1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bảo Hộ Lao Động Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân Trong Ngành Thủy Sản _ FREE Download: bit.ly/free123doc

22 2,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 558,54 KB

Nội dung

Vậy, để làm giảm sự ảnh hưởng, nguy hiểm cho lao động thủy sản, đưa ngànhphát triển để làm giàu cho quốc gia thì vai trò của phương tiện bảo vệ các nhân là rấtlớn... Nhằm tìm hiểu tầm qu

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU: 5

1.Lý do chọn đề tài: 5

2.Mục tiêu của đề tài: 6

3.Cơ sở nghiên cứu: 6

4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1.Khái niệm phương tiện bảo vệ cá nhân: 7

2.Mục đích của PTBVCN: 7

3.Yêu cầu về phương tiện bảo vệ cá nhân: 7

4.Điều kiện sử dụng PTBVCN: 8

5.Phân loại PTBVCN: 8

6.Giới hạn bảo vệ của PTBVCN 9

7.Tác dụng của PTBVCN trong lao động 9

8.Quy định của nhà nước về PTBVCN: 10

9.PTBVCN cần thiết cho ngành thủy hải sản 11

a)Về nuôi trồng và chăm sóc thủy hải sản: 11

b)Về khai thác, đánh bắt và chế biến 11

c)Một số lĩnh vực liên quan trong ngành hải thủy sản 12

10.Lý do phải sử dụng PTBVCN trong ngành thủy hải sản 12

11.Tình hình sử dụng PTBVCN trong ngành thủy hải sản hiện nay 13

12.Một số mẫu PTBVCN trong ngành thủy hải sản hiện nay 14

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH THỦY HẢI SẢN. 1.Nguyên nhân không sử dụng tốt PTBVCN 17

Trang 2

1.1.Đối với người lao động 17

1.2.Người sử dụng lao động 18

1.3.Kỷ thuật 18

2.Ảnh hưởng đến người lao động 19

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO LAO ĐỘNG NGÀNH THỦY HẢI SẢN 20

1.Trách nhiệm của người sử dụng lao động 20

2.Trách nhiệm của Người lao động 21

3.Trách nhiệm của Nhà nước 22

PHẦN KẾT LUẬN 23

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia biển, có một vùng biển rộng, bờ biển dài và hội tụ nhiềuđảo, đa dạng về kiểu loại đất ngập nước với nhiều hệ sinh thái đa dạng sinh học caotạo tiền đề cho sự phát triển của ngành thủy sản Hiện nay, ngành thủy sản nước taphát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần haycòn gọi là chế biến thủy hải sản Có thể thấy rằng, ngành chế biến thủy hải sản nước

ta đang trên đà phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn biến các sản phẩm thô thành thếmạnh về xuất khẩu và thu về ngoại tệ lớn cho quốc gia

Chế biến thủy hải sản là ngành vừa mới phát triển nhưng thu hút nhiều laođộng, cả nước có hơn 439 nhà máy với tổng công suất 4262 tấn/ngày Hàng thủy sản

đã xuất khẩu trên 130 Quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ động trong các thị trường chủyếu là Hoa Kỳ, RU, Nhật Bản và Trung Quốc

Tuy nhiên, có một thực tế không thể là lao động trong ngành thủy sản có mứclương cao lại luôn thiếu lao động Đó là vì điều kiện làm việc không tốt, nếu khôngnói là có tính chất độc hại Trong những năm gần đây, tại một số Tỉnh ở Đồng Bằngsông Cửa Long, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hay một số tỉnh ở Miền Trung như Đà Nẵng,Bình Định…đều đồng loạt lên tiếng thiếu lao động trầm trọng trong các doanh nghiệpchế biến thủy hải sản Lý do là vì trong các cơ sở chế biến, nhiệt độ luôn xuống âm

30C đến 100C , một số nơi trong các kho lạnh xuống đến 250C độ ẩm luôn là

từ 75% đến 100% Cũng tại đây, công nhân phải tiếp xúc với hóa chất, nỗi trội nhất làmùi chlorine Không riêng gì trong chế biến thủy sản mà trong nuôi trồng, khai thác

và sản xuất loại thuốc HCG cũng tồn tại yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe củangười lao động

Vậy, để làm giảm sự ảnh hưởng, nguy hiểm cho lao động thủy sản, đưa ngànhphát triển để làm giàu cho quốc gia thì vai trò của phương tiện bảo vệ các nhân là rấtlớn

Trang 4

Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao độngngành thủy sản, tìm hiểu về tác hại khi không mang phương tiện bảo vệ cá nhân vàđưa ra các giải pháp nhằm ứng dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tốt hơn trong ngànhthủy sản, tìm hiểu các chính sách cũng như sự quan tâm của nhà nước đối với việctrang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao động thủy sản, nhóm chúng tôi đã chọn

đề tài “ Phương tiện bảo vệ cá nhân trong ngành thủy sản”.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ hiểu biết còn hẹp nên khôngtránh khỏi thiếu sót, nhóm rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô Nhóm xin chânthành cảm ơn sự hướng dẫn của cô!

2 Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu về vấn đề sử dụng bảo hộ lao động trong ngành thủy sản bao gồm:

khai thác, nuôi trồng và chế biến cùng với các lĩnh vực có liên quan trong ngành thủysản

- Nghiên cứu về những thành tựu và hạn chế trong việc trang bị bảo vệ cá nhân

cho lao động ngành thủy sản

- Nguyên nhân và hậu quả đối với việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

không đúng cách hoặc không trang bị phương tiện bảo vệ

- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tôt hơn tình hình trang bị phương tiện

bảo vệ cá nhân hiện nay trong ngành thủy sản

- Giới thiệu một số văn bản pháp luật hiện nay của Nhà nước về công tác bảo hộ

lao động nói chung cũng như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao động ngànhthủy sản nói riêng

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Lao động trong ngành thủy sản.

- Khách thể nghiên cứu: phương tiện bảo vệ cá nhân.

4 Cơ sở nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Giáo trình Bảo hộ lao động, Bộ Luật lao động, các Nghị

định, Thông tư hướng dẫn về công tác bảo hộ lao động và trang bị phương tiện bảo vệ

cá nhân

Trang 5

- Nghiên cứu thực tiễn: Nắm bắt thông tin, nghiên cứu tình hình trang bị phương

tiện bảo vệ cá nhân trong các doanh nghiệp ngành thủy sản hiện nay

CHƯƠNG 1:

1 Khái niệm phương tiện bảo vệ cá nhân.

Phương tiện bảo vệ cá nhân (sau đây viết tắt là PTBVCN): là các dụng cụ,trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của cácyếu tố nguy hiểm và độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị,công nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn… chưa khắc phục hếtcác yếu tố nguy hiểm và độc hại.1

Hay hiểu đơn giản hơn: phương tiện bảo vệ cá nhân hay chính là trang bị bảo

hộ lao động là những dụng cụ, phương tiện cần thiết trang bị cho người lao động đểngăn ngừa tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe khi làm việc hay thực hiện nhiệm vụtrong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại Những phương tiện trang bị nhưkính chống bụi, mũ an toàn, dây an toàn, khẩu trang, quần áo…

Theo khái niệm của các nước khác: phương tiện bảo hộ cá nhân (PPE) đề cậpđến quần áo bảo vệ, mủ bảo hiểm, kính bảo hộ hoặc các thiết bị may mặc, các thiết bịđược thiết kế để bảo vệ cơ thể của người lao động khỏi các mối nguy hiểm điện, nhiệt,hóa chất…

2 Mục đích của PTBVCN

Nhằm đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa phòng chống tác hại của các yếu tố nguyhiểm, độc hại nhưng lại dễ dàng sử dụng, bảo quản và đặc biệt là không gây tác dụngphụ

PTBVCN cần đảm bảo 5 yêu cầu: yêu cầu về tính chất bảo vệ Yêu cầu về tínhchất vệ sinh (không độc, không khó chịu ) Yêu cầu về tính chất sử dụng (nhẹ nhàng,thuận lợi, không gây cản trở…) Yêu cầu về tính thẩm mỹ Yêu cầu về tính kinh tế

1 Giáo trình Bảo hộ lao đông – trang 90– PGS.TS Trịnh Khắc Thẩm – Đại học Lao động Xã hội

Trang 6

Tuy nhiên, đối với phương tiện bảo vệ cá nhân thì yêu cầu về chất lượng đóngvai trò quan trọng, các phương tiện này phải có tác dụng ngăn ngừa có hiệu quả táchại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại và không gây hại cho người lao động Hiện nay,các yêu cầu về chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quy định trongtiêu chuẩn chất lượng, cụ thể là ở Việt Nam đã có hơn 70 tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) về PTBVCN, ngoài ra còn các tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn đolường Quốc tế.

Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với mộthoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó, chúng ta đều phải sử dụng PTBVCN.Các yếu tố nguy hiểm đó xuất hiện khi:

- Tiếp xúc với các yếu tố vật lý (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng

ồn, rung chuyển…vượt quá giới hạn cho phép)

- Tiếp xúc với hóa chất độc hại (ở dạng hơi, khí, dạng chất lỏng hay chất rắn, bụi

có thể xâm nhập qua cơ thể vào đường hô hấp, qua da, tiêu hóa…gây hại cho cơ thể)

- Tiếp xúc với các yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao động

xấu (virut, vi khuẩn độc hại, mùi thối hoặc các yếu tố sinh học độc)

- Khi người lao động làm việc trên cao, trong hầm lò, trên song nước…), hoặc

các yếu tố nguy hiểm độc hại khác

Nói tóm lại, dù công việc nào, chỉ cần phát sinh nguy hiểm, độc hại thì ngườilao động phải được trang bị bảo hộ Tuy nhiên, cần xác định đầy đủ yếu tố nguy hiểm

và độc hại của mỗi loại công việc để cấp phát phương tiện bảo vệ phù hợp, đầy đủ

PTBVCN có thể phân loại theo tính năng bảo vệ hoặc theo vùng cơ thể ngườilao động được bảo vệ Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ các bộ phận trên cơ thể người,chúng ta có thể phân thành:

- Phương tiện bảo vệ vùng đầu: mũ, lưới bao tóc

- Phương tiện bảo vệ vùng mắt và mặt: kính, tấm chắn…

- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai…

Trang 7

- Phương tiện bảo vệ hô hấp: khẩu trang…

- Phương tiện bảo vệ thân thể: quần áo, yếm, tạp dề…

- Phương tiện bảo vệ tay: găng tay…

- Phương tiện bảo vệ chân: ủng, tất…

- Ngoài ra, còn các PTBVCN khác như; phương tiện chóng ngã cao, chống chết

đuối, chóng điện giật…

PTBVCN có khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi các yếu tố nguy hiểm cócường độ tác động nằm trong giới hạn bảo vệ của chúng Với các tác nhân có thể gâybệnh nghề nghiệp, khả năng ngăn ngừa và loại trừ tác hại khi sử dụng PTBVCN ởmức cao hơn nhiều Tuy nhiên, khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi người laođộng đã được trang bị đầy đủ PTBVCN có tính năng phù hợp và sử dụng đúng

7 Tác dụng của PTBVCN trong lao động

- Mũ bảo hộ: ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng, bảo vệ đầukhi bị ngã

- Thắt lưng an toàn: ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên cao

- Giầy an toàn: bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vậtsắc…

- Kính bảo hộ: ngăn ngừa tổn thương cho mắt do bị văng bắn, do chấtđộc, tia độc gây ra

- Găng tay an toàn: Chống thấm nước, chống an mòn da tay của các hóachất, chống rung…

- Mặt nạ bảo hộ: bảo vệ mắt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa hàn, vật sắchoặc các tia độc hại

- Mặt nạ chống bụi: tránh bụi thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơthể

- Mặt nạ phòng độc: chống sự xâm nhập của hơi độc, khí độc vào cơ thểngười

- Nút lỗ ta, bịt tai: bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng ồn

Trang 8

- Mạt nạ dưỡng khí: ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu oxy.

- Áo quần bảo hộ: áo quần chống nhiệt giúp chống tăng than nhiệt tronglao động Áo quần chống lạnh giúp giữ ấm cơ thể trong môi trường quá lạnh

- Bộ Luật Lao Động là văn bản pháp lý cao nhất, trong đó quy định vềquyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước Tạichương IX: An toàn lao động – vệ sinh lao động, Điều 100 và Điều 101, nhà nướcquy định rõ về việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

- Nghị định 06/CP ban hành ngày 20 tháng 1 năm 1995, quy định chi tiếtmột số điều Luật về An toàn lao động – vệ sinh lao động Trong đó, tại Điều 5, Điều 6của Nghị định hướng dẫn thi hành Điều 100 và Điều 101 của Bộ Luật Lao Động vềphương tiện bảo vệ cá nhân

- Thông tư liên tịch số 10/1998/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 25 tháng 8năm 1998 quy định rõ về việc hướng dẫn về việc thực hiện chế độ trang bị phươngtiện bảo vệ cá nhân Đây là thông tư hướng dẫn thi hành cho Luật lao động và NghịĐịnh 06/CP

- Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 29 tháng 12 năm

2008 và có hiệu lực ngày 15 tháng 2 năm 2009 quy định danh mục trang bị phươngtiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm ngành nghề, công việc có tính chất độchại Quyết định này thay thế Quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 tháng

9 năm 1998, Quyết định số 999/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 1999,Quyết định số 1320/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 10 năm 1999, Quyết định số722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 205/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 21 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội

- Luật Công Đoàn là văn bản quy định quyền và nghĩa vụ của Tổ chứcCông Đoàn Trong đó, tại Điều 6 quy định về quyền và nghĩa vụ của Công Đoàntrong việc đảm bảo bảo hộ trong lao động cho người lao động Nghĩa là đã bao gồm

cả việc đảm bảo an toàn cho người lao động bằng phương tiện bảo vệ cá nhân

Trang 9

- Chỉ Thị 10/2008/CT-TTg ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2008 của ThủTướng Chính Phủ về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động.

- Ngoài ra, còn một số các văn bản pháp luật quy định về công tác bảo hộlao động và bệnh nghề nghiệp

Hiện nay, tại Việt Nam, việc quy định các phương tiện bảo vệ cá nhân trongcác ngành nghề có yếu tố độc hại, nguy hiểm được nhà nước nêu rõ trong Nghị định68/2008 – NĐ – CP ban hành ngày 30 tháng 5 năm 2008, trong đó có ngành Thủy hảisản

- Lao động quy hoạch và bảo vệ thủy sản cần có các PTBVCN: quần áo lao

động phổ thông, mủ và nón lá chống mưa nắng, ủng cao su, áo mưa (vải bạt hoặcnilon), Quần áo và mủ chống lạnh (trang bị cho người làm việc ở những vùng khí hậurét), xà phòng

- Lao động thu gom nguyên liệu để sản xuất HCG: đây là loại thuốc dung tiêm

kích thích sinh sản cho cá mè hoa, mè trắng và các loại đặc sản khác như ếch, ba ba…Đây là loại thuốc được sản xuất từ nguyên liệu cơ bản là nước tiểu của phụ nữ có thai.Lao động thu gom nguyên liệu cần được trang bị các phương tiện: Quần áo lao độngphổ thông, mủ và nón lá, khẩu trang lọc bụi, Găng tay cao su mỏng, tạp dề chống ướt,bẩn Giày vải thấp cổ, kính chống các vật văng bắn, áo mưa, xà phòng

- Đối với lao động trực tiếp sản xuất HCG: cần trang bị them áo choàng vải

trắng, mủ vải, tạp dề chống axit, kiềm, găng tay cao su, khẩu trang lọc bụi, dép nhựa

có quai hậu

- Lao động trong nuôi trồng, chăm sóc thủy sản: trai, ngọc, cá, tôm: cần được

trang bị quần áo lao động phổ thông, mủ nón chống mưa nắng Ủng cao su Găng taycao su Khẩu trang lọc bụi Khăn mặt bông Xà cạp liền tất, vải dày và có nhiều lớp ởlong bàn chân Phao cứu sinh, áo mưa bằng vải hoặc nilon

b Về khai thác, đánh bắt và chế biến.

Trang 10

- Lao động đánh bắt thủy sản, thu mua thủy sản: cần được trang bị các phương

tiện: Quần áo lao động phổ thông, mủ chống chấn thương sọ não, ủng cao su, dày dathấp cổ chống dầu, găng tay vải bạt hoặc găng tay cao su, áo mưa bằng vải bạt hoặcnilon, phao cứu sinh, Bộ áo quần thợ lặn hay bình dưỡng khí (sử dụng khi cần thiết),quần áo chóng lạnh và tất chống rét (dùng ở vùng có khí hậu lạnh)

- Lao động làm việc trong chọn và phân loại thủy sản: cần trang bị áo quần lao

động phổ thông, mủ bao tóc, găng tay cao su, ủng cao su, tạp dề hoặc yếm để chóngướt và bẩn Xà phòng

- Đặc biệt hơn là đối với lao động chế biến, bao gói, bóc xếp các loại thủy sản

dưới hầm lạnh, trong buồng lạnh trên các tàu biển hoặc trong các xí nghiệp: cần trang

bị quần áo lao động phổ thông đi kèm với quần áo lao động chống lạnh Quần áo lótđông xuân, khăn quàng chống rét, mủ chống lạnh, ủng cao su, tất chóng rét, Găng taycao su, tạp dề hoặc yếm chống ướt và bẩn Khẩu trang lọc bụi, khăn mặt bong và đệmvai

- Lao động chế biến thủy sản đông lạnh, làm thực phẩm ăn liền, mực cán mành:

cần được trang bị quần áo vải trắng dày, quần áo lót đông xuân, mủ bao tóc, ủng cao

su, tất chống rét, găng tay cao su mỏng, yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn, khẩu tranglọc bụi

Trong ngành thủy sản, ngoài khai thác, nuôi trồng và chế biến thì cũng có một

số lĩnh vực phụ cũng cần trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân như lao động sảnxuất Aga, Algenat, Chitin hay lao động sản xuất viên nang, dầu gan cá: cần có quần

áo, mủ vải, găng tay cao su, giày vải thấp bạt cổ, khẩu trang lọc bụi…

10 Lý do phải sử dụng PTBVCN trong ngành thủy hải sản.

- Trong đánh bắt thủy hải sản, người lao động phải làm việc với môi trường

nước, mưa, nắng Đặc biệt là đối với những vùng có khí hậu khắc nghiệt như lạnh,Người lao động phải được trang bị những phương tiện cá nhân cơ bản như áo mưa,

mủ nón, quần áo chống lạnh, quan trọng hơn là phao cứu hộ, bình dưỡng khí

Trang 11

- Lao động thu gom nguyên liệu hay trực tiếp sản xuất HCG đều phải tiếp xúc

với vi khuẩn

- Trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản, điều kiện làm việc khắc nghiệt,

nhiệt độ xuống âm đến 250C , độ ẩm vượt quá quy định cho phép Hàm lượng muối

trong nước cao Trong các doanh nghiệp này đều sử dụng một số hóa chất ăn mònđiển hình mà đặc biệt là chlorie, đây là loại chất oxy hóa mạnh khử trùng tốt và giá rẽ.Mùi khí chlor có thể gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Chất chlor có thểgây viêm phế quản, phá hủy đường hô hấp trên, gây kích thích như hắt hơi, chảy nướcmắt nước mũi

- Lao động làm việc vận hành máy lạnh, máy xay đá cây phải đối diện với tiếng

ồn suốt quá trình làm việc

- Người lao động phải làm việc trong tư thế đứng suốt ca làm việc.

11 Tình hình sử dụng PTBVCN trong ngành thủy hải sản hiện nay.

a Nuôi trồng và chăm sóc thủy hải sản

Tại Việt Nam, nuôi trồng thủy sản hình thành từ lâu nhưng vẫn là lĩnh vực đilên từ xuất phát điểm thấp, manh mún, nhỏ lẽ Người lao động làm việc vẫn chưa có ýthức trong việc bảo vệ cơ thể mình Có thể nói rằng: hầu hết chỉ chú trọng đến lợi íchvật chất, xem nhẹ công tác an toàn bằng cách trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.Nuôi trồng thủy sản theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu, người dân có rất íchphương tiện bảo hộ như ủng, găng tay cao su hay xà phòng

Ngày đăng: 12/02/2017, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w