1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Điện kỹ thuật của khung gầm ô tô

9 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 111 KB

Nội dung

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: + Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện + Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề sửa c

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC

Tên môn học: ĐIỆN KỸ THUẬT

Mã số môn học: MH 01

Trang 2

.

Trang 3

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN KỸ THUẬT

Mã số của môn học: MH 01

Thời gian môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 0 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc

II MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề sửa chữa khung gầm Ô tô

+ Trình bày được công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Vẽ được sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản

+ Tuân thủ đúng quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị điện

+ Rèn luyện tác phong làm việc cẩn thận

III NỘI DUNG MÔN HỌC:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT

Tên chương, mục Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay

Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay

Cách đấu dây mạch điện xoay chiều ba

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy phát

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát

Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ 3 2 0 1

Trang 4

thống điện

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại động cơ

Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ

Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ

Sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy biến

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy biến

Sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống

V

Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong

Khí cụ điều khiển mạch điện 3 3 0 0

Mạch điện điều khiển máy phát điện 3 3 0 0 Mạch điện điều khiển động cơ điện 3 2 0 1

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính bằng giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết:

Chương 1: Đại cương về mạch điện

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nguyên lý sản sinh ra dòng điện một chiều, các đại lượng cơ bản và các định luật cơ bản của mạch điện một chiều

- Trình bày được nguyên lý sản sinh ra sức điện động xoay chiều và các đại lượng

cơ bản đăc trưng cho dòng điện xoay chiều

- Trình bày được ý nghĩa của hệ số công suất và các biện pháp nâng cao hệ số công suất

- Trình bày được sơ đồ đấu nối hệ thống điện xoay chiều ba pha kiểu hình sao (Y) và hình tam giác (∆) và các mối quan hệ giữa các đại lượng pha và dây

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về kỹ thuật điện

Nội dung:

Trang 5

1 Mạch điện một chiều Thời gian: 3 giờ

1.1 Khái niệm và nguyên lý sản sinh ra dòng điện một chiều

1.2 Các định luật và đại lượng đặc trưng của dòng điện một chiều

1.3 Các định luật

1.4 Các đại lượng đặc trưng

1.5 Nhận dạng và tính toán lắp đặt mạch điện một chiều

2 Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

2.1 Khái niệm và nguyên lý sản sinh ra dòng điện xoay chiều

2.2 Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

2.3 Biểu diễn các đại lượng xoay chiều bằng đồ thị vectơ

2.4 Ý nghĩa hệ số công suất và cách nâng cao hệ số công suất

3 Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều ba pha Thời gian: 2 giờ

3.1 Khái niệm

3.2 Nguyên lý sản sinh ra dòng điện chiều ba pha

4 Cách đấu dây mạch điện xoay chiều ba pha Thời gian: 3 giờ

4.1 Cách dấu dây theo sơ đồ hình sao

4.2 Cách dấu dây theo sơ đồ hình tam giác

Chương 2: Máy phát điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại máy phát điện

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại máy phát điện

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt máy phát trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về máy phát điện

Nội dung:

1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy phát điện Thời gian: 2 giờ

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện một chiều Thời gian: 2 giờ

3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

4 Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

Chương 3: Động cơ điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại động cơ điện

Trang 6

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại động cơ điện

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về động cơ điện

Nội dung:

1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại động cơ điện Thời gian: 2 giờ

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện một chiều Thời gian: 2 giờ

3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

3.1 Động cơ điện xoay chiều một pha

3.2 Động cơ điện xoay chiều ba pha

4 Sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

Chương 4: Máy biến áp

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại máy biến áp

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại máy biến áp

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về máy biến áp

Nội dung:

1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy biến áp Thời gian: 1 giờ

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy biến áp Thời gian: 2 giờ

3 Sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

Chương 5: Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các khí cụ điều khiển và bảo vệ mạch điện

- Trình bày được công dụng và đặc tính kỹ thuật của những khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện trong lĩnh vực Công nghệ Ô tô

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về khí cụ điện

Nội dung:

1 Khí cụ điều khiển mạch điện Thời gian: 3 giờ

1.1 Cầu dao: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.2 Áptômát: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.3 Công tắc điện: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

Trang 7

1.4 Nút ấn: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.5 Bộ khống chế: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.6 Công tắc tơ: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

2 Khí cụ bảo vệ mạch điện Thời gian: 2 giờ

2.1 Cầu chì

2.2 Rơ-le

2.3 Hộp đấu dây

3 Mạch điện điều khiển máy phát điện Thời gian: 3 giờ

4 Mạch điện điều khiển động cơ điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Dây dẫn điện có bọc cách điện d = 1÷1,6mm

+ Công tắc các loại

+ Cầu dao một pha và ba pha

+ Cầu dao đảo chiều một và ba pha

+ Các loại rơ le

+ Cầu chì các loại

+ Áptômát

+ Khởi động từ

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Sa bàn điện

+ Bộ dụng cụ nghề điện công nghiệp

+ Máy biến áp các loại

+ Máy phát điện các loại

+ Động cơ điện các loại

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn môn học Điện kỹ thuật

+ Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thí nghiệm Điện kỹ thuật:

Lê Thành Bắc - Giáo trình kỹ thuật điện - NXB KH&KT-2010

Đặng Văn Đào - Giáo trình Điện Kỹ thuật – NXB GD-2002

Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ - Giáo trình Khí cụ điện, NXB ĐHQG TPHCM - 2003

- Nguồn lực khác:

+ Phòng học bộ môn Điện kỹ thuật đủ điều kiện thực hành

V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Trang 8

1 Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ

2 Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề sửa chữa Ô tô

+ Trình bày được công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+ Vẽ được sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản trong phạm vi nghề ô tô

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy

đủ các bài tập về nhà

VI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề sửa chữa ô tô

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có bài tập về nhà để vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Chú ý rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ và sơ đồ mạch điện

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Nội dung trọng tâm:

+ Hệ thống kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề Công nghệ Ô tô

+ Công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản trong phạm vi nghề ô tô

Trang 9

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Điện Kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Lê Thành Bắc - Giáo trình kỹ thuật điện - NXB KH&KT-2010

- Đặng Văn Đào - Giáo trình Điện Kỹ thuật – NXB GD-2002

- Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ - Giáo trình Khí cụ điện, NXB ĐHQG TPHCM - 2003

Ngày đăng: 29/12/2016, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w