Viêm Việt là tiền thân của Bách Việt, rồi xuống Lạc Việt và Việt Nam Hồ Qúy Ly được các sử gia khen là học giả uyên bác, lại là nhà phê bình triết đầu tiên ở Việt Nam vì đã soạn Kinh Min
Trang 1Nhất Gia Bán Thiên-hạ Phần Thứ Nhất
Sự Hình Thành Họ Vũ ở Việt-Nam (Lược Sử Họ Vũ Việt-Nam) [lưu-hành trong nội-bộ họ Vũ - Võ]
Kinh Dương Vương là dòng giống Lạc Việt và là vua nước Việt vào quãng năm 2879 trước Công nguyên (TCN)
Sau đó Kinh Dương Vương nhường ngôi cho con là Lạc Long Quân Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, và bà sinh ra 100trứng, nở ra 100 con; 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha về biển Người con trưởng, trong số các con theo
mẹ lên núi (nay là núi Phong Sơn, thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc), được tôn làm Vua gọi là Hùng Vương
Các vua Hùng truyền được đến đời thứ 18, gần 2621 năm (2879 - 258 TCN) Theo dã sử ở đền Hùng, có vua Hùngtrị vì trên 300 năm, và các vua khác trung bình đều trên 100 năm (1) Như vậy, nếu xác định các vua Hùng thuộc dòng họ Hùng đầu tiên ở nước Việt Nam, thì các dòng ho ở Việt Nam đã xuất hiện từ trên bốn ngàn năm - tương dương với sự xuất hiện các dòng họ ở Trung Quốc Việc đặt tên kèm theo bắt đầu có từ đời vua Phục Hy (2852 TCN) Vua Phục Hy đã quy định mọi người Trung Quốc đều phải có gia-tính, và cấm lấy vợ, lấy chồng trong nhữngngười cùng gia-tính có quan hệ huyết thống trực hệ trong 3 đời
Đến đời Triệu Dương Vương (112-111) bị vua Hán Vũ Đế nhà Hán đem quân xâm lược, đổi nước Nam Việt thành quận Giao Chỉ và bắt đầu 1000 năm bắc thuộc lần thứ nhất
Như vậy, có thể nói từ trước Công Nguyên ở Việt Nam đã có 3 dòng họ: Hùng, Thục, Triệu, trong đó họ Triệu gốc
ở đất Nam Hải - Quảng Đông
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, ở thời kỳ này kinh tế Việt Nam thuộc vào các thời kỳ đồ đá - đồ đồng Chế độ quản lý xã hội là chế độ công xã nguyên thủy, theo chế độ Mẫu Hệ là chính Ngay các vua Hùng, 50- con theo mẹ lên núi, cũng đã nói lên đìều đó Người đàn ông không có quyền trong xã hội, chỉ có người mẹ mới có quyền; thế thì tại sao lấy họ bố để thừa kế? Điều này trong sử sách của ta hầu như chưa được quan tâm, và cũng chưa được giải đáp
Tuy nhiên, theo dã sử chúng ta cũng biết được một điều: Vào những năm 40-43 sau Công Nguyên, nghĩa là vào những năm đầu tiên của thời kỳ Bắc thuộc, đất nước Việt Nam có cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống quân Hán Trung Quốc
Chúng ta chưa bao giờ biết người cha thân sinh của Hai Bà Trưng là ai (?) Chúng ta chỉ biết Hai bà Trưng sinh ra
ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, gia đình có nghề chăn tằm Nghề chăn tằm gọi kén chắc là kén "chắc", kén mỏng là kén nhị Tên Hai Bà Trưng - Trắc và Nhị - từ đó mà ra Chúng ta không xác định được phụ thân của Hai
Bà Trưng; do đó, không xác định được đầy đủ về dòng họ Trưng của Hai Bà Rất tiếc đến nay trong thống kê các dòng họ ở Việt Nam không có dòng họ Trưng
Trang 2Ngay cả đến Thi Sách (chồng của Bà Trưng Trắc), sau khi bị Tô Định giết, dòng họ Thi hiện nay cũng không có trong dòng họ Việt Nam.
Hơn 200 năm sau (khoảng 248 SCN) Bà Triệu lại cầm đầu cuôc khởi nghĩa thứ hai chống quân Ngô- Trung Quốc Theo dã sủ, chúng ta được biết Bà Triệu quê tại tỉnh Thanh Hóa Sau này lịch sử gọi bà là Triệu Thị Trinh hoặc Triệu Trinh Nương
Chúng ta không biết vị thân sinh ra Bà Triệu là ai Trong lịch sử chỉ nói đến tên người anh là Triệu Quốc Đạt Phải chăng tên Triệu Quốc Đạt chỉ là tên các nhà viết sử sau này đặt ra cho đủ họ và tên?
Như vậy có thể nói ở thời hai Bà Trưng, Bà Triệu (40-248 SCN ), đất nước Việt Nam vẫn ở thời kỳ mẫu hệ Trong toàn xã hội, phụ nữ quyết đinh là chính Vì vậy, việc dòng họ tồn tại theo khả năng di truyền của người cha là việc cần xem xét Khó có thể tồn tại trong những điều kiện như vậy Ngay cả đến Mai Thúc Loan (Mai Thúc Đế) các sử sách chỉ cho biết mẹ của Mai nhà nghèo, phải đi kiếm củi nuôi con, và cũng chỉ biết là người làng Mai, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Sau thời kỳ Bà Triệu 300 năm, đất nước ta vẫn ở trong tình trạng Bắc thuộc, thời kỳ các nhà Ngô, nhà Tấn và Đông Tấn, rồi đến các nhà Lương, Trần kế nghiệp cai quản
Đến thời kỳ khởi nghĩa thứ ba, lập nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý (544-602) do Ông Lý Bôn (Lý Bí) sáng lập Có
lẽ đến nhà Tiền Lý thì các dòng họ Việt Nam bắt đầu xuất hiện Vì từ thời kỳ Lý Bí, sinh ngày 12 tháng 9 năm Qúy Mùi (17/10/503), đã ghi rõ họ và tên trong gia đình: Bố là Lý Toàn, Trưỏng bộ lạc; mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (Thanh Hóa); và còn đượcbiết Lý Toàn người gốc phương Nam Trung Quốc
Trước thời kỳ Hai Bà Trưng, bà Triệu, xã hội Việt Nam còn ở thời kỳ công xã nguỳên thủy, thời kỳ mẫu hệ, con đẻ
ra phụ thuộc vào mẹ là chính Tõi thời kỳ đó, văn hóa Việt Nam chưa phát triển Chúng ta chưa có chữ viết; nếu
có thì chữ viết cổ của Việt Nam cũng không tồn tại Do đó, sẽ không có cơ sở khoa học để xác định dòng họ được lưu truyền như thế nào !
Mặt khác chúng ta cũng biết rằng, sống trên đất nước Việt Nam, ngoài người Kinh còn có trên 50 dân tộc anh em Trong những dân tộc thiểu số này, người Mường là một trong những dân tộc Việt cổ nhất và gần người Kinh nhất Trước Cách Mạng Tháng Tám, trừ tầng lớp qúy tộc Lang, Đạo của người Mường có tên dòng họ riêng, còn đại bộ phận người Mường đều chỉ có chung một họ, là họ Bùi Mặc dầu những người này sống chung trong một thôn, bản, nhưng không có quan hệ huyết thống Ngoài ra, dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị là một thí dụ điển hình về dân tộc Việt Nam không có họ Trong kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) người Vân Kiều lấy họ Hồ (họ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh) là họ chung cho dân tộc mình, để nêu lên ý chí quyết tâm của dân tộc Vân Kiều quyết theo Cụ
Hồ đi đánh giặc Pháp
Như vậy có thể nói, thời kỳ xuất hiện các dòng họ ở Việt Nam hiện nay chưa được xác định Đây chính là một vấn
đề tồn tại trong việc nghiên cứu lịch sử các dòng họ ở Việt Nam
1.2 Xuất Xứ Các Dòng Họ ở Việt Nam
Căn cứ vào tài liệu cổ sử, khảo cổ, tân nhân văn Minh Triết, và theo các tư liệu dã sử ở Việt Nam và nước ngoài, thì từ khi chưa có nước Trung Hoa, dân tộc Văn Lang do Họ Hồng Bàng lãnh đạo đã là môt dân tộc tiến bộ rất sớm Trong Hồng Bàng Kỷ suốt Miền Đông và Miền Nam nước Tàu, gồm cả lưu vực Sông Dương Tử xuống Hà Tĩnhbây giờ, đều do Văn Lang làm chủ Nước Văn Lang gồm nhiều thị tộc lớn có tên chung là Bách Việt Tỉnh Triết Giang - sinh quán của Ông Hồ Hưng Dật, được coi là Thủy Tổ họ Hồ ở Việt Nam - là trung tâm dân Việt trong Thiên Niên Kỷ I trước Công Nguyên, và kinh đô nước Văn Lang cũng ở đó (Thiệu Hưng và Cối Kê) Cho đến ngày nay vẫn còn được xem như là một tỉnh nhỏ nhất nhưng dân trí thì lại tiến bộ nhất nước Tàu
Năm 496 trước Công Nguyên, Hùng Vương Thứ 6 mà người Tàu gọi là Câu Tiễn, chiếm nước Ngô thì nước Việt trở thành bá chủ từ Sơn Đông xuống Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây gồm cả Việt Thường (2), giáp Tứ Xuyên bây giờ.Con trưởng Câu Tiễn được đặt làm vua Lạc Việt ( từ Quảng Tây, Vân nam, xuống Trung Việt), lấy niên hiệu là Hùng Vương Thứ 7 Năm 333 TCN, nước Việt bị nước Sở đánh bại, dân Việt phải rút lui về Phương Nam và chia thành bốn phái chính:
Đông Việt (Đông Âu, Việt Đông Hải) ở Triết Giang, sinh quán của Hồ Hưng Dật
Mân Việt ở vùng Phúc Kiến
Trang 3Nam Việt ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây.
Lạc Việt cũng gọi là Tây Âu Lạc (Tây Âu và Lạc Việt hợp lại) ở Vân Nam, Quảng Tây, Bắc
Việt và Trung Việt bây giờ
Suốt 12 thế kỷ, trải qua cả thời Tần, Hán, v.v., các chi phái trở thành châu, quận của Đế Quốc Trung Hoa, danh hiệu đổi Tây Âu Lạc bị Nam Chiếu chiếm vào thế kỷ thứ 9 trong thời Cao Biền, và trong thời Ngũ Quí Sử ghi nhận:Đông Việt thành Ngôn Việt ở Triết Giang, sinh quán của Hồ Hưng Dật
Mân Việt vẫn là Mân Việt ở vùng Phúc Kiến
Nam Việt, Lưu Cung đổi ra Đại Việt, khi xưng đế lại đổi ra Nam Hán
Lạc Việt dã thành Giao Châu và kế đó là Đại Cồ Việt tự chủ
Chính vào thời Ngũ Quí này, Ông Hồ Hưng Dật từ Ngô Việt (Triết Giang) xuống Giao Châu (Nam Việt) vào khoảng cuối Hậu Đường (935-937) trong thời Dương Diên Nghệ Đến năm 960, Nhà Tống ngự trị toàn cõi Trung Hoa, thì trên bản đồ chỉ còn lại đát của phái Lạc Việt, tức là nước Việt Nam mà thôi
Ngày nay các nhà khoa học về Bác Cổ và Tân Nhân Văn nhận định rằng Việt Nam là nơi ký thác và cũng là dân tộcthừa kế nền văn hóa của Đại Tộc Bách Việt Một nền văn hóa cao, không đâu xa xôi mà ở ngay trong tiềm thức, trong tập tục, trong tiếng nói, trong tư tưởng của con người Việt Nam bây giờ
Giáo sĩ Cadière và bác học Paul Mus nói: "Dân Tộc Việt Nam có một nền triết lý siêu hình cùng cực vi vì nó đã khảm vào đời sống của họ rồi." Giáo sư Kim Định, một triết gia giỏi hiện nay, đã minh khải Chủ Thuyết Nhân Chủ được đúc sẵn trong nền văn hóa nói trên, phát xuất từ tổ tiên Bách Việt, căn cứ vào Cổ Sử , Bác Cổ và Tân Nhân Văn Trong số hàng ngàn đồ cổ tìm được từ cuối thế kỷ 19 sang giữa thế kỷ 20 tại vùng Đông Nam Á, có 165 chiếcđồng cổ đã làm các học gỉa Âu-Mỹ phải ngạc nhiên vì sự tiến hóa của dân Việt Nam từ thời thượng cổ, và Việt Nam đã có một nền văn hóa siêu tuyệt trong thời khuyết sử
Trong 165 trống đồng thì trên 100 chiếc tìm được tại Việt Nam, nước Tàu đứng hàng nhì với 30 chiếc, Thái Lan và Indonesia dộ 10 chiếc, Lào 4 chiếc, và Phi Luât Tân 1 chiếc; các nưóc Nhật Bản và Đại Hàn cho đến 1975 chưa tìmthấy chiếc nào
Tại Việt Nam, trống đồng và các cổ vật tìm được tại các vùng: Sông Đà (Hòa Bình), Ngọc Lũ (Hà Nam), Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đào Thịnh (Yên Bái), Hoàng Hà (Hà Đông), Đông Hiếu (Nghe An), Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cốn và Núi Nưa (Thanh Hóa), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Mun, Văn Điển, v.v Ước lượng theo khoa học ngày nay, trống mới nhất khoảng hai thế kỷ sau Công Nguyên; chiếc cổ nhất khoảng 30 thế kỷ trước Công Nguyên
Nhiều trống đòng cổ Viet Nam đượcgiữ tại các bảo tàng viện ở Pháp, Đức Mỹ — Viện Quốc Gia Bảo tàng Hà Nội, xưa là Viễn Đông Bác Cổ, hiện nay còn 3 cái vào loại rất thời danh, lấy tên ba chỗ tìm được: Hoàng Hà, Đông Hiếu, và Ngọc Lũ
Chiếc trống đồng Ngọc Lũ là chiếc quý nhất được xem như là tiêu buểu cho tất cả các trống đồng và là bản kết tinh của nền văn hóa siêu tuyệt của Đại Việt Tộc, và cũng là của riêng văn hóa Việt Nam nữa
Triết gia Kim Định đã phân tích, dẫn giảng tỉ mỉ các hình chạm trổ trên trống đồng Ngọc Lũ; mỗi một chi tiết nơi trống đồng gắn liền với huyền sử, cổ sử, nêu rõ nguyên lý Chủ Thuyết Nhân Chủ đã có từ thời khuyết sử mà hiện còn nhiều chứng tích Chủ Thuyết đó thể hiện ở nơi phong tục, ngôn ngữ, tư tưởng và tiềm thức con người Việt Nam thời nay
Minh khải của triết gia Kim Định đem lại niềm tin mới cho dân Việt Nam, đồng thời cũng làm cho học gỉa Đông Tâyngạc nhiên và tìm hiểu Ai ngờ được một nền văn hóa đã bị chôn vùi vì sự đô hộ hoặc vì ảnh hưởng quyền uy của Tàu suốt mấy ngàn năm, thì nay lại sáng chói lên nhờ ở công trình tìm bới chứng tích ngay trong sử sách và văn hóa Tàu (vào giữa thế kỷ 19, vua Tự Đức còn phải nhờ sứ Tàu về phong vương) Nền gốc xa xưa mà người Tàu nhìn là của họ, thì nay bật ra là của Đại Tộc Việt mà Việt Nam là đích tôn đã thừa kế, dầu vô ý thức, cho đến ngàynay Thật là vẻ vang cho dân tộc Việt Nam
Trang 4Trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống cách đây 1000 năm; chắc chắn là ông am tường văn hóa Việt Tộc Và phải chăngnhờ đọc và hiêu cuốn sách "không có chữ" cổ nhất thế gian là Kinh Dịch xuất phát từ chủng tôc Việt, mà biết thời thế; cho nên đã dem quyến thuộc hồi cư về Lạc Việt, là nhóm duy nhất của Bách Việt còn sống sót không bị đồng hóa vậy.
Ông đã hồi cư rấtđúng lúc để phục vụ dân tộc Hai thành qủa chói chang, rực rỡ, ông để lại cho hậu thế là:
Nền độc lập nước nhà: Ông giúp hai triều NGÔ-ĐINH chiếm lại nền tự chủ từ tay người Tàu, và dẹp yên nội loạn
Muôn vàn cháu chắt được vẻ vang làm dân tộc Việt Nam, một nước dám tự hào về nỗ lực sinh tồn và nền văn hiếncao độ
Ông là anh hùng cứu quốc của Việt Nam, dầu vô danh trong quốc sử, nhưng đã có Hồ Qúy Ly, QuangTrung là cháu chắt đại diện tiêu biểu (3)
Như đã nêu trong phần 1.1, thực tế sự xuất hiện các dòng họ Việt Nam hiện nay có thể sau thời kỳ Bà Trưng - Bà Triệu
Cũng như dòng họ Lý - thời Tiền Lý của ông Lý Bí (Lý Bôn) - một số dòng họ lớn khác ở Việt Nam cũng đều có xuất xứ từ Nam Trung Quốc (Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, ) trong đó đại bộ phận dòng giống Bách Việt,không chịu Hán-hóa di cư sang
Họ là những quan lại, hoặc các sĩ phu bất phùng thời Đén đất Lạc Việt, điều kiện thổ nhương thuận lợi, phong cảnh đẹp đẽ, khí hậu ấm áp, họ đã vui lòng định cư ở lại Phần đông trong số họ đã tổ chức hôn nhân với các phụ
nữ Việt ở địa phương, và vẫn theo mẹ là chính Trường hợp Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đé), Lý Công Uẩn, Mạc Đĩnh Chi đều không biết bố là ai là như vậy
Các dòng họ này sang Việt Nam vào thời kỳ Nhà Hán, đầu thời kỳ Nhà Đường (600-900), thí dụ như:
Họ Lý: Lý Bí (Lý Bôn) tức vua Lý Nam Đế (544-548) Tổ tiên Lý Bí sang Việt Nam từ thời Tây Hán, khoảng đàu Công Nguyên, ở Long Hưng, xã Từ Đường, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình
Họ Đỗ: Đỗ Cảnh Thạc, gốc Quảng lăng, Quảng Châu, sang Việt Nam thời kỳ Thập Nhị Sứ Quân, lập nghiệp ở Quảng Oai, Hà Tây
Họ Hồ: Hồ Hưng Dật, thủy tổ họ Hồ ở Việt Nam, đậu trạng nguyên đời vua Hán Ản Đế, sinh quán huyện Vũ Tân, tỉnh Triết Giang, được cử sang Việt Nam làm Thái Thú Diễn Châu thời Hậu Hán Cháu 16 đời của Hồ Hưng Dật là
Hồ Qúy Ly (vua nhà Hồ); cháu 28 đời là vua Quang Trung Nguyễn Huệ (Hồ Thơm)
Theo Việt Nam Cương Giám Mục, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, một ông vua thời thượng cổ Trung Quốc, tương đương các thời vua Hùng ở Việt Nam Ngu Thuấn được vua Đường Nghiêu truyền ngôi Đường Nghiêu thuộc dòng Hán tộc ở phía Bắc Trung Quốc Ngu Thuấn thuộc dòng Bách Việt ở phía nam rung Quốc
Con Ngu Yên (dòng dõi Ngu Thuấn) gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm họ; nên Hồ Qúy Ly (vua Hồ ở Việt Nam)mới đặt quốc hiệu là Đại Ngu
Dòng Bách Việt ở Trung Quốc bị Hán-hóa, còn dòng Lạc Việt duy nhất không bị Hán-hóa
Họ Hồ sang Việt Nam chủ yếu sống ở vùng Nghĩa Đàn, Qúy Châu, thỉnh Nghệ An (4)
Họ Nguyễn: Nguyễn Phu, thủy tổ Nguyễn Bác, Nguyễn Trãi, Nguyễn Kim, , là Thứ sử Giao Châu
thời Đông Tấn (317-319), sau đó ở lại Việt Nam lập nghiệp ở Thanh Hóa Nguyễn Siêu, một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh, quê ở Đà Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc; tổ tiên sang Việt Nam từ đời nhà Đường
Họ Trần: Trần Đức - cha Trần Lãm, một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh - gốc quê ở Quế Lâm, Quảng Đông, Trung Quốc, sang Viẹt Nam từ thời nhà Đường
1.3 Thống Kê Các Dòng Họ ở Việt Nam
Trang 5Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ (5) Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận và Thực Hành (1932) ước tính khoảng gần 300 họ Gần đây, theo số liệu đang ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO - Việt Nam, và thống kê sơ bộ ỏ các địa phương thì dòng họ ở Việt Nam cho đến nay chúng tôi chỉ mới biết được 209 dòng họ.
Số liệu này có thể chưa chính xác Tuy nhiên, cũng có thể sơ bộ nhận định rằng, sai số chủ yếu là số lượng các dòng họ thuộc các dân tộc thiểu số, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh xã hội chưa có thể thống kê hết Còn số lượng các dòng họ của dân tộc Kinh ở Việt Nam cũng chỉ trên dưới 180 dòng họ
Trong lịch sử Việt Nam, do các điều kiện khác nhau, có nhiều dòng họ phải thay đổi tên của dòng họ mình Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ xảy ra ở các Chi, Nhánh của dòng họ đó, chứ không phải toàn thể dòng họ đó ( Chi, Nhánh các dòng họ Tôn Thất đã mất quyền thống trị; Chi, Nhánh các dòng họ bị nhà đương quyền khép án "tru ditam tộc", v.v.) Nhưng hầu hết sự thay đổi đó đều là chuyển tên dòng họ mình sang một dòng họ khác đã có trên đát nước Rất khó có trường hợp tách hẳn thành một dòng họ mới (vì như vậy sẽ tạo nên một sự nghi ngờ của cácquan chức địa phương đương quyền ) Và như vậy, trong thực tế, chỉ làm tăng giảm số người trong từng dòng
họ, còn số lượng dòng họ đã có không thay đổi
So sánh với các số lượng của các dòng họ ở các nước trên thế giới, số lượng các dòng họ ở Việt Nam không nhiều.Theo tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Phan Văn Các (Viện Hán Nôm) thì ở Trung Quốc hiện nay có 926 dòng họ, ở Hàn Quốc có 274 họ, nước Anh có 16,000 họ Nhiều nhất thế giới là Nhật Bản với 100,000 họ
Dưới đay là bảng thống kê sơ bộ các dòng họ ở Việt Nam
Bảng Thống Kê Sơ Bộ Các Dòng Họ ở Việt Nam
01 An 43 Đăng 85 Khương 127 Mùa 169 Thang
02 Anh 44 Đậu 86 Kiều 128 Nghiêm 170 Thành
03 Âu 45 Đèo 87 Kim 129 Ngọ 171 Thẩm
04 Bá 46 Điều 88 Kông 130 Ngọc 172 Thân
05 Bạch 47 Đinh 89 Kuxê 131 Ngọt 173 Thích
06 Bàn 48 Đoái 90 La 132 Ngô 174 Thiều
07 Bành 49 Đoàn 91 Lã 133 Ngụy 175 Thời
08 Bắc 50 Đỗ 92 Lạc 134 Nguyễn 176 Thới
09 Bế 51 Đôn 93 Lai 135 Nhâm 177 Thường
10 Biện 52 Đông 94 Lại 136 Nhĩ 178 Tiết
11 Bình 53 Đồng 95 Lăng 137 Nhữ 179 Tiếu
12 Bồi 54 Đới 96 Lâm 138 Ninh 180 Tịnh
13 Bùi 55 Đường 97 Lê 139 Nô 181 Toan
14 Ca 56 Giang 98 Lễ 140 Nông 182 Tô
15 Cái 57 Giàng 99 Lều 141 Nùng 183 Tôn
16 Cakha 58 Giáp 100 Liêm 142 Ôn 184 Tống
17 Cao 59 H' 101 Liều 143 Ông 185 Trà
Trang 625 Chriêng 67 H'ma 109 Luyến 151 Quách 193 Trứ
26 Chu 68 H'nia 110 Lữ 152 Quan 194 Trương
27 Chung 69 Hoa 111 Lương 153 Quảng 195 Từ
28 Chữ 70 Hoàng 112 Lưu 154 Quân 196 Tưởng
29 Chương 71 Hồ 113 Lý 155 Sang 197 Ung
30 Cồ 72 Hồng 114 Lyly 156 Sâm 198 Úng
31 Cù 73 Hùng 115 Ma 157 Sân 199 Uông
32 Cung 74 Huỳnh 116 Mã 158 Sô 200 Ứng
33 Cư 75 Hứa 117 Mạc 159 Sơn 201 Văn
34 Danh 76 Hương 118 Mạch 160 Sử 202 Vi
35 Diệp 77 Hướng 119 Mai 161 Tạ 203 Viêm
36 Doãn 78 Hữu 120 Mang 162 Tào 204 Việt
37 Du 79 K' 121 Mạnh 163 Tăng 205 Vũ - Võ
38 Dư 80 Ka 122 Mao 164 Tân 206 Vừ
39 Dương 81 Khiếu 123 Mân 165 Tần 207 Vương
40 Đái 82 Khổng 124 Minh 166 Tấn 208 Y
41 Đàm 83 Khuất 125 Moong 167 Thạch 209 Y Vương
42 Đào 84 Khuê 126 Môn 168 Thái
-(1) Theo dã sủ ở bảo tàng Đền Hùng (Vĩnh Phú) thì trong 18 đời vua Hùng có 3 vua Hùng( các đời vua thứ 6, thứ 8,thứ 9 ) trị vì ngắn nhất là 50 năm; bốn đời vua Hùng trị vì trên 200 năm ( các đời vua thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 7); riêng đời vua Hùng thứ 4 (Hùng Hoa Vương, tên húy là Bửu Lang) trị vì lâu nhất, làm vua được 344 năm (?) (2252
- 1918 TCN)
(2) Theo các tác gỉa cổ sử đây là tên Việt Nam sau tên Giao Chỉ Theo Nguyễn Trãi (Địa Dư Chí) lại có nghĩa là vùng
từ Quảng Trị đến Quảng Nam
Trang 7Theo sử gia Phạm Văn Sơn (Việt Nam Toàn Thư) và triết gia Kim Định (Ngũ Điển Khải Triết).
(4) Hồ Qúy Ly tự xưng dòng dõi nhà Ngu không phải là vô căn cứ vì:
Vua Nghiêu thuộc Đào Dương Thị, theo Kinh Thư của Đức Khổng Tử, là thủy tổ người Tàu Chữ Đào người Tàu đọc là Tào, người Việt đọc là Tàu
Vua Thuấn thuộc Hữu Ngu Thi, tiêu biểu ở chữ Hiếu, Nhạc Thiều và Nông-nghiệp; nên các nhà cổ sử và huyền sử học nhận diện là thuộc Viêm Việt Viêm Việt là tiền thân của Bách Việt, rồi xuống Lạc Việt và Việt Nam
Hồ Qúy Ly được các sử gia khen là học giả uyên bác, lại là nhà phê bình triết đầu tiên ở Việt Nam (vì đã soạn Kinh Minh Đạo); vậy khi xưng dân Lạc Việt là dòng dõi nhà Ngu để đặt tên nước là Đại Ngu, ông đã tỏ ra rất am hiểu cổ
sử, và đây cũng là thái độ tiêu cực chống Tàu, vì Tàu do Nghiêu Đé trị vì
Các tên Tam Hoàng, Ngũ Đé (gồm Đế Nghiêu, Đế Thuấn, ) đều là tên Huyền sử để chỉ các đợt tiến hóa trong thời khuyết sử chứ không phải tên thật cũng như huyền số 100 trong truyện trăm trứng của bà Âu Cơ và 100 người con trai để chỉ Bách Việt dưới quyền cai trị của họ Hùng từ vùng duyên hải đến vùng núi khi xưa, và 18 đời Hùng Vương để chỉ số nhiều nhiều lắm Theo triết gia Kim Định (Ngũ Kinh Khải Triết)
(5) Theo P Gourou trong tài liệu Les noms de famille chez les Annamites du Delta Tonkinois, được in lại trong
Les Paysans du Delta Tonkinois - ParisBEFEO, 1932, tr 481-495
Phần Thứ Nhất - II Xuất Xứ Họ Vũ — Việt Nam
Họ Vũ xuất hiện trên đất nước Việt Nam từ năm nào? Đây còn là vấn đề tồn nghi của lịch sử vì kể cả con cháu họ
Vũ cũng như các nhà sử học đều chưa giải đáp được vấn đề này một cách khoa học
Theo dã sử và truyền thuyết trong dân gian, thì từ thời xa xưa, vào đời các vua Hùng trị vì, đất nước Việt Nam thuở ấy đã chia thành 15 bộ Họ Vũ không trực thuộc bộ Văn Lang, cũng không trực thuộc 13 bộ khác
Tổ khai sáng họ Vũ có thể buổi đầu ở bộ Vũ Định (?) Bộ Vũ Định về thời cổ gồm các khu Thái Nguyên, bắc cạn, Cao Bằng hiện thời, cộng thêm một số man động đã mất vào Trung Hoa vê các thời Tống, Nguyên, Minh
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, khu này được đặt tên là Châu Vũ Định Đén đời Lý và Trần, Thái Nguyên lại có Châu Vũ Nhai-Định Hóa Phải chăng đất Vũ Nhai là nơi sinh sống của họ Vũ từ thời cổ, nếu giải nghĩa theo lối chiết
tự chữ Hán ? Còn theo một vài truyền thuyết, thì có thể họ Vũ thời xưa lập nghiệp ở đất Cao Bằng Xét về lịch sử thì 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên từ thời cổ mang tên Vũ Định, cho đến thời Hậu Lê vẫn hợp thành một khu, và gần đây có tên ghép là Cao Bắc Lạng
Rất tiếc cho đến nay chúng ta chưa có hoặc chưa phát hiện được một chứng tích gì để bảo đảm luận thuyết này
Cũng theo truyền thuyết này thì cũng chẳng biết từ hồi nào, có thể từ thời Thục An Dương Vương chiếm đất Văn Lang và chấm dứt thời đại vua Hùng, hoặc gặp lúc nhà Tần sang chiếm đát Âu Lạc, hoặc trong thời nhà Hán, vào thời Nhân Diêm-Sĩ Nhiếp (1) một nhánh họ Vũ đã di cư đến đất Hải Dương ngày nay; nên sau này người Hán, Đường mmới quen gọi họ Vũ trong khu là Vũ Giao Chỉ (để phân biệt với họ Vũ Trung Hoa)
Cũng theo truyền thuyết này, Ông Tổ họ Vũ không rõ đã trải qua bao nhiêu thế hệ mới truyền đến Ông Vũ Hồn Ông Vũ Hồn, sau khi được cử sang Trung Quốc vào thời Đường để học tập, đã đỗ tiến sĩ và được vua Đường phong làm An Nam Đô Hộ Sứ Ông đã nhắm vùng đất còn hoang dã gần làng Trầm Trạch để lập tư ấp, lấy tên là
ấp Khả Mộ (đáng mến), và nay là Mộ Trạch Thượng Thôn
Vậy, theo truyền thuyết này, Cụ Thủy Tổ Vũ Hồn chưa phải là Thủy Tổ họ Vũ trên đát nước Việt Nam Và đìều
quan trọng là Ông Vũ Hồn không phải là người phương Bắc, mà chính là một người họ Vũ đã sinh sống trên đất
Việt từ nhiều đời
Trang 8Phải chăng vì quan điểm chống Phương Bắc trong các thời kỳ ngoại xâm của Trung Quốc đối với Việt Nam và để nêu cao ý chí tự lập của dân tộc, của dòng họ, mà các Cụ Tổ họ Vũ thời trước đã không khẳng định Cụ Vũ Hồn là Thủy tổ đầ tiên của họ Vũ ở Việt Nam như các Cụ Thủy Tổ các dòng họ khác - Đinh, Phan, Lý, Phạm, Trần, Mạc, Nguyễn, Đỗ, Hồ, v.v - cũng đã từ Phương Bắc thiên cư sang Phương Nam lập nghiệp và phát triển cho đến ngày nay ?
Vì vậy luận thuyết này cho đến nay chỉ là truyền thuyết để tham khảo Do các chứng tích mà luận thuyết này không có ta có thể nói luận thuyết này không có gía trị chứng minh và thuyết phục Ngoài ra còn có 3 nguyên nhân khác khiến cho luận thuyết này vẫn chỉ là truyền thuyết, mặc dù trong tâm tư, các con cháu họ Vũ hiện nay vẫn mong muốn và hy vọng truyền thuyết này là hiện thực
Nếu coi vùng Cao bắc Lạng hiện nay - Châu Vũ Định thuở xưa - là vùng quê hương xuất xứ của dòng họ Vũ ở Việt Nam, thì tại sao vào thời Hậu Lê - thời Vua Lê Chúa Trịnh - dòng họ Vũ từ An Tây Vương Vũ Văn Uyên (quê gốc Bađộng, Gia Lộc, Hải Dương) đến Vũ Công Tuấn gồm 7 đời, cộng được 134 năm (so với nhà Mạc, từ Mạc Đăng Dungđén Mạc Kính Vũ gồm 8 đời, cộng được 133 năm) làm chủ vùng Thượng Du, gồm Tuyên Quang, Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, và một phần đát đã mất thuọc tỉnh Vân Nam, Trung quốc - một giải giang sơn 60,000 km2 so với diện tích toàn bộ Miền Bắc ngày nay là 115,800 km2
An Tây Vương có toàn quyền thu thuế, bổ nhậm quan chức, trị an, chinh phạt Những thư từ do vua Lê gửi đến đều dưới hình thức vua nước lớn gởi cho vua nước nhỏ và ngược lại Như vậy họ Vũ đã có một dòng ngự trị trên nửa cõi giang sơn Miền Bắc và truyền nối nhau gần một thế kỷ rưỡi Nhưng tại sao khi đó lại không bao gồm một phần đất tổ tiên của ông cha cũng thuộc vùng Thượng Du sát gần kề ? Châu Vũ Nhai-Định Hóa ở Thái Nguyên gầnliền huyện Sơn Dương ở Tuyên Quang (Căn cứ địa Cách Mạng trong thời gian chống Pháp)
Nếu họ Vũ đã có từ trước Ông Vũ Hồn, thì tại sao trước đó không có các danh nhân họ Vũ được ghi trong sử sách ? Tõi sao các danh nhân ho Vũ được ghi trong sử sách Việt Nam, sau thời Ông Vũ Hồn, lại hầu hết là người vùng đồng bằng Bắc Bộ - Hải Phòng, hải Dương, Hưng Yên, Hà Bắc, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam hà, v.v., và sau nàycó cả Thanh Hóa, Nghệ An, v.v - nhưng không thấy ai sinh trưởng ở vùng Thượng Du - Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Thái ?
Nếu họ Vũ đã có từ lâu đời trên đất Việt, Ông Vũ Hồn chỉ là người họ Vũ Việt Nam sang Trung Quốc du học
thành tài, thì tại sao bố Ông Vũ Hồn là Vũ Huy lại về Phúc Kiến để đua hài cốt của thân phụ sang táng ở Gò Đồng Dờm, tỉnh Nam Sách ? Sau đó Ông Huy lấy vợ Việt là Bà Nguyễn Thị Đức ở Làng Mạn Nhuế, rồi bản thân lại trở về Phúc Kiến và mất ở Phúc Kiến ?
Và nếu Vũ Hồn là người Việt, thì tại sao các con cháu ông lại ở Phúc Kiến cũng được di chúc về phép táng treo ? Theo Trần Tiến và Vũ Phương Đề, trong Công Du Tiệp Ký, có đề cập đến việc này, là vào thời Lê Trung Hưng họ
có gởi thư nhờ đoàn đi sứ của Việt Nam mang về cho dòng tộc họ Vũ ở Làng Mộ Trạch để nhắc nhở việc tu sửa ngôi mộ đúng theo họa đồ đính kèm theo bức thư Gần đây nhất, theo tài liệu nghiên cứu của Ông Đặng Huy Thục, tác giả tập sách "Làng hành Thiện và Các Nhà Nho Hành Thiện, Triều Nguyễn", xuất bản tại Hoa Kỳ năm
1992, trong đó có ghi rõ:
"Ông Đặng Quốc Kiều, sinh năm 1892, con trai Cụ Tú Kép Đặng Vũ Đồng, và con ông là Á Nguyên Đặng Vũ Cao,
là người làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Ông là hậu duệ của dòng họ Đặng Vũ mà Cụ Tổ là Đặng Vũ Thiện Thể, người gốc họ Vũ làng Mộ Trạch, đã di cư về Hành Thiện, làm con nuôi họ Đặng; vì vậy lấy tên
họ là Đặng Vũ."
Ông Đặng Quốc Kiều đã cùng các Ông Đặng Thúc Bằng, Đặng Tử Mẫn, Nguyễn Xuân Thúc sang Nhật Bản theo Phong Trào Đông Du và đã gặp các nhà yêu nước Phan Bội Châu và Cường Để tại Yakomaha vào năm 1906-1909 Khi chính phủ Nhật không cho sinh viên Việt Nam ở Nhật nữa, Ông Đặng Quốc Kiểu sang Trung Quốc Khi ở TrungQuốc, ông có đến Phúc Kiến thăm b2 con dòng họ Vũ Hồn tại đây, và họ đã đón tiếp ông vô cùng niềm nở, vì dòng họ Vũ Hồn đã có trên 1000 năm, những khi có dịp như thời gian các đoàn sứ thần 2 nước qua lại thì 2 chi họ
Vũ Hồn Việt Nam và Vũ Hồn Phúc Kiến lại gạp gỡ nhau, cùng trao đổi tình cảm họ hàng thân thiết Thấy Ông ĐặngQuốc Kiều hoạt động cách mạng chống Pháp, bà con họ Vũ Hồn ở Phúc Kiến đã gom góp một số tiền lớn để tặng ông làm quỹ chống thục dân Pháp
Vì vậy, bằng tất cả những tư liệu lịch sử đã được xác định trong sách sử cả ở Việt Nam và Trung Quốc, và các tư liệu về ngọc phả ở Đình làng, về các gia phả của các chi, nhánh họ Vũ hiện vẫn còn lưu lại, chúng ta có thể tạm thời xác định: Dòng họ Vũ ở Việt Nam, bao gồm cả dòng họ Võ ở Miền Trung và Nam Bộ, đều chỉ có chung một thủy Tổ là Cụ Vũ Hồn ở làng Mộ Trạch, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng
Trang 9Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở Mộ Trạch, vào đời Nhà Đường bên Trung Quốc (618-907), khoảng năm 800,
có một quan chức tên là Vũ Huy (1), người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến (2) Vợ ông là bà Lưu thị Phương Hai ông bà đã nhiều tuổi, khoảng gần 60 tuổi, vẫn chưa có con cái Ông Vũ Huy là một nhà nho, do đó ông thường thường than rằng: " Vàng núi, thóc biển coi như cỏ rác; con hiếu, cháu hiền qúy hơn châu, ngọc" Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin được nghỉ, về làm trí sĩ Vua Đường chuẩn cho, lại ban phát xe, ngựa, vàng, bạc Ông tạ ơn, về quê sống cảnh an nhàn và đi du ngoạn Ông Vũ Huy vốn tinh thông khoa địa lý phong thủy, do đó đã lên đường đi du ngoạn về Phương Nam, đến đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ
Một hôm đi đến ấp Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu, sau này là Tỉnh Hải Dương, Vũ Huy thấy một kiểu đất đẹp ở giữa khu cánh đồng mênh mông, có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn, tựa như 98 ngôi sao châu về mặt trời (cửu thập bát tú triều dương) Cái gò ấy tên địa phương gọi là Đống Dờm Theo thuyết địa lý phong thủy, nếu mộ táng ở đây, con cháu sẽ phát sinh khoa bảng, công danh hiển hách Cụ Vũ Huy quay vềPhúc Kiến đưa hài cốt thân phụ sang táng ở Đồng Dờm, rồi làm nhà để trông nom ngôi mộ
Làng Mạn Nhuế khi ấy có một thôn nữ con nhà nền nếp, tính tình đoan trang, phúc hậu, chăm chỉ làm ăn; lại có quí tướng sinh con quyền cao, chức trọng Có lẽ do duyên trời đã định, nên gia đình cô thôn nữ đã chấp nhận lời cầu hôn của Vũ Huy, và ít lâu sau hôn lễ đã được cử hành Cô thôn nữ là Nguyễn Thị Đức
Hơn một năm sau, bà có thai Ông đưa bà về Phúc Kiến (thuộc đất Mân Việt cũ)
Ngày 08 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai Ông-bà đạt tên con là Vũ Hồn Ngay từ thuở nhỏ,
Vũ Hồn đã có dáng dấp khôi ngô, tuấn tú, rất chịu khó học hành, và rất thông minh Năm 12 tuổi sức học đã làm cho các bậc đàn anh kính nể
Năm 820 Vũ Hồn đã đỗ kỳ thi Đình khi mới có 16 tuổi Vua Đường rất khen ngợi và cho là nhân tài, vì ngoài thơ hay và sách lược giỏi, Vũ Hồn còn tinh thông cả các khoa Thiên văn và Địa lý-Phong Thủy Vua ban cho mũ, áo để
về vinh quy Tuy còn trẻ tuổi nhưng có tài, vì vậy ít lâu sau vua Đường xuống chiếu bổ dụng là Tả Thị Lang Bộ Lễ một chức quan khá cao cấp trong triều đình - vì Bộ Lễ phụ trách việc nghi lễ, cúng tế và thi cử trong nước Hai năm sau ông được thăng chức Đô Đài Ngự Sử
-Năm 825 („t Tỵ) đời vua Đường Kính Tông, niên hiệu Bảo Lịch thứ nhất, Vũ Hồn được cử sang An Nam làm Thứ
Sử Giao Châu (3)
Năm 841 (Tân Dậu), đời Đường Vũ Tôn, niên hiệu Hội Xương thứ nhất, Vũ Hồn được thăng chức Kinh Lược Sứ
thay thế Hàn Ước (4) Trong thời gian ở An Nam, Kinh Lược Sứ Vũ Hồn đã đi kinh lý và xem xét nhiều nơi, đồng thời để tâm chú ý việc tìm địa điểm để định cư sau này vì ngài đã muốn chọn quê ngoại làm quê hương Ngài đã nhiều lần về Mạn Nhuế thăm mộ ông nội ở Đòng Dờm, và sau đó đi thăm tất cả các vùng lân cận Một lần Ngài đến Làng Lập Trạch, Huyện Đường An, thấy về phía Tây thôn ấy có cánh đồng hoang, cỏ lau rậm rạp, rải rác có những gò đống tựa 5 con ngựa, 7 ngôi sao, hoặc những ao mà dưới đáy có doi đất nổi lên như hình quản bút, nghiên mực, quyển sách, v.v Theo kiến thức về địa-lý phong-thủy, đó là một kiểu đất kết, đẹp Ngài đã ghi chép lại để khi cần thì sử dụng
Trong thời gian Ngài giữ chức Kinh Lược Sứ tại An Nam, thì đất An Nam thường hay nổi dậy, do quân Nam Chiếu
từ vùng Vân Nam hay sang quấy nhiễu và do dân tình đói khổ sinh ra nhiều giặc cướp Các quan Đô Hộ trước đó,
Trang 10như Lý Nguyên Gia, Hàn Ước, nhiều khi ohải bỏ chạy; Do đó, sau này họ đã dời phủ thành từ Đông Quan (vùng ngoại thành Hà Nội) về bờ Sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay) Khu phủ thành mới sẽ có đủ đất để xây dựng hàng chục căn nhà với dân số có thể phát triển đến cả trăm ngàn người (Thành Tổng Bình).
Do công trình qúa lớn, xây dựng tốn kém, mà quân lính thì phải phục dịch xây dựng vất vả, nên sinh ra thái độ tiêu cực, chống đối Do đó, phủ thành mới xây mãi không xong
Đến khi Kinh Lược Sứ Vũ Hồn thay Hàn Ước, Ngài lại tiếp tục xây dựng công trình dở dang đó, khiến quân lính ngày đêm phải lao dịch cực nhọc, nên quân sĩ sinh ra bất mãn, nổi loạn, đốt phá lầu thành, cướp kho phủ Ngài phải chạy về Quảng Châu Sau đó giám quan Đoàn Sĩ Tắc đem quân sang tiếp viện, dụ yên binh sĩ làm loạn
Vì Kinh Lược Sứ Vũ Hồn không dẹp được hoặc không muốn dẹp cuộc nổi loạn của quân sĩ và dân chúng mà bỏ chạy về Trung Quốc, nên vua Đường đã bãi chức Kinh Lược Sứ của Vũ Hồn và cử Bùi Nguyên Du sang thay
Tuy Kinh Lược Sứ Vũ Hồn bị thất bại trong nhiệm vụ Đô Hộ Sứ bên An Nam vào năm 843, nhưng vì đã có nhiều công lao trong hơn 20 năm cống hiến cho vua Đường, nên vua Đường Vũ Tôn đã không có hình phạt nghiêm khắc, mà còn cho Vũ Hồn được hưởng đặc ân
Một phần Ngài đã nản chuyện công danh, do không còn được trọng dụng, một phần nhà Đường lúc đó có 2 phe,
Lý Đức Du và Ngưu Tăng Nhu, tranh dành quyền lực, lấn áp cả vua, mà Ngài thì không theo phe nào, nên xin vua Đường cho hưởng đặc ân "xin về trí sĩ"
Năm 843, đời vua Đường Võ Tôn, niên hiệu Hội Xương năm thứ ba, vua Đường chuẩn y, ban cho nhiều vàng-bạc,
và Ngài Vũ Hồn được nghỉ việc quan từ đó Năm đó Ngài mới 39 tuổi
Lứ đương thời làm quan ở Giao Chỉ, ThủyTổ Vũ Hồn đã có ý định sau này định cư ở quê ngoại, nên đã chú ý tìm đất và đã tìm được vùng đất Lạp Trạch, sau này là Thôn Khả Mộ, rồi Mộ Trạch, Huyện Đường An như trên đã nói.Sau khi nghỉ việc quan, ngài liền đưa mẹ và gia đình sang An Nam định cư (5)
Ngài xây dựng nhà cửa và dinh cơ cho gia đình, rồi gọi dân cư ở rải rác các vùng xung quanh cùng về ở; ngài giúp
đỡ họ tiền bạc để xây dựng nhà cửa, và mở trường dạy học, lập nên một xóm nhỏ đặt tên là Khả Mộ Trang (có nghĩa là ấp đáng mến) Sau dân cư cứ đông đúc thêm, Khả Mộ Trang, đổi tên thành Khả Mộ Thôn, dần dần thành một thôn ấp có văn hóa, lễ nghĩa, và thịnh vượng
Do công đức to lớn của ngài, và do dân làng Khả Mộ tôn kính ngài như cha-mẹ, do đó đã xin với ngài rằng: "Lâu đài Ngài hiện nay để Ngài ở; sau khi Ngài mất, dân làng sẽ dùng làm miếu để thờ phụng Ngài" Ngài ưng cho và lại bảo rằng: "Trang khu có hậu đạo với ta, thì phải trọng lời di chúc của ta, phải ngàn thu thờ phụng" Ngài lại chothêm 5 nén vàng tậu ruộng, ao để cung ứng cho việc tế tự, khỏi phiền dân đóng góp Khi mẹ ngài (cụ Bà Nguyễn Thị Đức) qua đời, ngài khóc than khôn xiết, rồ rước linh cữu Mẹ lên táng ở Xã Kiệt Đức, Huyện Thanh Lâm, sau này thuộc Huyện Ch1 Linh, Tỉnh Hải Dương, cũng là cùng lân cận với Mạn Nhuế, quê ngọa của ngài, và cũng là nơi
có mộ ông nội ngài (6) Ngài đã ở quê ngoại trông nom ngôi mộ mẹ ngài ở Kiệt Đức trong thời gian 3 năm ròng, đúng như luân lý và lễ giáo thời xưa Mãn tang, ngài trở về „p Khả Mộ sinh sống, dạy học cho dân làng
Năm 853 (năm Qúy Dậu) ngài vừa đúng 49 tuổi Một hôm vào ngày 03 tháng Chạp, ngài đương ngồi dạy học, thì thấy trong mình khó chịu, rồi thiếp đi, không bệnh gì mà hóa Trang dân và gia thần bèn rước ngài lên Xứ Đống Can, một gò đát nhỏ trong cánh đồng Phía Tây Bắc thôn trang để an táng
Bỗng nhiên trời đất tối sầm; mây mù phủ kín Giờ lâu, khi trời quang mây tạnh, thì đã thấy kiến mối đùn lấp thànhmột ngôi mộ lớn Trang dân và gia thần đều kinh hãi, nên họ khải báo lên quan dê quan báo lên vua Vua Đường cho truy nguyên lúc bình nhật và sắc phong là một vị Phúc Thần
Lại phong: Dương Cảnh Thánh Hoàng, Lâu dài cư sĩ, Linh Ứng Đõi Vương
Và chuẩn cho khu thượng, Trang Khả Mộ, lên kinh thành rút mỹ tự về để lập miếu phụng thờ, cắm đất ấy gọi là
Mả Thần Dung Mộ Chí (7) , và địa phương phải ngàn vạn năm thờ cúng
Vì vậy, đến nay khu gò đất táng di hài Ngài có tên là Mả Thần (7) và cánh đồng ấy cũng gọi l2 cánh đồng Mả Thần, được tân tạo và tu bổ vào năm Qúy dậu (1993) và nay gọi là Thần Lăng Tõi Mả Thần chỉ còn có một ngôi
mộ của Ngài, dân ấp không một ai dám táng thân nhân vào đấy để tỏ lòng tôn kính Ngài Sau khi Cụ Thủy Tổ qua đời, đến lượt Cụ Bà cũng được dân làng và con cháu táng liền kề bên, gọi là mộ song táng
Trang 11Dân làng tôn ngài làm Thần Hoàng Mới đầu thì thờ Ngài tại dinh cơ ngài để lại, nhưng về sau thì xây đình va miếuthờ để ghi công ngài, vừa là người khai lập ấp Khả Mộ, vừa là người thầy dạy dỗ, đem học vấn, lễ nghĩ đến cho họ
và con cháu các họ Đối với thôn dân ngài có ơn nặng, tình sâu
Xét công ơn to lớn của ngài và của các con cháu ngài đã đóng góp các thành tích đáng kể cho đất nước, các triều đại phong kiến Việt Nam lần lượt gia phong cho ngài làm Thần, Vương, tất cả 12 lần với 12 đạo sắc như sau:Lần thứ nhất : Đời Lê Hoàn (980 - 1009).
Lần thứ hai : Triều vua Trần Nhân Tông, giặc Nguyên sang cướp nước ta, Đức Trần Quốc Tuấn, Hưng Đõo Đõi Vương, Phụng mệnh kỳ đảo bách thần Đức Thần Tổ có hiển ứng âm phù Khi dẹp xong giặc Nguyên - Phàn Tiếp,
Ô Mã Nhi - vua Trần bèn phong: " Thông Minh, Tuệ Trí, hùng Liệt, Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần"
Lần thứ ba : Đời vua Lê Thái Tổ - Ngài dấy quân khởi nghĩa ở Núi Lam Sơn, chống giặc Minh, dẹp được Mộc Thạch, Liễu Thăng, và sau mười năm dẹp yên thiên hạ- - lại phong: " Tế thế, An Dân, Linh Phù Ngưng Hữu
Thượng Đẳng Thần".
Lần thứ tư : Triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ, Ngài dược phong thần 1 lần
Lần thứ năm : Triều Nguyễn - Gia Long, Ngài được phong thần 2 lần
Lần thứ sáu : Đời vua Tự Đức, sắc phong: " Tối Linh Sát Vận Đõi Vương"
Từ hơn một ngàn năm nay, dân làng Mộ Trạch vẫn thờ Đúc Thành Hoàng Vũ Hồn ở miếu và đình Miếu và Đình đãđược xây dựng từ thời xa xưa, và sau này đã được tu tạo và xây lại nhiều lần
Thời gian đàu, miếu xây ở phía sau làng Đến đời vua Lê ThầnTôn (1658-1662) miếu được dời về khu Long Nhãn (Mắt Rồng) như hiện nay Năm Qúy Dậu, bên cạnh miếu đã xây thêm nhà khách để đón tiếp các hậu duệ họ Vũ ở tất cả mọi nơi về thăm đất Tổ
Còn về đình thì đầu tiên đình cũ xây ở phía Tây đầu thôn, và dặt hưóng Tây Đén đời vua Lê Thàn Tôn và Chúa Trịnh Tạc(1658-1662), đình được chuyển vào giữa làng và đặt theo hướng Nam Mái lợp bằng cỏ tươi; hết hội làng, mái cỏ lại được bỏ đi
Đến đời vua Lê Hi Tôn và Chúa Trịnh Cán (1697) đã được xây thành đ1nh lớn Giữa đình thờ Thành Hoàng Vũ Hồn; hai bên tả và hữu thờ các giáp
Năm 1740-174, đời vua Lê Hiến Tôn và Chúa Trịnh Doanh, đình làng bị Chúa Trịnh triệt hạ Nguyên nhân là cuộc khởi nghĩa Nông Dân do Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển và Vũ Trác Oánh lãnh đạo Vũ Trác Oánh, nười Làng Mộ Trạch, Huyện Đường An, năm 22 tuổi đã đỗ tiến sĩ, đời vua Lê Thàn Tông *1656) Cũng chính tại khoa thi này -
khoa thi năm Bính Thân, niên hiệu Thịnh Đức thứ tư – toàn quốc chỉ có 6 người đỗ tiến sĩ; riêng Làng Mộ Trạch
đã có 3 người Tiến sĩ Vũ Trác Oánh, Tiến sĩ Vũ Đăng Long, và Tiến sĩ Vũ Công Lượng Sau này, khi Vua Tự Đức
nhà Nguyễn đọc tư liệu về Đăng Khoa Lục, đã hạ bút khen: " Nhất gia bán thiên hạ"; có nghĩa là "một nhà bằng
nửa thiên hạ !"
Vũ Trác Oánh đã làm quan đến Tham Chánh và được Vua Lê phong Nam Tước Tuy nhiên, do thấu hiểu sự mục tànt của Vua Lê-Chúa Trịnh và sự đói khát, thống khổ của nhân dân khắp các địa phương thời bấy giờ, nên Vũ Trác Oánh đã bỏ quan, về lãnh đạo nông dân nổi dậy Vũ Trác Oánh kéo cờ nghĩa với tên xưng Minh Nghĩa Cong,
đã phối hợp cùng Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ( ở Ninh Xá, Hải Dương) chống lại triều đình Vì sức yếu và tổ chức chưa tốt, chưa tạo dược cho quần chúng nhân dân một sụ giác ngộ bền vững; do đó sau 3 năm (1739-1741) đã bịquân đội nhà Trịnh dẹp tan Nguyễn Tuyên tử trận, Nguyễn Cừ bị bắt, rrồi bị xử tử; còn Vũ Trác Oánh mất tích, không biết sau này chạy về đâu (8) Chính vì vậy mà dình Làng Mộ Trạch bị Chúa Tyrịnh triệt hạ năm 1741
Mười sáu (16) năm sau, vào năm 1757, cũ đòi Vua Lê Hiền Tông, Bà Nhữ Thị Nhuận (9) và chồng là Vũ Phương Đẩu đã xin phép dân làng cho được xây dựng lại ngôi đình đã bị phá Bà đã bỏ tiền riêng của gia đình, hơn ba ngàn quan tiền để xây lại đình làng Đình làng làm xong, bà không nhận tiền của mọi người đóng góp Bà lại còn công đức thêm 1o mẫu ruộng để lấy hoa lợi làm lễ cúng tế hàng năm Vì vậy, dân làng rất kính trọng bà Khi bà mất, dân làng đã phong bà làm hậu th62n — đình làng hiện nay có bia đá ghi công đức của bà, đặt ở bên cạnh hậu cung
Trang 12Đình làng khi đó được xây dựng thành một quần thể kiến trúc gồm: Đình ngoài, đình trong, hậu cung, và sân đìnhvới các cột trụ bo quanh.
Đình làng lại bị giặc Pháp phá hủy trong thời gian kháng chiến chống Pháp 1946-1954 Giặc Pháp đã phá đinh ngoài, lấy gạch xây đờn bót Hiện nay chỉ còn lại đình trong và hậu cung Đến nam 1991, dinh trong đã dược dân làng tạm thời tu bổ lại Hiện nay đình làng đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là " Di tích lịch sử văn hóa quốc gia " cần được duy trì và bảo tồn - Quyết định số 154, ngày 15/01/1991 của Bộ Văn Hóa nước CHXHCN Việt Nam
Đại Tự - Hoành Phi - Câu Đối ở Miếu và Đình Làng Mộ TrạchHoành Phi và Câu Đối tại Miếu Thờ
1.1 Trong miếu
a Hoành phi :
Bức hoành phi thứ nhất viết bằng chữ Hán lối cổ tự:
THÁNH TRạCH VạN THŠ(nghĩa : Ơn Thánh Vạn Đời)
Bức hoành phi thứ hai viết :
VạN THŠ TRạCH(nghĩa : Ơn Vạn Đời)
b Câu đối :
Câu đối thứ nhất :
TRUNG Hạ NHO TÔNG HƯƠNG THœY T‘
NAM THIÊN DÂN MụC QUC DANH TH…N(nghĩa : Là Nhà Nho Đất Bắc là Ông Thần Của LàngChăn Nom Dân Nam, Vị Thần có Tiếng)
Câu đối thứ hai :
CAO H‡U DỮ THAM, VšNG QUC MƒC PHÙ LINH TRạC TRạCTHÔNG MINH NHƯ NH„T, DANH HƯƠNG HÌŒN TƯ•NG PHÚC NHƯƠNG NHƯƠNG
(nghĩa : Cao Dầy Cùng Trời Đất, Giúp Nước Linh Thiêng ngời ngợiSáng Suốt Trước Sau, Quê Hương Khanh Tướng Phúc Dạt Dào)1.2 Tại Cổng Miếu Thờ
Có khằc 3 chữ :
ĐạO NGHĨA MÔN(nghĩa: Cổng của của Đạo Nghĩa)
Trang 132 Đại Tự và Câu Đối tại Đình Làng
2.1 Đại Tự
a Đại Tự 3 chữ:
Vạn Đại Cơ(Nghĩa : Nền móng của vạn đời )
b Đại Tự 4 chữ:
TIÊN T‘ TH˜ HOÀNG(Nghĩa : Tiên Tổ đều là người danh gía )2.2 Câu đối
V˜ TỬ TÔN L‡P VạN ĐạI CƠ; KHANH, TƯ•NG, CÔNG, H…U VÔ TR˜ LOạN
DỮ THIÊN Đ˜A ĐNG NH„T NGUYÊN KHÍ; HOÀNG, VƯƠNG, ĐŠ, BÁ HỮU LONG Ô
(Nghĩa : Vì con cháu lập nền móng vạn đại; chức Khanh, Tướng, Công, Hầu đời trị hay loạn đều có Cùng một Nguyên khí với Trời, Đất; chức Hoàng, Vương, Đế, Bá đều có lúc thịnh, lúc suy
-(1) Có sách chép là Vũ Công Huy Theo phong tục Trung Quốc, cách xưng hô tôn trọng thường gọi họ, không gọi tên Gọi Vũ Công tức là Ông họ Vũ Sau này trong sử sách Việt Nam khi viết đầy đủhọ và tên thì thành Vũ Công Huy Chính vì vậy, khi sinh con, ngài chỉ đặt Vũ Hồn – không có tên đệm
(2) Phúc Kiến, một tỉnh thuộc phía nam Trung Quốc Xưa là đất Mân Việt thuộc vùng đất Bách Việt, không phải đất của dân tộc Hán
(3) Trước năm 679, Giao Châu là đất Bắc Bộ vào tới Nghệ An Năm 679 vua Đường Cao Tông nhập Giao Châu với một quận của tỉnh Quảng Đông lập ra An Nam Đo Hộ Phủ, và chia Giao Châu thành 12 châu; một trong 12 châu
ấy cũng có tên là Giao Châu, gồm 3 huyện nằm trong vùng Hà Nội, Nam Định, Hải Dương
(4) Theo Từ Điển Từ Hải của Trung Quốc, chúc Kinh Lược được nh2 Đường đạt ra từ năm 628 tại các nơi biên thùy trọng yếu để lo việc phòng thủ quân sự, và thường do một Tiết Độ Sứ (một chức Tướng) đảm nhiệm Tại 3 quận Giao, Ái, Hoan thuộc đất An Nam, quyền cai trị thoạt đầu do một Đô Đốc nắm giữ Năm 679 chức Đô Đốc được chuyển thành Đô Hộ, nhưng năm 768 Đô Hộ lại Về Đô Đốc Đến năm 827-835 chứ Đô Đốc bị bỏ hẳn và các Châu ,
do Thứ Sử quản trị, thuộc cả vào Đô Hộ Phủ Người đầu tiên giữ chức Đô Hộ Phủ tại An Nam là Hàn Ước.
(5) Theo Ngọc Phả hiện lưu giữ ở đình Làng Mộ Trạch, Ngài nói:
" Người xưa được một ngày nuôi mẹ, dẫu làm đến Tam Công cũng không sướng bằng Ta nay còn có mẹ gìa, lại
há tham giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao ?"
(6) Mộ ông nội của Ngài Thũy Tổ Vũ Hồn hiện nay ở gò Đồng Dờm Xã Mạn Nhuế, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Ngôi mộ lớn ấy đến nay đã được 1200 năm Từ thời Lê có quan Tham Chính là Trần Xuân Án đem t1ng thân nhân vào đấy; khi thầy địa lý cho đào huyệt thì đụng phải bia đá có khắc chữ: "Đường An, Khả Mộ, Vũ Thị
Trang 14Chi Mộ"; quan Trần Xuân Án không dám cho đào tiếp, rồi báo cho dân Làng Mộ Trạch biết để tới nhận mộ Tổ Bia
đa ngày nay vẫn còn trên gò Đồng Dờm Sau đó còn nhiều lần ngôi mộ Tổ lại bị xâm táng Nhưng các lần đó, các hậu duệ họ Vũ đều đi kiện và đều thắng kiện Ngay thời Pháp thuộc - vào năm 1934 - Công Sứ Massini khi đó cũng phải giải quyết một vụ xâm táng vào ngôi mộ Tổ Công Sứ Massini đã can thiệp, không chophép x6m táng vì coi đó là ngôi mộ của vị Thần Tổ thuộc dòng tộc họ Vũ đã được các triều đại Việt Nam nhièu lần phong thần Sau
đó Công Sứ còn có công văn sức cho Tỉnh Hải Dương cùng Huyện Nam Sách, Xã Mạn Nhuế phải bảo vệdi tích này
Công văn này đã được khắc nguyên văn lên bia đá, 4 mặt, cao 1.50m, bằng 4 thứ tiếng Việt, Pháp, chữ Nôm, chữ
Hán Hiện bia đá còn nguyên vẹn trên gò Đồng Dờm, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Hưng
(7) Mả Thần không có tài liệu lưu trữ nào được xác định để biết việc xây dựng ra sao, hoặc có xây dựng hay không,hay chỉ để gò đất tự nhiên ! Ngay đến thời Cụ Vũ Phương Đề, cách đây hơn 250 năm, vào khoảng giữa thế kỷ 18, trong tập CôngDư Tiệp Ký cũng chỉ ghi ngôi mộ Cụ Thủy Tổ chỉ là gò đất tự nhiên, trơ trọi Trước đây 50 năm, khoảng năm 1945 chỉ thấy một bệ thờ bằng gạch còn lại ở gò Mả Thần
Cuối năm 1993, Tiến sĩ Vật Lý Vũ Ngọc Thinh, Việt kiều ở Nhật Bản, cùng gia đình (gốc quê ở làng Mộ Trạch) ở
TP Hồ Chí Minh đã công đức xây cất lại Thần Lăng và khánh thành vào ngày 8 tháng Giêng năm Qúy Dậu (1993) Cùng ngày, cũng khánh thành nhà khách Miếu thờ Thầ Tổ do công đức của gia đình kỹ sư Vũ Mạnh Hà ở TP Hà Nội Kỹ sư Vũ Mạnh Hà là hậu duệ các Cu Tổ Vũ Phong, Trạng Vật, và Vũ Duy Chỉ, Tể Tướng, đều là gốc họ Vũ Làng Mộ Trạch, thuộc Tiền Ngũ Chi và Hậu Ngũ Chi Cụ Tể Tướng Vũ Duy Chỉ hiện còn nh2 thờ Quang Trấn Đường ở Làng Mộ Trạch
(8) Xem Việt Sử THông Giám Cương Mục, Viện Sử Học xuất bản tại hà Nội năm 1960 – tập 17, trang 1609-1690, tâp 18 trang 1749
(9) Bà Nhữ Thị Nhuận, con gái Chiêm sư Dung Đốc Công Nhữ Tiến Duyệt, cháu Thượng Thư Thái Phó Nhữ Đình Hiến, vọ Cử Nhân Vũ Phương Đẩu ( Hiến Cung Đõi Phu – Chiêm Sứ Viện) Bà sinh được 2 con gái: Vũ Thị Vực, vợ Đại Tướng Phạm Ngô Cầu, và Vũ Thị Diễm, vợ Tiến Sĩ Vũ Miễn Vì có công trong việc thu mua quế Thanh Hóa nộp cống nhà Thanh, và dùng quế này để chữa cho Quốc Mẫu nhà Thanh khỏi bệnh, mà trước đó các thày thuốc toàn quốc điều trị mãi khọng khỏi Do đó đã được vua Nhà Thanh phong cho l2 Lưỡng Quốc Quế Hộ Thượng Quân Phu Nhân Bà còn có công lớn trong việc dụ dân nổi loạn vì mất mùa đói kém ở Thanh Hóa; vì vậy đã được vua Le thưởng cho 20 mẫu ruộng làm lộc đìền
Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi
Phần Thứ Nhất - IV IV- Họ Vũ Từ Thủy Tổ Vũ Hồn Đến Viễn Tổ Vũ Nạp
Năm 853, Cụ Thủy Tổ Vũ Hồn mất Sau khi cụ Vũ Hồn mất, tài liệu gia phả bị thất lạc Trong Ngọc Phả của đình làng không ghi rõ cụ Vũ Hồn có bao nhiêu vợ, bao nhiêu con và các thế hệ nối tiếp (1)
Mãi cho đến năm 1226; nghĩa là, sau một thời gian gần 4 thế kỷ, chính xác là 373 năm, gia phả dòng họ Vũ mới nối lại được và duy trì cho đến ngày nay
Vậy trong thời gian 373 năm đó, từ cuối thời kỳ Bắc Thuộc cho đến đầu Nhà Trần, họ Vũ đã đi đâu và ở đâu ? Đâycũng là một vấn đề tồn nghi của lịch sử dòng họ Vũ Tuy nhiên, theo Đõi Viẹt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, chúng ta được biết, ngay sau khi lên ngôi vua, kế nghiệp của Lý Thái Tổ, Lý Thái Tôn đã phong quan chức cho môt loạt cận thần trong triều như sau:
Lương Nhậm Văn làm Thái Sư
Ngô Thượng Dinh làm Thái Phó
Đào Sứ Trung làm Thái Bảo
Vũ Bá Uy làm Uy Vệ Thượng Tướng, v.v
Trang 15Năm đó là năm 1028 Gỉa sử Thượng Tướng Quân Vũ Bá Uy lúc được phong đã trên hoặc dưới 40 tuổi, tuổi trung bình của các thượng tướng đời Lý-Trần, thì có thể ông sinh năm 988, tức là sau khi Cụ Vũ Hồn mất 135 năm.Cũng vào đời Lý Thái Tôn, năm 1054, Nùng Trí Cao bị Tướng Địch Thanh nhà Tống đánh bại Tướng tâm phúc là Hoàng Sư Mật cùng với thủ hạ, 57 người, đều chết tại trận Quân Nhà Tống đuổi theo giết hơn 2000 người Nùng Trí Cao đốt thành và bỏ chạy Cùng năm, vào tháng 10, mùa đông, Nùng Trí Cao sai Lương Châu đến xin vua Nhà
Lý cho quân cứu viện Vua Lý Thái Tôn đã xuống chiéu cho Chỉ Huy Sứ Vũ Nhị đem quân cứu viện
Như vậy, ngay từ đời Vua Lý Thái Tôn, họ Vũ đã có đồng thời 2 tướng trong triều
Đến đời Vua Lý Anh Tôn (1138-1175), quyền thần Đỗ Anh Vũ (em ruột Đỗ Thái Hậu) tư thông cùng Lê Hoàng TháiHậu, làm loạn triều đình Quan lại trong triều không ai dám hé răng, chống đố Vì Vua Lý Anh Tôn lên ngôi vua khimới 3 tuổi, sau khi Lý Thái Tôn mất Mọi việc trong triều đình Nhà Lý lúc bấy giờ đều do Lê Thái Hậu và quyền thần Đỗ Anh Vũ giải quyết Họ Vũ lúc bấy gìờ có Ông Vũ Đái làm quan Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ đã không chịu được cảnh chướng tai, gai mắt đó Ông đã phối hợp với Phò Mã Lang Dương Tự Minh , và các ÔngTri Minh Vương,Bảo Ninh Hầu, cùng các Ông Vũ Đô Hỏa Đầu Lương Thượng Cả và Ngọc Giai Đô Hỏa Đầu Đông Lợi, mư trừ kẻ quyền thần Đỗ Anh Vũ
Các ông đã đem quân cấm vệ vào cửa Việt Thành, đồng thanh hô to lên rằng " Anh Vũ ra vào cấm đình, làm bừa; tội ác ô uế; tiếng xấu đồn ra ngoài; không tội gì to bằng Bọn thần xin sớm trừ đi, khỏi để mối lo về sau"
Vua Lý Anh Tôn xuống chiếu, sai cấm quân bắt giam Đỗ Anh Vũ và giao cho đình úy tra xét Vì xét công của Đỗ Anh Vũ trước đây,Vua Lý Anh Tôn đã không xử tử Đỗ Anh Vũ, mà chỉ tước hết quan chức, đuổi về làm thường dânphục vụ ở thôn dã (có thể là Xã Nhật Tảo, ngoại thành Hà Nội ngày nay)
Nhưng có Lê Thái Hậu (mẹ Vua Lý Anh Tôn) bao che, bà đã dùng quyền lực của mình để cố cứu Đô Anh Vũ Vào thời đó, nhà Lý rất tin vào Đõo Phật (Lý Công Uẩn, tức là Vua Lý Thái Tổ, người khởi nghiẹp của Nhà Lý lại là con nuôi nhà sư Vạn Hạnh; do đó, vào thời đầu của Vua Lý Thái Tổ, chùa chiềnđã được xây ở khắp mọi nơi), do đó, LêThái Hậu đã nghĩ mưu, tìm kế phục hồi lại chức vụ cho Đỗ Anh Vũ Bà liên tiếp trong nhiều năm mở các hội chùa
để xin xá tội cho các tội nhân Ví vậy, Đỗ Anh Vũ, qua nhiều lần được xá tội, đã dần dần phục hồi và cuối cùng trở lại chức vụ Thái Úy Phụ Chính như cũ Đến lúc nàyĐỗ Anh Vũ mới raặt báo thù Đỗ Anh Vũ tự tổ chức đội Phụng Quốc Vệ, gồm toàn thủ hạ, tay chân thân tín Bất kỳ ai phạm tội đều do đội Phụng Quốc Vệ đi bắt; ví vậy nếu vu cho ai phạm tội, thì ngườ đó rất khó trốn thoát
Đỗ Anh Vũ được sự đồng tình của Lê Thái Hậu đã vào cung mật tấu với vua: " Trước kia bọn Vũ Đái tự tiện đem quân cấm vệ vào cung đình; tội ấy không gì to bằng Nếu không trừng trị sớm đi, sợ một ngày kia sinh biến, không thể tính được." Vua chẳng hiểu gì cả, cũng chuẩn y lời tâu
Đỗ Anh Vũ sai đội Phụng Quốc Vệ bắt Vũ Đái giam vào ngục để trị tội Xuống chiếu giáng Tri Minh Vương làm tướcHầu, Bảo Minh Hầu làm tước Minh Tử, Bảo Thắng Hầu làm phung chức; bọn nội thị là Đỗ „t, 5 người, phải tội "cuỡingựa gỗ"; bọn Hỏa Đô Đầu Ngọc Giai là Đồng Lợi, 8 người, bị chém ở chợ Tây Nhai; bọn Đìện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ
Vũ Đái, 20 người, bị chém bêu đầu ở các bến sông; bọn Phò Mã Lang Dương Tư Minh, 30 người, bị lưu ở những nơi rừng-thiêng-nước-độc xa xôi (2)
Thương thay, một con người cương trực của dòng họ Vũ vì đấu tranh với cường quyền mà đã bị chết thê thảm như vậy ! Và phải chăng, vì cái chết của Ông Vũ Đái mà các cụ họ Vũ thời xưa ở làng Mộ Trạch đã ngại không đưadanh tính ông vào gia phả; và bởi đó đã gây ra sự đứt đoạn trong dòng họ Vũ như vậy (3)
Đến đời Vua Lý Cao Tôn (1176-1210), dòng họ Vũ có Ông Vũ Tá Đường làm đến chức Tham Tá Chính Sự (một chức quan to trong triều Nhà Lý)
Sự tích về Ông Vũ Tá Đường vẫn lưu truyền trong truyền thuyết dân gian, trong sử sách, và gần đây trong cả các sách giáo khoa:
Quan Thái Úy Tô Hiến Thành bị bệnh Vì thương ông, quan Tham Chính Sự ngày đêm hầu bên cạnh; còn quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá vì bận việc, nên it1 đến thăm hỏi Đén khi bệnh nguy kịch, Thái Hậu thân đến thăm và hỏi:
Ông đau yếu; nếu có mệnh hệ nào, ai thay được ông ?
Trang 16Tô Hiến Thành trả lời:
Trần Trung Tá có thể thay được
Thái Hậu nói:
Vũ Tá Đường hết lòng vì ông ! Sao (ông) không cử ông ta ?
Tô Hiến Thành đáp:
Vì Bệ Hạ hỏi người nào đáng thay tôi, nên tôi nói : (là) Trần Trung Tá Nếu như Bệ hạ hỏi (về ) người hầu nuôi, (giả như) không phải Tá Đường thì còn ai nữa !
Thái Hậu khen là trung, nhưng cũng không dùng lời ấy, mà lấy Đỗ An Di làm Phụ Chính (4)
Đọc đoạn Việt sử này, chúng ta thấy khó chịu, không phải vì thái độ thiếu trong sáng của ông cha, mà vì nhà viết
sử không khách quan, thiếu suy xét và cân nhắc khi trình bày sự việc, Sự thực có phải là Vũ Tá Đường ngày đêm chăm nom, trông sóc quan Thái Úy Tô Hiến Thành chỉ vì mong được quan Thái Úy đề nghị mình làm Phụ Chính ? Điều đó nhiều phần không đúng:
Thứ nhất : Ông Vũ Tá Đường là một đại thần Nhà Lý, hà tất phải hạ thấp mình một cách nhỏ mọn để đạt mục đích như Tô Hiến Thành nhận xét Điều này hoàn toàn trái với bản chất dòng tộc họ Vũ mà cả ngàn năm sau con cháu vẫn duy trì; đó là lòng tự hào về khí tiết của dòng họ
Thứ hai : Trong lời đối đáp mà nhà viết sử ghi lại trên đây ( có thể từ nhà sử học Lê Văn Hưu, tác gỉa cuốn Đại Việt Sử Ký mà sau này Ngô Sĩ Liên dựa vào đó để biên soạn lại), chúng ta thấy đó không phải khẩu khí của Ông
Tô Hiến Thành, một con người tài ba và cương trực, như đã được sử sách nhiều lần nhắc tới Tại sao khi trả lời ĐỗThái Hậu, Tô Hiến Thành lại đáp, "Vì Bệ Hạ hỏi " Là quan Đại Thần Nhiếp Chính, sao Tô Hiến Thành lại có đã xưng hô một cách tùy tiện như vậy ? Chắc chắn là ông không thể dùng lầm lẫn hai tước hiệu Bệ Hạ với Thái Hậu,
và ngược lại, Thái Hậu với Bệ Hạ Thật lại càng vô lý khi gán ghép cho Tô Hiến Thành câu nói : Nếu như hỏi ngườihầu nuôi, không phải Tá Đường thì còn ai nữa ?
Đó là một loại văn phong miệt thị của sử gia sau này, chứ không thể là ngôn từ của một vị đại thần trước lúc lâm chung ! Nhất là vị đại thần đó lại là Thái Sư Tô Hiến Thành Là một người có tấm lòng trung quân và ái quốc cao
độ, Thái Sư Tô Hiến Thành biết rõ hơn ai hết sự suy đồi của Nhà Lý, như đã khởi đầu từ cuối đời Vua Lý Nhân Tôn(1072-1127)
Vua Lý Nhân Tôn không có con, do đó người kế vị không phải là người trực hệ, lại càng không phải là người được đào tạo để kế vị ngôi vua Vì vậy, Vua Lý Thần Tôn khi lên ngôi mới có 13 tuổi Hai vị vua kế tiếp sau đó lại còn tệ hại hơn: Vua Lý Anh Tôn (1138-1175) và Vua Lý Cao Tông (1176-1210) đều lên làm vua lúc mới có 3 tuổi Vì các
vị vua này lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi hoặc quá ít tuổi, nên việc các bà Thái Hậu, Thái Phi tham gia quyền bính là điều không tránh khỏi Trong thực tế thời đó, các bà Thái Hậu không có và cũng không được tiếp thụ nền giáo dụckhả dĩ đào tạo cho bản thân mình có đủ trình độ và kiến thức của một người lãnh đạo đất nước
Ngay đến Bà Thái Hậu nổi tiếng nhất và được nhiều nhà viết sử ca ngợi - và hiện nay vẫn còn đền thờ ở Làng Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội - là bà Nguyên Phi µ Lan, cũng có những vết đen trong cuộc đời
Khi Vua Lý Thánh Tôn đột ngột băng hà, triều đìinh Nhà Lý đã gặp nhiều rối ren Mãi 4 tháng sau, µ Lan Nguyên Phi mới được làm Thái Hậu và nắm quyền nhiếp chính Khi đã có quyền lực trong tay, bà đã bắt giam Hoàng Hậu Thương Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung và bỏ đói họ cho đến chết Phải chăng vì tội ác đó mà Vua Lý Nhân Tôn đã không có con để thừa kế sau này ?
Tiếp đó đến đời Vua Lý Anh Tôn, quyền bính trong triều đình thực tế do quyền thần Đỗ Anh Vũ và Bà Lê Thái Hậu thao túng Hai người tư thông với nhau Thái Tử Long Xưởng lại thông dâm với Cung Phi, nên bị phế làm thứ dân
và bị giam
Trang 17Triều đình điên loạn ! Chính vì thế mà Đỗ Anh Vũ đã bị bắt, bị đày làm thứ dân, rồi lại được phục hồi để làm Phụ Chính Đại Thần với quyền lực làm nghiêng ngả triều đình, và đã gây ra cái án oan khốc, làm cho 30-40 người cùng
Vũ Đái bị chém, bị bêu đầu trên các bến sông, bên chợ
Vai trò của Thái Sư Tô Hiến Thành trong vụ này thế nào? Các nhà viết sử không thấy đề cập Nhưng rõ ràng quyền hành trong triều đình Nhà Lý đâu còn ở trong tay Thái Sư ! Thái Sư chỉ còn là cái bóng để cho bọn quyền thần mặc sức hoành hành!
Đến khi già ốm, không có người trông nom, săn sóc Có thể vì cám cảnh cho một ông già đầy quyền lực trước đây
mà bây giờ bị cô đơn, ốm đau không người chăm sóc, nên Ông Vũ Tá Đường, với tấm lòng nghĩa hiệp vốn có của dòng họ Vũ, đã thường xuyên qua lại thăm hỏi (? )
Ông Vũ Tá Đường và Ông Vũ Đái chắc chắn cùng một dòng tộc họ Vũ, lại cùng làm quan đại thần nhà Lý qua các triều đại, thì làm sao mà Ông Vũ Tá Đường lại không biết Ông Vũ Đái bị chết oan (? ); ngay cả quan Thái Sư Tô Hiến Thành cũng biết là vậy nhưng đành bất lực (? ) Có lẽ vì có cùng tâm tư, cùng tình cảm lo buồn cho đát nước, và cùng cám cảnh cho thân phận, mà 2 ông già đã thường xuyên gặp nhau để cùng chia sẻ nỗi niềm (? ) Chứ lẽ đâu Ông Vũ Tán Đường đến với Ông Tô Hiến Thành để đi tìm cái gì đó không trong sáng cho bản thân mình!
Do đó khi được hỏi ai sẽ thay mình, Tô Hiến Thành đã nói ngay: Trần Trung Tá, quan Giản Nghị Đại Phu, chứ không phải là Đỗ An Thuân (Đỗ Thái Hậu lúc bấy giờ đã được phong làm Hoàng Thái Hậu) Khi đó Đỗ An Thuân
đã được phong làm Thái Sư Đông Bình Chương Sự, và Tô Hiến Thành chỉ còn giữ chức Thái Úy (5) Đỗ Anh Vũ lúc
đó đã chết Vì câu trả lời của quan Thái Úy không hợp ý mình, nên Hoàng Thái Hậu đã hỏi kháy lại: Tá Đường ngày nào cũng hầu thuốc thang, mà ông lại không nói đến là làm sao?
Câu trả lời, " Nếu như hỏi người hầu nuôi, thì không phải Tá Đường còn ai nữa? ", thật là qúa quắt Khẩu khí đó chỉ có thể là của Đỗ Hoàng Thái Hậu, người chị ruột của Đỗ Anh Vũ - đã bị qưan đại thần Vũ Đái vạch mặt trong
vụ án " Đỗ Anh Vũ " - Do tư thông vơi Lê Hoàng Thái Hậu, Đỗ anh Vũ đã bị bắt giam, bị tước hết quan chức, và bị giáng xuống làm thứ dân; sau đó Đỗ Thái Hậu đã âm mưu cùng Đỗ Anh Vũ báo thù: sát hại 30-40 người cùng mộtlúc Chính vì căm ghét họ Vũ mà người đàn bà ấy đã bịa khẩu ra lời nói của Tô Hiến Thành để bôi nhọ thanh danh của Vũ Tá Đường - một vị quan họ Vũ đồng thời với Vũ Đái
Có thể xác tín như vậy vì rõ ràng là sau buổi gặp đó, người thay thế Tô Hiến Thành không phải là quan Giản Nghị Đại Phu Trần Trung Tá, mà là Đỗ An Di, một người anh-em của Đỗ Hoàng Thái Hậu, làm phụ chính, và cùng với
Đỗ An Thuần đã nắm hết quyền bính của triều đình Nhà Lý lúc bấy giờ Vì vậy, việc Đỗ Hoàng Thái Hậu đến hỏi Thái Úy Tô Hiến Thành, về việc người thay ông, không nhằm mục đích sáng - ích quốc, lợi dân - mà rõ ràng chỉ nhằm mục đích bịa khẩu để bôi nhọ thanh danh của Vũ Tá Đường
Sự thực về Vũ tá Đường chúng ta phải hiểu như vậy! 820 năm qua, Ông Vũ Tá Đường vẫn bị miệng đời đàm tiếu,
và con cháu họ Vũ vẫn bị cay đắng vì bị hiểu lầm
Đã đến lúc chúng ta cần minh chứng cho Vũ Tá Đường cùng giải cái oan khuất của Vũ Đái
Lịch sử cần phải được xác minh lại một cách nghiêm túc, rõ ràng Ít nhất, trong dòng tôc họ Vũ cũng phải hiểu được cái oan ức của ông-cha, để - trong những trường hợp cần thiết - yêu cầu giới chức có thẩm quyền (các sử gia, dĩ nhiên) đính chính lại lịch sử cho hợp lý
Phải chăng vì hiểu được nỗi oan bịa khẩu này mà Ông Vũ Nạp (Vũ Vị Phú), Viễn Tổ của họ Vũ sau này, đã lấy tên đệm của ông-cha để đặt tên cho con trưởng của mình là Vũ Nghiêu Tá?
Nếu qủa như vậy thì dòng họ Vũ đã có thể nối liền từ Ông Vũ Tá Đường sang Ông Vũ Nạp; nghĩa là từ cuối đời Nhà Lý sang đầu đới Nhà Trần Do đó khỏang thời gian bị mất thông tin về gia phả dòng tộc họ Vũ dã từ 372 năm còn có 135 năm, tức là rút ngắn được 238 năm Như vậy phần thông tin gia phả chỉ còn lại có 4, 5 đời kể từ sau
Trang 18Trong thời gian đó, khoảng 300 năm, , có chừng 10 đời đã sống trên đát ngọc Cục.
Sau khi Giặc Nguyên sang xâm lấn nước ta vào thời kỳ Nhà Trần, một chi nhánh lại ra lâp nghiệp ở Thôn Bông và định cư ở đấy Đến đời vua Nhà Mạc, Mạc Mậu Hợp, niên hiẹu Diên Thánh (1578-1583), Thôn Bông được lập thành làng gọi tên là Hoa Đường (sau đổi tên là Lương Đường và hiện nay là Lương Ngọc)
Như vậy chi nhánh họ Vũ phân nhánh từ Mộ Trạch sang Ngọc Cục, và từ Ngọc Cục đến Hoa Đường đã kéo dài khỏang 20 thé hệ, trên dưới 600 năm
Từ thời gian thành lập Làng Hoa Đường cho đến đời Vua Lê Hân Đức Công, Lê Duy Phương (1729-1732), khoảng
150 năm; như vậy nối tiếp thêm 5 đời nữa
Cộng chung cả 3 thời kỳ, phân nhánh họ Vũ ở Làng Lương Ngọc đạ có 25 đời nối tiếp, khoảng 750
Người viết phả họ Vũ đầu tiên ở Làng Lương Ngọc là Ông Vũ Đình Lâm, tự Pháp Chân Ông Viết phả vào thời gian Vua Lê và Chúa Trịnh
Đem so với cuốn "Phả họ Vũ Làng Mộ Trạch" do các Ông Vũ Phương Lan (Cử Nhân), Vũ Tông Hải (Tú Tài), Vũ ThếNho (Tú Tài) viết, và Ông Vũ Huy Đỉnh (Tiến Sĩ) nhuận đính - cuốn phả này được viết từ năm 1769 và hoàn thành vào năm 1769, tức là vào đời Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) và Chúa Trịnh Giang - ta sẽ thấy 2 cuốn phả này coi như cùng đưọc viết đòng thời
Đáng tiếc nguyên bản cuốn " Phả họ Vũ làng Lương Ngọc" đã bị thất lạc Nếu như có thể tìm lại được, chúng ta cókhả năng ghép nối dòng họ Vũ từ Cụ Thủy Tổ Vũ Hồn cho đến con cháu họ Vũ ngày nay
-(1) Theo bia đá ở nhà thờ Cụ Vũ Uy ở Đa Căng, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa, Cụ Thủy Tổ Họ Vũ có bà vợ
họ Hoàng, sinh hạ được 3 người con trai Đẹ nhất lang thi trúng Tiến Sĩ Nam Quốc; đệ nhị lang thi trúng Tiến Sĩ BắQuốc; đệ tam lang văn và võ kiêm toàn, biệt phù Chiêm Quốc Cụ Vũ Uy, một trong 18 công thần khai quốc nhà
Lê thuộc về phân nhánh này Trong bia đá này có ghi rõ " Vũ Hồn Tiên Tổ, Trung Quốc nhân, Phúc Kiến nhân"
(2) Trích nguyên văn trong Dõi Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, tập I, kỷ nhà Lý, trang 283, NXBKHXH, 1972
(3) Về việc "ngại" đưa vào gia phả của dòng họ Vũ ở Làng Mộ Trạch cũng đã thể hiện 1 lần ở trường hợp Vũ TRácOánh, lãnh tụ Nông Dân Khởi Nghĩa ở thế kỷ 17 Danh sách tiến sĩ của làng đề tên ông là Vũ Trác Lạc, đỗ tiến sĩ khoa 1656 khi ông 42 tuổi Thực tế Ông Vũ Trác Oánh đỗ tiến sĩ khoa 1656 khi ông 22 tuổi, và đã l2m quan đến chức Tham Chính, tướ Nam; sau đó bị họ Trịnh truy lùng, nên đã bỏ làng đi nơi khác lập nghiệp
(4) Đõi Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển IV, tr.294, nhà XHKHXH, 1972
(5) Khi Long Trất còn là Hoàng Thái Tử, chưa lên ngôi Hoàng Đế, thì Tô Hiến Thành đã được Vua Lý Anh Tôn phong làm Nhập Nội Kiêm Thái Phó Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Vương, giúp Đông Cung
Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi
Phần Thứ Nhất - V
V Sơ Lược Thân Thế Và Sự Nghiệp Cụ Viễn Tổ Vũ Nạp
Cụ Viễn Tổ Vũ Nạp (tức Vũ Vi Phú) sinh tại Làng Mộ Trạch, Huyện Đường An, Phủ Hồng Châu, Tỉnh Hải Dương, nay là Làng Mộ Trạch, Xã Tân Hồng, Huyện Cẩm Bình, Tỉnh Hải Hưng Cụ sinh vào năm1226, năm thứ nhất đời Vua Trần Thái Tôn
Trang 19Theo gia phả chính thức của dòng tôc Vũ còn lưu truyền lại cho đến bây giờ: Do có thời gian phả hệ bị gián đoạn sau đời Cụ Thủy Tổ Vũ Hồn, nên Cụ Vũ Nạp được coi là Tổ đời thứ nhất họ Vũ ở Làng Mộ Trạch, sau Cụ Thủy Tổ
Vũ Hồn Thực tế khoảng thời gian từ sau khi Cụ Thủy Tổ mất đến thời gian sinh của Cụ Viẽn Tổ là 373 năm, tươngdương với khoảng từ 10 đến 12 đời Như vậy, nếu ghép lại được gia phả một cách đầy đủ, từ sau đời Cụ Vũ Hồn , thì Cụ Vũ Nạp sẽ thuộc đời thứ 10 hoạc đời thứ 12 Nhưng riêng đối với nhánh họ Vũ ở Làng Tràng Kênh và Dưỡng Đông, thuộc Huyện Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng, thì Cụ Vũ Nạp lại là ÔngTổ đầu tiên của phân Nhánh
Cụ Vũ Nạp có 2 bà vợ và 4 con trai Bà Cả, người Làng Mộ Trạch, sinh được 2 người con là Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi (còn có tên là Vũ Nông) Cả 2 người đều đỗ tiến sĩ cùng khoa Giáp Thìn, đời Vua Trần Anh Tôn, và đều làmquan dại thần ở Triều Trần
Bà Thứ, là Ngô thị Ngại, người Làng Tràng Kênh, cũng sinh được 2 người con là Vũ Đại và Vũ Huệ An
Vũ Đại sinh ra và lớn lên ở Tràng Kênh, nay là Thị Trấn Minh Đức, Huyện Thủy Nguyên, Thành Phố Hải Phòng Còn Vũ Huê An, khi trưởng thành, đã sang lập nhiệp ở Làng Dưỡng Đông, nay là Xã Minh Tân, Huyện Nguyên Thủy Vì thế, con cháu họ Vũ Tràng Kênh và Minh Tân ngày nay đèu có chung một Ông Tổ đời thứ nhất là Cụ Vũ Nạp
Ngay từ thuở nhỏ, Vũ Nạp đã học tinh thông cả Đạo Nho và Đạo Phật Năm thứ 19 đời Vua Trần Thái Tôn - Năm Đinh Mùi, 1247 - Trièu đình mở khoa thi Tam Giáo, ông đi thi dưới tính danhVũ Vị Phú và đỗ „t Khoa ( đỗ đầu là Giáp Khoa, dỗ thứ nhì lá „t Khoa, tương đương vói Bảng Nhỡn của các khoa thi sau này) Từ đó ông được coi là người cắm lá cờ Tư Văn đầu tiên của họ Vũ ở Làng Mộ Trạch Ông được cử làm quan triều Vua Trần Thái Tôn với chức Tăng Thống, Hàn Lâm Viện (124701248)
Trong sử sách và trong gia phả họ Vũ Mộ Trạch đều nói đến 3 lần Ông Vũ Nạp đã tham gia vào nỗ lực chống quânxâm lược Mông Cổ (1288) Trong thời gian Tướng Quân Trần Quốc Bảo được giao nhiệm vụ phòng thủ ven biển, ông đã cho quân trán giữ vùng Ang Hồ, Ang Lạc, ở trong vùng núi đá Tràng Kênh
Ông Vũ Nạp bấy giờ là Phó Tướng và đã giúp việc đắc lực cho Tướng Quân Trần Quốc Bảo
Tháng 2 năm 1288, khi chờ mãi không thấy thuyền lương của Trương Văn Hổ Tới, Tướng Mông Cổ Ô Mã Nhi phải mang quân đi đón thuyền lương và bị quân ta chặn đánh ở nhiều nơi, như ở Cửa Đại Bùng, Đồ Sơn Ô Mã Nhi mang thuyền chiến ra đóng ở vùng Áng Bang, tức Quảng Yên ngày nay Nhưng khi được tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã cho quân cướp Trại Hưng Yên Trần Khánh Dư nghênh chiến với
Ô Mã Nhi ở đó
Trần Quốc Bảo và Vũ Nạp mang quân ra Hưng Yên để tìếp viện Quân ta chiến đấu rất dũng cảm; trong trân chiếnđấu ác liệt này, Trần Quốc Bảo đã bị thương nặng Nhân dân và quân sĩ đưa ông về Áng Mễ để cứu chữa Vì vết thương quá nặng, Trần Quốc Bảo đã hy sinh ngày 07 / 01 / 1288 ( Mậu Tý)
Vũ Nạp đã cho đắp con đường từ Gia Minh đến Tràng Kênh để đưa thi hài Trần Quốc Bảo về an táng tại chân núi Phượng Hoàng
Tướng Quân Trần Quốc Bảo mất, Phó Tướng Vũ Nạp lên thay chỉ huy quân sĩ
Ngày 08 tháng 3, năm Mậu Tý, đời vua Trần Thái Tôn (9 / 4/ 1288), Tướng Quân Vũ Nạp đã chỉ huy quân sĩ của mình tham gia trận đánh quyết chiến, diễn ra trên Sông Bạch Đằn lịch sử Trương Hán Siêu đã mô tả trận đánh trong bài Bạch Đằng Giang Phú: " Quân ta tiêu diệt nhièu địch, bắt sống tướng giặc là Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp, thu hơn 400 chiến thuyền"
Sau khi đóng góp phần công, sức vào trận chiến thắng vang dội và có tinh chất quyết định trong cuộc chiến thắng Quân Nguyên xâm lược (1) , Ông Vũ Nạp đã được Vua Nhà Trần khen ngợi và phong tước "Đông Giang Hầu, Tả Tướng Quân"
Ông tâu với vua để xin được ở lại Tràng Kênh, không phải về triều
Sau này, khi ông mất tại Tràng Kênh vào ngày 4 tháng Giêng Âm Lịch Nhân dân và con cháu chôn cất ông tại một
gò ven Sông Thái, thuộc Làng Tràng Kênh, ngày nay là Trấn Minh Đức Để ghi công lao của ông, nhân dân Tràng Kênh đã xây đền thờ kính ông tại ngay nơi gò mộ của ông (2) Hiện nay đền thờ Đông Giang Hầu, Tả Tướng Quân
Vũ Nạp được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích văn hóa-lịch sử của Thành Phố Hải Phòng
Trang 20_Sau này lịch sử thế giới đã xác nhận trong thế kỷ 13-14 quân đội đé chế Nguyên-Mông đã đi từ Đông sang Tây, từ
Á sang Âu, làm mưa, làm gió trên toàn thế giới Quân đội đó duy nhất chỉ có 3 lần thua trận ở Việt Nam ( ngoài ra
có 1 lần đi đánh Nhật bị bão biển, chiến thuyền phải rút lui)
Theo tu liệu của Ban Quản Lý Di Tích và Danh Lam Thắng Cảnh , Thành Phố Hải Phòng
Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi
Phần Thứ Nhất - VI
VI Sự Phát Triển Của Dòng Họ Vũ Từ Thủy Tổ Vũ Hồn-Viễn Tổ Vũ Nạp Cho Đến Hiện Nay
Dòng họ Vũ gắn liền với tên đất và tên làng : Ấp Khả Mộ, Làng Mộ Trạch Tại Làng Mộ Trạch hiện nay có 11 dòng
họ, trong đó họ Vũ là họ lớn nhất : nhất Vũ , nhì Lê Vào cuối đời Trần, họ Vũ đã chia thành năm chi và tám phái Khởi tổ của Tiền Ngũ Chi Vũ Bá Khiêm là hậu duệ của Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi Khởi Tổ của dòng họ Lê là Lê Như Huy, gốc Thanh Hóa, làm Tả Giang An Phó Sứ Lạng Giang, hiệu là Trí Trai Tiên Sinh, lấy con gái họ Vũ Mộ Trạch, rồi lập nghiệp ở đây Sự phát triẻn của dòng họ Vũ-Lê đã làm cho Làng Mộ Trạch mỗi ngày một đông, và cũng đã làm cho Làng Mộ Trạch nổi tiếng một thời Sử sách đã ghi nhận Mộ Trạch là một làng của nho gia; người trong nước thường khen đất này là Làng Tiến Sĩ, đất của những nhà nho học rộng, nơi mà đời nào cũng có người
đỗ đạt cao
Trong hoàn cảnh dân số mỗi ngày một tăng; ruộng đắt ít, lại thuộc khu đồng trũng, thấp và xa sông; mưa nhiều thì ủng và nằng nhiều thì hạn Cả làng chỉ có khoảng trên dưới 800 mẫu - trừ các ruộng công ích, ruộng hương hỏa, đình chùa, ao hồ, và những ruộng phải cấy tô cho những làng bên Vì vậy, đến thời Lê - khi đó dòng họ Vũ phát triển thêm 5 chi sau (Hậu Ngũ Chi) với Khởi Tổ là Cụ Tổ Vũ Quốc Sỹ - các chi, pháí họ Vũ, đã như vét dầu loang, lan dần đến các thôn, xã trong vùng thuộc Huyện Đường An Tiếp đó là việc di cư đến một số làng thuộc nhiều huyện trong Trấn Hải Dương, đến các tỉnh đồng bằng vùng trung du Bắc Bộ và đến các vùng biển Thái Bình,Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, v.v của Đất Bắc Hà, rồi dần dần phát triển đến Thanh, Nghệ, Trung và Nam Bộ Khi vào đến Miền Trung, vào thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, dòng họ Vũ vì phải kiêng tên húy của Chúa Nguyễn,
đã phát âm Vũ thành ra Võ
Từ những đặc đìểm của bối cảnh trên, ta thấy xuất hiện bốn hiện tượng xã hội có ảnh hưởng đến những thiên và biến-cố lịch sử trong giai doạn Thế kỷ 10-Thế kỷ 18, cùng sự tỏa rộng của dòng họ Vũ từ Làng Mộ Trạch
biến-ra khắp nơi trong nước
Một là: Ngoài sự gia tăng nhanh chóng của các chi và phái trong dòng họ trong vòng trên dưới hai-ba trăm năm đầu, còn có những trường hợp xin nhập họ, xin làm con nuôi, hoặc nhận làm con nuôi, con rể do quan hệ đồng liêu, đồng khoa, đồng túc, đồng triều vì họ Vũ Mộ Trạch không những có chỗ đứng đặc biệt so vớ các họ khác,
do sự đông đảo về số lượng và vai trò chủ thể ở làng, mà còn là dòng họ có địa vị cao và quan hệ rộng rãi trong
xã hội nhờ có nhiều người đỗ đạt làm quan hoặc dạy học ở nhiều địa phương, Đây là lúc họ Vũ phát triển cả về sốlượng và chất lượng
Hai là: Nho Giáo phát triển đi đôi với chế độ khoa cử để kén chọn nhân taì được coi trong Là một làng nho học nổi tiếng, Làng Mộ Trạch, ngoài số lượng người thi đỗ Trạng Nguyên Hoàng Giáp, Tiến Si được cử làm quan, còn sản xuất ra một số lượng khá đông đảo thầy đồ, thầy khóa, trong giới này có nhiều người tuy đỗ cao, nhưng chọn đời sống ẩn dật, mở trường dạy học, làm thày thuốc chữa bệnh để cứu dân, độ thế Phần lớn những người đỗ đạt,được bổ nhiệm quan chức, đều sinh cơ, lập nghiệp ở những nơi sở nhiệm, rồi nhận những nơi đó làm quê mới của nhánh họ Vũ sau này Điển hình như nhánh họ Vũ ở Ngọc Quan (Gia Lượng Hà Bắc); Tổ thứ nhất là Vũ Phúc An,
Vũ Phúc Nhân - Đình Úy Chỉ Huy Sứ đời Vua Lê Thánh Tôn; đến đời thứ 7 có Tiến Sĩ Vũ Miễn Câu đối sau đây còntruyền lưu ở nhà thờ dòng họ:
Triệu thủy tích tông Đông Mộ Trạch
Thanh danh kim thị Bắc Lang Tài
Trang 21Từ xưa đến nay, nhánh họ Vũ này hàng năm đều sai phái con cháu về lễ Nguyên Tổ vào dịp ngày 8 tháng Giêng,
và ngày giỗ Cụ VŨ PHONG, Khởi Tổ chi 5 Một nhà hiền triết xưa đã nói, "Một ấp muời nhà tất có người trung tín; nhận định này hiển nhiên đúng khi áp dụng vào trường hợp các chi, nhánh xuất phát từ dòng họ Vũ Làng Mộ Trạch, một dòng họ có nhiều văn quan, võ tướng dưới các triều Trần, Lê, Mạc; một dòng họ có tiếng là Nhân-Trí
Ba là: Trong Thế kỷ 17 và 18, nạn vỡ đê xảy ra liên miên, uy hiếp thường xuyên sự sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân Nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này là nạn đói năm 1681 Nạn đói bắt đầu ở Trấn Hải Dương, sau lan dần ra khắp Đàng Ngoài Sử cũ chép :
" Dân bỏ cả cày, cấy; thóc lúa dành dụm trong xóm, làng đều hết sạch; duy có Sơn Nam còn khá hơn, Dân lưu vong bồng bế nhau đi kiếm ăn đầy đường Dân phần đông sống nhờ rau, quả; đến nỗi ăn cả chuột, rắn " (1).Riêng ở vùng Hải Dương :
" Ruộng, vườn đã biến thành rừng rậm; những giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ ngoài đồng Những người dân sống sót phải bóc vỏ cây để đun, bắt chuột ngoài đồng để ăn " (2)
Những nạn đói khủng khiếp và kéo dài ấy đã làm nhiều người chết đói; những người sống sót vì không còn kế sinhnhai, phải bỏ làng, xóm, đồng, ruộng đi kiếm ăn trên rừng, tràn lấn sang các vùng trung du và ven biển, tạo thànhmột tầng lớp nông dân đông đảo Trong một tình thế xã hội như vậy, nhân dân Làng Mộ Trạch nói chung, dòng họ
Vũ nói riêng, dĩ nhiên cũng phải chịu chung cảnh ngộ ấy
Bốn là: Những biến cố lịch sử từ năm 1737 đến năm 1740 Ngoài thực trạng trộm cắp như rươi, giặc giã đã xảy ra liên miên ở tất cả các vùng; đáng kể nhất là sự phát triển của phong trào đấu tranh của nông dân khắp Đàng Ngoài Cuối năm 1739, Hải Dương là một trong những nơi phong trào nông dân khởi nghĩa rất sôi nổi, mãnh liệt : Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi dậy ở Ninh Xá, Huyện Chí Linh; Vũ Trác Oánh ở Mộ Trạch, Huyện Đường An (3)) , Ông Oánh tự xưng là Minh Công, nêu khẩu hiệu "Phò Lê, Diệt Trịnh" Cuộc khởi nghĩa không thành; Chúa Trịnh đàn áp, khủng bố, đốt đình Làng Mộ Trạch; vì vậy, dân làng bị phân tán; con cháu và thân thuộc của Ông Oánh phiêu bạt đi nhiều nơi, mai danh, ẩn tích, đổi họ Trong đó có người chạy về Hành Thiện làm con nuôi, con rể họ Đặng (4) , và đổi tộc tính thành Đặng-Vũ, như câu đối ở nhà thờ họ Đặng-Vũ ở Hành Thiện còn lưu lại:
Nguyên Vũ Thị bách niên tiền, Đông thổ Đường An cố quận;
Cải Đặng Tính tam thế hậu, Nam thiên Hành Thiện chi từ
(nghĩa: Nguyên là họ Vũ, cách đây trăm năm ở tỉnh Đông, Huyện Đường An; Đổi ra họ Đặng Vũ, sau ba đời có nhàthờ ở Tỉnh Nam, Làng Hành Thiện
Ngược lại có những hậu duệ dòng họ Mạc đỏi sang họ Vũ-Tiến, như trường hợp chi Vũ-Tiến ở Xã Đông Xuân, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình Theo gia phả viết năm 1632, năm Lê Đức Long thứ tư, họ Vũ Tiến đổi là họ Ngô, làm quan Nhà Mạc, rồi lại đổi sang họ Bùi và di chuyển về phía Nam, cư ngụ ở Trực Nội; đến đời thứ 3 có đất, vườn; đến đời thứ 5 lập đền thờ và đổi ngược tên, từ đời thứ nhất, về họ Vũ-Tiến; tính cho đến nay đã có đời thứ 18-19 Vậy gốc họ Vũ-Tiến (trước là Ngô và Bùi) chính là một chi họ Mạc Bắt đầu tính từ ông tổ đời thứ 5 là
Vũ Tiến Luyện, sinh năm Nhâm Thân, mất ngày 7 tháng 12, năm Qúy Tỵ, thọ 82 tuổi, làm Tổng Trưởng, tước Bách Lý Hầu
Thái Bình còn có nhữ dòng họ Vũ như:
Họ Vũ ở Vân Đồn, Thụy Anh, Thái Bình, do 3 anh-em Vũ Đình Truyền, Vũ Duy Chi, Vũ Đình Đông - hậu duệ đời thứ 15 của Khởi Tổ Vũ Công Tráng, đỗ Hương Cống, thuộc Chi 5, Tiền Ngũ Chi, họ Vũ Mộ Trạch - dời cư về quê
mẹ để sinh cơ, lập nghiệp , không còn ai ở nguyên quán
Họ Vũ-Tiến ở Thôn Phúc Bồi, Xã Quỳnh Hương, Huyện Quỳnh Phụ, Có 7 hộ nhập ấp lúc ban đầu, trong đó có 3 hộ
họ Vũ với 3 tên lót khác nhau: Vũ Tiến, Vũ Đình, Vũ Đăng Khởi Tổ họ Vũ Tiến là Vũ Tiến Tộ, Phó Dốc Vận Quân Lương Quận Giao Chỉ Ông Tổ họ Vũ Đăng là Tổng Quản Quân Lương Ông Tổ họ Vũ Đình là người bảo vệ kho quan lương Hàng Kênh (cả 3 ông họ Vũ đều là quan quân Nhà Hậu Trần, chống giặc Minh) Tổ họ Vũ Đình lấy vợ Làng Mỹ Giá Cả 3 nhánh họ Vũ trên cha truyền con nối đến ngày nay, nhưng không rõ phát tích từ đâu - Vũ Tiến Tộc gia phả chép năm Đinh Dậu, 1897, cũng ghi rõ : không có quan hệ gì với Vũ Tiến ở Đông Hưng
Nhánh họ Vũ ở Nam Đường, Nam Xuân Trực và Nam Xuân Hậu, Huyện Kiến Xương Khởi Tổ là Vũ Pháp Thông, đời
1, đến Vũ Pháp Tịch, đời 2, đời 3 là Vũ Pháp Đình Chũ lót ban đầu là Phúc, nhưng vì phải kiêng tên húy của Vua
Trang 22Lê Duy Bang, hiệu là Hồng Phúc, nên phải cải là Pháp Đền đời thứ 3 không phải kiêng kỵ, nên lại trở về chữ lót là Phúc Nhánh xuất từ Tổ Vũ Định, cụ sinh được 5 con trai, hình thành "ngũ chi", cha truyền con nối cho tới nay Dụng ý của người xưa là gợi nhớ cho con cháu tìm về ngưồn; nên ngay từ khi đến lập ấp, việc đặt tên làng đã phảng phất những nét tương đồng với quê cũ; nhưng do hoàn cảnh lúc ấy nên không dám ghi rõ tông tổ.
Cũng có những nhánh họ Vũ - như nhánh ở Văn Canh, gần Nhổn, Hà Tãy - đổi sang họ Nguyễn từ cuối đời Nhà Mạc, hoặc họ Lều-Vũ ở Cao Bằng Tất cả những trường hợp này đều do những biến cố lịch sử Tình trạng đổi tộc tính này cũng phổ biến tại các tỉnh Miền Trung, nhưng phần đông lại đổi ngược trở lại tộc tính cũ khi trở về Miền Bắc vào những thời điẻm khác
Tóm lại, với thời gian trải dài hơn 11 thế kỷ, và do sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, như phải trải qua biết bao nỗi thăng trầm, thiên tai, biến động lịch sử, và lại phải trải qua gần nửa thế kỷ chống ngoại xâm, Pháp rồi đến Mỹ, nhũng hậu duệ họ Vũ đã thiên cư đi nhiều nơi, từ Bắc chí Nam; và một bộ phận nhỏ di tản ra nước ngoái, ở khắp các nước trên thế giới - Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Úc, Hiện nay có chi phái còn giữ được gia phả, nhưng phần dông các chi phái đã bị mất gia phả Dó là một thực tế phổ biến; phần nhiều các chi, phái chỉ còn nhớ gốc tích qua truyền miệng, qua lời trăn trối của người xưa: " Nguyên Tổ Tiên mình là Vũ Hồn, quê gốc ở Tỉnh Đông, hay Hải Dương"
Sau ngày 30/4/1975 và sau ngày thống nhất đất nước, phong trào vấn tổ tìm tông, tìm về cội nguồn được dịp pháttriển nhanh - cả bề rộng và chiều sâu Từng nhánh họ Vũ, tùng gia đình họ Vũ đã nỗ lực tìm về cội nguồn để mong đáp ứng được những bức xúc tình cảm và tâm linh của nhiều thế hệ, nhất là của những người thuộc lứa tuổi
"xưa nay hiếm ", kể cả những người trong dòng họ Vũ đang sinh sống ở nước ngoài Điều hiển nhiên là tuy hoàn cảnh sống có khác nhau, nhưng tất cả mọi người đều có một điểm tương đồng: luôn hướng về tổ quốc, nhớ về quê hương, dòng họ, nơi chôn nhau cắt rốn, với mái đình xưa, cây đa, giếng nước, và những kỷ niệm không thể nào quên của thời thơ ấu
Chính từ tình hình chung đó mà các chi nhánh xa gần của dòng họ Vũ phát triển từ Mộ Trạch ra đi, nay hàng năm đều có các đại biểu tìm về gốc cũ, nguồn cũ, mang theo những chứng từ còn lưu giữ được: gia phả viết bằng chũ Hán, chữ Nôm, hoặc đã được chuyển âm và phiên dịch ra chữ quốc ngữ; câu đối ở nhà thờ, kỷ vật duy nhất, vì giaphả đã mất từ lâu, hoặc những di ngôn truyền khẩu của ông-cha về nguồn gốc mình Có một thực tại rất đáng quan tâm và vui mừng là, dù còn định cư tại quê tổ hay đã đi xa, con cháu các chi, phái đời nối đời vẫn giữ được truyền thống chung của dòng họ Qua sợi dây huyết thống vô hình và thiêng liêng sớm hay muộn các chi-phái-nhánh họ Vũ cũng sẽ quy tụ lại được trong một cộng đồng gia tộc đồng nhất Đó chính là một đặc diểm riêng và cũng là niềm tư hào của dòng họ Vũ Hồn
Cho đến nay, ban liên lạc Vũ-Võ tộc Hà Nội, trong hai năm 1995-1996 ,đã nhận được trên 60 bản gia phả của các nhánh dòng họ Vũ gửi về để yêu cầu đối chiếu, tìm hiểu, và xác định xem nhánh mình thuộc chi, phái nào, thuộc Tiền Ngũ Chi hay Hậu Ngũ Chi của Nguyên Tổ Vũ Hồn Những nguyện vọng này rất đáng tôn trọng
Trên cơ sở những văn bản đã nhận được, hoặc qua những trao đổi trực tiếp với đại diện các nhánh, Ban Liên Lạc xin giới thiệu tóm tắt các nhánh họ Vũ ở các địa phương để các nơi tham khảo và cung cấp bổ xung thêm các tư liệu mới, góp phần hoàn chỉnh cuốn phả của dòng họ
1 Tại Xã Yên Trường, Chương Mỹ, Hà Tây Nhánh này còn giữ được gia phả, trong đó ghi danh tính Tiến Sĩ Vũ Tính, thuộc phái Bính Mộ Trạch Sau khi từ quan, Cụ về dạy học và lập nghiệp ơ đây
2 Tại Thôn Lạc Tràng, Xã Lan Hạ, Duy Tiên, Nam Hà Gia phả ghi rõ phát xuất từ Mộ Trạch (Nhánh hiện còn một
cụ Tổ Bà)
3 Tại Làng Hoành Nha, Xã Giao Tiến, Huyện Xuân Thủy, Nam Hà Gia phả phả của nhánh họ Vũ ở đây ghi chép được từ năm Tự Đúc thứ 7, Giáp Dần, 1854, kể từ Cụ Vũ Diên, thuộc dòng Vũ Hồn, đến nay khoảng 20 đời và gần
500 năm Con gái họ Vũ có người làm dâu họ Bùi cũng là thế gia tên tuổi trong vùng
4 Tại Thôn Trung Lao, Xã Trung Đồng, Huyện Nam Ninh, Nam hà, Khởi Tổ của nhánh họ Vũ này còn ghi phả được
từ Cụ Vũ Quang Thanh, nguyên Tổng Đốc Kinh Bắc và Vũ Quang Nhạ (đời bốn), Nguyên Tổng Đốc Hải Dương, cháu là Vũ Thế Hùng Cả 3 thế hệ đều nối đời về lễ tổ tại Làng Mộ Trạch hàng năm
5 Tại Thôn Phượng xã Nam Dương, Nam Ninh, Nam Hà Con cháu họ Vũ ở đây đến nay có tới 4000 nhân khẩu; ông-bà truyền khẩu là thuộc dòng Vũ Hồn, quê gốc Hảỉ Dương