Sự cần thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng khá, các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ -
Nguyễn Xuân Sinh
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội - Năm 2005
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
Lời mở đầu 5
Chương 1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1.1 Khái niệm và phân loại về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 9
1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh 9
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 13
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19
1.2 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 20
1.3 Các yếu tố cấu thành và các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1.3.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1.3.2 Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 25
Chương 2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập 29
2.1 Thực trạng môi trường kinh doanh, cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 29
2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 35
2.2.1 Quy mô doanh nghiệp 35
2.2.2 Năng lực quản lý và chiến lược cạnh tranh 38
2.2.3 Thực trạng các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam .40
2.2.3.1 Vốn và hiệu quả sử dụng vốn 40
2.2.3.2 Khoa học và công nghệ 42
2.2.3.3 Lao động 45
2.2.3.4 Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu kiểu dáng công nghiệp 47
Trang 32.2.3.5 Sản phẩm và phân phối sản phẩm 49
2.3 Đánh giá chung 51
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập 55
3.1 Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 55
3.1.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 55
3.1.2 Cơ hội 61
3.1.3 Thách thức 61
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập 62
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 62
3.2.2 Các giải pháp vi mô 68
Kết luận 79
Danh mục tài liệu tham khảo 81
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
CCI Chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại
CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
R&D Nghiên cứu và phát triển
UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chi phí dịch vụ hạ tầng ở một số thành phố của Châu Á 32
Bảng 2.2: Thứ hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam và một số nước trong khu vực 35
Bảng 2.3: Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn 36
Bảng 2.4: Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động 37
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ tín dụng của Việt Nam 41
Bảng 2.6: Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của các doanh nghiệp Việt Nam 43
Bảng 2.7: So sánh chi phí tiền lương ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh với một số thành phố ở Đông Nam Á 46
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ 52
LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng khá, các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được khai thác, một số ngành, doanh nghiệp đã bắt đầu vươn lên cạnh tranh với hàng nhập ngoại và thị
Trang 6trường xuất khẩu, nhờ đó thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, người tiêu dùng được tiếp cận các hàng hoá và dịch vụ với chủng loại đa dạng và chất lượng tốt hơn Để có được những biến đổi tích cực này thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay so với thế giới còn thấp kém và chậm được cải thiện Chi phí đầu vào quá cao; lao động phổ biến là tay nghề thấp; năng suất lao động thấp; năng lực của đội ngũ doanh nhân chưa đủ để điều hành và quản lý doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn rất lớn về vốn, công nghệ, định hướng thị trường tiêu thụ…Bên cạnh đó sức ép của quá trình hội nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn khi một loạt cam kết quốc tế đã có hiệu lực và một số các cam kết quan trọng khác đang trong giai đoạn đàm phán
Trước tình hình đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trở thành vấn đề hết sức bức xúc, khi quá trình hội nhập của nước ta đang bước vào giai đoạn có tính bước ngoặt Chính vì vậy hơn bao giờ hết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải là quan tâm số một của Chính phủ cũng như doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập, tôi đã lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới,
đã có một số công trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ
sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hội nhập hiệu quả như: "Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia" (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2003); "Doanh nghiệp Việt Nam: khả năng cạnh tranh và mối lo hội nhập" (Nguyễn Thị Hoài Lê) Kết quả các nghiên cứu phần nào đánh giá được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới là bước đầu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mới chỉ được nghiên cứu trong trạng thái tĩnh, chủ yếu là đánh giá hiện trạng mà chưa đặt trong bối cảnh vận động của nền kinh tế trong nước và thế giới, chưa gắn kết với lộ trình cam kết hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức, hiệp định thương mại quốc tế Vì lẽ đó, cho tới nay chúng ta chưa có các giải pháp chắc chắn, cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội
Trang 7nhập thành công Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới là một vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách, giải pháp, khuyến nghị cụ thể cho Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế một cách bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế thành công
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
- Thời gian: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được xem xét trong thời gian từ 1990 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp so sánh và tổng hợp dữ liệu
- Phương pháp duy vật lịch sử
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Với việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập, dự kiến luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh làm căn cứ định hướng chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế đất nước
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, cùng với việc phân tích các tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
7 Bố cục của luận văn
Để đạt được những mục đích và đóng góp trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 8Chương 2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Khái niệm và phân loại về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh
Trang 9Trong kinh tế, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về vấn đề cạnh tranh, phạm vi và các cấp độ áp dụng cũng khác nhau Tuy nhiên, xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của
mình Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích:
đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng
Cạnh tranh cũng như các quy luật, hiện tượng kinh tế - xã hội khác chỉ xuất hiện, tồn tại
và phát triển trong những điều kiện nhất định Nhiều quan điểm đồng thuận cho rằng, mục đích cuối cùng của các bên tham gia cạnh tranh là nhằm thoả mãn tối đa lợi ích kinh tế, tức lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Cạnh tranh là biểu hiện có tính bề nổi thông qua hoạt động kinh tế của con người; còn lợi nhuận là mục đích, động lực, là tác nhân kích thích các hoạt động ấy Trong hầu hết trường hợp, cạnh tranh sẽ không xuất hiện khi lợi nhuận không phải
là mục đích cuối cùng Để thoả mãn các nhu cầu, đạt được các mục đích tối đa hoá lợi nhuận có nhiều con đường mà cạnh tranh là con đường phổ biến hơn cả Như vậy, trong cuộc sống kinh tế, cạnh tranh là một trong những phương pháp để con người đạt được lợi ích kinh tế
Tóm lại, cạnh tranh được sản sinh từ nhu cầu tối đa hoá lợi nhuận, thoả mãn lợi ích kinh
tế của con người Tuy vậy, mặc dù động lực cạnh tranh xuất hiện, song cạnh tranh chỉ vận hành khi có môi trường cạnh tranh, môi trường cạnh tranh được hình thành trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, luật pháp cho phép tồn tại nhiều dạng sở hữu, thành phần kinh tế khác nhau cùng hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện như vậy điều không tránh khỏi là quyền lợi kinh tế bị xung đột; để tối đa hoá lợi nhuận, không bị đào thải các chủ thể kinh tế chỉ có cách duy nhất là cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế thuộc các dạng sở hữu khác nhau với khả năng về vốn, công nghệ, quản lý, các yếu tố đầu vào sản xuất cũng khác nhau; trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, mọi chủ thể kinh tế đều tiến tới tối đa hoá lợi ích và lợi nhuận thì cạnh tranh là điều tất yếu Mặt khác, các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả là 4 quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường Các quy luật này đều tạo môi trường tốt cho cạnh tranh hình thành, vận hành và phát triển
Nói tóm lại, nền kinh tế thị trường với sự tồn tại đa hình thức sở hữu, thành phần kinh tế
là tiền đề cơ bản cho cạnh tranh xuất hiện, tồn tại và phát triển Tuy nhiên, cơ chế cạnh tranh
Trang 10trong những điều kiện như vậy trong nhiều trường hợp chưa thực sự vận hành hiệu quả, thậm chí
có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của chính thị trường, đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước
Khi cơ chế cạnh tranh không thể vận hành một cách suôn sẻ do thất bại của thị trường thì
sự điều tiết hợp lý của nhà nước trong chính sách cạnh tranh để cơ chế cạnh tranh vận hành hiệu quả là điều cần thiết Tuy vậy, điều cốt lõi là nhà nước phải thực hiện, xây dựng chính sách cạnh tranh hiệu quả, môi trường cạnh tranh thông thoáng, bình đẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
Tóm lại, nhu cầu, động lực cạnh tranh được hấp dẫn bởi lợi nhuận là điều kiện khởi đầu
để các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau Song chỉ có nền kinh tế thị trường là tiền đề cơ bản, tạo điều kiện cho cạnh tranh có thể vận hành được Việc can thiệp thích hợp của nhà nước nhằm điều tiết cạnh tranh, giúp cơ chế cạnh tranh được vận hành thông suốt trong trường hợp thất bại của thị trường là cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện đại
Phân loại cạnh tranh
- Xét theo chủ thể cạnh tranh: Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, có cạnh tranh giữa những người sản xuất (người bán), cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa những người bán và người mua Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất lượng hàng hóa, giá cả và điều kiện dịch vụ
- Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh: Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay lành mạnh Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh
- Xét theo hình thái cạnh tranh: thì có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo + Cạnh tranh hoàn hảo hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy là tình trạng cạnh tranh trong
đó giá cả của một loại hàng hóa là không thay đổi trong toàn bộ các nơi của thị trường, do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường Trong điều kiện đó không có công ty nào có đủ sức mạnh có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm của mình trên thị trường
Trang 11+ Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh mà ở đó các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền
Độc quyền nhóm tồn tại trong các ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một ít người sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ quan trọng trong ngành đó
Cạnh tranh mang tính độc quyền là một hình thức cạnh tranh mà ở đó người bán có thể ảnh hưởng đến người mua bằng sự khác nhau của các sản phẩm của mình về hình dáng, kích thước, chất lượng, nhãn mác Trong rất nhiều trường hợp người bán có thể buộc người mua chấp nhận giá
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể: thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành mà các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức là cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang
Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng sự thay đổi giá bán và lượng bán của các doanh nghiệp sẽ
có điểm dừng Sau một thời gian nhất định, hình thành một giá thị trường thống nhất Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí bình quân cao bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí bình quân thấp nhất sẽ thu được lợi nhuận cao và phát triển
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu bồi dưỡng,
Hà Nội
2 Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội
3 Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4 Lê Đăng Doanh (2004), "Chống tham nhũng và độc quyền để tăng cạnh tranh", Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, số 1, 01/01/2004