1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án mầm non chủ đề khám phá thử nghiệm bản mới nhất

15 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 100,35 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:  KIẾN THỨC: Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm rõ nét màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống của một số con vật sống trong rừng  KỸ NĂNG: Trẻ so

Trang 2

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

ĐỀ TÀI: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG

LỚP: CHỒI

1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 KIẾN THỨC:

Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm rõ nét (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống của một số con vật sống trong rừng

 KỸ NĂNG:

Trẻ so sánh điểm giống nhau và khác nhau rõ nét của hai con vật trên

Biết sắp xếp con vật theo kích thước

 GIÁO DỤC:

Có thái độ đúng đối với các con vật khi đi tham quan, xem xiếc

2 CHUẨN BI:

 Phim về các con vật

 Tranh ảnh các con vật có dây đeo

 trống gõ

3 TIẾN HÀNH:

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu

- Đóng vai người hướng dẫn các khách đi tham quan xem phim về các con vật (3 phút)

- Phát cho mỗi trẻ hình một con vật sống trong rừng ( trẻ sẽ đeo thẻ vào cổ của mình)

- Lên tàu đi vào rừng tìm hiểu các con vật( mở nhạc: trẻ hát theo và đi làm động tác theo cô bài hát” ta đi vào rừng xanh” 1 lần)

HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động khám phá

- Sử dụng đèn chiếu để cho trẻ đoán đó là bóng của con vật nào?( con voi)- trẻ có hình con vật đó sẽ đứng lên, kể về con voi( cô có thể đặt câu hỏi gợi ý trẻ)

- Tương tự với con cọp, khỉ…

- Trẻ kể tên những con vật khác sống trong rừng

- Phân nhóm con vật theo đặc điểm dữ hiền, xếp các con vật theo kích thước(to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất)

- Đặc điểm chung: chúng tự kiếm sống người ta có thể nuôi, dạy chúng để biểu diễn trong rạp xiếc hoặc nuôi trong sỏ thú

HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi về các con vật

- Cho trẻ đeo thẻ hình các con vật chia làm 2 nhóm thú dữ và thú hiền

- Cô dùng trống : gõ cắc: con vật kêu, tùng: con vật làm điệu bộ (Cô gõ theo các mẫu cắc-cắc tùng , tùng- tùng- cắc, cắc- tùng - cắc, tùng- cắc- tùng….)

- Cô dán con vật nào lên bảng thì trẻ phải nói nó thuộc nhóm nào và trẻ có thẻ hình con vật đó sẽ được thực hiện

Trang 3

-HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Những đôi tất xinh xắn.

Mục đích yêu cầu:

 Khám phá hoa văn trên những đôi tất (tay và chân)

 Luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn, xếp cặp đôi

 Luyện kỹ năng mang vớ vào hai tay, hai chân đúng cách

Chuẩn bị:

 Những đôi tất len nhiều hoa văn, màu sắc

 Tất (tay, chân) được cắt ra từ bìa

 Bảng để gắn tất (bìa)

 Một số rổ, túi rút dây

 Búp bê (bìa) thiếu một chiếc tất

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nêu tình huống búp bê đang chuẩn bị đi sinh nhật → Nhận

xét trang phục búp bê

→ Khám phá chi tiết: thiếu một chiếc tất

- Vậy búp bê phải mang tất như thế nào?

→ Tìm hiểu một đôi có hai chiếc giống nhau

- Tìm và chọn cho búp bê chiếc tất còn lại trong 2 chiếc có sẵn

- Cô giới thiệu những đôi tất khác, yêu cầu trẻ nhận xét ( cố ý đưa ra 3 cặp khác nhau về kích thước, hoa văn màu sắc) → gợi ý trẻ xếp lại sao cho đúng

Hoạt động 2: Thực hành xếp xếp đôi tất tay tất chân

- Chia làm 4 nhóm

- Cô quan sát và hướng dẫn bé xếp (gợi ý bé quan sát kỹ về kích thước, hoa văn, màu sắc)

- Đổi nhóm, xếp lần 2

Hoạt động 3: Kỹ năng mang tất

- Chọn cho mình một đôi tất

- Dạy cho bé cách mang tất tay, tất chân

- Tất chân: Xếp hai chiếc tất chồng lên nhau, nhận biết phần gót và phần mũi chân trước khi mang

- Tất tay: Xỏ tay vào ngón cái, sau đó là những ngón còn lại

- Khi cởi ra: Rút từ từ từng chiếc, cuộn lại cho gọn gang

Hoạt động mở rộng: Mang tất tay chân, vận động theo nhạc

Trang 4

Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Thử Nghiệm Khoa học.

Đề tài: Vật nổi – Vật chìm Nhóm lớp: Lá

I.Mục đích yêu cầu:

_ Trẻ khám phá trong cuộc sống hàng ngày về những sự vật xung quanh trẻ

ở trong môi trường nước có thể nổi hoặc chìm là do trọng lượng riêng, tính chất, hình dạng của chúng khác nhau

_ Trẻ biết lập bảng và vẽ lại kết quả cuộc thử nghiệm theo khả năng của trẻ ( Khuyến khích trẻ sử dụng các ký hiệu tương ứng)

II Chuẩn bị:

_ Một số vật bằng nhựa như: bóng nhựa, cốc nhựa, muỗng nhựa, nút bấc _ Một số vật bằng sắt: chìa khóa, muỗng inox, kẹp giấy, nam châm

_ Giấy bút

III.Tiến trình thực hiện:

+ Hoạt động 1:

_ Cho trẻ vào góc chơi và tự phân loại đồ chơi mà trẻ thấy trong gói theo suy nghĩ của trẻ là vật nổi hay vật chìm

_ Cho trẻ thử nghiệm và phân loại chúng theo rổ có ký hiệu chìm – nổi, trẻ tự trao đổi với nhau về chất liệu đồ dùng, đồ chơi

_ Cho trẻ tự ghi nhận kết quả vào giấy

+ Hoạt động 2:

_ Cô chuẩn bị đồ chơi có các loại đồ chơi cùng kích thước, hình dạng nhưng khác nhau chất liệu

Ví dụ : Muỗng nhựa – muỗng inox

Chén nhựa – chén sành

Tách nhựa – tách thủy tinh

_Cho trẻ đến các rổ và tìm các cặp đồ chơi giống nhau, cho trẻ thử

nghiệm bằng cách bỏ chúng vào nước, phát hiện xem vật nào chìm, vật nào nổi

_ Cho trẻ giải thích theo lập luận của trẻ và ghi lại kết quả

***** Phương án mở:

_ Cho trẻ đi xung quanh lớp để tìm nhãng đồ chơi để thử nghiệm

_ Thử nghiệm đồ chơi có cùng trọng lượng nhưng khác chất liệu

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Trang 5

Chủ đề: Đồ Dùng Ngộ Nghĩnh.

Đề tài: Những đôi guốc vui nhộn.

Giáo viên:Hồ Thu Thảo

Lớp:Chồi 4 Trường:MNBCTH 19/5

I

Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức:

Giúp trẻ biết được guốc là một vật dụng có thể dùng để đi, để bảo vệ đôi chân, để gõ tạo ra những âm thanh vui nhộn

- Kỹ năng:

Ôn luyện cách chọn đôi guốc, cách đi guốc

Biết cách gõ guốc theo nhịp trống, và theo mẫu âm thanh

Mở rộng: đi guốc theo nhịp nhạc

- Giáo dục:

Mang guốc đúng, đi nhẹ nhàng không gây ồn

II Chuẩn bị:

- Nhiều đôi guốc

- Một số thanh Bitis để tạo mẫu âm thanh

- Trống, nhạc

III Tiến hành:

1 Hoạt động 1: Khám phá đôi guốc.

- Trò chơi: “Tập tầm vông” -> Giới thiệu đôi guốc

- Ôn: Tìm cặp đôi, cách đi guốc

Tìm đôi guốc, mang guốc đi chơi, bước đi nhẹ nhàng

Đọc thơ: “Đôi guốc xinh”, gõ guốc

Đổi guốc cho nhau -> Tìm đôi, kiểm tra lẫn nhau

2 Hoạt động 2: Trò chơi với guốc.

- Gõ theo nhịp trống

Quy định: Cô đánh vào mặt trống -> gõ guốc xuống đất

Cô đánh vào mặt trống -> gõ guốc vào nhau

Cả lớp cùng chơi, có thể cho cháu gõ mẫu

- Gõ theo mẫu âm thanh

Quy định: Mỗi trẻ có 3 mẫu Bitis cùng màu, chỉ có thể xếp dọc hoặc xếp ngang( không được xếp cách khác)

Trẻ tự xếp tạo các mẫu khác nhau theo nhóm

Trang 6

Nhận xét các mẫu, quy định cách gõ, gõ theo mẫu âm thanh đã tạo .Giao nhiệm vụ: Liên kết các mẫu âm thanh đã tạo thành chuỗi

3 Hoạt động 3: Chân và guốc

- Gõ trống và bước chân theo nhịp gõ( tùng bước di, cắc đứng lại)

- Đi theo nhịp nhạc( nhạc nhanh đi nhanh, nhạc chậm đi chậm)

Trang 7

KHÁM PHÁ THỬ NGHIIỆM

SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Bé biết khám phá ra âm thanh và sự lan truyền của âm thanh

- Trẻ biết được tác dụng của âm thanh: có lợi và có hại như thế nào

- Thông qua các hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết đánh

gí, so sánh, tư duy, ngôn ngữ… và kỹ năng làm đồ chơi

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ tai nghe

II CHUẨN BỊ:

- Điện thoại

- Ống lon

- Dây, ống hút

- Giấy vụn

- Các loại nhạc cụ, đồ dùng phát ra âm thanh

- Đàn

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1: Alô! Tôi nghe

- Cô cho trẻ hát và vận động bài “Em đi qua

ngã tư đường phố”

- Cô tạo tình huống cho trẻ nghe tiếng chuông

điện thoai

- Cô trò chuyện về chiếc điện thoại: điện thoại

dùng để làm gì? Có những loại điện thoại

nào?

- Cho trẻ làm điện thoại từ ống lon: lấy ống

lon có đục sẵn lỗ, dùng 1 sợi dây nối 2 ống

lon lại với nhau, 1 trẻ cầm ống lon đưa lên

miệng nói, trẻ còn lại áp ống lon vào tai nghe

- Kết luận: âm thanh từ miệng phát ra vang

trong ống lon truyền qua dây đến ống lon bên

kia

Hoạt động 2: Vũ điệu của giấy

- Từ chiếc ống lon cô dùng bao ny lon bọc kín

miệng lon rồi bỏ giấy vụn lên trên miếng

nylon

- Trẻ hát và vận động theo cô

- Trẻ lắng nghe và phát hiện ra

âm thanh phát ra từ đâu

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ cùng nhau làm điện và khám phá

- Trẻ cùng cô rút ra kết luận

- Trẻ quan sát cô làm

- Trẻ thực hiện thí nghiệm

Trang 8

- Cô dùng1 cái trống đặt phía trên ống lon rồi

đặt câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô gõ

trống?

- Cô cho trẻ cùng thực hiện thí nghiệm, cô gợi

cho trẻ tìm xung quanh lớp những vật dụng

có thể phát ra âm thanh để gõ

- Trong lúc trẻ thực hiện thí nghiệm cô nhắc

trẻ quan sát xem chuyện gì xảy ra với những

mảnh giấy vụn khi trẻ gõ

- Kết luận: Âm thanh từ trống tác động lên mặt

nylon làm cho mặt nylon rung lên, làm

những mảnh giấy vụn có thể bị nảy lên hoặc

di chuyển được Từ đó, cho trẻ biết được sự

tác động của âm thanh đến thính giác của con

người như thế nào

- Kết thúc

- Trẻ cùng cô rút ra kết luận

Trang 9

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM KHÁM PHÁ

Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON

Đề tài: TRẬN CUỒNG PHONG THU NHỎ Nhóm, lớp: Lá

I Mục đích – yêu cầu:

- Bằng các giác quan (mắt, tay) trẻ nhận biết khi nướcbị xoay tròn tạo nên vòng xoáy

- Từ hoạt động trẻ trải nghiệm và liên tưởng thực tế

II Chuẩn bị:

- Địa điểm: góc khoa học

- Số trẻ: 4 – 5 tuổi

- Vật liệu: nước

nước rửa chén các loại hột, hạt Chai, ly các loại

III Tiến hành:

a Giới thiệu

- Đến giờ chơi rồi, nhìn xem các góc chơi có gì lạ so với mọi ngày? Ai thích góc chơi nào sẽ về góc chơi đó nhé

- Góc khoa học có gì? Các con hãy nghĩ xem mình sẽ chơi gì với các đồ chơi đó? Con chơi thử đi và nói lại cho cô Mai nghe với nhé

b Trẻ tự thử nghiệm

- Cho trẻ lấy nước vào ly, sau đó cho nước rửa chén hoặc các đồ chơi có ở góc khoa học vào ly nước

o Trẻ lắc ly nước

o Trẻ cho que vào và khuấy nước

- Trẻ tự phát hiện điều mới lạ xảy ra trong quá trình thực hiện, trao đôi, chia

sẻ những điều thấy được với bạn

 Cô: hãy kể cô nghe con đã làm gì và biết được gì?

- Cho trẻ so sánh ly nước ở trạng thái ban đầy và sau khi khuấy

- Tại sao con lại biết được, con đã dùng cái gì của cơ thể con để nhận biết

c Trẻ ghi lại thử nghiệm bằng hình ảnh

- Gợi nhớ trẻ về quá trình đã thử nghiệm

- Trẻ thể hiện những gì đã phát hiện trên giấy, sử dụng vật liệu tuỳ thích

*Các phương án mở

- Thả vật chìm nổi trong ly và dùng ngôn ngữ mô tả lại

- Thả vật vào ly với lực thả mạnh nhẹ khác nhau

Trang 10

Hoạt động khám phá thử nghiệm.

Đề tài: Không khí chuyển động

Yêu cầu:

Trẻ phát hiện ra không khí chuyển động

Trẻ thực hiện được 1 số thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển động của không khí

Chuẩn bị:

Một số quạt giấy, quạt mo, quạt chạy bằng pin

Mỗi trẻ 1 hộp đựng nhiều giấy vụn

Đồ chơi tự làm để thổi bong

Hướng dẫn:

Hoạt động 1:

Mỗi trẻ cầm một hộp, trong đó có chứa

giấy vụn

Trẻ cầm ở đáy hộp, chọn đồ dung để tạo

sức gió thổi vào trong hộp

+Khi thổi vào hộp,con thấy điều gì?

+Tại sao lại như thế?

Cô giải thích:Khi ta thổi hơi vào thì không

khí ở trong hộp bay ra và mang theo cả các

mẩu giấy vụn

Trẻ có thể dùng miệng, dùng quạt giấy hoặc dung quạt bằng pin để thổi

Trẻ trả lời tự do

Hoạt động 2:

Mỗi trẻ cầm 1 cây thổi bong nhỏ làm bằng

ống hút và ly nhựa , trong đó sẽ có 1 quả

tròn bằng nhựa.Khi thổi qua đầu ống hút sẽ

năng quả nhựa đó lên

+Cái gì đã nâng quả nhựa đó lên?

Trẻ cùng thực hiện và cùng đưa ra nhận xét

Hoạt động 3:

Bây giờ chúng ta cùng khám phá khi

không khí chuyển động sẽ tạo ra gì nhé!

Cô cho trẻ lấy chong chóng và cùng chạy

Trẻ vừa chạy vừa cầm chong chóng để chơi

Trẻ tự nêu nhận xét

Trang 11

Các con nhận xét gì khi cầm chong

chóng và chạy?

Khi chạy làm không khí chuyển động và

đã tạo ra được sức gió,nhờ thế mà chong

chóng quay.Ai chạy nhanh thì chong chóng

quay nhanh, ai chạy chậm thì chong chóng

quay chậm

Trang 12

Hoạt động khám phá thử nghiệm.

TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI MÀU.

Yêu cầu:

Trẻ biết được từ 2 hay 3 màu có thể pha được nhiều màu khác nhau, biết được độ đậm nhạt của màu

Trẻ biết được sự biến đổi nhiều màu này được ứng dụng vào cuộc sống: Pha màu vẽ…(vẽ tranh,trang trí nhà cửa…, nhuộm vải)

Trẻ thiết lập bảng và dung ký hiệu để ghi chép lại kết quả thử nghiệm

Chuẩn bị:

Các loại màu vẽ,màu thực phẩm…

Các loại vải,giấy màu từ báo…

Tiến hành:

Các bạn xem hôm nay góc khoa học có gì mới?Con dự định sẽ làm gì với những loại màu này?Nó sẽ như thế nào?(Trẻ quan sát và trả lời theo suy nghĩ của mình)

Trẻ tự lấy những vật dụng trong góc như:vải, giấy(các loại), màu thực phẩm, màu vẽ, ly nước, khăn khau tay…Trẻ làm theo yêu cầu của bạn hoặc

tự mình làm thí nghiệm với 2 hay 3 màu theo bảng kết quả

Ví dụ: Một giọt màu đỏ, 2 giọt màu xanh hòa lẫn thì ra màu gì…

Có thể trẻ tìm màu của giấy các loại hay tìm màu vải giống màu trẻ pha, dán vào cột kết quả

Hoạt động mở rộng:

Trẻ dung màu đã pha nhuộm với vải trắng hay nhuộm màu cho hoa.

Dùng màu trẻ làm từ củ,lá pha với bột, đúc khuôn làm bánh

Trang 13

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ: KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Đề tài: MƯA CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN – LỚP MG 5 – 6 TUỔI

Gíao viên: ĐẶNG THỊ NGỌC

Trường MNBC Á nh Dương

Thành phớ Vũng Tàu

I/ Yêu cầu:

- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên như: Giĩ mây , mưa nhỏ ,

mua to , sấm, chớp, sét…

- Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thơng qua quan sát thí nghiệm sự bốc

hơi của nước.

- Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa.

- Thấy được ích lợi và tác hại của mưa.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Khơng chơi ngồi trời mưa, nếu cần ra

ngồi thì phải mặc áo mưa…

II/ Chuẩn bị:

- Trẻ vẽ, làm tranh quá trình tạo thành mưa.

- Quay phim, tìm hình ảnh về trời mưa.

- Đồ dùng thí nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn

- Đàn, tivi, máy vi tính.

- Tập hát, đọc đồng dao về trời mưa

III/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Trị chơi: Ai đoán đúng

Các con hãy nghe xem âm thanh gì ? Sau đĩ đốn

và làm động tác minh họa theo nhé!

Nghe nhạc, nĩi tên âm thanh và vận động minh hoạ.

Hoạt động 2: Trị chuyện về cảnh vật và con người khi

trời mưa.

- Các con vừa đốn về hiện tượng tự nhiên gì?

- Các con thấy mưa bao giờ chưa? Thế các con biết gì

về mưa kể cho cơ và các bạn cùng nghe nào?

- Để xem các bạn nĩi đúng khơng, chúng ta cùng xem

một đoạn băng hình nhé!

+ Cảnh mưa.

+ Cảnh giĩ thổi ào ào mây đen kéo tới.

+ Cảnh mây đen kéo tới.

- Trời mưa.

- Trẻ nĩi về mưa, con người cảnh vật khi trời mưa.

- Trẻ xem hình ảnh và nĩi về hình ảnh đĩ.

Trang 14

- Khi trời mưa thì cĩ hiện tượng gì xảy ra?

- Sét cĩ nguy hiểm khơng?

- Làm thế nào để tránh bị sét đánh?

- Vậy các con cĩ nên chơi ngồi trời mưa khơng? Tại

sao?

- Nếu cĩ việc cần thiết phải ra ngồi trời mưa, ta phải

làm gì?

* Ích lợi và tác hại của mưa:Cơ đố- cơ đố

- Mưa cĩ ích lợi gì?

TL: Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan

trọng đối với đời sống con người Mưa làm cây tươi

tốt.Thời tiết mát mẻ, con người sảng khối.Mưa tạo

thành dịng chảy như sơng ngịi, ao hồ, giúp cho con

người và mọi vật cĩ nước ăn uống và sinh hoạt…

- Mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào nhỉ?

- Các con thấy hiện tượnh lũ lụt xảy ra ở đâu?

- Nếu trời khơng mưa nhiều ngày thì sẽ xảy ra hiện

tượng gì?.

Hoạt động 3: Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và

quá trình tạo thành mưa.

- Tại sao trời lại cĩ mưa?

Để biết vì sao cĩ mưa, cơ và các con cùng xem thí

nghiệm này nhé!

+ Cơ giới thiệu đồ dùng.

+ Các con thử đốn xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho

nước nĩng dần lên.

Cơ cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện

sự thay đổi của nước khi được đun nĩng Đặc biệt giai

đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước.

- Các con đã giải thích được tại sao ,trời cĩ mưa chưa?

- Quá trình tạo thành mưa như thế nào?

1 Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng.

2 Nước nĩng bốc hơi gặp khơng khí lạnh tạo thành

mây.

3 Các đám mây ngày càng nhiều.

4 Mây nặng sà xuống thấp gặp khơng khí nĩng tan dần

ra tạo thành mưa.

Hoạt động 4: Trị chơi

*Thi xem ai nhanh: Trẻ chia thành 2 nhĩm thi đua gắn

tranh và chữ số tương ứng với qúa trình tạo thành mưa.

*Trị chơi kết bạn

- Khơng đứng dưới gốc cây.

- Khơng chơi đùa dưới mưa.

- Đi chơi ngồi mưa phải đội

mũ nĩn

- Trẻ trả lời theo sự nhận biết

- Lũ lụt

- Trẻ liên hệ thực tế

- Hạn hán.

- Trẻ trả lời theo sự nhận biết

- Trẻ nĩi theo sự hiểu biết của trẻ.

- Trẻ dùng sản phẩm của trẻ đã làm để chơi.

Ngày đăng: 23/12/2016, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w