1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ việt nam giai đoạn 1955 1965

26 770 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 322,97 KB

Nội dung

Tìm hiểu hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1955-1965 không chỉ để hiểu về bản chất của thơ ca mà còn để hiểu thêm một chặng đường lịch sử tâm hồn của dân tộc..

Trang 1

Đà Nẵng, Năm 2015

Trang 2

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu thơ từ lâu đời Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử dân tộc và lịch sử văn học nước nhà

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam, thơ ca luôn là dòng chảy lưu giữ ký ức về cuộc sống và tâm hồn dân tộc qua từng chặng đường lịch sử Nối tiếp truyền thống thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thơ ca Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 đã ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt mà chặng đường 1955-1965 là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca thời kỳ chống Pháp và cao trào thơ ca thời chống Mĩ, cứu nước trên cả hai miền Nam Bắc (1965-1975) trong công cuộc dựng xây và ra trận giành thống nhất nước nhà

Đặc trưng của thế giới nghệ thuật thi ca là sự thể hiện hình tượng nhân vật cái tôi trữ tình Tìm hiểu hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1955-1965 không chỉ để hiểu về bản chất của thơ ca mà còn để hiểu thêm một chặng đường lịch sử tâm hồn của dân tộc Vì cho đến ngày nay, sau 40 năm đất nước thống nhất, thời gian hơn nửa đời người, quá khứ có thể phôi pha, chúng ta có thể quên lãng nhiều điều nhưng không thể quên một thời kỳ đau thương mà vô cùng cao cả - thời kì đấu tranh để non sông nối liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà

Trang 4

Những trang thơ ấy, mỗi lần đọc lại vẫn gợi bao xúc động, với những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu đề tài này cũng là một dịp

để hiểu thêm vẻ đẹp đau thương mà hào hùng của đời sống dân tộc trong những năm tháng không thể nào quên ấy Đồng thời, tiếp cận đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực giúp ích cho việc dạy học thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường hiện nay

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những bài viết nổi bật có liên quan gián tiếp đến

đề tài

Trước hết là bộ sách “Nhà văn Việt Nam (1945-1975)”,

gồm hai tập, của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức do Nxb Đại học

và Trung học chuyên nghiệp ấn hành năm 1979 GS Hà Minh Đức

đã nêu nhận xét về thơ Việt ở chặng đường 1954-1964 như sau:

“Cảm hứng về đất nước anh hùng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt hai miền.”[9, tr.117]

Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu

Tá, trong giáo trình Văn học Việt Nam (1945-1975), Tập I, Nxb

Giáo dục, 1983, khi nhìn lại chặng đường văn học 1954-1964 cũng đã có những trang đề cập đến thành tựu và đặc điểm của thơ

ca [34, tr 79;93]

Công trình Nhà thơ Việt Nam hiện đại của Viện Văn học,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984 đã tuyển chọn và giới thiệu

32 gương mặt nhà thơ Việt Nam hiện đại Qua đó cũng có thể giúp cho người đọc nhận diện gương mặt cái tôi trữ tình qua từng

Trang 5

chặng đường thơ Việt Nam hiện đại trong đó có nhắc đến chặng đường 1955-1965

Khi tìm hiểu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975 (Nxb Giáo dục, 2000) của tác giả Vũ Duy Thông đã

khảo sát thơ qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Qua cách tiếp cận của tác giả và nhất là qua phần tuyển thơ, người đọc cũng có thể cảm nhận được phần nào về cái tôi trữ tình ở chặng đường thơ giai đoạn 1955-1965

Công trình Nhìn lại một chặng đường văn học của tác

giả Trần Hữu Tá, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,2000, giúp thêm cách tiếp cận với cái tôi trữ tình của các nhà thơ trong phong trào yêu nước của trí thức và thanh niên, học sinh, sinh viên ở đô thị miền Nam nước ta giai đoạn 1955-1975

Năm 2001, trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, Mã Giang Lân đã có một chương viết riêng về đặc điểm chung của thơ Việt Nam hiện đại ở giai đoạn 1954-1964

Những thế giới nghệ thuật thơ là một công trình

nghiên cứu có giá trị của Trần Đình Sử (Nxb Giáo dục - Hà Nội, 1997) Khi viết về thơ 1955 - 1975, tác giả đã có những

nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách mạng: Về mặt nghệ thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi độc đáo [42, tr.100]

Trong chuyên luận Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945-1995), Nxb Khoa học xã hội (1999), tác giả Vũ Văn

Sĩ đã nhận định Thơ trữ tình Cách mạng Việt Nam là linh hồn của thơ Việt Nam thế kỷ XX … Nhu cầu bộc lộ mình trong sự kiện,

Trang 6

nhu cầu nhận thức sứ mệnh lịch sử của con người trong biến cố

đã in dấu ấn vào hình thức nghệ thuật cái bóng dáng tinh thần của nhà thơ, làm thay đổi diện mạo và cấu trúc thơ trữ tình

[40, tr7,8]

Và gần đây nhất năm 2015, Bùi Bích Hạnh đã công trình

nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam 1965-1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, Nxb Văn học Trong bộ sách, tác giả đã xác định những

dạng thức cái tôi trữ tình để khái quát hệ thống quan điểm thẩm

mĩ cũng như năng lực chiếm lĩnh hiện thực của người nghệ sĩ; trên cơ sở đó khẳng định thuộc tính thơ trẻ giai đoạn này [20, tr8] Theo tác giả, việc khảo sát diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ trẻ để hướng tới luận giải một cách thỏa đáng hơn đặc điểm thơ 1965-1975; khôi phục khuôn mặt vốn đa diện của thơ Việt Nam 1945-1975

v.v…

2.2 Một số bài viết và công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài

Đó là những bài viết của Hoài Giang, Hà Xuân Trường,

Bảo Định Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố Hữu Các bài của Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) của Chế Lan Viên Các bài

của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang,Vũ Đức Phúc viết về các tập thơ

Mũi Cà Mau, Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964) của Xuân Diệu Các bài của Vũ Tuấn Anh, Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu

Tấn, Nguyễn Đình, Hoàng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập

thơ Lòng miền Nam (1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963) của Tế Hanh…

Trang 7

Tuy nhiên những bài viết của các nhà nghiên cứu về các tập thơ thường hướng theo phân tích tác phẩm, nghiêng về khẳng định những thành công và đóng góp của tập thơ, khẳng định vị trí của tập thơ trong quá trình sáng tác của tác giả mà chưa đi sâu vào tìm hiểu về hình tượng cái tôi trữ tình Từ đó họ khẳng định phong cách sáng tác của nhà thơ Do đó, phần lớn các bài viết chỉ mang tính chất nhận xét, đánh giá đơn lẻ chưa tập trung làm nổi

bật hình tượng cái tôi trữ tình của thơ giai đoạn 1955 - 1965 ở cả

hai miền Nam - Bắc

Cũng có một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học đã làm về thơ hiện đại Việt Nam qua từng chặng đường, qua từng tác giả, tác phẩm cụ thể; nhưng qua chúng tôi tìm hiểu chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn

1955 - 1965

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu khảo sát các tập thơ, bài thơ nổi bật của các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn 1955-1965 Bên cạnh đó để làm rõ đặc điểm hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam 1955-1965, chúng tôi chọn lọc những tác phẩm thơ tiêu biểu ở các giai đoạn khác để so sánh

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hệ thống - phân loại

Phương pháp so sánh - lịch sử

Trang 8

Phương pháp phân tích - tổng hợp

5 Những đóng góp của luận văn

Tìm hiểu về Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ 1955 -

1965, luận văn giúp nắm bắt và hiểu rõ hơn về cái tôi trữ tình

biến hóa đa dạng làm nên bản sắc riêng cho thơ ca một giai đoạn; góp phần thấy được tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể bổ sung tài liệu tham khảo thiết thực cho dạy học phần thơ ca Việt Nam hiện đại ở trong nhà trường

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Về cái tôi trữ tình và bối cảnh xuất hiện cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965

Chương 2: Những đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ

Việt Nam giai đoạn 1955-1965

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ

Việt Nam giai đoạn 1955-1965

Trang 9

CHƯƠNG 1

VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI

TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM

1.1.2 Cái tôi trữ tình trong thơ

Cái tôi trữ tình là hình tượng trung tâm bộc lộ tâm hồn, tình cảm của tác giả trong thơ trữ tình Cái tôi trữ tình là sự thể

hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinh thần đến người đọc

Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ với nhiều dạng thức:

- Có khi cái tôi trữ tình thể hiện trực tiếp trong thơ bằng

chữ tôi hoặc ta

- Cái tôi trữ tình bộc lộ gián tiếp qua cảnh ngộ, sự việc

Trang 10

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc Miền Bắc hòa bình, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời chịu sự quản lí của Mĩ và chính quyền Sài Gòn Những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, cả miền Nam khi ấy quằn quại, đau thương trong sự đàn áp, khủng

bố cực kì dã man của quân thù

Toàn dân tộc Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, tinh thần vào cuộc đấu tranh chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống

nhất đất nước Từ trong phong trào Đồng khởi, Mặt trận dân tộc

và giải phóng miền Nam ra đời ngày 20-12-1960 là một thắng lợi chính trị to lớn Từ 1961-1965 phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc, miền Nam đã đánh thắng Chiến tranh đặc biệt, một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ Ta đã

đánh bại được âm mưu thâm độc dùng người Việt đánh người Việt của kẻ thù Những thành quả ấy ngày một tiếp thêm sức

mạnh, niềm tin cho toàn dân vững bước đấu tranh giành độc lập

tự do, thống nhất đất nước

Trang 11

1.2.2 Thơ 1955-1965 trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam

Thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình Trong thơ Việt Nam,

hình tượng cái tôi trữ tình đã không ngừng vận động tạo nên

những dấu ấn riêng qua từng thời kì, từng giai đoạn

Trong văn học trung đại, thơ trữ tình Việt Nam bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến Các nhà thơ khi sáng tác luôn mang nặng

quan niệm văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí…

Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ

dày đặc của thơ trung đại, cái tôi Thơ mới được giải phóng về tình

cảm, cảm xúc Thơ mới là tiếng thơ của ý thức cá nhân - cá thể của con người được thức tỉnh

Thơ kháng chiến (1946-1954) tập trung biểu hiện những tình cảm của cộng đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú Nhiều sáng tác có giá trị đều thể hiện quan niệm thẩm mĩ của thời đại, đó là tính dân tộc và đại chúng Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mạnh mẽ, mới lạ; họ chỉ thực sự thấy được sức mạnh, niềm vui và niềm tin tưởng ở trong đội

ngũ đông đảo của tập thể, của giai cấp và dân tộc Đó chính là cái tôi trữ tình hòa trong cái ta

Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1955-1965 nền

tảng tư tưởng của nó là sự thống nhất riêng - chung Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự phát triển và mở

rộng ấy là sự hiện diện trở lại của cái tôi riêng tư

Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện của người nghệ sĩ, một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn

Trang 12

dập bởi sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan gây nên Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cái tôi trữ tình là nhân tố vận động chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và bối cảnh đời sống văn học Thơ 1955 – 1965 đã nắm bắt một cách sâu sát yêu cầu của thời đại; một mặt tiếp nối dòng chảy dạt dào của cái tôi trữ tình thơ ca trước đó, mặt khác đã tạo nên được sắc diện riêng khó lẫn, khó phai nhòa trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1965

2.1 CÁI TÔI TRỮ TÌNH GIÀU CẢM HỨNG NGỢI CA

2.1.1 Tự hào với niềm vui kháng chiến thắng lợi

Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên

sử vàng (Tố Hữu) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết

thúc thắng lợi Những kì tích của cuộc kháng chiến đã tạo nên những âm hưởng vang dội, lớn lao, con đường trước mắt dân tộc thật là thênh thang, rộng lớn Từ rừng núi, đồng bằng, trung du, duyên hải, đến các hải đảo xa xôi như bừng dậy trước một nguồn

sinh khí mới:Ôi hai tiếng đồng bào Tổ quốc/ Đến hôm nay mới thuộc về ta/ Trăm năm mất nước mất nhà/Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Từ sự kiện Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu chúng

ta lại khẳng định niềm tự hào mang tính chất toàn dân, đang làm chủ đất nước, làm chủ lịch sử, làm chủ số phận

2.1.2 Ngợi ca công cuộc dựng xây Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc

Sau hiệp định Giơnevơ đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Cả dân tộc lại tiếp tục đấu tranh giành thống nhất trọn vẹn non sông Tổ quốc Miền Bắc hòa bình bắt đầu cuộc sống lao động khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội Trên nền hiện thực sôi động ấy, thơ đã nhập cuộc kịp thời và phát triển mạnh mẽ với cảm hứng trung tâm là yêu nước và chủ nghĩa xã hội

Trang 14

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu lại được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên mọi miền

đất nước: Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về

trong thôn (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

Trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội chồng chất những gian khổ, khó khăn nhưng bằng đôi cánh lãng mạn, bằng cái nhìn thi vị, bằng sức mạnh của mình, thơ ca

1955 - 1965 đã thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tin yêu, của ước mơ, của lòng lạc quan, yêu đời trong mỗi người Việt Nam

2.1.3 Ngợi ca Tổ quốc tươi đẹp

Các nhà thơ đã có rất nhiều cách thể hiện tình yêu đất nước trong thơ: đi đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng, ca ngợi; trở về với lịch sử, tự hào trước những truyền thống đấu tranh oai hùng, bất khuất của dân tộc; khai thác tâm hồn, tính cách con người; trình bày những đổi thay những khát vọng đang hiện hình trước mặt… Tất cả đều cần thiết và thơ đã làm nhiệm vụ của nó như chính cuộc sống yêu cầu Nghĩa là đất nước được nhìn nhận, thấu hiểu ở nhiều bình diện, nhiều khả năng rung động của các nhà thơ Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông… mỗi người mỗi vẻ đã làm phong phú thêm cho dáng hình đất nước

2.1.4 Ngợi ca Đảng và lãnh tụ

Ở giai đoạn này dường như mỗi nhà thơ ai cũng có những

vần thơ tặng Đảng Tố Hữu đã có cả bản trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng, tổng kết một chặng đường dài 30 năm sinh thành,

hoạt động của Đảng Chế Lan Viên xúc động chân thành khi

Ngày đăng: 10/02/2017, 20:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w