1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương chi tiết học phần Đánh giá doanh nghiệp (Học viện Tài chính)

6 492 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 21,53 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆPHọc viện Tài chính – Khoa Tài chính công Bộ môn Phân tích chính sách Tài chính 1.. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC - Tên môn học: Đánh giá doanh nghiệp -

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Học viện Tài chính – Khoa Tài chính công

Bộ môn Phân tích chính sách Tài chính

1 THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

sinh

1 Nguyễn Trọng Hoà 1975 Tiến sĩ Tài chính – Ngân

hàng

Đại học Kinh tế Quốc dân

2 Hoàng Trung Đức 1990 Thạc sĩ Tài chính – Ngân

hàng

Học viện Tài chính

2 THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

- Tên môn học: Đánh giá doanh nghiệp

- Mã môn học: BVA0358

- Số tín chỉ: 02 tín chỉ

- Môn học: Môn bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Triết học, Kinh tế chính trị, Tài chính doanh nghiệp,

Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Phân tích và

dự báo tài chính, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

- Các yêu cầu đối với môn học: Để hoàn thành môn học Đánh giá doanh nghiệp;

sinh viên phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu sau:

+ Nghiên cứu Bài giảng gốc môn học Đánh giá Doanh nghiệp trước khi sau khi giảng viên giảng dạy trên lớp.

+ Ghi chép đầy đủ nội dung trên lớp theo yêu cầu của giảng viên.

+ Chuẩn bị và trình bày nội dung thảo luận trong các buổi thảo luận trên lớp.

+ Làm bài kiểm tra điều kiện và thi kết thúc học phần theo quy chế thi của Học viện Tài chính.

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 24 tiết

+ Thảo luận trên lớp: 6 tiết

+ Tự nghiên cứu: 15 tiết

- Địa chỉ bộ môn phụ trách: nguyentronghoa@hvtc.edu.vn

Trang 2

3 MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

3.1 Mục tiêu và kiến thức sinh viên cần đạt được:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Đánh giá doanh nghiệp: Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Đánh giá doanh nghiệp; Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp; Đánh giá môi trường vĩ mô – vi mô doanh nghiệp; Đánh giá sản phẩm, quản trị tài chính doanh nghiệp; Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực hành Đánh giá doanh nghiệp thông qua một số phương pháp định lượng: Phân tích phân biệt; hồi quy Logit

- Tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các Tổ chức tín dụng và các công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

3.2 Mục tiêu và kỹ năng người học cần đạt được:

- Sinh viên có những kiến thức nền tảng về môn học Đánh giá doanh nghiệp.

- Sinh viên có kỹ năng sử dụng một số phần mềm thực hành cho hoạt động Đánh giá doanh nghiệp như: Eview, SPSS, Stata

- Sinh viên có khả năng độc lập nghiên cứu, độc lập thực hành Đánh giá doanh nghiệp trong quá trình thực tập.

- Sinh viên có kỹ năng đọc, hiểu, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo Tài chính của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp

3.3 Yêu cầu về thái độ học tập

- Tôn trọng giảng viên; trong quá trình học tập trên lớp và tự nghiên cứu nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu của giảng viên.

4 TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học cung cấp những lý luận cơ bản về đánh giá doanh nghiệp, các phương pháp đánh giá doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp trên các phương diện khác nhau như: đánh giá môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, sản phẩm và thị trường, tình hình tài chính, tình hình quản trị dủa doanh nghiệp

5 NỘI DUNG CHI TIÊU MÔN HỌC

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về đánh giá

1.2 Khái niệm đánh giá doanh nghiệp

Trang 3

1.3 Mục đích của đánh giá doanh nghiệp

1.3.1 Đối với Ngân hàng

1.3.2 Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán

1.3.3 Đối với các doanh nghiệp

1.4 Mục tiêu của đánh giá doanh nghiệp

1.5 Đặc điểm của đánh giá doanh nghiệp

1.6 Các nhân tố cần được xem xétkhiđánh giá doanh nghiệp

1.7 Các phương pháp đánh giá doanh nghiệp

1.7.1 Phương pháp chuyên gia

1.7.2 Bảng câu hỏi đánh giá cổ điển

1.7.3 Hệ thống định tính

1.7.4 Phương pháp thống kê

1.7.5 Mô hình phân tích phân biệt

1.7.6 Mô hình Logit và Probit

1.7.7 Phương pháp định giá quyền chọn

1.7.7.1 Mô hình định giá quyền chọn

1.7.7.2 Mô hình luồng tiền

1.7.7.3 Phương pháp Moody’s-KMV

1.8 Phương pháp kết hợp

1.9 Quy trình đánh giá doanh nghiệp

Chương 2 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1 Đánh giá môi trường chính trị - pháp luật

2.1.2 Đánh giá môi trường kinh tế

2.1.3 Đánh giá môi trường văn hoá – xã hội

2.1.4 Đánh giá môi trường tự nhiên

2.1.5 Đánh giá môi trường khoa học công nghệ

2.1.6 Đánh giá môi trường toàn cầu

2.2 Đánh giá môi trường vi mô

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2.2.2 Các nguồn cung ứng trong ngành

2.2.3.Chu kỳ kinh doanh

Trang 4

2.2.4 Triển vọng tăng trưởng của ngành

2.2.5 Áp lực cạnh tranh trong ngành

Chương 3 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

3.1 Vai trò sản phẩm đối với xã hội và nền kinh tế

3.2 Đánh giá chu kỳ đời sống của sản phẩm

3.3 Đánh giá tiềm năng của sản phẩm

3.4 Đánh giá chất lượng của sản phẩm

3.5 Đánh giá thị trường của doanh nghiệp

3.5.1 Đánh giá quy mô của thị trường tiềm năng

3.5.2 Đánh giá về thị phần của doanh nghiệp

3.6 Đánh giá chiến lược cạnh tranh tiêu thụ sản pham của doanh nghiệp

Chương 4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

4.1 Đánh giá công nghệ hiện tại của doanh nghiệp

4.2 Đánh giá chiến lược đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

4.3 Đánh giá công suất máy móc thiết bị của doành nghiệp

4.4 Đánh giá sự tác động của công nghệ với môi trường

4.5 Đánh giá nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp

4.6 Đánh giá địa điểm của doanh nghiệp

4.7 Đánh giá địa điểm của doanh nghiệp trong bối cảnh khu vực và trường quốc tế 4.8 Đánh giá về loại hình doanh nghiệp và tổ chức quản lý

4.9 Đánh giá chiến lược lựa chọn và chuyển đổi loại hình sở hữu của doanh nghiệp 4.10 Đánh giá về tổ chức - quản lý doanh nghiệp

4.11 Đánh giá qui mô của doanh nghiệp

4.12 Đánh giá vê quản trị nguôn nhân lực

Chương 5 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

5.1 Đánh giá tình hình tài chính qua các tỷ số

5.2 Phân tích các hệ số tài chính

5.2.1 Phân tích hệ số khả năng thanh toán

5.2.2 Phân tích hệ số đòn bẩy tài chính

5.2.3 Đánh giá khả năng sinh lợi

5.3 Phân tích hệ số thị trường

Trang 5

5.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 5.3.2 Đánh giá chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

5.3.3 Đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp

5.3.4 Đánh giá quản trị ngân quỹ lưu động

5.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Chương 6 THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

6.1 Các nội dung và thang điểm đánh giá

6.2 Thực hành đánh giá doanh nghiệp

6 TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tài liệu bắt buộc: Bài giảng gốc “Đánh giá doanh nghiệp” – Học viện Tài

chính.

- Tài liệu tham khảo:

+ Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính

+ Giáo trình “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” – Học viện Tài chính

+ Giáo trình “ Quản trị doanh nghiệp” – Học viện Tài chính

+ Giáo trình “ Phân tích tài chính doanh nghiệp” – Học viện Tài chính

+ Tham khảo một số tác phẩm nước ngoài :

 “The logic of Evaluation” (Sự lô-gic trong hoạt động đánh giá) – Micheal Scriven.

 “The difference between Evaluation and social science Research” (Phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá và nghiên cứu khoa học xã hội) – Micheal Scriven

 Cẩm nang chứng khoán Merrill Lynch

7 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

NỘI DUNG

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng số

Lên lớp

Tự học Lý

thuyết

Thảo luận

Chương 1: Tổng quan về đánh giá

Chương 2: Đánh giá môi trường bên

ngoài doanh nghiệp

Chương 3: Đánh giá sản phẩm doanh

Trang 6

Chương 4: Đánh giá quản trị doanh

nghiệp

Chương 5: Đánh giá tình hình tài chính

Chương 6: Thực hành đánh giá doanh

8 Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

+ Yêu cầu về mức độ lên lớp : Trên 80% thời gian,

+ Yêu cầu về mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp : Phải tích cực thảo luận nhóm

+ Yêu cầu về thời hạn và chất lượng các bài tập, bài kiểm tra : Làm đầy đủ bài tập, có ít nhất một bài kiểm tra

9 Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra- đánh giá

9.1 Kiểm tra- đánh giá thường xuyên

9.2 Kiểm tra – đánh giá định kỳ

Bao gồm các phần sau:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…): 5%

- Phần tự học, tự nghiên cứu: 5%

- Hoạt động theo nhóm: 5%

- Kiểm tra- đánh giá giữa kỳ: 10%

- Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: 75%

- Các kiểm tra khác:

9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:

9.4 Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)

TRƯỞNG BỘ MÔN

Ngày đăng: 07/02/2017, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w