Nhằm cung cấp một cái nhìn có hệ thống về chuỗi cung ứng, phát hiện và đề xuất cácgiải pháp cải tiến để nâng cao hiệu suất cho những điểm thắt cổ chai trong chuỗi cung ứngcủa CTCP Dệt-Ma
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1 1 Lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 5
1 1 1 Các khái niệm 5
1 1 2 Cấu trúc chuỗi cung ứng 9
1 1 3 Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng 11
1 1 4 Quản trị chuỗi cung ứng 15
1 1 5 Các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng 15
1 1 6 Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR 15
1 2 Lý thuyết về hiệu suất và vấn đề cải tiến hiệu suất trong chuỗi cung ứng: 24
1 2 1 Phân tích hiệu suất trong chuỗi cung ứng 24
1 2 2 Cải tiến hiệu suất của chuỗi cung ứng 39
Quy trình nghiên cứu 42
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ 44
2 1Giới thiệu công ty và chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế 44
2 1 1 Giới thiệu CTCP Dệt-May Huế 44
2 1 1 3 Tình hình lao động giai đoạn 2009-2012 46
2 1 2 Giới thiệu tổng quan chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế 47
2 1 3 Nhận diện chuỗi cung ứng công ty CP Dệt may Huế 49
2 1 4 Các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng 49
2 2 Bước đầu đánh giá chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế 50
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22 2 1 Đo lường các chỉ số chất lượng chuỗi cung ứng công ty Huegatex 50
2 2 2 Phân tích tiền cải tiến 60
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 68
3 1 Cải thiện thời gian giao hàng 68
3 2 Giải pháp cải thiện tỉ lệ phế phẩm 69
3 3 Giải pháp cải thiện sự linh hoạt trong sản phẩm 70
PHẦN III: KẾT LUẬN 72
1 Kết luận 72
2 Hạn chế của đề tài 73
Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 74
Tài liệu tham khảo nước ngoài: 74
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1: Đặc điểm của các dạng phân phối 22
Bảng 2: Các phương tiện vận chuyển 22
Bảng 3: 5 chỉ số cơ bản của mô hình Scor 25
Bảng 4: Đo thời gian 30
Bảng 5: Chi phí 32
Bảng 6: Bảng năng lực hoạt động 34
Bảng 7: Hiệu quả hoạt động 35
Bảng 8: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009-2012 46
Bảng 9: Tình hình lao động giai đoạn 2009-2012 47
Bảng 10: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 47
Bảng 11: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp 51
Bảng 12: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp bông 52
Bảng 13: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp sợi 53
Bảng 14: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp xơ 54
Bảng 15: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp hóa chất 54
Bảng 16: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp vải 55
Bảng 17: Độ tin cậy trong giao hàng của các nhà cung cấp phụ liệu 56
Bảng 18: Độ tin cậy trong giao hàng của Huegatex với khách hàng sợi 57
Bảng 19: Độ tin cậy trong giao hàng của Huegatex với khách hàng may mặc 57
Bảng 20: Tỉ lệ phế phẩm tại các nhà cung cấp 58
Bảng 21: Kết quả phân tích hiệu suất hoạt động của các nhà cung ứng 60
Bảng 22: Bảng hiệu chỉnh theo hướng trực quan 61
Bảng 23: Thống kê nguyên nhân chậm đơn hàng 63
Bảng 24: Phân tích nguyên nhân làm chậm tiến độ sản xuất 63
Bảng 25: Nguyên nhân gây nên phàn nàn từ phía Huegatex 64
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Hình 1: Chuỗi cung ứng là một phần của chuỗi giá trị 8
Hình 2: Cấu trúc chuỗi cung ứng 9
Hình 3: Cánh tay nối dài trong chuỗi cung ứng 10
Hình 4: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng 11
Hình 5: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng 12
Hình 6: Các dòng chảy qua điểm thắt cổ chai 13
Hình 7: Thông tin kết nối các bộ phận và thị trường 13
Hình 8: Chuỗi cung ứng trong mô hình SCOR 15
Hình 9: Các dạng tồn kho trong chuỗi cung ứng 20
Hình 10: Dòng sản phẩm: thời gian chờ, thời gian di chuyển 28
Hình 11: Mô hình phiếu ghi điểm cân bằng BSC 38
Hình 12: Mô hình đo lường và cải tiến hiệu suất của David Taylor 39
Hình 13: Quy trình cải tiến 40
Hình 14: Quy trình nghiên cứu 42
Hình 15: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009-2012 46
Hình 16: Cơ cấu tổ chức CTCP Dệt-May Huế 46
Hình 17: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 47
Hình 18: Chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế 48
Hình 19: Tỉ lệ phàn nàn đóng góp của các nhà cung cấp vải 55
Hình 20: Tỉ lệ phàn nàn đóng góp của các nhà cung cấp phụ liệu 56
Hình 21: Năng lực của các nhà cung cấp 61
Hình 22: Nguyên nhân làm chậm tiến độ sản xuất 61
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớitất cả những cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài
Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt nhưng năm học đại học đầy gian nan vất vả nhưng cũng đầyniềm vui và tôi sẽ không bao giờ quên những năm tháng đó trong suốt cuộc đời Để tôi cóthể hoàn thiện được đề tài tốt nghiệp này, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy, thạc sĩ
Lê Quang Trực, người đã hướng dẫn rất tận tình, quan tâm và đầy trách nhiệm từ lúc địnhhướng chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài của tôi
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các bác, các chị, các anh nhân viêncủa công ty Cổ Phần Dệt - May Huế và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cũng như cungcấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành đề tài này
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy,
cô và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn
TÁC GIẢ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa và thuê ngoài mạnh mẽ đã hình thành nên nhữngchuỗi cung ứng khổng lồ trên toàn thế giới Khái niệm cạnh tranh đang dần chuyển từviệc cạnh tranh giữa các tổ chức đơn lẻ sang cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng Chính
vì lẽ đó mà lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trở thành chủ đề đượcđặc biệt quan tâm Với mong muốn cung cấp một cái nhìn hệ thống về chuỗi cung ứngcủa Công ty Cổ Phần Dệt-May Huế (CTCP Dệt-May Huế), đồng thời tìm và cải tiếnnhững điểm thắt cổ chai của nó, đề tài NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ (HUEGATEX) đã được tiến hành với 4 mục tiêu chính:
1 Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong doanhnghiệp
2 Mô tả tổng quan chuỗi cung ứng tại CTCP Dệt-May Huế
3 Bước đầu đánh giá chuỗi cung ứng tại CTCP Dệt-May Huế
4 Đề xuất những hoạt động cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng
Để đạt được những mục tiêu đó, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứuđịnh tính khác nhau như phỏng vấn không cấu trúc, phỏng vấn sâu chuyên gia, nghiêncứu trường hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy Plexus Cotton Limited, PPC Asia LLC, G-King Knitting LTD và Aurora Investments là những điểm thắt cổ chai trong chuỗi Ápdụng phương pháp nghiên cứu trường hợp cho thấy, nguyên nhân gây ra các vấn đề vềchất lượng hay thời gian giao hàng vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan, trong
đó nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm trễ đơn hàng là do triển khai chậm và chạynhiều đơn hàng cùng lúc Nguyên nhân gây ra tình trạng phàn nàn đối với các nhà cungcấp bông, xơ là do đặc điểm mùa vụ và điều kiện bảo quản vận chuyển không tốt Trên cơ
sở đó, đề tài đưa ra các giải pháp chính sau:
Một là, tìm kiếm các nguồn cung ứng dự phòng và xem xét chuyển đổi nhà cung ứng
Hai là, kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện đơn hàng
Ba là, bảo trì dây chuyền, đảm bảo điều kiện làm việc, làm tốt công tác đào tạo ngườilao động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7Bốn là, xem xét giữa nguồn lực hiện tại của công ty và phương án thuê ngoài.
Năm là, chỉnh đốn công tác QC, không đặt mua nguyên liệu bông vào cuối mùa
Sáu là, chủ động trong thiết kế và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
Do khả năng tiếp cận thông tin có hạn trong khi nghiên cứu định tính lại phụ thuộc rấtlớn vào nguồn số liệu và thông tin thứ cấp, do đó các nhận định trong đề tài còn ít nhiềumang tính cá nhân Với đề tài này, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn có hệ thốngđầu tiên về chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế, qua đó phát hiện các vấn đề có thểkhai thác làm cơ sở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình toàn cầu hoá đãgây sức ép rất lớn lên nền kinh tế thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Cáccông ty buộc phải liên kết lại với nhau để củng cố sức mạnh, giảm chi phí và tăng lợi thếcạnh tranh Sự liên kết đó đã hình thành nên những chuỗi cung ứng khổng lồ trên khắp thếgiới kéo theo sự thay đổi trong nhận thức về khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranhđang dần chuyển từ việc cạnh tranh giữa các tổ chức đơn lẻ sang cạnh tranh giữa cácchuỗi cung ứng Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết quản trị chuỗicung ứng có vai trò hết sức quan trọng Trên thực tế, các nhà quản lý làm thế nào để cóthể kiểm soát và nâng cao hiệu suất hoạt động để tăng cường khả năng cạnh tranh của cácchuỗi này?
Nhằm cung cấp một cái nhìn có hệ thống về chuỗi cung ứng, phát hiện và đề xuất cácgiải pháp cải tiến để nâng cao hiệu suất cho những điểm thắt cổ chai trong chuỗi cung ứngcủa CTCP Dệt-May Huế, đề tài “NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT-MAY HUẾ (HUEGATEX)” đã được tiến hành Đây là đề tài đầu tiên vềchuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế Nó sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu saunày khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng của côngty
2 Mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong doanhnghiệp
• Mô tả tổng quan chuỗi cung ứng tại CTCP Dệt-May Huế
• Bước đầu đánh giá chuỗi cung ứng tại CTCP Dệt-May Huế
• Đề xuất những hoạt động cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng
3 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính vì những nguyên nhân sau:(Samedi 2012)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9+ Đối với CTCP Dệt-May Huế thì chuỗi cung ứng là một chủ đề nghiên cứu mới vàchưa được xác định rõ.
+ Nghiên cứu nhằm mục đích thăm dò sâu và tìm hiểu mối quan hệ giữa những khíacạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn
+ Với đề tài này thì việc tìm hiểu về ý nghĩa, nguyên nhân thiết thực hơn là nghiêncứu tần số
- Các phương pháp được sử dụng:
+ Phỏng vấn không cấu trúc: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với các nhân viên củacác bộ phận như phòng kinh doanh, đơn vị tiếp nhận đơn hàng, bộ phận kho, ban giámđốc, phòng kế toán, tài chính để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc phát hiện vấn đề vàđưa ra nhận định
Đề tài không sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng song có tính toán một sốchỉ tiêu mang tính định lượng cần thiết nhằm làm rõ và đánh giá các vấn đề liên quan
- Nguồn dữ liệu:
• Sơ cấp: Internet, báo chí, qua phỏng vấn và qua các hoạt động thực nghiệm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10• Thứ cấp: số liệu từ thực tế công ty: ban giám đốc; các bộ phận: tiếp thị, kế toán, kỹthuật, sản xuất, Q C, thu mua và một số báo chí trong ngành.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Lý thuyết về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hiệu suất chuỗi cung ứng và quản trị chuỗicung ứng
Chuỗi cung ứng của CTCP Dệt-May Huế và các mắt xích trong chuỗi Các mối quan
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 1 Lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1 1 1 Các khái niệm
1 1 1 1 Định nghĩa chuỗi cung ứng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng:
• Chuỗi cung ứng: chuỗi các quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp một sảnphẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng (APICSDictionary, 9th edition, 1996)
• Chuỗi cung ứng: một hệ thống những công ty liên kết với nhau để mang các sảnphẩm hoặc dịch vụ đến thị trường (Lambert, Donglas M James R Stock and Lisa M.Ellram, 1998 )
• Chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả các quá trình liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đểđáp ứng nhu cầu khách hàng Nó không chỉ bao gồm nhà máy và các nhà cung cấp màcòn cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hàng và cả khách hàng (Chopra, Sunil,and peter Meindl, 2001)
• Chuỗi cung ứng: là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các chức năng
từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuốicùng sau đó là phân phối đến khách hàng (Ganeshan, Ram, and Terry P Harrison, 1999)
1 1 1 2 Định nghĩa chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một khái niệm được mô tả bởi Michael Porter vào năm 1985 trongcuốn sách có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining SuperiorPerformance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất ở mức cao)
Micheal Porter biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạtđộng chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cáchthích hợp Tuy nhiên khái niệm chuỗi giá trị cũng đã được phát triển như là một công cụ
để phân tích cạnh tranh và chiến lược Porter phân biệt các hoạt động chính và hoạt động
bổ trợ Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng Các hoạt động bổ trợ chophép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt độngchính cũng như hỗ trợ các tiến trình chính (Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng 2013)
Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
• Hậu cần đến (inbound logistics): Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưutrữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, khobãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
• Sản xuất: Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩmhoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in
ấn và quản lý cơ sở vật chất
• Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc thuthập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn nhưquản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiệnvận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch
• Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyếnmãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh vàđịnh giá
• Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm giatăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo,cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
• Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sửdụng trong chuỗi giá trị của công ty Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp vàcác thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng
cụ văn phòng và nhà xưởng Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua cóthể liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bổ trợ Đây chính là lý dokhiến Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt độngchính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13• Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theoquan điểm của Porter thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết,các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sảnphẩm Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn cáctiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau.
• Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu
mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổchức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ
• Cơ sở hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàngcủa những hoạt động này Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt độngchính- mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức Các ví dụ của những hoạt động nàychính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp,quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất Trong các doanh nghiệp lớn, thường baogồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phânchia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn
cãi nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy (Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, 2013)
1 1 1 3 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động của tổ chức Khicon người nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sảnxuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họnhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thứcthỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu Khi chúng ta tập trung vào
sự dịch chuyển nguyên vật liệu thì thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung ứng (Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, 2013)
Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là gì? Đã xảy ra sự nhầm lẫn xoayquanh 2 thuật ngữ này khi một số nguồn đã sử dụng hai thuật ngữ này tương đương nhau.Theo Michael Porter, người đầu tiên phát triển khái niệm này vào thập niên 80, thì chuỗi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14giá trị bao gồm các hoạt động chủ chốt và hỗ trợ như đã thể hiện trong hình 1 Trong khi
đó, theo định nghĩa thì chuỗi cung ứng chỉ bao gồm các hoạt động chủ chốt hoặc nhữngmảng vận hành của chuỗi giá trị Do đó, chuỗi cung ứng có thể được hiểu như là mộtthành phần của chuỗi giá trị Nói cách khác, trong khi mọi thành viên trong cùng một tổchức làm việc trên nền tảng chuỗi giá trị, thì những người ngoài tổ chức lại làm việc trongchuỗi cung ứng
Không như thuật ngữ chuỗi cung ứng theo định nghĩa liên quan tới cả bên trong vàbên ngoài tổ chức, mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter lại tập trung chủ yếu vào cácđối tượng bên trong tổ chức Tuy nhiên, các quan niệm hiện nay đã mở rộng mô hình gốccủa Michael Porter bao gồm cả các nhà cung cấp và khách hàng, mở rộng phạm vi hoạtđộng của tổ chức Với quan điểm ấy, các công ty rõ ràng nhận ra rằng cạnh tranh khôngcòn giữa các công ty nữa mà là giữa chuỗi cung ứng hay mạng lưới của họ Các công tymuốn phát triển đều hiểu rằng chính quản lý chi phí, chất lượng và việc giao hàng đòi hỏi
họ cần mở rộng sự quan tâm đến nhà cung ứng và khách hàng (Kurtbinh 2011)
Cách thức nhằm xem xét sự
khác biệt giữa chuỗi giá trị và
chuỗi cung ứng là khái niệm hóa
chuỗi cung ứng như là tập hợp con
của chuỗi giá trị Tất cả nhân viên
bên trong một tổ chức là một phần
của chuỗi giá trị Điều này lại
không đúng đối với chuỗi cung
ứng Các hoạt động chính đại diện
cho bộ phận hoạt động của chuỗi
giá trị, và đây chính là những điều
ám chỉ đến chuỗi cung ứng Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì
nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổtrợ Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài Để phảnánh ý kiến hiện tại, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủyếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị tríngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm Các cấp độ của nhà cungcấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanhnghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cáchhiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp
độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình
mà thôi) Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng vàphân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp(nhà cung cấp cấp hai, ba )
1 1 2 Cấu trúc chuỗi cung ứng
- Tổng quan: Mỗi công ty một
mắt xích của một hay nhiều chuỗi
cung ứng khác nhau, chúng đan
xen tạo thành mạng lưới phức tạp
(network) Trong mỗi công ty đều
có những bộ phận chức năng phối
hợp hoạt động với nhau để thực
hiện mục tiêu của tổ chức, đó là
những chuỗi cung ứng nhỏ bên
trong
- Cấu trúc vật lý:
Chuỗi cung ứng liên kết nhiều công ty độc lập với nhau, mỗi công ty có cấu trúc, tổchức riêng bên trong tương ứng với đặc điểm hoạt động và mục tiêu riêng của nó Đồngthời, cấu trúc công ty phải “mở” để liên kết hoạt động với các thành viên khác trong chuỗithông qua mối quan hệ với khách hàng ở phía trước, nhà cung cấp ở phía sau (Buyer-Customer relationship) và các công ty hỗ trợ xung quanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Những công ty thực hiện các quá trình tạo ra sản phẩm/ dịch vụ được gọi là thành viênchính của chuỗi (Primary Supply Chain members) Các công ty cung cấp dịch vụ bảohiểm, tư vấn, cho thuê tài sản, … cho những thành viên chính gọi là các thành viên hỗ trợ(Supporting member) (Stock and Lambert 2001).
Cấu trúc dọc của chuỗi (chiều dài chuỗi) tính bằng số lượng các lớp (tier) dọc theochiều dài chuỗi Cấu trúc theo chiều ngang được tính bằng số lượng các công ty tại mỗilớp Sự sắp xếp các công ty theo lớp chức năng cho phép nhận diện công ty trung tâm củachuỗi Ở nhiều chuỗi, khách hàng nhận thức công ty trung tâm qua thương hiệu sản phẩmchuỗi đó mang lại, dù công ty đó không thực hiện chức năng sản xuất và cũng không cótài sản cố định lớn
Khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ công ty trung tâm đến kháchhàng cuối cùng Hoạt động của công ty trung tâm và những mối quan hệ của nó thường làđối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng
Có bốn dạng liên kết giữa công ty trung tâm và các thành viên khác:
• Đối với lớp khách hàng và nhà cung cấp thứ nhất, công ty trung tâm giữ mối liên kếtdạng quản lý quá trình (Managed process links): công ty trung tâm quản lý các quá trìnhhoạt động mua và bán của hai lớp này
• Đối với các lớp thứ 2 trở đi mối liên kết của công ty trung tâm là giám sát (monitorprocess link) Tuy khó có ảnh hưởng trực tiếp tới các lớp thứ hai trở đi nhưng công tytrung tâm vẫn phải giám sát hoạt
động của họ để bảo đảm các hoạt
động sản xuất của mình Họ có thể
dùng ảnh hưởng để kéo nguồn
nguyên liệu nhanh hơn từ phía nhà
cung cấp và đẩy sản phẩm ra thị
trường nhanh hơn thông qua “cánh
tay nối dài”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17• Những lớp xa hơn, công ty trung tâm thiếu khả năng giám sát, mối liên kết thườngrất yếu phải thông qua các công ty trung gian Mối liên kết này gọi là không phải liên kếttheo quá trình quản lý (Not managed process link).
• Mối quan hệ giữa các công ty trong chuỗi và các công ty bên ngoài là mối liên kếtkhông phải thành viên (Non member process link) Theo mô hình Porter, môi trường hoạtđộng của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có các đối thủ cạnh tranh và các đối tác bênngoài Đối với chuỗi cung ứng, tồn tại các chuỗi cạnh tranh và những chuỗi liên minhtrong các hoạt động thương mại
1 1 3 Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng
1 1 3 1 Các mối quan hệ
Có 5 mức độ quan hệ
trong chuỗi (Taylor & Francis
2003) dựa vào mức độ tích
hợp Theo cách thang đo
tương đối này, một cực là mức
độ tích hợp rất thấp (dạng thị
trường rời rạc thuần túy - spot
market), một cực là hệ thống tổ chức cấp bậc thuần túy (nơi các tổ chức tích hợp dọc hoàntoàn theo chức năng)
• Mối quan hệ ngắn hạn: Xây dựng trên cơ sở từng giao dịch riêng lẻ, các mối quan hệđược thiết lập và kết thúc dựa trên kết quả đàm phán về giá cả, hàng hóa được mua bánchủ yếu dựa trên tiêu chuẩn
• Mối quan hệ trung và dài hạn: Sản phẩm được mua bán với số lượng, thời gian vàgiá cả định trước Các công ty kết hợp chức năng (chiều dọc) nhằm giảm bớt rủi ro Nhiềugiao dịch không có hợp đồng ràng buộc một cách hợp pháp
• Dạng liên kết để chia sẻ lợi nhuận: Mức độ hợp thức hóa rõ ràng, minh bạch và hợppháp Các thủ tục trong quan hệ đều thông qua giấy phép, bản quyền Những sản phẩm,dịch vụ hoặc thông tin được chuyển giao đều có bảo đảm về sở hữu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18• Liên mình dài hạn: Các tổ chức này ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn giữ được tính độclập Sự tự do và phụ thuộc giữa mỗi công ty là có giới hạn.
• Tham gia mạo hiểm: là dạng đặc biệt của liên minh dài hạn, khi mà sự tích hợp lêntới mức độ cao tạo thành một dạng tổ chức mới để cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro Mỗithành viên trong tổ chức phụ thuộc rất lớn vào nhau
Mức độ tích hợp giữa các công ty trong chuỗi dựa trên nền tảng của việc chia sẻ thôngtin (Lee 2000), Mức độ chia sẻ liên quan đến quyết định thông tin nào được chia (what),
ai được chia (who) và chia sẻ như thế nào (how)
1 1 3 2 Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng
Theo Martin Chrisopher,
trong chuỗi cung ứng có 3
dòng chảy cơ bản xuyên suốt
chiều dài của chuỗi là dòng
sản phẩm/ dịch vụ, dòng
thông tin và dòng tiền
a Dòng sản phẩm dịch vụ (còn được gọi là dòng chảy vật lý)
Là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ các nhà cung cấp đầutiên đến người tiêu dùng (end to end) Các nhà quản lý tập trung vào kiểm soát dòngnguyên liệu bằng cách sử dụng dòng thông tin sao cho dòng tiền đổ vào chuỗi là lớn nhất.Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian và đượcchuyển đến công ty trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàngthông qua các kênh phân phối Như vậy mắt xích quan trọng nhất là công ty trung tâm,công suất yêu cầu của thị trường quyết định công suất hoạt động tại đây
Dòng nguyên vật liệu chảy trong chuỗi bị ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vật lý của cácthành viên trong chuỗi (máy móc, thiết bị, …) Để dòng chảy này được xuyên suốt, dunglượng của các thành viên trong chuỗi phải đảm bảo đạt một mức yêu cầu tối thiểu đểtránh ách tắc Dòng chảy qua nguồn lực ách tắc sẽ tạo thành những điểm thắt cổ chai(bottle neck) Trong chuỗi cung ứng có thể có hơn một điểm này Toàn bộ thông lượng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19đầu ra phía sau điểm thắt cổ chai giảm bằng đúng thông lượng qua đây và tiếp tục giảmnếu qua những điểm thắt cổ chai khác.
Những nguồn lực phía sau
nguồn lực ách tắc trở nên lãng
phí do dư thừa công suất trong
khi công suất tại đầu ra không đủ
đáp ứng yêu cầu chung của
chuỗi Công suất tại đầu ra là
công suất thấp nhất trong chuỗi,
nên sự thiệt hại ở điểm này
không còn mang tính cục bộ mà là của cả hệ thống Theo Goldratt, các nhà quản lý cầntìm và củng cố mắt xích yếu nhất trong chuỗi bằng cách bố trí các nguồn lực song song
để đưa thêm năng suất vào điểm này
b Dòng thông tin trong chuỗi
Có tính 2 chiều:
• Dòng đặt hàng từ phía
khách hàng về phía trước chuỗi:
mang những thông tin thị
trường, đặc điểm sản phẩm, nhu
Nó được xử lý rất kỹ trước khi chuyển tới khách hàng
Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạng thông tin
và chất lượng của thông tin Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng: dạng thông
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20tin chiến lược, chiến thuật, vận hành… Những thông tin được chia sẻ thường mang lại lợiích cho các thành viên trong chuỗi: chia sẻ thông tin về vận chuyển hàng hoá sẽ giúp các
tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bánhàng làm giảm mức tồn kho
Giá trị của thông tin là kịp thời và chính xác, nó phụ thuộc vào lợi ích mà các công ty
có thể nhận được từ thông tin đó Giá trị nó không còn nếu cơ hội đã trôi qua
Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnhhưởng trầm trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi tớikhách hàng, do vậy ảnh hưởng đến cả dòng tiền phía sau
Trong chuỗi cung ứng, dòng thông tin là dòng đi trước về mặt thời gian, nó xuyên suốtmọi quá trình, ngay sau khi cả dòng sản phẩm và dòng tiền đã thực hiện hoàn tất
Vì vậy muốn quản lý được chuỗi cung ứng thì phải quản lý được dòng thông tin.Thông tin chỉ mang lại giá trị nếu công ty có những đối ứng phù hợp (Gavirneni, 2002)
Có những thông tin sẽ gây bất lợi nếu lọt vào tay đối thủ Nhà quản lý nên phân loạithông tin nào nên chia sẻ, thông tin nào cần bị giới hạn, kiểm duyệt hay bảo mật Để cóthể chia và nhận thông tin có giá trị, các nhà quản lý cần vượt qua một số rào cản nhấtđịnh về tâm lý
c Dòng tiền
Dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận được sảnphẩm/dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hoá đơn hợp lệ Có thể thấy chính lợi nhuận đãliên kết các công ty lại với nhau
Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòngtiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai trò và vị thế của mỗi công ty Phần thấp nhất thuộc
về các công ty thực hiện các công đoạn sơ chế vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trịgia tăng cho sản phẩm
Tóm lại, cấu trúc chuỗi cung ứng gồm hai thành phần cơ bản là cấu trúc (phần cứng)
và cơ sở hạ tầng (phần mềm) Phần cứng tương đối ít biến động nó tạo thành khung sườncho các hoạt động của chuỗi (trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc…) Nó quyết định đến
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21dung lượng sản xuất của chuỗi và ảnh hưởng tới những quyết định lựa chọn nhà cung cấp.Phần mềm là cơ cấu tổ chức, các định chế hoạt động, các mối quan hệ, các dòng chảy…
nó dễ dàng thay đổi và biến động Như vậy, chuỗi cung ứng không phải là mô hình bấtbiến mà là mô hình “động” theo hướng thích nghi với môi trường sản xuất kinh doanh.(Nguyễn, Thị Hồng Đăng 2006)
1 1 4 Quản trị chuỗi cung ứng
• Quản lý chuỗi cung ứng: là hoạch định, thiết kế, kiểm soát dòng thông tin và nguyênvật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất ởhiện tại và tương lai (APICS Dictionary 1996)
• Quản lý chuỗi cung ứng: là sự giám sát nguyên liệu, thông tin, và tài chính khi chúng
di chuyển trong một quá trình từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, người bán sỉ, người bán
lẻ cho đến khách hàng Quản lý chuỗi cung ứng gồm việc tích hợp các dòng này cả bêntrong cũng như bên ngoài giữa các công ty (Dimitris N-Chorafas, 2001)
• Quản lý chuỗi cung ứng: quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng (Jeffrey P.Wincel 2004)
• Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng: là tối thiểu những hoạt động không đưađược giá trị vào trong chuỗi Nó tăng cường khả năng cạnh tranh dựa vào việc nâng caohiệu suất và giảm chi phí (Stewart 1995)
1 1 5 Các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng tham gia vào việc đáp ứng mục tiêu cung cấp những sản phẩm dịch
vụ theo nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng những nguồn lực và xây dựng chomình những lợi thế cạnh tranh (Chia-lin Wu 2004)
1 1 6 Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR
Có nhiều các tiếp cận phân tích chuỗi cung ứng khác nhau (theo mục tiêu cuả M.Goldratt Eliyahu, theo cấu trúc, …), nhưng cách tiếp cận theo mô hình Scor được sử dụngphổ biến nhất Theo mô hình SCOR, 2001 (Supply Chain Operation Reference) của hộiđồng chuỗi cung ứng SCC (Supply Chain Concil), chuỗi cung ứng có thể biểu diễn bằngchuỗi các quá trình cơ bản như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Theo đó, SCOR được chia làm 4 lớp phân tích theo quá trình:
• Mức 1: Định nghĩa chuỗi cung ứng bằng 5 quá trình: lập kế hoạch, tìm nguồn cungcấp, sản xuất, phân phối, trả lại
• Mức 2: Phân tích 5 dạng quá trình theo danh mục cụ thể để hạn chế các quá trìnhtrùng lắp
• Mức 3: cho phép định nghĩa chi tiết các quá trình đã được xác định ở mức 2 Cáccông cụ hỗ trợ từ máy tính, phần mềm được ứng dụng Mức này định nghĩa các quá trìnhđược dùng để xác định mức độ tích hợp với nhà cung cấp và khách hàng
• Mức 4: Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các hoạt động trong mức 3 để triển khai các hoạtđộng tác nghiệp hàng ngày
Phạm vi đề tài giới hạn tìm hiểu cách thức hoạt động của chuỗi đến giữa mức 2, qua
đó các hoạt động cung cấp sẽ được thay bằng thu mua
1 1 6 1 Kế hoạch (Plan)
1 Nhiệm vụ
Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng vàcung cấp Nó đề ra các cách thức để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra
2 Phân tích quá trình lập kế hoạch theo mô hình SCOR
Theo mô hình SCOR, việc thiết lập kế hoạch được thực hiện trước tiên và thông quatất cả các quá trình, từ phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trường đến kiểm tra,đánh giá các nguồn lực hiện có, dung lượng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng TrongSCOR mức 2, việc lập kế hoạch sẽ được phân chia làm 5 quá trình nhỏ là 1/ Hoạch địnhnhu cầu chung của chuỗi; 2/ Hoạch định nguồn cung cấp; 3/ Sản xuất; 4/ Giao hàng; 5/Quản lý hàng trả về
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Đầu vào của việc lập kế hoạch là nguồn thông tin được cung cấp từ tiếp thị và thôngtin phản hồi từ các bộ phận khác Kế hoạch được đánh giá là tốt khi cân đối được cungcầu, tiếp cận mục tiêu, kết nối được các bộ phận Kế hoạch phải chủ động quản lý đượccác hoạt động khác, phát hiện và thu ngắn các khoảng cách giữa các bộ phận, loại bỏnhững công việc trùng lắp Thông thường kế hoạch thể hiện dưới dạng lịch sản xuất chính(Master Production Schedule), theo đó, mọi bộ phận tự xác định và thi hành công việccủa mình Chìa khoá để kế hoạch thành công là thông tin, chìa khoá để kiểm soát kếhoạch cũng là thông tin.
Theo Dinesh Garg (Dinesh Garg 2003): việc xác lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng là
sự nỗ lực nhằm đạt mục tiêu chính của “sản xuất và phân phối sản phẩm trong thươngmại, bảo đảm đúng số lượng, đúng nơi, đúng thời điểm với chi phí là nhỏ nhất” Như vậybản thân kế hoạch phải giải quyết nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau
Có 3 dạng kế hoạch:
• Kế hoạch chiến lược: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp cao về mục tiêu củacông ty trong dài hạn, nó giúp định hướng các hoạt động của tổ chức
• Kế hoạch chiến thuật: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp trung để triển khai
kế hoạch chiến lược thành những hoạt động cho các bộ phận (trung hạn)
• Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết được thiết lập và triển khai tại các bộ phậncho công tác vận hành, thường có tính chất ngắn hạn
Trong chuỗi cung ứng, kế hoạch nối kết hoạt động của các thành viên riêng biệt, nênphải cân nhắc việc đánh đổi giữa các mục tiêu Vì vậy, nó cần linh hoạt để ứng phó với sựthay đổi của nhu cầu thị trường, và có dự phòng những rủi ro bất trắc
1 1 6 2 Quá trình thu mua (Source)
1 Nhiệm vụ
Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế hoạch đểcung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng
2 Phân tích thu mua theo mô hình SCOR
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Quá trình này được thực hiện tại giao diện của mỗi lớp trong chuỗi với lớp phía sau,
nó được định hướng bằng kế hoạch chung của chuỗi và được thực hiện bởi bộ phận thumua (Purchasing) Các chức năng khác có thể kể đến là:
• Tổ chức xây dựng, điều phối hoạt động mạng lưới cung cấp và các các hoạt độngvận chuyển bên trong (từ nhà cung cấp đến nhà máy và ngược lại)
• Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp mới cũng như sàng lọc các nhà cung cấpkhông đạt yêu cầu Cấp chứng nhận cho những nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn
• Kiểm soát nguồn nguyên liệu (thông qua kho và sản xuất) Bảo đảm chất lượngnguồn hàng Cung cấp thông tin kỹ thuật cần thiết cho các nhà cung cấp
• Thực hiện đàm phán, thương thuyết để có được mức giá có lợi nhất
• Thực hiện ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp Đảm bảo thủ tục để bộ phận kếtoán có thể thực hiện việc chi trả cho các nhà cung cấp một cách thuận lợi
Như vậy có thể thấy đây là bộ phận rất quan trọng, là mắc xích liên kết giữa công ty
và thị trường cung cấp Một bộ phận thu mua được đánh giá mạnh khi nó có thể tìm đượcnguồn nguyên liệu hàng hoá rẻ, đạt chất lượng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệucho quá trình tiếp theo và xây dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp
Để thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình, bộ phận này phải phối hợp hoạt độngchặt chẽ với các bộ phận như kế hoạch, sản xuất, kho, kỹ thuật, QC và kế toán
Trong mô hình SCOR mức 2, chức năng tìm nguồn cung cấp được phân tích thành 3quá trình:
• Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chưa biết trướcnên mức lưu kho bị dao động rất lớn, các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối phó vớinhững đơn hàng đột xuất Bộ phận thu mua thường vất vả trong việc thiết lập các mốiquan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và phải xây dựng mạng lưới cung cấp dự phòng đểphòng tránh rủi ro Để giảm gánh nặng tồn kho do hiệu ứng sợi dây thừng, yêu cầu thôngtin thị trường phải được chia sẻ trung thực tới nhà cung cấp
• Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu được báo trước, bộphận thu mua dễ xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ thiết lập
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu Bộ phận thu mua lựa chọn và phân bổ các đơnhàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ Hàng hoá được đặttheo đơn hàng, tỉ lệ thay đổi nhà cung cấp tương đối thường thấp.
• Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng: yêu cầu nguồn nguyên liệuphong phú và các nhà cung cấp/ thầu phụ phải có năng lực thiết kế thực sự Giá trị sảnphẩm thể hiện qua ý tưởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ Bộ phận thu mua xâydựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm
Cơ hội cải tiến trong dạng sản xuất này rất lớn nó tạo cho họ cơ hội phát huy khả năngcủa mình Quá trình hợp tác phát triển sản phẩm mới giúp các công ty thu ngắn khoảngcách giữa chúng và giúp phát hiện ra những nhà cung cấp có tiềm năng
1 1 6 3 Quá trình sản xuất (make)
1 Nhiệm vụ
Trong chuỗi cung ứng, quá trình sản xuất (make) thường được phân tích ở công tytrung tâm, nơi mà nguyên liệu và bán thành phẩm được tập trung từ các nguồn để tạothành sản phẩm cuối cùng theo kế hoạch Nó bao gồm cả hoạt động thiết kế, thử nghiệmsản phẩm mới, đóng kiện, lưu trữ
2 Phân tích quá trình sản xuất theo mô hình SCOR
Theo Wheelright & Hill, sản phẩm khác nhau được sản xuất từ nhu cầu sử dụng khácnhau và môi trường sản xuất những sản phẩm này cũng rất khác nhau Trong mô hìnhScor, quá trình sản xuất được bố trí sau quá trình thu mua và trước phân phối sản phẩm.Quá trình này được phân tích thành 3 dạng là: sản xuất tồn kho MTS (Make To Stock),sản xuất theo đơn hàng MTO (Make To Order), thiết kế theo đơn hàng ETO (Engineer toOrder) Dạng lắp ráp theo đơn hàng ATO (Assemply to Order) là dạng đặc biệt của MTO.Các chiến lược quản lý sản xuất tương ứng: (Paul D Larson & Arni Halldorson)
• Sản xuất tồn kho (MTS: Make To Stock): là một môi trường sản xuất mà sản phẩmđược hoàn thành trước khi nhận được đơn đặt hàng của người mua
• Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order): là một môi trường sản xuất mà hànghóa hoặc dịch vụ được tạo ra sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26• Thiết kế theo yêu cầu (ETO: Engineer To Order): khách hàng yêu cầu nhà sản xuấtthực hiện thiết kế toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất.
• Lắp ráp theo đơn hàng (ATO: Assemble-to-order): là môi trường sản xuất nơi hànghóa hoặc dịch vụ được lắp ráp sau khi nhận được yêu cầu của người mua
Nhận xét: Một trong những ưu điểm lớn nhất của MTO là tiết kiệm chi phí vì chỉ sảnxuất những gì mà khách hàng cần Đối với MTS là sự tự do trong sáng tạo (nhưng rất dễmất phương hướng và hiệu quả thấp), và ETO là sự chủ động trong thiết kế
3 Các hoạt động hỗ trợ
a Quy trình sản xuất và các bộ phận liên quan
Nguyên liệu và bán thành phẩm được bộ phận thu mua chuẩn bị trước và nhập về khonguyên liệu Theo kế hoạch sản xuất, nó được đưa vào dây chuyền sản xuất và xử lý quacác đoạn khác nhau trước khi đến trạm làm việc cuối cùng Bộ phận kỹ thuật thiết lập cácthông số kỹ thuật cần thiết cho nhà máy và phổ biến xuống từng bộ phận
Bộ phận triển khai sản xuất tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và thực hiện theo kế hoạchđược giao Trên mỗi công đoạn làm việc đều bố trí bộ phận kiểm tra giám sát chất lượng.Các sản phẩm sai hỏng nếu không thể sửa chữa đều bị loại ra, số còn lại bị trả về côngđoạn trước đó Các khuyết tật được ghi nhận, tổng hợp, báo cáo đến bộ phận sản xuất, thumua và kỹ thuật nhằm có biện pháp khắp phục, hiệu chỉnh cần thiết Quá trình sản xuấtđược thiết kế theo nguyên tắc sao cho đường đi của sản phẩm và người thao tác là ngắnnhất hạn chế mọi hoạt động dư thừa
Việc thiết kế sản phẩm rất quan trọng, có những chuỗi cung ứng cạnh tranh bằng ưuthế thiết kế sản phẩm mới và tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường Ý tưởng thiết kế có thểxuất phát từ khách hàng hoặc từ nhà máy/ nhà cung cấp Ngày nay, xu hướng thiết kế sảnphẩm là cùng kết hợp ý tưởng của khách hàng với nhà sản xuất để được mẫu mã cuốicùng Sự tham dự thiết kế của nhiều thành viên trong chuỗi giúp tạo ra nhiều dòng sảnphẩm phẩm đa dạng, phong phú
b Quản lý tồn kho
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Tồn kho là quá trình tích
luỹ hàng hoá nó được dùng để
thoả mãn những nhu cầu trong
tương lai Các loại hình sản
xuất khác nhau có mức tồn kho
khác nhau
Tuỳ theo loại hình sản xuất
mà gánh nặng tồn kho sẽ thuộc
về ai trong chuỗi cung ứng
1 1 6 4 Phân phối sản phẩm (Delivery)
- Hạn chế các trung gian, hàng hoá được phân phối thẳng tới khách
hàng từ các kho phân phối trực tiếp
- Giảm thiểu tồn kho và các chi phí liên quan đến tồn kho và bảo
quản Giảm hư hỏng và nguy cơ lạc hậu Giảm rủi ro
- Thời gian hàng nằm trên kệ giảm
- Dự báo tốt, tăng khả năng sản xuất, bán hàng và phục vụ
- Chi phí vận chuyển cao Tăng công việc giấy tờ, giao nhận
- Không có tồn kho dự trữ khi nhà cung cấp có sự cố
- Không phù hợp với các ngày lễ hoặc những dịp đặc biệt khi nhu
cầu cá nhân tăng
Dell nhận màn hìnhmáy tính đặt từ Sony vàchuyển thẳng tới kháchhàng
Trung
gian
- Hàng hoá qua nhiều trung gian mới đến tay người tiêu dùng
- Chi phí, thời gian và giá tăng lên qua mỗi trung gian
-“Cros-Docking” là một khái niệm về dòng sản phẩm thông suốt và
chúng tôi không muốn sản phẩm dừng lại bất cứ điểm nào vì không
gian, gạch và vôi vữa đều rất đắt dạo gần đây” (Wal-Mart)
-Giao nhận không qua kho, giảm chi phí tồn kho
- Hỗ trợ JIT, phối hợp tốt với kế hoạch và thông tin
Trang 28Được thực hiện thông qua các kênh phân phối Nó bao gồm việc phân phối sản phẩmdịch vụ, vận chuyển, lưu trữ, quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lượng hàng hoá thôngqua hệ thống kho bãi và các tổ chức hậu cần.
2 Phân tích quá trình phân phối theo mô hình SCOR
Trong mô hình SCOR, quá trình này được bố trí tiếp theo quá trình sản xuất, nó mangsản phẩm từ nhà máy tới tay người tiêu dùng Quá trình này được chia làm 3 quá trìnhriêng là phân phối hàng tồn kho, phân phối sản phẩm làm theo đơn hàng, phân phối sảnphẩm được thiết kế theo đơn hàng
Đối với dạng sản xuất hàng tồn kho, việc phân phối sản phẩm chỉ thực hiện sau khitìm được thị trường, khách hàng có yêu cầu mua hàng thì kế hoạch giao hàng mới đượcthiết lập Khi đó, giống với 2 dạng sản xuất còn lại, cách thức giao hàng sẽ do thoả thuận
2 bên và thể hiện trên hợp đồng mua bán Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phânphối hàng hoá là:
• Tổ chức quản lý mạng lưới phân phối
• Vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến người tiêu dùng
4
Xe tải - Linh hoạt
- Có thể đến được rất nhiều nơi
Tùy điều kiệnvận chuyển
Trang 29Cấu trúc của mạng lưới phân phối tuỳ thuộc vào: đặc tính sản phẩm, khoảng cách địa
lý từ nhà máy sản xuất đến người tiêu thụ, vòng đời sản phẩm Sự đánh đổi giữa tốc độđáp ứng và chi phí vận chuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định chọn lựaphương tiện vận chuyển
Lịch phân phối được thực hiện theo kế hoạch định trước Trong các nhà máy sản xuất,
bộ phận xuất nhập khẩu kết hợp với bộ phận sản xuất và kho để ra lịch vận chuyển chitiết JIT và Crossdocking được sử dụng nhằm giảm thiểu tồn kho và giảm thời gian, chiphí trong các quá trình vận chuyển Các nhà quản lý hậu cần đã chuyển xu hướng mởrộng kho bãi, cơ sở vật chất sang hướng xây dựng mạng lưới phân phối tinh gọn và hiệuquả bằng cách phối hợp kiểm soát kịp thời các nguồn thông tin trong suốt quá trình vậnchuyển Ngày nay một số kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào quản lý tồn kho và hậucần như RFID, SKU… nó hỗ trợ không nhỏ vào việc kiểm soát quá trình
1 1 6 5 Quá trình trả lại (Return Management)
1 Nhiệm vụ
Tạo mạng lưới giải quyết, xử lý hàng lỗi, bù đắp hàng thiếu hụt, xử lý hàng dư thừa,thay thế hàng sai hỏng và hỗ trợ khách hàng gặp rắc rối với hàng đã nhận Quá trình nàyđược đánh giá là khá rắc rối, phiền toái và nhiều rủi ro nhất
2 Phân tích quá trình trả lại theo mô hình SCOR
Trong mô hình SCOR, quá trình này được thực hiện ở bất cứ quá trình nào xảy ratrong chuỗi đặc biệt là ở các giao diện giữa các lớp Nó bao gồm 2 quá trình:
• Xử lý hoặc trả lại nguồn nguyên vật liệu vị sai hỏng, thiếu hụt, dư thừa
• Nhận về và xử lý các hàng hoá dịch vụ đã phân phối bị trả lại
Trong chuỗi khi xảy ra những vấn đề này, thông tin và sản phẩm lỗi được trả ngược vềcác lớp phía sau đến nơi là nguồn gốc phát sinh lỗi Bộ phận này phải chịu trách nhiệmkhắc phục hậu quả và gánh chịu những chi phí phát sinh
Quá trình trả lại được thực hiện nhằm bảo đảm uy tín trong kinh doanh Khi thực hiệnviệc trả lại thì chi phí, thời gian đều tăng lên, lợi nhuận giảm xuống Đặc biệt với MTO,hàng hoá không được dự trữ sẵn trong kho, nếu phải làm hàng thay thế, thời gian đáp ứng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30bị tăng gấp đôi, chưa kể các hậu quả mới có thể xuất hiện do việc phải ngừng hoặc canthiệp vào hoạt động tại các công đoạn khác.
Quá trình này thường cản trở dòng lưu thông trong chuỗi và không phù hợp với cấutrúc bên trong lẫn bên ngoài vì phải chia sẻ nguồn lực hiện có Nó yêu cầu phải có hệthống làm hàng lại, phân tích thông tin và đo lường kết quả công việc Dù có các độngthái khắc phục hậu quả nhưng sự cảm nhận chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàngđều giảm sút
Tuy nhiên, có thể coi đây là nguồn cung cấp thông tin, số liệu trung thực về chấtlượng sản phẩm và sự phản ứng khách hàng làm cơ sở cho các doanh nghiệp thực hiệncác thay đổi và cải tiến thích hợp
1 2 Lý thuyết về hiệu suất và vấn đề cải tiến hiệu suất trong chuỗi cung ứng:
1 2 1 Phân tích hiệu suất trong chuỗi cung ứng
1 2 1 1 Hiệu suất của chuỗi cung ứng
Theo Eliyahu M Goldratt hiệu suất là việc đưa một công ty đến gần mục tiêu của nó
Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng được định nghĩa là việc thu thập những thông tinliên quan đến quá trình vận hành và kết quả sản xuất, nó cho phép định lượng và so sánh,đối chiếu với những mục tiêu liên quan ở hiện tại (hay quá khứ) với những quá trình vàkết quả sản xuất khác Có 3 khía cạnh quan trọng của hiệu suất cần được quan tâm: 1/.Các thành phần cấu thành hiệu suất có mức độ ưu tiên và cách đo lường khác nhau trongngành công nghiệp khác nhau 2/: Một nhà máy không thể đạt được lợi thế cạnh tranh nếuchỉ tập trung vào một số đo hiệu suất duy nhất 3/ Nhà máy phải chọn lựa cân nhắc cáctiêu chí phù hợp cho chiến lược sản xuất và ý định cạnh tranh của mình (MartinChristopher)
Có nhiều cách đo hiệu suất chuỗi cung ứng Người ta cố gắng định lượng các quátrình thành những con số cụ thể, các chỉ số này chỉ thực sự có ích cho nhà quản lý khichúng được đo bằng những phương pháp phù hợp và kết quả phản ánh được thực trạnghoạt động của chuỗi cung ứng Taylor cho rằng không nên gộp tất cả các chỉ số hiệu suất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31trong chuỗi cung ứng vào một con số duy nhất vì nó sẽ không phản ảnh hết toàn cảnhchuỗi cung ứng và rất khó cho các nhà quản lý khi xác định và chọn lựa vấn đề cải tiến.Khi đo lường kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng, người ta hay dùng cách đo lườnghiệu quả Nhưng theo David Taylor, hiệu quả dùng để đo kết quả đã thực hiện và đo mức
độ cảm nhận của khách hàng về những giá trị mà họ nhận được Vì thế, khi đo lường hoạtđộng của chuỗi người ta căn cứ vào hiệu suất, nó bao hàm cả quá trình vận hành, năng lựchoạt động của chuỗi và hiệu quả đạt được
Việc đo lường hiệu suất không phải chỉ một lần, nó trở thành công cụ hết sức hữu íchcho các nhà quản lý Nó giúp nhận dạng các vấn đề đang xảy ra, nguyên nhân và cách xử
lý Một số yêu cầu khi đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng:
• Sự đo lường hiệu suất phải gắn với mục tiêu, chiến lược kinh doanh
• Mục tiêu đo lường phải được phân tích, cân nhắc và được hiểu thấu đáo
• Mục tiêu thiết lập dựa trên sự so sánh bên trong, bên ngoài và có tính khả thi
• Phải được sự tham gia và giám sát của tất cả các cấp trong chuỗi
• Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng được dùng như công cụ cải tiến liên tục
1 2 1 2 Các mô hình đo hiệu suất chuỗi cung ứng
1 2 1 2 1 Đo hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR
1 Mô hình đo lường
Đây là mô hình được xem là nền tảng để phân tích và đo lường hiệu suất chuỗi cungứng Mô hình này cũng được bộ quốc phòng Mỹ chọn làm công cụ đo lường và đánh giáhiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của mình (Katherine V Schinasi, 1998)
SCOR đưa ra các công cụ để tính hiệu suất của chuỗi cung ứng (mức 1) Có nhiều chỉ
số để đo lường, chọn cách nào là tuỳ vào mục tiêu của nhà quản lý Theo Sammel H.Huang, phần lớn các công ty chọn cho mình từ 4-6 chỉ số để tập trung vào đo lường, phântích Mô hình Scor có 5 chỉ số cơ bản: khả năng giao hàng, khả năng đáp ứng, sự linhhoạt, chi phí và tài sản
2 Phân tích các công cụ đo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Bảng 3: 5 chỉ số cơ bản của mô hình Scor
tiêuNăng lực
giao hàng
Sự linhhoạt
Khả năngđáp ứng
TĐH
TĐHTĐH
2 Sự linh hoạt của sản
V
TTH
TTHTĐH
TTHTTHTĐH
Với: TTH: tối thiểu hoá; TĐH: tối đa hoá
a Sự tin cậy trong giao hàng (Delivery reliability)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Được dùng để đánh giá khả năng hoàn thành và giao được đơn hàng, có 3 chỉ số:
• Hiệu suất giao hàng (Delivery Performance) hay còn gọi là tỉ lệ giao hàng đúng hẹn(Ontime Devivery): tỉ số này được tính:
Mỗi thành viên trong chuỗi cần được giao hàng đúng hẹn vì mỗi sự chậm trễ nối theohàng loạt các chậm trễ khác
• Tỉ lệ hoàn thành (sản phẩm, đơn hàng-fill rate): Trong sản xuất người ta kết hợp rấtnhiều sản phẩm của nhiều đơn hàng khác nhau để rút ngắn thời gian đáp ứng, giảm chiphí và tăng thông lượng Khi thực hiện cùng lúc nhiều đơn hàng khác nhau, tất cả sảnphẩm đầu ra thường bị trễ hàng loạt Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng đo lường tỉ số sản phẩmhoàn thành của các loại trên tất cả các dây chuyền theo đơn hàng
• Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo: là % đơn hàng được hoàn thành, và gửi đến khách hàng,đúng chủng loại, bảo đảm chất lượng, không bị hư hỏng khi vận chuyển và bảo đảm cácgiấy tờ thủ tục Chỉ số này giúp các nhà quản lý kiểm soát và ngăn chặn các sự cố củamọi dòng lưu thông trong chuỗi Nó ngày càng được quan tâm hơn nhất là đối với nhữngcông ty có tham vọng tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng khả năng vượt trội trong phục vụ.Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Đường xa trăm dặm, ngựa qua chín mươi lăm dặm cũngchỉ mới nửa đoạn đường” Có những loại sản phẩm sau một thời gian sử dụng mới xảy ra
sự cố hoặc khi không nhận được những phản hồi xấu thì không có nghĩa đơn hàng hoànhảo Thế nên chỉ số này khó có thể đo lường chính xác
b Tính linh hoạt (Flexibility)
Đo lường mức độ đáp ứng của chuỗi trước sự thay đổi của thị trường, nó được đo bởi:
• Sự linh hoạt của sản xuất: là số ngày yêu cầu để có thể đạt thêm dung lượng 20% màkhông được lên kế hoạch trước
• Sự linh hoạt của sản phẩm: là số lượng sản phẩm mới được đưa vào sản xuất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34• Thời gian hoàn thành đơn hàng (order fulfillment best time): là thời gian từ lúc đặthàng đến lúc nhận được hàng Nó còn gọi là thời gian đáp ứng.
Thời gian đáp ứng là một trong những tiêu chí quan trọng để khách hàng ra quyết địnhlựa chọn nhà cung cấp Thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian nguyên liệu được giacông chế biến mà còn là thời gian bị lãng phí vì chờ đợi hoặc di chuyển Vì vậy, các nhàquản lý luôn luôn tìm cách giảm thời gian đáp ứng bằng cách loại bỏ những khoảng thờigian trống của quá trình Trong thời
đại cạnh tranh hiện nay, thời gian đáp
c Đo chi phí (Cost)
• Chi phí hàng bán: là chi phí liên quan đến việc mua nguyên liệu và sản xuất ra thànhphẩm Nó bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp
+ Chi phí trực tiếp (Direct cost): là những chi phí được tính thẳng các đối tượng sửdụng Nó bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí gián tiếp (Indirect cost): Chi phí không thể tính trực tiếp cho một đối tượngnào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo môt tiêu thức phù hợp
+ Chi phí nhà xưởng (Facility Cost): Chi phí để mua/ xây dựng nhà xưởng/ máy móc,thiết bị Nó bao gồm cả chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và những chi phí liên quan hỗtrợ cho các hoạt động của tổ chức Các chi phí này được phân bổ vào giá thành sản phẩm.+ Chi phí cơ hội (Opportunity Cost): là những thu thập tiềm tàng bị mất đi khi chọnphương án này thay cho phương án khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35+ Chi phí quản lý hậu cần (Total Logictics Management Cost): được tính bằng tổngchi phí quản lý đặt hàng, nhận hàng, lưu kho, tài chính, kế hoạch và chi phí quản lý hệthống thông tin.
• Giá trị được thêm vào VA (Value Added Productivity): được tính bằng:
Chỉ số này thể hiện phần giá trị của sản phẩm được đưa vào các công đoạn của quátrình sản xuất
• Chi phí bảo đảm (Warranty cost hay Return proccessing cost): bao gồm chi phí vậtliệu, lao động và nghiên cứu các sản phẩm lỗi bị trả về để sửa chữa hoặc thay mới (KateVitasek, 2005) Cải tiến chất lượng sẽ làm giảm loại chi phí này
d Đo tài sản (Asset)
• Chu kỳ từ tiền đến tiền (ngày): được tính từ thời điểm trả tiền nguyên vật liệu đếnthời điểm nhận được tiền trả của người mua Tiền là một trong những yếu tố sống còn củadoanh nghiệp nên các nhà quản lý luôn nỗ lực giảm thiểu khoảng thời gian này để tránhtrường hợp bị thiếu hụt tiền mặt Một số trường hợp (như Dell) làm ngược lại bằng cáchnhận trước tiền trả cho sản phẩm dịch vụ từ khách hàng, sau đó mới trả cho nhà cung cấpTrong thực tế, các công ty luôn cố gắng chiếm dụng vốn bằng cách rút ngắn thời gian thuhồi những khoản phải thu và trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ phải trả
• Giá trị tồn kho (Inventory Days Of Supply): tổng giá thuần hàng tồn kho tại một chiphí chuẩn trước khi dự phòng cho sản phẩm hư hỏng hoặc lỗi thời (Nguyễn Văn Minh )
• Quay vòng tài sản (Asset Turn): đánh giá khả năng sử dụng tài sản trong sản xuấtkinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36lý sẽ khó có thể xác định được nguyên nhân, nguồn gốc thực sự của nó.
Không đo được sự phản hồi của khách hàng cũng như cảm nhận của họ về chuỗi
Không đánh giá được mức độ thoả mãn và mức độ trung thành của khách hàng Sẽgặp một số khó khăn khi tìm kiếm, nhận định và giải quyết các vấn đề về hiệu suất trongchuỗi cung ứng ở mức độ sâu hơn
1 2 1 2 2 Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor
1 Mô hình đo lường
Taylor giới thiệu 4 tiêu chí xác định hiệu suất là thời gian, chi phí, năng lực và hiệuquả hoạt động Mỗi tiêu chí được diễn giải thành các chỉ số rất có thể đo lường được vàthời gian là yếu tố dễ thấy nhất, nó thường được nhắc đến đầu tiên
2 Phân tích các công cụ đo
a Đo thời gian
- Thời gian xử lý:
• Thời gian chuyển pallet: là thời gian chuyển hàng hóa/ nguyên liệu trên pallet
• Thời gian vận chuyển (transportation time): Là thời gian chuyển nguyên liệu/ hànghoá từ cuối trạm làm việc đến đầu một trạm khác mà không tạo thêm bất cứ một giá trịnào cho sản phẩm Có thể coi đây như một nguồn tạo ra sự lãng phí
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Bảng 4: Đo thời gian
Thời gian xử lí
Thời gian chuyển pallet Giây Tối thiểu hoá
Thời gian xử lý đơn hàng Ngày Tối thiểu hoá
Thời đoạn
Khoảng thời gian giữa hai lần đặthàng
Ngày Tối thiểu hoá
Chu kỳ từ tiền đến tiền Ngày Tối thiểu hoá
Tốc độ
(khoảng cách/ thời
gian)
Tốc độ vận chuyển giữa các lối đitrong nhà máy
Dặm/giờ Tối đa hoá
Thông lượng
(đơn vị/ thời gian)
Thông lượng vận chuyển trong ống Gallon/giờ Tối đa hoáSản phẩm ở đầu ra Sản phẩm/ giờ Tối đa hoáThông lượng yêu cầu Yêu cầu/ ngày Tối đa hoá
• Thời gian xử lý đơn hàng (Order processing time): là thời gian tính từ lúc nhận đượcđơn hàng tới lúc đơn hàng được hoàn thành và sẵn sàng cho việc phân phối Nó bao gồm:thời gian đáp ứng của nhà cung cấp cộng với thời gian đáp ứng tại nhà máy Để đối phóvới những đơn hàng bất thường hoặc những rủi ro khác, nhà máy thường tạo cho mìnhmột lớp đệm bằng cách cố gắng rút ngắn hai thời gian đáp ứng trên để đơn hàng có thểhoàn thành trước thời hạn giao hàng
- Đo lường thời đoạn (interval): Đo lường khoảng thời gian giữa hai công việc/ sựkiện
• Thời gian giữa hai lần đặt hàng (customer order interval): Tùy theo loại hình sảnxuất và đặc tính sản phẩm khác nhau thì chỉ số này sẽ khác nhau đối với mỗi chuỗi
• Chu kỳ từ tiền đến tiền (cash to cash): được tính từ thời điểm trả tiền nguyên vật liệuđến thời điểm nhận được tiền trả của người mua
• Chu kỳ máy (cycle time): là thời gian để một chu kỳ máy được thực hiện Người taquan tâm 2 yếu tố: 1/Độ hữu dụng của máy: Những chức năng khác ngoài chức năngđang vận hành? Chu kỳ của từng loại chức năng? 2/Thông lượng qua máy: phản ánh khảnăng hoạt động của máy, trình độ công nghệ đang sử dụng Trong sản xuất, các nhà quản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38lý luôn muốn vận hành theo cách tăng chu kỳ máy để nâng cao năng suất Nhưng dưới cáinhìn hệ thống (toàn chuỗi), thì chu kỳ máy phải được thiết lập phù hợp với các nguồn lựckhác trong chuỗi.
• Thông lượng yêu cầu (order throughput): Số lượng đơn hàng hoàn tất trong mộtngày
- Tốc độ (Speed):
• Tốc độ dây chuyền (Conveyor speed - feet/phút): được thiết lập tuỳ theo đặc tính kỹthuật của sản phẩm Do đó, không dễ thay đổi nhanh hay chậm để đáp ứng thời gian giaohàng
• Tốc độ vận chuyển trong các lối đi trong nhà máy (land speed): đo lường hiệu quảcủa sự bố trí bên trong nhà máy/ xưởng
• Tốc độ quay vòng kho (Inventory velocity - ngày/ vòng quay): được tính bằng sốngày trong năm/ số vòng quay hàng tồn kho
- Thông lượng:
• Thông lượng vận chuyển trong đường ống (pipeline flow): chỉ dành cho các ngànhsản xuất mà nguyên liệu là chất lỏng hay khí, được đo bằng lưu lượng nguyên liệu vậnchuyển trong đường ống trong một đơn vị thời gian
Trong chuỗi cung ứng người ta quan tâm đến thông lượng nhiều hơn là tốc độ vìthông lượng phản ảnh được tốc độ vận hành của chuỗi Một sản phẩm muốn hoàn tất thìphải trải qua tất cả các công đoạn, vận tốc vận hành ở các trạm làm việc có khác nhau thìnguyên liệu vẫn phải qua công đoạn cuối cùng để trở thành sản phẩm
• Sản phẩm đầu ra (production output - sản phẩm/ ngày): kết quả thường phản ảnhdung lượng và năng lực sản xuất của nhà máy
b Đo chi phí (cost)
Là các chi phí phát sinh do sai hỏng, nó thường được quyết định chủ yếu vào quá trìnhsản xuất và vận hành Nó là chi phí hữu hình, là một phần nhỏ trong chi phí để bảo đảmchất lượng Những chi phí vô hình mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi sản phẩm khôngbảo đảm chất lượng đến tay khách hàng là không thể tính được Nó được xem như phần
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39chìm của tảng băng trôi Trong quản lý chất lượng, người ta quan tâm đến việc phát hiện
và ngăn ngừa lỗi hơn là chỉ đơn thuần việc khắc phục hậu quả
Bảng 5: Chi phí
Chi phí trực tiếp Thời gian chuyển pallet $ Tối thiểu hoá
Chi phí gián tiếp Khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng $ Tối thiểu hoá
Chu kỳ từ tiền đến tiền $ Tối thiểu hoá
Chi phí lỗi
Tốc độ vận chuyển giữa các lối đi trongnhà máy
$ Tối thiểu hoá
Chi phí thời đọan
(chi phí/thời gian)
Thông lượng vận chuyển trong ống $/tháng Tối thiểu hoá
Chi phí luỹ tiến Chi phí vận chuyển $ Tối thiểu hoá
Chi phí sử dụng kho $/ ft3 Tối thiểu hoá
c Đo năng lực hoạt động (measuring Effiency): Đo lường khả năng sử dụng cácnguồn lực của hệ thống như vốn, dung lượng, kho… trong hoạt động sản xuất kinhdoanh
Tối đa hoá
Dung lượng
dùng/ sẵn có
Tối đa hoá
Khả năng tận dụng khoảng cách Số lượng/đơn vị
nhà máy
Tối đa hoá
Đơn hàng/ số khách hàng hiện tại Đơn hàng Tối đa hoá
Đo năng lực kho:
• Hệ số quay vòng kho:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Các ngành công nghiệp khác nhau có tốc độ quay vòng khác nhau Các nhà quản lýmuốn tăng chỉ số này để nâng cao năng lực sử dụng vốn và tăng tốc độ lưu chuyển hànghoá.
• Thời gian giữ hàng trong kho (days on hand): Khi tốc độ quay vòng kho lớn, người
ta áp dụng chỉ số thời gian giữ hàng trong tay Nó là nghịch đảo của hệ số quay vòng kho
Cả hai cùng cung cấp thông tin quản lý như nhau nhưng được cảm nhận khác nhau
• Phần trăm hàng đang xử lý (%): là tỉ lệ % tổng khối lượng hàng hóa của tất cả cácđơn hàng đang được thực hiện trên tổng khối lượng hàng hóa của tất cả các đơn hàng
Dung lượng sử dụng (Used Of Capacity):
• Tải (Capacity used/ Available Capacity): đo lường dung lượng đang sử dụng của hệthống trên mức dung lượng cao nhất có thể Chỉ số nhỏ hơn 1 là hoạt động non tải Chỉ sốnày càng thấp sẽ bị đánh giá là hoạt động kém vì không tận dụng hết các nguồn lực vàgây lãng phí Bằng 1 là hoạt động đúng tải (thường ít xảy ra) và lớn hơn 1 là quá tải.Thông thường, các công ty chọn cách hoạt động ở dưới dung lượng thực tế một chút đểbảo đảm việc quản lý và phòng ngừa rủi ro, hoạt động đúng hoặc quá tải thường dẫn tớiviệc quá kiểm soát Theo mô hình chi phí chất lượng, khi dung lượng tăng đến một mứcnào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đột biến của chi phí và làm giảm hiệu quả sử dụng
• Khả năng tận dụng khoảng cách (Space Efficiency): đánh giá khả năng tận dụngkhoảng không gian trong nhà máy Cách bố trí sử dụng không gian tuỳ thuộc vào từngdạng sản xuất, nhưng nó phải bảo đảm cho việc lưu thông/ luân chuyển hàng hoá và bảođảm các quy định về an toàn
• Số đơn hàng trên số lượng khách hàng hiện tại (Order Per Customer Presentative):khi đo lường chỉ số này nên lưu ý đến giá trị của các đơn hàng và tính chất của các loạihình sản xuất kinh doanh Trên lý thuyết, chỉ số này càng cao càng tốt
Ðo khả năng sử dụng vốn (Use of Capital):
Trường Đại học Kinh tế Huế