1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu bảo quản thóc dự trữ trong môi trường áp suất thấp và ứng dụng chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng bq01 10 trong bảo quản thóc thương phẩm

83 665 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Thóc, gạo trong quá trình bảo quản đều thường bị biến đổi do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, các quá trình sinh lý tự nhiên như hô hấp, vi sinh vật, côn trùng mọt, mạt .... Trong kh

Trang 1

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị ix

MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích, yêu cầu 3

2.1 Mục đích 3 2.2 Yêu cầu 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.2 Thóc gạo trong an ninh lương thực và kinh tế Quốc gia 4

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi chất lượng thóc trong quá trình bảo quản 8

1.6.1 Bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện thông thoáng tự nhiên 12

1.6.2 Bảo quản bằng phương pháp phủ kín bằng trấu 13

Trang 2

1.6.3 Bảo quản thóc đổ rời trong môi trường áp suất thấp 14

1.8 Các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại thóc trong bảo quản 18

1.9 Tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây hại trong bảo quản và việc sử dụng chế phẩm

1.10 Ứng dụng chế phẩm sinh học BQ01-10 trong bảo quản thóc thương phẩm 22 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.2.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp đến biến đổi chất lượng thóc trong bảo quản 26

2.2.2.3 Quy trình thóc bảo quản thóc đổ rời thông thoáng tự nhiên 28

2.2.2.4 Quy trình bảo quản thóc đổ rời trong môi trường áp suất thấp 37

Trang 3

a Sơ đồ quy trình 37

2.2.2.5 Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BQ01-10 trong bảo quản thóc

b Ứng dụng chế phẩm QB 01-10 trong bảo quản thóc thương phẩm ở

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48 3.1 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp đến chất

3.1.1 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến sự biến đổi độ ẩm của thóc 49 3.1.2 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến biến đổi tỷ lệ hạt vàng của thóc theo

3.1.3 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến mật độ côn trùng và vi sinh vật của

3.1.4 Ảnh hưởng của phương pháp bảo đến tỷ lệ thu hồi gạo và tỷ lệ tấm theo thời

3.1.5 Ảnh hưởng của phương pháp đến hao hụt sau bảo quản 54 3.1.6 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến hàm lượng axit và hàm lượng

3.1.7 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến chất lượng cảm quan cơm 58 3.1.8 Hiệu quả kinh tế của phương pháp bảo quản thóc 58 3.2 Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BQ01-10 trong bảo quản thóc thương phẩm 59

3.2.2.Ứng dụng chế phẩm QB 01-10 trong bảo quản thóc thương phẩm ở quy mô Dự

Trang 4

Phụ lục 72

Trang 5

FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của 100 g gạo trắng, gạo lứt và nếp 6 Bảng 1.2 Chỉ số đường huyết GI của vài loại gạo chính 7 Bảng 1.3 Vitamin, chất vi lượng của lúa, gạo lứt, gạo trắng, cám và trấu 7 Bảng 2.1 Các ngăn ô kho và phương pháp bảo quản thí nghiệm 26

Bảng 2.4 Các ngăn kho thí nghiệm chế phẩm sinh học BQ01-10 46 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến mật độ côn trùng của thóc theo thời

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm BQ01-10 đến việc xua đuổi mọt 61 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của phương pháp xử lý chế phẩm BQ01-10 đến việc xua đuổi mọt 61 Bảng 3.5 So sánh hiệu lực xua đuổi của chế phẩm BQ01-10 với các thuốc trừ sâu khác

Bảng 3.6 Thống kê các loại chế phẩm và hóa chất phòng chống côn trùng trong thời gian 9 tháng bảo quản của 3 lô thóc thử nghiệm tại 3 kho Dự trữ 66 Bảng 3.7 Thống kê chi phí thuốc phòng chống côn trùng đã sử dụngtại các thử nghiệm qui

Trang 7

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Bảo quản thóc đổ rời thông thoáng tự nhiên trong kho cuốn 13

Hình 1.2 Bảo quản thóc trong môi trường áp xuất thấp trong kho A1 15

Sơ đồ 2.1 Vị trí lấy mẫu đối với các dạng kho A1 và cuốn 25

Hình 2.2 Sơ đồ đặt ống thông hơi 31

Hình 2.3: Mô hình kiểu một cửa hút khí song song 41

Hình 2.4 Mô hình kiểu hai cửa hút khí song song 41

Hình 2.5: Mô hình kiểu xương cá dùng cho các loại kho 42

Đồ thị 3.1 Sự biến đổi độ ẩm của thóc trong các phương pháp bảo quản 48

Đồ thị 3.2 Sự biến đổi hạt vàng của thóc trong các phương pháp bảo quản 50

Đồ thị 3.3 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến mật độ nhiễm VSV sau 21 tháng

Đồ thị 3.4 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ thu hồi gạo và tỷ lệ tấm sau 21

Đồ thị 3.5 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến hao hụt sau thời gian bảo quản 55

Đồ thị 3.6 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến hàm lượng axit của thóc theo thời

Đồ thị 3.7 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến hàm lượng Vitamin B1 của thóc

Đồ thị 3.8 Đánh giá chất lượng cảm quan cơm nấu từ gạo sau 21 tháng bảo quản 58

Đồ thị 3.9 Ảnh hưởng của chế phẩm BQ01-10 đến việc xua đuổi mọt 60

Đồ thị 3.10 Mật độ mọt trong các điều kiện bảo quản theo thời gian 65

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa số dân trên thế giới,

cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại

Thóc, gạo giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con

người Hạt gạo chứa 80% tinh bột; 7,5% prôtêin; nước 12%; vitamin và khoáng

chất 0,5% cần thiết cho con người [37] Ngành sản xuất thóc gạo còn tạo công ăn

việc làm cho hàng triệu người dân ở nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó đóng vai

trò quan trọng trong đời sống kinh tế Ở nước ta thóc gạo là nguồn lương thực chính

Thóc, gạo có tầm ảnh hưởng quyết định đến sự sống toàn xã hội, ở nước ta

sản xuất lương thực trong điều kiện thủ công, địa hình nằm trong vùng khí hậu

nhiệt đới, bão lũ, mất mùa thường xuyên xảy ra nên lương thực vẫn trong tình

trạng dù thu hoạch được mùa vẫn còn ngày giáp hạt, khan hiếm lương thực giá

tăng cao Dự trữ lương thực là một vấn đề tất yếu khách quan phù hợp với quy

luật phát triển kinh tế xã hội, có một vai trò trọng yếu trong hoạt động xã hội, là

nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội

Gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu

quan trọng trong nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng được

nhu cầu trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và liên tục xuất khẩu Sản lượng

lương thực của Việt Nam năm 2011 đạt kỷ lục là 42 triệu tấn quy thóc[19] Cũng

trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,015 triệu tấn gạo thu về 3,65 tỷ USD

[17] Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng thóc gạo của cả nước, nhu cầu cung cấp

thóc gạo cho sinh hoạt, sản xuất tăng cao Do vậy việc bảo quản và chế biến thóc

gạo cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu

con người đồng thời cung cấp cho mạng lưới sản xuất Thóc, gạo trong quá trình bảo quản đều thường bị biến đổi do ảnh hưởng

của môi trường xung quanh, các quá trình sinh lý tự nhiên như hô hấp, vi sinh

vật, côn trùng mọt, mạt phá hoại dẫn đến suy giảm chất lượng, số lượng Mỗi

năm Việt Nam mất từ 150 đến 200 triệu USD (tương đương từ 2.000 - 3.000 tỷ

Trang 9

đồng) từ khoản thất thoát thóc gạo trong và sau thu hoạch, tình trạng thất thoát thóc gạo ở Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất Châu Á[37] Trong khi một số quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, như Ấn Độ, con số này chỉ là 3-3,5%; Bangladesh 7%; Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepan 4-22% [37]

Trong quá trình bảo quản lương thực đặc biệt là bảo quản thóc Dự trữ đang bùng phát hiện tượng kháng thuốc hóa học ở côn trùng trong kho thóc dự trữ tại các địa phương càng làm cho việc phòng trừ gây hại bằng thuốc hóa học gặp nhiều khó khăn Phương pháp bảo quản truyền thống (thông thoáng tự nhiên) không còn phù hợp tổn thất trong quản luôn ở mức độ cao trong quá trình bảo quản sau 24 tháng bảo quản thông thoáng tự nhiên tổn thất từ 2,5 đến 3,0%, chi phí cao phục vụ kê lót và bảo quản cao nhất là chi phí sử dụng thuốc hóa học trung bình từ 15.000 – 18.000 đ/ tấn / năm [1] Phương pháp bảo quản truyền thống gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của của người lao động, so với bảo quản truyền thống bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp giảm tổn thất bảo quản sau 24 tháng xuống còn 1,4 – 1,6%, chi phí thuốc bảo vệ thực vật dùng cho phòng trừ côn trùng trung bình từ 8.000 - 10.000 đ/tấn /năm [1] Vì vậy, đối với thóc dự trữ với số lượng lớn và thời gian bảo quản kéo dài việc nghiên cứu hoàn thiện đổi mới công nghệ đảm bảo chất lượng tốt hơn, hao hụt về số lượng thấp hơn, giảm giá thành bảo quản và phù hợp cơ sở vật chất điều kiện kho tàng, trang thiết bị của ngành Dự trữ Nhà nước Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trên cơ sở so sánh, đánh giá phương pháp bảo quản thóc dự trữ truyền thống với bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp để tìm ra những tồn tại trong từng phương pháp bảo quản thóc dự trữ, cũng như việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, tăng cường và duy trì việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ côn trùng sinh vật hại, giảm ô nhiễm cho môi trường, giảm giá thành … Do đó chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu bảo quản thóc dự trữ trong môi trường áp suất thấp và ứng dụng chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng BQ01 – 10 trong bảo quản thóc thương phẩm"

Trang 10

2 Mục đích, yêu cầu

2.1 Mục đích

Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp đến biến đổi chất lượng sau thời gian bảo quản nhằm cơ sở lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp phục vụ công tác dự trữ lương thực cho Quốc gia Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BQ01-10 dùng xua đuổi côn trùng trong bảo quản thóc thương phẩm

2.2 Yêu cầu

Xác định ảnh hưởng phương pháp bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp đến biến đổi chất lượng trong quá trình bảo quản thóc dự trữ

Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BQ01-10 đối với việc xua đuổi

và khống chế quá trình xâm hại của côn trùng trong bảo quản thóc thương phẩm

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tầm quan trọng của thóc gạo

Năm 2008, thế giới có 115 nước trồng lúa và sản xuất khoảng gần 700 triệu tấn thóc mỗi năm Thóc gạo là thức ăn căn bản của 36 quốc gia và cung cấp

từ 20 đến 70% nguồn năng lượng quan trọng mỗi ngày cho hơn phần nửa dân số thế giới, đặc biệt tại nhiều nước Á Châu [27] Tại Việt Nam, thóc gạo là loại lương thực đóng vai trò tối quan trọng trong an ninh thực phẩm và có sự tương quan chặt chẽ lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc trong hàng ngàn năm qua Vào thời kỳ đổi mới kinh tế và cuộc cách mạng xanh trong hơn hai thập niên vừa qua

kể từ 1988, ngành sản xuất thóc gạo mới thật sự phát triển nhanh chóng, đưa đất nước trở lại địa vị xuất khẩu và mang về hàng năm số lượng ngoại tệ đáng kể

1.2 Thóc gạo trong an ninh lương thực và kinh tế Quốc gia

Việt Nam vốn là một xứ nông nghiệp lấy thóc gạo làm căn bản của nền kinh tế Trong những năm gần đây, nước ta có gần 33 triệu ha đất đai, trong đó

có 9,6 triệu đất nông nghiệp mà cây lúa chiếm đến 4 triệu ha [18] Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2009, ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam luôn chiếm vị thế thứ hai hoặc ba trên thị trường thế giới, đã đem về cho đất nước tổng số ngoại tệ gần 20 tỉ đô la Sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm 2013, chủ yếu do năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha Trong sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa đông xuân đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng lúa hè thu đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn; sản lượng lúa mùa ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn [20] Năm 2014, gạo Việt Nam đã có mặt ở 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-ga-po Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, đến hết tháng 11 năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,062 triệu tấn, trị giá đạt 2,807 tỷ đô la [3]

Thóc gạo đã có quá trình phát triển lâu dài và trở thành loại lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam Thóc gạo có khả năng tồn trữ dài ngày, giúp

Trang 12

đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, tình trạng xã hội bất ổn thường xảy ra ở thành thị lớn và những nơi dân cư đông đảo chỉ vì các cơn sốt giá cả lương thực trên thị trường hoặc do khí hậu bất thường gây bão, lụt, hạn hán hay gian thương thao túng như tháng 11-2007 và đặc biệt là năm 2008-2009 thế giới bước vào cuộc suy thoái kinh tế-tài chính trầm trọng nhất trong hơn 70 năm qua, làm cho nhiều nước gồm cả Việt Nam điêu đứng; nhưng ngành nông nghiệp của nước ta, nhất là sản xuất thóc gạo, đã trở nên vị cứu tinh giúp chúng ta phục hồi nhanh chóng nền kinh tế

1.3 Thóc gạo cung cấp nguồn dinh dưỡng

Thóc gạo là nguồn cung cấp năng lượng lớn của nhân loại, riêng hơn 2 tỉ người châu Á, gạo cung cấp từ 60 đến 70% calories Hiện nay thóc gạo ngày càng trở nên phổ biến sâu rộng ở các lục địa khác như châu Mỹ, Trung Đông và nhất là châu Phi vì loại thực phẩm này được xem như thức ăn bổ dưỡng lành mạnh cho sức khoẻ và thích hợp cho đa dạng hóa thức ăn hàng ngày Những nước trồng lúa nghèo càng dùng nhiều cơm gạo để có đủ năng lượng chủ yếu cho sinh hoạt con người

Tại Việt Nam, thóc gạo đã trở thành thức ăn cơ bản Sử dụng gạo của người Việt Nam đã thay đổi từ 144 kg gạo/người/năm trong 2002, xuống 115,2

kg năm 2012 [21] Trong khẩu phần ăn của người Việt có 70-80% từ tinh bột, bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn tùy theo từng vùng miền, lượng đạm và chất béo chiếm rất thấp [22]

Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần chủ lực cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể

Trang 13

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của 100 g gạo trắng, gạo lứt và nếp

Thành phần

Năng lượng (kcal)

0

81 6,3 0,08 0,03 1,8

7

63

0

0

(Nguồn: Juliana, B.O and Villareal, C.P 1993)

Tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm có loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram Do đó, 90% năng lượng gạo do carb cung cấp Chỉ số đường huyết

(glycemic index) hay GI giúp đo ảnh hưởng của tinh bột carb đến lượng đường

trong máu GI của gạo tùy thuộc hàm lượng amylose, mức độ xay chà, thời gian

Trang 14

nếp và gạo hạt tròn Japonica có GI cao hơn gạo hạt dài Indica, gạo trắng hạt dài và

gạo Basmati trắng với bách phân amylose gần giống nhau, không khác nhiều về chỉ

số hóa đường GI Chỉ số đường huyết thấp dưới 55, trung bình 56-69 và cao trên 70

Protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho

con người Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo

ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh

Bảng 1.2 Chỉ số đường huyết GI của vài loại gạo chính

(Nguồn: Glycemic index foundation)

Vitamin: Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, thóc gạo không chứa các

loại vitamin A, C hay D, nhưng có vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin E, ít

chất sắt và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca

Bảng 1.3 Vitamin, chất vi lượng của lúa, gạo lứt, gạo trắng, cám và trấu

Riboflavin (mg)

Niacin (mg)

Ca (mg)

P (g)

Phytin (g)

Sắt (mg)

Kẽm (mg)

(Nguồn: Juliana, B.O and Villareal, C.P 1993)

Thóc gạo giữ vai trò thiết yếu trong tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của

những người ăn cơm hàng ngày Trong những nước tiêu thụ gạo, các thức ăn

hàng ngày có rất ít chất mỡ, vôi, sắt, riboflavin và ascorbic acid Vì thế ở các

nước dùng lúa gạo mà không bổ xung thêm các loại thức ăn khác thường thiếu

chất protein (cho trẻ nhỏ) làm cho số tử vong cao; thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ

Trang 15

con gây ra bệnh mù mắt; thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén; thiếu chất iod gây bệnh bướu cổ; thiếu một số chất khác như thiamin, riboflavin thường xảy ra ở những vùng ăn gạo trắng hơn là vùng ăn gạo hấp, gây ra bệnh phù thũng Do đó, trong các chương trình phát triển và an ninh lương thực, không thể quên chú ý đến chất lượng thóc gạo liên hệ đến sức khoẻ con người

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi chất lượng thóc trong quá trình bảo quản

1.4.1 Độ ẩm của thóc

Độ ẩm của thóc là hàm lượng nước có trong lương thực, độ ẩm được xác định tỉ lệ (%) Đây là lượng nước tự do bám trên bề mặt, trong các ống dẫn của hạt dưới dạng các giọt nhỏ và trong các dịch của tế bào Lượng nước càng cao thì quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong hạt và khối hạt sẽ mạnh và dẫn đến hạt bị hư hỏng

Độ ẩm của thóc phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường đồng thời độ ẩm hạt ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới cường độ hô hấp của hạt và các hoạt động sống của vi sinh vật Hạt càng ẩm thì cường độ hô hấp của nó càng mạnh Thực tế độ ẩm của thóc tăng 1% thì cường độ hô hấp của nó tăng 10 lần Đối với hạt có độ ẩm nhỏ 11 -12 % thì cường độ hô hấp không đáng kể, có thể coi như bằng không [8] Hạt có độ ẩm cao (30% hoặc hơn) nằm trong điều kiện nhiệt độ bình thường và được cung cấp ô xy đầy đủ thì nó sẽ hô hấp rất mạnh, trong một ngày một đêm có thể mất đến 0,05 – 0,2 % chất khô[8]

Độ ẩm mà tại đó trong hạt xuất hiện ẩm tự do và cường độ hô hấp của hạt tăng gọi là độ ẩm tới hạn Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ ẩm tới hạn của hạt ngũ cốc vào khoảng 14,5 – 15,5 % Còn đối với thóc độ ẩm tới hạn khoảng 12,5 – 13,5 % [10]

1.4.2 Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ của môi trường xung quanh và của khối hạt có ảnh hưởng khá lớn và trực tiếp tới cường độ hô hấp Nói chung khi nhiệt độ của môi trường và của khối hạt tăng lên thì hoạt động sống của hạt cũng tăng theo Song sự tăng này không phải thuận chiều vô hạn, khi hạt có độ ẩm thích hợp, nếu nhiệt độ tăng đến

Trang 16

từ 50 – 600C thì cường độ hô hấp của hạt không tăng Nếu tiếp tục tăng thì cường

độ hô hấp giảm dần và đến một lúc nào đó hạt sẽ ngừng hô hấp và bị chết

Đối với thóc cường độ hô hấp mạnh nhất vào khoảng nhiệt độ 40 – 45oC vì

ở nhiệt độ này các enzim có trong thóc hoạt động mạnh nhất Vượt quá giới hạn nhiệt độ hoạt tính của enzim bị giảm đi do đó cường độ hô hấp của thóc cũng giảm theo, trên 70oC thóc gần như không hô hấp nữa, vì ở nhiệt độ quá cao như vậy các enzim trong thóc bị tiêu diệt và thóc không còn vật thể sống nữa Nên chú ý quá trình phơi sấy không nâng nhiệt lên quá cao tiêu diệt quá trình sống trong hạt

1.4.3 Mức độ thoáng khí của khối hạt

Mức độ thoáng khí của khối hạt có ảnh hưởng khá rõ rệt đến cường độ hô hấp, nhất là đối với với hạt có thuỷ phần cao

Trong điều kiện bảo quản lâu dài mà không có thông gió và đảo trộn thì trong khối hạt lượng CO2, sẽ tích luỹ nhiều dần lên còn lượng O2 sẽ giảm xuống, nhiệt tạo ra nhiều và buộc phải hô hấp yếm khí nên rất có hại Nồng độ CO2 tích luỹ trong khối hạt còn phụ thuộc vào mức độ kín của kho bảo quản Ví dụ: sàn kho làm bằng gạch có láng xi măng thì CO2 sẽ tích luỹ nhiều ở phần dưới kho

Sự thiếu O2 và tích luỹ CO2 chỉ ảnh hưởng đến các hạt có độ ẩm cao Đối với các hạt khô, sự thiếu ô xy hoàn toàn và CO2 tích luỹ nhiều cũng không gây khó khăn cho hoạt động sống của nó Như vậy, trong bảo quản hạt, nếu đổ hạt quá cao hoặc bị nén chặt làm cho hạt không được thông thoáng thì cường độ hô hấp cao Ngoài việc thông gió bằng quạt, bằng cách đống mở cửa kho, một biện pháp đơn giản là cào đảo đống hạt để bảo đảm bảo độ thông thoáng thường xuyên của khối hạt, hạn chế hô hấp của hạt

1.4.4 Cấu tạo và trạng thái sinh lý của hạt

Các hạt thóc có kích thước khác nhau thì có tính chất và cấu tạo khác nhau nhau nên cường độ hô hấp của chúng cũng không giống nhau Trong một hạt phôi là bộ phận có cường độ hô hấp mạnh nhất

Hạt không hoàn thiện bao gồm hạt xanh, non, lép, bệnh…[16], có cường

độ hô hấp bao giờ cũng lớn hơn hạt hoàn thiện Sở dĩ như vậy vì hạt lép có độ ẩm cao hơn và bề mặt hoạt hóa lớn hơn so với hạt phát triển bình thường Còn các

Trang 17

hạt gãy, sâu hại vỏ bảo vệ bị phá vỡ nên VSV và không khí dễ xâm nhập vào hạt nên làm cho hạt bị ẩm, hô hấp mạnh hơn Do đó khi bảo quản cần phải loại bỏ hết hạt không hoàn thiện, nhất là đối những loại hạt bảo quản lâu

1.4.5 Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố đã kể trên, hoạt động của sâu hại và VSV cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp của hạt Bởi vì khi hoạt động sâu hại và VSV thoát ra CO2, hơi nước và nhiệt làm cho thuỷ phần, nhiệt độ của hạt thay đổi và làm thay đổi các thành phần của không khí trong khối hạt

Nếu đem bảo quản thóc có độ ẩm 16,4 % ở nhiệt độ 30oC sau 17 ngày thì

số lạc khuẩn của nấm mốc/1gam vật chất khô là 209.000 và cường độ hô hấp là 20,3 mg CO2 thoát ra trong 24 giờ/100 gam vật chất khô, nếu thóc có độ ẩm 22% bảo quản ở nhiệt độ và thời gian như trên thì số lạc khuẩn là 11.300.000 và cường độ hô hấp là 604,9 mg CO2 [7]

Sâu hại hoạt động giải phóng CO2 rất mạnh, 10 con mọt gạo hoạt động nhả

ra một lượng CO2 gấp 7 lần lượng CO2 do 450 hạt thóc bình thường hô hấp nhả

ra cùng một thời gian [9]

Vì vậy muốn hạn chế được sự bến đổi chất lượng thóc trong quá trình bảo quản ngoài giữ cho hạt luôn ở trạng thái an toàn tức là khối hạt có thuỷ phần thấp, nhiệt độ và độ ẩm của không khí thấp đồng thời hạn chế sự hoạt động và tiêu diệt sâu hại, VSV trong hạt

1.5 Các phương pháp bảo quản thóc

1.5.1 Bảo quản thông thoáng

Hạt được bảo quản trong kho tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng Bảo quản thông thoáng nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho và khối hạt một cách thích ứng với môi trường bảo quản, nên phải thường xuyên giữ được thủy phần và nhiệt độ của khối hạt ở trạng thái an toàn Trong bảo quản thoáng lợi dụng tự nhiên để thông gió gọi là thông gió tự nhiên, còn nếu áp dụng thông gió nhờ máy móc gọi là thông gió tích cực

Trong phương pháp bảo quản này giữa các cá thể trong khối hạt có những khoảng trống và ở đó luồng không khí được liên tục tạo ra Trong môi trường này

Trang 18

luôn có sự trao đổi từ hạt đến môi trường và ngược lại, giữa không khí xung quanh khối hạt với không khí trong khối hạt và không khí trong mao quản thực hiện quá trình trao đổi Kết quả là sự xâm nhập của không khí vào trong khối hạt luôn có sự thay đổi, khi ta dùng không khí lạnh thì khối hạt có thể lạnh nhanh, khi dùng khí nóng thì khối hạt được sấy khô Nói chung nhờ quá trình thông gió

mà ta có thể sấy khô hoặc làm lạnh hạt một cách tốt nhất

Trong bảo quản thoáng độ ẩm của hạt nhỏ hơn độ ẩm tới hạn quá trình sinh lí xảy ra chậm và trong thực tế hầu như không có ý nghĩa Sở dĩ như vậy vì lúc đó trong hạt không có lượng ẩm tự do trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào, mặt khác thiếu lượng nước tự do VSV cũng không phát triển được, trong khối hạt hoạt động của các loài sâu mọt cũng bị hạn chế nhiều Đối với thóc khi độ ẩm nhỏ hơn 13% thì hạn chế được sự phát triển của sâu mọt, vào mùa hè hạt được coi là khô nếu có độ ẩm nhỏ hơn hay bằng 12,5 còn mùa đông bằng 13 %[7]

Công nghệ bảo quản thoáng các nghiên cứu và thử nghiệm cũng đã cho thấy là khả thi ở những vùng khí hậu nhiệt đới, nếu như có thể kiểm soát được sự phá hoại của côn trùng thì sẽ tăng cao hiệu quả của công tác bảo quản [28]

1.5.2 Bảo quản lạnh nhiệt độ thấp

Chế độ bảo quản này dựa trên sự nhạy cảm của tất cả các cấu tử sống trong khối hạt với nhiệt độ thấp Cường độ của quá trình sinh lí của các phần tử sống trong khối hạt ( hạt, tạp chất, vi sinh vật, côn trùng ) ở nhiệt độ thấp bị giảm xuống một cách đáng kể hoặc ngừng hẳn Tính dẫn nhiệt kém của khối hạt có thể bảo quản hạt ở trạng thái lạnh quanh năm Nói chung phương pháp này có lợi cho các nước có khả năng làm lạnh khối hạt bằng phương pháp tự nhiên Bảo quản hạt trong trạng thái lạnh là một trong những biện pháp làm giảm mất mát khối lượng nhiều nhất Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các hạt có thuỷ phần tương đối cao, thời gian bảo quản phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của khối hạt Đài Loan nông dân đã áp dụng cách thức này để bảo quản thóc Một lượng không khí lạnh được bơm vào trong silo Hệ thống làm lạnh cho bảo quản thóc dạng đống đã và đang được xúc tiến ở một số nước Châu Á [28]

Trang 19

1.5.3 Bảo quản kín

Dựa trên nhu cầu về oxy của các cấu tử sống có trong khối hạt: Thiếu oxy cường độ hô hấp của hạt giảm dẫn đến hạt chuyển sang trạng thái hô hấp yếm khí

và giảm dần hoạt động sống [15]

Vi sinh vật trong khối hạt phần lớn là loại ưa khí Do đó môi trường không

có oxy ta có thể coi như hoạt động sống của vi sinh vật bị đình chỉ, đồng thời thiếu oxy sẽ loại bỏ khả năng phát triển của sâu mọt

Nhiều thực nghiệm và thực tiễn bảo quản thóc tại Cục dự trữ quốc gia đã chứng minh rằng khi bảo quản khối hạt có độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm tới hạn trong môi trường thiếu không khí cho kết quả tốt Tuy nhiên độ ẩm của hạt lớn hơn hoặc bằng độ ẩm tới hạn trong môi trường thiếu không khí vẫn cho kết quả tốt tuy nhiên chất lượng hạt bị giảm so với hạt có độ ẩm thấp, hạt thường bị mất độ sáng, có mùi axit và mùi rượu, chỉ số chất béo tăng [11]

1.6 Bảo quản thóc dự trữ ở nước ta

1.6.1 Bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện thông thoáng tự nhiên

Hạt trong quá trình bảo quản trong nhà kho được tiếp xúc trực tiếp với không khí qua bề mặt đống hạt Hạt và không khí luôn có quá trình trao đổi ẩm Trong bảo quản, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp hạt là một điều rất nguy hiểm, nó gây ra hiện tượng dồn ẩm và dễ gây ra hiện tượng đọng sương ở lớp gần mặt đống hạt, làm cho hạt bị men mốc, hạt thóc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nóng ẩm, dễ gây bất lợi, dễ nhiễm côn trùng và vi sinh vật hay bốc nóng cục bộ và gây đọng sương trong đống hạt vì vậy phải tăng cường cào đảo thông gió, phòng trừ sinh vật hại bằng thuốc hoá học Hiện nay phương pháp này rất ít được sử dụng

Trong bảo quản thóc Dự trữ những năm 90 đã áp dụng phương pháp bảo quản thông thoáng tự nhiên với vật tư kê lót kho là khung tre, nền trấu

Trang 20

Hình 1.1 Bảo quản thóc đổ rời thông thoáng tự nhiên trong kho cuốn

1.6.2 Bảo quản bằng phương pháp phủ kín bằng trấu

Trong quá trình bảo quản thóc Dự trữ để hạn chế những mặt không thuận lợi của môi trường tác động trực tiếp đến khối hạt, Bùi Huy Đáp và cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp bảo quản kín bằng cách phủ vỏ trấu Vỏ trấu

có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc vv… đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh, thủy phần ban đầu của thóc phải đảm bảo nghiêm ngặt hơn (không vượt quá 12,5%) Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị

ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tự bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công Phương pháp này chủ yếu áp dụng tại các kho lương thực Nhà nước từ năm 1992 đổ về trước

Về quy trình kê lót và nhập kho giống như bảo quản thông thường, sau khi nhập đầy trang phẳng dùng cót lá phủ kín bề mặt rồi phủ trấu lên trên cót thành lớp với chiều dầy 15 – 20 cm Trong quá trình bảo quản phương pháp này có những nhược điểm sau: Chất lượng hàng hóa khi nhập kho phải được kiểm tra

Trang 21

nghiêm ngặt, nhà kho phải đạt tiêu chuẩn chống thấm, ẩm, chống nhiệt tốt Vật liệu phủ (trấu) phải khô và sát khuẩn trước khi phủ Trong quá trình bảo quản việc kiểm tra phát hiện cũng như sử lý côn trùng, nấm mốc và bốc nóng lớp mặt gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian Tỷ lệ hao hụt giảm so với bảo quản thông thường từ 1,8 – 2,0 % trong 24 tháng [1]

1.6.3 Bảo quản thóc đổ rời trong môi trường áp suất thấp

Thóc được bảo quản trong môi trường kín đồng thời lô thóc luôn được duy trì áp suất âm (áp suất nhỏ hơn 760 mmHg) trong phần lớn thời gian bảo quản

Trong khối hạt hoạt động sống ( hoạt động trao đổi chất ) của hạt và các vi sinh vật trong khối hạt chỉ xảy ra ở điều kiện áp suất khí quyển bình thường là 760mmHg ( tương đương 1atm; cột nước áp kế có trị số bằng 0) Khối thóc được bảo quản trong áp suất thấp, nghĩa là lượng không khí khe hở khối thóc và các mao quản hạt còn lại ít hoặc rất ít (tuỳ theo áp suất nhiều hay ít) thì hoạt động sinh lý của hạt điển hình là hoạt động hô hấp xảy ra không đáng kể, do hệ men trong hạt bị ức chế Sự phát sinh, phát triển của VSV trong khối hạt bị ức chế tế bào mất nước dần, khô sinh lý Côn trùng khối hạt bị chết hoàn toàn vì hô hấp đình chỉ

Lô thóc bảo quản được ngăn cách với môi trường bên ngoài qua lớp màng PVC Lô hàng được hút khí thường xuyên tạo ra môi trường áp suất âm trong suốt thời gian bảo quản Nồng độ ôxy trong môi trường bảo quản luôn thấp hạn chế sự hô hấp và các hoạt động sống của hạt và vi sinh vật, làm giảm hao hụt

về số lượng và chất lượng hạt Phần lớn các côn trùng đều chết dưới môi trường

áp suất thấp bởi nồng độ oxy thấp mọi hô hấp bị đình chỉ đồng thời trong điều kiện chân không ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh lý của hạt như quá trình thủy phân đường glucose và sự mất nước trong hạt [32]

Phương pháp bảo quản này đã được Chi cục Dự trữ Nhà nước Tứ Lộc triển khai thực hiện từ năm 2006 đến nay với số lượng trung bình 1.500 tấn/ năm Trong quá trình bảo quản cơ bản đã cho thấy giảm hao hụt về số lượng thóc nhập kho từ xuống 1,2 – 1,4 %, chất lượng thóc xuất kho đảm bảo theo TCVN sau 18 -

24 tháng Phương pháp này hạn chế được sử sử dụng hóa chất để diệt côn trùng trong thời gian lưu trữ trong kho, thao tác kỹ thuật đơn giản, không tốn công

Trang 22

sức Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau: Kê lót màng PVC phải cần sự tỉ mỉ để đảm bảo độ kín của lô hàng, chất lượng thóc nhập phải đồng đều và đảm bảo theo quy chuẩn Kho tàng đảm bảo cách ẩm, cách nhiệt tốt Trong quá trình bảo quản thường hay bị đọng sương lớp mặt, xung quanh và đáy dẫn đến hiện tượng hư hỏng hạt Rất khó sử lý khi gặp các hiện tượng có ảnh hưởng sấu tới khối hạt như men, mốc xung quanh tường, nền kho

Hình 1.2 Bảo quản thóc trong môi trường áp xuất thấp trong kho A1 1.7 Bảo quản lương thực trên thế giới

Hiện nay, kỹ thuật bảo quản kín sử dụng những vật liệu hiện đại ngày càng phổ biến trên thế giới Một trong những công ty hạt giống lớn nhất thế giới

là Bayer CropScience đã thành công khi chuyển từ tồn trữ trong kho truyền thống sang bảo quản kín đối với hạt giống lúa lai Bayer hiện có thể hạn chế phát triển của sâu mọt và kéo dài khả năng nảy mầm của hạt giống đến 9 tháng [31]

Để tìm hiểu nguyên tắc của bảo quản kín, các nghiên cứu vào thập niên

1930 cho thấy các hạt được sấy tồn trữ rất lâu, lưu ý điều kiện ẩm độ và nhiệt độ được duy trì ổn định, nồng độ khí oxy thấp, khí cacbonic cao Trong các thùng kín, điều kiện không khí trên được hình thành do hô hấp của hạt giống và các côn trùng có trong đó, tác động của các yếu tố đó làm nồng độ khí oxy hạ dưới 10%

Trang 23

[34] Nếu duy trì điều kiện trên sẽ ngăn chặn bào tử nấm nảy mầm sản sinh ra các chất độc, nhất là chất mycotoxyn Tất cả côn trùng trong hạt đều chết do thiếu khí oxy để thở khi giữ trong môi trường kín [24]

Trong hơn 6 năm, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đánh giá và phổ biến kỹ thuật bảo quản kín cho các viện nghiên cứu các nước, nông dân và nhà máy xay xát Xây dựng các mô hình bảo quản kín thích hợp với các nông dân có

ít đất canh tác khắp thế giới Các kết quả nghiên cứu thực hiện tại IRRI đã khẳng định hiệu quả của phương pháp bảo quản kín so với các phương pháp bảo quản thông thường khác nhằm tồn trữ hạt đến 18 tháng Nó làm giảm nhanh chóng mật

độ mọt, côn trùng Chúng có thể sống trong hạt lúa ở nhiệt độ 20oC khi bảo quản

hở, nó chỉ chết khi nhiệt độ hạ xuống dưới 8oC [25]

Các loại bảo quản kín với các khối lượng khác nhau đều cho kết quả tương

tự Phương pháp này đang phổ biến ở các nước Bangladesh, Campuchia Tại Campuchia, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tồn trữ bằng phương pháp bảo quản kín sau 6 tháng đạt 90%, sau 12 tháng đạt 63% trong khi phương pháp bảo quản hở tỷ

lệ này lần lượt là 51 và 8% trong cùng thời gian trên [35] Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nồng độ khí oxy tăng, sâu mọt cũng tăng theo, số sâu mọt trong 1kg lúa giống là 332 con trong phương pháp bảo quản hở [33] Để phổ biến phương pháp bảo quản kín, cần có vật liệu thích hợp cho mọi đối tượng nông dân Tại Philippin vật liệu phổ biến nhất là túi nhựa hiệu Super Grainbag TM, có sức chứa 60kg, dày

0,078mm làm bằng nhựa dẻo (coextruded plastic) có lớp polyethylene bảo vệ bên

ngoài Lớp plastic có độ thấm hơi nước và khí oxy rất thấp (hơi nước 8g/1m2/ 24giờ và khí oxy thấm 3cm3 /1m2/ 24giờ) [34] CocoonTM là thương hiệu của một loại bao khác được làm bằng nhựa polyvinyl chlorua (PVC) dày 0,83mm với

độ thấm hơi nước 8g/1m2/ 24giờ và độ thấm khí oxy 55cm3 /1m2/ 24giờ Loại bao này có sức chứa từ 5 – 1.000 tấn dành cho các trại giống có diện tích lớn [27]

Hiện nay túi plastic được sử dụng rộng rãi để bảo quản giống lúa, lúa lương thực, gạo trắng, gạo lức, bắp, lúa mỳ… sử dụng cho người và thức ăn gia súc, mang lại lợi ích to lớn cho nông dân tất cả các nước châu Á [30]

Công nghệ bảo quản trong môi trường nitơ (N2) được nghiên cứu và áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều nước vào những năm cuối 80 của thế kỷ 20 để

Trang 24

bảo quản lương thực, thực phẩm chế biến có nhiều ưu điểm kéo dài thời gian bảo quản hơn, sản phẩm không có côn trùng và nhiễm nấm mốc…[26]

Tại Indonexia, BULOG từ những năm 1984 bắt đầu triển khai việc bảo quản thóc đóng bao trong áp xuất thấp có bơm khí CO2 ở quy mô nhỏ, sau khi thu được kết quả tốt, BULOG đã mở rộng quy mô, bảo quản tới 6.400 tấn gạo tại các kho hậu cần ở đông và tây Java, Jakata, Raya, Bắc sumanta, Nam Sumanta… Đến năm 1991 ở Indonexia có tới 200.000 tấn gạo được bảo quản theo công nghệ này Hiện nay, hàng năm ở Indonexia có tới 2 đến 3 triệu tấn gạo được bảo quản bằng công nghệ CO2 ở các kho lớn tập trung của BLUOG trong phạm vi toàn quốc [36] Tại Thái Lan theo nghiên cứu bảo quản gạo đóng bao ở trạng thái áp xuất thấp có nạp khi CO2 với khối lượng 1,97 kg/tấn, sau 6 tháng bảo quản không có côn trùng sống, nấm mốc giảm, không có aflatoxyn, chất lượng giảm không đáng

kể [30] Cho đến nay, hầu hết các nước trong khu vực có sản xuất lúa gạo đều áp dụng công nghệ bảo quản áp xuất thấp có bổ sung khí trơ để bảo quản gạo như Malayxia, Philippin, Australia, Hong Kong, Miến Điện…[2]

Hình 1.3 Bảo quản thóc trong kho silo ở Trung Quốc

Trang 25

1.8 Các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại thóc trong bảo quản

1.8.1 Biện pháp cơ học

Dùng phương pháp sàng để loại bỏ sâu hại, thực tế, biện pháp sàng lớp thóc trên bề mặt ở độ sâu 50 cm trở lên có hiệu quả cao vì giữ cho mật độ côn trùng luôn ở mức an toàn Phương pháp này tuy không thật triệt để nhưng dễ làm,

có thể dùng vải bạt, rơm phủ lên mặt thóc ngay sau khi cào đảo lớp mặt (thực hiện vào mùa nóng) sau đó thu rơm, vải bạt ra khỏi khỏi kho đẻ diệt trừ sau mọt

ẩn nấp trong rơm, vải bạt

Phương pháp phơi nắng: Vừa có tác dụng tiêu diệt sâu tiêu diệt sâu hại, vừa có tác dụng làm giảm thủy phần và có tác dụng dụng trừ nấm mốc Phương pháp này chỉ sử lý với khối lượng ít

1.8.2 Biện pháp hóa học

Là biện pháp rất quan trọng và được áp dụng phổ biến và được áp dụng phổ biến trong thực tế Tùy điều kiện, tùy loại hóa chất để đạt hiệu quả diệt trùng khi có côn trùng ở mức độ cao, xong hết sức hạn chế số lần diệt côn trùng bằng hóa chất trong thời gian lưa giữ bảo quản thóc

Hiện nay Tổng cục dự trữ Nhà nước đã đưa vào sử dụng một số loại thuốc hóa học trong bảo quản thóc như: Sumithion, Actellic 50EC, Phosphin (PH3 ) Trong quá trình sử dụng cho thấy một số loại mọt có khả năng kháng thuốc cao như mọt đục hạt nhỏ

1.8.3 Biện pháp sinh học

Sử dụng các sinh vật ký sinh, ăn thịt và gây bệnh làm hạn chế sự phát sinh, phát triển của côn trùng Ở Việt Nam, trong kho lương thực có một số thiên

địch bắt mồi như: bọ xít bắt mồi (Xylocris flavipes), giả bọ cạp (Miratenus sp), 1

số loại ong ký sinh trên sâu non và nhộng của côn trùng Theo một số nghiên cứu: Bốn tháng đầu bảo quản, mật độ thiên địch cao, có thể kìm hãm, khống chế tốc độ tăng trưởng của côn trùng [14]

Phương pháp gây bệnh sử dụng chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringinesis) gây bệnh cho côn trùng gây hại Viện công nghệ sau thu hoạch thực hiện năm 1998 cho thấy hiệu quả của thuốc đối với mọt gạo, các loài mạt

Trang 26

khá cao nhưng lại không có hiệu quả với mọt bột đỏ Thuốc có hiệu quả cao đối với các loại ngài gây hại trong kho Chỉ sử dụng 10 mg thuốc/kg hạt đã diệt được côn trùng gây hại trong lương thực, xong trong lương thực có nhiều loài côn trùng phá hoại đồng thời nên sử dụng phương pháp này bị hạn chế [4]

1.9 Tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây hại trong bảo quản và việc sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật hại kho

1.9.1 Trên thế giới

Nông sản bảo quản bị sâu mọt tấn công gây thiệt hại lớn về mặt số lượng, chất lượng Đó cũng là một trong số những nguyên nhân đã dẫn đến nạn đói ở nhiều châu lục Theo FAO tổng lương thực của thế giới đã có thể tăng lên đến 25-30% nếu chúng ta có thể tránh được mất mát sau thu hoạch [26]

Trên thế giới hàng năm tổn thất sau thu hoạch trên 13 % nghĩa là chúng ta

bị mất khoảng 3- 5 triệu tấn thóc do khâu bảo quản kém [38] Cũng theo điều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất của lương thực trong kho bảo quản từ 6 - 10 %, ở Mỹ là 5 % so với tổng số lương thực sản xuất Ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10 %, riêng ở các nước có trình độ bảo quản nông sản còn thấp và vùng khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất lương thực lên đến 20%, sự tổn thất lương thực trong kho, phần lớn là do sâu mọt gây ra [29]

Tại Mỹ, tổn thất lương thực trong bảo quản mỗi năm được công bố là khoảng 15-23 triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột, từ 9-16 triệu tấn do côn trùng Ở châu Mỹ - Latinh, người ta đánh giá rằng ngũ cốc và đậu đỗ đã thu hoạch bị tổn thất tới 25-50%; ở vài nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm [26]

Theo Cotton và Wilbur (1974), côn trùng gây hại hạt lương thực dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài được chia làm 2 nhóm: nhóm côn trùng gây hại chủ yếu gồm 19 loài và nhóm côn trùng gây hại thứ yếu nhưng thường xuyên xuất hiện trên hạt lương thực gồm 24 loài Báo cáo thành phần côn trùng gây hại trên thóc, gạo dự trữ ở Indonesia gồm 17 loài thuộc 12 họ và 2 bộ [10]

Christoph Reichmuth (2000) đã ghi nhận được 55 loài côn trùng trên sản

Trang 27

phẩm bảo quản ở Đức [25]

Hiroshi Nakakita et al.(1991) đã ghi nhận được 36 loài côn trùng thuộc 17

họ và 2 bộ gây hại trong thóc và gạo bảo quản ở Thái Lan [30]

Trên thế giới đã và đang nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho trong đó việc sử dụng các chất độc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những chất có thể được sử dụng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho, thậm chí những kỹ thuật này còn được gọi tên riêng là các kỹ thuật công nghệ sinh học, phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại một loài dịch hại riêng biệt mà không gây ra ảnh hưởng đến các loài dịch hại khác hoặc các loài côn trùng có ích Các nghiên cứu về sinh học phòng trừ côn trùng gây hại trong kho trong một số nước Hiroshi et al (1991) ghi nhận được ba loài ong ký sinh côn trùng

gây hại trong các kho lương thực ở Thái Lan là Chaetospila elegans, Proconus

sp và Bracon hebetor Một số loài bắt mồi như kiến (khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes Reuter), Scenopinus fenestralis và bò cạp giả Chelifer sp[30]

Golob và Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm

và áp dụng chế phẩm sinh học ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra các chế phẩm thuốc thảo mộc từ cây

Nêm Ấn Độ (Azadirachta india), cỏ mạt (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp), cây thuốc lá, thuốc lào… Các tác giả đã nêu lên những sản phẩm cụ thể được dùng để ngăn ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài thực vật khác nhau, trong

đó có 40 loài đã được sử dụng dưới dạng các chiết xuất [10]

Ở Philippine thì các sản phẩm từ cây xoan Ấn Độ cũng được sử dụng trong bảo quản thóc trong các kho dự trữ thu được kết quả đáng khả quan ở nồng

độ 1-2%, trộn lá xoan Ấn Độ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan Ấn Độ khô đặt giữa nền kho và trong các túi bảo quản cũng cho kết quả tương tự Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ hạt xoan Ấn Độ hoặc 20% dịch chiết lá xoan có tác dụng phòng trừ côn trùng phá hại trong 6 tháng [9] Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn xuất

từ cây xoan Ấn Độ đối với các bộ côn trùng khác nhau Những chất có trong một

Trang 28

số loài thực vật có tính năng tác động làm thay đổi tập tính của côn trùng Có thể

là có mùi vị xua đuổi côn trùng, mùi vị hấp dẫn côn trùng (bẫy bả) hoặc có độc tố đối với côn trùng nên được sử dụng trong phòng trừ tổng hợp Các nghiên cứu còn kết luận rằng, các hợp chất cũng có hiệu quả như các tác nhân phòng trừ và một số chất còn có thể được sử dụng như thuốc xông hơi [6] Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật đối với côn trùng hại kho là rất tổng hợp Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với một chất chiết xuất nhất định Lượng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây

Tại Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chong Jing (GCJ) đã được sản xuất

và đưa vào sử dụng rộng rãi trong các kho bảo quản lương thực dự trữ tại tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc đạt hiệu quả tốt Biện pháp sinh học trong bảo quản nông sản lưu trữ là một hướng đi đúng trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và bền vững, đồng thời giảm thiểu những tác hại đến môi trường và cân bằng hệ sinh thái

1.9.2 Tại Việt Nam

Theo kết quả báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn (2002), thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 18 %

Ở Việt Nam kết quả điều tra thành phần côn trùng gây hại trong kho lương thực đã xác định được 12 loài côn trùng gây hại trong kho thuộc 7 họ và 2 bộ côn trùng khác nhau, trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp, 9 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp [5.9]

Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cộng tác viên (1999) đã ghi nhận được 7 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long là mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu rài, mọt răng cưa và mọt gạo dẹt [12]

Nguyễn Thị Giáng Vân và cộng tác viên (1996) đã ghi nhận được 23 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thuộc 14 họ và 3 bộ Trong đó có 4

Trang 29

loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 19 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp[23] Trong nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn trùng gây hại trong kho ở nước ta đã được các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sau thu hoạch thực hiện từ năm 1998 Kết quả thử nghiệm hai loại chế phẩm Bt (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt ngô

(Sitophilus zeamais Motsch) có hiệu quả khá cao nhưng lại không có tác dụng tiêu diệt đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Hebst) và diệt hiệu quả đến 100% ngài gạo (Corcyra cephalonica ) [14]

Chế phẩm sinh học BQ-01 do Trung tâm Công nghệ hóa học, Viện Hóa, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) sản xuất và đưa vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Tây và Hòa Bình) năm 1991-1992 BQ-01 được sản xuất với nguyên liệu chính là cao lanh và bột hạt xoan ta Kết quả khảo nghiệm cho thấy thuốc không có hiệu lực trừ côn trùng nhưng có hiệu quả xua đuổi, nhược điểm của thuốc BQ-01 là để lại lượng tạp chất quá lớn, bụi và có mùi khó chịu lưu lại trong nông sản bảo quản [13]

Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ sâu hại mùa màng hoặc dùng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch Những cây thường được dùng nhất là cây xoan, cây thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây ruốc cá, thanh hao hoa vàng… [6]

1.10 Ứng dụng chế phẩm sinh học BQ01-10 trong bảo quản thóc thương phẩm

Các loại côn trùng tuy nhỏ bé nhưng chúng có thể tìm kiếm thức ăn, giao duyên bạn tình, né tranh thiên tai… ở những cự ly xa và trong điều kiện tưởng chừng như không thể, bởi chúng có hệ thống các sensil thụ cảm hết sức phát triển mà tác động đến chính nó là “các hợp chất hoá học tự nhiên ”, thể hiện bằng mùi hoặc những

“xung từ” cực nhỏ Các loại côn trùng khác nhau có những phản ứng sinh học không giống nhau với cùng một “loại mùi” nhất định

Chế phẩm sinh học BQ01-10 là hỗn hợp dung dịch từ thảo mộc không phải

để tiêu diệt côn trùng như là một loại thuốc trừ sâu Đặc trưng hoá - sinh của nó được xác định là tạo ra môi trường có tính “xua đuổi” hay tính “tương kị” với

Trang 30

nhiều loại côn trùng hại nông sản trong kho ( trong một khoảng thời gian nhất định ) Phun dung dịch ở dạng sương mù lên bề mặt khối hàng, với ý nghĩa “đột phá” trong việc hạn chế tốc độ và mức độ xâm hại của côn trùng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam Thực tế cho thấy, nó có thể làm giảm đáng

kể một lượng thuốc hoá học định kỳ vẫn phải sử dụng để tiêu diệt côn trùng trong quá trình bảo quản nông sản

Chế phẩm sinh học BQ01-10 góp phần quan trọng làm hạn chế lây lan côn trùng trong các nông hộ, các kho bảo quản thóc Dự trữ, giúp bảo quản lương thực hạn chế việc phát triển của côn trùng, giảm hao hụt về khối lượng, sự suy giảm

về phẩm cấp, chất lượng của nông sản sau bảo quản, đặc biệt là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững

Trang 31

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thóc được sử dụng trong nghiên cứu này là thóc vụ đông xuân miền Bắc, nhóm hạt ngắn ( Q4, Q5, Tạp Giao, Khang Dân, Nhị Ưu ), thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2013 và năm 2014, đưa vào nhập kho bảo quản tại Chi cục Dự trữ Nhà nước Tứ Lộc

Mọt gạo (Sitophiluss oryzae Linné ) và mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Hebst)

2.1.2 Vật liệu, thiết bị, dụng cụ, hóa chất

2.1.2.1 Vật liệu

Chế phẩm sinh học BQ01-10

* Thành phần chính

Dầu Long Não (Camphor esentiel oil ):

Dịch ép từ cây Đinh Lăng (Policias fruticosa L)

03%

vừa đủ

2.1.2.2 Các loại thiết bị, dụng cụ

a, Thiết bị

Máy đo nhiệt độ điện tử Ba Lan

Máy đo nhanh độ ẩm ( KetL )

Máy phun thuốc trừ sâu HONDA KSF2501

Máy đo huỳnh quang ( Huỳnh quang kế )

Máy đo nồng độ khí O2 AII -2000A

Máy nghiền mẫu bảo ôn JFSD-70

Máy xay xát phòng kiểm nghiệm

Tủ sấy Đức Menmert 400

Cân điện tử AR2140 (d=0.0001g, Ohaus Crop-pine Brook, Mỹ)

Nồi cách thủy

Trang 32

Dung dịch NaOH 0,1N; Chỉ thị P.P 1%; Rượu butilic; Chế phẩm men của

vi khuẩn pennicillum; dung dịch vitamin B1 tiêu chuẩn

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản thóc đổ rời thông thoáng tự nhiên và phương pháp bảo quản thóc trong môi trường áp suất thấp dẫn đến những biến đổi chất lượng trong thời gian bảo quản

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học BQ01-10 đối với xua đuổi

và khống chế quá trình xâm hại của côn trùng trong bảo quản thóc thương phẩm

2.2.1 Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu thóc, gạo theo TCVN 5451: 2008 Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh Các vị trí, số lượng điểm lấy mẫu được cố định từ khi nhập đến khi xuất kho, Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh theo từng loại kho Kho A1 Kho cuốn

Nguồn: QCVN14/2011/BTC

Sơ đồ 2.1 Vị trí lấy mẫu đối với các dạng kho A1 và cuốn

Trang 33

Bảng 2.1 Các ngăn ô kho và phương pháp bảo quản thí nghiệm

Khối lượng (tấn)

Thời gian nhập đầy

Đối

chứng A1

A2/5 - Kho Dự trữ Quán Phấn

Các mẫu thóc được lấy phân tích các chỉ tiêu chất lượng từ khi nhập vào kho và tiến hành đánh giá định kỳ 3 tháng/lần đến khi xuất kho

Trang 34

2.2.2.2 Quy trình phân tích chất lượng thóc

Nguồn: QCVN14/2011

Chú ý : Phần mẫu chung chia ra nhiều mẫu thí nghiệm trong đó có cả mẫu lưu

Mẫu ban đầu

Mẫu chung

Mẫu thử nghiệm (1,5 kg)

Trang 35

2.2.2.3 Quy trình thóc bảo quản thóc đổ rời thông thoáng tự nhiên

a Sơ đồ quy trình

Nguồn: QCVN14/2011/BTC

Trang phẳng mặt thóc

Lấy mẫu kiểm nghiệm(mẫu ban đầu)

Hoàn thành thủ tục nhập đầy lô

Cân, chuyển thóc vào kho Đặt ống thông hơi

- Khử trùng kho, vệ sinh kho

Xử lý sự cố (nếu có)

Lấy mẫu định kỳ (3 tháng, 6 tháng,

9 tháng…) Phân tích chi tiêu dinh dưỡng, VSV

Kiểm tra thóc trước khi nhập

Xuất kho

Trang 36

b Thuyết minh quy trình

Chuẩn bị kho

- Kho bảo quản thóc dự trữ phải là loại kho kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, nóng) đến khối hạt

- Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa mưa

ẩm Đối với nhà kho bảo quản thóc đổ rời trong điều kiện áp suất thấp thì tường trong của kho và mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn

- Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa được sinh vật gây hại xâm nhập đồng thời đảm bảo thoáng khí, thuận tiện khi thông gió tự nhiên đối với thóc bảo quản thoáng

- Kho chứa thóc phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi lạ; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất

- Có nội quy, phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, phòng

+ Xếp palet theo diện tích nền kho sau đó phủ cót hoặc phên đan dày trên

bề mặt palet, các mép cót, phên gối lên nhau 10 cm Các palet đặt ở phía cửa kho cần bổ sung tấm lưới đảm bảo ngăn ngừa chuột chui vào palet

+ Có thể dùng trấu và phên, cót thay cho palet Trấu sử dụng kê lót nền kho phải là trấu cánh to, khô và sạch Trải trấu trên nền kho, trang phẳng mặt một lớp dày 15 cm đến 20 cm Trải phên nứa đan đơn lên mặt trấu Trải cót hoặc lưới (đảm bảo hạt thóc không bị rơi lọt xuống dưới) lên trên phên nứa Đặt cót từ ngoài vào trong, mép cót gối lên nhau 10 cm và gối lên gỗ cánh phai ở cửa kho

Những địa phương có loại phên đan dày (bằng dóc hoặc nứa tép) có thể hay cho cả phên, cót hoặc lưới

- Kê lót xung quanh tường

Trang 37

Thóc bảo quản thoáng đổ rời phải có lớp kê lót ngăn cách khối hạt với tường kho Lớp này được tạo bởi các khung gióng bằng tre hoặc gỗ áp sát vào tường và tiếp xúc với thóc là các tấm phên, cót hoặc ván công nghiệp hoặc các vật liệu phù hợp khác Chiều cao lớp kê lót quanh tường lớn hơn từ 40 cm đến 50

cm so với chiều cao khối hạt Khung gióng được làm bằng tre hay gỗ, được liên

kết cố định vào tường

+ Gióng dọc (trụ) bằng tre nguyên cây đường kính từ 8 cm đến 10 cm hoặc bằng gỗ 4 cm x 8 cm, cắt dài bằng chiều cao kê lót (với tre cây, đầu trên cần cắt sát đốt) Các gióng dọc cách nhau 50 cm, đầu dưới để sát nền kho

+ Gióng ngang (thanh) bằng tre chẻ đôi hoặc chẻ tư hoặc bằng gỗ 3 cm x

4 cm, khoảng cách giữa các thanh là 30 cm

+ Cố định gióng dọc và gióng ngang bằng đinh hoặc dây thép, cách một điểm cố định một điểm

+ Phên nứa được cố định vào khung gióng bằng dây thép, đặt từ dưới lên trên và phủ kín khung gióng, các tấm phên đặt khít vào nhau Phía ngoài phên nứa được phủ một lượt cót hoặc lưới đảm bảo không lọt thóc Trường hợp phên nứa đan dày đảm bảo không để lọt thóc ra ngoài thì không cần dùng cót và đặt các mép chồng lên nhau từ 5 cm đến 10 cm

+ Đầu trên của các gióng dọc và phên, cót cần được ốp, nẹp tạo thành đường thẳng, gọn, đẹp

- Sát trùng, vệ sinh

Kho chuẩn bị nhập thóc trước và sau khi kê lót cần được vệ sinh sạch Toàn bộ ngăn kho, lớp kê lót, bao bì chứa thóc phải được xử lý phòng, diệt trùng

và 3 ngày sau mới tiến hành nhập thóc

* Tạo độ thông thoáng cho lô thóc

- Với thóc bảo quản đổ rời

Đặt các ống thông hơi khi bắt đầu đổ thóc vào trong kho

Ống thông hơi được làm bằng chất liệu thích hợp theo quy cách thống nhất để tạo độ thông thoáng Ống thông hơi có dạng hình trụ đường kính chân ống 40 cm, miệng ống không nhỏ hơn 25 cm, chiều cao bằng chiều cao kê lót;

Trang 38

ống thông hơi phải đảm bảo thoáng, thóc không lọt vào bên trong, không bị biến dạng khi đổ thóc; miệng và chân ống phải được quấn, nẹp gọn và chắc Ống thông hơi được bố trí đều theo bề mặt khối hạt (trung bình khoảng 15m2 đặt 1 ống)

Số lượng ống thông hơi đặt trong các ngăn kho như sau:

+ Ngăn kho cuốn: 5 ống

+ Ngăn kho A1: 9 ống

+ Ngăn kho Tiệp và kho khác: Đảm bảo yêu cầu cứ 12 m2 đến 15 m2 có 1 ống

Hình 2.2 Sơ đồ đặt ống thông hơi

* Kiểm tra thóc trước khi nhập

Thóc nhập kho trong ngành dự trữ nhà nước phải là thóc mới và đáp ứng được các chỉ tiêu sau:

- Loại thóc nhập kho dự trữ theo nhóm hình hạt (theo chiều dài của gạo lật nguyên), gồm 2 nhóm: Nhóm thóc hạt dài, hạt rất dài và nhóm thóc hạt ngắn

- Các chỉ tiêu cảm quan

+ Màu sắc: Hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống, loại

+ Mùi: Có mùi tự nhiên của thóc, không có mùi lạ

+ Trạng thái: Hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở

- Các chỉ tiêu chất lượng

Các chỉ tiêu chất lượng của thóc được quy định tại Bảng 2.2

Trang 39

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của thóc nhập kho

đổ rời

3 Hạt không hoàn thiện, % khối lượng, không lớn hơn 6,0

5 Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn 7,0

6 Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn 10,0

+ Vệ sinh thường xuyên trong kho: Trần, tường, các cửa ra vào, cửa thông gió, các ống thông hơi, kén và ấu trùng trên mặt thóc

+ Vệ sinh ngoài kho: Phải quét dọn hàng ngày hè kho, sân kho; hàng tuần dãy cỏ xung quanh kho Dọn sạch máng, hệ thống thoát nước quanh kho

- Cào đảo, thông gió

Mục đích giải phóng ẩm độ, nhiệt độ khối hạt sớm đưa khối hạt về trạng thái ổn định

+ Trong 3 tháng đầu (thóc còn tiếp tục giai đoạn chín sau thu hoạch) ít nhất 3 ngày một lần thực hiện việc đánh luống sâu từ 0,5 m đến 0,7 m và đảo luống luân phiên

+ Từ tháng thứ tư (các hoạt động sinh lý, sinh hóa trong khối hạt tương đối ổn định) cứ 7 ngày 1 lần luân phiên đánh luống và cào đảo

Trang 40

+ Sau 12 tháng cứ 15 ngày 1 lần luân phiên đánh luống cào đảo

+ Chỉ mở cửa thông gió khi thời tiết nắng ráo, nhất là thời điểm nắng to + Ngoài thông gió tự nhiên, trong những trường hợp cần thiết có thể dùng quạt công nghiệp để tăng cường khả năng thông gió

* Công tác kiểm tra

Từ 2 đến 3 tháng Tuần/lần Tuần/lần Cuối các tháng

Từ 4 đến 6 tháng Tuần/lần Tháng/lần Cuối các tháng Cuối tháng thứ 6

Từ 7 đến 12 tháng Tuần/lần Tháng/lần Cuối các tháng Cuối tháng thứ 12

Sau 12 tháng Tháng/lần Tháng/lần Cuối các tháng Cuối tháng thứ 18

và trước khi xuất

- Kiểm tra bất thường

Kiểm tra chất lượng, công tác bảo quản khi có sự cố xảy ra

* Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá lô thóc bảo quản thoáng an toàn

- Độ ẩm tương đối môi trường trong kho không lớn hơn 75 %

Ngày đăng: 17/02/2017, 10:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Ngọc Anh và Lê Thị Xuân (2007) Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ theo chi phí hiệu quả trong bảo lương thực dự trữ quốc gia", Bộ Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ theo chi phí hiệu quả trong bảo lương thực dự trữ quốc gia
4. Nguyễn Thuỳ Châu(1999), “Công nghệ sản xuất chế phẩm diệt côn trùng hại kho từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis”, Báo cáo khoa học - Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sản xuất chế phẩm diệt côn trùng hại kho từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Tác giả: Nguyễn Thuỳ Châu
Năm: 1999
12. Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cs (1999), “Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng trong thóc đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Cục Dự trữ quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng trong thóc đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cs
Năm: 1999
13. Dương Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn (1993), “Hiệu lực của thuốc thảo mộc BQ – 01 với mọt hại kho”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, (4), tr. 18-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu lực của thuốc thảo mộc BQ – 01 với mọt hại kho
Tác giả: Dương Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn
Năm: 1993
14. Dương Minh Tú (2005), “Nghiên cứu cơ sở của biện pháp phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc, Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở của biện pháp phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc, Việt Nam
Tác giả: Dương Minh Tú
Năm: 2005
29. Hall P. W. and McFatane J. A. (1961), “Post-harvest problems with paddy and rice in British overseas territories”, Proc. IX Meeting FAO-US., IRC., working party on rice production and protection, p. 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Post-harvest problems with paddy and rice in British overseas territories
Tác giả: Hall P. W. and McFatane J. A
Năm: 1961
31. McFarlane J. A. (1982), “Damage to milled rice by psocids”, Trop. Stored product inform. (44), p. 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Damage to milled rice by psocids
Tác giả: McFarlane J. A
Năm: 1982
2. Báo cáo kinh nghiệm Quốc tế về Dự trữ quốc gia của Chính phủ ngày 23 tháng 4 năm 2012 Khác
3. Bộ công Thương (2014) Báo cáo xuất khẩu gạo đến hết tháng 11/2014 Khác
5. Bùi Công Hiển (1995), Côn trùng hại kho, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác
6. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Mai Lề, Bùi Đức Hợi, Lương Hồng Nga, Phạm Văn Hùng (2009). Công nghệ bảo quản lương thực, Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội Khác
8. Trần Minh Tâm (2006), Bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Vũ Quốc Trung (1978), Sâu hại nông sản trong kho, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Vũ Quốc Trung, Nguyễn Trọng Hiển, Vũ Kim Dung (1991) dịch, Xử lý và bảo quản hạt lương thực ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11. Vũ quốc Trung (1995) Báo cáo kết quả nghiên cứu suy giảm chất lượng trong bảo quản thóc gạo DTQG Khác
15. Lê Ngọc Tú ( Chủ biên ) Hóa sinh Công nghiệp. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2002 Khác
16. Thông Tư 204/2011/TT-BTC của bộ Tài chính. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về dự trữ nhà nước đối với thóc Khác
17. Tổng cục Hải Quan( 2012). Báo cáo xuất khẩu năm 2011 Khác
18. Tổng Cục Thống Kê (GSO). 2008. Số liệu thống kê - Nông nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w