“TIỂU LUẬN CAO HỌC Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng hiện nay”

29 1.1K 9
“TIỂU LUẬN CAO HỌC Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng hiện nay”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là tổ chức Đảng ở đơn vị cơ sở. Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thông qua xác định : “ Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan HTX, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, Công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 Đảng viên chính thức trở lên, lập TCCSĐ …”. TCCSĐ dưới 30 Đảng viên lập Chi bộ cơ sở có các tổ Đảng trực thuộc. “TCCSĐ có từ 30 Đảng viên trở lên, lập Đảng bộ cơ sở, có các Chi bộ trực thuộc Đảng ủy”. “ TCCSĐ được lập tại đơn vị hành chính, sự nghiệp kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Huyện, quận, thị xã, Thành phố trực thuộc”.Điều lệ Đảng cũng có qui định riêng cho tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt nam.Như vậy, TCCSĐ có hai hình thức tổ chức là Chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có hai loại hình : Đảng bộ cơ sở có các Đảng bộ bộ phận và Chi bộ trực thuộc; Đảng bộ cơ sở chỉ có các Chi bộ trực thuộc. Các TCCSĐ đều có cấp ủy cấp trên trực tiếp. Đó là Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy trực thuộc, Đảng ủy khối…2. Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng2.1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở dảngC. Mác và Ph. Ăngghen là người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng về vị trí, vai trò của chi bộ. Hai ông sáng lập ra “ liên đoàn những người cộng sản” và khẳng định các chi bộ của “liên đoàn” được thành lập dưới hình thức các hội bí mật trong các hiệp hội công nhân. Hai ông cũng chỉ ra rằng, nếu các chi bộ này bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc với ban chấp hành Trung ương, làm cho Đảng “mất chỗ dựa vững mạnh và duy nhất”. Vì thế hai ông nhấn mạnh rằng, phải củng cố các chi bộ, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân, trong đó lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản được đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng tư sản.Trong điều kiện chuyển từ hoạt động bí mật sang hoạt động công khai, C.Mácvà Ph.Ăngghen đã phát triển tư tưởng của mình: Phải tổ chức lại liên đoàn mà khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng. Kế thừa những tư tưởng đó của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin phát triển quan điểm về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạo đảng Bônsêvích NgaĐảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Người chỉ rõ việc thành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga: mỗi nhà máy phải là một thành trì. Lênin coi chi bộ là nơi rèn luyện, phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là người chiến sỹ tiên phong của giai cấp. Chi bộ còn là nền tảng của quần chúng, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động. Người yêu cầu mỗi chi bộ phải là điểm tựa, để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng.Lênin rất quan tâm xây dựng tổ chức công nhân dân chủ xã hội và nhất là khi các tiểu tổ đó phát triển thành các chi bộ cơ sở của Đảng Bônsêvích Nga. Cách mạng chuyển giai đoạn, Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng trở thành lãnh tụ chính trị của toàn xã hội. Các tổ chức cơ sở đảng đã tăng lên về số lượng và phong phú về chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức hoạt động. Lênin chỉ rõ: Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với trung ương Đảng phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền. Công tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩmh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ mà rèn luyện mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách hệ thống. Người viết: “Mỗi chi bộ và mỗi uỷ ban công nhân của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng”, tức là phải đi đến nơi mà quần chúng đi, và trong mỗi bước đi, phải cố gắng làm cho ý thức của quần chúng hướng về chủ nghĩa xã hội…”.

... loại hình tổ chức sở đảng đặc điểm riêng đảng bộ, chi bộ, thời điểm định Chương II NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SƠ ĐẢNG HIỆN NAY Tình hình chung tổ chức sở Đảng Tính... toàn Đảng có 52.861 tổ chức sở Đảng (21.164 Đảng sở, 31.697 chi sở) , 202.446 chi trực thuộc Đảng uỷ sở với tổng số 3,2 triệu Đảng viên Trong tổng số tổ chức sở Đảng toàn Đảng có: 10.929 tổ chức sở. .. vụ tổ chức sở đảng 2.2.1 Chức năngcủa tổ chức sở đảng Chức tổ chức phân công tất yếu, quy định chức trách cách tương đối ổn định hợp lý điều kiện lịch sử xã hội định tổ chức để phân biệt tổ chức

Ngày đăng: 08/02/2017, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan