Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản. Đó là một khuynh hướng xã hội triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Trên thế giới hiện nay đa số vẫn thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng và trong nước đã không ít người đang đấu tranh để nước ta trở thành đa nguyên đa đảng vì vậy em chọn tên đề tài là: “Tìm hiểu về chế độ đa đảng ớ các nước tư bản” nhằm có cái nhìn tổng quan về chế độ đa đảng ở một số quốc gia. Qua đó, đánh giá so sánh sự lựa chọn một đảng ở nước ta”.
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
Đa nguyên chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ 18, khi giai cấp tư sản còn làgiai cấp tiến bộ trong đấu tranh bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xãhội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản Đó là một khuynhhướng xã hội - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm đảngphái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở
đó có nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cáchđộc lập hay liên minh với nhau Trên thế giới hiện nay đa số vẫn thực hiện chế độ
đa nguyên đa đảng và trong nước đã không ít người đang đấu tranh để nước ta trở
thành đa nguyên đa đảng vì vậy em chọn tên đề tài là: “Tìm hiểu về chế độ đa đảng ớ các nước tư bản” nhằm có cái nhìn tổng quan về chế độ đa đảng ở một
số quốc gia Qua đó, đánh giá so sánh sự lựa chọn một đảng ở nước ta”
Trang 2B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, HÌNH THỨC VỀ
CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 THỂ CHẾ:
- Thể chế là một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực
hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ởmột giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
-Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợpthành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị,
là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiếntrúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằmbảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền
1.1.2 ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ:
Đảng phái chính trị là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêuđược một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cáchtham gia các hoạt động bầu cử Các đảng thường chọn cho mình một hệ tư tưởnghay một đường lối nhất định làm kim chỉ nam hành động nhằm đại diện cho mộtliên minh giữa các lợi ích riêng rẽ Các đảng thường có mục tiêu thực hiện mộtnhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi củatầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai dạng thể chế đảng chính trị bao gồmđơn đảng và đa đảng, trong đó, loại hình đa đảng bao gồm lưỡng đảng, đa đảng vàliên minh đảng cầm quyền
1.1.3 VỀ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị nhà nước trong đó lý do tồn tại củacác đảng là sự cạnh tranh về quyền lực Mỗi đảng thường là đại diện cho các lựclượng chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau… theo đuổi những lý tưởng,mục tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt, từ chính sách đối nội,
Trang 3đối ngoại, đến quan điểm, hệ tư tưởng – chế độ xã hội và ngày nay còn là thái độ,ứng xử đối với môi trường
1.2 NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
Sự xuất hiện học thuyết "tam quyền phân lập" gắn liền với cuộc đấutranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến chuyên chế Để hạn chếquyền lực của nhà vua, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đưa ra luận điểm về
sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành các nhánh quyền lực độc lập.Những nhà tư tưởng này đã nhận thấy ở các nhà nước quân chủ chuyên chế quyềnlực nhà nước tập trung trong tay một nhà quân chủ (một người), dẫn đến việc độcđoán, lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước
Thuyết “Tam quyền phân lập" ra đời là một bước tiến bộ so với chế
độ quân chủ phong kiến Nó đã trở thành ngọn cờ tư tưởng tập hợp quần chúngchống chế độ phong kiến trong quá trình cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII.Khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, học thuyết "Tam quyền phân lập" trởthành nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của nhà nước tư sản nhằm hạn chế
sự độc quyền, lạm quyền, tuỳ tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước Nguyêntắc này đã tạo ra cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong nhà nước tư sản
Học thuyết "Tam quyền phân lập" gắn liền và phù hợp với chế độchính trị đa đảng của nhà nước tư sản Có nhà nước tư sản áp dụng học thuyết nàymột cách mềm dẻo (ở các nhà nước theo chính thể đại nghị, giữa hành pháp và lậppháp có sự phối hợp với nhau và hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp); cónhững nhà nước áp dụng học thuyết này một cách cứng rắn (ở các nhà nước theochính thể cộng hoà tổng thống có sự độc lập của các cơ quan quyền lực, hành phápkhông chịu trách nhiệm trước lập pháp) Như vậy, có thể thấy rằng, không có mộtkhuôn mẫu cố định của học thuyết "Tam quyền phân lập" để áp dụng chung chomọi nhà nước tư sản với các hình thức nhà nước khác nhau và càng không thể cómột khuôn mẫu chung về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước áp dụng chungcho mọi nhà nước với những chế độ chính trị khác nhau Ngay đối với một đất
Trang 4nước, thì cách thức tổ chức và phân công quyền lực nhà nước cũng không phải làbất biến, mà phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cho phù hợp với từng giaiđoạn lịch sử của nước đó
Xã hội tư bản lấy tự do cạnh tranh làm nền tảng cho sự tồn tại và pháttriển chế độ đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập Các giai cấp có lợi ích khácnhau đều có quyền thành lập đảng chính trị của mình và được phép hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật của nhà nước tư sản Trong xã hội ấy, các tập đoàn tư bảnlũng đoạn khác nhau cũng thành lập ra các đảng chính trị để bảo vệ cho lợi ích củatập đoàn đó Họ ra sức công kích lẫn nhau Mỗi đảng đều đưa ra cương lĩnh tranh
cử nhằm lôi kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trong các cuộcbầu cử quốc hội, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp (tổng thống, thủtướng) để đứng ra thành lập chính phủ
Cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập được coi như là cơ chế dânchủ nhất, thích hợp nhất trong một xã hội mà quyền lực nhà nước được coi là trungtâm giành giật trên chính trường của các thế lực tư sản Chừng nào trong xã hội còn
sự cạnh tranh đối nghịch về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn tư bản thì chừng
ấy cơ chế đa đảng còn có thể phát huy tác dụng Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng,mâu thuẫn giữa các đảng chính trị của các tập đoàn tư bản khác nhau thường khôngphải là mâu thuẫn một mất, một còn Nói chung, về bản chất nó đều bảo vệ quyềnlợi cơ bản của giai cấp tư sản đã được xác định trong Hiến pháp mà bất kỳ đảngnào cũng đều phải tuân theo Các đảng ấy chỉ khác nhau về lợi ích cục bộ, còn về
cơ bản nó vẫn thống nhất với nhau và khi cần phải bảo vệ lợi ích chung thì nó vẫn
cố kết với nhau như bàn thạch Do đó, dù có mâu thuẫn, nhưng cuối cùng, saunhững ván bài chính trị, họ vẫn có thể nhân nhượng nhau, hợp tác với nhau, chia sẻquyền lực cho nhau; thành ra cơ chế đa đảng, xét đến cùng thì bản chất vẫn là một,vẫn chỉ là đảng của giai cấp tư sản thay nhau nắm giữ quyền lực nhà nước
- Chế độ đa đảng tồn tại ở nhiều nước trên thế giới còn do những yếu tố lịch
sử, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, hoặc phá bỏ chế độ phong kiến, trongsuốt quá trình phát triển kinh tế, văn hóa của từng quốc gia Từ khi giai cấp tư sản
Trang 5nắm giữ được ngọn cờ dân tộc, biến dân tộc đó thành dân tộc - tư sản thì toàn bộdân cư của quốc gia đều vận động trong quỹ đạo của giai cấp tư sản
1.3 CÁC HÌNH THỨC ĐA ĐẢNG:
Căn cứ vào số lượng các đảng phái chính trị trong xã hội cũng như cách thứchoạt động của các đảng này, người ta phân chia thành 3 dạng: lưỡng đảng, đa đảng
và liên minh đảng cầm quyền
- Lưỡng đảng: đời sống chính trị của quốc gia do hai chính đảng chi phối,hoặc chỉ tồn tại hai đảng, hoặc nếu nhiều hơn thì các đảng khác đều không đủ thếlực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả về ủng hộ một trong hai đảng
- Đa đảng: Số lượng chính đảng chi phối đời sống chính trị của một quốc gianhiều hơn hai đảng
- Liên minh đảng cầm quyền: Trong các quốc gia có thể chế chính trị đađảng, một đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi bầu cử), nhưng chưa đạtđến mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liênminh cầm quyền Khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều hòa về các vịtrí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách và quyền lực Đảng nào chiếm sốlượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghếtrong chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền nhà nước
Trang 6CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG CÁC NƯỚC TƯ SẢN TRÊN THẾ GIỚI
2.1 MỸ:
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới Ở nước Mỹ có nhiềuchính đảng, mỗi đảng đều đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân cư khácnhau Nhưng từ ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) tới nay, khôngđảng nào có đủ sức mạnh cạnh tranh với hai đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dânchủ) đại diện cho hai tập đoàn tư bản kếch xù Thành thử lịch sử Nhà nước Mỹ, kể
từ khi họ giành được độc lập tới nay, là lịch sử đấu tranh, giành giật giữa hai chínhđảng mà kết cục là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền Cácchính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ trước sân khấu chính trị rồi ngả
về ủng hộ một trong hai đảng
2.1.1 Sự hình thành hệ thống hai đảng (lưỡng đảng):
- Hình thành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XVIII, dưới chính quyền Tổngthống Oasinhtơn Do không được Tổng thống ủng hộ, Jephesơn tập hợp thànhnhóm Cộng hòa đổi tên thành Cộng Hòa – Dân chủ, tiền thân của Đảng Dân chủ
- Đến năm 1824, đảng phân liệt thành nhiều phe phái và phân chia thành hainhóm chống đối nhau: Đảng Dân chủ (đại diện cho chế độ nô lệ ở miền Nam) vàĐảng Uých (đại diện cho các chủ ngân hàng, tư sản và chủ đồn điền miền Nam)
- Trong những năm 1850, Đảng Uých sụp đỗ và đến 1854, những người thuộcĐảng Uých và những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ đãthành lập Đảng Cộng hòa (đại diện cho quyền lợi của miền Bắc và miền Tây) ĐảngDân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau nắm chính quyền cho đến ngày nay
- Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại một số đảng khác như: Đảng Dân túy, Cấp tiến,Độc lập, Cải cách, Đảng Cộng sản Mỹ (được thành lập 1920)
2.1.2 Đặc điểm:
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốtchiều dài lịch sử Hoa Kỳ Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu
Trang 7cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên củatừng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó Từ lần tổng tuyển cửnăm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm
1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và ĐảngCộng hòa thành lập năm 1854
- Có nhiều chính đảng, mỗi đảng đại diện cho lợi ích của những bộ phận dân
cư khác nhau à các chính đảng khác đều không đủ thế lực, đều lu mờ và ngả về ủng
hộ một trong hai đảng
- Hệ thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Mỹ không gắn bó và kỷluật Nội bộ các đảng không đồng nhất, thiếu sự gắn kết do nền tảng xã hội mỗiđảng khác nhau nhưng đều cùng bảo vệ quyền lợi cơ bản của giai cấp tư sản à tổchức và hoạt động của hai đảng như hai tổ chức bầu cử
- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa như hai tổ chức tranh cử thường trực.Khi bầu cử kết thúc thì hoạt động của các đảng cũng dừng
- Tổ chức lỏng lẻo, quyền lực phân tán, không có nội quy, kỷ luật, chế địnhđảng viên Không có tôn chỉ lâu dài, không có cương lĩnh cố định
- Các tổ chức trong đảng hoạt động độc lập, quan hệ trên dưới rời rạc
- Tuy nhiên, hai đảng thống nhất ở mục tiêu chung là bảo vệ chế độ sở hữu
tư nhân, hiến pháp liên bang, thể chế chính trị đương thời,…
2.2 Liên hiệp vương quốc anh và bắc ailen:
2.2.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:
Các đảng chính trị ở Vương quốc Anh ra đời vào giữa thế kỷ thứ 19 Từ đóđến những năm 1920, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do thống trị đời sống chính trị ởVương quốc Anh Tuy nhiên, năm 1923, Công Đảng – một liên minh giữa cácnghiệp đoàn và nhiều tổ chức theo đường lối xã hội chủ nghĩa – giành thắng lợitrong cuộc tổng tuyển cử và lên nắm quyền trong một thời gian ngắn
Trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, trong khoảng thời gian từ năm
1939 đến năm 1945, Chính phủ Vương quốc Anh là một liên minh hiệu quả của bachính đảng
Trang 8Từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai năm 1945, đảng Bảothủ và Công đảng luôn thống lĩnh chính trị nước Anh, thay nhau lên nắm quyền từ
đó đến nay
Đảng Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội mới được thành lập năm
1988 để lập ra đảng Dân chủ Tự do và trở thành đảng lớn thứ ba ở Vương quốcAnh Ba đảng này đại diện cho phái đoàn của Vương quốc Anh trong Nghị việnchâu Âu và các cơ quan phân cấp ở Xcốt-len và xứ Uên
Bắc Ai-len khác với các nước khác trong Vương quốc Anh ở chỗ sự gắn kếtđảng phái chủ yếu dựa trên gốc gác tôn giáo và dân tộc của cá nhân Đảng Dân chủ
Tự do và Công đảng không tranh giành bầu cử ở đây Đảng Bảo thủ có tham giatranh giành ghế, nhưng nhận được rất ít sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử gần đây
Ở Vương quốc Anh có ba chính đảng chính, gồm Công Đảng, Đảng Bảo thủ vàĐảng Dân chủ Tự do
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vươngquốc Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcốt-len, xứUên và Bắc Ai-len
Có một số đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcốt-len – Đảng Dân tộcXcốt-len – và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru
Bắc Ai-len có một số đảng bị chia tách chủ yếu dựa trên đường lối dân tộc vàtôn giáo Các đảng như vậy bao gồm Đảng của những người liên hiệp Ulster(Ulster Unionists), Đảng của những người liên hiệp Dân chủ (DemocraticUnionists), Đảng Dân chủ và Lao động (Social Democratic and Labour Party) vàĐảng Sinn Féin
Đảng Xanh (Green Party) và Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIndependence Party) cũng nhận được khá nhiều sự ủng hộ
2.2.2 Đặc điểm:
- Không giống các quốc gia châu Âu khác, Liên hiệp Vương quốc Anh sửdụng hệ thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post system) đểtuyển chọn thành viên Quốc hội Do đó, các cuộc tuyển cử và các chính đảng tại
Trang 9Anh bị chi phối bởi Luật Duverger, dẫn đến việc qui tụ các ý thức hệ chính trịtương đồng về một vài chính đảng lớn và hạn chế khả năng của các đảng nhỏ giànhđược quyền đại diện tại Quốc hội
- Trong lịch sử, chính trường Anh quốc bị chi phối bởi hệ thống lưỡng đảng,mặc dù hiện nay có ba chính đảng đang kiểm soát hệ thống chính trị tại đây Lúcđầu, Bảo thủ và Tự do là hai chính đảng thống trị chính trường, nhưng Đảng Tự dosụp đổ vào đầu thế kỷ 20 và được thế chỗ bởi Đảng Lao động Trong thập niên
1980, các đảng viên Tự do sáp nhập với Đảng Dân chủ Xã hội để thành lập thànhlập Đảng Dân chủ Tự do, có đủ thực lực để được xem là một chính đảng lớn Còn
có các chính đảng nhỏ hơn tham gia vào các cuộc tuyển cử Trong số này có vàiđảng giành được ghế tại Quốc hội
- Sự tồn tại của hai đảng đối lập trong hoạt động nhà nước đã góp phần hạnchế đáng kể sự lạm quyền Một trong những biểu hiện rõ rệt của nó là chế độ nộicác bóng “shadow cabinet” ở Anh Theo đó, đảng đối lập thành lập ra một chínhphủ riêng của mình với chức năng chủ yếu là phản biện lại chính sách của chínhphủ đương nhiệm và trong trường hợp đảng cầm quyền buộc phải ra đi, chính phủ
“trong bóng tối” này sẽ tiếp quản nhiệm vụ mới một cách tương đối dễ dàng vàsuôn xẻ
- Các đảng được tổ chức chặt chẽ, luôn thống nhất nhưng không có cươnglĩnh lâu dài và điều lệ
- Các đảng phái tìm cách tác động đến sự hình thành bộ máy nhà nướcbằng cách cử ra ứng cử viên tham gia tranh cử vào các cơ quan lập pháp, hànhpháp
- Tác động đến hoạt động của bộ máy nhà nước: điều này được thể hiện ở sựkiểm soát và tác động của đảng đến các thành viên của nó khi họ tham gia chínhquyền, đặc biệt là họ khi nắm giữ những chức vụ lãnh đạo cấp cao (như tổng thống,thủ tướng) Thông qua các đảng viên cốt cán đó, đảng khéo léo đưa những chủtrương, đường lối của mình vào chính sách, pháp luật của nhà nước theo hướng cólợi cho đảng mình
Trang 10- Hệ thống chính phủ Anh được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới - một disản từ thời quá khứ thực dân — chủ yếu tại các quốc gia trong Khối Thịnh vượngchung Anh Thành viên Nghị viện (Member of Parliement) chiếm đa số trong Hạviện thường là phái có quyền chỉ định thủ tướng - thường là lãnh đạo của đảng lớnnhất hay, nếu không có đảng nào chiếm đa số, là liên minh lớn nhất
2.3 Pháp:
2.3.1 Sự hình thành hệ thống đa đảng:
Nước Pháp hiện nay có trên dưới 20 đảng, tập hợp thành hai phe: tả và hữu.Trong phe tả lại chia thành tả, trung tả, cực tả Trong phe hữu có hữu, trung hữu vàcực hữu
2.3.2 Đảng xã hội Pháp:
Năm 1901, ở Pháp tồn tại hai Đảng Xã hội, một Đảng theo xu hướng Macxít,một Đảng chống Macxít Năm 1905, hai Đảng này sáp nhập thành Phân bộ Phápcủa Quốc tế Công nhân Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nội bộ đảng lại chia rẽ,
đa số đảng viên ủng hộ Chính phủ tham gia chiến tranh
Từ Đại hội Tua thàng 12 – 1920, ¾ số đại biểu tán thành tham gia quốc
tế cộng sản và tách ra thành lập Đảng Cộng sản Đảng xã hội suy yếu Nhưng từnăm 1924, PS liên kết với những người cấp tiến, khôi phục lực lượng và dần dầntrở thành Đảng lớn trong quốc hội, nhiều thời kỳ giành quyền thành lập Chính phủ
Cử tri cửa PS tương đối đồng đều trong các tầng lớp dân cư, nhưng nhiềunhất là công nhân, những người làm công ăn lương, thu nhập thấp
Tổ chức đảng gồm 3 cấp: trung ương, tỉnh và đảng bộ cơ sở, không có cấpchi bộ Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội đảng, họp mỗi năm một lần, bầu banchấp hành (Hội đồng toàn quốc) gồm 27 người, đứng đầu là Bí thư thứ nhất Tuynhiên trong nội bộ Đảng vẫn còn tồn tại các phe nhóm, mâu thuẫn với nhau
2.3.3 Đảng liên minh vì nền cộng hòa (OPR)
Tiền thân của đảng này là tập hợp dân tộc Pháp, do Đờ Gôn thành lập năm
1947 Đảng trải qua nhiều lần đổi tên: Liên minh vì nền cộng hoà mới (1958), Liên
Trang 11minh dân chủ vì nền cộng hoà (1968) Đảng có tên như hiện nay từ namư 1976,dưới sự lãnh đạo của ông Chirac
Từ năm 1958 – 1978, Đảng này đã trở thành đảng cánh hữu lớn nhấtnước Pháp, có số lượng cử tri và nghị sĩ cao nhất Cử tri của Đảng là những ngườilàm nghề tự do: thợ thủ công, thương gia, công chức cao cấp, tín đồ Thiên chúagiáo
Đảng được tổ chức thành 3 cấp: trung ương, tỉnh và các đơn vị bầu cử Cơquan cao nhất là đại hội đảng Đại hội bầu ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị.Hen nay Đảng có 12 đảng viên là Nghị sĩ Châu Âu Bộ máy tổ chức của Đảng gọnnhẹ, chỉ có khoảng 70 người chuyên trách ở trung ương Cấp tỉnh có Bí thư, tỉnh
uỷ, các đơn vị bầu cử có Bí thư, đảng uỷ Hoạt động của Đảng thông qua các đảngviên nắm giữ các chức vụ trong chính phủ và Quốc hội
2.3.4 Đảng cộng sản (PCF)
Đảng thành lập năm 1920, do tách ra từ Đảng Xã hội Đảng đóng vai trò đặcbiệt quan trọng trong thời kỳ Mặt trận Bình dân năm 1935, lãnh đạo phong tràochống chủ nghĩa phatxít Đảng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Đảng lien minh với Đảng Xã hội trong các cuộc bầu cử,tham gia Chính phủ của phe tả vào các thời kỳ: 1945 – 1947, 1980 – 1984, 1997 –
2002 Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội năm 2002 Đảng bị thất bại nặng
nề Những năm gần đây, nhất là từ khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Châu Âu, uy tíncủa Đảng bị giảm sút và hiện nay đang trong thời kỳ khủng hoảng
Đảng có khoảng 60 vạn đảng viên, tổ chức theo nguyên tắc tập trung dânchủ, sinh hoạt theo đơn vị lãnh thổ, đơn vị sản xuất Cơ quan cao nhất là đại hộiĐảng, nhiệm kỳ 3 năm Đại hội bầu ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban
Bí thư, bầu Hội đồng Kiểm tra chính trị, Hội đồng Kiểm tra Tài chính Hội đồngDân tộc của Đảng là Cơ quan cố vấn gồm các thành viên là uỷ viên Bộ Chính trị,các Nghị sĩ, Bí thư Đảng uỷ các xí nghiệp lớn
2.3.5 Đảng Xanh