1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên Cứu Từ Láy Trong Tiếng Việt

27 2,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu : - Tìm hiểu những vấn đề chung về từ láy: một số quan niệm về từ láy , sựphân loại từ láy trong Tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của từ láy.. Tùy th

Trang 1

II NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT TIỂU

V MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TỪ

Trang 2

Luật Giáo dục cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Mục tiêu Giáo dục Tiểuhọc nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản gópphần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trunghọc cơ sở.”

( Điều 23 – Luật Giáo dục 1998)Như vậy chúng ta thấy rằng mục tiêu giáo dục tiểu học chỉ có thể đạtđược khi mỗi nhà trường nhận thức và thực hiện tốt chất lượng giảng dạy cácmôn học

Mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều có vai trò nhiệm vụ riêng, trong đó mônTiếng Việt cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng vì nó góp phần hình thành vàphát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết cácmôn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh

Trong các mảng kiến thức của tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượngkhông nhỏ và giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp con người diễn đạt tưtưởng, tình cảm trên mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong văn chương, từ láykhông chỉ có giá trị biểu cảm, giá trị hình tượng mà còn góp phần tạo tính nhạccho lời thơ, lời văn hơn các lớp từ khác Từ láy thích hợp với việc tạo nên đượcnhững bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng, những hình dáng, tínhcách của con người bằng ngôn từ Lớp từ láy có khả năng tạo nên nhịp điệu,hình ảnh cho thơ ca, là một trong những phương tiện biểu đạt đặc sắc của thơ ca

Trang 3

nên được các nhà thơ, nhà văn rất ưa dùng Các nhà thơ nhà văn sử dụng từ láynhư là một yếu tố nghệ thuật để thể hiện tác phẩm Trong đời sống giao tiếp, từláy cũng thường được sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả Nhưng đó cũng làmảng kiến thức khó dạy vì giáo viên và học sinh cũng hay bị nhầm giữa từ láy

và từ ghép, gây nên việc không hứng thú dạy

2 Cơ sở thực tiễn

Trong thực tế, khi giảng dạy về từ láy nhiều giáo viên không hứng thúdạy,một số giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học củamảng kiến thức này, phương pháp dạy học của một số giáo viên còn hạn chế,

chưa giúp học sinh phân biệt được từ láy nên hiệu quả dạy học chưa cao Bên

cạnh đó, học sinh Tiểu học khi học về từ ghép và từ láy còn hay bị nhầm lẫn,chưa phân biệt được chính xác từ ghép và từ láy Xuất phát từ giá trị của từ láy,vấn đề dạy và học từ láy trong nhà trường đã được đặt ra và được triển khai rấtsớm, ngay từ cấp Tiểu học Là một giáo viên Tiểu học, để có thể giúp học sinh

sử dụng Tiếng Việt đúng và hay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về từ láy là rất cầnthiết Qua các bài dạy của mình, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biết cáchdùng từ láy đúng, hay, sáng tạo; làm tăng thêm giá trị gợi hình ảnh, gợi âmthanh và giá trị biểu cảm cho câu văn, bài văn cũng như trong giao tiếp

Từ những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài : “Từ láy trong tiếng Việt”

II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Mục đích nghiên cứu :

- Tìm hiểu những vấn đề chung về từ láy: một số quan niệm về từ láy , sựphân loại từ láy trong Tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của từ láy

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học mảng kiến thức về từ láy

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ láy, gópphần nâng cao chất lượng dạy – học Tiếng Việt trong nhà trường

2 Đối tượng nghiên cứu

- Từ láy tiếng Việt

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp so sánh

PHẦN II: NỘI DUNG

I LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ LÁY

1 Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề từ láy

Từ láy là lớp từ có sức diễn tả, gợi tả, gợi cảm cao nên được sử dụng nhiềutrong ngôn ngữ giao tiếp đời sống và trong văn chương, đặc biệt là được dùngnhiều trong thơ ca, bởi chúng có khả năng lớn nhất trong việc tạo âm thanh, tạohình ảnh một cách rõ nét giúp cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng giao tiếp vàchức năng tư duy Đã có nhiều cách lí giải hiện tượng này một cách khác nhaudiễn ra trong lịch sử ngôn ngữ học Điều này cũng dễ lí giải vì láy là một hiệntượng đa diện, phức tạp, đầy lí thú xét cả về phương diện hình thái – cấu trúccũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học

Các tác giả sách “ Ngữ pháp Tiếng Việt” của Ủy ban khoa học xã hội Việt

Nam 1983 định nghĩa : “ Từ láy đều là từ hai tiếng Phần lớn đó là từ gốc Việt.

Có một số từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng đã là Việt hóa, đã hòa lẫn vào bộ phận từ láy gốc Việt Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm Nói đến “sự phối hợp ngữ âm” ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng” Quan niệm này giống quan niệm của tác giả Hoàng Văn

Hành nhưng chưa nhấn mạnh đến quan hệ ngữ nghĩa của từ

Đa số các nhà nghiên cứu đều coi từ láy như một đơn vị từ vựng gồm hai

phần: thành tố gốc và thành tố láy Có nhiều sự tranh luận về thành tố “gốc”

trong từ láy, nhưng đây là vấn đề chưa ngã ngũ bởi trên thực tế, nhiều từ trênquan điểm đồng đại thật khó có cơ sở để xác định đâu là thành tố gốc Đó là các

từ như: bâng khuâng, lẽo đẽo, xào xạc, kĩu kịt, ti toe, và ngay cả những từ láy hoàn toàn như : ầm ầm, xanh xanh, êm êm, cũng không có cơ sở chắc chắn để

xác định yếu tố nào là phần gốc, yếu tố nào là phần láy

Những quan điểm về từ láy chưa thật thống nhất trong khái niệm giữa các

Trang 5

nhà nghiên cứu song đa số các nhà nghiên cứu lại có những quan điểm tươngđồng với nhau ở chỗ: coi từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, lấynguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở và có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1, khái niệm từ láy được thể hiện

như sau: "Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)

giống nhau Đó là các từ láy".

1.1 Từ láy và dạng láy

Khi nghiên cứu từ láy, đa số các nhà nghiên cứu không chủ trương đi vàophân biệt từ láy với dạng láy của từ Một số nhà nghiên cứu lại chủ trương phânbiệt từ láy và dạng láy , mặc dù những tiêu chuẩn, những dẫn chứng mà các tácgiả này trên thực tế khi đưa ra chứng minh chưa đủ sức thuyết phục và có căn cứ

rõ ràng Có một số quan niệm về dạng láy : “Dạng láy của từ là kết quả của quá

trình trượt để nhân đôi từ khi sử dụng chúng trong lời nói Từ dùng để làm cơ sở cho việc tạo dạng láy có thể là từ đơn âm tiết, có thể là một số kiểu từ láy đôi Tùy thuộc vào số lượt âm tiết mà chúng ta có dạng láy đôi, dạng láy ba hay láy của từ.”

Tác giả Võ Xuân Quế trong bài viết “ Tìm hiểu về một kiểu láy tư trong

Tiếng Việt” lại khẳng định những trường hợp như “gật gà gật gù”, “hấp ta hấp

tấp”, “ngất nga ngất ngưởng” là kiểu láy bốn, chứ không phải là dạng láy

bốn Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châucũng thừa nhận đây là kiểu láy tư trong Tiếng Việt Kiểu láy bốn này được cấutạo từ các từ láy đôi nên nghĩa của chúng chỉ là nghĩa của từ láy đôi ở mức độcao hơn, nhấn mạnh nghĩa hơn của từ láy đôi cơ sở

Những từ kiểu như: đo đỏ, tim tím, chầm chậm, Hoàng Văn Hành và

một số nhà nghiên cứu lại coi là dạng láy đôi Tuy nhiên tác giả Hoàng VănHành lại lí giải chỉ nên phân biệt dạng lặp với từ láy vì cái gọi là dạng láy và từláy thực chất đều được cấu tạo theo cùng một cơ chế

Quan niệm truyền thống khi phân biệt từ láy với dạng láy lại cho rằngdạng láy biểu thị ý nghĩa ngữ pháp còn từ láy biểu thị ý nghĩa từ vựng Tuynhiên ngữ pháp truyền thống lại chưa phân biệt rõ ràng thế nào là ý nghĩa ngữ

Trang 6

pháp, thế nào là ý nghĩa từ vựng nên khó lòng phân biệt được khi nào là từ láy ,khi nào là dạng láy của từ Truyền thống Việt ngữ học, các nhà tác giả thườngphân biệt dạng láy dạng lặp và từ láy

Hoàng Tuệ cho rằng những từ bốn âm tiết như: mừng mừng rỡ rỡ, tùm

lum tà la chỉ là dạng láy và cho rằng các từ láy chỉ gồm có hai âm tiết “ Như

vậy, các từ láy đều hai âm tiết” và khẳng định “ các dạng láy bốn âm tiết khôngnên xem là từ, đó là những đơn vị hình thành qua một sự biểu trưng hóa ngữ âm

ở bậc câu, không phải ở bậc từ”

Các tác giả sách “ Cơ sở Tiếng Việt” cho rằng phương thức láy từ là “ láylại từ gốc tạo ra dạng láy để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác với từ gốc”

VD: đen và đen đen, xanh và xanh xanh Ý nghĩa ngữ pháp của “ đen đen”,

“ xanh xanh” khác với từ gốc “ đen” và “ xanh”.

Dạng láy đôi biểu hiện mức độ giảm của tính chất, nó chỉ miêu tả mức độtương đối Ngoài dạng láy đôi, còn có dạng láy bốn biểu thị mức độ tăng củatính chất so với từ gốc

VD: vụng về và vụng vụng về về, lúng túng và lúng ta lúng túng

Sách ngữ pháp Tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội – 1983 cũng có sự

phân biệt từ láy và dạng láy “ Tránh nhầm lẫn từ láy toàn bộ với dạng láy của

từ một tiếng”

VD: đùng đùng, róc rách, nhí nhảnh là từ láy

thấp thấp, nhí nha nhí nhảnh là dạng láy

Các tác giả cuốn “ Ngữ pháp Tiếng Việt” đã có sự trình bày tỉ mỉ về

hình thức ngữ âm và nghĩa của dạng láy Tôi có thể tóm lược sự trình bày đóqua hai bảng sau:

Bảng 1: Hình thức ngữ âm của dạng láy:

Dạng láy haitiếng

Láy toàn bộ: không có sự biến đổi ngữ âm

mà chỉ có sự lặp lại của tiếngVD: người người, đời đời

Láy bộ phận: giữa hai tiếng có phối hợp về

âm thanh VD: đèm đẹp, tim tím, ren rét

Trang 7

Từ một tiếng có

những dạng láy

Dạng láy batiếng

Láy toàn bộ: Có sự biến đổi nhất định trongngữ điệu

VD: vui vui vui, nhớ nhớ nhớ

Láy bộ phận: có phối hợp về ngữ âm nhưngchỉ phối hợp về thanh

VD: cỏn còn con hoặc con cỏn còn con Dạng láy có

kết hợp vớitrợ từ

VD: vui vui làNhững sách là sách

Từ hai tiếng có

những dạng láy

Dạng láytoàn bộ

Dạng láy không có sự biến đổi ngữ âm,trong đó nguyên dạng AB của từ ghép hay

từ láy chuyển thành dạng AABBVD: nói nói cười cười, vội vội vàng vàng Dạng láy có phối hợp ngữ âm, trong đónguyên dạng hai tiếng AB của từ chuyểnthành dạng bốn tiếng

VD: hớt hải thành hớt hơ hớt hải

Dạng láy bộphận

Có sự phối hợp ngữ âm trong đó nguyêndạng hai tiếng AB của một kiểu từ ghép đổithành dạng láy bao tiếng AB’B – sự phốihợp ngữ âm là giữa các tiếng B’B

VD: thơm phức thành thơm phưng phức

VD: cơm kiếc, xe xiếc, câu lạc bộ câu lạc biếc

Dạng láy đặc biệt có thể có vần ang hay vần ung

VD: đàn ông đàn ang, hoa tai hoa tung

Bảng 2: Nghĩa của dạng láy:

Trang 8

Dạng láy của danh từ

biểu thị loại nghĩa

Nghĩa về số lượng toàn bộ của sự vậtVD: người người, ngành ngành, đâu đâuNghĩa về sự liên tục thời gian

Nghĩa về mức độ cao của tính chấtDạng láy hai tiếng kết hợp với trợ từVD: mẩy mẩy là, ngoan thật là ngoan

Dạng láy ba tiếng, bốn tiếngVD: đủng đa đủng đỉnh, sạch sành sanh

Dạng láy đặc biệt có

vần “iêc” hay “ang”,

“ung” của danh từ,

động từ, tính từ

Thường biểu thị tính không xác định của sự vật, hoạtđộng của trạng thái hay tính chất

VD: sốt siếc, diễn văng diễn vung

Có khi nó nhấn mạnh nghĩa phủ định hoặc có hàm ýkhinh thường, mỉa mai hay đùa giỡn

Trang 9

hợp mà ranh giới giữa từ láy và từ ghép khó xác định chứ không phải đi vàophân biệt hai lớp từ cơ bản của Tiếng Việt là từ láy và từ ghép.

Từ láy và từ ghép là sản phẩm của hai cơ chế cấu tạo từ khác nhau Từ láy

là sản phẩm của cơ chế láy, từ ghép là sản phẩm của cơ chế ghép

Chóc = chim (chim chóc) – Trong tiếng Tày, chóc là con chim sẻ

Han = hỏi (hỏi han)

Những yếu tố mất nghĩa ngày nay lại là những từ có nghĩa, được dùngtrong Tiếng Việt từ thế kỷ XIX trở về trước nên tác giả xếp vào từ ghép đẳnglập

Tác giả Nguyễn Đức Dương coi những trường hợp :

 người người, đo đỏ, đèm đẹp, là kiểu láy nghĩa là những tổ hợp vốn láy

cả nghĩa lẫn âm

 bập bùng, đỏ đắn, là tổ hợp ghép nghĩa

 bơ vơ, tôm tép, ba ba, là hiện tượng láy ngẫu nhiên

 cào cào, châu chấu, se sẻ, đom đóm, là tổ hợp láy dùng để gọi tên

những sự vật, loài vật

Tác giả viết : “ Để phân tích nghĩa của các tổ hợp kiểu đỏ đắn, bập

bùng, chúng ta hãy xét chúng ở mặt hình thái học trước Kiểu tổ hợp này lâu nay vẫn được xếp vào loại “láy” Nhưng thực ra tính chất của phương thức ghép thể hiện đâm hơn nhiều.”

Xu thế chuyển đổi từ kiểu ghép nghĩa sang kiểu láy âm, hiện nay vẫnđang tiếp tục diễn ra nhất là trong những kiểu ghép gồm hai thành tố đẳng lập.Việc cùng một số từ giống nhau được xếp vào các loại lớp từ khác nhau đó là docách nhìn, cách xem xét những từ đó dưới những bình diện khác nhau: về nguồngốc của từ hay sự phát triển của từ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ

Đối với học sinh tiểu học, nhận thức của các em còn ở mức đơn giản, vìvậy tôi theo cách nhìn của Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đào Thản và một sốtác giả khác, nhận diện từ láy trên quan điểm đồng đại Xác định từ láy trên diệnđồng đại tức là trừ một số lượng ít ỏi các từ gồm hai tiếng có nghĩa nên đưa về

từ ghép Các từ còn lại, tức các từ mà cả hai tiếng vô nghĩa hoặc chỉ có một

Trang 10

tiếng có nghĩa đều nên coi là từ láy chân chính xét cả về nội dung ý nghĩa lẫncấu tạo hình thức của từ.

1.2 Sự phân loại từ láy trong Tiếng Việt

1.2.1 Phân loại từ láy dựa vào số lượng tiếng và cấu tạo của từ

Từ láy Tiếng Việt hiện nay thường được phân loại dựa trên hai cơ sở: số lượng các âm tiết trong từ láy; sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấutạo của các thành tố trong từ láy do các hòa phối ngữ âm tạo nên

Căn cứ trên cơ sở một, trong Tiếng Việt có các kiểu2: từ láy hai tiếng, từláy ba tiếng và từ láy bốn tiếng Trên cơ sở hai, các từ láy đôi phân thành: từ láyhoàn toàn và từ láy bộ phận Nhưng do sự phức tạp trong cấu tạo của phần vần(thường gồm từ một đến ba âm) nên cách phân chia thành các loại nhỏ trong từláy bộ phận

Tôi đi vào trình bày cách phân loại từ láy Tiếng Việt dựa vào hai cơ sởnêu ở trên Đây là cách phân loại theo tôi là khá tiêu biểu, đầy đủ và chung nhấtcho các kiểu từ láy trong Tiếng Việt

1 Từ láy đôi: là những từ láy gồm hai tiếng Trong từ láy đôi, dựa vào

phần âm được láy lại có thể phân chúng thành hai loại: láy hoàn toàn và láy bộphận

a Từ láy hoàn toàn:

Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thànhphần cấu tạo của hai thành tố VD: đùng đùng, lăm lăm, phau phau, hu hu

Có thể chia từ láy hoàn toàn thành ba loại:

- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉkhác nhau về trọng âm VD: xanh xanh, ngầu ngầu, kìn kìn, vèo vèo

- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu VD: đo đỏ,tim tím, mơn mởn, chầm chậm

- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về phụ âm cuối Phụ âmcuối biến đổi theo nguyên tắc p – m , t – n , k – ng

VD: p – m : chiếp chiếp – chiêm chiếp

bịp bịp – bìm bịp

Trang 11

Từ láy bộ phận là những từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng

bộ phận âm tiết theo những qui tắc nhất định

Trong Tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu chính, xét cả về số lượng từ, cả

về tính đa dạng, phong phú của qui tắc phối hợp âm thanh

Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia

từ láy bộ phận thành hai kiểu : từ láy âm và từ láy vần

- Từ láy âm : là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại

Có thể chia từ láy âm thành hai loại nhỏ:

+ Từ láy âm xác định được quy tắc biến vần:

VD: [ u ] – [ i ] : tủm tỉm, thủ thỉ, rung rinh

[ ô ] – [ ê ]: vỗ về, hổn hển, xộc xệch

[ o ] – [ e ]: thỏ thẻ, vo ve, rón rén

+ Từ láy âm chưa xác định được quy tắc biến vần:

VD: đỏ đắn, trống trải, trắng trẻo, lập lòe, xôn xao,

- Từ láy vần: từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở hai âm tiết cònphụ âm đầu khác biệt nhau VD: lác đác, lon ton,

2 Từ láy ba

Số lượng từ láy ba trong Tiếng Việt không nhiều Đó là những đơn vịgồm có ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau có sự hòa phối ngữ âm vớinhau VD: cỏn còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt,

Trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết không có khả năng

sử dụng độc lập và có ý nghĩa từ vựng (tiếng gốc) Vì vậy, từ láy ba là kết quảcủa hai lần lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắcnhất định Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là:

Trang 12

- Đối nhau về bằng – trắc: tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang thanhbằng VD: dửng dừng dưng, tỉ tì ti, cỏn còn con,

- Đối nhau về âm vực: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ ba mang thanh điệu đốilập nhau về âm vực VD: khít khìn khịt, sạch sành sanh, , tóp tòm tọp,

3 Từ láy tư

Phần lớn các từ láy tư được tạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận Từláy tư có số lượng nhiều hơn hẳn từ láy ba VD: bập bà bập bềnh, đủng đa đủngđỉnh, vất va vất vưởng,

Từ láy tư khá đa dạng về kiểu láy Có thể phân thành hai loại lớn: những

từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận; những từ láy tư đượccấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận

- Cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận, từ láy tư được chia thành nămkiểu:

+ Kiểu 1: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở

+ Kiểu 3: Hai tiếng của phần láy và hai tiếng ở phần gốc tách xen nhau theothế cặp đôi

VD: xăng xít – lăng xăng lít xít

thơ thẩn – lơ thơ lẩn thẩn

+ Kiểu 4: Láy lại từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong từláy đôi cơ sở theo mô hình AB  AABB

VD: hùng hổ - hùng hùng hổ hổ

vội vàng - vội vội vàng vàng

Trang 13

+ Kiểu 5: Ghép hai từ láy đôi bộ phận có ý nghĩa từ vựng tương ứng, gần gũinhau để tạo thành từ láy tư

VD: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch,

- Những từ láy tư được cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộphận được chia làm hai kiểu:

+ Kiểu 1: kiểu ABAC

A là một từ đơn có nghĩa, còn BC là một khuôn láy mà kết hợp AB,ACkhông có khả năng tồn tại riêng biệt nhưng khi ghép lại thành khối ABAC thì lại

có nghĩa của A với sắc thái do BC tạo nên

VD: vắng – vắng ngơ vắng ngắt

buồn – buồn thỉu buồn thiu

+ Kiểu 2: Kiểu AABB

Trong kiểu này, AB là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từ

VD: trùng điệp – trùng trùng điệp điệp

tầng lớp – tầng tầng lớp lớp

Ngoài ra, cũng còn những từ láy tư mang tính chất lẻ tẻ, chưa thành hệthống như : xinh xỉnh xình xinh, tí tị tì ti, teo tẻo tèo teo,

1.2.2 Phân loại dựa vào nghĩa của từ láy

Lịch sử nghiên cứu từ láy Tiếng Việt đã chứng minh rằng phần lớn cáctác giả quan tâm đến việc phân loại và miêu tả từ láy theo tiêu chí thuộc về hìnhthức cấu tạo của từ láy

Cách phân loại từ láy dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa những năm gần đây cómột số tác giả tiêu biểu như: Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành.Hoàng Tuệ xem xét và phân loại từ láy dựa vào “ sự tương quan âm – nghĩa” trong từ, tác giả chia từ láy thành ba nhóm khác nhau:

mẽ, lơ thơ,

Đó là những từ không baogồm 1 âm tiết – hình vịnhưng lại là những từ cógiá trị biểu cảm rất rõ

Ngày đăng: 12/01/2017, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w