TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ SẢN XUẤT CAO SU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG
- -ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông,
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Người thực hiện : Xiêng Thanh Thiên
Khóa : KN46
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Tuân và TS Nguyễn Văn Thành Địa điểm thực tập: Xã Đắk Nông – huyện Ngọc Hồi – tỉnh Kon Tum
Kon Tum - Năm 2016
Trang 2ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên: Xiêng Thanh Thiên
Tel: 0987.257.411 Email: xiengthanhthiengdn72@gmail.com
2 Chuyên ngành:
3 Lớp: Khuyến nông - Khoá: KN 46
4 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Viết Tuân và TS Nguyễn Văn Thành
Tel: Email:
Tên đề tài: Thực trạng phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cao su được du nhập vào nước ta năm 1897, trải qua hơn 100 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên cây cao su được nhiều nước có điều kiện kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển với quy mô diện tích lớn Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su được dung làm nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải Bên cạnh đó sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu… cây cao su còn có vị trí quan trọng trong bảo vệ đất và cân bằng sinh thái
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có đủ điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây cao su Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn Những năm gần đây nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên trồng nhiều cây cao su cũng giàu lên nhờ cao su Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng suất vườn cây
Trong những năm gần đây ngành cao su đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hồi nói chung và xã Đắk Nông nói riêng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, giải quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự
xã hội
Sự phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số Tuy vậy việc phát triển cao su tiểu điền ở Đắk Nông còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là: phần lớn diện tích trồng cao su manh mún tự phát thiếu quy hoạch, sự hỗ trợ vốn cho phát triển cây cao su tiểu điền còn hạn chế, Đắk Nông là xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ tay nghề chưa cao, cán bộ kỹ thuật còn thiếu,
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi xin chọn chọn đề tài: “Thực trạng phát triển cao su bền vững tại xã Đắk Nông”
Trang 4II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông Từ đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển sản xuất cây cao su tiểu điền trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của xã nhà
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su tiểu điền
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông trong thời gian tới
III TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Cở sở lý luận
- Căn cứ pháp lý:
+ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
+ Dự án đa dạng hoá nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Hướng dẫn về phát triển cao su tiểu điền trong Dự án đa dạng hoá nông nghiệp, Hà Nội.
+ Nghị quyết số 01-NQ/BCH, ngày 20/3/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ xã khóa XII, nhiệm kỳ 2016 - 2021
+ Kế hoạch số … /KH-UBND, ngày … tháng … năm 2016 của Ủy ban nhân dân xã về việc thực hiện ……phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện (CHỊ HOÀI)
- Cơ sở thực tiễn
IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và đầu tư phát triển cao su tiểu điền
Trang 5- Vai trò của các một số tổ chức, đoàn thể như:
+ Vai trò Hội phụ nữ : Nâng cao nhận thức trình độ của phụ nữ đáp ứng nhu cầu tình hình mới, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập……
+ Vai trò hội nông dân: Tổ chức các phong trào như nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,…
+ Vai trò của MTTQ VN: Xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa
Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng lâu năm như cao su, cà phê, bời lời, nhằm phát triển kinh tế của xã
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân
- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, đây là yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển nông nghiệp
- Đội ngũ cán bộ, công chức xã ngày được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn,
có tư tưởng chính trị vững vàng đã và đang đáp ứng được nhu cầu công việc và được
sự tín nhiệm của đông đảo nhân dân
Khó khăn:
- Là một xã biên giới, vùng sâu, vùng xa không thuận tiện cho việc giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế, dịch vụ
- Trình độ dân trí thấp, không đồng đều việc áp dụng khoa học vào sản xuất còn gặp nhiệm khó khăn
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao do đó nhân dân không có điều kiện để đầu tư cây con giống có giá trị kinh tế cao để phát triển sản xuất
- Lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo
- Cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, khó khăn cho đi lại và thông thường hàng hóa
- Một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước, chưa có ý thức vươn lên để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các niên giám thống
Trang 6kê, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã, huyện; các đề án, dự án phát triển cây cao su trên địa bàn,… Ngoài ra, thông tin, số liệu thu thập được từ internet, báo chí, các đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu này
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên 50
hộ nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
Số liệu chủ yếu được xử lý qua phần mềm excel, tính toán những chỉ tiêu số tương đối, tuyệt đối phản ánh quy mô, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này dựa trên phỏng vấn sâu, lấy ý kiến từ các hộ gia đình có nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý, chăm sóc và khai thác vườn cao su Đây
là nguồn thông tin đáng tin cậy để tác giả hiểu sâu hơn về đặc điểm sản xuất của địa phương, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình canh tác, là căn cứ quan trọng trong quá trình phân tích và xây dựng hệ thống giải pháp
VI Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
* Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Diện tích tự nhiên: Xã Đắk Nông là một xã biên giới vùng cao, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào dài 9km; tổng diện tích tự nhiên là 9.598,30 ha, trong đó: đất nông nghiệp 8.542,12 ha, đất phi nông nghiệp 528,50 ha, đất chưa sử dụng 527,68 ha
Đặc điểm địa hình:
+ Địa hình đồi lượn sóng: Có diện tích 2.390 ha, chiếm 24,70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía đông xã dọc theo đường Hồ Chí Minh, độ cao trung bình 600-650m, độ dốc 0-250 chủ yếu thuốc nhóm đất nâu vàng trên đá phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đá Grannít và đất đỏ vàng trên đá phiên sét, tầng day 70-100cm Hiện trạng một phần là đất nông nghiệp còn lại là đất trống đồi núi trọc Đây là dạng địa hình chủ yếu
để phát triển nông nghiệp sau này
+ Dạng địa hình núi thấp: Diện tích 6.980 ha, chiếm 72,20% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía tây của xã, độ cao trung bình 800-9200m, cao nhất là đỉnh Ngọc Bia cao 1.255m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc>250 Đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng trên
đá phiến sét, tâng dày 50-70cm, hiện trạng phần lớn là rừng tự nhiên và một phần đất trống là đối núi trọc
Trang 7+ Địa hình núi thấp chiếm hầu hết diện tích, tuy nhiên vẫn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hơn một số xã khác
Điều kiện khí hậu:
Thời tiết trong vùng khá thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng: Lúa, ngô, sắn; các loại cây lâu năm như cà phê, cao su, bời lời và nhiều loại cây trồng khác Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên các loại cây trồng
có yêu cầu nước cao và ổn định phát triển không thuận lợi, vì vậy phải có kế hoạch tưới nước bổ sung vào mùa khô hạn, cũng như biện pháp trồng các loại cây đai rừng chắn gió
Trên địa bàn có nhiều hệ thống suối lớn và các suối nhỏ chảy trên địa bàn xã mang lại lưu lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất của người dân và đập thủy lợi đảm bảo nước tưới tiêu cho người dân
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân số và lao động: (CÔNG AN XÃ VÀ CHỊ LONG)
Tổng số hộ trên địa bàn xã: …… hộ với…….khẩu và … dân tộc anh em sinh sống
Số lao động trong độ tuổi …… chiến … % dân số Trong đó lao động nữ chiếm ……%, lao động nam chiếm … %
Thuận lợi: Nguồn lao động tại chỗ, dân số trẻ, trong tương lai nguồn lao động dồi dào, dân cư sống tập trung
Khó khăn: Trình độ về mọi mặt thấp, khả năng áp dụng khoa học vào sản xuất thấp
Trình độ văn hóa thấp, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế Tâm lý của một bộ phận lớn nhân dân không muốn thoát
ly khỏi địa bàn, chủ yếu tập trung sống gắn bó với nông nghiệp, làm nương rẫy
+ Tình hình cơ sở hạ tầng: CHỊ HOÀI (NÔNG THÔN MỚI)
Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng sắn tại địa phương:
- Hoàn thiện quy hoạch phát triển trồng cao su theo hướng: Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại về trồng cao su tiểu điền Gắn quá trình trồng cao su tiểu điền (Nông hộ, trang trại) với các doanh nghiệp trồng cao su Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả
- Giải pháp về đất đai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân
Trang 8- Giải pháp về lao động: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại địa phương, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề để thu hút được nhiều người vào làm việc tại nông trường, công ty và các cơ
sở công nghiệp chế biến ngành cao su
- Giải pháp về vốn: Thành lập quỹ tín dụng đầu tư phát triển riêng cho sản xuất cao su; Các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển cao su tiểu điền; Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển cây cao su; Tận dụng vốn Ngân sách hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, in ấn tài liệu phục vụ cho đề án trồng cao
su tiểu điền
- Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ: Cần phải tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và cung cấp thông tin thị trường cây cao su cho người dân bằng những cách làm cụ thể
- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm; Đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu
- Giải pháp về tiêu thụ: Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Tổ chức hệ thống phân phối, tổ chức tốt khâu thu mua, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tiến trình/các
bước nghiên cứu
Thời lượng, thời
gian
Địa điểm thực hiện
Thông tin liên lạc
và giám sát
Lựa chọn đề tài
nghiên cứu
01 tuần Tháng 12/2016 Xã Đắk Nông Xây dựng đề
cương nghiên cứu
02 tuần Tháng 12/2016 Xã Đắk Nông Thu thập số liệu,
xử lý số liệu và
tổng hợp
04 tuần Tháng 01/2016 Xã Đắk Nông
Viết luận văn sơ bộ Tháng 02/201702 tuần Xã Đắk Nông
Gặp giáo viên
hướng dẫn
01 tuần Tháng 02/2017 Thừa Thiên Huế
Trang 9lần sơ bộ Tháng 2/2017
Viết luận văn chi
tiết
4 tuần Tháng 3/2017
04 tuần Tháng 3/2017 Gặp giáo viên
hướng dẫn
01 tuần Tháng 04/2017 Thừa Thiên Huế Chỉnh sửa luận văn
chi tiết lần 1
02 tuần Tháng 4/2017 Xã Đắk Nông Gặp giáo viên
hướng dẫn
01 tuần Tháng 04/2017 Thừa Thiên Huế Hoàn thiện Luận
văn
02 tuần Tháng 5/2017 Xã Đắk Nông
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
BỘ MÔN QUẢN LÝ SINH VIÊN:
Trưởng bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ SẢN XUẤT CAO SU
Trang 10Phiếu số: ……
Người được phỏng vấn: Ngày phỏng vấn: Địa điểm phỏng vấn:
I Thông tin chung về hộ
1 Họ và tên chủ hộ: tuổi: Trình độ văn hóa:
2 Loại hộ giàu/nghèo (giàu = 1, khá = 2, cận nghèo = 3, nghèo = 4)
Năm 2013:…… Năm 2014:…… Năm 2015:…….
3 Ngành nghề chính của gia đình:
4 Tổng số nhân khẩu và lao động trong gia đình:
Số người trong độ tuổi lao động (18-60 tuổi): trong đó…….nam,…….nữ
Số người ngoài độ tuổi lao động:
Số người đang đi học:
II Tình hình thu nhập trong năm của hộ
Từ trồng trọt
Cao su
Cà phê Bời lời Cây công nghiệp
khác
Từ chăn nuôi
Từ ngành nghề khác
Tổng III.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của gia đình năm 2015
Trang 11Đất ở
Đất nông nghiệp
Cao su
Cà phê Bời lời Cây công nghiệp
khác Đất khác
IV Tình hình trồng cao su trong 3 năm
hoạch
Sản lượng mũ quy
khô
2014
2015
2016
V Chi phí/sào cao su năm 2016
- Thời gian bắt đầu trồng đến thu hoạch là bao nhiêu tháng?
- Chi phí ban đầu cho việc trồng cao su (tính cho một sào) là bao nhiêu?
Giống
Phân bón
Công lao động
-Làm đất
-Chăm sóc
-Thu hoạch
Khác
Tổng
Trang 12VI Nguồn vốn đầu tư cho trồng cao su
6.1 Ông/bà có tham gia vay vốn phục vụ cho hoạt động trồng cao su không?
1 Có □
2 Không □
Lý do không:
6.2 Trong thời gian tới ông/bà có dự định vay vốn phục vụ cho trồng cao su không? 1 Có □ 2 Không □ Nếu có, ông bà dự định vay bao nhiêu? Vay ở những nguồn nào?
6.3 Ông/bà có nhận được chương trình ưu đãi hay dự án hỗ trợ trồng cao su không? Nếu có, cụ thể hỗ trợ thế nào
Nếu không thì vì sao?
6.4 Ông/bà vui lòng cho biết khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cao su hiện nay của gia đình mình là gì? □ Vốn □ Kỹ thuật □ Đất đai □ Tiêu thụ VII Tiêu thụ sản phẩm 7.1 Trước khi bán sản phẩm (cao su ông/bà biết được các thông tin về thị trường này (người bán, giá cả, số lượng, cạnh tranh) như thế nào? □ Không biết thông tin gì □ Thông tin từ những hộ gia đình cùng trồng cao su □ Chính quyền địa phương cung cấp □ Khác 7.2 Ông/bà vui lòng cho biết mũ cao su của gia đình sẽ bán ở đâu? □ Tại nhà □ Tại vườn □ Nơi khác 7.3 Chủng loại cao su mà người mua muốn mua? có phân loại không?
7.4 Ông/bà bán cho ai? Giá cả ra sao?
Đối tượng % SLSX Thời
điểm bán
Số Lượng
Giá bán Phương
thức bán
Phương thức thanh toán
Thu gom
nhỏ
Thu gom
lớn
Công ty