1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SÁNG KIẾN biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8

46 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,85 MB

Nội dung

một số biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 tại trường THCS.Rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo hình thành và phát triển năng lực văn học cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc THCS. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn, học sinh có được ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biết hướng tới những tình cảm cao đẹp

Trang 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Vấn đề viết văn thuyết minh của học sinh trong nhà trường hiện nay

Rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh học sinh THCS là vấn đề hếtsức quan trọng và cần thiết trong việc tạo hình thành và phát triển năng lực vănhọc cho học sinh Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũngnhư trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc THCS Qua việc rènluyện kĩ năng viết bài văn, học sinh có được ý thức tự tu dưỡng, biết yêuthương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biếthướng tới những tình cảm cao đẹp Cũng rèn cho các em tính tự lập, có tư duysáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệthuật và trong đời sống, trước hết là trong văn học để có năng lực thực hành vànăng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp

Năm học 2013 – 2014 tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạymôn Ngữ văn lớp 8 và bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 8 Bản thân đã nhiềunăm dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trường THCS và nhận thấy đối với phần lớn họcsinh thì phân môn Tập làm văn nhất là phần văn thuyết minh rất khó và trừutượng nên kết quả học tập và bồi dưỡng chưa cao Vì vậy cần phải có nhữngbiện pháp phù hợp để nâng cao kiến thức cho học sinh đối với bộ môn NgữVăn 8 nói chung và phần văn Thuyết minh nói riêng

2 Ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề trong trường THCS.

Bộ môn Ngữ văn nói chung, văn bản thuyết minh nói riêng có vai trò vàtác dụng to lớn trong đời sống mỗi con người Văn bản thuyết minh là văn bảntrình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lý do phát sinh, quy luật pháttriển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng chocon người Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nàocũng cần đến Ví dụ: Mua một cái ti vi, máy giặt, tủ lạnh đều phải kèm theobản thuyết minh để ta hiểu được tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảoquản Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần các chất làmnên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tính Đến danh lam thắngcảnh ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh Rangoài phố, ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm Cẩm quyểnsách, ở bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung Trong sách giáo khoa

có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhàvăn, giới thiệu tác phẩm được trích Tất cả đều là văn bản thuyết minh

Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyếtminh ở trường THCS, bản thân tôi nhận thấy văn bản thuyết minh là loại vănbản có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày, đây là một loạivăn bản rất quan trọng trong chương trình ngữ văn THCS Hiểu một văn bảnthuyết minh để rồi từ đó hình thành khả năng tạo lập một văn bản tương tự làđiều mà người giáo viên cần thiết phải định hướng cho học sinh làm được Tuyvậy, điều này không phải là dễ Để tìm hiểu một văn bản thuyết minh hay làmtốt một bài văn thuyết minh đòi hỏi học sinh phải có một sự hiểu biết nhấtđịnh, phải có sự tìm tòi thông tin, thống kê số liệu và sự kiện một cách kháchquan, cụ thể Để dạy tốt một bài thuyết minh, người giáo viên cũng rất cần phảiđầu tư tìm tòi tư liệu, thông tin liên quan đến bài dạy Thậm chí nếu có thể, nên

Trang 3

đi đến, tiếp cận trực tiếp hoặc gần nhất với đối tượng được thuyết minh trongbài dạy.

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn thuyết minh đồng thờigiúp học sinh nâng cao kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh mộtcách hiệu quả trong bài làm văn của mình nên tôi chọn đề tài này với mong

muốn đưa ra một số kinh nghiệm “rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh”mà

bản thân đã ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác của mình.nhằm trau dồi kinh nghiệm, củng cố vững chắc kiến thức của bản thân về việcvận dụng các phương pháp thuyết minh khi tạo lập văn bản thuyết minh phục

vụ công tác bồi dưỡng học sinh và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồngnghiệp

3 Những mâu thuẫn của thực trạng

Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 8 ở trường THCS Chiềng An, tôinhận thấy việc rèn kĩ năng cho học sinh nói chung cũng như kĩ năng viết bàivăn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra sự lúng túng cho người dạycũng như người học Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minhđược học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9 Với một hệ thống xâu chuỗinhư vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói chung và phươngpháp thuyết minh nói riêng phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống,

có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học Hơnnữa học sinh muốn viết tốt bài văn thuyết minh trước tiên cần nắm được kiếnthức chung về văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh Kiểu bàivăn thuyết minh là một dạng bài tạo được khá nhiều hứng thú cho học sinhtrong quá trình học tập, thế nhưng kết quả bài kiểm tra các bài viết thì chấtlượng chưa thật cao

Một phần của nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa cónhiều kinh nghiệm: Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mới đượcthử nghiệm trong mấy năm gần đây; nhiều giáo viên thụ động, vận dụng rậpkhuôn theo sách thiết kế, hoặc máy móc thực hiện mô hình giáo án cũ từ nămnày qua năm khác, thiếu sự đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ môn Chưathật sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tưduy, kĩ năng thực hành cho học sinh; giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàný; vốn sống trực tiếp và gián tiếp của học sinh còn hạn chế rất nhiều

Vì vậy tôi thực hiện SKKN này nhằm mục đích cung cấp cho học sinhTHCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng những kĩ năng khi làm văn thuyếtminh, để các em cải thiện được kĩ năng viết văn thuyết minh của mình và đểhọc tốt hơn bộ môn Ngữ văn

Kĩ năng viết bài văn thuyết minh là một thao tác quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả học văn Từ việc xây dựng đoạn văn, học sinh có thể bộc lộtri thức, sự hiểu biết của mình về đối tượng được thuyết minh Học sinh tựquyết định cách viết bài văn thuyết minh theo các phương pháp khác nhau (nêuđịnh nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; so sánh,…) hoặc kết hợp nhiềuphương pháp thuyết minh trong một bài làm văn Cũng qua đó giáo viên pháthiện và phân loại được đối tượng học sinh theo các mức độ khác nhau Nhómhọc sinh có năng khiếu viết văn cần bồi dưỡng, phát huy, nâng cao còn nhóm

Trang 4

học sinh chưa biết viết bài văn thuyết minh cần phải phụ đạo, rèn các kĩ năng

cơ bản, cần thiết để cho học sinh tiến bộ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài vănthuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Chiềng An

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tôi thực hiện trên học sinh hai lớp8A, 8B của khối 8 Trường THCS Chiềng An

Qua thời gian giảng dạy ở trường THCS nói chung và trường THCSChiềng An nói riêng Tôi thấy mặc dù các em đã được tiếp cận với văn bảnthuyết minh ở mọi cấp học, ở cấp THCS các em đã tiếp xúc với loại văn bảnnày từ năm lớp 6 Nhưng chỉ đến lớp 8 các em mới được tìm hiểu cụ thể vềkiểu bài, dạng đề và cách làm bài văn thuyết minh Phần lớn các em học chưathực sự coi trọng việc rèn luyện kỹ năng viết bài tập làm văn Đối với phần vănbản thuyết minh cũng vậy Do đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinhkhối 8 của trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Trình bày tóm tắt những lý luận, khái niệm, kiến thức cơ bản đã đượctổng kết về kiểu văn bản thuyết minh lớp 8 ở trường Trung học cơ sở Chiềng

- Đánh giá về kết quả của quá trình thử nghiệm những biện pháp trên

6 Phương pháp nghiên cứu

Sau một năm tiến hành thể nghiệm SKKN (2013 - 2014) ở lớp 8A, 8B, tôi

nhận thấy SKKN có hiệu quả khả quan, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong quátrình viết văn; được đồng nghiệp đánh giá cao về sự phát triển của SKKN Bởivậy, trong năm học 2014 – 2015, tôi mạnh dạn tiếp tục áp dụng SKKN này chohọc sinh lớp 8 và triển khai tới đồng nghiệp cùng thể nghiệm để đạt được hiệuquả nhất định

Để thực hiện tốt SKKN này tôi đã sử dụng một số phương pháp:

6.1 Phương pháp điều tra khảo sát

- Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh

- Khảo sát chất lượng bài văn thuyết minh của học sinh

6.2 Phương pháp xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh.

Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng cho các em những kĩ năng

cơ bản để viết tốt bài văn thuyết minh

6.3 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Trang 5

Là một phương pháp cần thiết để kiểm nghiệm đánh giá, đúc rút kinhnghiệm và có những kết luận chính xác về đề tài để có thể khẳng định giá trịhiệu quả của SKKN qua thực tế giảng dạy một cách khách quan bằng cáchkiểm tra khả năng làm văn của các em Nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiếnthức, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tích hợp các phân môn trong bài văn,trong việc tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ văn học của học sinh.

6.4 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện những điểm cònhạn chế

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc triển khai nghiên cứu đề tài

7 Kế hoạch nghiên cứu.

Trong năm học 2014 - 2015 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Ngữvăn lớp 8 mà phạm vi đề tài được áp dụng triển khai thực hiện trong ba nămhọc:

Năm học 2013 - 2014, tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Chiềng An”

và áp dụng ở chương trình ngữ văn lớp 8 đạt kết quả tốt

Vì vậy năm học 2014 - 2015, tôi đã tiếp tục chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Chiềng An” để nghiên cứu trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp

8

Trong năm học này, tôi nghiên cứu với thời gian cụ thể như sau:

Tháng 9/2014

- Đăng ký tên SKKN

- Điều tra khảo sát:

Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh

- Xây dựng đề cương

Tháng 10, 11, 12/2014

- Khảo sát chất lượng bài văn thuyết minh của học sinh

- Nghiên cứu quá trình giảng dạy về văn thuyết minh

- Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết về văn thuyết minh để từ đó xâydựng phương pháp rèn kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh

Tháng 1, 2/2014

- Triển khai dạy thực nghiệm

- Thu thập số liệu

Tháng 5/2014: Hoàn chỉnh SKKN.

Trang 6

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận của vấn đề.

1 Khái quát về văn bản thuyết minh

Con người trong cuộc sống ngoài những nhu cầu về vật chất như chuyện

ăn, chuyện mặc còn có nhu cầu muốn được tìm hiểu, khám phá cuộc sốngxung quanh, muốn được nâng cao vốn hiểu biết của mình, tích lũy thêm trithức, hay đôi khi chỉ là những lời hướng dẫn, chỉ bảo để làm công việc mộtcách hiệu quả hơn Như khi đi thăm một di tích lịch sử hay một ngôi chùa cổ,chúng ta muốn biết tường tận hơn những sự kiện lịch sử nào đã diễn ra tại nơiđây, nhân vật nào được thờ cúng trong ngôi chùa cổ đó Trước khi đọc một tácphẩm, chúng ta muốn biết về nhà văn đã viết nên tác phẩm đó Mua một chiếcmáy ảnh mới, chúng ta muốn được hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản saocho tốt nhất Đó là lúc chúng ta cần tới văn bản thuyết minh

1.1 Khái niệm

Văn bản thuyết minh là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo công dụng, lý do phát sinh, quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng Nhằm cung cấp thông tin về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội, hướng dẫn cho con người tìm hiểu

và sử dụng chúng

1.2 Văn bản thuyết minh khác với các kiểu văn bản khác

Văn bản thuyết minh có sự khác biệt với các loại văn bản tự sự, miêu tả,biểu cảm, nghị luận:

Khác nhau về mục đích: Mục đích của thuyết minh là nhằm cung cấp cho người đọc (người nghe) những tri thức giúp học sinh hiểu biết được sâu hơn,

rộng hơn về những sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống Thuyết minhkhông phải là kể lại một câu chuyện nên không có cốt truyện, không có diễnbiến của các sự việc khiến ta phải hồi hộp theo dõi như trong văn bản tự sự.Thuyết minh không nhằm giúp cho người đọc (người nghe) phải hình dung,phải tưởng tượng, phải biểu lộ cảm xúc chủ quan của mình với những đốitượng được đề cập đến như trong văn bản miêu tả hay biểu cảm Thuyết minhcũng không nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) bằng những lí lẽ, nhữngluận điểm khiến họ phải đồng tình, phải tin theo như trong văn bản nghị luận

Khác nhau về cách thức trình bày: Thuyết minh chủ yếu dùng cách giải thích, sao cho chính xác, khoa học, đơn giản và dễ hiểu, không sử dụng nhiều

những phép tu từ, những hình ảnh gợi tả, gợi cảm, những từ tượng thanh,tượng hình như trong văn miêu tả hay biểu cảm (những so sánh được dùngtrong văn thuyết minh chỉ có tác dụng như những ví dụ giúp việc trình bàyđược sáng rõ hơn chứ không đem lại những xúc cảm thẩm mĩ như trong vănmiêu tả hay biểu cảm) Giải thích được dùng trong văn thuyết minh là giảithích dựa trên những kiến thức khoa học, những quy luật khách quan chứkhông phải dựa trên những luận điểm, luận cứ như trong văn nghị luận

Khác nhau về giọng điệu: Giọng điệu của văn thuyết minh là giọng điệu hoàn toàn khách quan Người viết văn thuyết minh trong tư cách một nhà khoa

Trang 7

học khi viết về những đối tượng cần phải làm rõ; không thể hiện những cảmxúc, những quan điểm, những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình khi nói vềnhững sự vật, sự việc, hiện tượng như trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm haynghị luận.

1.3 Các phương pháp thuyết minh

Ngoài việc chuẩn bị cho mình những tri thức về đối tượng cần thuyết

minh, người viết còn phải nắm được phương pháp thuyết minh Nắm được

phương pháp thuyết minh, chúng ta mới sử dụng tốt được những kiến thức đãtích lũy: chọn lọc những kiến thức gì, trình bày chúng ra sao, đưa ra những dẫnchứng, những số liệu nào, Có những phương pháp thuyết minh chính nhưsau:

Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Phương pháp liệt kê

Phương pháp nêu ví dụ

Phương pháp dùng số liệu (các con số)

Phương pháp so sánh

Phương pháp phân loại, phân tích

Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyếtminh Nắm được phương pháp học sinh sẽ biết phải ghi nhận thông tin nào,lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh sự vật hiện tượng Để bài văn cótính thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp nhiềuphương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu,

so sánh, đối chiếu, phân loại

2 Đặc điểm của văn bản thuyết minh

2.1 Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức khách quan

về sự vật, hiện tượng.

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đờisống nhằm cung cấp cho chúng ta những tri thức (kiến thức) về các sự kiện,hiện tượng diễn ra trong xã hội; về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các

sự vật, con người, trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giớithiệu, giải thích, phân tích

Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan,giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng vàbiết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người Văn bản thuyếtminh gắn liền với tư duy khoa học Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi Muốn làmđược văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thứcthì mới làm được Nói là tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp vớithực tế, và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan củamình Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình

mà thêm thắt cho đối tượng

Một văn bản thuyết minh đạt được hiệu quả thông tin cao nhất khi đạtđược những yêu cầu sau : Phản ánh được đặc trưng, bản chất sự vật; thể hiện

Trang 8

được trình tự logic của sự vật ; lời văn trong sáng, sinh động, tính thuyết phụccao.

2.2 Các kiểu bài văn thuyết minh đa dạng, phong phú

* Thuyết minh về phương pháp (cách làm): là hướng dẫn cho người

đọc (người nghe) những cách thức để làm ra một sản phẩm nào đó Để làm tốtkiểu bài này ngoài những hiểu biết về sản phẩm, người viết cần có kinhnghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình làm sản phẩm

* Thuyết minh về một vật dụng (đồ dùng): là cung cấp cho người đọc

(người nghe) những tri thức về vật dụng đó, giúp họ hiểu được cấu tạo, đặcđiểm, tính chất, công dụng, ích lợi, cách sử dụng, bảo quản, vật dụng đó Đểlàm tốt kiểu bài này người viết cần trang bị cho mình những kiến thức về cái

mà mình thuyết minh

* Thuyết minh về con người: là cung cấp cho người đọc (người nghe)

những tri thức, hiểu biết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, công trạng, của conngười đó Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bị chomình những kiến thức về nhân vật mà mình thuyết minh

* Thuyết minh về các vấn đề văn học, nghệ thuật: là cung cấp cho

người đọc (người nghe) những tri thức, hiểu biết về một thể loại văn học nghệthuật, về các tác phẩm văn học nghệ thuật (văn chương, âm nhạc, hội họa, )

Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bị cho mình nhữngkiến thức về các vấn đề văn học nghệ thuật mà mình thuyết minh

* Thuyết minh về một loài vật (loài cây, con vật): là cung cấp cho

người đọc (người nghe) những tri thức về loài vật đó, giúp họ hiểu được nguồngốc, cấu tạo, đặc điểm, chủng loại, tập tính, sinh trưởng, ích lợi, cách chămsóc loài vật đó Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bịcho mình những kiến thức về các loài cây, con vật mà mình thuyết minh

2.3 Văn bản thuyết minh cần có sự kiện và số liệu

Sự kiện và số liệu càng cụ thể, chi tiết đa dạng, phong phú bao nhiêu thìbài thuyết minh càng có sức thuyết phục bấy nhiêu Ngược lại nếu văn bảnthuyết minh có ít hoặc không có sự kiện hay số liệu cụ thể sẽ sa vào tình trạngnói chung, đối tượng thuyết minh sẽ thiếu tính thuyết phục

Tùy vào yêu cầu và tính chất của đối tượng thuyết minh mà người viếtchú ý sử dụng sự kiện, số liệu như thế nào cho hợp lí

2.4 Ngôn ngữ và văn phong thuyết minh

Do phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, nhằm cung cấp cho ngườiđọc những tri thức khách quan, khoa học nên ngôn ngữ trong văn thuyết minhphải gọn gàng, chính xác, dễ hiểu và sinh động; nhưng không được lạc sangmiêu tả và tự sự Ngôn ngữ nhiều khi mang tính đơn nghĩa, ngắn gọn, rõ ràng,nêu bật những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng Ngôn ngữ phải chính xác, côđọng, và hấp dẫn Đây cũng là đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ và văn phongdùng trong văn bản thuyết minh

Đó là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu,tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó

Trang 9

khăn mà tôi đã trình bày trong phần đặt vấn đề.

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Hiện nay một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa nhận thức đúng đắn về

vị trí vai trò của bộ môn Ngữ văn trong việc thực hiện chương trình giáo dụcvới các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Đó là những kĩ năng cơ bản trong quátrình giao tiếp mà bất cứ bộ phận khoa học nào, trong bất kì lĩnh vực nào cũngrất cần thiết với một con người; đặc biệt, bộ môn có vai trò rất quan trọngtrong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THCS nhưng họ cónhững thái độ xem nhẹ và coi thường bộ môn Điều đó có ảnh hưởng rất lớnđến ý thức, thái độ học tập môn Ngữ văn của học sinh

2.1 Thuận lợi

Trong quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học văn theohướng tích hợp và tích cực cho các em học sinh khối 8 năm học 2013-2014 tạitrường THCS Chiềng An tôi nhận thấy việc học văn bản thuyết minh có nhữngthuận lợi sau:

Các thầy, cô giáo đã thực hiện nghiêm túc quy định, nề nếp về chuyênmôn; giảng dạy nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao Đặc biệt nhữngngười có tâm huyết với nghề nghiệp đã tìm tòi phương pháp mới để truyền đạtkiến thức cho học sinh có hiệu quả Hơn nữa, giáo viên đã được tập huấn, bồidưỡng thường xuyên, áp dụng chuẩn kiến thức kỹ năng, tích hợp các nội dung

về giá trị sống, kỹ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh, môi trường, vàochương trình

Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng, giúp học sinh rènluyện kỹ năng trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học, nâng caonăng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh Hơn nữa loại văn bản này vốn không

xa lạ gì đối với học sinh Bài giảng của các thầy, cô giáo thuộc tất cả các bộmôn đều là bài ví dụ tốt cho văn bản thuyết minh Chỉ cần có ý thức hướng dẫn

là học sinh có thể làm được Loại văn bản này giúp học sinh làm quen với lốilàm văn có tư duy, mang tính khách quan, khoa học, chính xác Các đối tượngthuyết minh đều phổ biến, thông dụng và gần gũi với học sinh cho nên họckiểu văn bản này các em rất hứng thú

Số tiết trong chương trình dành cho kiểu bài thuyết minh tương đối phùhợp, đủ để rèn kĩ năng cho các em, cụ thể:

Tiết 44 - Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Tiết 47 - Phương pháp thuyết minh

Tiết 51 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Tiết 54 – Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng

Tiết 61 - Thuyết minh một thể loại văn học

Tiết 76 – Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Tiết 80 - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Tiết 83 - Thuyết minh một danh lam thắng cảnh

Trang 10

Tiết 84 – Ôn tập về văn bản thuyết minh.

Hai bài viết 90 phút về văn bản thuyết minh (tiết 55,56; tiết 87,88)

Bên cạnh đó học sinh còn được tìm hiểu các văn bản trong phần văn học

có tác dụng bổ trợ kiến thức về kiểu bài thuyết minh rất tốt như :

Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá

Tiết 49: Bài toán dân số

Như vậy việc bố trí thời lượng các tiết lý thuyết và thực hành trong phầnvăn bản thuyết minh là tương đối phù hợp, thể hiện sự đổi mới trong việc họcmôn Ngữ văn, là sự kết hợp chặt chẽ trong quá trình tiếp thu kiến thức và rènluyện kỹ năng

Kiểu văn bản này gắn bó với đời sống xã hội và con người, khả năng ứngdụng cao Cũng như các kiểu văn bản khác trong phân môn Tập làm văn, vănbản thuyết minh được đưa vào chương trình giảng dạy khá phong phú và đadạng với nhiều nội dung khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh những tri thứchiểu biết phong phú của đời sống xã hội Văn bản thuyết minh được đưa vàogiảng dạy ở lớp 8 với 11 tiết học, xen kẽ tích hợp với phân môn Văn và TiếngViệt đã giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống, chính xác, rõ ràng, đầy

đủ về đặc điểm và phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh Để từ đó họcsinh phân biệt được với các kiểu văn bản khác cùng nằm trong chương trình.Rèn cho các em những kĩ năng cơ bản khi nói và viết về một đối tượng thuyếtminh bất kì Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng gặp phảikhông ít những khó khăn

b) Khó khăn

* Đối với giáo viên

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trongviệc bồi dưỡng học sinh nên kết quả chưa cao, tài liệu nghiên cứu, tham khảocủa bộ môn chưa phong phú Điều kiện tham quan, học hỏi trong thực tế đểtích luỹ kiến thức chưa nhiều Một số ít giáo viên chưa có ý thức nghiên cứusách giáo viên và tham khảo sách thiết kế, tài liệu bồi dưỡng có liên quan nênchưa có định hướng tốt nhất khi quyết định sử dụng phương pháp giảng dạyphù hợp cho từng bài thuộc kiểu bài văn thuyết minh

Việc xác định phương pháp dạy tập làm văn chưa chính xác Chưa vậndụng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập Một số giáo viên chưa

có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự nắm chắc về phương pháp giảng dạy Vốnkiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng

Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rènluyện trong từng bài mà người biên soạn đưa vào trong sách giáo khoa từ bàihình thành lí thuyết mới đến thực hành luyện tập và hoàn chỉnh kiểu bài Việc

bố trí thời lượng cho tiết dạy chưa phù hợp, chưa dành nhiều thời gian chothực hành, giáo viên khó có thể rèn luyện kĩ năng cho học sinh

Việc ra đề kiểm tra, đề thi của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần

Trang 11

bàn Một số giáo viên không nghiên cứu kĩ chương trình, không xây dựngđược ma trận đề, không nắm chắc yêu cầu của kiểu văn bản thuyết minh dẫnđến ra đề không chuẩn mực, không đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tínhthực tế Đề bài không có tác dụng gợi tư duy sáng tạo khi cảm thụ văn học củahọc sinh.

Việc giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh đôi lúc chưa thật chu đáo.Các phân môn trong môn Ngữ văn đã có sự tích hợp nhưng đôi khi chưa thậthiệu quả

Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng nhưcác biện pháp tổ chức dạy học gây hứng thú cho học sinh Có khi giờ dạy tẻnhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh Quá trình dự giờ, thao giảng

để rút kinh nghiệm đối với tiết Tập làm văn chưa nhiều, bởi vì phần lớn giáo viên

có tâm lý chung là ngại dạy tiết Tập làm văn

Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnhminh họa Trong khi đó có một số tiết tập làm văn nếu để cho học sinh xemnhững đoạn băng ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều, ví dụ như tiết dạy về các

“phương pháp thuyết minh”, “Đề văn và cách làm bài văn thuyết minh” nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến điều này

* Đối với học sinh

Nhiều học sinh ở rải rác xa trường từ 5 đến 8 km, đa số là con em dântộc ở vùng nông thôn nên gia đình còn khó khăn về kinh tế; có một số học sinh

mồ côi cả cha lẫn mẹ và một số em mồ côi cha hoặc mẹ; có một số học sinh cóhoàn cảnh éo le như bố mẹ đi tù hay bố mẹ bỏ nhau nên phải do ông bà đã giàyếu chăm sóc nuôi dưỡng Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng bộ môn nói chung và thực hành làm văn thuyết minh nói riêng

Học sinh hiện nay, một số em không ham muốn học tập môn Ngữ văn,nhất là ngại làm những bài văn Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc họccác môn thuộc khoa học tự nhiên Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xãhội, thì một phần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian “Côngthức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể Khả năng vậndụng kiến thức của Tiếng Việt và đọc – hiểu văn bản vào làm bài văn nóichung đã khó, đối với văn thuyết minh lại càng khó hơn Bởi vậy, số học sinhgiỏi văn thực sự rất hiếm

Đây là một kiểu giải thích bằng tri thức khoa học (khác với giải thíchtrong văn nghị luận là nhằm phát biểu quan điểm) Muốn làm được văn bảnthuyết minh thì phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để có kiến thức thìmới làm được Trong khi đó vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp, đồng thờilại chưa chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu sự vật hiện tượng, chưa nắm chắc bảnchất bên trong của sự vật hiện tượng Kiểu văn bản này đòi hỏi vốn tri thức củahọc sinh về đối tượng khác nhau, với nhiều tri thức khác học sinh chưa đượctiếp cận, chưa được biết đến hoặc ít quan tâm dẫn đến không có đủ tri thức đểviết bài

Khi thực hiện các thao tác tạo lập văn bản thuyết minh chưa có nhiều kỹnăng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dàn bài Cho nên trong quá trình viết bài

Trang 12

còn lạc đề, hoặc chưa đủ nội dung, còn sót ý, sắp xếp chưa theo trình tự hợp lýcủa từng kiểu đề.

Qua thực tế giảng dạy, các tiết luyện tập, các bài kiểm tra của học sinh,tôi nhận thấy được sự tồn tại, nhược điểm mà học sinh thường mắc phải khilàm văn thuyết minh đó là: Học sinh chưa nắm chắc được khái niệm văn thuyếtminh; chưa biết cách làm một bài văn thuyết minh; chưa phân biệt được vănthuyết minh với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, ; chưa biết sử dụng phối hợpcác phương pháp thuyết minh; ngôn ngữ chưa chính xác, diễn đạt chưa rõ ràng,mạch lạc

Trên thực tế thì học sinh nắm lý thuyết còn sơ sài, thậm chí có em khônghọc lý thuyết nên rất dễ lạc đề khi thực hành kiểu văn này

Để khắc phục tình trạng khó khăn trên, người giáo viên trong quá trình tổchức, điều khiển học sinh học tập trước hết phải chủ động giúp học sinh nắmchắc kiểu bài, phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh, sau đó vận dụng lýthuyết thực hành rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh; ngườigiáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về các đối tượng thuyết minh Nghĩa làphải có sự hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực trong đời sống xã hội….; biếtcách truyền đạt một vấn đề ngắn gọn nhưng đầy đủ, sâu sắc giúp học sinh hiểuđược vấn đề

Đánh giá chung

Khả năng nói và viết Tập làm văn thuyết minh của học sinh còn yếu,việc ứng dụng những kiến thức Tập làm văn vào cuộc sống còn nhiều hạn chế.Cách đánh giá một bài làm văn có khi không phản ánh được thực chất, trình

độ khả năng của học sinh

Từ những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu đề tài này để tìm ra nhữnggiải pháp, khắc phục những điểm còn hạn chế trong việc làm bài tập làm vănnói chung và bài văn thuyết minh nói riêng để các em có kết quả tốt hơn tronghọc tập bộ môn Ngữ văn

Năm học 2013-2014, khi dạy phần văn bản thuyết minh cho các em họcsinh khối 8 tôi mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm trên trong quá trình dạy học củamình Đề tài này giúp giáo viên đối chiếu giữa lí luận với thực tế chất lượng bộmôn mình giảng dạy, đặc biệt chất lượng viết văn thuyết minh của học sinh lớpmình phụ trách Từ đó giáo viên có thể vận dụng những giải pháp tối ưu đểnâng cao chất lượng, giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu bộ mônNgữ văn như hiện nay Sau khi điều tra tôi đã tiến hành phân loại đối tượng:Giỏi, khá, trung bình, yếu Từ đó có những kế hoạch, phương pháp dạy họcphù hợp

Trang 13

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3.1 Điều tra, khảo sát

3.1.1 Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh.

Để thực hiện được đề tài, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượnghọc tập bộ môn Ngữ văn đầu năm (vào tháng 9/2013) và chất lượng bài viếtvăn thuyết minh của học sinh (tháng 10/2013) Kết quả cụ thể như sau:

Chất lượng bộ môn đầu năm Chất lượng bài viết văn thuyết

8 nói chung và Tập làm văn thuyết minh nói riêng ở trường Trung học cơ sởChiềng An còn thấp, nhất là đối với một trường đạt chuẩn quốc gia như hiệnnay

3.1.2 Khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn

- Phòng học bàn ghế đầy đủ, đúng qui cách

- Trang thiết bị dạy học: Đã có phương tiện hiện đại: đèn chiếu để sửdụng trong dạy học nhưng chưa được sử dụng thường xuyên

- Tranh ảnh minh hoạ được trang bị khá đầy đủ

- Trường THCS Chiềng An chia làm hai khu cách xa nhau hơn 7km nêncác hoạt động gặp rất nhiều khó khăn (như việc tổ chức các hoạt động tập thểmang quy mô toàn trường, việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo yếu kém,công tác dự giờ thăm lớp ) Khu bản Hìn đã được xây dựng 6 phòng học,được trang bị đủ bảng và bàn ghế xong chưa làm sân và tường rào, còn họcchung với Tiểu học Lò Văn Giá nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạtđộng của trường

Khảo sát điều kiện học tập bộ môn của học sinh:

- SGK đầy đủ 100%

- Sách tham khảo có nhưng còn ít

- Học sinh: 70% học sinh là con em dân tộc Thái ở các thôn bản: bản Cọ,

Trang 14

bản Bó, bản Cá, bản Hài, bản Hìn, điều kiện gia đình, đời sống kinh tế cònkhó khăn, hạn hẹp Học sinh dân tộc thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc tronggiao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông rất hạn chế Nhiều em khảnăng diễn đạt chưa thật rõ ràng, lưu loát dẫn tới việc trình bày, lập luận, giảiquyết vấn đề còn yếu

Hoàn cảnh gia đình: 75% gia đình học sinh làm nghề nông hoặc nghề tự

do nên việc đầu tư, tạo điều kiện học tập cho các em phần nào hạn chế Cònmột số ít học sinh có hoàn cảnh éo le: Bố hoặc mẹ mất sớm, bố mẹ li hôn, ởvới ông bà, cô chú, … sự quan tâm, kèm cặp không được thường xuyên Các

em gặp khó khăn trong việc vận dụng tri thức tích lũy của mình để thuyết minhmột đối tượng cụ thể

3.2 Nội dung các biện pháp

3.2.1 Biện pháp 1: Hình thành và củng cố lí thuyết về văn thuyết minh cho học sinh.

Vai trò

Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng mà người làm bài cần phải nhận thức,nắm bắt một cách đầy đủ bởi phương thức biểu đạt sẽ chi phối cách nhìn, cáchlựa chọn chi tiết của đối tượng để phục vụ cho mục đích văn bản và cách diễnđạt của người viết Hơn nữa khi thuyết minh, ngoài quan sát đặc điểm bênngoài, còn phải tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng Những đặc điểm ấythường gắn với tác dụng của đối tượng đối với cuộc sống Vì vậy người viếtvăn thuyết minh phải nắm vững các đặc điểm và những yêu cầu của văn thuyếtminh

Tác dụng

Thuyết minh là cung cấp cho người đọc (người nghe) những tri thức (kiếnthức) khoa học, chính xác và tiện ích Cho nên việc làm đầu tiên đối với ngườiviết là phải chuẩn bị cho mình những tri thức về đối tượng thuyết minh Cànghiểu sâu biết rộng về đối tượng thì bài viết càng phong phú, hấp dẫn, bổ ích.Nắm được đặc điểm, yêu cầu của văn bản thuyết minh giúp cho học sinhquan sát, học tập, tích lũy để làm giàu vốn tri thức của mình Quan sát các sựvật, sự việc, hiện tượng trong đời sống không chỉ dừng lại ở việc xem, nhìn màphải tìm hiểu, nhận xét để rút ra được những đặc điểm chính, tiêu biểu của mỗi

đối tượng thuyết minh: Đó là cái gì? Nó có những đặc điểm tiêu biểu gì? Nó được sinh ra như thế nào? Được cấu tạo ra làm sao? Nó có ích gì cho cuộc sống của con người…? Chỉ khi nào nắm chắc được bản chất, những nét đặc

trưng của đối tượng cần thuyết minh thì người viết mới có thể thuyết minh về

nó cho mọi người nghe được

Một phần lớn những tri thức con người có được là do học tập, tích lũy từtrong nhà trường cho đến ngoài xã hội Việc ghi lại cẩn thận những điều quansát được, việc thường xuyên đọc sách báo, tìm tòi, tra cứu trong từ điển haytrên mạng Internet cần được rèn luyện để trở thành thói quen suốt đời đối vớimỗi học sinh Phải biết rằng không có tri thức thì không thể thuyết minh về bất

cứ điều gì cho người khác được

Trang 15

Các bước tiến hành

Bước 1: Dạy lý thuyết về vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh trong đời sống con người.

a) Vai trò của văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chươngtrình Tập làm văn THCS Việt Nam Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm

vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới, nhưTrung Quốc, Nhật Bản, đã đưa vào chương trình học cho học sinh

Để giúp học sinh nắm được vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh trong

đời sống con người, tôi thực hiện ở tiết 44 – Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8, tập 1) Khi dạy bài này tôi đã hướng dẫn học sinh phân tích

mẫu để rút ra vai trò, đặc điểm của bài văn thuyết minh trong đời sống conngười Trước hết tôi cho học sinh phân tích các mẫu trong SGK, qua các câuhỏi định hướng, cụ thể:

* Mẫu 1: Cây dừa Bình Định

?GV: Văn bản trên trình bày vấn đề gì?

HS: Trình bày lợi ích của cây dừa Lợi ích này gắn với đặc điểm của câydừa mà cây khác không có Nội dung cụ thể giới thiệu riêng về cây dừa BìnhĐịnh gắn bó với người dân Bình Định

?GV: Lợi ích và đặc điểm của cây dừa Bình Định được trình bày bằng phương pháp nào? Trình bày qua mấy phương diện?

HS: Trình bày từ khái quát đến cụ thể bằng phương pháp liệt kê qua hai

phương diện: Cây dừa gắn bó, cống hiến tất cả cho con người: thân làm

máng, lá làm tranh, làm vách, gốc làm chõ , nước để uống, để kho thức ăn, làm

nước mắm, cùi làm bánh đa, mứt, bánh kẹo,…Đặc điểm của dừa Bình Định:

mọc rất nhiều: mọc ven rừng, men bờ ruộng, sườn đồi, bờ biển; nhiều loại khác nhau: dừa xiêm, dừa nếp, dừa lửa,

?GV: Theo em văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

HS: Cung cấp cho người đọc những tri thức về đặc điểm, tính chất củacây dừa Bình Định và sự gắn bó cần thiết của nó với người dân Bình Định

* Mẫu 2: Tại sao lá cây có màu xanh lục

GV: Gọi HS đọc văn bản

?GV: Văn bản sử dụng phương thức trình bày nào?

HS: Dùng phương thức giải thích

?GV: Văn bản giải thích điều gì? Cách giải thích ra sao?

HS: Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.Người viết trình bày văn bản theo quan hệ nhân quả: kết quả lá cây có màuxanh là do các tế bào có nhiều lục lạp, trong lục lạp này lại chứa một chất gọi

là diệp lục Tác giả giải thích rất cụ thể, tỉ mỉ nên người đọc có thể hiểu vấn đềmột cách nhanh chóng và dễ dàng

Trang 16

* Mẫu 3: Văn bản Huế

GV: Gọi HS đọc văn bản

?GV: Văn bản giới thiệu vấn đề gì?

HS: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam vớinhững đặc điểm tiêu biểu rất riêng của Huế

?GV: Những đặc điểm tiêu biểu đó là gì?

HS: Sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển Có những công trình kiến trúcnổi tiếng Có những sản phẩm đặc biệt Nổi tiếng với những món ăn Là thànhphố đấu tranh kiên cường

GV: Giới thiệu Huế người viết đã đi vào những đặc điểm có thật rất riêng,rất nổi tiếng của Huế

?GV: Qua việc tìm hiểu ba văn bản, em hãy nhận xét về đặc điểm chung của chúng?

HS: Các văn bản đều trình bày những tri thức của đời sống con người,giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng Từ đó, sửdụng chúng vào mục đích có lợi cho con người Đây là ba văn bản thuyếtminh

?GV: Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu? Hãy nêu một vài ví dụ?

HS: Lời thuyết minh các sản phẩm tiêu dùng, lời giới thiệu du lịch, sơ đồthắng cảnh, các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, lời giới thiệu tóm tắt nộidung ở bìa sau của một cuốn sách, trong SGK có bài trình bày thí nghiệm hoặctrình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn

GV: Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, ngànhnghề nào cũng cần đến chẳng hạn mua máy vi tính ta được giới thiệu tínhnăng, cấu tạo, cách sử dụng,…mua hộp bánh cũng có lời giới thiệu xuất xứ,các chất liệu làm bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng,… Điều đócho thấy văn bản thuyết minh rất quen thuộc và cần thiết trong đời sống conngười

Sau khi phân tích mẫu, tôi định hướng HS rút ra được ghi nhớ, bằng cáchđặt câu hỏi:

?GV: Qua phân tích, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh?

HS: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

b) Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.

* Trước hết tôi cho HS phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung của văn bản thuyết minh.

Để thực hiện được bước này, tôi gợi ý qua một số câu hỏi để học sinh tựrút ra được điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác

Trang 17

đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” tôi cho HS

thảo luận nhóm để rút ra vấn đề qua câu hỏi:

? Ba văn bản ở mục 1(cây dừa Bình Định; Tại sao lá cây có màu xanh lục?; Huế) có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Vì sao?

HS: Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật Văn bản miêu tảtrình bày chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ cảnh, vật, con người, chủyếu làm cho người ta hiểu Còn văn bản nghị luận là trình bày ý kiến, quanđiểm về một vấn đề nào đó Ở cả ba văn bản trên đều không có những đặcđiểm đó nên không thể xem là một trong những loại văn bản đã học Do đó,đây là kiểu văn bản khác

? Vậy ba văn bản đó có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?

HS: Ba văn bản đó chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan giúpcon người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng, biết cách

sử dụng chúng vào mục đích có lợi Ba văn bản, văn bản nào cũng trình bàyđặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh của nó Văn bản thuyết minh gắnliền với tư duy xã hội

* Từ đó, tôi gợi ý cho HS rút ra được đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.

Cung cấp tri thức khách quan

Từ đặc điểm vừa so sánh ở trên, có thể rút ra kết luận là văn bản thuyếtminh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người cóđược hiểu biết đúng đắn về sự vật một cách đầy đủ Đây là đặc điểm quantrọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác Đã là trithức thì người làm không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra màlàm được

Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chínhcông vụ Văn bản thuyết minh chủ yếu trình tri thức một cách khách quan giúpcon người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng và biếtcách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người, văn bản thuyết minhgắn liền với tư duy khoa học Nó đòi hỏi tính chính xác rạch ròi

Văn bản thuyết minh không sử dụng kỹ năng quan sát và trí tưởng tượngphong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến cốt truyện như trong văn miêu tả vàvăn tự sự; đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như trong văn biểucảm, không bày tỏ nguyện vọng, ý nghĩ, hay thông báo tin tức như trong vănbản hành chính Với mục đích cung cấp tri thức để nâng cao hiểu biết cho conngười, văn bản thuyết minh sử dụng lối tư duy lôgic, khoa học, chính xác rạchròi Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành tìm hiểu, điều tra nghiêncứu, tích luỹ kiến thức Không có sự hiểu biết với lượng tri thức phong phú thìkhông thể trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, rạch ròi đúng tính chấtcủa sự vật hiện tượng

Trang 18

Mặt khác văn bản thuyết minh không phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân củacon người Dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không thuộc phươngthức nghị luận bởi vì hình thức giải thích đó đâu phải là dùng lý lẽ và dẫnchứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ một quan điểm nào đó Nói một cáchkhác người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ cảm xúc chủ quan của mìnhtrong quá trình cung cấp tri thức, cũng không cần hư cấu, tưởng tượng Tất cảnhững gì giới thiệu, trình bày giải thích đều phải phù hợp với quy luật kháchquan, đều phải đúng như chính bản chất của nó Tức là đúng như vốn có, đúngnhư trình tự đã hoặc đang diễn Nói cách khác người viết văn thuyết minhphải tôn trọng sự thật, không vì lý do gì mà thuyết minh sai sự thật không đúngchủ quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng, sự việc thuyết minh.

Tính thực dụng

Qua phân tích vai trò của văn bản thuyết minh như ở phần trên, HS sẽ rút

ra được đặc trưng này của văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cầnđến Mua một cái ti vi, máy bơm, máy cày đều phải kèm theo văn bản thuyếtminh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản; mua một hộpbánh, trên đó cũng ghi nơi, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chất lượng, thànhphần của chất làm ra bánh Như vậy trong cuộc sống hàng ngày không lúcnào ta thiếu văn bản thuyết minh Đến một danh lam thắng cảnh, thế nào cũng

có ghi lại lời giới thiệu lai lịch thắng cảnh; ra ngoài phố, ta gặp bản quảng cáogiới thiệu sản phẩm; trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm, hoặctrình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhân vật, giới thiệu tác giả, tácphẩm Như vậy phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh rất rộng Với mụcđích cung cấp tri thức và hướng dẫn cho con người tiếp cận và nắm bắt sự thậthiện tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều đốitượng, nhiều lĩnh vực nghành nghề sử dụng

Tóm lại văn bản thuyết minh là loại văn bản có khả năng cung cấp trithức xác thực và hữu ích cho con người, giúp cho con người có hoạt động, thái

độ, cách sử dụng hay bảo quản đúng đắn đối với sự vật xung quanh mình

Trang 19

liệu được nêu phải chính xác.

Ví dụ 1: l mm2 lá chứa 40 vạn lục lạp Trong các lục lạp này có chứa mộtchất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá

Ví dụ 2: Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự

Thái Bạch, hiệu Thanh Liên Cư Sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi gia đình

về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (TứXuyên).(Ngữ văn 7, tập 1)

Qua việc phân tích mẫu tôi cùng HS rút ra kết luận về Đặc điểm của bài vănthuyết minh để rút ra bài học:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Sau khi học sinh nắm được vai trò và đặc điểm của văn thuyết minhtrong đời sống con người, tôi cho các em vận dụng giải quyết các bài tập trongSGK và làm thêm một số bài tập để củng cố kiến thức bài học

Trong quá trình tìm hiểu về văn bản thuyết minh, tôi yêu cầu học sinh lưu

ý điểm sau: Trong văn bản thuyết minh có sự kết hợp với các phương thứckhác nhau Chẳng hạn như thuyết minh một danh lam thắng cảnh có thể dùng

kết hợp với phương thức miêu tả (Văn bản Huế - Ngữ văn 8 tập 1), thuyết

minh một di tích lịch sử, một nhân vật lịch sử có thể dùng phương thức tự sựđôi khi người thuyết minh cũng có thể bày tỏ thái độ của mình (biểu cảm) đốivới sự vật hiện tượng được nhắc tới để thu hút sự chú ý của người đọc ngườinghe xúc động, tăng thêm nhận thức cũng như sự tin tưởng vào vấn đề được đềcập tới

Như vậy từ những đặc điểm chung của văn bản thuyết minh, chúng tathấy muốn nói thì phải hiểu chính xác điều mình định nói Muốn làm tốt vănbản thuyết minh cũng vậy, nghĩa là người nói (người viết) phải nghiên cứu tìmhiểu sự vật cần thuyết minh, phải nắm chắc bản chất, đặc trưng, mối tươngquan của nó để có thể trình bày một cách sáng tạo, đầy sức thuyết phục, tránhlan man, vô nghĩa, ngụy biện

Sau đó, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được yêu cầu và các phương

pháp thuyết minh Rèn được kĩ năng làm một bài văn thuyết minh (từ việc xác định đề văn thuyết minh, tìm ý, xây dựng dàn ý, đến viết bài và hoàn chỉnh bài làm):

Bước 2: Giúp HS nắm được yêu cầu của văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.

a) Yêu cầu của văn thuyết minh

Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cầnthuyết minh Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được Bởinhiệm vụ của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan, về hiệntượng, phương pháp, cách thức nhằm giúp con người hiểu về hiện tượng sựviệc, phương pháp cách thức đó một cách đầy đủ, đúng đắn, cặn kẽ Muốn

Trang 20

thực hiện nhiệm vụ đó, người làm văn bản thuyết minh phải có một vốn trithức tổng hợp phong phú và sâu sắc Đó là những kiến thức về khái niệm, vềđặc điểm tính chất, về cấu tạo, về quá trình hình thành, phát triển và giá trị ýnghĩa đối với con người của đối tượng thuyết minh Không nắm được bảnchất và đặc trưng của đối tượng thì rõ ràng nội dung về lý thuyết sẽ không đủsức thuyết phục Chẳng hạn như không hiểu hoặc không rõ về tác hại của việc

sử dụng bao bì ni lông không có được những số liệu thống kê chính xác thì tác

giả của bài viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Ngữ văn 8, tập 1 sẽ

không có được những câu văn đầy sức thuyết phục

Ví dụ: Khi dạy bài 12, tiết 47 “phương pháp thuyết minh”, thông qua

phân tích ví dụ trong SGK, HS sẽ rút ra được yêu cầu của văn thuyết minh, cụthể:

Xét các văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất.

? Những văn bản trên đã sử dụng các loại tri thức gì?

HS: Văn bản Cây dừa Bình Định sử dụng tri thức về đời sống xã hội, Địa

lí Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng những tri thức về sinh học Văn bản Huế sử dụng tri thức về địa lí, lịch sử, nền văn hoá Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân sử dụng tri thức lịch sử Văn bản Con giun đất sử dụng

tri thức sinh học

GV: Để viết được các đoạn văn thuyết minh đó, đòi hỏi người viết phải

có kiến thức về nhiều mặt về các lĩnh vực: đời sống xã hội, Địa lí, lịch sử, sinhhọc, vốn văn hoá,

? Theo em làm thế nào để có được những tri thức ấy?

HS: Để có được những tri thức ấy người viết phải biết quan sát học tập,tích luỹ tri thức về đối tượng Tức là phải hiểu biết đối tượng thuyết minh làcái gì, có đặc điểm gì tiêu biểu, có cấu tạo ra sao, hình thành như thế nào, cógiá trị ý nghĩa gì đối với con người,… Nghĩa là nắm được bản chất, đặc trưngcủa sự vật đó

? Vậy quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?

HS: Quan sát tức là nhìn ra sự vật, có những đặc trưng gì, có mấy bộ

phận Từ đó phát hiện ra đặc điểm tiêu biểu của sự vật, để có thể phân biệt sự

vật ấy với sự vật khác (xứ Huế khác hẳn với các địa danh khác) Tra cứu có

nghĩa là người viết tự đọc sách, học tập, tra cứu từ điển, sách giáo khoa để có

thêm những hiểu biết chính xác, khoa học về đối tượng thuyết minh Phân tích

ví dụ, đối tượng có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì,quan hệ của các bộ phận ấy với nhau ra sao Làm được như vậy thì có được trithức để thuyết minh

? Theo em bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?

HS: Để làm được bài văn thuyết minh, ta phải quan sát nghiên cứu vàkhông ngừng học hỏi tích luỹ tri thức, chứ không thể bằng tưởng tượng và suyluận mà làm được

Trang 21

Từ sự phân tích ví dụ, HS rút ra được bài học cần ghi nhớ:

? Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh người viết phải làm thế nào?

(ghi nhớ) Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết

phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

Sau đó tôi lưu ý HS một số yêu cầu của văn thuyết minh:

* Thứ nhất là quan sát: Khái niệm quan sát này học sinh đã được làm

quen khi học về phương thức miêu tả Tuy nhiên, ở tùng phương thức, thao tácquan sát được sử dụng ở những cấp độ khác nhau Quan sát trong miêu tả là.đểphát hiện đặc điểm và trạng thái của đối tượng (bao gồm hình dáng, kíchthước, màu sắc, những cử chỉ hành động diễn biễn) Có nghĩa là dùng các giác

quan để cảm nhận về đối tượng Trong khi đó ở phương thức thuyết minh quan

sát không giản đơn là “nhìn” và “xem”, tức là trong quá trình quan sát phảidùng trí tuệ để phát hiện bản chất của đối tượng, phải phân biệt được trong sốnhững đặc điểm của đối tượng thì đặc điểm nào là chính, đặc điểm nào là phụ,những đặc điểm nào có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác

* Thứ hai là thao tác tra cứu tài liệu: (Bao gồm từ điển, sách giáo khoa,

các loại báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học ) đối với học sinhTHCS nhất là học sinh lớp 8 thao tác này còn rất mới lạ, cần phải được rènluyện để trở thành thói quen Việc tra cứu từ điển thường giúp các em xác địnhđược khái niệm (không phải là từ điển Tiếng Việt mà các loại từ điển chuyênngành: từ điển văn học, từ điển Bách Khoa )

Điều quan trọng khi tra cứu từ điển, đọc tài liệu là phải biết định hướnglựa chọn những tri thức cần thiết và phải ghi chép một cách khoa học Việchọc hỏi tích luỹ tri thức phải được thực hiện hàng ngày khi cần có thể huyđộng vận dụng vào quá trình làm bài văn thuyết minh một cách hiệu quả nhất.Thực tế cho thấy trong một văn bản thuyết minh có thể vận dụng rất nhiều cácthông tin, số liệu về vấn đề đang được đề cập tới

Ví dụ: Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” tác giả

bài viết đã đưa ra một loạt thông tin, số liệu làm căn cứ: “Theo các nhà khoa học bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mia gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”

* Thứ ba là phải biết phân tích: Hiểu theo nghĩa đen đó chính là thao tác

chia tách đối tượng theo cấu tạo của nó (Có mấy bộ phận? Là những bộ phậnnào? Bộ phận nào chính? Bộ phận nào phụ? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Vàquan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?) Đây là thao tác quan trọng đóng vai tròquyết định để xây dựng dàn ý hợp lý và hình thành toàn bộ văn bản thuyếtminh Dựa vào thao tác này, người thuyết minh sẽ đi vào trung tâm của vấn đề,

Trang 22

không rơi vào tình trạng thuyết minh lan man, dàn trải, thiếu lôgíc Làm đượcnhư vậy ta sẽ có tri thức để thuyết minh.

b) Phương pháp thuyết minh

Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyếtminh Nắm được phương pháp HS sẽ biết phải ghi nhận thông tin nào, lựachọn những số liệu nào để thuyết minh sự vật hiện tượng Để bài văn có sựthuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phươngpháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, sosánh, đối chiếu, phân loại

Để giúp học sinh nắm được các phương pháp thuyết minh, tôi sử dụngphương pháp dạy học phân tích mẫu để rút ra nội dung bài học

Ví dụ: Khi dạy bài Phương pháp thuyết minh tôi đã hướng dẫn học

sinh phân tích mẫu để rút ra các phương pháp thuyết minh trong đoạn văn vàbài văn thuyết minh, cụ thể:

* Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Ví dụ: - Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của

Việt Nam.

(Huế - SGK Ngữ văn 8, tập 1)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân – SGK Ngữ văn 8, tập 1)

? Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?

HS: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ là biểu thị sự phán đoán Sau từ là, người ta quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng

GV: Khi sử dụng phương pháp này để thuyết minh cần tránh những lỗithường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp làm cho người đọc

Trang 23

không nhận thức được sự vật Ví dụ như nói: "thức ăn là lương thực", "Ngữvăn là môn dạy đọc và viết" đều là định nghĩa không phù hợp quá hẹp hay quárộng.

* Phương pháp liệt kê

Ví dụ: - Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân

cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ

đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,

(Cây dừa Bình Định - SGK Ngữ văn 8 tập 1)

- Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật ma nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

(Theo Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – SGK Ngữ văn 8 tập 1)

? Hai ví dụ trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

HS: Sử dụng phương pháp liệt kê

? Đọc hai ví dụ, em thấy phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc?

HS: Phương pháp liệt kê có tác dụng kể đầy đủ, kể lần lượt các đặcđiểm, tính chất của sự vật theo một trình tự thích hợp tạo cho bài thuyết minh

có sức thuyết phục đối với người đọc về một vấn đề nào đó Ở đây là côngdụng nhiều mặt của cây dừa và tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì nilông bừa bãi

* Phương pháp nêu ví dụ

Ví dụ: “Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến

dịch chống thuốc lá Người ta cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt

40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)”.

(Ôn dịch thuốc lá – SGK Ngữ văn 8 tập 1)

? Chỉ ra ví dụ được dùng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của nó với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng?

HS: Ví dụ nằm trong ngoặc đơn của đoạn trích nói về việc xử phạtngười hút thuốc lá ở nước Bỉ được thực hiện rất nghiêm khắc Việc đưa ví dụgiúp người đọc hình dung được cụ thể hơn vấn đề Ở đây là hiểu được nhữngtác hại của việc hút thuốc lá

GV: Phương pháp nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có sức thuyết

phục, được sử dụng rất phổ biến Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã

Ngày đăng: 13/02/2017, 22:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w