Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 2.2.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của một 2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện các mô hình
Trang 1Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii
2.1.1 Lý luận về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.2 Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 12
2.1.3 Vai trò và lợi ích của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso
2.1.4 Đặc điểm và nguyên tắc của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây
2.2 Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản 23
Trang 2Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv
2.2.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của một
2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sa Pa trong tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Atiso nguyên liệu 28
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Sa Pa 34
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của các tác nhân tham gia liên
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng liên kết 45
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả kinh tế của liên kết 46
4.1 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
4.1.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây Atiso nguyên liệu 48
4.1.2 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
4.1.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thu cây
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v
4.1.4 Đánh giá lợi ích khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiệu thụ cây
4.1.5 Nhu cầu tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai 83
4.2.3 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp và người thu gom 88
4.2.4 Đánh giá chung về cơ hội và thách thức trong tăng cường liên kết
4.3 Định hướng và giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 91
4.3.2 Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi
: Trung học phổ thông : Lao động
: Diện tích : Số lượng : Nông nghiệp : Thương mại – Dịch vụ : Giá trị
: Ủy ban nhân dân
Trang 5Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii
4.4 Tình hình chung của hộ điều tra năm 2015 61 4.5 Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2015 62 4.6 Tình hình tham gia liên kết của các hộ điều tra năm 2015 63 4.7 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất Atiso của các hộ điều tra
4.8 Tình hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Traphaco Sa Pa 65 4.9 Vùng nguyên liệu của công ty TNHH MTV Traphaco Sa Pa 66 4.10 Đặc điểm của người thu gom các sản phẩm từ cây Atiso 67 4.11 Tiêu chí quyết định liên kết của người sản xuất 68
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii
4.12 Hình thức, nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ atiso
4.13 Các phương thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ atiso
4.14 Phương thức thanh toán của các hộ điều tra 71 4.15 Kết quả, hiệu quả sản xuất cây Atiso nguyên liệu của các hộ
4.16 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cây Atiso nguyên liệu với cây
4.17 Phân tích lợi ích của tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ cây
4.18 Phân tích lợi ích của tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ atiso của các tác nhân khác liên quan tại huyện Sa Pa năm 2015 80 4.19 Nhu cầu về đối tượng, hình thức, nội dung liên kết (%) 81 4.20 Lợi ích mong muốn nhận được khi tham gia liên kết 82 4.21 Phương hướng tham gia liên kết trong thời gian tới 83 4.22 Mức độ hiểu biết của hộ điều tra về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây Atiso ở huyện Sa Pa 86 4.23 Lý do các hộ nông dân không tham gia liên kết 86 4.24 Phân tích SWOT trong tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix
4.1 So sánh kết quả sản xuất giữa hộ liên kết và hộ không liên kết 75 4.2 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cây atiso nguyên liệu giữa hộ
4.3 Hiệu quả sản xuất giữa hộ liên kết trồng atiso và hộ sản xuất rau
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá kinh tế là kết quả sự phát triển của lực lượng sản xuất Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở nước ta có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về định hướng phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn đã khẳng định giải pháp “gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn Nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế hộ nông dân” Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký hợp đồng liên kết kinh tế với nông dân bằng nhiều hình thức nhằm hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông hộ làm ra với giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, nhu cầu về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bổ dưỡng sức khoẻ là rất lớn Trong khi đó, nguồn thảo dược được trồng lại rất ít, chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, do đó, dược liệu ngày càng khan hiếm, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi Có mặt tại Sa Pa vài năm gần đây nhưng cây Atiso đang được nhiều hộ dân trồng thay thế cho cây lúa và các loại rau màu Bởi vì, đây là loại thảo dược mang lại giá trị kinh tế cao lại rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Sa Pa Nhiều hộ dân ở Sa Pa đã thoát nghèo, làm giàu nhờ cây Atiso – cây thảo dược mang lại hiệu quả kinh tế cao Atiso được xem là cây ‘vàng’ khi nó được đảm bảo đầu ra bền vững bởi hãng dược phẩm hàng đầu Việt Nam Có được kết quả
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2
như vậy là nhờ sự liên kết có hiệu quả giữa các hộ nông dân sản xuất cây atiso nguyên liệu với các tác nhân khác Đó là sự liên kết trong cung ứng vật tư đầu vào, cây giống, vốn, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết trong tiêu thụ cây atiso nguyên liệu Tuy nhiên, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố như: các yếu tố từ phía người sản xuất (đất đai manh mún, nhận thức của người dân về hợp đồng kinh tế còn hạn chế, khả năng của người dân trong đàm phán ký kết các hợp đồng tiệu thu còn khó khăn ); các yếu tố liên quan đến các công ty và đơn vị thu gom (cơ chế giá cả chưa rõ ràng, ràng buộc về mặt pháp lý trong hợp đồng còn lỏng lẻo, thiếu những
tư vấn và hỗ trợ đặc lực về mặt kỹ thuật cho người dân sản xuất ) và vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý và thúc đẩy các hình thức liên kết còn hạn chế, nên chưa khai thác được tối đa tiềm năng sản xuất cây atiso nguyên liệu tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân địa phương
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” để tìm hiểu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ cây atiso nguyên liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường liên kết giữa các bên có liên quan nhằm phát triển bền vững cây atiso nguyên liệu trong
thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu
Trang 10Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3
thụ cây atiso nguyên liệu
- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiệu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân ở huyện Sa Pa;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân ở huyện Sa Pa;
- Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso
nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Sa Pa Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân, doanh nghiệp, cơ quan có liên quan
đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của các hộ nông dân, về qui mô, phương thức, cách thức tổ chức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu… của các hộ nông dân trên địa bàn huyên Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các hộ nông dân, các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan thuộc huyện năm 2015
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây atiso ở huyện Sa Pa diễn ra như thế nào?
- Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso của các hộ nông dân hiện nay ra sao? Những lợi ích mà các bên tham gia liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là gì?
- Đâu là những yếu tố có ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây Atiso nguyên liệu ở địa bàn nghiên cứu?
- Đâu là những giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây Atiso nguyên liệu trên địa bàn huyện Sa Pa trong thời gian tới?
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5
lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn (tư bản), sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích lũy tài sản để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài” (David Colman & Tre Vor Young, 1994)
Về thực chất, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch
vụ (đầu ra) (David Colman & Tre Vor Young, 1994)
b/ Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất
Trong sản xuất thì có rất nhiều các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người Những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất còn được gọi là các yếu tố đầu vào và sản phẩm tạo ra được gọi là các yếu tố đầu ra (David Colman & Tre Vor Young, 1994)
- Các yếu tố đầu vào bao gồm : Lao động, đất đai, vốn, các loại phân bón, thuốc BVTV … Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau: Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất cho hay các sản phẩm tinh thần cho chính bản thân người lao động và xã hội Sức lao động là toàn
bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động Chất
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6
lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được Trong nông nghiệp đất tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất Trong công nghiệp, thương mại đất đai đóng vai trò là
cơ sở, nền móng, địa bàn phân bố Vốn sản xuất là giá trị của toàn bộ các đầu vào bao gồm các tài sản, vật phẩm và tiền dùng trong sản xuất kinh doanh Vốn là yếu
tố cơ bản trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa (vốn vận động không ngừng trong quá trình sản xuất, lưu thông), giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời tạo điều kiện khai thác tốt hơn các nguồn lực khác Quy trình công nghệ là tổng thể các phương pháp sản xuất, chế biến, thay đổi trạng thái, thuộc tính, hình thức nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất Nó là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và là chỉ tiêu kinh tế của đơn vị sản xuất Ngoài ra còn có các yếu tố khác: nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô sản xuất, hình thức tổ chức kinh tế tối ưu, sự tác động qua lại giữa các ngành, các thành phần kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm (David Colman & Tre Vor Young, 1994)
- Các yếu tố đầu ra là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố đầu vào thông
qua quá trình sản xuất Những sản phẩm này thường được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu của con người, nó có thể được tiêu dùng trực tiếp nhưng cũng có thể trở thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác Do đó đòi hỏi trong quá trình sản xuất thì việc tổ chức các yếu tố đầu vào phải cân đối với nhau và các đầu vào trong sản xuất phải được hoạch toán để tối thiểu hoá chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho các hộ nông dân Vì vậy, khi sản xuất cần chú ý tới giá trị các yếu
tố đầu vào tạo ra chi phí trong sản xuất (David Colman & Tre Vor Young, 1994)
Ngoài ra, thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế (chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đầu tư ) là những yếu tố bên ngoài nhưng có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển sản xuất
2.1.1.2 Lý luận về tiêu thụ sản phẩm
a/ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu thụ Tuy nhiên, bản chất của tiêu thụ sản phẩm vẫn được hiểu một cách thống nhất Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, đó là quá trình làm cho sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường (Nguyễn Đình Diệu, 2002)
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục (Nguyễn Đình Diệu, 2002)
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa được cấu thành từ các yếu tố sau:
- Chủ thể tham gia: người mua và người bán
- Đối tượng tham gia: hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ
- Nơi diễn ra: thị trường
b/ Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường Tiêu thụ sản phẩm giúp cho cung và cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ cân bằng trên thị trường, tránh hiện tượng cung cầu chênh lệch nhau quá lớn gây bất ổn định thị trường cũng như xã hội (Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004)
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện uy tín của doanh nghiệp, sự thích ứng nhu cầu, sự hoàn thiện của các dịch vụ Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, dựa trên kết quả đó hạch toán kinh doanh, lỗ, lãi để đánh giá kết quả sản xuất, từ đó giúp các đơn vị xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo (Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004)
Tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội, gắn sản xuất với tiêu dùng, đồng thời hướng dẫn, tư vấn tiêu dùng Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ, nhưng để đưa
nó đến được với người tiêu dùng, với xã hội cần phải có hoạt động tiêu thụ sản phẩm Có hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì người tiêu dùng, cũng như xã hội mới biết được vai trò, công dụng của hàng hoá dịch vụ đó (Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004)
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm
Nguồn: Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối gắn người sản xuất với người tiêu dùng Thông qua tiêu thụ, người sản xuất hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra đối sách thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu Cũng thông qua tiêu thụ người tiêu dùng
có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình
Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm được dùng làm tiêu thức để so sánh doanh nghiệp với nhau Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện vị trí, quyền lực, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Cầu tiền Khả năng thanh toán
Tối đa hoá lợi ích mỗi
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
c/ Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ
Tiêu thụ nông sản chịu tác động của rất nhiều yếu tố nhưng nhìn chung có bốn nhân tố chính sau ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản phẩm (Từ Thị Thanh Hiệp, 2003)
- Nhóm nhân tố thị trường bao gồm: nhu cầu thị trường, lượng cung
ứng và giá cả của nông sản phẩm Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng và cơ cấu dân cư của từng vùng, từng khu vực Thông thường thu nhập tăng tỷ lệ thuận với tăng nhu cầu tiêu dùng Tuy nhiên, đối với sản phẩm nông nghiệp đáp ưng nhu cầu thiết yếu có nhu cầu giảm, ngược lại sản phẩm cao cấp, được chế biến lại tăng mạnh
- Nhóm nhân tố về công nghệ chế biến: Công nghệ chế biến tiên tiến sẽ
tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và từ đó sẽ nâng cao giá cả bán ra Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống giao thông, phương tiện thông tin, vận chuyển, kho tàng, bến bãi… tốt sẽ đảm bảo lưu thông nông sản nhanh chóng và kịp thời
- Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ thể hiện ở trình độ của
người sản xuất trong việc phối hợp với các cá nhân, tổ chức khác trong việc đưa nông sản từ nơi sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng Ngoài ra, trình độ của người sản xuất trong việc nắm bắt thông tin thị trường, kiến thức marketing và
tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ và giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp
- Nhóm nhân tố về sản xuất: Việc lựa chọn sản xuất cây trồng, vật nuôi
của người sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn tới mức độ tiêu thụ nhanh hay chậm, nếu sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường sẽ dễ dàng trong tiêu thụ; Số lượng, chất lượng nông sản và giá thành sản xuất sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm và giá nông sản bán ra
- Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô: Một số chính sách tạo điều kiện thuận
lợi trong việc khai thông thị trường, ảnh hưởng tốt đến tiêu thụ nhưng ngược lại một
số chính sách lại gây cản trở cho quá trình tiêu thụ nông sản như chính sách đầu tư,
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
tiêu dùng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
2.1.1.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm
a/ Khái niệm
Kênh tiêu thụ sản phẩm hay kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp giữa người sản xuất, người tiêu dùng và giới trung gian để chuyển giao quyền sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể hay một dịch vụ nào đó từ người sản xuất đến người tiêu dùng (Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004)
Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Việt Nam là nước có nhiều loại hàng nông sản đáp ứng thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên, chất lượng nông sản của nước ta hiện nay còn thấp, giá thành sản xuất cao, công nghệ bảo quản chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu… dẫn đến hiện tượng ứ đọng, không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh và bị ép giá gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp Để tạo dựng vị thế trên thị trường trong nước và thế giới cần có nhiều giải pháp, các giải pháp này phải được giải quyết đồng bộ có lựa chọn, có mục tiêu, có bước đi vững chắc, trong đó lựa chọn kênh tiêu thụ nông sản phẩm trong thị trường tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng
b/ Chức năng của kênh tiêu thụ
Nhờ có mạng lưới kênh tiêu thụ mà người sản xuất khắc phục được những khó khăn về thời gian, địa điểm, khoảng cách trong quá trình tiêu thụ sản phẩm Các thành viên kênh phải thực hiện các chức năng chủ yếu sau (Nguyễn Nguyên
Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004):
- Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới
- Hoàn thiện hàng hóa về chất lượng, chủng loại, mẫu mã
- Thoả thuận giá cả với người mua
- Tổ chức lưu thông, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá
- Nghiên cứu và đề ra những biện pháp phòng chống nhằm giảm bớt rủi ro
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11
về mọi hoạt động của kênh tiêu thụ
c/ Phân loại kênh tiêu thụ
Trên thực tế có nhiều loại kênh tiêu thụ khác nhau Các kênh tiêu thụ của sản phẩm do tính chất của sản phẩm đó quy định và tình hình phát triển thị trường ở mỗi vùng, mỗi quốc gia quy định Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ như sau (Nguyễn Nguyên Cự và
Hoàng Ngọc Bích, 2004):
Kênh tiêu thụ trực tiếp: Nhà sản xuất trực tiếp phân phối hay bán các
sản phẩm làm ra cho tận tay người tiêu dùng, không qua trung gian Kênh tiêu thụ trực tiếp thường xảy ra ở quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ và sản phẩm tươi sống khó bảo quản
Kênh tiêu thụ gián tiếp: là kênh có trung gian tham gia Trung gian là cầu
nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, các loại trung gian bao gồm: người thu gom, đại lý, HTX tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, siêu thị, các công ty, các tổng công ty, các công ty và các tổng công ty xuyên quốc gia Thông qua vai trò của các trung gian phân phối, người sản xuất và doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, có điều kiện tập trung vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
SXNN SXNN SXNN SXNN SXNN SXNN SXNN
Thu gom gom
Thị trường nước ngoài Bán lẻ
Bán buôn
Người xuất khẩu
Thu gom gomgom
Thu gom gom,
Thu gom Thu gom
gom
Người tiêu dùng
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12
Sơ đồ 2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu
Nguồn: Nguyễn Nguyên Cự và Hoàng Ngọc Bích, 2004
2.1.2 Lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
a/ Khái niệm “liên kết”
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “Liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh
tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước”
Theo từ điển ngôn ngữ học (1992) thì liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ
Vậy ta có thể kết luận liên kết là sự tham gia tự nguyện của các bên khác nhau trên tinh thần hợp tác cùng phát triển và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của các bên
b/ Khái niệm liên kết kinh tế
Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn
vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”
Theo David W Pearce (1999), “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi
mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13
nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”
Theo Trần Văn Hiếu (2005), “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới các hình thức
tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”
Theo quyết định số 38/1989/QĐ – HĐBT ngày 4 tháng 4 năm 1989 của Hội đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ và các văn bản của nhà nước ta, liên kết kinh tế được hiểu là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tế chính
là những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết kinh
tế phát triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế; Tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định được gọi là liên kết kinh tế”
Một số tác giả còn phát triển quan điểm liên kết kinh tế thành các phương thức khác nhau bao gồm liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc
Liên kết theo chiều dọc là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm) Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh Kết
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14
quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2006)
Liên kết theo chiều ngang là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay
cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế nhờ quy
mô của tổ chức liên kết Kết quả của liên kết theo chiều ngang là hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, liên minh, hiệp hội… và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định Với hình thức liên kết này, ngành nông nghiệp có thể hạn chế được sự ép giá nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự
làm chủ thị trường nông sản
c/ Khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
Từ những khái niệm và nội dung về liên kết, liên kết kinh tế ta có thể đưa ra khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu: liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là biểu hiện sự hợp tác, nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu trong các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu có thể diễn ra và thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý
Liên kết kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ cây atiso là hình thức kết hợp các đơn vị sản xuất kinh doanh atiso lại với nhau, dựa trên cơ sở tự nguyện liên kết lại với nhau trong một khâu hoặc nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh atiso
để các đơn vị cùng ổn định và phát triển lâu dài Đó là sự liên kết giữa hộ nông dân
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15
sản xuất cây atiso nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến Các hộ nông dân đảm nhiệm sản xuất cây atiso cung cấp cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp với tiềm lực kinh tế của mình thực hiện đầu tư vốn, vật tư, chuyển giao khoa công nghệ cho hộ nông dân Liên kết kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ cây atiso là sự liên kết giữa hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh atiso với các tổ chức tín dụng trong đầu tư vốn, với các nhà khoa học trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, với Nhà nước trong thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước
2.1.3 Vai trò và lợi ích của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
Với hộ sản xuất cây atiso sẽ được cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra ổn định với giá cả hợp lý, được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và được cung cấp thị trường
mà không phải trả phí nên có thể yên tâm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ Thông qua liên kết, các hộ trồng atiso có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật
Với các tác nhân cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra có thể chủ động được
kế hoạch sản xuất nhờ có thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp đầu vào ổn định Các doanh nghiệp sẽ giảm được khá nhiều chi phí cho những khâu trung gian trong thu mua hoặc phân phối Thông qua liên kết, các doanh nghiệp thể hiện được vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng được nâng lên trong khu vực liên kết
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu giúp củng cố liên minh công nông, đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá sản xuất và giúp hình thành nên một cộng đồng nông dân chuyên nghiệp
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu tạo điều kiện để phát huy lợi thế của từng tác nhân trong ngành hàng dược liệu để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và có số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường
Thông qua liên kết, giúp hình thành chuỗi giá trị ngành hàng mà ở đó, lợi ích
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16
xã hội được phân phối hài hoà hơn cho các tác nhân tham gia nhất là những hộ trồng atiso vốn không có nhiều lợi thế trong giao dịch
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu giúp điều kiện kinh
tế của các hộ nông dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, tức là góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
Như vậy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển của ngành hàng cây atiso nguyên liệu, xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi tác nhân tham gia
để nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe
của thị trường trong bối cảnh hội nhập
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
2.1.4 Đặc điểm và nguyên tắc của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
a/ Đặc điểm của liên kết
Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ và phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh
Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thoả thuận, hợp đồng từ trước giữa các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất chè,…
Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyện liệu là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết (doanh nghiệp, hộ nông dân,…) Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại
Liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết (doanh nghiệp,
hộ nông dân) thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp định, điều lệ,…nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh chè doanh nghiệp và hộ nông dân
Với quy mô sản xuất cây atiso nguyên liệu ngày càng mở rộng, trong khi cầu về aitso lại có giới hạn, nên liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu đòi hỏi phải có các biện pháp và kế hoạch chi tiết, cụ thể để tránh hiện tượng hộ nông dân bỏ trồng cây atiso
Trong liên kết để sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng tạo động lực để hộ nông dân trồng cây aitso Doanh
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
nghiệp có thể hỗ trợ vốn, nguyên liệu đầu vào sản xuất và là nơi tiêu thụ an toàn cho các hộ trồng cây atiso nguyên liệu
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây aitso nguyên liệu chính là quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng toàn diện và chuyên sâu Phát triển toàn diện nghĩa là góp phần đa dạng cây trồng và vật nuôi ở vùng sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng chuyên sâu nghĩa
là nâng cao hiệu quả trồng cây atiso kết hợp với phát triển TTCN, công nghiệp chế biến ở địa phương
b/ Nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên
kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng
Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng suất
và chất lượng sản phẩm ngày càng cao Liên kết kinh tế phải nâng cao được trình
độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể trên cơ sở giá bán
và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008)
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữa
các bên tham gia liên kết
Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia được thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao khi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự thoả thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng
về các thành công cũng như thất bại và rủi ro Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế, tổ chức kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát
từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa
là tiến hành trên cơ sở gò bó, gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
công, kém hiệu quả (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008)
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên
tham gia liên k ết
Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết kinh
tế với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết Các bên tìm đến với nhau thoả thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợi ích lâu dài Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hoà lợi ích giữa các bên sẽ tạo nên chất kết dính bền vững Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số chủ thể nào
đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liên kết, mối liên hệ đã được thiết lập Sự phân chia lợi nhuận, phổ biến thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phí giá cả cần được tiến hành thoả thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo công bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên kết (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008)
Bốn là, phải thực hiện trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các bên
tham gia liên kết, và thông qua hợp đồng kinh tế
Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhiều quan hệ kinh tế được phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của các bên tham gia Liên kết giữa họ thường xuyên và bền chặt vì các bên đều đạt được lợi ích của mình khi tham gia Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến một nền sản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế cần phải được thể chế hoá bằng luật pháp dưới hình thức hợp đồng kinh tế, điều
lệ, hiệp ước của tổ chức liên kết… Khi các mối liên kết đã được pháp lý hoá, một mặt nâng cao vị thế cho các bên tham gia, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của họ cũng như tạo điều kiện thuận
Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước cho phép, đồng thời được pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau Cho nên, để
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết những tranh chấp giữa các bên có quan hệ kinh tế với nhau đều phải có khế ước hay hợp đồng kinh
tế được ký kết theo đúng luật pháp của quốc gia Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, mọi mối liên kết kinh tế muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện theo đúng pháp luật, phải thông qua hợp đồng kinh tế Có như vậy nhà nước mới đủ căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa các bên Đối với hoạt động liên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn định, thường xuyên, lâu dài lại càng cần được tiến hành qua hợp đồng kinh tế Nó còn
là những căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giải quyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra giữa các bên, làm cho các quan hệ kinh tế liên kết ngày càng bền chặt hơn (Phan Xuân Dũng, 2007)
Việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Sự phát triển của liên kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, mức độ tập trung hóa ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tế ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn Liên kết kinh tế là sợi dây, là chất nhựa gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường Hoạt động liên kết kinh tế là nhằm phát triển, tìm kiếm, khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng , tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm, rút ngắn và đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng và phát triển thị trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao (Phan Xuân Dũng, 2007)
Tùy từng loại hình tổ chức và yêu cầu của sản xuất kinh doanh, mức độ liên kết giữa các thành viên có thể theo từng loại công việc, từng bước của công nghệ sản xuất, theo từng loại sản xuất hoặc theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn hóa cũng như cung ứng, chuẩn bị sản xuất, bảo quản, tiêu thụ…
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
2.1.5.1 Các yếu tố từ phía hộ nông dân
a Trình độ và nhận thức của chủ hộ về liên kết
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tùy điều kiện của hộ để chủ hộ đưa ra quyết định sản xuất cái gì, sản xuất thế nào … việc đưa ra quyết định sản xuất đó phụ thuộc vào trình độ, nhận thức, kinh nghiệm, tuổi của chủ hộ Vì vậy, nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu cần tìm hiểu đặc điểm của chủ hộ để đưa ra giải pháp hợp lý
b Lao động của hộ
Lao động là yếu tố quyết định đến việc thực hiện sản xuất, được thể hiện qua quy mô sản xuất, tình hình sản xuất của hộ Nếu số lượng lao động nhiều, chất lượng lao động tốt thì việc sản xuất sẽ phát triển Vì vậy, nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu cần nghiên cứu về tình hình lao động của hộ để có những phương án đầu tư phù hợp
c Đất đai
Đất đai là yếu tố quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Trong tròng cây atiso nguyên liệu, diện tích mặt đất là một trong các yếu tố quyết định tới quy mô trồng cây atiso Muốn nâng cao liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu của hộ cần tính đến diện tích đất của hộ
để lựa chọn qui mô và có sự phân bổ phù hợp
d Vốn, tín dụng
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh Đối với các hộ trồng cây atiso nguyên liệu, với điều kiện nguồn vốn nhất định sẽ lựa chọn hình thức và quy mô trồng cây atiso khác nhau, việc đầu tư chuồng trại, trang thiết bị, cây giống, khoa học kĩ thuật, … phụ thuộc rất lớn vào lượng vốn của hộ Vì vậy, nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu cần tìm hiểu vấn đề kinh tế của hộ để đưa ra hướng đi đúng
2.1.5.2 Hình thức sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
Tùy điều kiện kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của địa phương, của từng tiểu vùng và của từng hộ mà quyết định tổ chức hình thức trồng trọt khác
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
nhau Đối với quy mô lớn, cần đầu tư ban đầu lớn, nhưng lại có thể đa dạng sản phẩm, tập trung sản xuất nên mang lại hiệu quả cao hơn, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn Đối với quy mô nhỏ lẻ, đầu tư ban đầu ít, chất lượng không cao, mức độ liên kết không nhiều Vì vậy khi nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu cần nghiên cứu đặc điểm của các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau để đưa ra các giải pháp phù hợp với từng loại hình và phương
thức trồng cây atiso
2.1.5.3 Khả năng của doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
Trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong liên kết với các hộ nông dân để sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến
sự hiệu quả hợp tác sản xuất giữa bốn nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông Chính vì vậy, nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu cần nghiên cứu khả năng của doanh nghiệp trong liên kết
sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
2.1.5.4 Chính sách của Đảng và Nhà nước
Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Để nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu thì ngoài các chính sách của Đảng và nhà nước thì những cơ chế, chính sách hỗ trợ của huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện Vì vậy, các chính sách hỗ trợ của tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa có ảnh hưởng lớn đến việc thực liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây atiso nguyên liệu
2.1.5.5 Các yếu tố từ nhà khoa học
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, TBKT để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Tuy nhiên cho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết “bốn Nhà”
Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các mô hình, chương trình, dự án nghiên cứu Ngay cả những hợp đồng được kí kết thông qua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng
2.2 Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản
2.2.1 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Trung Quốc
Sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hóa sản xuất – chế biến – tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa
Có 4 hình thức của sản nghiệp hóa:
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần…rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất Trong
đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hướng sản xuất cho nông dân Nông dân đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp sản xuất Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất
Thứ hai, hình thức hợp tác nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác nông
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân
Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia
sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ…Giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi
Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản
2.2.1.2 Kenya
Kenya là nước sản xuất chè đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2006 Ở đây, chè là nguồn đổi ngoại tệ mà Kenya kiếm được Vào năm 2002, chè chiếm khoảng 20% GDP nông nghiệp của Kenya Sản xuất chè của Kenya được mở rộng với tốc độ nhanh Năm 1963, Kenya đã sản xuất được 18 tấn và đến năm
2000 đã sản xuất được 260.000 tấn và đạt được 350.000 tấn vào năm 2005 Có được năng suất và sản lượng cao như vậy là do nhà nước Kenya tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất và đóng gói sản phẩm, tăng diện tích trồng chè cho nông dân, quy hoạch dồn điền đổi thửa, định hướng chuyển dịch phù hợp, giới thiệu cho nông dân các mối sản xuất mới hiệu quả cao…Cùng với những chính sách khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất…Ví dụ: Chính sách khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dân mất mùa chưa trả được nợ, chính sách khấu trừ thuế VAT, đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân
Để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng cơ chế lãi với nông dân (việc này có thể thực hiện trước khi đánh thuế thu nhập), đồng thời cho phép doanh nghiệp thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro thiên tai và rớt giá Doanh nghiệp ngoài việc sử dụng thành tựu khoa học của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của mình
2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
nông sản ở nước ta
2.2.2.1 Mô hình sản xuất, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên
Thuộc vùng núi trung du, huyện Đại Từ có nền kinh tế nông nghiệp là chính, trong đó cây chè là cây có diện tích thứ 2 sau cây lúa và là cây số 1 trên vùng đất đồi này Bên cạnh việc trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực thì việc phát triển chè thành các vùng nguyên liệu tập trung đưa công nghệ chế biến vào
sẽ góp phần CNH nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ Việc triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ
sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao” chính là cơ sở và là đòn bẩy quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa ngành sản xuất chè thành ngành sản xuất mũi nhọn của huyện, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho nông nghiệp nông thôn vùng núi của huyện
Dự án này thuộc chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi do
Bộ Khoa học & Công nghệ làm chủ quản lý chương trình; UBND tỉnh là chủ quản dự án và Công ty Cổ phần Xuất xuất nhập khẩu Thái Nguyên là đơn vị chủ trì, có tổng kinh phí thực hiện là 4 tỷ 350 triệu đồng Mục tiêu của Dự án là Xây dựng vùng chè nguyên liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các loại sản phẩm có chất lượng, có mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp cho riêng mình, gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm Bốn địa phương của huyện Đại
Từ nằm trong Dự án là La Bằng; Hoàng Nông; Phú Thịnh và Phú Cường Quy
mô của Dự án là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh 100
ha chè trung du có năng suất từ 7 tấn/ha lên 9 tấn/ha sau Dự án; xây dựng mô hình 50 ha trồng thâm canh và trồng cải tạo thay thế từ vườn chè trung du già cỗi bằng giống chè LDP1 và hệ thống tưới bằng vòi cầm tay, đạt năng suất 3,5 tấn/ha chè 3 tuổi; 10 tấn/ha chè 8 tuổi; Xây dựng mô hình vườn nhân giống chè quy mô
10 vạn bầu/năm để vừa huấn luyện, đào tạo người sản xuất kỹ thuật nhân giống chè, đồng thời hình thành dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến chè xanh có công
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
suất 1 tấn/ngày và áp dụng kỹ thuật cải tiến trong công nghệ chế biến chè xanh nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường
Có thể nói đây là Dự án gắn kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông Trong đó nhà doanh nghiệp và nhà nông có vai trò quan trọng trong mối liên kết này, nhằm nâng cao giá trị hàng hoá, thu nhập đời sống người dân Do vậy, đòi hỏi cao hơn nữa là sự hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân là điều thực sự cần thiết
2.2.2.2 Mô hình sản xuất, tiêu thụ atiso đường ở Thanh Hóa
Hiệp hội atiso đường Lam Sơn ra đời trên cơ sở hợp tác kinh tế giữa các thành phần kinh tế với sự kết hợp giữa công nghiệp – tài chính tín dụng với nông nghiệp để cùng giúp nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ atiso đường Thành viên của hiệp hội bao gồm Công ty atiso đường Lam Sơn, Ngân hàng nông nghiệp, các nông trường quốc doanh trong vùng trồng atiso và hàng ngàn hộ nông dân trồng atiso cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Nội dung cơ bản của sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế trong hiệp hội là Công ty atiso đường Lam Sơn liên kết với ngân hàng nông nghiệp tìm nguồn vốn tín dụng thương mại để đầu tư cho nông dân vay vốn trồng atiso cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Ngân hàng gắn kết với nhà máy để tìm kênh dẫn vốn với món vay lớn, giảm chi phí đưa được vốn cho mục tiêu phát triển phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp Quan hệ kinh tế giữa nhà máy đường, ngân hàng, nông trường và hộ nông dân trồng atiso trong vùng là quan hệ hợp đồng, dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Trong mối liên kết này, các nông trường quốc doanh tiến hành khoán đến hộ nông trường viên và hộ nông dân, tiếp nhận vốn của nhà máy đường và ngân hàng nông nghiệp để dịch vụ cho các hộ trồng atiso Ngoài dịch
vụ vốn, nông trường còn thực hiện các hoạt động dịch vụ đầu vào khác như hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng vật tư, phân bón, làm đầu mối thu gom atiso cung ứng cho nhà máy Nhà máy đường và Ngân hàng nông nghiệp đều có mục tiêu chung là lấy kinh tế hộ nông dân làm đối tượng tác động, tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn, tiếp nhận kỹ thuật và bán atiso cho nhà máy
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
2.2.2.3 Mô hình sản xuất, tiêu thụ dứa ở Bắc Giang
Ở thời điểm tiến hành điều tra và nghiên cứu, thì mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân không còn tồn tại nữa Mối liên kết này hình thành vào năm 2000 và kết thúc vào năm 2005 Trong những năm đầu giai đoạn 2000 –
2003, tỉnh Bắc Giang đã chi ra hơn 15 tỷ đồng nhằm hướng tới mục tiêu trồng
3000 ha Dứa , tạo ra khoảng 80.000 – 90.000 tấn Dứa mỗi năm Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, công ty CPTPXK Bắc Giang cũng chung tay góp sức, tham gia vào công cuộc phát triển Dứa tỉnh Bắc Giang Công ty tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ sản xuất Dứa, đồng thời tiến hành cho vay vốn đối với người nông dân để người dân tham gia sản xuất Không dừng ở
đó, công ty còn cung ứng cho người nông dân giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV theo yêu cầu của nông dân Điều đặc biệt là, để hưởng ứng theo chính sách và chủ trương của chính quyền địa phương, công ty còn hỗ trợ người dân một khoản tiền được tính theo số chồi Dứa mà hộ sản xuất nhằm khuyến khích
hộ tham gia sản xuất Dứa trên địa bàn
2.2.2.4 Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ gạo tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa của ĐBSCL với sản lượng hàng năm lên đến trên 3,5 triệu tấn, xuất khẩu từ 500 - 600 nghìn tấn gạo, thời gian qua tỉnh An Giang đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất lúa và tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu, trong đó nhiều doanh nghiệp đã tham gia, đặc biệt là Cty CP BVTV An Giang
Mô hình liên kết sản xuất lúa ở An Giang, là kiểu liên kết "dọc" giữa nông dân - tổ hợp tác - doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào để chế biến cho xuất khẩu Qua đó cũng đã hình thành liên kết "ngang" giữa nông dân - tổ hợp tác nông nghiệp, trong đó người nông dân cùng hợp tác để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho chính họ
và góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu nông thôn mới đối với tiêu chí hợp tác
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
sản xuất Lãnh đạo tỉnh An Giang đặc biệt nhấn mạnh đến việc đóng góp đáng kể của Cty CP BVTV An Giang trong việc xây dựng và hoàn thiện cánh đồng mẫu lớn ở An Giang và một số tỉnh ĐBSCL, đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân Giúp nông dân giảm giá thành đầu vào, đảm bảo đầu ra, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam
Cách làm của Cty CP BVTV An Giang nói chung là: Xây dựng những nhà máy hiện đại chế biến lúa gạo hàng hóa công suất lớn; hợp tác liên kết với nông dân hình thành những vùng nguyên liệu bao gồm diện tích lúa của các nông hộ tham gia thực hiện "Cánh đồng lúa mẫu lớn", nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu lúa thuần giống cho nhà máy hoạt động; thành lập đội ngũ cơ hữu gồm những kỹ sư trẻ "cùng nông dân ra đồng" vừa làm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo thời vụ; vừa chỉ dẫn nông dân mua vật tư (giống, phân bón, thuốc sát trùng) đúng chất lượng, đúng giá ở các đại lý; vừa giúp nông hộ thực hiện hợp đồng với Cty
CP BVTV An Giang bao tiêu sản phẩm
Hiệu quả thực tế của những hoạt động liên kết trên đã thể hiện ở các nông
hộ ở vùng nguyên liệu lúa được sản xuất theo hợp đồng với Cty Nông dân không phải lo mua vật tư dởm, không lo phơi lúa gặp mưa, không lo bán lúa bị hớ, không bị tư thương ép giá…
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sa Pa trong tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Atiso nguyên liệu
Qua nghiên cứu tình hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại một số nước trên thế giới và các địa phương thành công trong nước, ta có thể nhận thấy rằng, việc thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân đang là vấn đề cấp thiết và cần nhận được sự quan tâm hơn
Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều địa phương đã và đang áp dụng hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và chế biến nông sản Và cũng thu được nhiều thành công đáng kể như : Liên kết sản xuất chè ở Thái Nguyên, liên kết trong sản xuất, liên kết trong sản xuất atiso đường ở Thanh
Trang 36Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Hóa, liên kết sản xuất, tiêu thụ dứa ở Bắc Giang, liên kết trong sản xuất tiêu thụ gạo ở An Giang Đây là một số thành công bước đầu của Việt Nam nói chung
và các vùng nói riêng trong việc quy hoạch sản xuất sản phẩm theo vùng miền, duy trì mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, giải pháp linh hoạt cho bài toán đầu vào – đầu ra đang là vấn đề nhức nhối của nền kinh tế nông nghiệp hiện nay Qua đó, chúng ta nhận thấy để có được sự thành công trong việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, đòi hỏi cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều đơn vị chức năng, trong đó“4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) thực sự đóng vai trò quan trọng Nhà nước có vai trò là cầu nối, là hành lang pháp lý tạo môi trường phù hợp cho hoạt động sản xuất – bao tiêu sản phẩm trong mối liên kết; Nhà khoa học là người gián tiếp đưa công nghệ kỹ thuật tới gần với doanh nghiệp và hộ nông dân hơn, nâng cao năng suất và hiệu quả canh tác; Doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp tham gia liên kết, có vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích riêng, đảm bảo việc bao tiêu đầu ra cho nông dân Nông dân là nhóm người tham gia sản xuất, liên kết, không chỉ có tác nhân trực tiếp tham gia liên kết cần được quan tâm mà có rất nhiều các đơn vị liên quan và ảnh hưởng tới Dung hòa được trách nhiệm, lợi ích kết với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức với các ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích riêng, cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp Như vậy, phát triển mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và
hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ là chìa khóa cho sự thành công
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Phía bắc giáp huyện Bát Xát
- Phía nam giáp huyện Văn Bàn
- Phía đông giáp huyện Bảo Thắng
- Phía tây giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Nhìn vào bản đồ hành chính của tỉnh ta thấy, Sa Pa và Bắc Hà là hai huyện vùng cao của Lào Cai, khí hậu mang tính chất ôn đới thuận lợi cho ngành trồng cây dược liệu hình thành và phát triển Tuy nhiên, diện tích trồng cây dược liệu ở Bắc Hà còn rất khiêm tốn do người dân nơi đây chủ yếu phát triển trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu chưa thu hút được sự quan tâm của người nông dân Ở
Sa Pa, ngành trồng hoa mới xuất hiện 4-5 năm trở lại đây, được các hộ nông dân trồng thay thế cây lúa và các loại cây rau Chỉ trong vài năm sản xuất, diện tich trồng cây atiso của huyện đã tăng lên nhanh chóng, năm 2012 diện tich atiso toàn huyện là 30 ha, năm 2013 đã tăng lên là 35 ha, đến năm 2014 khoảng 70-80 ha, Sa
Pa trở thành huyện có diện tích trồng cây atiso lớn nhất Lào Cai Nhờ vào cây atiso, điều kiện kinh tế xã hội đã có nhiều biến chuyển đáng khích lệ, cùng với thời gian, sản xuất cây atiso tại huyện hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của người dân địa phương và phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
cây trồng của Nhà nước
Sơ đồ 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Nguồn: http://laocai.gov.vn
3.1.1.2 Khí hậu và thời tiết
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, nhiệt độ trung bình từ
18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20C) Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85-90%, độ
ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65%-70% Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762mm, cao nhất 3.484mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50-100mm/tháng Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm
* Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa
hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s Ngoài ra huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4
* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc
* Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
3.1.1.3 Nguồn nước
- Huyện có 13 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và 299 km kênh mương thuỷ lợi Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo
- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dài khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc với tổng diện tích lưu vực khoảng 156km2
- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn
- Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp Mùa khô các suối thường cạn
3.1.1.4 Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình
từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200
m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối
Bo cao 400 m so với mặt biển
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang,
Tả Phìn, San Sả Hồ Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan
Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu