ đồ, nhất là mục đích thông tin Nhưng
Trang 37việc sử dụng hai loại hình bản đồ và sơ đồ trên báo in Việt Nam cũng khá thấp, chỉ một số dạng bài và một số tờ báo có xuất hiện dạng thông tin này Một phần do kỹ thuật in ấn còn hạn chế và việc sử dụng màu sắc chưa tốt khiến bản đồ không thực sự đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và làm tròn mục đích thông tin
Ví dụ trên chuyên mục dự báo thời tiết trên báo Tuổi trẻ có cố định hình thức thông tin đồ họa này như sau:
Hình 1.5 Bản đồ dự báo thời tiết
Bản đồ dự báo thời tiết trên Tuổi Trẻ cho thấy nhiệt độ, kiểu thời tiết (nắng, mưa ) ở 2 quần đào Hoàng Sa, Trường Sa và các tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Tp.HCM Bên cạnh đó, trong bản đồ này còn dự báo thời tiết cho các thành phố lớn của thế giới như Bắc Kinh, Hong Kong, Singapore
Sử dụng biểu đồ (chart)
"Biểu đồ là hình vẽ biểu diễn một khái niệm, quy luật hay quan hệ nào
Trang 38đó, nó mô tả một cách trực quan sự phụ thuộc giữa các đại lượng" [9, tr.245]
Với những nội dung có nhiều số liệu phức tạp, biểu đồ luôn là hình thức thông tin phát huy tối đa Nhìn vào một biểu đồ người xem sẽ nắm dược
sự biến thiên của các đại lượng hoặc mối tương quan giứa chúng một cách nhanh chóng Chính bởi ưu điểm này, biểu đồ thường được ứng dụng trong các lĩnh vực thông tin về kinh tế
Có nhiều dạng biểu đồ: histogram (biểu đồ tần suất), bar chart (biểu đồ dạng cột), pie chart (biểu đồ hình quạt - biểu đồ miếng), timeline chart (biểu
đồ thời gian), Ngoài ra còn các dạng kết hợp với tranh minh họa hoặc biểu tượng dạng biểu đồ) tạo thành biểu đồ hình vẽ Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến 4 dạng biểu đồ chính thường hay sử dụng nhất: Biểu đồ dạng cột, biểu đồ dạng miếng, biểu đồ hình vẽ và biểu đồ thời gian
- Biểu đồ dạng cột - Bar chart: "Gồm hai kiểu: biểu đồ cột đứng và
biểu đồ cột nằm (hay còn gọi là cột ngang), trong đó biểu đồ cột đứng được dùng phồ biến hơn" [9, tr.247]
Ví dụ: Thông tin đồ họa dưới dạng dạng biểu đồ cột trong bài báo “Lo lắng khi “36” chính thức có hiệu lực”, số 28 – tháng 02/2015 trên Thời báo Kinh tế Việt Nam
Trang 39Hình 1.6 Biểu đồ cột
Biểu đồ chênh lệch giữ hai sàn giao dịch Tp.HCM và sàn Hà Nội diễn
ra từ ngày 26/1 đến 30/1/2015 trong giai đoạn chờ đợi thời điểm chính thức
áp dụng Thông tư 36
Biểu đồ cột với hai màu sắc nổi bật, tương phản, chú thích và số liệu rõ ràng, chi tiết tạo điều kiện cho độc giải có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách trực quan, sinh động Qua biểu đồ trên, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy
sự chênh lệch lớn giữ hai sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội Qua đó, nắm bắt được nội dung chính của bài viết một cách nhanh chóng mà không phải đọc một văn bản chứa nhiều số liệu
- Biểu đồ dạng miếng (biểu đồ hình tròn) - Pie chart: "Dạng biểu đồ này giúp nhận diện, so sánh tỷ lệ các đại lượng qua độ to - nhỏ của các mũi
Nó có thể nằm thẳng, nằm nghiêng, có thể đặc hoặc có lỗ ở giữa Các mũi có thể phân biệt nhau bằng màu sắc, có thể tách rời khỏi tâm vòng tròn, lùi xa khỏi vong tròn và có khi chỉ còn là một múi độc lập của đại lượng" [9, tr.247]
Biểu đồ dạng miếng thường chỉ rõ tương quan giữ các thành phần cấu thành nên một dữ liệu tổng Chính vì vậy, ta thường bắt gặp biểu đồ này với
Trang 40đồ trên mà độc giả có thể tiếp nhận thông tin một cách trực quan, sinh động hơn
- Biểu đồ hình vẽ/minh họa (Pictograph): "Đây thực chất là một tranh
minh họa nhưng lại vẽ theo dạng biểu đồ hoặc vừa kết hợp biểu đồ cột đứng với tranh minh họa hay với tranh." [9, tr.246]