Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối qu
Trang 1Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ “chính thể” là một từ Hán Việt cổ, dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước (regime) Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước
Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà Chính thể quân chủ là chính thể
mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do thiên đình định đoạt Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân
Thuật ngữ “quân chủ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Monosarchy” (được ghép từ hai từ “Monos” có nghĩa là một và “archy” có nghĩa là chính quyền), tức là chính quyền nằm trong tay một người Trong chính thể quân chủ, nhà vua - người đứng đầu nhà nước - được lập nên không thông qua bầu cử, mà do thế tập truyền ngôi; các thần dân, những thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia đó, là những người không có quyền tham gia vào các công việc nhà nước Đây là mô hình phổ quát của chế độ chính trị phong kiến, và trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Chính thể quân chủ là Nhà Vua , độc quyền lảnh đạo , quyền hành nằm trong tay nhà vua , cha truyền con nối , độc tài chuyên chế , xem đất nước là của riêng của nhà Vua - đó là Quân Chủ Chuyên Chế Sau đó quân chủ chuyển sang Quân Chủ Lập Pháp , nhà Vua chỉ còn là tượng trưng , còn quyền hành điều hành đất nước lại do thủ Tướng do dân bầu Thủ tướng thành lập nội các Chính thể cộng hòa là chính thể dân chủ , toàn dân bầu cử Tổng Thống , có nhiệm Kỳ mấy năm bầu lại một lần , Tổng Thống thành lầp chánh phủ Ngoài Tổng Thống còn có Thượng Viện Và Hạ viện là cơ quan lập pháp làm ra luật, những người trong 2 viện đó là dân dân bầu Chính thể cộng hòa là chính thể dân chủ
Trang 2Quân chủ đại nghị: Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng đế (được truyền ngôi cho con), còn chính phủ bộ máy hành pháp -được thành lập và -được hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện) Trên thực tế, việc thành lập và hoạt động của các chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện Nhà vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước, theo một loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian:
"Nhà vua trị vì nhưng không cai trị"
"Nhà vua không bao giờ làm sai"
"Nhà vua không hại ai cả"
"Nhà vua không chịu trách nhiệm gì"
"Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"
Tìm hiểu về chế độ chính thể quân chủ đại nghị giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về một thể chế đã từng tồn tại rất lâu đời trên thế giới, nó giúp ta biết được bên canh những mặt tiêu cực, hạn chế của chế độ quan chủ thì nó cũng có những mặt tích cực - là tiền đề cần thiết cho
sự ra đời của các thể chế chính trị sau này trên thế giới
2 Tình hình nghiên cứu
Do tính quan trọng của việc tìm hiểu và nghiên cứu của vấn đề chính thể
quân chủ đại nghị nên đã có khá nhiều những bài viết và những cuốn sách đã được xuất bản như:
- Quân chủ với châu Âu : Sau cuộc chiến tranh 1914-1918 / Hoàng Tích Chu, NXB Bảo tồn, 1927
- Bài nghiên cứu về Chế độ quân chủ lập hiến Rumani (giai đoạn 1866-1947) / Đào Tuấn Thành Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Số 2 – 2004
- Để hiểu biết chính thể dân chủ / Nguyễn Quế NXB Đông Phương, 1950
- Quyền công dân trong chính thể Cộng hoà dân chủ / Nguyễn Bằng NXB Tân Việt, 1945
Trong các tác phẩm này, các tác giả đã đi tìm hiểu các hình thức nhà nước trên thể giới, đưa ra những nhận xét, đánh giá về các hình thức nhà nước này
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này tập trung tìm hiểu những nét cơ bản nhất về chính thể quân chủ đại nghị: về lịch sử hình thành của chính thể
từ sơ khai đến một hình thức nhà nước cụ thể, giúp ta có cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về một hình thức nhà nước đã và đang tồn tại trên thể giới; những ưu, nhược điểm của nó Tiếp đến để có một cái nhìn cụ thể hơn chúng ta đi tìm hiểu về thể chế chính thể này ở một số quốc gia tiêu biểu như: Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Rumani
4 Cơ sở nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
Cơ sở thực tiễn: đề tài lấy những vấn đề thực tế về dân chủ đang diễn ra
ở các cấp cơ sở trên cả nước, qua đó tổng hợp, phân tích để tìm ra những nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp cho việc giải quyết những vấn
đề này
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra của tiểu luận, tác giả đã sử dụng tổng
hợp những nguyên tắc về phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, thống kê, logic…
7 Kết cấu tiểu luận
Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận Trong phần nội dung được chia ra thành 2 chương, 6 tiết, ngoài ra còn một số phần như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4Phần nội dung
Chương I Khái quát về hình thức chính thể quân chủ đại nghị
1.1 Sơ lược về hình thức Nhà nước và hình thức chính thể:
Trước hết để có thể hiểu rõ hơn về chính thể Quân Chủ Đại Nghị chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về hình thức Nhà nước và hình thức chính thể bởi chính thể Quân Chủ Đại Nghị chỉ là một bộ phận của hai phạm trù rộng lớn này trong đó hình thức Nhà nước là phạm trù chung nhất bao hàm cả hình thức chính thể
Trong từ điển tiếng Việt, “hình thức” được hiểu là cái chứa đựng hoặc cái biểu hiện nội dung hoặc hình thức, là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt đông Nhìn
từ góc độ Triết học, hình thức là vấn đề thuộc cặp phạm trù “hình thức” và “nội dung”, trong đó “nội dung” là toàn bộ những yếu tố và sự tương tác giữa các yếu
tố ấy với nhau và sự tương tác với các sự vật hiện tượng khác Còn hình thức là phương thức tồn tại và là biểu hiện của “nội dung” đó ra ngoài Trong mối quan hệ giữa “nội dung” và “hình thức” thì “nội dung” là mặt chủ đạo, năng động còn
“hình thức” là mặt tương đối ổn định, thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của “nội dung” Ngược lại, khi “hình thức” không tương xứng với “nội dung” thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của “nội dung”
Mọi sự vật đều có hình thức tồn tại của nó “Nội dung” và “hình thức” liên quan mật thiết với nhau Không có “nội dung” sẽ không có “hình thức” và ngược lại, không có “hình thức” tồn tại tức không có “nội dung” Chính vì vậy, nghiên cứu Nhà nước cũng là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng khác đòi hỏi chúng ta phải hiểu được “nội dung” và “hình thức” của nó Đối với Nhà nước, yếu tố đóng vai trò “nội dung” trong trường hợp này chính là quyền lực Nhà nước, chính vì
Trang 5thế, nghiên cứu hình thức Nhà nước là làm sáng tỏ vấn đề quyền lực của Nhà nước được thể hiện và thực hiện như thế nào trong đời sống xã hội
Như vậy,có thể hiểu hình thức Nhà nước là cách thức Nhà nước tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước
Hình thức chính thể là một trong hai yếu tố của hình thức Nhà nước (hình thức chính thể và hình thức cấu trúc) phản ánh cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước Khi giải thích về “chính thể” hiện nay còn nhiều cách lí giải khác nhau, nhưng suy cho cùng có thể hiểu, hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của Nhà nước thông qua cách thức thành lập lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức vị trí quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan Nhà nước cấu tạo nên Nhà nước và bản chất, nguồn gốc và quyền lực Nhà nước Hay nói
ngắn gọn hơn là hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ
quan quyền lực tối cao của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau.
Trong lịch sử phát triển của việc tổ chức quyền lực Nhà nước, có hai hình thức
cơ bản xác định chính thể của Nhà nước căn cứ vào cách thức, trình tự thành lập của các cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và thẩm quyền của các cơ quan này Hình thức chính thể được chia thành hai loại cơ bản là hình thức chính thể Quân chủ và chính thể Cộng hoà Trong đó hình thức chính thể Quân Chủ lại được chia làm hai loại là chính thể Quân Chủ tuyệt đối (Quân Chủ chuyên chế) và chính thể Quân Chủ hạn chế (Quân Chủ Đại Nghị)
Như đã giới thiệu ở trên, trong phạm vi bài viết này, nhóm em chỉ nghiên cứu sâu vào chính thể Quân Chủ Đại Nghị để có thể hiểu sâu hơn về hình thức chính thể này
1.2 Quá trình hình thành và tồn tại của nhà nước theo hình thức
chính thể Quân Chủ Đại Nghị.
Vào thế kỉ XV-XVI Nhà nước Quân Chủ chuyên chế phong kiến Tây
Âu bước vào giai đoạn khủng hoảng Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh dẫn đến sự ra đời
của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Thông qua quá trình tích tụ vốn, nhân
công…giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh và có thế lực lớn về kinh tế
nhưng quyền chính trị lại rất hạn chế Không cam chịu với tình trạng đó, giai
cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng đứng lên lật đổ Nhà nước phong kiến để
phát triển kinh tế tư bản và lập nên Nhà nước của mình Cuộc Cách Mạng ở
Trang 6Anh diễn ra ra vào thế kỉ XVII nhằm mục đích giành lại quyền chính trị về tay giai cấp tư sản đã diễn ra và giành thắng lợi Tuy nhiện do đây là một cuộc Cách Mạng tư sản không triệt để nên sau khi Cách Mạng diễn ra, ở nước Anh đã xuất hiện 1 (một) hình thức tổ chức Nhà nước hoàn toàn mới – Hình thức chính thể Quân Chủ Đại Nghị Có thể nói nước Anh chính là cái nôi ra đời của chính thể quân chủ Đại Nghị trên Thế Giới hiện nay
Sự khẳng định đây là một hình thức tổ chức Nhà nước hoàn toàn mới
có một cơ sở nhất định bởi, trong chính thể này, tuy người đứng đầu Nhà nước vẫn là người đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến (Vua, Nữ hoàng, ) song bên cạnh Vua và Nữ hoàng còn có một cơ quan mới -Cơ quan nắm quyền lực trực tiếp điều hành đất nước, đại diện cho giai cấp tư sản là Nghị Viện
Đây là hình thức khá tiêu biểu trong giai đoạn đầu của các Nhà nước tư sản Lúc này, tuy giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế nhưng vẫn chưa thể trở thành giai cấp có ảnh hưởng về chính trị trong toàn xã hội nên không thể và không đủ khả năng lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến Hơn thế nữa, trong quá trình đấu tranh chống phong kiến, giai cấp tư sản ở nhiều nước còn có mối liên hệ mật thiết về quyền lợi với giai cấp này nên họ đã tìm cách thoả hiệp với bọn quý tộc phong kiến để thành lập Nhà nước “thoả hiệp” Quân Chủ Đại Nghị
Là Nhà nước “thoả hiệp” trên cơ sở giai cấp tư sản đang nắm ưu thế
đã dẫn đến tình trạng nguyên thủ Quốc gia chỉ là người đại diện về mặt hình thức (tức là nắm quyền lực một cách hạn chế) còn quyền lực Nhà nước lại chủ yếu thuộc về Nghị viện (một tổ chức gồm cả quí tộc phong kiến và giai cấp tư sản) do có sự “thoả hiệp” giữa hai lực lượng tầng lớp có vai trò lớn trong xã hội lúc bấy giờ Mác và Angen đã nhận định: Nhà nước theo hình thức Quân Chủ Đại Nghị là một Nhà nước thoả hiệp giữa giai cấp tư sản tuy không chính thức nhưng thực tế là giai cấp thống trị trong các lực của giai
cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ chính thức cầm quyền Từ khi ra đời cho đến nay, hình thức chính thể này đã tồn tại qua gần 4 (bốn) Thế kỉ và vẫn đang rất phổ biến ở các nước phát triển trên Thế giới
1.3 Đặc điểm của hình thức chính thể Quân Chủ Đại Nghị.
Trang 7Chính mục đích ra đời đã quyết định đến nhưng đặc điểm cơ bản của hình thức này Đó là:
Một là: Nghị Viện là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, có vị trí tối cao
trong mối quan hệ với quyền hành pháp Vị trí tối cao của Nghị Viện đựơc thể hiện ở chỗ:
- Tuy về mặt pháp lý, Nhà Vua có quyền bổ nhiệm người đứng đầu Chính phủ, các bộ trưởng, nhưng Nhà Vua chỉ có thể thực hiện quyền này khi nhận được yêu cầu của thủ lĩnh đảng chính trị dành được đa số ghế trong
kì bầu cử Nghị Viện Vì vậy, về mặt hình thức, Chính phủ là của Nhà Vua, nhưng thực chất Chính phủ không chịu trách nhiệm gì trước Nhà Vua (cả về trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể)
- Trong lĩnh vực lập pháp, về mặt pháp lý Nhà Vua có quyền phủ quyết các dự luật của Nghị Viện, nhưng trên thực tế nhà vua không thực hiện quyền này hoặc có thì cũng theo chỉ dẫn của chính phủ Những văn bản do nhà nước ban hành thực chất là các bộ trưởng tương ứng soạn thảo và ký
“phó thự” nhà nước, Vua chỉ ký tượng trưng
Hai là: Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị Viện và chịu trách
nhiệm trước Nghị Viện Do Nhà Vua chỉ có thể bổ nhiệm thủ tướng, các bộ trưởng theo đề nghị của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị Viện Trong trường hợp Nghị Viện không tín nhiệm Chính phủ nữa thì Chính phủ phải từ chức Tuy nhiên, để hạn chế bớt quyền của Nghị Viện, Chính phủ có quyền
đề nghị Nhà Vua giải tán Nghị Viện (hạ Nghị Viện), quyết định tổ chức bầu
cử để nhân dân phán xét giữa hành pháp và lập pháp
Ba là: nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi Vua là người đứng
đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất phi chíng trị và không thiên
vị Quyền lực của Nhnà Vua chỉ mang tính chất tượng trưng, quyền lực thực chất thuộc về Chính Phủ và Nghị Viện
Bốn là: Thừa nhận chế độ đa đảng, các đảng được tổ chức chặt chẽ,
luôn thống nhất nhưng không có cương lĩnh lâu dài và điều lệ.Tuy nhiên, ở một số nước như vương quốc Anh luôn duy trì chề độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Công đảng và đảng Bảo Thủ) hoặc ở Nhật thực hiện chế độ
“một đảng rưỡi” -Một đảng lớn liên tục cầm quyền nhưng phải liên minh với một đảng nhỏ Đảng của phe đa số trong Hạ Viện có quyền thành lập Chính phủ, đảng thiếu số trở thành đảng đối lập, thành lập “nội các trong bóng tối” nhằm phê phán, giám sát chính phủ cầm quyền
Trang 8
Chương II Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở một số nước
trên Thế Giới hiện nay.
2.1 Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở nước Anh
Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chức nhà nước hiện nay Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ Anh quốc Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ điển Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nước Anh quốc
Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại”, không theo một lý thuyết nào cho trước Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nước Pháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước
Vì vậy, đặc điểm của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc
Trang 9Ở nhà nước Anh hiện nay, ta có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nhà nước điển hình theo chế độ quân chủ đại nghị Ở đây, nhà vua(hay nữ hoàng)-với
tư cách là nguyên thủ quốc gia được duy trì theo nguyên tắc truyền ngôi Tuy nhiên dần dần, cùng với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, họ dần phải nhường các quyền lập pháp cho Nghị viện và hành pháp cho Quốc Hội Nhà vua chỉ còn giữ 1 ít quyền hành tượng trưng.Họ không phải chịu trách nhiệm với đất nước
Có thể nói, các bộ phận của nội các biêu trưng cho uy quyền, còn nhà vua và Hoàng gia là biểu trưng cho sự thôn thờ Trong lòng người dân, vua
và hoàng gia vẫn trị vì trong long, tuy họ không áp đặt uy quyền ép buộc nhân dân phải làm theo nhưng tiếng nói của hoàng gia vẫn có tác động rất lớn với người dân.Người dân coi vua và hoàng gia như 1 biểu trưng rất riêng của đất nước mình, được tôn lên là 1 nhân vật siêu phàm, bất diệt, tượng trưng cho hòa bình, cho công lý
Điểm qua lịch sử hình thành chế độ quân chủ đại nghị ở Anh cũng sẽ giúp ta hiểu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chế độ này trên thế giới
Đầu tiên là sự hình thành thiết chế Nghị Viện Vào khoảng thế kỉ XIII-XIV do hoàng gia liên tục gặp vấn đề về ngân sách nên đã tổ chức các cuộc họp, gặp gỡ các đại diện của nhiều vùng để bàn về vấn đề tăng thuế của nhân dân để duy trì hoàng cung Những cuộc họp này diễn ra ngày càng nhiều, dần dần trở thành thông lệ Cùng với sự khôn khéo của những người này đòi nhà vua phải hạn chế quyền lực của mình ở 1 số vùng đất của họ, từ đây, Nghị viện dần được hình thành Năm 1688, cuộc nội chiến đẫm máu ở Anh
đã đưa Willam lên làm vua, ông đã công nhận ưu thế của Quốc hội, công nhận quyền lực rất lớn của Quốc Hội, nhà vua chỉ còn là hình thức Mọi việc làm luật và sửa luật là của Quốc Hội.Trong giai đoạn này cũng có vài trường
Trang 10hợp nhà vua có thế lực nhưng vai trò của Quốc Hội vẫn rất lớn, có quyền kiểm tra và biểu quyết luật.Tiếp sau đó là sự ra đời của Chính Phủ Từ ngày xưa, chính phù hoàn toàn nằm trong tay nhà vua và cho tới ngày nay, chính phủ cũng vẫn nằm trong tay hoàng cung Anh nhưng chỉ với ý nghĩa hình thức
Như vậy, dần dần, quyền lực của hoàng gia Anh đã bị suy giảm, nhà vua lui về hậu trường, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng Còn việc giải quyết các vấn đề của đất nước là thuộc về thủ tướng Nhưng như vậy không có nghĩa sự tồn tại của hoàng gia không có vai trò gì đối với dân tộc Khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược hay bất ổn, thì nhà vua- với tư cách là nguyên thủ quốc gia và uy tín đứng vững trong lòng dân, nà vua sẽ đứng lên kêu gọi thần dân của mình đoàn kết lại, cùng nhau quyết đấu vì dân tộc mình Đây cũng là một lý do quan trọng cho việc tồn tại của chế định nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ đại nghị Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này được nhiều nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp Trong khi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hành pháp thực quyền
Trong chế độ quân chủ đại nghị, nhà vua chỉ có vai trò là “ trị vì”, còn quyền “cai trị” thực chất thuộc về Nghị Viện Điều đó hiển thị rõ ngay ở tên của chính thể này, chính thể “quân chủ đại nghị”.Tất cả mọi vấn đề thuộc về quốc gia đều phải thông qua, được sự chấp nhân của Nghị Viện Bên cạnh quyền tối cao là lập pháp, Nghị Viện còn có 1 vai trò nữa là thành lập và giám sát Chính phủ Những thành viên của chính phủ được bầu từ Hạ Viện Anh-là nơi được nhân dân bầu ra và thể hiện ý chí của giai cấp tư sản Do đó Chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm của mình trước Hạ Viện chứ không phải trước nhà vua Nếu Chính Phủ không còn sự tín nhiệm của Nghị Viện hoặc tự rút lui theo ý kiến của người đứng đầu Chính Phủ thì Nghị Viện chịu