TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY Đề bài 1: Anh chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” Bài làm “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu) Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu cổ tích có “Tấm Cám”, truyện ngụ ngôn có “Thầy bói xem voi” thì truyền thuyết có “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại. Truyện xưa kể rằng, vua Hùng có một người con gái đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm đó, Thục vương sai sứ đi cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng tính đồng ý nhưng tướng Lạc Hầu cản lại, bảo rằng Thục chỉ có mưu đồ chiếm nước ta mà thôi. Không cầu hôn được vợ, Thục vương tức lắm. Di chúc để lại cho đời sau buộc phải cướp được nước Văn Lang của vua Hùng. Con cháu vua Thục mấy lần kéo binh sang đánh mà không được. Vua Hùng thấy thế đâm ra tự mãn, chỉ lo vui chơi, không lo việc binh biến, cuối cùng phải nhảy sông tự vẫn. Nước Văn Lang bị mất. Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán đã đứng lên dẹp loạn, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Ông đã một lòng vì nước, rất thương dân. Triệu Đà đánh thua bèn rút về nước, cầu hòa và xin An Dương Vương gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Mặc dù tướng Cao Lỗ đã hết sức can ngăn nhưng An Dương Vương vẫn mặc, lại còn bãi chức tướng Cao Lỗ. Và bi kịch cũng xuất phát từ đó. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, trích truyện “Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, đã nói lên chiến công của An Dương Vương trong việc xây thành Cổ Loa và diễn tả nỗi bi thảm của mối tình giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Trong buổi đầu dựng nước, An Dương Vương đã rất có công với dân tộc. Ông cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ông bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ông dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ông, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ông đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ông còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho An Dương Vương một cái vuốt. Ông đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng An Dương Vương quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ. Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn nơi ông. Khi Đà sang cầu hôn, ông đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau. “Một đôi kẻ Việt người Tàu Nửa phần ân ái nửa phần oán thương” “Một đôi kẻ Việt người Tàu” lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng An Dương Vương không hề màng tới điều đó. Có lẽ ông chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ông không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ông nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ông đã đưa cả cơ đồ “đắm biển sâu”. Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, An Dương Vương dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ông “vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: ‘Đà không sợ nỏ thần sao?’” Ông đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ông mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ông chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ông còn không nhận ra được đâu là giặc, ông chỉ ngửa mặt kêu “trời” mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” thì ông đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ông là một vị minh quân. Ông đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ông. Khi ông không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ông lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bào ông và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ông. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển” đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ông về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp? Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của An Dương Vương mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại “vô tư” đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa “tình nhi nữ” và “việc quân vương”. Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ “tòng” thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là “người một nhà”. Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình. “Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông không tự biết giấu mình” Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã “vô tình” đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ. Ba nhân vật, ba số phận, ba vai diễn đều do Triệu Đà đứng phía sau làm đạo diễn. Nhưng có lẽ, vai diễn của Trọng Thủy là khó khăn nhất. Chàng phải hóa thân thành nhiều vai, mỗi vai một tính cách khác nhau, đòi hỏi ở con người ta phải có tài năng diễn xuất kiệt xuất. Trước mặt An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy đeo chiếc mặt nạ là một người con rể, một người chồng hết sức yêu thương vợ. Nhưng chiếc mặt nạ còn lại Trọng Thủy giấu vào trong bóng tối. Chàng diễn hay đến mức không ai có thể nhận ra. Lời chàng nói với Mị Châu khi từ biệt, những hành động âu yếm của chàng đối với Mị Châu cho ta thấy chàng là một người đàn ông mẫu mực. Thế nhưng tất cả đã hoàn toàn sụp đổ khi ta nhận ra được âm mưu của chàng. Cuối truyện, Trọng Thủy cũng không thể nào sống yên cùng với những vinh hoa phú quý mà mình chiếm được. Tâm trạng chàng rất dằn vặt. Có lẽ trước khi thực hiện mưu đồ ấy, chàng cũng đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Nhưng suy cho cùng chàng cũng là thân phận người Tàu, là con trai Triệu Đà và là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chàng đã hết lòng trung thành với cha. Nhưng chi tiết chàng nhảy xuống giếng vì tưởng nhớ Mị Châu đã cho ta một cách nhìn khác về nhân vật này. Chàng đã gài một cái bẫy giúp cha mình, một cú lừa ngoạn mục để rồi chàng cũng chính là nạn nhân của cái bẫy ấy. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì thấy ngọc sáng thêm. Phải chăng Mị Châu đã tha thứ cho Trọng Thủy? Nhưng tin chắc rằng nàng sẽ không ngu muội nữa, vì lời nguyền của nàng là sẽ “rửa sạch mối nhục thù” chứ không cầu mong gì thêm. Ngọc sáng đã minh chứng cho tình yêu, lòng chung thủy và sự trong sáng, vô tội của nàng. Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như An Dương Vương “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong “Tâm sự” đã nói: “Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước Nên em ơi ta đành tự nhắc mình” Đề bài 2: Phân tích nhân vật Mị Châu Bài làm Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu) Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mị Châu là con gái của Thục An Dương Vương. Người con gái trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào mối quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm và nạn nhân đích thực của bi tình sử này. Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà – lấy bí quyết nỏ thần để cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành , nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu – Trọng Thủy. Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng: mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đối địch tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ , nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đế nỗi nàng không nhận ra được những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Mị Châu mê muội đếm mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả thật đáng phê phán. Đàng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ tiềm ẩn trong mối quan hệ vợ chồng. An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian : Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu. Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước. Đề bài 3: Trong truyện An Dương Vương và Mi ChâuTrọng Thủy , kết cục Trọng Thủy đã tự tử . Hãy tưởng tượng Mị Châu và Trọng Thủy gặp nhau tai Thủy cung bạn hay kể lai cuộc gặp gỡ đó. Bài làm Giếng Loa Thành sâu hun hút, nhìn mãi không thấy đáy. Phải một lúc lâu kể từ khi lao xuống giếng, đầu Trọng Thủy mới đập vào đáy giếng, chảy nhiều máu. Hắn cứ ngỡ mình sẽ đau lắm. Nhưng không. Sau cú va chạm mạnh ở đầu, Trọng Thủy đứng dậy, thấy mình khoẻ khoắn lạ thường. Dòng nước trong mát dưới giếng đẩy linh hồn của hắn đi đến một nơi rất xa. Nơi ấy có tiếng sóng vỗ ầm ì, có tôm, cua, trai, ốc. “Đây là thủy cung chăng?” Hắn nghĩ thầm Xứ sở hắn đang đến thật đẹp đẽ và lộng lẫy. Hắn lướt trên mặt nước, xung quanh hắn là hàng ngàn rong biển đang trôi dạt đầy kiêu sa. Xa xa, lấp ló ánh hào quang màu ngọc bích. Trọng Thủy tiến dần về phía ánh sáng đó. Trước mặt hắn hiện lên một tòa cung điện nguy nga, lát toàn ngọc quý. Một con sóng lớn ập vào. Tóc Trọng Thủy dựng đứng cả lên, thành những hình thù nhòn nhọn như đinh sắt. Hắn cảm thấy lạnh gai người, toàn thân run lên bần bật. Hẳn có chuyện chẳng lành. Ta cần phải cẩn thận. Hắn lẩm nhẩm. Ồ Những đám rong biển kia giờ không còn trôi dạt nữa. Chúng tụ tập lại, tạo thành hai hàng dọc màu xanh dương. Tiếp đó, một chiếc kiệu màu trắng toát xuất hiện. Mấy chú cá kình biển Đông khiêng kiệu, dõng dạc nói: Băng Thạch Mị Châu công chúa giá lâm “Là Mị Châu ư?” Trọng Thủy mừng rỡ “Thì ra nàng vẫn còn sống. Ta nhớ nàng khốn khổ xiết bao.” Trọng Thủy bồi hồi nhớ lại ngày nàng mới cưới hắn, vẻ trong trắng, thơ ngây của nàng, cả khúc nhạc trong trẻo nàng thường gảy cho hắn nghe. Nhưng bước xuống lại là một người phụ nữ có gương mặt trắng xanh, đứng bất động như đá. Mỗi cử động của nàng đều vô cùng khó khăn. Phía sau nàng là một người đàn ông mặt mày dữ tợn, cắm hai chiếc sừng trâu trên đầu. Người ấy ôn tồn bảo Mị Châu: Trước, vì chuyện tình duyên với Trọng Thủy làm con đau khổ, hóa đá, để đến nỗi linh hồn cũng bị băng lại thành ngọc thạch. Muốn giải được điều này, con phải đích thân trừng trị Trọng Thủy. Mị Châu khiêm nhường, cúi mặt xuống, đáp: Đa tạ Diêm Vương đã cho con cơ hội để trả mối nhục thù. Mị Châu dứt lời, Diêm Vương đã biến mất trong những làn sóng biển rì rào. Trọng Thủy chạy lại, nắm chặt tay Mị Châu. Tim nàng thổn thức. Những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc sống vợ chồng ùa về trong trái tim nàng. Đứng trước mặt con người ấy, Mị Châu rất muốn dùng đôi tay mềm mại của mình ôm lấy Trọng Thủy. Thế nhưng, nàng rất nhẹ nhàng, bình thản bỏ tay Trọng Thủy ra. Mị Châu đã hóa đá. Trái tim này cũng biến thành băng rồi. Mị Châu lạnh lùng nói Nhìn người đẹp khuôn mặt lạnh tanh, vô cảm, ánh mắt nhìn vào cõi miên man, thân người nàng đông cứng như một tảng băng ngàn năm, Trọng Thủy đau đớn vô cùng. Hắn rút từ trong tà áo một con dao găm, đưa cho Mị Châu: Hãy giết ta đi Trái tim nàng sẽ ấm nóng trở lại. Mị Châu cầm con dao trên tay, nhìn trân trân Trọng Thủy. Ánh mắt ấy vừa chan chứa tình yêu, nỗi nhớ, vừa đầy sự than trách. Chàng yêu thiếp vậy, sao còn hãm hại cha thiếp, đất nước của thiếp? Vì cha ta. Trọng Thủy nghiêm mặt nói Cướp được Âu Lạc, nước của ta sẽ mạnh lên. Ta không hối hận đâu. Trọng Thủy nói, nhìn thẳng vào mắt Mị Châu Giờ Mị Châu mới sực tỉnh. Từ hồi cưới nàng, Trọng Thủy chưa từng một lần nhìn vào mắt nàng. Khi nói chuyện, mắt hắn thường nhìn xuống đất. Chàng nói lại đi Chàng có hối hận không? Không Trọng Thủy kiên quyết nói Năm xưa, để mở rộng quốc thổ, cha nàng chẳng đã từng xâm chiếm Văn Lang đó sao? Chiến tranh giữa các nước, mạnh được yếu thua là chuyện muôn thuở mà. Vậy sao chàng còn tự tử? Sao không về với cha chàng rồi cưới một người vợ quý tộc khác? Lúc ấy, thiếp sẽ là ma hiện về ám ảnh chàng. Ta có hối hận chứ. Nhưng ta chỉ hận mình khi đã gợi ý cho nàng về chiếc áo lông ngỗng, để cha nàng phát hiện và đã giết nàng. Ta hận đã đến quá muộn để chỉ còn ôm được xác nàng. Mị Châu, ta thực lòng mong được sống với nàng suốt đời suốt kiếp. Nhưng thiếp không muốn. Thiếp không muốn sống với một người đã giày xéo đất nước thiếp. Mị Châu quay mặt đi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má nàng. Lòng nàng như đang bị muôn ngàn mũi tên xuyên thủng. Nỗi đau này còn lớn hơn cả nhát kiếm mà phụ vương đã đâm nàng. Tình yêu và thù hận, bên nào nặng, bên nào nhẹ? Mặt Trời đã qua mấy lần đội biển. Mị Châu và Trọng Thủy vẫn chưa nói thêm với nhau câu gì. Trọng Thủy, sao chàng lại muốn chết? Mị Châu thầm thì hỏi Vì ta muốn trả nợ cho nàng. Chết rồi, ta sẽ hết đau đớn, dằn vặt. Vậy thì thiếp không để cho chàng chết đâu. Nợ của chàng sao có thể trả dễ như thế được? Thiếp muốn chàng phải đau khổ, cắn dứt lương tâm đời đời kiếp kiếp. Một ánh nến tắt màu đen tuyền chuyển động nhịp nhàng trên mặt nước. Đến gần Mị Châu, ánh nến tắt dừng lại và hiện thành Diêm Vương. Mị Châu, đã hết thời gian rồi. Ta không thể ở lại thủy cung quá lâu. Con đã trả thù chưa? – Ngài nói Diêm Vương, con cầu xin ngài cho Trọng Thủy bất tử, còn con sẽ là một linh hồn bình thường của dòng luân hồi. Ở bất cứ kiếp nào, Trọng Thủy cũng nhận ra con, tìm đến với con. Nhưng con thì chẳng nhớ hắn là ai, cưới chồng, sinh con với người khác. Con muốn hắn phải đau khổ, phải yêu con cả ngàn năm, cả vạn năm. Mị Châu nói, đôi mắt nàng vẫn không rời khỏi Trọng Thủy Vậy con có muốn Trọng Thủy cả ngàn vạn năm ấy phải sống ở Âu Lạc không? Hắn ta còn phải trả nợ với đất nước của con nữa – Diêm Vương nói Xin theo ý ngài Mị Châu đáp Địa Tạng Tứ Quỷ, hãy hộ tống Trọng Thủy về Âu Lạc. Bi Cầm Linh Anh, mỗi lần Trọng Thủy gặp Mị Châu, ngươi hãy gảy khúc đàn của nước Nam Việt. Nỗi nhớ quê hương hoà quyện trong sầu thương của tình yêu vô vọng, ta muốn trái tim Trọng Thủy tan ra thành nước. Địa Tạng Tứ Quỷ vâng lời đưa Trọng Thủy đi. Bóng hắn khuất dần sau những gợn sóng nhấp nhô. Mị Châu cảm thấy thoải mái trong người. Nàng đã không còn là một tảng băng. Cử động của nàng đã uyển chuyển như ngày nào. Nhưng có ai ngờ đâu, trái tim nàng đang rỉ máu. Trọng Thủy, thiếp ao ước biết bao đến một lúc nào đó, chàng và thiếp sẽ gặp lại nhau ở một nơi rất xa, rất xa. Khi ấy, không còn những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc. Chàng và thiếp sẽ không còn kẻ Nam người Bắc và rồi tình yêu sẽ trở lại giữa hai ta” … Ngay sau khi Trọng Thuỷ tự tử ở giếng Loa Thành, vì yêu vợ da diết, xác của chàng rữa ra, ngấm qua mạch nước ngầm vào đất rồi mạch nước ngầm mang chang ra biển cả mênh mông. Về phần hồn chàng sau khi bay lên(như là một điều kì lạ) bị gió thổi bay đi ra biển rồi tạt xuống biển Đông. Camr thông cho tấm long yêu thương vợ của chàng, sự thuỷ chung, ngây thơ của Mị Châu, Rùa Thần đã hội tụ hồn và xác của Trọng Thuỷ, dung` nước tạo nên hình hài Mị Châu rồi nhập hồn nàng vào. Rùa Thần hẳn muốn hai người họ ở bên nhau nhưng sự thể ra sao thì tuỳ vào Mị Châu(hồi sau sẽ rõ). Trọng Thuỷ, sau khi được sông lại và được Rùa Thần báo mông rằng Mị Châu đang ở thuỷ cung, đã ngày đêm bơi lặn tìm nàng. Sau bao khó khăn gian khổ, chàng đã tìm được thuỷ cung. Đến cổng, chang bị hai ngưu thuỷ thần lại và hỏi: Nhà nguoi là ai, xuống đây có việc gì Đây là chốn thanh bình, không cho phép người trần mắt thịt với bản chất xấu xa xuông đây làm nhiễu loạn. Thưa hai vị thuỷ thần Trọng Thuỷ đáp sau cái chết của vợ, con vô cùng đau khổ, nhớ nàng da diết, trong lúc tuyệt vọng lầm tưởng bong nàng ở dưới giến khơi, con đã nhảy xuống giếng đuổi theo nàng. Sauk hi chết con được Rùa Thần cứu sống và báo mộng Mị Châu (vợ của con) đang ở chốn này, con khẩn thiết hai vị cho con được vào. Nghe những lời nói chân thành của Trọng Thuỷ và cũng được Rùa Thần dặn trước, hai vị thuỷ thần cảm động cho Trọng Thuỷ vào. Vào đến trong, chàng cảm thấy thậ ngỡ ngàng, kinh ngạc trước cảnh đẹp còn hơn cả hoàng cung, một vẻ đẹp thần tiên mà hồi nhỏ chàng đã tưng mơ ước một lần được xem. Trước mặt chàng, cá nối đuôi nhau vui đùa nhảy múa, xa xa là khu vườn đầy loài hoa kì lạ…và ở đó giữa khu vườn có một người ngồi mơ mộng (chính là Mị Châu). Vừa nhìn thấy nàng Trọng Thuỷ đã nhận ra, chàng vui mừng reo lên như đứa trẻ vội chạy đến gần nàng. Nghe lời gọi da diết của Trọng Thuỷ, tình yêu sét đánh lại trỗi dậy, nhưng nàng không tin sao chàng lại xuống được đây. Mỗi lúc tiếng gọi lại to hơn, da diết hơn, nàng không thể nhầm được nàng quay lại thì nhìn thấy Trọng Thuỷ đang ở ngay trước mặt mình. Hai người nhìn nhau lặng một hồi rồi khóc. Cảnh vật như dừng lại. Ôi, nàng ơi –Trọng Thuỷ nói Xa nàng bao nhiêu lâu mà ta vẫn nhung nhớ, ta ăn không ngon, ngày đêm tưởng nhớ nàng, vì quá yêu nàng mà ta đã lầm tưởng bong nàng dưới đáy giếng rồi nhảy xuông tự tử. Nay ta đã được gặp lại nàng, long` ta sung sướng biết bao. Mị Châu đáp: Chàng ơi, thiếp cũng vậy, thiếp cũng nhớ chang da khôn xiết, thiếp cũng khó ăn khó ngủ, hang ngày thiếp đều ra đây ngắm nhìn cảnh vật, nhìn những đoá hoa tươi thắm kia mà nhớ đến những bó hoa mà chàng đã tặng cho thiếp, nhìn những đoi cá tung tăng bơi lội nhảy múa mà nhớ đến những ngày chúng ta vui vẻ bên nhau. Ôi Nhưng thật chớ true, thiếp nay đã mang danh tội đồ của đất nước, thiếp khó long mà có thể chung sống với kẻ thù của dân tộc mình. Sao chàng lại nhẫn tâm lừa dối thiếp khiến thiếp đau khổ? Thiếp thật ngơ dại, ngây ngất vì tình yêu mà nghe theo chàng Nghe những lời đó, Trọng Thuỷ bỗng nhói đau, xót xa ân hận. Nàng ơi Tình yêu của ta thần linh có thể chứng giám. Tình yêu của ta, mọi thần dân ta đều biết. Ta thật ân hận khi nghe theo lời vua cha nhưng nàng hãy hiểu cho ta, tha thứ cho ta, phải lừa dối nàng, long ta đau như cắt nhưng đó là mệnh lệnh cua cha ta, là áp lực của của cha và của cả thần đan ta, long ta vô cùng bối rối, trong lúc tâm trí hỗn loạn, ta đã có một quyết định sai lầ, Nàng có biết ta đã chịu dày vò, bị dằn vặt như thế nào không, ta phải chịu áp lực kinh khủng không tưởng tượng nổi, trong long` ta luôn có nàng. Nếu ta có lời gì sai trái tax in chịu mọi hình phạt kinh khủng nhất:ngũ mã phanh thây hoặc hơn thế. Ta thật sự xin lỗi. Cảnh vật. Xung quanh nhu xao động, dòng nước chảy nhẹ nhàng hơn, những đoá hoa ngừng đung đưa lay động. Mị Châu mắt ướt lệ, giọng nghen ngào: Thiếp tin vào tình yêu cảu chàng, tin rằng những tình cảm trước kia chàng dành cho thiếp là chân thật không giả dối. Thiếp cũng biết một đấng nam nhi phải lấy sự nghiệp, giang sơn của mình làm trọng. Nếu thiếp vẫn theo chàng thì có lẽ thiếp sẽ bị ngàn đời nguyền rủa, vạn lời phỉ nhổ, muôn đời không dung. Thiếp đã vì tình cảm mà đem đấ nước giao cho kẻ địch. Mà thiếp theo chàng thì nhỡ đâu bị chàng lừa dối lần nữa vì thiếp quá ngây thơ, yêu chàng. Ôi Số phận người con gái như thiếp đây thật là khổ, thật bất công. Thanh minh, thuyết phục Mị Châu một hồi mà không được. Trọng Thuỷ đi đến quyết định táo bạo. Ta thề rằng sẽ không bao giờ lừa dối nàng nữa. Nếu nàng vẫn chưa hẳn tin ta, vẫn sợ những lời đàm tiếu thì nàng hãy cùng ta đi gặp vua cha của nàng xin người tha thứ và nếu có thể ta và nàng sẽ lên gặp thượng đế xin người cho chúng ta được ở bên nhau. Mị Châu hơi do dự, sợ sệt nhưng vẫn đồng ý: Số phận thiếp đã do trời quyết định, nay chờ vào sự an bài của ông trời vây. Nói rồi, hai người mạnh dạn tìm gặp An Dương Vương, ông đang chơi cờ cùng với Rùa Thần. Rùa Thần thấy hai người đi cùng nhau thấy làm vui, An Dương Vương tỏ ý tức giận nhưng trong long ông vẫn thương con. Thưa cha đáng kính –hai người nói xin cha hãy tha thứ cho tội lỗi của hai chúng con. Chúng con sẽ nhớ ơn, cảm kích người vô cùng. An Dương Vương tỏ ra lạnh lung định nói “không bao giờ” nhưng có cái gì đó trong ông ngăn lại. Ông nói: Ta khó long tha thứ cho các ngươi nhưng nếu ông Trời quyết định thì ta chẳng có gì để nói nữa cả. Trọng Thuỷ, Mị Châu hơi vui mừng đáp: “Cám ơn vua cha” , chào tạm biệt rồi xin Rùa Thần dẫn lên Thiên Đình. Trước mặt Thượng Đế hai người cùng đồng tâm: Chúng con là Trọng Thuỷ và Mị Châu, chúng con biết chúng đều gây ra tội lỗi, chúng con rất ân hận và xin cam kết từ nay chúng con sẽ tu tâm tích đức bù đắp lại lỗi lầm của mình. Xin Thượng Đế tha thứ và cho chúng con được ở bên nhau. Thượng Đế suy nghĩ hồi lâu rồi dõng dạc nói, giọng của người vừa uy nghi vừa vang rền như sấm: Tuy các ngươi đã có tội lỗi, nhưng đã biết hối cải. Ta cũng động long trước tình cảm của đoi ngươi nhưng tội lỗi thì khó mà xoá được. Vậy ta phạt hai ngươi xa nhau ba năm tu than tích đức rồi mới được chung sống với nhau. Trọng Thuỷ và Mị Châu cảm tạ ân điển rồi xuống trần gian. Ba năm sau họ gặp lại nhau và chung sống vui vẻ hạnh phúc.