1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm thơ hoàng trung thông

89 525 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 837,14 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tìm hiểu về những đặc điểm thơ của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nhà thơ đó đã đóng góp cho văn học, xác định cái

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM TRANG NHUNG

ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG

LUÂ ̣N VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM TRANG NHUNG

ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUÂ ̣N VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phạm Trang Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi xin chân thành cảm

ơn Ban Giám hiệu, khoa Ngữ văn; các thầy giáo, cô giáo đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Đặc biệt, tôi

xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã hết lòng giúp đỡ,

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Khánh Hòa tỉnh Thái Nguyên, các đồng nghiệp

và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Phạm Trang Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: DIỆN MẠO THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HOÀNG TRUNG THÔNG 7

1.1 Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp 7

1.2 Vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông 8

1.2.1 Con người 8

1.2.2 Hành trình sáng tạo thi ca 10

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC 27

2.1 Phương diện nội dung 27

2.1.1 Bức tranh lao động sản xuất và chiến đấu 27

2.1.2 Tình cảm riêng tư từ muôn mặt đời thường 34

2.2 Phương diện cảm hứng sáng tác 37

2.2.1 Cảm hứng chính luận 37

2.2.2 Cảm hứng thế sự 47

2.2.3 Cảm hứng lãng mạn 50

Trang 6

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG

DIỆN NGHỆ THUẬT 55

3.1 Những hình ảnh thân thuộc 55

3.1.1 Hình ảnh nông thôn, miền núi 55

3.1.2 Hình ảnh con đường, bước đi 59

3.1.3 Hình ảnh rượu và em 61

3.2 Giọng điệu giản dị, khỏe khoắn 63

3.3 Ngôn ngữ thơ đậm chất văn xuôi 66

3.4 Thể thơ tự do 67

3.5 Cách ngắt câu - câu thơ bậc thang 72

3.6 Một số mô típ nổi bật 73

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tìm hiểu về những đặc điểm thơ của một tác giả thực chất là tìm hiểu cái riêng, tìm hiểu những cống hiến nghệ thuật mà nhà thơ đó đã đóng góp cho văn học, xác định cái nhìn cuộc sống, cách xây dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo, riêng biệt thể hiện trong quan niệm nghệ thuật, cảm hứng, cái tôi trữ tình, ngôn từ, giọng điệu Nghiên cứu về một nhà thơ qua đặc điểm thơ còn thể hiện việc tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ độc đáo của tác giả trong lịch

sử văn học nói chung, tiến trình thơ nói riêng Qua đó, góp phần khẳng định những đóng góp nghệ thuật của nhà thơ trên con đường phát triển phong phú, đa dạng của lịch sử văn học dân tộc

Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông là một nhà thơ có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ trải dài qua các giai đoạn: từ những năm 1945 đến những năm đất nước đổi mới Vào cái tuổi gần tám mươi, Hoàng Trung Thông vẫn tiếp nối cuộc hành trình duyên nợ với thơ Trong thế hệ các nhà thơ kháng chiến chống Pháp, Hoàng Trung Thông được xuất bản sớm nhất

tập thơ đầu tay ở nhà xuất bản văn nghệ với tập thơ Quê hương chiến đấu

(1955) Theo thống kê hiện nay nhà thơ Hoàng Trung Thông là tác giả của trên 30 đầu sách gồm: 11 tập thơ, 05 tập văn, nhiều bản dịch thơ của các tác giả nổi tiếng trên thế giới và một số cuốn phê bình văn học Hoàng Trung Thông được tặng nhiều giải thưởng và các huân chương cao quý, đặc biệt là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Những giải thưởng đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ cùng với đó là những cống hiến của Hoàng Trung Thông trong nền thi ca hiện đại Việt Nam Đó không chỉ là sức sống của một trái tim đa cảm, giàu trí tuệ mà còn

là sức sống của một phong cách gần gũi, mộc mạc và đậm chất suy tư Tìm đến với thơ Hoàng Trung Thông sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều điều thú vị,

Trang 8

sẽ khám phá được tâm hồn của một tài năng nghệ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca

Chọn đề tài nghiên cứu Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông, chúng tôi

mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và những giá trị riêng biệt của một hồn thơ bình dị, mộc mạc và cũng rất giàu bản lĩnh của Hoàng

Trung Thông trong nền văn học hiện đại Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Hoàng Trung Thông thuộc lớp những nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp Ông đã có rất nhiều cống hiến cho nền

văn học hiện đại Việt Nam, ngay từ sáng tác đầu tay Bài ca vỡ đất (1948)

thơ ông đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao trong giới nghiên cứu phê bình và sáng tác Sự nghiệp thơ văn của Hoàng Trung Thông đặc biệt là ở mảng thơ viết về cuộc sống và chiến đấu ngày càng phát triển và nhận được nhiều ý kiến đánh giá

Đến hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Trung Thông Luận văn xin điểm qua một vài công trình tiêu biểu

Hồ Tuấn Niêm đã đi vào tìm hiểu phong cách thơ Hoàng Trung Thông

gắn liền với thực tiễn và chiến đấu thông qua cách thể hiện ngôn tư vô cùng

gần gũi, mộc mạc và giản dị “Hoàng Trung Thông là một nhà thơ có bản

lĩnh chính trị và tư tưởng rõ ràng Bản lĩnh này thể hiện ở tinh thần trách nhiệm của anh trước quần chúng, trước Đảng Có thể nói không một bài thơ nào của anh viết ra mà không vì mục đích phục vụ quần chúng, ca ngợi chế

độ Anh là một trong số các nhà thơ ham đi vào cuộc sống để trau dồi tư tưởng, tình cảm mới do đó anh sáng tác ngày càng tốt hơn” [25, tr.49]

Tác giả Phong Lan trong bài: Nhân đọc Trong gió lửa, tập thơ thứ tư

của Hoàng Trung Thông cũng đã có nhận xét: “Có thể nói, ở Hoàng Trung

Thông, tư tưởng và cảm xúc luôn khoẻ khoắn và trong sáng Anh nhìn nhận, bình giá thực tế bằng con mắt cách mạng và xây dựng cảm hứng thơ ca trên

Trang 9

sự đồng điệu giữa tâm trạng và hiện thực của đời sống Nhờ vậy, thơ anh chân tình cởi mở Mặt khác, những điều anh viết thường được rút ra từ những sự kiện, cảnh ngộ của đời sống hiện thực nên thơ anh mang nét dân

dã, gần gũi của một hồn thơ chân thực, mộc mạc” [13, tr.91]

Tác giả Hoàng Cát từng nhận xét trong cuốn Hoàng Trung Thông một đời thơ văn xuất bản năm 1998: “Dù viết về đề tài gì, chống Pháp hoặc chống

Mỹ, chiến đấu hoặc xây dựng bao giờ lời thơ và tình thơ của Hoàng Trung Thông cũng chân thành mộc mạc và thiết tha Có những bài đã trở lên tiêu biểu cho cả một thờ kỳ kháng chiến gian khổ thời chống Pháp ” Phải chăng đó là

cái chất chân thành và mộc mạc trong thơ ông, nó đã in đậm vào trong các trang thơ ông viết cho dù viết về đề tài nào cũng vậy Cứ mỗi khi ta nhắc tới cái tên Hoàng Trung Thông như hiển nhiên mà mặc định rằng: Hoàng Thông

- nhà thơ của cái giản dị, mộc mạc [25, tr.142]

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức trong cuốn Hoàng Trung Thông một đời thơ văn xuất bản năm 1998 đã nhận định rằng: ”Tứ

thơ của Hoàng Trung Thông là tứ thơ đẹp, mạch thơ khoẻ, ý chí của tuổi trẻ không khó khăn nào khuất phục được Thơ của Hoàng Trung Thông gieo vào lòng người đọc nhiều tình cảm mạnh mẽ và tươi sáng Thơ Hoàng Trung Thông được viết ra từ một tâm hồn thơ gắn bó với lao động, ruộng đồng Hoàng Trung Thông là một nhà thơ của bản làng quê hương, trưởng thành với cách mạng và cuộc kháng chiến của dân tộc” [25, tr.7]

Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Phan Ngọc đã nhận xét: ”Hoàng Trung

Thông chỉ là học giả trong các bài nghiên cứu Còn trong thơ không ai mộc mạc bằng anh Anh không thích cái gì bí hiểm triết lý, anh thích cái đơn giản Toàn từ đơn tiết thuần Việt, toàn những hình ảnh mộc Tôi hiểu mánh khoé này Với cuộc đời có khi phải đóng kịch Nhưng với nghệ thuật ta phải chân thành Tôi yêu những bài thơ anh viết mang tính chất tự phê phán Không có một Hoàng Trung Thông giáo dục ai trong thơ Chỉ có một Hoàng Trung Thông

Trang 10

nhỏ bé không hài lòng với chính mình Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông”

[25, tr.129]

Nhà nghiên cứu văn học Mai Hương cũng khẳng định: ”Trong lao động

nghệ thuật, Hoàng Trung Thông không bao giờ dễ dãi, tự bằng lòng với mình Anh luôn tìm tòi học hỏi ở các nhà thơ bậc thầy của Việt Nam và thế giới, luôn chắt lọc ý kiến bạn đọc, sao cho thơ của mình trở lên đa dạng và đến được với nhiều tầng lớp công chúng đông đảo Mặt khác anh luôn có ý thức quan tâm tới sự giao lưu văn học dân tộc và thế giới Những công trình dịch và giới thiệu về Đỗ Phủ, Lục Du, A đam michkêvich, Henrich Hainơ, Puskin ” Tác giả bài viết đã tìm ra được một đặc điểm rất quý về Hoàng

Trung Thông đó là ông luôn là người nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật nên thơ Hoàng Trung Thông luôn có sự tỉ mỉ và khắt khe trong sáng tác Đó cũng là cách nhà thơ đưa những sáng tác của mình tiến ra cánh cửa văn chương hội nhập [25, tr.138]

Bạn đọc đã tìm hiểu và thưởng thức thơ Hoàng Trung Thông sẽ rất tâm đắc, thấy được sự chân thành mộc mạc và gần gũi của tác giả trên từng trang viết Thơ của Hoàng Trung Thông có sức sáng tạo bền bỉ, mạnh mẽ qua các giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ và tiếp những năm đổi mới cho đến cuối cuộc đời của ông

Nhìn một cách tổng quát, hầu hết các bài viết, các bài nghiên cứu đều nhận thấy Hoàng Trung Thông là một nhà thơ có phong cách sáng tạo đáng ghi nhận Một hồn thơ chân thật, giản dị, mộc mạc Ông luôn quan tâm gắn

bó với đời sống của nhân dân lao động ở khắp các vùng miền Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông được khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau, có tác giả đi sâu vào phương diện nội dung nhưng lại có tác giả trọng tâm khai thác

về phương diện nghệ thuật Nhận thấy, đây là những ý kiến hết sức quý báu

mang tính gợi mở, định hướng cho chúng tôi khi thực hiện luận văn Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông

Trang 11

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những bài nghiên cứu về Hoàng Trung Thông vẫn chỉ mang tính khái quát Các tác giả thể hiện sự kính trọng đối với nhân cách thơ bên cạnh sự khai mở về thi pháp và tư tưởng của nhà thơ trong đời sống thi ca đương thời Tuy nhiên, những nhận xét đánh giá trên chỉ dừng lại ở những bài viết về một bài thơ, một tập thơ hoặc một phương diện nào đó mà vẫn chưa mang tính toàn diện, khái quát, chuyên sâu Vì vậy, nghiên cứu thơ Hoàng Trung Thông vẫn là một đề tài mới mẻ, hấp dẫn, có sức thu hút đối với tất cả những ai yêu mến thơ Hoàng Trung Thông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu, đào sâu giá trị nội dung và nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Hoàng Trung Thông

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Các tập thơ của Hoàng Trung Thông: Quê hương chiến đấu (1955); Đường chúng ta đi (1960); Những cánh buồm (1960); Đầu sóng (1968); Trong gió lửa (1971); Như đi trong mơ (1977); Hương mùa thơ (1984); Tiếng thơ không dứt (1989); Mời trăng (1992); Ô-kê cuốn gói (Đặc công)

Ngoài ra, để có cái nhìn so sánh, đối chiếu một cách toàn diện và bao quát về thơ Hoàng Trung Thông, chúng tôi còn tìm đọc thêm một số tác phẩm của nhà thơ Hoàng Trung Thông ở thể loại khác cùng với đó là các văn bản thơ của một số nhà thơ Việt Nam hiện đại

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Thông qua việc tìm hiểu đề tài Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông,

chúng tôi mong muốn tìm ra được hướng nghiên cứu mang tính khoa học cho việc tìm hiểu, thẩm định, đánh giá đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên

Trang 12

phương diện là nội dung và nghệ thuật biểu hiện Tác giả luận văn hi vọng qua từng phần đánh giá chi tiết, cụ thể với cơ sở khoa học có thể góp phần nhận diện gương mặt thơ ca Hoàng Trung Thông trong văn đàn thơ ca kháng chiến

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi đi vào tìm hiểu thơ của Hoàng Trung Thông trên hai phương diện chính: nội dung và nghệ thuật Thấy được những đóng góp to lớn của Hoàng Trung Thông cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp thống kê, phân loại

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông là công trình đầu tiên

nghiên cứu một cách toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật toàn bộ sáng tác thi ca của Hoàng Trung Thông

Luận văn góp phần đánh thức, khơi gợi tình yêu đối với thơ văn của Hoàng Trung Thông trong lòng độc giả đặc biệt là các độc giả trẻ

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được triển khai qua ba chương:

Chương 1: Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp và vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông

Chương 2: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên phương diện nội dung

và cảm hứng sáng tác

Chương 3: Đặc điểm thơ Hoàng Trung Thông trên phương diện nghệ thuật

Trang 13

Chương 1 DIỆN MẠO THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ HOÀNG TRUNG THÔNG

1.1 Diện mạo thơ kháng chiến chống Pháp

Thơ ca những năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến đấu tranh trường kì của dân tộc và những con người tham gia kháng chiến Đây là những cảm hứng chính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp Hình ảnh quê hương và những con người kháng chiến: từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc đều được thể hiện chân thực, gợi cảm Một số nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca với những xu hướng khác nhau Nhà thơ Tố Hữu được xem như lá cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hoá, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ tiêu biểu cho hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần Còn thơ Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn, anh hùng Những tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến phải kể đến

Cảnh khuya, Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh, Đèo cả của Hữu Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đồng chí của Chính Hữu, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và đặc biệt, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông

Sau những năm chiến tranh, đề tài thơ ca viết về đất nước lại có điều kiện nở rộ ra nhiều hướng khai thác và mới mẻ bởi đất nước đang từng ngày đổi mới trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội Tin cậy mơ ước, chan hoà với cuộc đời mới, cảm hứng đẹp về chủ nghĩa xã hội như một thứ tình yêu đầu đến với thơ ca Đây là giai đoạn mà thơ ca có được một mùa gặt

Trang 14

bội thu Huy Cận đi thực tế vùng mỏ trong bốn tháng đã có những tập thơ

đáng khích lệ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ Cuộc đời Tố Hữu viết Gió lộng với cảm hứng "Gió lộng đường khơi rộng đất trời” Chế Lan Viên viết Ánh sáng và phù sa với ý tưởng ánh sáng lý tưởng và phù sa của cuộc đời bồi đắp, Xuân Diệu với Riêng chung, Nguyễn Đình Thi với Bài thơ Hắc Hải Hoà chung vào công cuộc ca ngợi đất nước, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết tác phẩm Những cánh buồm với cảm hứng ngợi ca

công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa

Chúng ta đã thấy, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã phản ánh trọn vẹn một chặng đường phát triển của văn học theo sự vận động của lịch sử, khẳng định được tầm cao về tư tưởng của nền thơ ca cách mạng Lý tưởng yêu nước và gắn kết với chế độ chủ nghĩa xã hội đã trở thành cảm hứng cao đẹp chi phối và xuyên suốt những trang viết Các nhà thơ thời kỳ này đã biết khai thác những sự kiện lớn lao, hào hùng của một dân tộc anh hùng, biết đánh giá từ tầm nhìn cao, nhìn xa của lịch sử nên nhiều tác phẩm thơ ca đã mang tầm vóc của thời đại Có thể khẳng định, thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã góp phần đánh bại và làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân

1.2 Vài nét về tác giả Hoàng Trung Thông

1.2.1 Con người

Hoàng Trung Thông sinh năm 1925, mất năm 1993, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn được biết đến với vai trò là một nhà hoạt động văn học Sự nghiệp thơ ca của ông thường được bạn đọc biết đến với các bút hiệu như Đặc Công, Bút Châm Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Hồi nhỏ ông đi học ở trường làng, sau đó lớn lên ông học ở trường huyện Trong những năm 1945, Hoàng Trung Thông học trường quốc học Vinh, ông tham gia Việt Minh ở trường Tốt nghiệp xong ông trở về làng tham gia Việt Minh ở xã Năm 1946 ông tham gia Thanh niên cứu quốc và được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 15

Hoàng Trung Thông là một người cầm bút có năng khiếu, với tư cách một người thợ thủ công nhanh tay nhanh mắt làm công việc sáng tác, một người cầm bút có ý thức rõ rệt về công việc Hơn thế nữa, ông còn là một trong những người kiến tạo guồng máy văn học và điều hành nó, từ hoạt động vận hành guồng máy của mình ông đã có những tác động và làm ảnh hưởng lan truyền tới những sáng tác của các nhà thơ khác Hoàng Trung Thông - một quan chức hàng đầu đủ độ tin cậy để làm công việc hệ trọng ấy Hoàng Trung Thông từng làm tổng biên tập báo, giám đốc nhà xuất bản, Viện trưởng Viện văn học Rồi ông được giữ một chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, chân Vụ trưởng Vụ văn nghệ của Ban tuyên giáo Trung Ương

Năm 1948 trong kỳ thi tốt nghiệp khoá II lớp văn hoá kháng chiến của

liên khu IV, nhà thơ đã dự tuyển với bài thơ trong đó có bài thơ Bài ca vỡ đất Sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hoàng Trung

Thông cũng giành được những thắng lợi bước đầu trong sáng tác thơ ca Có thể nói, Hoàng Trung Thông đã khẳng định được tài năng, sức bền bỉ, đánh dấu những chặng đường phát triển thơ từ những nhận thức và cảm xúc giản dị, chất phác nâng lên khả năng sắc xảo, nhanh nhạy, có cái nhìn khái quát mở rộng, phóng túng đi sâu vào nhiều mặt phong phú của cuộc sống Ở mỗi chặng đường thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông đều tạo ra được một dáng vẻ riêng không lẫn với ai khác

Bên cạnh thơ trữ tình, Hoàng Trung Thông còn viết nhiều bài thơ châm biếm với bút danh Đặc Công, Bút Châm mở nhiều mũi tiến công sắc

nhọn đánh thẳng vào kẻ thù của dân tộc "Bên cạnh vị trí là một nhà thơ

Hoàng Trung Thông còn là một dịch giả nổi tiếng của nhiều bài thơ Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Mickiêvich, Pêtôfi, Hainơ, Nêtô Hoàng Trung Thông cũng

là tác giả của nhiều bài phê bình, nghiên cứu văn học Ở đây người đọc vẫn nhận ra một tấm lòng thẳng thắn, chân tình, độ lượng, có sức bao quát, có nhiều khả năng thuyết phục, có thể nói những sáng tác thơ ca của Hoàng

Trang 16

Trung Thông và khác thể loại văn học khác của ông đều là những tác phẩm

có giá trị, có sức nặng của thực tiễn sáng tác với vốn kiến thức uyên thâm và

sự say sưa nồng nhiệt" [27, tr.78]

1.2.2 Hành trình sáng tạo thi ca

Từ 1947 đến 1948, Hoàng Trung Thông sáng tác Bài ca vỡ đất

Từ 1949 đến 1956, Hoàng Trung Thông sáng tác và in tập thơ đầu tay

Quê hương chiến đấu

Từ 1957 đến 1969, ông tiếp tục sáng tác và in ba tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng

Từ 1970 đến 1971, Hoàng Trung Thông sáng tác và in tập thơ Trong gió lửa

Từ 1972 đến 1987, Hoàng Trung Thông sáng tác và in các tập thơ:

Ôkê cuốn gói, Như đi trong mơ, Hương mùa thơ, Chiến công tuổi thơ

Từ 1987 đến 1983 - lúc về hưu, Hoàng Trung Thông sáng tác và in

những tập thơ: Tiếng thơ không dứt, Mời trăng

Những tác phẩm của Hoàng Trung Thông:

Về thơ: Quê hương chiến đấu - 1955; Đường chúng ta đi - 1960; Những cánh Buồm - 1964; Đầu sóng - 1968; Trong gió lửa - 1971; Như đi trong mơ - 1977; Ô kê cuốn gói (Đặc công) - 1973; Chiến công tuổi thơ - 1983

Về văn, Hoàng Trung Thông có: Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký) - 1983

Về phê bình, tiểu luận, Hoàng Trung Thông có: Chặng đường mới của Văn học chúng ta - 1961; Cuộc sống thơ, thơ cuộc sống - 1979; Xuân Diệu

(tuyển tập) - 1983

Về dịch thuật và giới thiệu, Hoàng Trung Thông cùng dịch với nhiều

người: Đỗ Phủ; Lục Du; Adam Mickievich, Henric Haino; Petophi; Puskin;

Maiakopxki; Thơ Liên Xô…

Ngoài ra, tác giả có tác phẩm dịch riêng: Vương Quý và Lý Hương Hương; Triều Tiên chiến đấu; Chuyện người đánh cá và con cá vàng; Nàng công chúa thiên nga; Về Diên An

Trang 17

Năm 1948, trong kỳ thi tốt nghiệp khóa II lớp văn hóa kháng chiến Liên

khu IV, Hoàng Trung Thông nộp tham dự với ba bài thơ, trong đó có Bài ca vỡ đất Từ đấy ông chính thức bước vào đội ngũ những người làm công tác văn

nghệ Sáu năm sau, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Hoàng Trung Thông cũng giành được thắng lợi bước đầu trong sáng tác, tập thơ thứ

nhất Quê hương chiến đấu của ông ra đời Đến nay vượt qua những thử thách,

30 năm cống hiến hết mình vì thơ, ông đã gom góp thành sáu tập Sáu tập thơ khẳng định được tài năng và công sức của ông, đánh dấu những chặng đường phát triển của thơ ông từ những nhận thức và cảm xúc giản dị, chất phác, nâng lên khả năng sắc sảo, nhanh nhạy, có cái nhìn khái quát mở rộng, phóng túng,

đi sâu vào nhiều mặt phong phú của cuộc sống Ở mỗi chặng đường thơ, Hoàng Trung Thông đều tạo ra được một dáng vẻ riêng cho mình

Tuổi thơ của Hoàng Trung Thông gắn liền với nông thôn Việt Nam Những ngày kháng chiến chống Pháp, môi trường công tác của ông cũng ở nông thôn Ông gắn bó mật thiết với cuộc sống nông thôn, thơ ông ở thời kỳ

này là những xúc cảm chân thành về một Quê hương chiến đấu với những

người nông dân hiền lành, chất phác và gan góc dạn dày, khó khăn mà vẫn bền gan đánh giặc, gian khổ mà vẫn lạc quan Sự hòa nhập nhịp nhàng giữa nhận thức và tình cảm trong thơ Hoàng Trung Thông là kết quả của một quá trình nhà thơ lăn lộn, rèn luyện, và không ngừng lớn lên với thực tế mới Viết về người nông dân lúc này đâu phải đơn thuần chỉ là đề tài, chất liệu mà trước hết

là viết với sự nhiệt tình, cảm mến, dựa trên cơ sở một quan niệm đúng đắn về

cái đẹp, về một đối tượng mới của văn học Bài ca vỡ đất, Cây lúa sức người, Đồng bằng, Quê hương chiến đấu, Chị giao thông trên đường quốc lộ, Bãi nhãn sông Hồng, Trong trại giam, Bừa đêm, Trên mảnh đất cháy đen…đã

nói lên điều ấy

Thơ Hoàng Trung Thông buổi đầu là giai điệu vui, cái vui này có cơ sở

từ quần chúng và sâu xa hơn là từ truyền thống của dân tộc Vui cả về nội dung

và cả sự rung động ngôn ngữ, vần điệu

Trang 18

"Bàn tay cần cù, Mặc dù nắng cháy, Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng Hết khoai ta lại gieo vừng Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta

Cái "ta" ở đây chân thành, tự nhiên và nhuần nhị:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

(Bài ca vỡ đất) [31, tr.52]

Ở bài Cây lúa sức người, với lối gieo vần chuyển thể của dân gian tạo nên

không khí hối hả, phơi phới

"Còn nước đôi nơi Thì người cứ tát Cho lòng lúa mát Cho màu lúa tươi

Hôm nay lúa được sức người Lại tươi sắc lá, giữa trời vút lên Người đi trên sóng lúa êm Vui mà đẹp lúa mà quên nắng vàng" [31, tr.68]

Mặt khác, ta thấy rõ nét trong tập thơ đầu của Hoàng Trung Thông là cái hiện thực kháng chiến của đất nước, của đồng bằng chiến đấu Nhiều bài thơ

xoay quanh lối "lập ý" này Kẻ thù đi đến đâu là ở đấy có tàn phá, giam cầm,

bắn giết và giẫm lên cái bộ mặt dã man, hèn hạ Đó là tư thế hiên ngang lẫm liệt của người nông dân giàu lòng yêu nước

Trang 19

Bao giờ trở lại là bài thơ đằm thắm và nhuần nhị về tình quân dân kháng

chiến Các anh bộ đội về làng đem bao niềm vui cho một xóm nghèo bé nhỏ Những tấm lòng của người dân mở rộng đón các anh như đón những người ruột thịt:

"Các anh về Mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về

Tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về [31, tr.42]

Bao nỗi niềm xôn xao, ríu rít lắng xuống để thành niềm bịn rịn nhớ thương khi các anh đi Xóm làng như sống mãi trong những kỷ niệm ngày nào

"Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi", vẫn khắc khoải ngày anh đánh giặc trở về

Niềm tin tưởng vào cuộc kháng chiến thắng lợi ẩn chứa sâu xa trong những bài thơ bình dị mà tha thiết Phải chăng, nhạc sĩ Lê Yên đã phổ và đem cái hồn thơ vào trong đó để mỗi thời gian rảnh rỗi tôi bật và nghe lại bài thơ như đâu đó các anh đánh thắng trận trở về

Đi vào kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc, từ nhận thức đúng đắn về cuộc sống, tâm hồn nhà thơ mở rộng chan hòa với con người cảnh vật ở nông thôn Nhiệt tình say mê ca ngợi thực tế mới nhưng đó không phải là thái độ thi vị hóa cuộc sống

"Đường chúng ta đi (1960) và Những cánh buồm (1964) đã vượt qua cái thật thà chất phác của Quê hương chiến đấu, cảm hứng thơ mở rộng tình

cảm dạt dào, sâu đậm hơn Khí thế lạc quan cách mạng và sự thắng lợi của cuộc sống mới: Không khí nhộn nhịp phấn khởi xây dựng của những công trường trên miền Bắc, chắp cho thơ đôi cánh lãng mạn Nhiều bài thơ có

Trang 20

hương vị Đường thi nhưng vẫn Việt Nam, có sức vang trong tâm hồn người đọc Ở hai tập thơ này của Hoàng Trung Thông bớt đi phần miêu tả mà giàu thêm mức biểu hiện, gợi cảm, câu tứ, bố cục có nhiều sáng tạo" [13, tr.169]

Từ một miền quê hương, thơ Hoàng Trung Thông đã vươn tới nhiều miền của đất nước, xa hơn cả còn đến được với nhiều đất nước anh em Bước chân đã rộng, tầm nhìn đã xa Và cao hơn là một tâm hồn luôn luôn trẻ, khỏe để yêu đời và yêu cái hiện thực phong phú đang không ngừng biến đổi hay cái hiện tại còn nóng ấm bởi chiến công lịch sử:

"Nghe gió thổi dập dờn tiếng trống Như ba quân đang cướp giáo giữa dòng Nghe mưa bay tên vút ngang sông

Như thuyền giặc trên cọc ngầm tan xác”

(Mưa trên sông Bạch Đằng) [33, tr.30]

Hiện tại và quá khứ không tách rời nhau mà nối tiếp phát triển:

"Phà xưa chở xe ta đi chiến dịch Nay chở đầy máy kéo xe lăn”

(Chiều đến Bình Ca) [33, tr.50]

Cái hiện tại được quan sát, cảm nhận từ nhiều góc độ khác nhau, lúc tỉnh, lúc say, khi chân thành giản dị, khi bay bổng, khoáng đạt Những đổi mới của cảnh vật, của đất nước hiện lên với nhiều màu sắc thi vị:

"Tôi đi trên màu xanh, màu xanh Đỉnh núi nhấp nhô đường gập quanh Lên đèo lên giời lên cao mãi

Nắng nhạt, chiều về, sương mênh mông”

(Trên đèo Pha Đin) [33, tr.28]

Thơ Hoàng Trung Thông mang âm hưởng thanh nhẹ, có cái nôn nao, rạo rực bâng khuâng, cái cảm giác của người tự chủ ung dung trên đèo cao lộng gió, thu nhìn những cảnh đẹp và nhịp sống hối hả của xây dựng, lao động

Trang 21

"Bên kia mỏ thiếc bắc ngang mây Goòng nối đuôi nhau chạy suốt ngày

Ta đào lòng đất đào sâu mãi Đãi đá tìm vàng là ở đây

Bên này mục trường nhà mấy mái Mương nước uốn vòng ngang dốc núi

Bò vàng bò đen đi về đâu Đồng cỏ chạy dài theo gió thổi.” [33, tr.57]

Đã yêu Tổ quốc qua quá khứ đẹp đẽ (Mưa trên sông Bạch Đằng) lại

càng yêu Tổ quốc khi thấy hiện tại đầy sức lôi cuốn, thiên nhiên hòa hợp với con người, ngoại cảnh kết tụ thành ánh sáng, thành tiếng hát bên trong và tỏa

ấm vào tâm hồn:

"Hai bàn tay lúa vướng Vàng reo trong mắt nhìn.”

(Thăm lúa) [33, tr.28]

Ta còn bắt gặp cái trẻ khỏe của Hoàng Trung Thông qua nhiều bài thơ

khác: Gửi Việt Bắc, Chào con suối, Ở nông trường cà phê, Trên hồ Ba bể, Kim Đồng ơi, Tôi đã gặp anh… Lớn lên trong thực tế chiến đấu và xây dựng

của dân tộc, lại sẵn có niềm tin trong lòng, Hoàng Trung Thông có cách nhìn, cách cảm đúng đắn trước cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ mà cũng thấy được sức ta, thế ta, lòng ta lạc quan phấn đấu

"Ôi cái đất này vất vả sao Đồng chua nước mặn thấp liền cao Úng kề bên hạn, mòn tay chống Cày vỡ vai trâu, tát thủng gầu" [33, tr.24]

Thấy được vẻ đẹp bình dị của những người nông dân đang phát huy cao

độ ý thức tập thể và sáng tạo thì không thể khác hơn là hòa mình vào quấn chúng, sống cuộc sống quần chúng Từ đồng ruộng Thái Bình cùng bà con xã viên lao động sản xuất, ông gửi thư về Tòa soạn báo Văn học:

Trang 22

"Xem chúng tôi làm mùa Những người "nông dân mới"

Tay đưa gầu sôi nổi Say như làm thơ văn" [33, tr.57]

Sau những lần đi vào cuộc sống của quần chúng cách mạng, Hoàng

Trung Thông giàu thêm cảm xúc "mỗi đoạn đường rung một tứ thơ" và nhận ra nhiều cái mới "mới từ trong mỗi trái tim người - mới đến cả mảnh trời xanh

biếc" Và từ đấy là những bài thơ chứa chan tình cảm: Cho lúa ta lên tới ngang trời; Anh chủ nhiệm; Chị xã viên; Gửi về Thái Thụy; Mảnh đất này; Trên đèo; Dưới đèo; Thái Nguyên; Huyện miền núi; Chợ Cô Sầu…Điều muốn nói

thêm ở đây là cái mới của hiện thực đã có mặt ở các bài thơ, thế nhưng vẫn còn thiếu cái dồi dào phong phú, thiếu cái ước mơ bay bổng của tâm hồn Một số

bài có chiều sâu, cái mới được hiện hình được "sống" trong quá trình vận động

của nó Nhiều bài cái mới chỉ được nhìn từ bên ngoài, vì thế người đọc thấy thích, thấy yêu, nhưng chưa thật xúc động sâu sắc

Bước vào thời kỳ cả nước sục sôi chống Mỹ, thơ Hoàng Trung Thông lại

được mùa nở rộ Các tập Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971), và Như đi trong mơ (1977) đánh dấu một chặng đường mới của thơ ông: một chuyến phà

đêm, một tiếng còi tàu, buổi cấy gặt dưới bom đạn, một tối ở vùng cao và niềm vui chiến thắng Cuộc sống chiến đấu hiện lên với nhiều khó khăn thử thách và

hy sinh Từ cái nhìn khỏe mạnh, không bỏ qua hoặc xoa dịu những gian khổ mất mát mà nhanh chóng chuyển hóa sang sức mạnh căm thù và phấn đấu Thơ

đã kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc một thời nóng bỏng

"Ta lại viết bài thơ trên báng súng Hai mươi năm súng kết cùng thơ Thơ ta thét tiếng kêu căm giận Súng ta cầm giữ lấy ước mơ."

(Bài thơ Báng súng) [34, tr.32]

Trang 23

Những câu thơ như súng giao tận tay từng người, thôi thúc Trong thơ ca chúng ta, chưa bao giờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại được thể hiện tập chung và rực rỡ như lúc này Những con người Việt Nam đánh Mỹ rất đẹp Tất

cả đều dũng cảm, thanh thản và tràn đầy sức lực Chất liệu thơ ấy, kể ra đã quá quen thuộc với các nhà thơ nhưng ở Hoàng Trung Thông nó lại vô cùng giản

dị, trực tiếp mà vẫn xôn xao, sâu lắng

“Một chuyến phà rồi một chuyến phà sang Như nhịp cầu di động ngang

Một đoàn xe… một đoàn xe nữa đến Băng qua những dòng sông hỏa tuyến

Ôi gian lao thử thách trái tim người Đêm nay đêm thứ mấy trăm rồi”

(Phà đêm) [35, tr.52]

Ông ước mong có được những câu thơ hay về bà mẹ Việt Nam - nụ cười chung hậu sáng ngời không gian Cuộc kháng chiến chống Pháp đã cung cấp chất liệu và đem lại cho ông cảm xúc để xây dựng hình tượng bà mẹ bất khuất

(Trên mảnh đất cháy đen) Rồi sau này, một chuyến đi, ông đến với bà mẹ La

Văn Cầu Những ngày kháng chiến chống Mỹ, ông gặp mẹ Bường của đất lửa

Vĩnh Linh (Giặc Mỹ giết mất con, giặc Mỹ giết mất cháu) Nỗi đau đó không

gì tả nổi, đâu thể cất thành lời:

“Nhìn tôi, mẹ thở dài Nghẹn ngào không nói được Trên chiếc nong, mẹ mời tôi chén nước Chén đau này tôi biết uống làm sao” [33, tr.62]

“Chén đau này tôi biết uống làm sao” - câu thơ xúc động đến bàng hoàng

Chưa hết, Hoàng Trung Thông viết về đất đai, đồng ruộng với bao nhiêu tình nghĩa chan hòa với đất, gửi vào đất những yêu thương, hy vọng Đất dầu dãi nắng mưa, lưng hằn vết đạn mà thủy chung với người từ cuộc kháng chiến trước

Trang 24

(Bài ca vỡ đất, Trên mảnh đất này…) Đất mở chiến hào che chở Đất hóa thân

thành anh hùng, thành đồng chí của người trong chiến tranh chống Mỹ:

“Đất ơi đất ơi Đất bùn đất sỏi Mưa dầm nắng phơi Đất dù không nói

Mà mang hồn người Cùng ta chống chọi Với quân cướp trời”

(Đào chiến hào) [33, tr.50]

Gắn bó với đất là hình ảnh người nông dân tập thể đấu tranh với thiên nhiên Chiến đấu trực tiếp với kẻ thù để cải tạo đồng ruộng, giành quyền sống

Từ tư tưởng và cảm xúc khỏe mạnh trong sáng, thơ Hoàng Trung Thông

ấm áp trầm hùng, đôi lúc chứa chan phong vị cổ điển Đó là mặt trội trong thơ anh Chân tình, trầm lắng, thể thơ ngắn gọn, ổn định hoặc có biến hóa ít nhiều, lời thơ mộc mạc, mực thước có lẽ phù hợp với tâm hồn điềm đạm đôn hậu của ông

Qua những chặng đường, từ tả cảnh, tả người đến gửi tâm sự, tiến lên suy nghĩ khái quát, thơ Hoàng Trung Thông đã bộc lộ tất cả những mặt mạnh của mình Trước kia ông viết:

“Tôi đi trên bờ đê sông Hồng Một chiều mưa đông

Cây vàng chưa chút lá Ruộng vườn xanh sắc mạ Dòng sông đầy nước đỏ phù sa” [33, tr.62]

Những câu thơ đã thuần thục, mượt mà, những vẫn là những hình ảnh đẹp mắt, gợi cảm Phải lui về sau chút nữa, ông dừng lại trước cảnh vật con người lâu hơn, đồng cảm và hòa nhập với đối tượng miêu tả, làm chủ được ngòi bút, thơ có sức ngân vang, đằm thắm Những hình ảnh riêng biệt, những chi

Trang 25

tiết, sự việc đã biết hòa hợp làm nên hình tượng Và nhờ vậy, người đọc như được tiếp xúc với những cuộc đời gần gũi, lôi cuốn Đến những ngày kháng

chiến chống Mỹ ông thấy cái "thế bốn nghìn năm dồn lại hôm nay" thì đó là cái

nhìn, cái nghĩ ở tầm cao của Đảng ta, của dân tộc ta Chưa hẳn ở chặng đường sau thơ Hoàng Trung Thông chín hơn, say hơn và chiếm được thiện cảm người đọc nhiều hơn những chặng đường trước Vẫn gân guốc, chắc khỏe, nhưng có thêm phần dõng dạc, khí thế, tập trung tố cáo tội ác quân thù và ngợi ca khẳng định tinh thần chiến đấu, nghị lực cách mạng của nhân dân ta Phong cách chính luận không phải là riêng của Hoàng Trung Thông mà ở một vài nhà thơ khác đặc điểm này còn đậm nét hơn Thế nhưng, thơ Hoàng Trung Thông không giảng giải lý luận, không viện dẫn đến nhiều kiến thức của lịch sử, văn hóa, triết học…mà trực tiếp nêu vấn đề và trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc Đặc điểm chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông không lộ ra một

ý thức tìm tòi, nó đến rất tự nhiên, chân thật [23, tr.205]

Hoàng Trung Thông thành công ở một số bài thơ tự sự, tạo được những

xúc động với sự yêu mến cho người đọc: Bài ca vỡ đất, Anh chủ nhiệm, Tiếng đàn, Chị Út Vân kể…bài thơ kể chuyện Hồng Mí Giáo Anh liên lạc một

huyện miền núi, thật thà chất phác mà tài hoa Hơi thơ gợi đến thể hành rắn rỏi:

“Da đen, mắt xếch, người như sắt Lầm lì ít nói và ít cười

Một mình một ngựa một mũ pảo Lên dốc xuống đèo đi như chơi Những khi chếnh choáng vài chén rượu Cặp mặt long lanh cười rất vui” [34, tr.40]

Thơ không chấp nhận sự kể lể nhưng không loại trừ phương thức tự sự

Tự sự tạo khả năng cho thơ dung nạp trực tiếp chất liệu sống, làm cho thơ thực hơn, đỡ xa vào tâm trạng chơi vơi, bàng bạc Thơ tự sự thường dựa vào một con người, một mẫu người cụ thể với những tâm trạng điển hình, trong hoàn

Trang 26

cảnh điển hình Và như vậy, ngoài rất nhiều những biện pháp nghệ thuật khác,

ở đây đòi hỏi thêm kết cấu phải mạch lạc, ngôn ngữ bình dị, chân tình, phù hợp với lời kể như chính lời kể của nhân vật

Trở lại bài Tiếng đàn, sau đôi nét phác họa đã gây được ấn tượng tốt và

sâu sắc về người giao thông huyện với tâm hồn nghệ sĩ của người ấy:

“Đêm sao, gió nhẹ, trời trong vắt Người thanh niên Mèo ngồi mơ màng Ngón tay dìu dặt đang buông bắt Từng tiếng đàn rơi nghe ngân vang Như tiếng vó ngựa lên dốc đá Như tiếng chày ai buông nhặt khoan Như dòng suối nhỏ reo tí tách

Như giải mây trời đi lang thang Chúng tôi ngồi nghe miệng tấm tắc Đêm lắng, trời sâu, tình chứa chan” [34, tr.15]

Bài thơ hay chưa hẳn nhờ vào "tình chứa chan" này Tự sự mà không thiếu trữ tình "kể" mà mặn nồng tha thiết, câu chữ giản dị mà gợi cảm Những

bài thơ tự sự khoáng đạt, cũng là nhờ vậy Cái khéo của anh chủ nhiệm là mộc mạc, tâm tình, là chuyện kể về cách làm của một tập thể nông dân Ngoài phần nội dung đáng quý bài thơ làm người đọc tin bằng những chi tiết thực của đời sống và cũng là thực trong rung động, ngôn từ Tuy vậy, những bài thơ trên, phương thức tự sự hay nói cụ thể hơn cách kể đôi lúc còn có đôi chút né tránh,

còn ẩn mình Đến bài Chị út vân kể thì đã quá rõ ràng Ngay tên bài cũng để

giao hẹn với người đọc về phương thức biểu hiện này Phải chăng, người đọc hãy nghe câu chuyện chị Út Vân kể câu chuyện của chị ấy, ngôn ngữ và tâm trạng của chị ấy Còn nhà thơ, tài năng ở đây, có lẽ ở sự im lặng cùng người đọc từ rung động này đến rung động khác, từ sự quý mến đến khâm phục chị

Út Vân, người nữ chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Mỹ Ngụy

Trang 27

Với nhà thơ Hoàng Trung Thông, sự đa dạng trong chất liệu và sử dụng

đề tài là điều chúng ta cần khẳng định Hoàng Trung Thông còn được bạn đọc yêu mến ở mảng viết về những đổi thay và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi Đi để tìm về với quá khứ với những gì mà nhà thơ đã trải qua trong mưa bom lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Pháp, đan xen biết bao nhiêu xúc cảm dâng trào Mang dấu ấn của ngày trở về thăm lại chiến trường xưa với

sự thay đổi của cảnh vật con người nơi ông đến nhưng vẫn còn vướng lại chút

dư âm của một thời hào hùng: Gửi Việt Bắc, Huyện ủy miền núi, Thác bản Giốc, Tiếng đàn đêm Vằm chải, Lũng cú, Chợ Pa kha…Và đây là chợ huyện

Trùng Khánh (Cao Bằng):

“Chợ Cô sầu Chẳng có ai sầu Khăn thêu, thổ cẩm, vải khoe mầu Người đi chảy hội hay đi chợ Anh đợi em hoài em ở đâu?” [33, tr.15]

Bài thơ gồm 4 đoạn, nhà thơ sử dụng kết cấu trùng điệp Đoạn hai vẫn là

cảnh vui tươi, náo nức của cuộc sống miền núi đã có nhiều thay đổi "gà vịt

nhiều hơn khoai với nâu" Đoạn ba tạo đà, đòn bảy "vai em vàng thêm gánh cam đầy" để đoạn 4 với dáng vẻ bâng khuâng tình tứ:

“Chợ Cô sầu Lất phất mưa bay Đừng sợ đường trơn anh dắt tay

Áo chàm ai nhuộm mà xanh thế Không rượu nhưng lòng vẫn cứ say” [33, tr.15]

Cảnh gợi tình, tình thấm vào cảnh Lời dừng mà ý tứ còn ngân vang Ở một buổi chợ khác, chợ Pa kha họp sơ tán giấu gọn trong một rừng cây giữa những ngày chống Mỹ Người, ngựa, hàng hóa, mầu sắc, nói cười ồn ã Điệu khèn quyến luyến giọng mời uống rượu…vui tươi và lôi cuốn Nhưng cái hay

của bài thơ lại nằm lại ở mấy câu "chếnh choáng" cuối cùng:

Trang 28

"Buổi chợ này có mấy người say Tôi cũng hơi chếnh choáng Trên đường về không có ai cầm ô theo sau Che cho đầu tôi khỏi nắng" [33, tr.17]

Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người miền núi rất dễ rơi vào cảnh miêu tả xuôi chiều, kết cấu đơn điệu và nếu không thực sự yêu mến cuộc sống

ấy, nếu thiếu đi một tấm lòng lại cũng dễ chạy theo săn đuổi những chi tiết lạ, những nhiệt tình thừa thãi mà thiếu mất cái cơ bản, là sự dung động của tâm

hồn Bài Xòe chẳng hạn Nhịp điệu tưng bừng của cuộc sống mới được thể hiện

một cách nhuần nhị:

“Hội xòe mở giữa sân hợp tác Vòng xòe uốn lượn như dòng sông Nậm Na Con trai áo tràm, con gái áo hoa cài khuy bạc Tiếng đàn nhịp nhàng theo tiếng ca.” [33, tr.80]

Mở đầu như thế là gợi Tiếp theo là thực sinh động, câu thơ ngắn, nhịp điệu nhanh như múa, tạo không khí thật khéo:

“Thùng thùng thùng Nổi trống lên

Xòe ta xòe Xòe sáng đêm Chân dẻo mềm Theo nhịp trống Tay nối vòng Người lượn sóng.” [33, tr.80]

Đấy là tác giả trực tiếp thấy, nghe, cảm Nhưng bỏ qua những yếu tố này lại là diễn giải ồn ào, lý trí:

“Ôi dòng Nậm Na

Ôi núi rừng cao ngất Sông cũng xòe cùng ta Núi cũng xòe trước mặt” [33, tr.72]

Trang 29

Khi viết về những chuyện có tầm khái quát như sứ mệnh thiêng liêng của

Tổ quốc, cuộc chiến đấu của dân tộc… thơ ông có nhiều suy nghĩ Chất suy nghĩ bám sát vào âm hưởng chung của thực tế khách quan và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đang tỏa sáng Đôi chút nhà thơ chưa làm chủ được mình nên

thơ ông vẫn còn có chỗ dài dòng và còn thiếu phần chân thật Ở Hà Nội đứng cao muôn trượng chiến công, Hà Nội nói cùng tôi, Như đi trong mơ…suy

nghĩ chưa tập trung, chưa bám chắc vào con người, tâm trạng, tình ý cụ thể, còn lướt qua và hướng nhiều về bầu trời để bình luận Và vì vậy, những bài thơ ấy cũng chưa đủ sức để bám vào tâm trí người đọc Có lẽ những suy nghĩ của ông hướng về mặt đất hơn là hướng về bầu trời Nhìn vào đất mà trăn trở, tìm tòi, ông đã có nhiều bài thơ hay về nội dung thời đại, thời sự và có những sáng tạo

trong hình thức biểu hiện: Bài ca vỡ đất, Thăm lúa, Gửi về Thái Thụy, Anh chủ nhiệm, Mảnh đất này, Đào chiến hào…Có cần nêu lại vấn đề tưởng như

đã cũ không - vấn đề mỗi người sáng tác đều có một quê hương riêng, một vùng đất riêng để thâm canh, cày bừa và gặt hái? Có, nhưng để người đọc thấy được và thông cảm Với nhà thơ khi chuyển đến quê hương mới hay bắt đầu

"khai hoang" ở một vùng nào, dẫu có mầu mỡ đấy nhưng trước mắt là vất vả và

biết đâu lại chẳng thất thu

Điều quan trọng ở Hoàng Trung Thông là thơ ông có những nét riêng không lẫn với ai Đó là một nét thơ giàu chất liệu sống, đôn hậu, chắc khỏe Thơ ông ít dùng từ Cái lắng đọng lại trong thơ ông là những xúc động tươi sáng, chân thành Từ một cảm hứng chủ đạo, ông gọi về những hình ảnh, tâm trạng và bồi đắp thành câu, thành bài, tự nhiên và thoải mái Vì thế, khi đọc thì

thơ “bay”, tránh được gò bó câu nệ

Những đặc điểm trên đây đã làm cho thơ Hoàng Trung Thông có một

“gam vị” riêng, độc đáo so với các nhà thơ khác Có nhà thơ để lại cho bạn đọc

ấn tượng về một con người giàu tình cảm thướt tha; có nhà thơ đưa đến cho

Trang 30

người thưởng thức hình ảnh một con người suy nghĩ đăm chiêu Nhưng cũng có nhà thơ lại là con người của ý chí, của hành động Hoàng Trung Thông là con người như vậy, thơ ông có đặc điểm - thực tiễn và chiến đấu Nó in dấu rõ rệt

trong những bài tiểu biểu nhất của ông như: Bài ca vỡ đất, Mảnh đất này, Anh chủ nhiệm, Ta đi, Bên bờ sông Bạch Đằng…Đó là một nét thơ mà nền thơ ca

mới của chúng ta đang đòi hỏi, nó đáp ứng được một yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng là đề cao tinh thần dũng cảm vượt mọi khó khăn để

chiến thắng, như Đảng và Hồ Chủ Tịch đã nêu lên: “Trung với Đảng, hiếu với

dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Trung Thông đã xây

dựng được một bài thơ khá đạt sau khi đọc Nhật ký trong tù của Bác, là một

tập thơ chứa đựng ý chí chiến đấu sáng ngời của dân tộc ta trong những năm đen tối của lịch sử Phải thấm nhuần nội dung của tập thơ trên đến một độ sâu nhất định thì Hoàng Trung Thông mới có thể viết được những câu thơ:

“Ngục tối trái tim càng cháy lửa Xích xiềng không khóa nổi lời ca Trăm sông nghìn núi chân không ngã Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa

Tự do! Gươm súng nào ngăn được Biển rộng sông dài ý chí cao Thân ở tron tù lòng ở Nước Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao” [34, tr.83]

Tuy nhiên, ở Hoàng Trung Thông có khi ý chí, nghị lực phấn đấu biểu hiện ra một cách quá chân thật Do đó, người đọc cảm thấy thơ ông còn khô khan Thời gian về sau, Hoàng Trung Thông đã có nhiều cố gắng làm cho thơ

mình phong phú hơn bằng cái “tươi” và cái “say” Nhưng đó mới chỉ là bước

đầu Nhà thơ cần phải tiếp tục phấn đấu theo hướng này trên cái nền thơ chung

Trang 31

của các nhà thơ cùng thời Chính vì thế, càng ở giai đoạn sau thơ Hoàng Trung Thông càng khỏe khoắn, càng uyển chuyển hơn Thơ của ông chắc, bay bổng lôi cuốn người đọc

Hơn 30 năm, qua những chặng đường sáng tạo, Hoàng Trung Thông vẫn dồi dào nhiệt tình và xông xáo Thơ ông đang hướng về chính luận dõng dạc, chưa hẳn là có nhiều hứa hẹn, nhưng chí ít cũng là một báo hiệu Ông không lặp lại mình, có ý thức vươn lên, đổi mới Ông có những đóng góp nhất định cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam Cùng một lớp nhà thơ kháng chiến, ông là người viết sung sức nhất, thơ ông bám chắc vào hiện thực mà đơm hoa kết trái Hoàng Trung Thông đã tạo cho mình một mối quan hệ gắn bó và chặt chẽ với nhân dân, nhờ vậy mà thơ ông phấn khởi, lạc quan, tin tưởng Đi sâu vào thực tế chiến đấu

và sản xuất của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của quần chúng, ông đã tìm cho mình một cảm hứng lớn lao và những rung động sâu sắc trước cuộc đời

Nhìn bao quát “đời thơ” Hoàng Trung Thông là một “đời thơ” gắn liền gắn

chặt với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử rất cụ thể của đất nước Chúng ta chỉ cần nhìn trên các tiêu đề các tập thơ của Hoàng Trung Thông đã xuất bản qua các chặng đường là phần nào thấy được khá rõ nét hành trình sáng tạo của nhà thơ:

Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960), Những cánh buồm (1964), Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971), Như đi trong mơ (1977)…

Dù viết về đề tài chống Pháp hay đề tài chống Mỹ, chiến đấu hoặc xây dựng quê hương, tâm sự…bao giờ lời thơ và tình thơ của Hoàng Trung Thông cũng chân thành, mộc mạc và thiết tha Có những bài thơ đã trở nên tiêu biểu

cho cả một thời kỳ kháng chiến gian khổ - thời chống Pháp như bài Bao giờ trở lại Và khi, những lời thơ này đã hòa quyện khăng khít với âm nhạc trữ tình thì

gần như nó đã vĩnh viễn đi và lưu lại muôn đời song hành với văn hóa và lịch

sử đất nước:

“Các anh đi Ngày ấy đã lâu rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi

Trang 32

Các anh đi Bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong.”

(Bao giờ trở lại) [32, tr.40]

Tiểu kết chương 1

Thơ ca thời kì chống Pháp bám sát hiện thực của cuộc kháng chiến, thổi bùng lên khí thế cách mạng khắp mọi miền Tổ quốc Hình ảnh quê hương và những con người kháng chiến: từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc đều được thể hiện chân thực, gợi cảm Chính vì vậy, thơ ca thời kì chống Pháp đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc

Thơ Hoàng Trung Thông thể hiện tình yêu cuộc sống, quê hương đất nước một cách giản dị mà yêu sâu sắc…Từ căn nhà mái lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, từ mẹ già bịn rịn áo nâu đến anh chủ nhiệm bận rộn tất tưởi thời quê hương, mấy bò lạc, hũ mắm cũng làm cho nhà thơ và cả gia đình vui mừng hớn hở Tình thương nhớ quê hương, nhớ người chị như nhớ mẹ không bao giờ nguôi Cái hay của Hoàng Trung Thông chính là cái chân chất giản dị, chan hòa, mộc mạc, bền vững trong tâm trí người đọc

Con đường sáng tạo thơ ca của Hoàng Trung Thông như một dòng sông tha thiết chảy, khi sôi nổi tràn đầy, lúc tâm tình thủ thỉ nhưng lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết Một đời thơ gắn bó với cuộc sống, với nhân dân không bao giờ vơi cạn

Trang 33

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN

NỘI DUNG VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC

2.1 Phương diện nội dung

2.1.1 Bức tranh lao động sản xuất và chiến đấu

Với bức tranh về lao động sản xuất chiến đấu đòi hỏi những sinh hoạt văn nghệ quần chúng và đi liền với đó là sự ra đời của những nhà thơ quần chúng

Đó là đòi hỏi thường xuyên trong đời sống lao động và chiến đấu của người dân lao động Nhưng sự thực, có lúc những đòi hỏi đó lại mang tính chất cấp bách, khác thường và trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp cũng là lúc như thế Khi cuộc sống còn gặp nhiều thiếu thốn gian khổ nhưng lại hừng hực khí thế thay đổi cuộc sống Khi sách vở giấy mực hiếm hoi mà nhu cầu thay đổi cuộc sống thì ai ai cũng có Những đêm bập bùng lửa trại, đón những bộ đội về làng Những câu hò nối đuôi nhau suốt lượt đoàn dân công tiếp vận… Ấy là đặc điểm của không khí sôi nổi trong buổi đầu chống Pháp Đó là những hình ảnh trong đêm trên đường ra hoả tuyến

Hoàng Trung Thông một tiếng thơ riêng, một nét thơ hồn hậu, giầu chất sống, sâu nặng mà lại rất phóng khoáng Có lẽ riêng đối với ông: những quyển sách và nhà trường không phải là những người thầy đã dạy ông về thi ca mà chính là cuộc sống lao động và chiến đấu, cuộc sống của những người dân quê ông là những người thầy và niềm cảm hứng đã đưa ông đến với thơ:

“Đã bước vào vụ chiêm Gió mùa run trong lá Gió thổi se chân mạ Đất ải bừa thâu đêm

Trang 34

Nâng từng giảnh mạ lên Ngửa bàn tay cấy xuống

Cả nỗi hận tình thương Cùng cầy sâu vào ruộng”

(Cấy) [34, tr.43]

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã linh hoạt, gọn nhẹ mà tìm đến ngay cách nói quần chúng, tiếng nói quần chúng và dĩ nhiên, thật khó chúng ta có thể tách rời dấu ấn thời đại đó với đặc điểm và đóng góp nổi bật của những lớp nhà thơ như Hoàng Trung Thông Tác giả có những câu thơ hay khái quát về phẩm chất, ý chí và sức mạnh của con người Việt Nam Những người con anh hùng của dân tộc ngày nay không những hiên ngang đương đầu với những gian khổ,

hi sinh mất mát mà khi cần những con người ấy có thể biến cái chết thành chiến công Ở họ ý chí mạnh hơn tất cả

“Tổ quốc giao ta giữ vững tuyến đường

Như thân thể giao giữ gìn huyết quản

Giữa hai đầu hậu tuyến với tiền phương

Ta kiêu hãnh chọi nhau cùng lửa đạn

Kia những cây xăng lẻ dọc trường sơn

Cháy bừng lên như đuốc lửa căm hờn

Soi sáng mặt thanh xuân trên đỉnh núi

Thép tâm hồn hơn thép đạn bom”

(Bài ca thanh niên xung phong) [35, tr.62]

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ xuất thân từ cán bộ quần chúng Sau khi kết duyên và trở thành nhà thơ, ông vẫn thường xuyên giữ được mối liên hệ với nhân dân, nhất là nông dân qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng Vì vậy, cho dù có làm cán bộ quần chúng hay dành nhiều thời gian cho những bản thảo

Trang 35

thơ thì nhà thơ vẫn hoạt động nghệ thuật theo một hướng đi đúng đắn và lành mạnh, đi vào thực tế chiến đấu và lao động Ông luôn cố gắng làm sao cho những trang thơ của mình thể hiện được nhiều nhất tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân lao động Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã góp phần động viên, khích lệ quần chúng tiến hành sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Qua thơ mình, Hoàng Trung Thông luôn muốn người đọc nhận thấy được

sự nhiệt tình và sức sống của con người lao động thời đại mới - thời đại cách

mạng Từ tập thơ Đường chúng ta đi, Quê hương chiến đấu, rồi đến tập Những cánh buồm…ngòi bút thơ Hoàng Trung Thông ngày càng giàu tính chất lạc quan, chiến đấu và đang tiến tới một bản sắc rõ rệt Tập Những cánh buồm

là kết quả trực tiếp những chuyến đi vào cuộc sống của nhà thơ Hoàng Trung

Thông Trong giai đoạn những năm 1960 - 1965, nhà thơ đã đặt chân lên khắp mọi nơi như: những hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường, công trường ở đồng bằng trung du, miền núi hay hải đảo và cả vùng địch hậu

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

Lần đầu tiên trước biển lớn vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

(Những cánh buồm) [33, tr.77]

Thơ của Hoàng Trung Thông là thơ của ý chí, thơ của hành động Ngòi bút của ông thường trở nên sắc sảo khi miêu tả ý chí, hành động chiến đấu của quần chúng, khi thể hiện chủ thể lao động sản xuất Tuy ông chưa đi sâu vào

Trang 36

tâm tư con người nhưng ông đã nói lên được cái khí thế đang lao lên phía trước

của họ “Trên đèo dưới đèo”

Qua chủ đề kháng chiến và đấu tranh thống nhất, tính chiến đấu trong thơ

ông càng nổi rõ Trong tập thơ Những cánh buồm, những bài thơ thuộc chủ đề này không nhiều nhưng lại có bài trội hẳn lên, để lại dấu ấn như: Mảnh đất này, Cửa Tùng, Theo tôi… Mảnh đất này là bài thơ hay nhất trong tập thơ

Nó được so sánh ngang bằng với Đồng bằng, Quê hương chiến đấu của ông

trong thời kỳ kháng chiến nhưng lại vượt xa hơn những tác phẩm thơ đó về nội

dung tình cảm và chất lượng nghệ thuật Bài Đồng bằng, Quê hương chiến đấu tuy thấm nhuần một tình cảm thiết tha, một ý chí quyết thắng nhưng một

số đoạn còn rời rạc vô tình làm loãng tình cảm, chủ đề Bài Mảnh đất này tuy

dung lương câu chữ không nhiều như những bài trên nhưng lại có nội dung sâu hơn một bậc Cả bài thơ như dựng lại trước mắt ta hình ảnh và tâm hồn của

Tiên Lãng đầy dũng cảm, đầy khí chất anh hùng

Càng đọc, chúng ta càng cảm thấy khí thế kiên cường của con người như

“bốc lên” trên từng câu, từng chữ:

“Mười chín ngày, mười chín đêm Giặc càn nắng hạ lại hùa thêm Một tay cầm súng, tay cầm cuốc Khoai lúa trên đồng cứ mọc lên” [33, tr.54]

Mảnh đất này đã phản ánh được phần nào thực chất của cuộc trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh của dân tộc Mảnh đất này đã góp phần nâng cao

thêm tinh thần tự hào của nhân dân về một giai đoạn quá khứ anh hùng của dân tộc mà hơn cả là tinh thần đấu tranh yêu nước của đồng bào ta ở miền Nam hiện nay Qua bài thơ, người đọc rất dễ liên tưởng đến hình ảnh dũng cảm của

con người miền Nam ngày nay đã từng được giới thiệu Bài Cửa Tùng cũng

chứng tỏ một bước phát triển của thơ Hoàng Trung Thông về chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước Năm 1960 từ bên này sông Bến Hải, Hoàng Trung Thông

Trang 37

đã viết bài Sương mù bên kia sông Bến Hải - một bài thơ khá đạt về mặt biểu

dương tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam nhưng vẫn còn có đoạn

chưa hẳn là đã đạt yêu cầu Bài Cửa Tùng phô cho bạn đọc một giọng điệu

khỏe và lưu loát theo hết chiều dài bài thơ Lòng căm thù giặc Mỹ của đồng bào Nam Bắc ở hai bên bờ giới tuyến đã biến thành sức mạnh chiến đấu, trở thành một thứ tình cảm thôi thúc hàng ngày Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói lên hiện thực đó bằng những câu thơ vừa tự hào vừa đau xót vừa thấm nhuần một tinh thần giục giã đấu tranh

"Chào đồng bào Cát Sơn, chào đồng bào miền Nam bên nớ

Tám năm rồi vẫn dạ sắt son Rào thép xiên hông bốt đồn chẹn cổ Mũi tầm vông lại gót nhọn căm hờn Chào đồng bào bên ni Di Loan Tùng Luật Thuyền cá đi về buồm căng gió phất Bưng bát cơm đầy ăn chẳng ngon Thù hận sớm chiều giăng trước mặt" [33, tr.63]

Qua một số bài thơ đã được phân tích trên, đây chúng ta thấy rõ tập thơ

Những cánh buồm đã đánh dấu một bước tiến mới của thơ Hoàng Trung

Thông về mặt biểu hiện chất lạc quan và tính chiến đấu của con người và cuộc

sống mới So với những tập thơ trước của nhà thơ Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm có nhiều bài thành công hơn Hơn nữa, một số bài đã bước đầu đi sâu vào bản chất của hiện thực và tâm tư con người như Anh chủ nhiệm, có

những bài thể hiện sự sống khá nhuần nhuyễn của nhà thơ với chủ đề sáng rõ:

Mảnh đất này, Cửa Tùng Đó là những hiện tượng mới chứng tỏ cho sức viết

ngày càng sung sức của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Tuy nhiên, nếu đem đối chiếu tập thơ với cuộc sống thì tự nhiên người đọc

sẽ có yêu cầu cao hơn với nhà thơ

Trang 38

Trong tập thơ Những cánh buồm, có nhiều bài viết rất hay về chủ đề xây

dựng chủ nghĩa xã hội cũng như chủ đề đấu tranh giải phóng dân tộc Nhưng nếu so sánh mức độ thành công giữa các bài về từng loại chủ đề nói trên thì chúng ta sẽ thấy rằng đạt chất lượng cao hơn cả vẫn là những bài đấu tranh giải phóng dân tộc

Tập thơ Những cánh buồm không những là kết tinh cao nhất của mười

mấy năm lao động thơ của Hoàng Trung Thông mà còn báo hiệu những triển

vọng mới trong thơ ông Với Những cánh buồm thơ Hoàng Trung Thông đã

thể hiện rõ một điểm nhìn sáng rõ về tinh thần chiến đấu giải phóng dân tộc, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị

Trong gió lửa là tập thơ mà Hoàng Trung Thông đã phác họa và phản ánh

một thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, là kết quả của những chuyến đi vào khu bốn, lên Tây Bắc, về đồng bằng… So với tâm hồn trẻ trung, đầy sôi

nổi của Đường chúng ta đi, Những cánh buồm thì ở tập thơ Trong gió lửa,

hồn thơ Hoàng Trung Thông dường như có sự trầm lắng và chín chắn hơn Những vui buồn, suy tư được nhà thơ ẩn hiện sâu xa hơn Hoàng Trung Thông

là nhà thơ có tâm huyết, luôn trăn trở, suy nghĩ về trách nhiệm lớn lao của người cầm bút

“Đảng giao ta ngọn bút này Như cây súng Đảng giao trên chiến luỹ

Ôi ngọn bút ta tự hào nhận lấy

Ta viết bằng máu đỏ của tim ta

Đứng kiêu hãnh trên đỉnh cao thời đại Đảng chắp cánh cho hồn ta bay mãi Qua những chân trời gần đến những chân trời xa Nơi cuộc đời thành máu thịt hồn ta

Nơi cảm xúc chảy tràn hoà ngọn bú”.t

(Ngọn bút này) [35, tr.22]

Trang 39

Dễ nhận thấy, thơ Hoàng trung thông ít nói đến riêng tư, đến những vui buồn trong cuộc sống, không phải vì nhà thơ cố tình dấu mình, thu hẹp cái tôi lại mà vì nhà thơ biết gạt bỏ đi những cái rườm rà, vụn vặt trong cuộc sống

Hoàng Trung Thông biết hoà lẫn cái “tôi” và cái “ta” một cách tự nhiên Tâm

hồn nhà thơ rộng mở đón lấy những nhịp rung động từ thực tế, từ quần chúng nhân dân Thơ Hoàng Trung mang đậm màu sắc tươi xanh của cuộc sống, vẫn mang một thứ tình cảm lạc quan dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của đất nước Thơ ông đi vào nỗi đau, lòng dũng cảm của nhân dân với những bài thơ đôi khi dấu vết của thực tế vẫn còn nguyên vẹn nhưng nó mang được sức ấm nóng, nhịp đập bên trong của đời sống chiến đấu Đằng sau vẻ nhẹ nhàng thanh thản của buổi sớm vùng tuyến lửa

“Phái kia bom nổ chậm Anh đừng đi Phía này bom bi

Còn gài trong cỏ rậm Bàn chân anh cẩn thận chớ đi lên…

Vâng, không quên, tôi không thể nào quên Con rắn chết lọc độc còn để lại”

(Cho tôi đi) [35, tr.30]

Qua thơ Hoàng Trung Thông, người đọc nhận thấy cuộc sống thời kì kháng chiến chống Mỹ hiện lên với nhiều khó khăn, thử thách và hy sinh nhưng với cách nhìn cuộc sống một cách toàn diện từ hai phía bóng tối và ánh sáng nên thơ ông không lưu lại bóng mây ảm đạm Từ cái nhìn bên trong khoẻ khoắn, thơ Hoàng Trung Thông không hướng tới xoa dịu bớt những gian lao, vất vả, mất mát của chiến tranh mà gắng chuyển hoá nó sang sức mạnh của căm thù và ý chí phấn đấu

Trang 40

2.1.2 Tình cảm riêng tư từ muôn mặt đời thường

Sau hai chặng đường kháng chiến, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp nối

mạch thơ qua các tập thơ: Như đi trong mơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mời trăng…

Hoàng Trung Thông là người luôn biết tiếp thu những tinh hoa của thi ca thế giới Ông lại dày công nghiên cứu lý luận văn học từ rất sớm, nhà thơ

Hoàng Trung Thông luôn tâm niệm “Cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của

thơ là sự xúc cảm” Tuy nhiên, đến tập thơ Mời trăng mọi sự rung động của

nhà thơ mới tập trung hướng vào những vùng sâu kín, riêng tư, vào những gì là cốt lõi của đời người, những gì rộng hơn một đời người và trường cửu như thiên nhiên: như trăng như biển cứ lung linh và dào dạt khôn xiết

“Đã đến lung linh một ánh trăng rằm

Thu thực thu, trăng thực trăng, trăng nguyệt cầm còn đó

Bạn sẽ cứ sống thêm, cứ làm việc thêm, dù thêm được một năm

Nâng chén thưởng trăng, trăng tỏ

Ai rõ lòng ta đang nhớ tới xa xăm

Ai rõ trăng vẫn soi lòng ta thế đó

Thế rồi ta cất chén cùng tri âm

Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm

Một mình ta mời trăng mời bạn

Trăng biết đâu lòng ta lệ đẫm

Bạn uống rượu lòng ta không thể chán

Ta thương ta thương người xa thương thầm”

(Mời trăng) [40, tr.42]

Nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn có một tâm niệm, một niềm mong ước cao cả vì một cuộc sống tốt đẹp, đáng sống luôn hướng tới khát vọng: Chân,

Ngày đăng: 20/02/2017, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bao (1994), "Có một Hoàng Trung Thông - Thi sĩ", Báo văn nghệ số 20 (14.5.1994) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có một Hoàng Trung Thông - Thi sĩ
Tác giả: Nguyễn Bao
Năm: 1994
2. Nguyễn Phan Cảnh (1995), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và GDCN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: NXB Đại học và GDCN Hà Nội
Năm: 1995
3. Hoàng Cát (1995), "Đọc tuyển tập thơ Hoàng Trung Thông" Báo Nhân dân cuối tuần (5.3.1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc tuyển tập thơ Hoàng Trung Thông
Tác giả: Hoàng Cát
Năm: 1995
4. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên), (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1993
5. Nguyễn Huệ Chi (2013), "Đi tìm con người Hoàng Trung Thông", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, tháng 7/2013, tr10-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm con người Hoàng Trung Thông
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2013
6. Nguyễn Khoa Điềm (1974), Mặt đường khát vọng, NXB Giải phóng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt đường khát vọng
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: NXB Giải phóng
Năm: 1974
7. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại, NXBKHXH - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Hà Minh Đức (1974)
Năm: 1974
9. Hà Minh Đức (2000), Nguyễn Đình Thi về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Thi về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
10. Tô Hoài (1994), Hoàng Trung Thông một đời thơ văn, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trung Thông một đời thơ văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1994
11. Phạm Hổ (1969), "Đầu sóng thơ của Hoàng Trung Thông" Tạp chí tác phẩm mới, số 4 (tháng 10,11,12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu sóng thơ của Hoàng Trung Thông
Tác giả: Phạm Hổ
Năm: 1969
12. Mai Hương (1993), Hoàng Trung Thông, cách mạng, đời thơ. NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trung Thông, cách mạng, đời thơ
Tác giả: Mai Hương
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1993
13. Phong Lan (1972), "Nhân đọc Trong gió lửa", Báo Văn nghệ số 470 (13/10/1972) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân đọc Trong gió lửa
Tác giả: Phong Lan
Năm: 1972
14. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu về thơ, NXB Văn hoá Thông tin - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về thơ
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin - Hà Nội
Năm: 2000
15. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục - Hà Nội
Năm: 2000
16. Phong Lê (2013), "Hoàng Trung Thông - nhà thơ, người lãnh đạo viện văn học (1975 - 1985)", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, tháng 7/2013, tr3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trung Thông - nhà thơ, người lãnh đạo viện văn học (1975 - 1985)
Tác giả: Phong Lê
Năm: 2013
17. Phương Lựu (1984), Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1984
18. Phương Lựu (1988), Cơ sở lý luận văn học, Tập I, II, III - NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1988
19. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1984
20. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2000
21. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002), Lịch sử văn học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm I
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w