1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở cộng hòa nhân dân lào

157 302 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 14,77 MB

Nội dung

Trang 1

SOUVANKHAM SOUMPHONPHAKDY

ĐỔI MÚI C CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ Hội

Ủ CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS, TS ĐẶNG VĂN DU

2 PGS, TS NGUYEN TH] MINH TÂM

Trang 2

MYC LUC

Trang

‘Trang phy bia

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng, biểu

MO DAU

Chương 1: CƠ CÁU CHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VOI PHAT TRIEN

'KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 NHẬN THỨC CHƯNG VỀ PHÁT TIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI

Nhận thức chung về phát triển kinh tế Nhận thức chung vẻ phát triển xii hi

Mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội - vấn đề phát triển bền vững

1.2 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CÁU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Chỉ Ngân sách Nhà nước

1.2.2 Cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẦU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DOI VỚI SỰ PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.3.1 Cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phục vụ đầu tư phát triển cơ sở hạ

ting kinh tế - xã hội

1.3.2 Cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.3 Tác động của cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước tới vấn đề giảm đói

nghèo và đảm bảo cơng bằng xã hội

1.4 KINH NGHIEM CUA TRUNG QUOC VÀ VIET NAM VE BO TRi CƠ CẢU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHÀM THUC DAY PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI; BÀI HỌC RÚT RA CHO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHAN DAN LAO

1.4.1 Kinh nghiệm về bố trí cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước của Trung Quốc và Việt Nam

1.4.2 Bài học rút ra cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trang 3

NHÂN ĐÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2001-201

2.1, KHAI QUAT VE ĐẶC DIEM KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2012

2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.1.2 Khái quát về đặc điểm xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.2 TÁC DONG CUA CO CAU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỀN SỰ

PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2012

2.2.1 Thực trạng bố trí cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước ở Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001-2012

2.2.2 Tác động của cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước tới sự phát triển

kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn

2001-2012

2.3 ĐÁNH GIA CHUNG VE CO CAU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2001-2012 - THÀNH TỰU, HẠN CHÊ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.1 Những thành tựu đạt được

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

'Kết luận chương 2

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐÔI MỚI CƠ CÁU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN

2015-2020

3.1 MỤC TIÊU PHAT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ YÊU CÀU VÈ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020 3.1.1 Định hướng chung

3.1.2 Các mục tiêu vĩ mô

3⁄2 QUAN ĐIÊM ĐÔI MỚI CƠ CÁU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TOL

3.2.1 Đổi mới cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phải nhằm phát huy hiệu

quả cao nhất của việc sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước

3.22 Đổi mới cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu về hàng

hóa dịch vụ cơng cộng ngày càng tăng của đời sống kinh tế - xã hội

Trang 4

mới co cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phải gắn chặt với chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược tài chính - tiền tệ của

đất nước

3.2.4 Đổi mới cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước

3.2.5 Đổi mới cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước phải tính đến bối cảnh hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế

3.3 GIẢI PHÁP ĐÔI MỚI CƠ CÁU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2015-2020 'VÀ TÀM NHÌN 2030

3.3.1 Nhóm các giải pháp chung,

3.3.2 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng kinh tế - xã hội

3.3.3 Về thúc đẳy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa cần lựa chọn các ngành ưu tiên tập trung phát triển

3.3.4 Về xóa đói giảm nghèo và đảm bảo cơng bằng xã hội

3.4, DIEU KIEN DE THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÔI MOI CO CAU CHI NGAN SACH NHA NUGC

3.4.1 Hoàn thiện quy trình thực hiện chỉ Ngân sách Nhà nước trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính

3.4.2 Kiện tồn tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán

bộ làm công tác quản lý thu, chỉ Ngân sách Nhà nước

3.4.3 Nâng cao kỹ năng khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu 3.4.4 Công tác tuyên truyền

3.4.5 Tăng cường trang thiết bị hiện đại hoá phục vụ công tác quản lý

thu, chỉ Ngân sách Nhà nước

3.4.6 Về hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho việc lập dự toán và quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước theo dự toán 3.4.7 Nâng cao trình độ thanh tốn cho nền kinh tế

3.4.8, Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản

Ngân sách Nhà nước Kết luận chương 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BĨ CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ:

Trang 5

ADB BT BTO BOT CHDCND CHND CHXHCN CNH-HĐH CPI ĐTPT FDI GDP KT-XH NDCM NSNN ODA USD

: Ngfin hang phat triển châu Á :_ Xây dựng và chuyển giao

:_ Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh :_ Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

:_ Cộng hòa dân chủ nhân dân :_ Cộng hòa nhân dân

:_ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa : _ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

:_ Chỉ số giá tiêu dùng, :_ Đầu tư phát triển

:_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài : Giá trị tổng sản phẩm trong nước

:_ Kinh tế - xã hội

: _ Nhân dân cách mạng, :_ Ngân sách Nhà nước

: Hé trg phát triển chính thức

: Đơ laMỹ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu lôi dung Trang

Bảng 1.1: Tốc độ tăng và tỷ trọng chỉ NSNN so GDP 1996-2006 Bảng 2.1: Cơ cấu chỉ NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2001-2012

Bảng 2.2: Cơ cấu chỉ Đầu tư phát triển ở CHDCND Lào giai đoạn

2001-2012

Bảng 2.3: Hệ thống đường giao thông ở CHDCND Lào

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu i dun ‘Trang

Biểu đồ 2.1: Hệ thống đường giao thong 6 CHDCND Liao

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trải qua nhiều năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo đất nước; nhất là từ năm 1986 đến nay đã có những thành tựu nổi bật, như: Quốc phòng, an ninh được giữ vững; kinh tế - xã hội (KT-XH) liên tục phát triển; đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại đã

được mở rộng, vai trò, uy tín của nước Cộng hịa dân chủ nhân dân

(CHDCND) Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Đạt được những thành tựu trên đây có phần đóng góp quan trọng của

ngân sách nhà nước (NSNN) - công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước Chỉ NSNN ở CHDCND Lào trung bình hàng năm tăng ở mức độ đáng kể

Tốc độ tăng chỉ NSNN ở CHDCND Lào cao như vậy đã tạo ra cơ hội để đổi mới cơ cấu chỉ NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, tham gia hội nhập

kinh tế quốc tế

Tuy nhiên, thực tiễn điều hành NSNN ở CHDCND Lào trong thời

gian qua cịn có nhiều bất cập, như: Cơ cấu chỉ NSNN chưa góp phần phân bổ nguồn lực tài chính cơng hiệu quả hơn giữa các loại hình chỉ; Giữa các ngành, các lĩnh vực; chưa đảm bảo phân bổ công bằng và hướng, về người nghèo nhiều hơn Mặt khác, do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu gây ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ cấu chỉ NSNN, mà

hậu quả là phải cắt giảm một số khoản chỉ, dẫn đến không đạt mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra Nhận thức được điều đó, trong q trình phát

triển đất nước để thực hiện được các mục tiêu và giải quyết vấn đề đặt ra,

Nhà nước phải có chủ trương, chính sách, giải pháp tích cực để từng bước

nâng cao chất lượng điều hành chỉ NSNN, trong đó có giải pháp đổi mới

Trang 8

phần giải quyết những vấn đề cắp bách đã nêu trên, tác giả đã

mạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới cơ cấu chỉ ngân sách nhà nước nhằm thác

đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” đề nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ kinh tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến chỉ và quản lý chỉ NSNN Sản phẩm của mỗi cách tiếp

cận đó có thể là các luận văn ở trình độ Thạc sĩ; có thể là các luận án ở trình

độ Tiến sĩ; hoặc cũng có thể là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học, hay các bài báo thuộc các cấp khác nhau quản lý; Tuy nhiên, với các mục đích nghiên cứu khác nhau thì kết quả kỳ vọng đối với sản phẩm nghiên cứu khác

nhau Nên tác giả của mỗi cơng trình đó cũng đã biết giới hạn lại phạm vi nghiên cứu cho phù hợp Có thể khái quát nội dung của các công trình trên

qua một số nét sau:

2.1 Các nghiên cứu trong nước

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, đổi mới quản

lý NSNN ở CHDCND Lào cũng đã được Đảng NDCM và Chính phủ

CHDCND Lào đặc biệt quan tâm Chính yếu tố này đã thúc đẩy các nhà

quản lý, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính

cơng nói riêng đầu tư công sức để nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho tiến trình đổi mới cơ chế quản lý NSNN ở CHDCND Lào trong

những năm vừa qua

Thực tế cho thấy có khá nhiều các bài báo được đăng tải trên tạp chí của ngành Tài chính Lào xuất bản hàng tháng cũng có đề cập đến từng khía

cạnh riêng, nhỏ lẻ có liên quan đến xu hướng đổi mới quản lý NSNN, như:

Khamkeo Chanthavong với bài “Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách địa

Trang 9

ăn” đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 2/2009; Sisouphan với bài

“Đải mới cách thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thơng ở CHDCND Lào” đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 5/201 1;.v.v Điểm chung,

nhất của các bài báo là chủ yếu đề xuất những ý kiến mang tính tác nghiệp gắn liền với vị trí mà các tác giả đang phải thực thỉ trách nhiệm trong quản lý

NSNN 6 một ngành, hay ở một địa phương cụ thể Do vậy, những thông tin tir

quản lý NSNN trên một giác độ nào đó của thực tiễn ở mỗi địa phương hay mỗi ngành đã được trình bày có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về quản lý NSNN ở Bộ Tài chính CHDCND Lào, hay các quan

chức trong bộ máy Chính phủ có trách nhiệm trong quản lý kinh tế của đất nước Mặt khác, đây cũng là diễn đàn thể hiện tính dân chủ trong luận bàn, đánh giá và tham vấn chính sách về quản lý NSNN một cách rộng rãi, thể hiện quan điểm phát huy dân chủ của Chính phủ trong quản lý kinh tế nói

chung và NSNN nói riêng Tuy nhiên, hàm lượng nghiên cứu mang tính lý

luận và những đồi hỏi trình bày phải có tính lơgïc cho các đề xuất, kiến nghị hoặc các luận giải về hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn thì cịn rất thiếu hoặc rất nông cạn

Gần đây đã có những cơng trình mang tầm lý luận và có tính khoa học

cao hơn xuất hiện trong lĩnh vực nghiên cứu về NSNN ở CHDCND Lào, như:

Luận văn Thạc sĩ kinh tế về đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý chỉ

MSNN tại nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay" của học viên Phonexay Phongsavanh năm 2010 Tác giả của bản luận văn này đã đạt được những thành công sau:

Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận xoay quanh các khâu của chu

trình quản lý chỉ NSNN;

Trang 10

4 ~

xuất được hệ thống giải pháp (gồm 06 nhóm giải pháp) nhằm

tăng cường quản lý chỉ NSNN ở CHDCND Lào cho các năm 2010 trở đi 'Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn ở trình độ Thạc sĩ

nên nội dung cũng chủ yếu tập trung vào đánh giá những hoạt động quản lý

chỉ NSNN trên giác độ tuân thủ pháp luật của quản lý NSNN hiện hành, hầu

như chưa biết gắn giữa quản lý chỉ NSNN với trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc dùng tiền của NSNN vào việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng phát triển KT-XH mà chính các cơ quan đó phải làm Cũng chính từ việc không biết rằng buộc giữa sử dụng tiền với

quyển phải làm nên cái mà luận văn gọi là các giải pháp cũng mới chỉ dừng

lại như là các khuyến nghị mang tính chất định tính đáp ứng tăng cường quản

lý chỉ NSNN cho thời gian đã qua

Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Phẩm cấp quản lý NSNN ở

CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp” do NCS Pangthong Luangvanxay

hoàn thành đầu năm 2011, lại chọn cách tiếp cận thúc đẩy đổi mới quản lý 'NSNN ở CHDCND Lào theo hướng gắn kết với đổi mới về thể chế

'Những thành công nỗi bật của luận án là:

Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN và

thống nhất nhận thức: Phân cắp quản lý NSNN nhất thiết phải gắn liền và bị các yêu cầu của phân cấp quản lý về KT-XH chỉ phối;

Đã phân tích và làm sáng tỏ được mơ hình phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lao tir nim 1986-2009 qua 4 giai đoạn gắn liền với những thay đổi về cơ chế phân cấp quản lý về KT-XH qua mỗi giai đoạn đó;

Trên cơ sở đánh giá thực trạng của phân cấp quản lý NSNN qua 4 giai

đoạn nêu trên, kết hợp với chủ trương, đường lối về phân cắp quản lý KT-XH những năm tới, luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm tăng cường phân

cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào những năm 2010-2015

Mặc dù những thành công của luận án là không thể phủ nhận, nhưng những thành cơng đó cũng mới chỉ được nhìn nhận trên giác độ phân cấp

Trang 11

k nguồn thu, nhiệm vụ chỉ gắn với cơ quan công quyền các cắp ở

CHDCND Lào trong thời gian đã qua Tác giả của bản luận án vẫn chưa

làm rõ được trách nhiệm của chính các cơ quan công quyền các cấp đó trong việc sử dụng công cụ ngân sách để thúc đây sự phát triển KT-XH trên mỗi địa bàn mà mình đã được phân cấp quản lý Hay nói cách khác, những, quan hệ kinh tế và lợi ích, chưa được làm sáng tỏ cả về cơ sở lý luận cũng, như thực tiễn quản lý thông qua cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào thời gian qua Thay vào đó là những mô tả nặng về diễn biến tình hình thu, chỉ NSNN qua các giai đoạn nghiên cứu để rồi rút ra các nhận xét đánh giá nặng về cảm tính

Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Giải pháp thực hiện cân đối NSNN ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011-2015” do NCS Phanxay

'Thammasith hoàn thành cuối năm 2011, lại có cách tiếp cận nghiên cứu về NSNN ở CHDCND Lào trên giác độ cân đối

Những thành công đáng ghi nhận của bản luận án này là:

Đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận về cân đối NSNN trên

các giác độ cân đối giữa thu, chỉ bằng tiền, và cân đối ở tầm vĩ mô theo cơ

cấu ngành kinh té;

Đã phân tích thực trạng cân đối thu, chỉ NSNN và khả năng gây ra các tác động của nó tới sự phát triển của nền kinh tế ở CHDCND Lào những năm

1999-2010;

Da đề xuất hệ thống các giải pháp gồm 03 nhóm theo cách tiếp cận từ hoàn thiện chính sách quản lý thu, chỉ đến hoàn thiên về nguyên tắc và phương pháp cân đối, và hoàn thiện về tổ chức các biện pháp mang tình nghiệp vụ để cân đối thu, chỉ NSNN giai đoạn 201 1-2015

Trang 12

uan công quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế thông qua cân đối thu, chỉ

NSNN nay

2.2 Các nghiên cứu ngồi nước có liên quan đến đề tài

Là đất nước láng giềng có nghĩa tình sâu đậm, có nhiều nét tương đồng,

với CHDCND Lào, CHXHCN Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực thực hiện

cải cách quản lý NSNN-cốt lõi của quản lý tài chính công, từ năm 2001 đến

nay Chính vì vậy, những cơng trình khoa học liên quan đến đổi mới quản lý

NSNN ở CHXHCN Việt Nam rất nhiều Trong đó, sát thực với tên đề tài luận

án mà NCS đang thực hiện nghiên cứu tại Lào, thì ở CHXHCN Việt Nam đã có những cơng trình lớn sau:

2.2.1 Các luận án Tiến sĩ kinh tế

(1) Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Đổi mới cơ cấu chỉ NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” do NCS Nguyễn Khắc Đức hoàn thành năm 2002 Những thành công đáng ghỉ nhận của luận án này, bao gồm:

'Đã đưa ra những vấn đề lý luận về NSNN và cơ cấu chỉ NSNN, trong, đó nhắn mạnh về nội dung, đặc điểm của cơ cấu chỉ NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chỉ, một số mơ hình cơ cấu chỉ NSNN;

Đã sử dụng hệ thống số liệu để phân tích cơ cấu chỉ NSNN ở CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường thời kỳ 1989-2000 gắn với hai giai đoạn: giai đoạn 1989-1995, trước khi có Luật NSNN năm 1996 và giai đoạn 1996-2000, sau khi có Luật NSNN năm 1996;

Căn cứ trên các nhận xét về thực trạng cơ cấu chỉ NSNN ở CHXHCN Việt Nam tác giả đưa ra các quan điểm về đổi mới cơ cấu chỉ NSNN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và làm chỗ dựa cho để xuất hệ thống giải pháp đổi mới cơ cấu chỉ NSNN ở CHXHCN Việt Nam giai đoạn

Trang 13

giải pháp đã bộc lộ nhiều điểm khơng cịn phù hợp trong tiến trình đổi mới khơng ngừng về quản lý chỉ NSNN ở CHXHCN Việt Nam những năm qua;

Dé tai tác giả viết về đổi mới cơ cấu chỉ NSNN nhưng không gắn với một mục tiêu cụ thể nào đó trong phát triển KT-XH, nên khơng có tác động, và mối quan hệ của đổi mới cơ cấu chỉ NSNN với sự thay đổi của nền kinh tế trên các lĩnh vực, khía cạnh phát triển khác nhau

(2) Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Đổi mới cơ cấu chỉ NSNN góp

phân thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do NCS Bùi Đường Nghiêu hoàn thành năm 2003

Những thành công của luận án:

Đã làm rõ các vấn đề lý luận về NSNN, vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề cơ bản về cơ cấu chỉ NSNN trong đó tác giả đưa ra cơ sở xác định cơ cấu định tính và cơ cấu định lượng của chỉ NSNN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ cấu đó;

Đã phân tích vai trị của NSNN nói chung và chỉ tiêu NSNN nói riêng, đối với việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) ở CHXHCN Việt Nam;

Đã phân tích thực trạng chỉ NSNN từ đó có những nhận xét, đánh giá

về cơ cấu chỉ NSNN tác động tới tiến trình thực hiện CNH-HĐH cả trên góc

độ định tính và định lượng;

Đã sưu tầm được các kinh nghiệm của thế giới về tổ chức hệ thống,

NSNN trong giai đoạn 1991-2000 và rút ra những bài học cho CHXHCN Việt

Nam khi sử dụng chỉ NSNN như là một trong những công cụ quan trọng để

tiến hành CNH-HĐH đất nước;

Hệ thống giải pháp mà tác giả đề xuất được tập trung vào các nội dung:

Trang 14

phát triển kinh tế, đã có những khả năng gây ra tác động tích

cực tới tiến trình CNH-HĐH nền kinh tế ở CHXHCN Việt Nam những năm 2004-2010

'Những giới hạn của luận án:

'Đề tài tác giả viết về đổi mới cơ cấu chỉ NSNN gắn với một mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế là CNH-HĐH đất nước Do đó, các vấn đề khác của tăng trưởng ngoài phạm vi CNH-HPH chưa được tác giả nghiên cứu và đề cập trong luận án;

Mặt khác, theo thời gian các luận cứ; đặc biệt là các đề xuất, khuyến nghị của luận án cũng đã bộc lộ nhiều điểm khơng cịn phù hợp với hoàn cảnh KT-XH của những năm hậu khủng hoảng toàn cầu này

(3) Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Đổi mới quản lý chỉ NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” do NCS Nguyễn Thị Minh hoàn

thành năm 2008

Những thành công của luận án:

Đã khái quát hóa và thống nhất nhận thức về chỉ và quản lý chỉ NSNN; Đã làm sáng tỏ được tính tắt yếu phải đổi mới quản lý chỉ NSNN ở

CHXHCN Việt Nam trong những năm mà tác giả luận án tiến hành nghiên cứu;

Đã phân tích được thực trạng quản lý chỉ NSNN ở CHXHCN Việt Nam kể từ khi thành lập nước CHXHCN Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945

đến 2006 có gắn liền với những đánh giá theo các phương thức chỉ Trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của quản lý chỉ NSNN theo phương thức truyền thống mà CHXHCN Việt Nam vẫn đang áp dụng;

Hệ thống các giải pháp đổi mới quản lý chỉ NSNN trong điều kiện kinh

tế thị trường ở CHXHCN Việt Nam do tác giả xây dựng dựa trên 05 nhóm

giải pháp chủ yếu đã có tính khả thi trong bối cảnh ở CHXHCN Việt Nam

Trang 15

ngồi việc trình bày các nghiên cứu của mình trên diện rộng bao phủ tồn bộ

các khâu của chu trình quản lý chỉ NSNN; đồng thời có dành ưu tiên nhiều

hơn cho các đề xuất đổi mới quản lý chỉ NSNN theo hướng đổi mới các

phương thức quản lý chỉ, như: đổi mới phương thức lập và phân bổ ngân sách; đổi mới phương thức từ truyền thống theo “đầu vào” sang “đầu ra”; Chính vì vậy, vấn đề đổi mới cơ cấu chỉ NSNN hau như chưa được đề cập

(4) Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Hoàn thiện quản lý chỉ NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" do

'NCS Trần Văn Lâm hoàn thành năm 2010 Những thành công của luận án:

Đã khái quát hóa nhận thức về phát triển KT-XH; đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay;

Đã luận giải được những vấn để lý luận về quản lý chỉ NSNN trong, mối quan hệ với phát triển KT-XH, coi đó là nền tảng lý luận cho phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về quản lý chỉ NSNN;

Đã phân tích khá thấu đáo tình hình quản lý chỉ ngân sách tỉnh

Quảng Ninh gắn với các yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh này những

năm 2001-2007;

Với 03 nhóm giải pháp lớn được sắp xếp theo thứ tự lựa chọn thứ tự ưu

tiên, đến chú trọng hiệu quả, công bằng trong chỉ ngân sách tỉnh Quảng Ninh những năm 2010-2015 đã làm cho khả năng sử dụng ngân sách tỉnh thúc đẩy

phát triển KT-XH ¢6 tinh kha thi cao Nhiing han ché:

Trang 16

10

Bây ra những hiệu ứng tích cực cho tiến trình phát triển hơn các

địa phương khác

2.2.2 Khảo cứu có liên quan

Một cơng trình nghiên cứu khá công phu của TS Phạm Thế Anh - 'Trung tâm nghiên cứu và chính sách - Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc

gia Hà Nội năm 2008 với tiêu đề * Chỉ tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế, Khao sat lý luận tổng quan”, đã có những đánh giá khá sâu sắc về tương quan giữa 2 lĩnh vực này Cụ thể như:

Bài viết của tác giả được thực hiện dưới hình thức phân tích, đánh giá

về lý thuyết mối quan hệ chỉ tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế dựa trên

nghiên cứu các mơ hình đã có của các tác giả trên thế giới Các mơ hình lý

thuyết về chỉ tiêu Chính phủ có tác động đến tăng trưởng như mơ hình kinh tế

của Robert Barro năm 1990, Devarajan, Swaroop, và Zou năm 1996, Davoodi và Zou năm 1998 Bên cạnh việc đánh giá nhận định các mơ hình nói trên tác giả đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả ví dụ như: Tư bản nhân lực (Mankiw, Romer và Weil năm 1992), tích luỹ bí quyết cơng nghệ (Nonnerman va Van nim 1996), Grier va Tullock nim 1989, Barro nam 1989 và năm 1991, Hansson và Henrekson năm 1994,

'Bên cạnh những thành công đáng kẻ, kết quả khảo cứu trên cũng bộc lộ những hạn chế, như: Chưa hệ thống được các lý luận về tác động của thay đổi chỉ tiêu NSNN tới tăng trưởng kinh tế Tác giả có sử dụng hệ thống số liệu cho mơ hình thực nghiệm nhưng những kết luận sau khi có kết quả mơ hình

chưa phản ánh rõ những biến động của chỉ NSNN tác động tới tăng trưởng

kinh tế

Từ kết quả khảo sát các cơng trình có liên quan đến quản lý chỉ NSNN ở các trong nước và ngoài nước, tác giả của luận án về đề tài: “Đổi mới cơ' cấu chỉ ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở

Trang 17

= t6i nay 6 CHDCND Lao chu cé céng trình nghiên cứu chuyên

'biệt nào trùng hợp với tên đề tài mà tác giả đã lựa chọn Mặt khác, kết quả kỳ

vọng mà đề tài luận án của NCS hướng tới là phân tích và làm sáng tỏ được

quan hệ tương tác giữa cơ cấu chỉ NSNN gắn với các mục tiêu phát triển

KT-XH ở CHDCND Lào qua các giai đoạn; trên cơ sở đó chỉ rõ trách nhiệm

của các cơ quan công quyền khi sử dụng NSNN như là một trong những

công cụ quan trọng phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đã

mang lại những kết quả đích thực nào? Xu hướng đổi mới tắt yếu trong việc ràng buộc giữa cơ cấu chỉ NSNN với cơ cấu phát triển KT-XH mà Chính

phủ đã lựa chọn

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

~ Nghiên cứu những cơ sở lý luận về phát triển KT-XH và cơ cấu chỉ 'NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH

~ Phân tích đánh giá tác động của cơ cấu chỉ NSNN ở CHDCND Lào tới phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2012

~ Đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu chỉ NSNN và tác động của

nó tới sự phát triển KT-XH ở CHDCND Lào

Phạm vi nghiên cứu của luận án là thực trạng cơ cấu chỉ NSNN ở CHDCND Lào và tác động của cơ cấu chỉ đó tới sự phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2012 Qua đó đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu chỉ NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH ở CHDCND Lào giai đoạn 2015-2020 Tuy nhiên, do tác động của cơ cấu chỉ NSNN tới sự phát triển KT-XH rất rộng, nên phạm

vi nghiên cứu của để tài cũng chỉ tập trung làm rõ các tác động đó trên 3 tiêu chí lớn như: (¡) Những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật; (ii) Những thay đổi

về cơ cấu kinh tế; (iii) Những thay đổi về đói, nghèo và cải thiện công bằng,

Trang 18

12

++ Phuong phap nghién cứu

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp: Duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; điều tra, thống kê; phân tích kinh tế các phương pháp khác

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án hệ thống hoá, phân tích và bổ sung nhận thức về ý nghĩa, vai

trò của chỉ NSNN đặc biệt là cơ cấu chỉ NSNN nhằm thúc đây phát triển KT-

XH Từ đó giúp cho nghiên cứu đề xuất các giải pháp đổi mới cơ cấu chỉ 'NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ cấu chỉ NSNN ở

CHDCND Lào, luận án đưa ra những giải pháp đổi mới cơ cấu chỉ NSNN ở CHDCND Lào trong thời gian tới, làm cho chỉ NSNN trở thành công cụ hữu

hiệu của Nhà nước trong công cuộc điều hành nền KT-XH theo xu hướng thế

giới thời kỳ hội nhập

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã cơng bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 3 chương

(131 trang):

Chương 1: Cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước với phát triển kinh tế - xã

hội (48 trang)

Chương 2: Tác động của cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001-2012 (47 trang)

Chương 3: Giải pháp đổi mới cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước ở Cộng

Trang 19

a Chương 1

'CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VOI PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI

1.1 NHAN THUC CHUNG VE PHAT TIEN KINH TE - XA HOL 1.1.1 Nhận thức chung về phát triển kinh tế

Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia đều lựa chọn những con đường phát triển riêng, phù hợp với điều kiện của mỗi nước Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn đó theo ba con đường như: Thúc đẩy tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, cơng bằng xã hội và mô hình phát triển tồn diện

Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây

thường lựa chọn con đường thúc đẩy tăng trưởng nhanh Theo cách lựa chọn

này, Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ

tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua vấn đề xã hội Các vấn để bình đẳng, cơng bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mơ hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; là một sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn

thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Theo cách hiểu phát triển kinh tế cả về lượng và chất, thì phát triển kinh tế bao gồm: Tăng trưởng

kinh tế và cải biến cơ cấu kinh tế

1.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người Đây là tiêu thức thể hiện

Trang 20

4

” Vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của

phát triển

'Theo mơ hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia như sau:

a Tổng giá trị san xudt (GO - Gross output) là tông giá trị sản phẩm

vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong, một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

b Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic produet) là tông giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định

e Tổng thu nhập quốc dân (GNI-Gross nafional income) là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) năm 1993 thay cho

chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968 Về nội dung thì GNI và GNP la như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ

thu nhập chứ khơng phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP

4 Thu nhập quốc dân (NI-National income) là phần giá trị sản phẩm

vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định NI

chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp)

NI-GNI-D,

e Thu nhdp quéc dan sit dung (NDI-National disposable income) la phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần

trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện

phân phối thu nhập lần thứ hai, thực chất đó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi

đã điều chỉnh các khoản thu, chỉ về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú

Trang 21

"Eùa mỗi quốc gia (GDP/người, GNƯngười) Chỉ tiêu này phản ánh

tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số

1.1.1.2 Cải biến cơ cấu kinh tế

Cải biến cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi tỷ trọng giá trị sản lượng của các ngành trong tổng giá trị sản lượng của cả nền kinh tế theo định hướng của nhà nước Tùy theo điều kiện KT-XH cụ thể mà Chính phủ của mỗi quốc gia sẽ xác định mục tiêu và lộ trình cải biến cơ cấu kinh tế của quốc gia đó cho phù hợp Trong hoàn cảnh hiện nay, mục tiêu cải biến cơ cấu kinh tế của quốc gia ngoài việc phải cân nhắc dựa trên những điều kiện của chính

quốc gia đó; còn phải cân nhắc đến các điều kiện KT-XH cụ thể của các nước

khác trong khu vực và trên thế giới Chính vì vậy, cải biến cơ cấu kinh tế được coi là tiêu thức phản ánh sự biến đổi kinh tế về chất của một quốc Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu và dạng cơ

cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được

Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT-XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá

trình phát triển

Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách tồn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế theo các tiêu chí chủ yếu sau:

a Cơ cấu ngành kinh tế

'Về lý thuyết, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lượng và định

tính Mặt định lượng chính là quy mơ và tỷ trong chiém trong GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân Ví dụ: Giá trị sản lượng ngành công nghiệp chiếm X% trong GDP Giá trị sản lượng ngành nông

Trang 22

16

‘ém Y% trong GDP, mặt định tính thể hiện vị trí va tim quan

.ng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân Các nước đang phát

triển có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các nước này thường chiếm từ 20-30% trong GDP Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1-7% trong GDP Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng

nơng nghiệp có xu hướng giảm di, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên

b Cơ cấu kinh tế theo mức độ đô thị hóa - thành thị và nông thôn Sự phát triển kinh tế còn được thể hiện ở cơ cấu kinh tế theo mức độ đô

thị hóa-Thành thị và nơng thơn Đây là tiêu chí phản ánh rõ nét nhất, sinh

động nhất trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung, của từng địa phương nói riêng Xu hướng chung, ở các nước trình độ phát triển thấp thì mức độ đơ thị hóa thấp và ngược lại Ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn thường chiếm tỷ trọng cao

Chỉ tiêu định lượng để phản ánh cơ cấu kinh tế theo mức độ đô thị hóa thường được dùng là tỷ lệ dân số nông thôn so với tổng dân số ở cùng một thời điểm nào đó Nơi nào tỷ lệ dân số nông thôn cao thì bị coi là kinh tế nông, thôn vẫn đang chiếm ưu thế về cơ cấu Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, 45 nước có mức thu nhập thấp, tỷ

trọng dân số nông thơn chiếm 72%, cịn 63 nước có mức thu nhập tiếp theo, con số này là 65% Trong khi đó, các nước phát triển có hiện tượng đối ngược

lại, 80% dân số sống ở khu vực thành thị

Một xu hướng khá phổ biến của các nước đang phát

một dòng di dân từ nông thôn ra thành thị Đó là kết quả của cả “lực đẩy” từ

khu vực nông thôn bởi sự nghèo khổ cũng như sự thiếu thốn đất đai ngày

càng nhiều và cả “lực hút” từ sự hấp dẫn của khu vực thành thị Dòng di dân

ngày càng lớn đã tạo ra áp lực rất mạnh đối với chính phủ các nước đang phát

Trang 23

khác, việc thực hiện các chính sách cơng nghiệp hóa nơng thơn, đơ

hóa, phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên, tốc độ tăng

dân số thành thị cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số chung và đó chính

là xu thế hợp lý trong quá trình phát triển e Cơ cấu thành phân kinh tế

Đây là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế Xét về nguồn gốc thì có 2 loại hình sở hữu là sở hữu

công cộng và sở hữu tư nhân Nhìn chung các nước phát triển và xu hướng ở

các nước đang phát triển, khu vực kinh tế tư nhân thường chiếm tỷ trọng cao và nền kinh tế phát triển theo con đường tư nhân hóa Hiện nay đang tồn tại 6 thành phần kinh tế là: Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế nói trên khơng có sự phân biệt về thái độ đối xử, đều có mơi trường và điều kiện phát triển như nhau, trong đó kinh tế Nhà

nước đóng vai trò chủ đạo

dd Cơ cấu khu vực thể chế

Theo dang co cấu này, nền kinh tế được phân chia dựa trên cơ sở vai

trò các bộ phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được

vị trí của mỗi khu vực trong vòng luân chuyển của nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình phát triển kinh tế Các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế được chia thành 5 khu vực: Khu vực chính phủ bao gồm tắt

cả các hoạt động được thực hiện bằng NSNN, khu vực tài chính, khu vực phi tài chính, khu vực hộ gia đình và khu vực vô vị lợi phục vụ hộ gia đình bao gồm các tổ chức hoạt động với mục đích từ thiện, phi lợi nhuận Mục tiêu của khu vực chính phủ là bảo đảm các hoạt động công cộng, tạo điều kiện bình

đẳng cho các khu vực thể chế và thực hiện công bằng xã hội Các đơn vị

Trang 24

18

" trường và với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường hàng, hóa và dịch vụ Khu vực tài chính cũng thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận nhưng ở trên thị trường tài chính Các hộ gia đình hoạt động theo mục tiêu khác với các khu vực trên, chức năng và hành vi của họ là tiêu dùng, tuy

vậy họ cũng có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất dưới hình thức cung, cắp sức lao động cho các doanh nghiệp hoặc tự sản xuất dưới dạng các đơn vị

sản xuất cá thể Các tổ chức vị lợi phục vụ hộ gia đình với nguồn tài chính qun góp tự nguyện như các tổ chức từ thiện, cứu trợ, các tổ chức giúp đỡ người tàn tật, theo đuổi mục tiêu phục vụ khơng vì lợi nhuận, cung cấp hàng hóa và dịch vụ thẳng cho các hộ gia đình khơng lấy tiền hoặc lấy với giá không có ý nghĩa kinh tế

ø Cơ cầu tái sản xuất

Đây là cơ cấu kinh tế hiểu theo góc độ phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo tích lũy và tiêu dùng Phần thu nhập dành cho tích lũy tăng lên và chiếm tỷ trọng cao là điều kiện cung cắp vốn lớn cho quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế Tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy ngày càng cao chính là xu thế phù hợp trong quá trình phát triển Tuy vậy, việc gia tăng tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy tái đầu tư phải có tác dụng dẫn đến gia tăng mức thu nhập dành cho tiêu dùng cuối cùng trong tương lai thì mới được đánh

giá cao

£ Cơ cấu thương mại quốc tế

'Nhìn chung tất cả các nước giàu hay nghèo đều tham gia một cách đáng kể vào thương mại quốc tế Tuy vậy, hoạt động ngoại thương là dấu hiệu đánh giá sự phát triển-của mỗi nước Các nước đang phát triển thường xuất khẩu

những sản phẩm thô như: Nguyên liệu, nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm thuộc các ngành dệt may, công nghiệp nhẹ còn các nước phát triển

Trang 25

sản phẩm thô với giá trị thấp thì lại phải nhập khẩu một khối lượng

ác hàng hóa là nguyên liệu đầu vào, hàng hóa vốn cũng như số hàng hóa tiêu dùng cuối cùng Kết quả là các nước này ln phải chấp nhận tình trạng

thâm hụt thương mại quốc tế Theo xu thế phát triển của mỗi nước, nền kinh tế có xu hướng mở ngày càng đa dạng, mức độ thâm hụt thương mại quốc tế

ngày càng giảm đi theo xu thế giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thơ,

hàng hóa có dung lượng lao động cao và tăng dần các hàng hóa có giá trị kinh

tế lớn

Ngoài các dạng trên, cơ cấu kinh tế của đất nước còn được hiểu theo những góc độ khác như: Cơ cấu theo tính chất xã hội, cơ cấu theo tính chất kỹ thuật, theo quy mô sản xuất, mỗi dạng đều phản ánh những khía cạnh và tính chất của q trình phát triển kinh tế mỗi quốc gia

1.1.2 Nhận thức chung về phát triển xã hội

Phát triển xã hội của các quốc gia là sự đi lên, sự tiến bộ của xã hội một cách toàn diện, bao gồm sự tổng hợp của các nhân tố: Tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập quốc dân tính trên đầu người tăng liên tục, mức sống của đại đa số dân cư được cải thiện, các giá trị tỉnh thần được đề cao, việc xóa bỏ nghèo

đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các

dịch vụ y tế, nước sạch trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng

nhân dân,

Theo mơ hình kinh tế thị trường, thước đo phát triển xã hội được xác

định theo các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia như sau:

1.1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh như cẦu cơ bản của con người

Trang 26

20

nhất, các chỉ tiêu phản ánh mức sống: Nhu cầu mức sống vật chất

Š hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình quân trên một ngày của con

người (ví dụ: từ 2.100-2.300 calori) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình

thường, có xét tới cơ cấu nam, nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí

hậu, mơi trường

Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí: Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về trình độ dân trí và

giáo dục như: Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; số năm đi học trung bình (tính cho những,

người từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chỉ ngân sách cho giáo dục so với tổng chỉ ngân

sách hoặc so với mức GDP Kinh tế càng phát triển thì các chỉ tiêu trên ngày

cảng tăng lên

Thứ ba, nhóm chỉ tiêu vẻ tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe bao gồm: Tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yễu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian

mang thai hoặc sau khi sinh so với 1.000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em

được tiêm phòng dịch, tỷ lệ chỉ ngân sách cho y tế

Thứ tư, nhóm chỉ tiêu về dân số việc làm bao gồm: Tốc độ tăng trưởng, dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở

khu vực nơng thơn

Các chỉ tiêu nói trên chỉ phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của phát

triển xã hội Để đánh giá tổng hợp và xếp loại trình độ phát triển KT-XH

chung giữa các quốc gia hay giữa các địa phương, năm 1990 Liên Hiệp Quốc

Trang 27

16 ngudi lớn biết chữ và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi; mức thu nhập quân trên đầu người tính theo sức mua tương đương HDI được tính theo phương pháp chỉ số và nhận giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất là 0 Quốc gia nào có HDI càng gần 1 thì được đánh giá là càng phát triển cao Chỉ số phát

triển con người tính chung cho cả quốc gia nhưng cũng cần thiết phải tính cho

một nhóm quan trọng như: giới tính, thu nhập, địa phương Việc tính tốn và

phân tích HDI chỉ tiết nhằm chỉ ra sự chênh lệch về việc bảo đảm các vấn đề

xã hội giữa các vùng, giới tính, giữa thành thị, nông thôn, giữa các dân tộc, trên cơ sở đó có chính sách ưu tiên đầu tư, chỉ tiêu công cộng hay viện trợ cho

các vùng và các nhóm có HDI thấp

1.1.2.2 Chỉ tiêu nghèo đói và bắt bình đẳng

Ngồi chỉ tiêu phát triển con người, một vấn đề quan trọng nằm trong

tiêu thức đánh giá sự phát triển xã hội là các chỉ tiêu liên quan đến nghèo đói và bắt bình đẳng Đây là vấn đề phụ thuộc, một mặt vào tổng khả năng thu nhập của nền kinh tế; mặt khác vào chính sách phân phối và phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội theo hướng bảo vệ người nghèo, giúp đỡ người nghèo cũng như giải quyết vấn đề công bằng

xã hội

Các chỉ tiêu thường sử dụng trong đánh giá nghèo đói và bắt bình đẳng kinh tế bao gồm: Tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội, sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc khác nhau và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế

hoặc quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức chênh lệch thu nhập giữa bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội (ví dụ như: chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất với thu nhập của 20% dân số

có thu nhập thấp nhất); tiêu chuẩn “40 do Ngân hàng thế giới (WB) đề xuất năm 2002 xác định tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội

Trang 28

`?

: Những tiêu thức và chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực này là: Mức độ

pân biệt đối xử đối với phụ nữ và vấn đề bạo lực trong gia đình; mức độ thực

hiện dân chủ cộng đồng thể hiện ở vị thế của cộng đồng dân cư trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ; tính mình bạch của hệ thống tài chính ở các cấp địa phương; mức độ trong sạch quốc gia thể hiện thực trạng tham nhũng và

những hiện tượng tiêu cực của tằng lớp quan chức chính phủ; chỉ số phát triển giới (GDI) và quyền lực theo giới tinh (GEM), đây là hai chỉ tiêu được đưa ra

trong báo cáo phát triển con người từ năm 1997 khi đề cập đến tình trạng của

phụ nữ

1.1.3 Mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội - vấn đề phát triển bền vững

Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi thế chiến thứ hai, vấn đề phát triển có một nội dung thuần túy kinh tế Các chương trình mở mang quốc gia, các chính sách và kế hoạch KT-XH chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, cơng nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông, nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, sản xuất nhằm thị trường nước ngoài, lúc bây giờ phát triển kinh tế đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế, khơng có sự phân biệt, cân nhắc hoặc so sánh giữa chất và lượng trong công cuộc mở

mang quốc gia Riêng đối với các nước chậm tiến có nền kinh tế lạc hậu thì

được xem như chỉ có nhu cầu gia tăng sản xuất, xúc tiến các chương trình nhằm các mục tiêu vừa kẻ Kinh tế thế giới lúc bây giờ tiến lên trong khuôn khổ các chính sách và kế hoạch dựa trên lý luận kinh tế máy móc, một chiều,

hẹp hòi và phiến diện

'Vào đầu thập niên những năm 1970, sau một thời kỳ trong đó các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị

trường, Câu lạc bộ La Mã đã phát hành và phổ biến một tài liệu mang tựa là

Trang 29

tế, đời sống xã hội nên đã ảnh hưởng làm thế giới cảnh tỉnh trên vấn đề liên quan tới môi trường, môi sinh Tài liệu viết rằng sự tăng trưởng, kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng thỉ đua sản xuất khơng giới hạn và khai thác vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh

và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thể giới Câu lạc bộ La Mã

đề nghị chính sách “khơng tăng trưởng” với lý do tăng trưởng kinh tế đối

nghịch với bảo vệ môi trường, môi sinh

Chủ trương “không tăng trưởng” không thuyết phục được thế giới Các nước nghèo và chậm tiến cũng như các quốc gia có nền kinh tế giàu có đều chống đối quan điểm của Câu lạc bộ La Mã, tuy với những lý do hoàn toàn khác nhau Ngoài ra, đứng về phương diện nhận thức kinh tế thì đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng ghỉ nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự nhận thức một chiều và phiến diện về hoạt động và sản xuất kinh tế Nó chú trọng tới số lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế Trái lại, phát triển kinh tế là một

khái niệm xuất hiện vào khoảng giữa thập niên những năm 1960 từ một nhận

thức mở rộng về kinh tế, khơng cịn tính cách máy móc, eo hẹp Theo khái

niệm mới này *thêm” không đồng nghĩa với “hơn” Do đó tăng trưởng kinh

tế, sản xuất “thêm” không chắc chắn chỉ có lợi và thuần túy tích cực mà có

thể ảnh hưởng khơng tốt làm môi trường, môi sinh tiêu hao hoặc hư hại

Ngược lại, phát triển kinh tế là một nhận thức toàn diện bao gồm các khía cạnh tỉnh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, chất và lượng Phát triển kinh tế gợi ý phải có đổi thay và tiến bộ không ngừng, về chất và lượng, để KT-XH ngày một “hơn” một cách toàn diện, cân đối, thống nhất Như vậy nếu tăng trưởng kinh tế nghịch với yêu cầu bảo vệ môi trường, mơi sinh thì phát triển

Trang 30

24

sự tiến bộ, có an sinh và phúc lợi, có mơi trường, mơi sinh khơng ơ

nhiễm, có hệ sinh thái cân bằng xung quanh

Một năm sau Câu lạc bộ La Mã công bố phúc trình “Ngừng tăng trưởng”/“Giới hạn của tăng trưởng”, tổ chức Liên Hiệp Quốc triệu tập năm 1972 tại Stockholm Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường Hội nghị đã diễn ra trong bầu khơng khí tranh cãi sơi nổi Hội nghị đã đề nghị một khái

niệm mới là "Phát triển tôn trọng môi sinh” với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện

công bằng và ổn định xã hội Khái niệm “Phát triển tôn trọng môi sinh” bị các nước đã phát triển và giàu có chống đối mạnh mẽ Cuối cùng hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và chấm dứt với sự tán đồng quan điểm có mối liên

hệ và ảnh hưởng hỗ tương giữa nếp sống của loài người với môi trường, môi sinh giữa phát triển KT-XH với bảo tồn tài nguyên và ổn định thiên nhiên Ngoài ra, các nước cũng thỏa thuận và cam kết hành động để bảo vệ môi trường, môi sinh và thành lập những cơ quan quốc tế và quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, môi sinh Mặc dù, đề nghị “Phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận, nó đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm “Phát triển bền vững”

'Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (UICN) là tổ chức đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển do

Bà Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, khai triển và định nghĩa như sau trong phúc trình mang tựa “Tương lai của chúng ta”:

*Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu

cầu của chính họ”

Khái niệm Phát triển bền vững như vậy có một nội dung bao quát,

Trang 31

ˆ Shủ trương “Không tăng trưởng” và chính sách “Phát triển tôn

rong méi sinh”

'Từ lúc phúc trình Brundtland được phổ biến năm 1987 cho tới nay, tổ chức Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề Phát triển bền vững Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái dat, đã chính thức hóa sự đồng lịng thỏa thuận của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự Phát triển bền vững gọi là Agenda 21 Rồi mười năm sau, vào năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị khác tại Johannesburg với tên gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững” Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ 21 Hội nghị cũng đã chỉ rõ chính phát triển bền vững mới là mục tiêu cuối cùng của mọi chính sách phát triển

Tóm lại, phát triển bền vững là quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hai hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ

môi trường

~_ Phát triển bền vững về kinh tế là việc sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nền

kinh tế

~_ Phát triển bền vững về xã hội là việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: Việc làm, chống đói nghèo, bắt cơng xã hội, an ninh trật tự, giảm tệ nạn

xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, tuổi thọ, tử vong,

- Phát triển bền vững về môi trường là cân bằng hệ sinh thái, khắc phục ô nhiễm môi trường, trồng và bảo vệ rừng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên

Giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ và làm tiền để cho kinh tế phát triển

*_ Phát triển kinh tế tác động tới phát triển KT-XH:

- Tích cực: Kinh tế tăng trưởng tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người tăng,

Trang 32

26

thu vào NSNN, nhờ đó đầu tư cơng cũng tăng, góp phần giải

tốt hơn các vấn đề xã hội như: Tệ nạn xã hội, việc làm

~ Tiêu cực: Nếu quá chú ý tới vấn đề phát triển kinh tế mà không để ý tới việc giải quyết các vấn đề xã hội, sẽ làm trầm trọng các vấn đề xã hội như: 'Bần cùng hóa một số phận dân cư, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tệ nạn xã hội gia tăng, các giá trị truyền thống bị mai một

+ ˆ Phát triển xã hội tác động tới tăng trưởng kinh tế:

~ Tích cực: Tạo ra sự đồng thuận xã hội, tránh các xung đột xã hội; tạo ra môi trường ổn định thu hút đầu tư, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng; mặt khác tạo ra những cơ hội để phát huy các khả năng, tiềm năng tiềm tàng,

của các cá nhân trong xã hội

~ Tiêu cực: Nếu quá chú ý các vấn đề xã hội sẽ làm giảm nguồn lực cho

phát triển kinh tế, đồng thời giảm động lực cho phát triển kinh tế

1.2 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VA CO CAU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Chỉ Ngân sách Nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm chỉ Ngân sách Nhà nước

Chỉ Ngân sách Nhà nước là một trong hai nội dung cơ bản của hoạt động NSNN Hoạt động chỉ NSNN thể hiện mục tiêu hoạt động của NSNN

Thông qua chỉ NSNN, Nhà nước mới đảm bảo các yếu tố vật chất cho quá trình hoạt động của mình Ở đây, Nhà nước chính là chủ thể đại diện cho NSNN Các yếu tố vật chất đó được phục vụ cho hoạt động cơ bản của Nhà

nước, có thể tóm tắt trên hai mặt như sau:

Thứ nhất, chỉ NSNN để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước

‘That vay, thuật ngữ “Nhà nước” trong sách vở hay trên các văn bản quy phạm pháp luật người ta thấy nó chung chung, và khá trừu tượng Nhưng

trong đời sống KT-XH hàng ngày, thì người ta lại thấy Nhà nước là thực thể

tồn tại với một cơ cấu hệ thống tổ chức đồng bộ, chặt chẽ và được thiết lập từ

Trang 33

‘ede quốc gia được xây dựng theo các mơ hình khác nhau do thiết chế

‘ trị mà quốc gia đó đã lựa chọn; nhưng điểm chung nhất là bộ máy Nhà

nước ở bắt kỳ quốc gia nào cũng bao gồm cơ quan công quyền ở hai cắp đại

diện như: Trung ương và Địa phương

Nhà nước muốn khẳng định sự hiện hữu và quyền lực của mình trong đời sống KT-XH của quốc gia và trên thế giới, thì bộ máy Nhà nước đó phải

hoạt động Hoạt động của bộ máy Nhà nước nào càng mạnh sẽ là một trong,

những nhân tố góp phần nâng cao vị thế của quốc gia đó trong khu vực và trên toàn thế giới

Tuy nhiên, muốn bộ máy Nhà nước hoạt động và đạt kết quả tốt, thì bộ máy Nhà nước rất cần một đầu vào quan trọng là nguồn lực tài chính có thể đáp ứng cho nhu cầu hoạt động đó Thông thường, kết quả hoạt động của bộ máy Nhà nước tỷ lệ thuận với quy mô và cơ cấu hợp lý của nguồn tài chính đã đầu tư cho nó Song do kết quả hoạt động của bộ máy Nhà nước chủ yếu tạo ra các hàng hóa cơng cộng thuần túy, nên khó có khả năng thu hồi chỉ phí để

tái bù đắp cho các chu kỳ hoạt động tiếp theo Do đó, NSNN đã trở thành quỹ tiền tệ chủ yếu để tài trợ cho các nhu cầu chỉ nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt

động của bộ máy nhà nước Khoản chỉ điển hình để duy trì hoạt động của bộ

máy nhà nước thường được gọi là chỉ thường xuyên của NSNN,

Thứ hai, chỉ NSNN để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Nhà nước tồn tại thì phải hoạt động theo các chức năng vốn có của nó

Các chức năng của Nhà nước được thể hiện trong đời sống KT-XH hàng ngày

là các nhiệm vụ mà do chính Nhà nước đó đặt ra, và cũng chính Nhà nước đó

phải thực hiện Thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ cần phải làm trong 1 năm hay 1 giai đoạn cụ thể thuộc về cơ quan quyền lực Nhà nước Triển khai

thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong 1 năm hay 1 giai đoạn cụ thể đó

Trang 34

28

VỀ kinh tế của một đất nước càng cao, sẽ tạo tiền đề thuận lợi để

# cao vị thế của đất nước đó về tắt cả các mặt (kinh tế, xã hội, quốc phòng,

an ninh) trên trường quốc tế; và niềm tin của người dân với Chính phủ cằm

quyền ở chính đất nước đó sẽ được củng cố vững chắc hơn Ngược lại, kết quả thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế chỉ ở mức thấp kém sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến các nguy cơ mà mỗi Chính phủ đều không mong muốn

Để củng cố vị thế của mình, Nhà nước ở mỗi quốc gia luôn sử dụng, NSNN như là một trong những cơng cụ tài chính đắc lực để cung ứng nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của mình Hình thức biểu hiện của các khoản chỉ NSNN cho

việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước thông thường được phản ảnh qua

chỉ đầu tư phát triển; một phần qua chỉ thường xuyên và chỉ khác

Nếu tiếp cận nghiên cứu chỉ NSNN như là quá trình vận động của các dòng tiền, người ta nhận thấy: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nơi các nguồn tài chính được huy động và tạo lập từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Cũng từ chính quỹ tiền tệ đó lại được chỉ dùng cho các nhu cầu khác nhau, liên quan đến nhiều

lợi ích khác nhau nên trước khi đưa vào sử dụng NSNN được phân phối thành các loại quỹ khác nhau Như vậy, chỉ NSNN bao gồm hai quá trình là phân

phối và sử dụng

Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình

thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng

Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chỉ dùng khoản tiền cắp phát từ

NSNN mà không cần trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng

Từ những nhận thức đó có thể đưa ra khái niệm chỉ NSNN như sau:

Trang 35

vậy, chỉ NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính

ược tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Vì thế

chỉ NSNN khơng chỉ là những định hướng, hay chỉ trên giấy tờ mà chỉ

NSNN phải là những việc làm cụ thể, phải được phân bổ cho từng hoạt

động, từng mục tiêu và từng công việc cụ thể thuộc các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

1.2.1.2 Nội dung chỉ ngân sách nhà nước

Để thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của mình Nhà nước cần rất nhiều các khoản chỉ Vì vậy, nội dung chỉ NSNN rất đa dạng và phong phú 'Để phân loại chỉ NSNN cần dựa trên những tiêu thức khác nhau

~ Theo tính chất phát sinh các khoản chỉ, thì chỉ NSNN bao gồm: Chỉ

thường xuyên và chỉ khơng thường xun

® Chỉ thường xuyên: Là những khoản chỉ phát sinh tương đối đều đặn

cả về mặt thời gian, không gian và quy mô khoản chỉ Nói cách khác, đó là

những khoản chỉ được lặp đi, lặp lại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định Phần lớn chỉ thường xuyên mang tính chất tiêu dùng nên thường được sử dụng hết trong một thời gian ngắn Các khoản chỉ thường xuyên bao gồm: Chỉ tiền lương và các khoản có tính chất lương, chỉ nghiệp vụ phí, chỉ duy tu bảo dưỡng,

'® Chỉ không thường xuyên: Là những khoản chỉ phát sinh không đều đặn và bất thường như: Chỉ đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cắp thiên tai địch họa, trong đó chỉ đầu tư phát triển thường được coi là phần chủ yếu của chỉ

không thường xuyên

- Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chỉ NSNN được chia thành chỉ tiêu dùng và chỉ tích lũy

© Chỉ tiêu dùng: Là những khoản chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu

Trang 36

30

chỉ lương, các khoản chỉ có tính chất lương và chỉ cho hoạt

„ Nói chung, các khoản chỉ cho tiêu dùng là những khoản chỉ mang tính

ất thường xun

| ® Chỉ tích lũy: Là những khoản chỉ mà hiệu quả của nó có tác dụng 'lâu đài, là các khoản chỉ chủ yếu được sử dụng trong tương lai Nói cách

“khác, đây là những khoản chỉ làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, bao gồm: Chỉ đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ cắp vốn lưu động, chỉ dự trữ vật tư của Nhà nước, chỉ nghiên cứu khoa

học công nghệ,

~ Theo mục tiêu, chi NSNN bao gồm: Chỉ cho bộ máy Nhà nước và chỉ

thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

® Chi cho bộ máy Nhà nước: Là những khoản chỉ để duy trì hoạt động,

bình thường của bộ máy Nhà nước như: Chỉ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,

mua sắm trang thiết bị, chỉ cho đội ngũ cán bộ công chức, các khoản chỉ vật

tư, văn phịng phẩm, cơng tác phí, hi ngh,

âđ Ch NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: Là các khoản chỉ cho an ninh, quốc phòng để duy trì hoạt động bình thường của

các lực lượng an ninh, quốc phòng, chỉ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, chỉ đảm bảo xã hội, chỉ phát triển kinh tế và các khoản chỉ khác như hỗ trợ các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp,

~ Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các như cầu của Nhà nước và tài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội (Nhà nước với te cách là người mua hàng hóa, dịch vụ của thị trường), thì chỉ NSNN bao gồm: Chỉ thanh tốn và chỉ chuyển giao

© Chỉ thanh toán: Là việc Nhà nước chỉ trả để được hưởng những hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cung cấp cho Nhà nước Chỉ thanh tốn mang tính hồn trả trực tiếp với sự vận động ngược chiều của hai hình thái tiền tệ và

hàng hóa, dịch vụ

Trang 37

* chuyển giao: Là những khoản chỉ mang tính chất một chiều từ

ˆ Nhà nước, như: Chỉ tài trợ, trợ cắp, trợ giá, cứu trợ, viện trợ,

= Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, thì chỉ NSNN bao gồm

các nội dung sau:

€® Chỉ ngân sách để sản xuất và cung ứng các hàng hóa cơng cộng thuần túy, như: An ninh, quốc phòng; quản lý hành chính; phúc lợi công cộng; trật tự xã hội, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai,

® Chi ngân sách để sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng không thuần túy, như: Giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội và một số hoạt động sự nghiệp kinh tế khó có thể tư nhân hóa,

© Chi NSNN để sản xuất và cung ứng một số hàng hóa thiết yếu như:

Điện, nước sinh hoạt,

® Chi NSNN cho đầu tư sản xuất và cung ứng một số hàng hóa cá nhân mà Nhà nước cho là cần thiết phải nắm giữ để định hướng và quản lý nền

kinh tế

Như vậy, chỉ NSNN bao gồm rất nhiều các khoản chỉ khác nhau theo

các tiêu thức phân loại khác nhau Trên đây chỉ là một số cách phân loại

thông thường Theo mỗi cách phân loại chỉ NSNN có những ưu, nhược điểm

khác nhau Tùy theo mục đích nghiên cứu và quản lý NSNN mà có thể vận dụng các cách phân loại khác nhau sao cho thuận lợi và có hiệu quả nhất

1.2.2 Cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước

1.2.2.1 Tỗng quan về cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước

Cơ cấu là một danh từ chỉ cách tổ chức sắp xếp các thành phần, bộ

phận trong nội bộ nhằm thực hiện chức năng chung của chủ thẻ

Trang 38

32

e một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh của NSNN Để tránh rơi ‘Wo tinh trạng siêu hình, nghiên cứu cơ cấu chỉ NSNN phải xác định cụ thể

phạm vi thời gian, không gian, gắn liền với bối cảnh lịch sử mà chỉ NSNN

được thực hiện

Để xác định độ lớn hay “tầm cỡ” NSNN người ta sử dụng khái niệm quy mô Thông thường, quy mô chỉ NSNN được đo bằng các chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối như tỷ trọng chỉ NSNN so với GDP (%) và số chỉ 'NSNN tuyệt đối hàng năm (Kíp,USD, ) Trong khi đó, khái niệm cơ cấu chỉ NSNN được dùng để xem xét các chỉ tiết về NSNN của Nhà nước Cơ cấu chỉ NSNN cho phép nghiên cứu các vị trí và tằm quan trọng của từng khoản mục chỉ trong tổng thể chỉ NSNN Nếu các nội dung chỉ được xếp

loại theo những tiêu thức thích hợp của phương pháp phân loại chỉ NSNN

thì cơ cấu chỉ NSNN sẽ được bố trí mạch lạc, có hệ thơng thống nhất, phục

vụ tốt các mục đích điều hành, nghiên cứu dự báo, góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng NSNN

Trong khi những nghiên cứu về quy mô thuộc loại nghiên cứu tổng thể thì những nghiên cứu về cơ cấu thuộc loại nghiên cứu chỉ tiết Nghiên cứu cơ cấu là sự bổ sung không thể thiếu của nghiên cứu quy mô Sự kết hợp nghiên

cứu cơ cấu với nghiên cứu quy mô sẽ cho phép đưa ra những hình ảnh vừa

tổng quát vừa chỉ tiết về NSNN trong một thời kỳ nhất định của một Nhà nước Còn nghiên cứu cơ cấu là nghiên cứu cụ thể vị trí, tằm quan trọng, kích thước, tỷ lệ từng chỉ tiết nào, bộ phận nào hợp lý, cần duy trì, cần được ưu tiên phát triển và những bộ phận, chỉ tiết nào kém quan trọng hơn, có thể là

thừa, cần hạn chế, cắt bỏ (nếu chưa hoàn chỉnh) Rõ ràng nghiên cứu cơ cấu

chỉ cho phép phân tích, nhận định về quan hệ giữa các chỉ tiết cấu thành tổng

thé chi NSNN

Đương nhiên, khi nghiên cứu NSNN cần đề cập đến cả cơ cấu, quy mô

Trang 39

_ + Cơ cấu chỉ NSNN được tiếp cận thông qua các chỉ tiêu định tinh

cấu định tính) và các chỉ tiêu định lượng (cơ cấu định lượng)

~ Về định tính: Cơ cấu chỉ NSNN bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nội dung chỉ NSNN được sắp xếp theo tiêu thức nhất định gọi là tiêu thức phân

loại chi NSNN Vi dy: Chỉ NSNN được chia thành các nội dung chỉ cho quốc

phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo, quản lý nhà nước, y tế, đầu tư phat triển, dự

trữ, trả nợ, cơ cấu định tính chưa cho biết mức độ chỉ cho từng khoản mục là bao nhiêu

~ Về định lượng: Các khoản mục chỉ NSNN được lượng hoá qua các số đo cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm (theo phân loại định tính) so với tổng chỉ

NNSNN hàng năm hoặc so với tổng GDP Những tỷ lệ này được gọi là tỷ trọng X của từng khoản chỉ) trong tổng chỉ NSNN (hoặc tỷ trọng so với GDP),

chúng cho phép xác định vị trí, tầm cỡ của khoản chỉ so với tổng số (hoặc so với quy mô nền kinh tế) Qua đó, thấy được mức độ quan trọng của mỗi khoản chỉ, phản ánh sự lựa chọn ưu tiên của Nhà nước trong bố trí cơ cấu, tỷ

trọng các nội dung chỉ NSNN trong mỗi thời kỳ

Cơ cấu chỉ NSNN vừa mang tính chất tĩnh, vừa có tính chất động Nghiên cứu cơ cấu chỉ NSNN sẽ cho biết tình hình sử dụng NSNN trong một thời điểm cụ thể hoặc trong một thời kỳ nhất định Tại một thời điểm cụ thể,

ta có thể “chụp ảnh” được tình hình chỉ NSNN của một Nhà nước cụ thể với

một kết cấu định tính cụ thể và những tỷ trọng định lượng cụ thể Cơ cấu chỉ 'NSNN cho ta biết được tình hình sử dụng NSNN tại một thời điểm cụ thẻ

“Trong phạm vi nguồn lực tài chính nhà nước của thời điểm đó NSNN đã được phân chia sử dụng như thế nào, vào những mục đích gì, mức độ là bao nhiêu

Khi xem xét trong khoảng thời gian, ta có thể “quay phim” được tình hình sử dụng NSNN của một thời kỳ nào đó, thơng qua đó xem xét sự vận

Trang 40

° * 34

tùy thuộc vào mức độ và thời lượng của những tác động của các yếu

tổ ảnh hưởng tới cơ cấu chỉ NSNN

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chỉ Ngân sách Nhà nước 'Cơ cấu chỉ NSNN chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, do đó ở mỗi thời kỳ khác nhau nội dung cơ cấu chỉ NSNN cũng phải thay đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Có thể khái quát một số nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu chỉ NSNN

như sau:

a Sự phát triển

Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nhân tố vừa tạo ra khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chỉ một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung cơ cấu chỉ trong từng thời kỳ nhất định

Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì trước hết là phải có chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhờ vậy, mới có vốn để đầu tư phát triển lực lượng sản xuất Sau đó là nâng cao trình độ người lao động, trình độ cơng, cụ lao động kết hợp với trình độ tổ chức, quản lý, trao đổi lao động phải biết vận dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất

b Khả năng tích lấy của nền kinh tế

Khả năng tích lũy của nền kinh tế, nhân tố này càng lớn thì khả năng chỉ đầu tư phát triển kinh tế càng lớn Tuy nhiên, việc chỉ NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế còn tuỳ thuộc ở khả năng tập trung nguồn tích lũy vào

NSNN và chính sách-chỉ của NSNN trong từng giải đoạn lich sử Từ đó, nội

dung và quy mô các khoản chỉ NSNN cũng vì thế mà thay đổi theo

Chỉ tích luỹ của NSNN là những khoản chỉ làm tăng cơ sở vật chất và

lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, chính là khoản chỉ đầu t triển cơ sở hạ tằng, chỉ hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước, chỉ các dự án

quốc gia dé tạo nguồn thu tài chính cho NSNN

Ngày đăng: 17/02/2017, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w