Áp chế tài chính có thể đem lại lợi ích như tạo điều kiện để chính phủ điều tiết các khoản đầu tư vốn trong nền kinh tế phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, tạo th
Trang 1HỌC KỲ XUÂN 2005 – 2006
ÁP CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Ở hầu hết các nước đang phát triển, các chính phủ thường can thiệp hành chính vào hệ
thống tài chính nhằm huy động và hướng vốn đầu tư vào các hoạt động mà chính phủ thấy
cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế Một hệ thống tài
chính bị chính phủ đánh thuế hay can thiệp hành chính nặng nề khiến thị trường tài chính
trong nước bị biến dạng được gọi là “sự áp chế tài chính”
Tại sao chính phủ lại phải áp chế tài chính, có những công cụ áp chế tài chính nào và
tác động của nó ra sao? Việc thực hiện áp chế tài chính ở Việt Nam và những gợi ý chính
sách là nội dung mà nhóm chúng tôi mong muốn được trình bày trong bài viết này
Nhóm chúng tôi xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến chân tình và sâu sắc của các
thầy Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thế Du, Ban giảng viên bộ môn Tài chính phát triển và
các bạn học viên Fulbright 11
Học viên thực hiện – Nhóm 7:
Trần Hữu Uỷ
Tô Thị Thuỳ Trang Trần Văn Hưu
Hồ Công Phúc
Vũ Thành Tự Anh Nguyễn Trọng Hoài
Huỳnh Thế Du
TP HCM, tháng 04 – 2006
Trang 2ÁP CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHẦN I: KHÁI NIỆM CHUNG
1 Khái niệm
Hầu hết các nước đang phát triển không có thị trường vốn tự do, các công cụ tài chính thường không đa dạng và có tính thanh khoản thấp Các chính phủ thường can thiệp hành chính vào hệ thống tài chính nhằm huy động và hướng vốn đầu tư vào các hoạt động mà chính phủ thấy cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế Một hệ thống tài chính bị chính phủ đánh thuế hay can thiệp hành chính nặng nề khiến thị trường tài chính trong nước bị biến dạng được gọi là “sự áp chế tài chính”
Nhìn chung áp chế tài chính tại các nước đang phát triển thường gắn liền với kiểm soát về lãi suất Thông thường chính phủ đề ra những kiểm soát này, dù đôi khi cũng xuất phát từ những thỏa thuận giữa các tổ chức tài chính khu vực tư nhân nhằm hạn chế lãi suất Kết quả
là các mức lãi suất thực tế bị bóp méo khác với các mức lãi suất cân bằng trong một thị trường tiền tệ cạnh tranh Sự áp chế có thể được mở rộng liên quan đến những hạn định của chính phủ dẫn đến cái giá phải trả là kìm hãm sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính, và có thể kéo theo một thị trường tài chính không đầy đủ và phân tán
Chính phủ cũng sử dụng trợ cấp tín dụng để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu trước mắt của
kế hoạch phát triển, sự trợ cấp trực tiếp cho hoạt động sản xuất này hay hoạt động kia bằng cách hổ trợ vốn với lãi suất ưu đãi Thuế quan và các hạn chế khác đối với ngoại thương nhằm bảo hộ các ngành này đã bị phê phán mạnh mẽ vì chúng không tính đến hiệu quả kinh
tế Hơn nữa, ở các nước đang phát triển ngân hàng trung ương thường bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ trưởng tài chính hoặc các bộ trưởng kinh tế quan trọng khác của các nội các Do vậy, các nhà quản lý thường dễ dàng trợ cấp tín dụng có lựa chọn cho những người vay ưu đãi (ngành hoặc từng doanh nghiệp)
Áp chế tài chính có thể đem lại lợi ích như tạo điều kiện để chính phủ điều tiết các khoản đầu tư vốn trong nền kinh tế phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát có hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính Tuy nhiên cái giá phải trả của áp chế tài chính là có thể gây ra các tác động tiêu cực nhất định đối với nền kinh
tế
Chính vì những tác động tiêu cực đó mà hiện nay, nhiều quốc gia đang phát triển đã và đang thực hiện quá trình tự do hoá tài chính
2 Tại sao phải áp chế tài chính:
2.1 Thất bại thị trường & áp chế tài chính:
Chức năng quan trọng của thị trường tài chính là thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin về việc huy động tiết kiệm, phân bổ vốn và giám sát việc sử dụng vốn Tuy vậy thị trường tài chính cũng có những vấn đề cố hữu và rủi ro có thể phát sinh, đó là chi phí giao dịch cao, thông tin bất cân xứng, những bất ổn mang tính hệ thống và các rủi ro liên quan đến tự do hoá tài chính và bùng phát khủng hoảng tài chính tiền tệ
Các giao dịch tài chính thường kéo theo những chi phí về thời gian và tiền bạc Chi phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người tiết kiệm nhỏ, đơn lẻ trong việc vay vốn và mua chứng khoán Tiền lãi thu được từ các khoản đầu tư có thể không đủ để bù đắp chi phí Nếu phải tốn kém nhiều nguồn lực, chi phí giao dịch cao thì những người có món tiền tiết kiệm nhỏ và những người đi vay nợ nhỏ sẽ bị loại ra khỏi thị trường tài chính, thị trường có thể thất bại
Do thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, lãi suất thực có thể gia tăng làm cho thị trường tài chính trở nên rủi ro và có thể tạo ra những tác động không mong muốn về lựa chọn
Trang 3bất lợi và tâm lý ỷ lại Do ngân hàng buộc phải đứng ra bảo hiểm cho rủi ro đối với các khoản cho vay, lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng về mức độ rủi ro của dự án (Stiglitz và Weiss, 1981) Điều đó làm xuất hiện hai hiệu ứng Thứ nhất, khi lãi suất vốn vay càng tăng, thì càng có một tỷ lệ lớn hơn những nhà đầu tư liều lĩnh xin được cấp tín dụng; nhưng những người vay cẩn trọng sẽ bị buộc phải rời bỏ thị trường (lựa chọn bất lợi) Thứ hai, những người đi vay thường tìm cách thay đổi bản chất của dự án của họ và làm cho nó trở nên rủi ro hơn (tâm lý ỷ lại)
Một lý do nữa của sự thất bại thị trường là thị trường các nước đang phát triển yếu kém và không đủ sức tài trợ cho các dự án đầu tư công nghiệp phục vụ phát triển mà nhóm chưa lột
tả đưọc (phần này nhóm đã trình bày ở phần dưới)
Cả hai hiệu ứng đó khiến cho ngân hàng sẽ tự nguyện giới hạn lãi suất trần của vốn cho vay đối với từng loại hình hay từng lớp người đi vay Ở trạng thái cân bằng, có thể xuất hiện việc phân bổ hạn mức tín dụng với lãi suất thấp thông qua các ngân hàng đầu tư chuyên doanh và hàng dài của những người đi vay chưa được thỏa mãn
Bây giờ giả sử xuất hiện những mất cân đối vĩ mô lớn, gây ra bởi những biến động bất ngờ
về tỷ giá, tỷ lệ lạm phát,…khiến cho có sự biến động mạnh, và theo cùng một chiều về suất lợi nhuận mong đợi của mọi dự án Khi đó, ở mỗi lớp người vay có cùng độ rủi ro, hoặc là tất
cả đều thu lợi nhuận lớn khi gặp may hoặc là tất cả đều bị lỗ nặng khi không gặp may Ngân hàng do vậy mất khả năng đa dạng hóa để tránh rủi ro Ngân hàng cũng mất luôn khả năng xác định lợi tức trung bình đối với từng lớp người vay tiềm tàng; tức là, lợi nhuận mong đợi của chính ngân hàng bây giờ cũng trở thành một yếu tố không xác định Giả sử thêm rằng, ngân hàng bây giờ là thuộc quyền sở hữu tư nhân; hàm ý rằng các thiết chế theo dõi giám sát của nhà nước nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng bị suy yếu Tuy vậy, nhà nước vẫn buộc phải cam kết đảm bảo sự an toàn của các tài sản tiền gửi Trong hoàn cảnh như vậy, có thể xuất hiện một tình trạng liều lĩnh tệ hại xảy ra ngay trong hệ thống ngân hàng Với lợi nhuận mong đợi trở nên bất định, các ngân hàng chịu sự quản lý lỏng lẻo giờ đây thấy có lợi trong việc đặt cược vào những dự án có độ rủi ro cao, với kỳ vọng rằng khi biến động vĩ mô chuyển theo chiều hướng có lợi thì sẽ gặt hái được lợi nhuận lớn; và nếu chiều hướng chuyển sang bất lợi thì chỉ việc biến đi, để lại phía sau những khoản thua lỗ
Sự bất ổn định mang tính hệ thống là một đặc tính cơ bản của thị trường tài chính so với các thị trường khác Sự bất ổn mang tính hệ thống xảy ra khi một định chế tài chính đã không thể thực hiện cam kết tài chính Điều này có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn chung trong toàn hệ thống tài chính khi có nhiều người sợ rằng một định chế nào đó cũng sẽ không thực hiện các cam kết tài chính của mình Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra khi sự lan truyền kiểu này làm cho các định chế tài chính khác đang hoạt động hiệu quả cũng bị rơi vào tình trạng nguy hiểm
Do hiểm họa của ý thức liều lĩnh tại ngân hàng, đặc biệt là trong bối cạnh bất ổn định kinh
tế vĩ mô, nên để có được sự phát triển tài chính một cách thành công theo chiều sâu, các nước đang phát triển không thể tự do hóa tài chính một cách hoàn toàn mà cần kết hợp chính sách
ổn định vĩ mô với những kiểm soát nhất định về lãi suất
2.2 Chế độ chính trị và áp chế tài chính:
Theo Richard L.Kitchen1: Có một sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa Một nền kinh tế kế hoạch hóa thuần túy có thể được xem như phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ trong việc huy động nguồn tài chính cần thiết cho đầu tư thông qua nguồn thu thuế, thu từ lợi nhuận của các xí nghiệp quốc doanh và vay nước ngoài của chính phủ Tiết kiệm cá nhân là không đáng kể và khu vực tư nhân hầu như không tồn tại Do vậy, các tổ chức và công cụ tài chính bị hạn chế chặt chẽ Trong bối cảnh đó, khu vực tài chính sẽ chỉ
1 Tài chính cho các nước đang phát triển Richard L.Kitchen
Trang 4đóng một vay trò mờ nhạt trong quá trình phát triển kinh tế và sẽ rất kém phát triển so với khu vực tài chính của các nền kinh tế thị trường Hệ số tài chính thấp của Liên Xô trước đây
là một minh họa sinh động cho tình trạng này
Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường thuần túy, thái độ của chính phủ đối với phát triển kinh tế là rất thụ động và sự tham gia của chính phủ vào các hoạt động của nền kinh tế chỉ ở mức tối thiểu Khu vực tài chính trong nền kinh tế đó sẽ có một tầm quan trọng lớn hơn nhiều, do việc huy động tiết kiệm tư nhân và chức năng trung gian tài chính và chuyển hóa thời hạn của các thể chế tài chính giúp tạo ra nguồn vốn cho các nhà đầu tư vay Nếu không
có một cơ chế như vậy, những đối tượng mong muốn được đầu tư sẽ chỉ có thể tiếp cận được với nguồn vốn của chính mình và mức độ đầu tư của họ, cũng như của cả nền kinh tế, và tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế Có một số nền kinh tế ở châu Âu trong thế kỷ 19 – ví dụ như Anh, Pháp và Đức – mang dáng dấp giống như mô hình về một nền kinh tế thị trường thuần túy như vậy, nhưng tất nhiên giữa các nền kinh tế đó có những khác biệt nhất định như chúng
ta đã thấy trong phần trên
Các nước đang phát triển ngày nay thường nằm giữa mô hình kinh tế kế hoạch hóa thuần túy và kinh tế thị trường thuần túy Hiển nhiên, trong quá trình theo đuổi các mục tiêu phát triển của mình, các quốc gia có xu hướng thiên về cực kinh tế kế hoạch hóa sẽ có một nhu cầu nhỏ bé hơn đối với các thể chế và công cụ tài chính so với các nước thiên về kinh tế thị trường Tuy nhiên, rất nhiều chính phủ các nước đang phát triển lại ở trong tình trạng theo đuổi các mục tiêu phát triển theo xu hướng phi kế hoạch hóa, nhưng lại không có một khu vực tư nhân mạnh hoặc một tầng lớp kinh doanh đủ sức đóng một vai trò đáng kể trong quá trình phát triển Những chính phủ đó thường bị đẩy vào tình thế phải chấp nhận chủ nghĩa tư bản nhà nước theo đó chính phủ đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế Sự can thiệp đó của chính phủ lan sang cả khu vực tài chính, thông qua việc chính phủ tạo ra các thể chế và công cụ tài chính (ví dụ như trái phiếu, công ty bảo hiểm và ngân hàng phát triển) với mục đích kích thích tiết kiệm tư nhân và đầu tư Giống như các nước theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa thuần túy, tỷ trọng của tài chính trong GNP tại các nước này rất thấp Nhưng điểm khác biệt quan trọng giữa hai nhóm nước này là ở chỗ thực trạng đó tồn tại ngoài ý muốn của chính phủ, chứ không phải do chính phủ muốn vậy
3 Các công cụ áp chế tài chính
Công cụ áp chế chính là những biện pháp kiểm soát lãi suất chung, mặc dù việc kiểm soát
tỉ giá hối đoái, những yêu cầu dự trữ cao đối với các ngân hàng thương mại và sự áp chế về tổ chức có thể đóng một vai trò quan trọng Các tài liệu có khuynh hướng tập trung vào tác động của việc kiểm soát lãi suất, và thường đề cập đến các hình thức này như là một biểu trưng của
áp chế tài chính
Các hình thức kiểm soát lãi suất
Có thể xác định ba hình thức kiểm soát lãi suất chủ yếu theo qui định như sau:
- trần lãi suất tiền gửi danh nghĩa;
- trần lãi suất cho vay danh nghĩa;
- trần cho cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay danh nghĩa
Cũng có sàn lãi suất tiền gửi và cho vay nhưng ít phổ biến hơn, chúng ta sẽ tập trung vào những hình thức kiểm soát khác
Về tổng quát, kiểm soát lãi suất dường như được áp đặt với mục đích khuyến khích đầu tư Nếu lãi suất cho vay được giữ ở mức thấp, người ta cho rằng sẽ gia tăng số lượng các dự án
có hiện giá ròng dương khi được chiết khấu ở mức lãi suất đi vay, và do đó sẽ gia tăng tỉ lệ
Trang 5đầu tư Người ta cho rằng trần lãi suất cho vay sẽ trực tiếp tạo ra tác động này Còn trần lãi suất tiền gửi thì được cho là tạo ra tác động trên một cách gián tiếp, đối với các ngân hàng có nguồn vốn rẻ thì cũng sẽ cho vay rẻ Trần lãi suất cho cả tiền gửi lẫn đi vay có thể loại bỏ bất
kỳ khả năng sai lầm nào từ phân tích trên
Tuy vậy, dòng lập luận này giả định rằng sẽ vẫn có đủ vốn từ những người tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, cho dù có trần lãi suất (trực tiếp hay gián tiếp) tiền gửi Tuy nhiên, nếu cung tiết kiệm và cầu vốn đầu tư đều phụ thuộc vào lãi suất thực, tác động có thể tăng cầu vốn cao hơn mức cân bằng, và đẩy cung vốn xuống dưới mức cân bằng
Những quy định về tiền gửi ngân hàng
Ngân hàng trung ương thường đặt ra những yêu cầu dự trữ đối với các ngân hàng thương mại Xét về mặt lịch sử, những yêu cầu dự trữ là nhằm mang lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng Phổ biến ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể đạt 10–15% tiền gửi ngân hàng Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển con số này có thể lên đến 50% Những khoản dự trữ này được đặt ở ngân hàng trung ương ở mức lãi suất thấp (hay bằng 0), hoặc được đầu tư vào trái phiếu chính phủ có lãi theo mệnh giá thấp Do đó chính phủ sử dụng hệ thống ngân hàng như là một nguồn tài trợ, và trở thành người vay mượn chính, ưu tiên trước những đối tượng vay mượn khác
Quy định dự trữ bắt buộc gây ra hai tác động đối với hệ thống ngân hàng Thứ nhất, một lượng vốn sẵn có đáng kể được chuyển khỏi những người đi vay tiềm năng Thứ hai, cơ cấu lãi suất của ngân hàng sẽ bị bóp méo Nếu các ngân hàng vì lợi nhuận thì họ phải duy trì một khoản chênh lệch lớn giữa lãi suất đi vay và cho vay nhằm bù đắp phần thu nhập thấp mà họ nhận được từ lượng dự trữ Họ làm điều này bằng cách ép lãi suất tiền gửi xuống, hoặc nâng lãi suất cho vay (hoặc cả hai), so với trường hợp lãi suất cân bằng nếu không có dự trữ
Hướng đầu tư
Nhiều chính phủ chỉ đạo các tổ chức tài chính dành một tỉ lệ nhất định các khoản vay cho một ngành cụ thể, thường là nông nghiệp, với lãi suất thấp Một cách làm thay thế là chính phủ sẽ hình thành những cơ quan chuyên cho vay, với nguồn vốn là từ thuế hay các khoản vay rẻ của chính phủ, để cho một ngành cụ thể nào đó vay Một lần nữa, nông nghiệp thường
là đối tượng hưởng lợi Các chính sách như vậy có thể cản trở các dòng vốn sẵn có cho khu vực công nghiệp, và đồng thời nâng chi phí của số vốn hiện có
4 Các tác động của áp chế tài chính
Theo McKinnon và Shaw (1973) áp chế tài chính đã gây ra các tác động tai hại như sau:
- Các kiểm soát lãi suất ngặt nghèo, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao tương tác với lạm phát và thường làm cho lãi suất tiền gửi ở vào mức âm, từ đó cản trở phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu
- Lãi suất thấp không làm tăng được vốn đầu tư như dự kiến vì khả năng huy động tiết kiệm bị hạn chế
- Đầu tư của cả hộ gia đình và doanh nghiệp được tập trung nhiều vào các tài sản có giá trị không bị tác động bởi lạm phát (ví dụ: vàng hay bất động sản)
- Do vốn vay trong hệ thống tài chính chính thức bị giảm, các nhà đầu tư phải dựa nhiều hơn vào vốn tự có
- Việc dựa vào vốn tự có làm cho tài sản nợ của các doanh nghiệp có tính thanh khoản rất thấp
- Hoạt động đầu tư của các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm bị hạn chế khi tiền tệ bất ổn định và tài sản tài chính không có tính thanh khoản
- Hoạt động phân bổ tín dụng theo chỉ định đi kèm với những ưu đãi khác nhau về lãi suất tạo ra những khác biệt lớn về lãi suất giữa đối tượng được ưu tiên và không được ưu tiên
Trang 6Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, McKinnon và Shaw đã phát triển các mô hình
về phát triển kinh tế trong đó giải thích tự do hóa tài chính thúc đẩy tăng trưởng Lập luận ủng hộ tự do hóa tài chính cho rằng khi trần lãi suất được xóa bỏ, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được giảm xuống và vấn đề chia cắt thị trường tài chính được giảm nhẹ thì tiết kiệm gia tăng, hiệu quả phân bổ vốn đầu tư của các tổ chức và thị trường tài chính cũng được cải thiện
PHẦN II: TÌNH TRẠNG ÁP CHẾ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
I Quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam:
Trước năm 1945 Việt Nam có hệ thống Ngân hàng Đông Dương do Pháp Quản lý Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương và vừa là ngân hàng thương mại
1 Giai đoạn năm 1945 – 1951:
Sau cách mạng tháng tám năm 1945 trên cơ sở hiện có của hệ thống ngân hàng Đông Dương; chính phủ Việt Nam tiếp cận và từng bước xây dựng thị trường tiền tệ qua phát triển
hệ thống ngân hàng Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam.Hệ thống Ngân hàng thể hiện sự tự chủ của một nhà nước mới ra đời
Nhiệm vụ Chính của hệ thống Ngân hàng giai đoạn này là: Thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ
2 Thời kỳ 1951 - 1954:
Giai đoạn này Ngân hàng quốc gia Việt Nam hoạt động độc lập trong hệ thống tài chính: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc cũ; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá
3 Thời kỳ 1955 - 1975:
Ngày 21/1/1960, Nhà nước đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Kể từ ngày thành lập đến năm 1975, Hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh phần và phục vụ cho ngành kinh tế tập trung của nhà nước
Năm 1975 ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân của miền nam lúc bấy giờ mở đầu cho quá trình thống nhất hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi nhánh ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước
4 Thời kỳ 1975 - 1985:
Trang 7Xây dựng hệ thống ngân hàng mới, tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước, Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền
tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978 Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Sự thay đổi về chất trong hoạt động của
hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay
5 Thời kỳ 1986 đến nay:
Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng Tháng 5/1990 chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và
là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2
Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính Thời kỳ này các ngân hàng thương mại nhà nước được cấp phép hoạt động: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Các mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam:
− Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế (IMF, WB, ADB)
− Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo
− Năm 1997: Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998
− Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999)
− Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP
− Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra
Trang 8− Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc
tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định
số 86/2002/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
2 Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước
4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng
5 Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; Trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
b Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
c Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền
d Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ
đ Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
e Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối
f Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật
g Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
h Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng,
6 Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương:
a Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
Trang 9c Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
đ Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước
f Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng
7 Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật
8 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật
9 Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật, quản lý
và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước
10.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật
11.Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật
12 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
13 Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế
độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước
14 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật
15 Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
II Chính sách lãi suất:
1 Chính sách tín dụng tư do năm 1988 - 1990:
Chính phủ tách bạch hoạt động quản lý và kinh doanh; Ngân hàng có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, các Ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Bốn ngân hàng này hoạt động dưới hình thứ ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực của mình cho đến năm 1990; Nhiệm vụ chính của các ngân hàng này là cho vay trong các lĩnh vực mình quản lý như: Nông nghiệp, cho vay XDCB …và mục tiêu chính vẫn là phục vụ cho các doanh nghiệp nhà nước
Thời kỳ này; lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng TMQD đều do Ngân hàng Nhà nước quy định Cũng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại duy
Trang 10trì các mức lãi suất cho vay khác nhau đối với các ngành nghề khác nhau, thay vì mức lãi suất cho vay phải phản ánh mức độ phản ánh mức độ rủi ro tương xứng
Năm 1988 đánh dấu nỗ lực tự do hóa tài chính đầu tiên của Việt Nam bằng quyết định cho phép tất cả các tổ chức kinh tế, bao gồm cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh được vay tiền và huy động vốn từ công chúng
2 Chính sách trần lãi suất trong giai đoạn 1994-1999:
Hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước kinh doanh có hiệu quả nhờ chính sách lãi suất cho vay đã được nâng lên cao hơn lãi suất tiền gửi - một yêu cầu thiết yếu cho sự hoạt động thông thường của các ngân hàng
Năm 1993, xoá bỏ việc phân biệt lãi suất cho vay theo khu vực kinh tế, phân biệt mức lãi suất theo hình thức sử dụng vốn: cho vay đầu tư cố định; cho vay vốn lưu động Tuy vậy, lãi suất cho vay đầu tư vốn cố định lại thấp hơn lãi suất cho vay vốn lưu động, tạo ra một cơ cấu lãi suất ngược không phù hợp Tức là, lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn Chính sách này làm cho các ngân hàng không hề có động cơ khuyến khích cho vay dài hạn
Từ năm 1994, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng trần tín dụng áp dụng cho từng ngân hàng để duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng tổng cung tiền và tín dụng Các mức trần ban đầu được áp dụng cho các ngân hàng TMQD, nhưng sau đó được mở rộng ra cho những ngân hàng khác Các tiêu chí để xác định trần tín dụng cho mỗi ngân hàng không được công bố Vào năm 1996, Chính phủ ban hành quyết định cho phép các ngân hàng được mua bán trần tín dụng của mình; tuy nhiên, cho đến năm 1998 không có giao dịch nào được thực hiện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay Từ năm 1995, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được tự do định mức lãi suất tiền gửi với mục tiêu tăng cường cạnh tranh trong huy động vốn Tuy nhiên, mức chệnh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tối đa được phép là 0,35%/tháng Như vậy, về một khía cạnh nào đó, các ngân hàng vẫn phải chịu cả trần lãi suất
3 Chính sách lãi suất giai đoạn 2000 - 2002:
Tháng 8 năm 2000, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản cộng 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều
Năm 2002; Chính phủ có chính sách tự do hoá lãi suất tiền gởi và tiền cho vay đối với các
tổ chức tín dụng: Khách hàng và các tổ chức tín dụng tự thoả thuận lãi suất theo cơ chế thị trường Lãi suất được xem là giá cả hàng hoá tiền tệ trên thị trường
III Tín dụng chỉ định:
1) Sự cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ:
Sự can thiệp của Chính phủ trong phân bổ nguồn vốn là công cụ áp chế tài chính được Chính Phủ Việt Nam sử dụng nhiều nhất và có tác động điều tiết lớn nhất hệ thống tài chính Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến nay Can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong phân bổ