Mở đầu 1 Sự cần thiết của đề tài: Hợp tác xã theo nghĩa là tổ chức kinh tế tự nguyện của những ng-ời lao động đã xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại cách đây hàng tr
Trang 1§¹i häc quèc gia hµ néi
Khoa kinh tÕ
NguyÔn TiÕn Phong
ph¸t triÓn kinh tÕ hîp t¸c x· Trong n«ng nghiÖp ë Hµ Néi
LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ chÝnh trÞ
Hµ Néi - N¨m 2006
Trang 2Mở đầu
1) Sự cần thiết của đề tài:
Hợp tác xã theo nghĩa là tổ chức kinh tế tự nguyện của những ng-ời lao động
đã xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại cách đây hàng trăm năm Tuy trải qua nhiều giai đoạn với những thăng trầm khác nhau, nh-ng nhìn chung kinh tế hợp tác xã đã chứng tỏ là một loại hình tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều n-ớc trên thế giới
ở n-ớc ta, sau ngày đất n-ớc đ-ợc giải phóng ( miền Bắc 1954, cả n-ớc năm
1975 ), sự ra đời của hợp tác xã đã trở thành phong trào rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Trải qua hơn 30 năm ( kể từ 1975 ), phong trào hợp tác xã đã có những thăng trầm, biến đổi do điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Cho đến nay, kinh tế hợp tác xã đã có nhiều chuyển biến, mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã bị thay thế, chuyển đổi sang hình thức hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật hợp tác xã
Nghị quyết Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam ( năm 2001 ) đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của kinh tế tập thể, và chỉ rõ: "Kinh tế Nhà n-ớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" 46
Trên thực tế, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới d-ới nhiều hình thức, trình độ khác nhau, trong các ngành, lĩnh vực những năm qua đã đáp ứng một phần nhu cầu của ng-ời lao động, của hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất n-ớc
Tuy nhiên, kinh tế hợp tác xã hiện nay của cả n-ớc cũng nh- ở Hà Nội, đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại còn hạn chế; số hợp tác xã làm ăn hiệu quả còn ít; lợi ích đem lại cho thành viên ch-a nhiều; giá trị do kinh tế kinh tế hợp tác- hợp tác xã tạo ra mới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã hội, ch-a đủ sức đảm nhiệm vai trò cùng với kinh tế Nhà n-ớc ngày càng
Trang 3trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần định h-ớng xã hội chủ
nghĩa ở n-ớc ta hiện nay
Vì vậy, việc làm rõ thực trạng phát triển của kinh tế hợp tác xã của Thủ đô Hà
Nội trong nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa và tìm ra giải pháp thúc
đẩy kinh tế hợp tác xã nông nghiệp phát triển là yêu cầu bức thiết đặt ra cho các nhà
quản lý, các nhà nghiên cứu cũng nh- các nhà hoạch định chính sách hiện nay
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài luận văn thực sĩ của mình là
“ Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà nội ” cho luận văn thạc sĩ của
mình
2) Tình hình nghiên cứu:
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là thành phần kinh tế có vai trò vô cùng
quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam, nhất là đối với
nhiệm vụ cải tạo tiểu nông đi theo con đ-ờng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu vấn đề kinh tế HTX d-ới nhiều góc độ khác nhau
Liên quan đến đề tài luận văn có các công trình chủ yếu, nh-: "Chính sách Nhà
n-ớc đối với việc xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp" của
Mai Thị Thanh Xuân, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 8(219) năm 1996; “ Quan hệ
giữa hợp tác xã mới với các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp ” của GS.TS Tô Xuân Dân; “ Tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã sau một
năm thực hiện Nghị quyết số 13 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung -ơng
Đảng khoá IX ” của Tiến sỹ Đinh Xuân Niêm; “ hợp tác xã chuyên ngành và phát
triển nông nghiệp nông thôn trong hội nhập kinh tế quốc tế ” của TS Vũ Trọng
Bình và TS Đào Thế Anh; “ Các hình thức hợp tác của nông dân n-ớc ta hiện
nay ” của các tác giả Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh, Đào Thế Anh, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia,1995; “ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Liên minh hợp tác
xã Việt nam khoá II ” tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh hợp tác xã Việt
Trang 4Nam lần thứ III năm 2005; các " Báo cáo về tình hình kinh tế hợp tác – hợp tác xã
của Việt Nam” của Liên minh hợp tác xã Việt Nam các năm từ 2000-2005
Các công trình trên nhìn chung đã tập trung nghiên cứu về kinh tế hợp tác xã trong phạm cả n-ớc, và đề cập đến những giải pháp ở tầm vĩ mô
Nghiên cứu về HTX ở Hà Nội, có các báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam
và Thành phố Hà Nội trong các năm 2002-2004, nh-: “ Hoạt động của các hợp tác
xã và công tác hỗ trợ hợp tác xã ở Hà nội- Thực trạng và giải pháp” (2002); “
Nghiên cứu các điều kiện và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ” ( 2003 ); “ Nghiên cứu giải pháp nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển Kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà nội đến 2010” ( 2004 ); và đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban chấp hành Trung -ơng Đảng khóa IX (ngày 18/3/2002) về “ Tiếp tục đổi
mới phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể ” …
Mặc dù các công trình này đã lấy đối t-ợng nghiên cứu là các hợp tác xã trên
địa bàn Hà Nội, nh-ng lại nghiên cứu kinh tế HTX trên tất cả các lĩnh vực, còn sự nghiên cứu về kinh tế HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ch-a đ-ợc chú ý đúng mức Vì vậy, cho đến nay ch-a có một công trình nào nghiên c-ú về kinh tế HTX trong nông nghiệp ở Hà Nội một cách hệ thống với t- cách là một công trình chuyên khảo
3 ) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng
- Đánh giá tổng quát thực trạng kinh tế hợp tác xã nông nghiệp tại Hà Nội giai đoạn 1997 - 2005
Trang 5- Đ-a ra một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm và vai trò của hợp tác xã nông nghiệp cũng nh- bài học kinh nghiệm thành công trong phát triển HTX nông nghiệp tại một số địa ph-ơng trong n-ớc
- Phân tích thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
Hà Nội, từ đó đ-a ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế, cùng những nguyên nhân của hạn chế đó
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi để tiếp tục phát triển kinh
tế hợp tác xã trên địa bàn Hà nội trong thời gian tới
4 Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối t-ợng nghiên cứu của luận văn là: Sự phát triển hợp tác xã trong lĩnh
vực nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn phân tích hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Về thời gian: từ khi thực hiện Luật hợp tác xã ( 1/7/1997 ) đến nay
5 ) Ph-ơng pháp nghiên cứu
Ph-ơng pháp chủ yếu đ-ợc sử dụng trong nghiên cứu là: Ph-ơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các ph-ơng pháp: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, và khảo sát thực tế Các nghiên cứu đánh giá đ-ợc dựa trên cơ sở bám sát những quan điểm, t- t-ởng của Lê nin và Hồ Chí Minh, đ-ờng lối chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà n-ớc
6 ) Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
Trang 6- Cung cấp cho ng-ời đọc một sự hiểu biết tổng quát về thực trạng phát triển HTX nông nghiệp tại Hà Nội hiện nay trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế
- Đánh giá một cách toàn diện sự phát triển HTX nông nghiệp ở Hà Nội những năm 1997 - 2005, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc đào tạo và giảng dậy tại Khoa Kinh tế
Đại học Quốc gia Hà Nội
7 ) Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đ-ợc kết cấu thành 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận chung về kinh tế hợp tác xã
Chơng 2 : Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở Hà Nội thời kỳ 1997
-2005
Ch-ơng 3: Định h-ớng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã nông
nghiệp ở Hà Nội
Trang 7Ch-ơng 1
Những vấn đề lý luận chung về kinh tế hợp tác xã
1.1 Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam về kinh tế hợp tác xã
1.1.1 Quan niệm của Chủ nghĩa Mác -Lê nin về kinh tế hợp tác xã
1.1.1.1 Khái niệm hợp tác xã ( HTX )
Xuất phát từ những tiền đề kinh tế nảy sinh ngay trong lòng xã hội t- bản,
C.Mác và Ang-ghen đ-a ra một quan niệm khái quát nhất về hợp tác xã, coi HTX
là “ tổ chức của những ng-ời sản xuất nhỏ, yếu thế lực về kinh tế cần phải hợp sức,
hợp vốn với nhau để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh ” Nh- vậy, sự xuất
hiện của hình thức tổ chức kinh tế hợp tác là dựa trên lao động tự do của ng-ời lao
động
Các ông cho rằng, mục tiêu của các hợp tác xã không phải vì lợi nhuận, mà
là vì sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để có thể tồn tại bên cạnh các nhà t- bản lớn Trên
thực tế các hợp tác xã đã chứng tỏ sức sống của nó trong nền kinh tế tự do cạnh
tranh Thể hiện là, cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thế kỷ 19 gây nên sự hạ giá
nông sản ở khắp nơi, nh-ng các hợp tác xã đã không vì thế mà tan rã, mà ng-ợc lại
còn phát triển mạnh hơn
C.Mác, Ph.ăng-ghen và sau này là Lê nin đã nghiên cứu t-ờng tận các hợp
tác xã ở n-ớc Anh và một số n-ớc khác ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nga Các Ông cho rằng, các hợp tác xã đ-ợc xây dựng d-ới chủ nghĩa t- bản là để đấu
tranh kinh tế với giai cấp t- sản, phát huy sáng kiến của quần chúng; nhờ sáng kiến
của quần chúng các hợp tác xã đ-ợc xây dựng thành những tổ chức kinh tế rộng
lớn, nó đã chứa đựng tiềm năng của chủ nghĩa xã hội, là những di sản văn hoá cần
đ-ợc coi trọng và sử dụng
Trang 8Nhận thức rõ những hạn chế của hợp tác xã d-ới chủ nghĩa t- bản, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Lê nin cho rằng phong trào hợp tác xã sẽ đ-ợc phát huy d-ới chính quyền nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, d-ới sự tác động của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ( chế độ công hữu về ruộng đất và các t- liệu sản xuất cơ bản khác ) Trong điều kiện ấy hợp tác sẽ là con đ-ờng giản đơn nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân nói riêng và đối với những ng-ời sản xuất nhỏ nói chung
Hợp tác xã đã xuất hiện trong lòng xã hội t- bản, những ng-ời sáng lập hợp tác xã, dẫn đầu phong trào hợp tác xã là những ng-ời giàu lòng nhân đạo, kinh tế hợp tác xã là dòng kinh tế mang tính chất nhân đạo nhân dân, đối lập với mặt phi nhân, phi văn hoá của thị tr-ờng t- bản Chính vì lẽ đó, Lê Nin đã chỉ ra mục tiêu của hợp tác xã: " không phải vì lợi nhuận tối đa, mà vì sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia hợp tác, những ng-ời quản lý điều hành hợp tác xã không phải vì có nhiều vốn đóng góp, mà vì sự tín nhiệm của các thành viên, mọi ng-ời tham gia hợp tác đều có quyền hạn ngang nhau không phụ thuộc vào đóng góp nhiều hay ít Nh- vậy, tính chất và mục tiêu của hợp tác xã phù hợp với tính chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Sau khi chính quyền thuộc về nhân dân lao
động, khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức độ nhất định, thì chủ nghĩa xã hội tự nó sẽ đ-ợc thực hiện " |33|
1.1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã
- Nguyên tắc tự nguyện
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, có tính chất tạo tiền đề để thực hiện các nguyên tắc khác Thực hiện nguyên tắc này, những ng-ời lao động có quyền tự quyết định gia nhập hợp tác xã hoặc xin ra khỏi hợp tác xã V.I Lê nin nhấn mạnh: tuyệt đối không đ-ợc c-ỡng ép nông dân ( bất kỳ d-ới hình thức nào ) mà phải để cho ng-ời nông dân tự suy nghĩ, thấy rõ lợi ích thiết thân của mình và tự nguyện hợp tác với nhau Nguyên tắc này không phải là một thủ thuật đối với tâm lý nông
Trang 9dân, để lôi cuốn nông dân, mà tr-ớc hết phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Sự phát triển khách quan của kinh tế - xã hội nông thôn đòi hỏi cần tổ chức hợp tác xã vì hợp tác xã đ-a lại lợi ích thiết thân cho ng-ời lao động, ng-ời sản xuất, và do vậy mà họ tự nguyện tham gia Nguyên tắc tự nguyện ở đây phản ánh sức hấp dẫn đối với nông dân và họ tự gia nhập, nếu không có sức hấp dẫn thì không thể gò ép nông dân vào hợp tác xã Tính chủ động tự giác của nhân tố chính trị, của ng-ời lãnh đạo chỉ là đẩy nhanh, rút ngắn quá trình ng-ời nông dân phát triển tự nhiên và làm cho họ thấy rõ lợi ích thiết thân của mình để tự nguyện tham gia hợp tác xã Mọi sự can thiệp trái tự nhiên th-ờng vi phạm nguyên tắc tự nguyện
Mà vi phạm nguyên tắc tự nguyện thì ng-ời lao động không nhiệt tình, hoặc HTX chỉ là hình thức, không hiệu quả
Để làm cho nông dân tự nguyên tham gia hợp tác xã cần phải dân chủ trong quản lý và hợp tác xã phải tạo ra lợi ích hấp dẫn họ
- Nguyên tắc cùng có lợi
Theo nguyên tắc này, lợi ích của các thành viên tham gia kinh tế hợp tác đều
đ-ợc đảm bảo Đây là nguyên tắc cơ bản, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của HTX
Các xã viên tham gia hợp tác xã đóng góp một cách bình đẳng và kiểm soát một cách dân chủ đối với vốn của hợp tác xã Vốn của hợp tác xã th-ờng là tài sản chung của hợp tác xã Các thành viên phải đóng góp vốn vào hợp tác xã và nhận
đ-ợc một khoản bồi hoàn nhất định tuỳ theo vốn góp Các thành viên phân phối khoản thặng d- của hợp tác xã cho một số hoặc tất cả các mục đích sau: phát triển hợp tác xã, xác lập dự trữ mà một phần của nó là tài sản không chia; cho thành viên hợp tác xã tuỳ theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; hỗ trợ các hoạt động của hợp tác xã và của các xã viên tham gia hợp tác xã theo quy định của xã viên hợp tác xã
Trang 10- Nguyên tắc quản lý dân chủ
Hợp tác xã là tổ chức mang tính dân chủ đ-ợc kiểm soát bởi các thành viên
là những ng-ời tham gia vào việc xác định các chính sách và ra quyết định của hợp tác xã Các xã viên đ-ợc tham gia biểu quyết các vấn đề của hợp tác xã và mỗi xã viên đều một lá phiếu biểu quyết nh- nhau
Tính dân chủ trong thực hiện nguyên tắc dân chủ của hợp tác xã đ-ợc thể hiện bằng việc xã viên đ-ợc tham gia thảo luận, thông qua Điều lệ hợp tác xã, thông qua ph-ơng án sản xuất kinh doanh, xây dựng bộ máy quản lý hợp tác xã, tham gia trong các quyết định phân phối lợi nhuận
Thực hiện tốt nguyên tắc này ng-ời lao động sẽ hăng hái làm việc, vì họ thấy
đ-ợc quyền lợi cũng nh- trách nhiệm của mình đối với HTX
- Từ thấp lên cao
T- t-ởng này đã đ-ợc Các Mác và Ph.Ăng-ghen nêu ra, khi các ông tính đến
sự chờ đợi, do dự và phải lôi cuốn nông dân, ng-ời bạn đồng minh chiến l-ợc của giai cấp công nhân và cùng với giai cấp công nhân đi lên chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới ( NEP ), V.i.Lênin nêu ra b-ớc đi của quá trình hợp tác từ th-ơng mại rồi dần dần đi vào sản xuất Th-ơng nghiệp bán buôn có thể liên kết về mặt kinh tế hàng triệu nông dân lại với nhau làm cho họ
có quan hệ gắn bó với nhau, từ đấy dẫn dắt họ đi lên giai đoạn cao hơn là các hình thức hợp tác và liên hiệp trong sản xuất Tuy nhiên, trong điều kiện tự do th-ơng mại sẽ nảy sinh hợp tác mang tính chất t- nhân t- bản, nh-ng Ng-ời cho rằng d-ới
sự kiểm soát của chính quyền chuyên chính vô sản sẽ chuyển các hợp tác xã này sang hình thức t- bản nhà n-ớc hợp tác xã - nấc thang quá độ lên hợp tác xã xã hội chủ nghĩa