1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đảng cầm quyền nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới tiểu luận cao học

25 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 163 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt ở cơ sở. Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng ở cơ sở và góp phần hoàn thiện đường lối của Đảng. Vì vậy, coi trọng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ là nội dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng của các Đảng Cộng sản trên thể giới cũng của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Từ khi ra đời đến nay (03021930); Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác Tổ chức xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Qua mỗi bước phát triển của cách mạng, qua mỗi kỳ Đại hội Đảng, vấn đề xây dựng, củng cố TCCSĐ đều được tổng kết và nâng lên một tầng cao mới. Do đó, công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng lên; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Những thành tựu đạt được trong hơn 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; trong đó có sự đóng góp to lớn của các cấp ủy, TCCSĐ trong toàn Đảng ta. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa kịp thời sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Đảng ta, các TCCSĐ phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn; củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đủ sức để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Do đó Đảng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong đó, nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng đã được nhấn mạnh: “Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình”. Với vị trí, vai trò quan trọng của các TCCSĐ, để đóng góp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới hiện nay; trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn. Học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới” làm tiểu luận học phần môn Lý luận Đảng cầm quyền.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng,

là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt ở cơ sở Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ)

có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lốicủa Đảng ở cơ sở và góp phần hoàn thiện đường lối của Đảng Vì vậy, coitrọng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ

là nội dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, đổi mới vàchỉnh đốn Đảng của các Đảng Cộng sản trên thể giới cũng của Đảng ta tronggiai đoạn cách mạng hiện nay

Từ khi ra đời đến nay (03/02/1930); Đảng ta đặc biệt quan tâm đếncông tác Tổ chức xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của TCCSĐ Qua mỗi bước phát triển của cách mạng, qua mỗi kỳ Đại hộiĐảng, vấn đề xây dựng, củng cố TCCSĐ đều được tổng kết và nâng lên mộttầng cao mới Do đó, công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả tíchcực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nânglên; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạocủa Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng đượccủng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành

và tiến bộ về nhiều mặt Những thành tựu đạt được trong hơn 25 năm đổi mới

là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; trong đó có sự đónggóp to lớn của các cấp ủy, TCCSĐ trong toàn Đảng ta

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còntồn tại không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểmkéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin củanhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa kịp thời sẽ là thách thức đốivới vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ Trước yêu cầu của

Trang 2

đốn; củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu,

đủ sức để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở Do đó Đảng ta phảithường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng Nghị quyết Trung ương 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Trong đó, nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng đã được nhấn

mạnh: “Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình”.

Với vị trí, vai trò quan trọng của các TCCSĐ, để đóng góp vào việcnâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ nhằm đáp ứng yêu cầu

sự nghiệp đổi mới hiện nay; trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủnghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn

Học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ

chức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới” làm tiểu luận học phần môn Lý luận

Đảng cầm quyền

2 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;

đề tài gồm có 3 chương, 9 tiết và các tiểu mục:

Chương I: Những vấn đề lý luận về tổ chức cơ sở đảng

Chương II: Thực trạng tổ chức cơ sở đảng ở nước ta

Chương III: Một số quan điểm, phương hướng nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời gian tới

Trang 3

NỘI DUNG

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

1.1 Khái niệm tổ chức cơ sở đảng.

Theo website “dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn” của Viện Từ

điển học và bách khoa toàn thư Việt Nam thì tổ chức cơ sở đảng là: “hình

thức nền tảng trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Gồm các chi bộ, đảng bộ, được thành lập ở các đơn vị cơ sở: đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn), đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học, vv.), đơn vị kinh tế (công ti, hợp tác xã, ngân hàng, vv.), cơ quan hành chính, đơn vị vũ trang, vv; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh”.

Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Được Đại hội đại biểu

toàn Quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011)

“1 Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

2 Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện) Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có

từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.

3 Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

4 Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ

sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ” (3, tr 35- 36).

Trang 4

Như vậy, tổ chức cơ sở đảng là cấp thấp nhất trong hệ thống tổ chứctheo 4 cấp của Đảng; là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

1.2 Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng

Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, kinh nghiệm của các đảng anh em và kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạocách mạng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định TCCSĐ là nềntảng của Đảng, là hạt nhân chính trị cơ sở

1.2.1 Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng.

Về tổ chức, Đảng được xây dựng và phát triển từ các chi bộ, đảng bộ

cơ sở, nơi trực tiếp gắn bó với quần chúng, thường xuyên tìm hiểu, nắm bắtnguyện vọng, tâm tư tình cảm của nhân dân; giáo dục, hướng dẫn và tổ chứcnhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng Đồng thời, chi bộ cơ sở,đảng bộ cơ sở cũng là nơi lựa chọn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để bổsung vào hàng ngũ của Đảng Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở là gốc rễ của Đảng

Tổ chức cơ sở đảng có vững mạnh thì Đảng mới vững mạnh

Về hoạt động lãnh đạo; tổ chức cơ sở đảng vừa là nơi trực tiếp tổchức việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, vừa lànơi góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển những chủtrương, chính sách của Đảng bằng những sáng kiến, bằng trí tuệ củađảng viên và quần chúng Thực tiễn phong phú, sinh động ở cơ sở là mộttrong những điều kiện quan trọng để hình thành nên trí tuệ của Đảng ta

1.2.2 Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị ở cơ sở

Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống chínhtrị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng là bộ phận giữ vị trí, vaitrò lãnh đạo hệ thống đó Chính sự lãnh đạo đó đã đảm bảo cho mọi hoạt độngcủa hệ thống chính trị ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng

Vị trí hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng thể hiện ở vai trò đoànkết và lãnh đạo toàn diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và

Trang 5

tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ Đồng thời, tổchức cơ sở đảng còn là nơi giáo dục, tổ chức, động viên quần chúng nhân dânthực hiện có hiệu quả cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,

nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở phải là trung tâm quy tụ, tập hợp được mọilực lượng quần chúng ở cơ sở thành khối đại đoàn kết, thống nhất ý chí vàhành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị ở

cơ sở

Tổ chức cơ sở đảng sẽ không làm tốt vai trò hạt nhân chính trị mìnhnếu không quán triệt đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, vi phạm Điều lệĐảng, không làm tốt công tác xây dựng Đảng, quản lý đảng viên, nội bộ mấtđoàn kết, xa rời quần chúng, bị lôi cuốn vào những việc làm tự phát, coithường kỷ cương, pháp luật của Nhà nước; sinh hoạt đảng và chất lượng đảngviên ở đó yếu kém

1.3 Chức năng của tổ chức cơ sở đảng.

- Chi bộ, đảng bộ cơ sở có chức năng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ

và hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, lãnh đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - anninh… đạt hiệu quả

- Chi bộ, đảng bộ cơ sở có chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đốivới chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, công tác và cáctầng lớp nhân dân ở cơ sở

- Mỗi chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là một bộ phận không tách rờicủa đảng bộ cơ sở, chính vì vậy mọi hoạt động của đảng bộ cơ sở diễn rathường xuyên và chủ yếu ở các chi bộ Chi bộ có mạnh thì nền tảng của Đảngmới vững

Trang 6

- Để thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở,chi bộ phải đoàn kết và lãnh đạo các tổ chức và tổ chức quần chúng chấphành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.4 Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng.

- Điều lệ Đảng (Điều 23) quy định tổ chức cơ sở đảng có 5 nhiệm vụ cơbản sau:

“1 Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

2 Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật

và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.

3 Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

4 Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng đời sống vật chất và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5 Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên” (3, tr 39-40).

Trang 7

1.5 Sự thống nhất hai mặt của một vấn đề “nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”.

Trước hết, ta cần hiểu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức

cơ sở đảng là gì? Trong cụm từ này là có hai ý nghĩa cần phải hiểu.

Ý nghĩa thứ nhất, năng lực lãnh đạo là gì? Tại sao phải Đảng phải có

năng lực lãnh đạo? Năng lực lãnh đạo là muốn nói đến khả năng lãnh đạo củaĐảng bằng đường lối, Nghị quyết, bằng phương thức lãnh đạo, tức là trí tuệcủa Đảng Đảng là một cơ thể sống, năng lực lãnh đạo chính là khả năng làmviệc của cơ quan chỉ huy cũng giống như ở con người là khả năng làm chủbản thân và điều khiển hành vi của mình đó là “bộ óc”

“Bộ óc” của Đảng ở cơ sở chính là cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sởđảng, cao nhất là Đại hội Đảng bộ hoặc Đại hội Đại hội đảng viên cơ sở, bộphận được giao nhiệm vụ thường trực lãnh đạo công tác ở cơ sở là Cấp ủyĐảng Năng lực lãnh đạo là một trong hai mặt thống nhất của một vấn đề, yếu

tố đó hợp thành năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là khả năng ra các quyết địnhlãnh đạo, khả năng làm chủ của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở, khảnăng cụ thể hóa các đường lối, nghị quyết của cấp trên

Ý nghĩa thứ hai, sức chiến đấu của Đảng là gì? Tại sao phải Đảng

phải có sức chiến đấu? Sức chiến đấu của Đảng chính là sức mạnh vật chất

mà Đảng có được, điều đó được thể hiện ở phương diện tổ chức của Đảng, làtính chặt chẽ và nghiêm minh về tổ chức, là yếu tố con người của Đảng Sứcchiến đấu của Đảng là khả năng thực hiện các quyết sách lãnh đạo bằng hoạtđộng, khả năng bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, đảng viên của Đảng

Nếu như năng lực lãnh đạo là “bộ óc” của Đảng thì sức chiến đấu là

sức mạnh cơ bắp của Đảng, sức mạnh cơ bắp ấy làm cho Đảng có thể nằm gai

nếm mật trong những thời kì khó khăn, thử thách và khả năng hoàn thànhnhiệm vụ chính trị trong khi đã có chính quyền Đảng phải có sức mạnh đó là

Trang 8

sức mạnh của tổ chức, sức mạnh của sự thống nhất về mặt con người Chínhsức mạnh đó tạo cho Đảng ta một năng lực hoạt động thực tiễn.

Như vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là sự thống nhấthai mặt của một vấn đề có ý nghĩa sống còn cho Đảng Sự thống nhất biệnchứng đó tạo cho Đảng ta có một sức mạnh toàn diện: sức mạnh trí tuệ và sứcmạnh vật chất, sự tác động qua lại hỗ trợ nhau trong quá trình Đảng thực hiệnvai trò lãnh đạo của mình

Trang 9

Chương II

THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SƠ ĐẢNG HIỆN NAY

2.1 Ưu điểm của tổ chức cơ sở đảng.

Đại hội XI của Đảng đã khẳng định vai trò rất quan trọng của tổ chức cơ

sở đảng, đã chỉ ra phương hướng xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng; nâng

cao chất lượng đội ngũ đảng viên Với chủ đề của Đại hội là: “Tiếp tục nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (2, tr 14)

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X trìnhtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ:

“Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt được một số kết quả; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn Chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ

sở đảng được xác định phù hợp hơn Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm chỉ đạo Số lượng đảng viên mới kết nạp hằng năm đều tăng; tỉ lệ đảng viên mới kết nạp trong độ tuổi thanh niên, đảng viên nữ, người dân tộc thiểu số, trí thức tăng hơn khoá trước Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28-8-2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về đảng viên làm kinh tế tư nhân,

đã có nhiều đảng viên trước đây công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, tham gia phát triển kinh tế tư nhân để làm giàu chính đáng cho bản thân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo; tiếp tục giải quyết những vấn đề lịch sử chính trị, đồng thời chú trọng nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay.

Trang 10

Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới, vừa bảo đảm

sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các

tổ chức trong hệ thống chính trị Việc mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng được chú trọng; đã thí điểm chủ trương đại hội đảng bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng từ trung ương đến cơ sở tiếp tục được cải tiến theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát” (2, tr

163- 165).

Có được những kết quả tiến bộ đó là do sự nỗ lực phấn đấu của toànĐảng, toàn dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể là:

Thứ nhất, nhiều cấp ủy viên và cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện,

thử thách, trưởng thành qua thực tiễn công tác; kiên định lập trường giai cấpcông nhân, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối đổi mới của Ðảng; gương mẫu thực hiện quan điểm, đường lối củaÐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao;trong đó, nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt,từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàyêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới Công tác kết nạp đảng viên được cấp ủycác cấp quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực

Thứ hai, do sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung

ương, các cấp ủy đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của tổ chức cơ sở đảng,đồng thời ra những nghị quyết, chủ trương lớn về công tác xây dựng tổ chức

Trang 11

công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu,thủ đoạn “diễn biến hoà bình” Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạngtham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa đượcngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoágiàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiềungành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự

ổn định, phát triển của đất nước Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi cònmang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu

Tổ chức của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xãhội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưarõ ràng Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; thiếu cơ chế, chính sách cụthể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụngngười tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổnhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu.Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chươngchưa được khắc phục Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa Chất lượng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ thấp Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo đượcđộng lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cánbộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối vớicông việc

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng cònthấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp,nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu Việc xây dựng tổchức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài còn chậm, vai trò của tổ chức đảng ở đây mờ nhạt Động cơ phấnđấu vào Đảng của một số người có biểu hiện lệch lạc, cơ hội

Trang 12

Việc xử lý, sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sửchính trị còn phiến diện, thiếu chặt chẽ Việc xem xét, giải quyết những vấn

đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng Nhiều cấp uỷ, tổchức đảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức công tác này

Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát vàthi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao;chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị,nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực vàphát huy nhân tố tích cực Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổchức đảng chậm được phát hiện Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suythoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ,đảng viên Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm Sự đoànkết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi mới.Chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng chưa được xác định rõràng, cụ thể nên hoạt động còn lúng túng Phong cách, lề lối làm việc đổi mớichậm; hội họp vẫn nhiều Nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnhhưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng

Có thể nêu ra một số điểm đáng lưu ý về tình hình tổ chức cơ sở đảngkhông mấy khả quan hiện nay:

Một là, việc xây dựng tổ chức đảng, phát triển đảng viên ở một số địa

bàn, lĩnh vực, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn Hiện nay, vẫn còn nhiều thôn,

làng, ấp, buôn, bản, tổ dân phố, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài chưa có chi bộ, chưa có đảng viên nhưng việc kết nạp đảngviên gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Thựchiện chủ trương cổ phần hoá, các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công

ty cổ phần mà chủ yếu Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, những doanhnghiệp mà chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc không phải người trong doanh

Ngày đăng: 08/08/2017, 12:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nghị quyết số 12- NQ/TW, [2011], Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay
1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X – trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, [2011], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Điều lệ Đảng Cộng sản việt Nam [2011], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Giáo trình xây dựng Đảng, [2006], Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w