1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phuong phap day luyen tu và cau LOP 4 o tieu hoc

33 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Đề tài: TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂNLỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TT NÀNG MAU 1 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1/- Lý do chọn đề tài: “Giá

Trang 1

.MỤC LỤC

Trang

.Phần mở đầu

1 Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu 2

2 Đối tượng của việc nghiên cứu 2-3 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2

2.2 Khách thể nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

Phần nội dung Chương 1 1 Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2 4

1.1 Một số vấn đề về chương trình Tiếng việt lớp 2 4

1.1.1 Mục tiêu……….4

1.1.2 Yêu cầu kiến thức kĩ năng……….………4-5 1.1.2 Một số vấn đề về sách Tiếng việt lớp 2……….5

1.1.2.1 Quan điểm biên soạn……… 5

1.1.2.2 Cấu trúc của sách……… ….6

1.1.2.3 Đặc điểm của từng phân môn……….7

1.1.2.4 Cấu trúc bài học các phân môn……… …9

1.1.3 Nhận xét về chương trình, sách giáo khoa Tiếng việt lớ 2………… 14

1.1.3.1 Về chương trình………14

1.1.3.1 Về sách giáo khoa……… 14

1.2 Tìm hiểu phương pháp dạy học Tiếng việt lớp 2……….14

1.2.1 Biện pháp dạy học phân môn………14

1.2.2 Qui trình giảng dạy học phân môn……….19

Chương 2 1 Thực trạng việc dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 2……… 25

1.1 Mô tả tiết dạy thao giảng………25

1.2 Nhận xét……… 29

2 Thực trạng việc dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 2 của giáo sinh …27 2.1 Mô tả tiết dạy ……….27

2.2 Nhận xét……… 29

Phần thứ ba: Kết luận …29

1 Khái quát những ưu điểm – khuyết điểm trong thực hành tiết dạy………….31

2 Những kinh nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 2……… 31

3 Kiến nghị, đề xuất………31

Lời cảm tạ và tài liệu tham khảo……… ………32

Trang 2

Đề tài: TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TT NÀNG MAU 1

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

1/- Lý do chọn đề tài:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu từ cho giáo dục làđầu tư cho sự phát triển” vấn đề về giáo dục được Đảng, Nhà nước và nhândân đặc biệt qua tâm và yêu cầu cần phải có sự đổi mới toàn diện về giáodục, Trong đó có việc đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

để làm sao cho các em lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàn Với tìnhhình thực tế đó theo em cần phát huy theo hướng phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực chủđộng, tự giác là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục Một trongnhững mục tiêu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông là:

"Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tựhọc của học sinh."

Môn Tập làm văn lớp 4 trang bị những kiến thức và rèn các kỹ nănglàm văn Môn học này góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốnsống, rèn luyện tư duy logic, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúcthẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh

Với những lý do trên để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và thựctập đạt hiệu quả cao tôi luôn xem việc nghiên cứu đề tài là việc làm rất cầnthiết cho bản thân cũng như để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này

em chọn đề tài này đê làm nghiên cứu

2/- Mục đích nghiên cứu:

Trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chútrọng ở tất cả các môn học Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học xác định là mộtmôn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó Phân môn Tập làm vănlớp 4 có nhiệm vụ trang bị những kiến thức và rèn các kỹ năng làm văn, mởrộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâmhồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh

Qua nghiên cứu sách giáo khoa cà phương pháp dạy học môn tập làmvăn tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cựchoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổchức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học

Trang 3

sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển Qua đó, trên để phục vụ tốtcho công tác giảng dạy và thực tập đạt hiệu quả cao tôi luôn xem việcnghiên cứu đề tài là việc làm rất cần thiết cho bản thân cũng như để phục vụtốt cho công tác giảng dạy sau này em chọn đề tài này đê làm nghiên cứu.

3/- Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu về mục tiêu và yêu cầu về kiến thức của phân môn Tậplàm văn lớp 4

- Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 đẻhiểu rõ hơn về quan điểm biên soạn và cấu trúc của sách

- Nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn trongsách giáo khoa Tiếng việt lớp 4

- Tìm hiểu về thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn trong sáchgiáo khoa Tiếng việt lớp 4 tại trường tiểu học Vị Thắng 1

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1/- Phạm vi nghiên cứu:

- Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4

- Nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn trongsách giáo khoa Tiếng việt lớp 4

- Quan sát trao đổi, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng và các tiếtdạy của giáo viên hướng dẫn

- Dự giờ, thực hành soạn bài và lên lớp dạy qua đó trao đổi rút kinhnghiệm với bạn cùng nhóm

4.2/- Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu nội dung chương trình - sách giáo khoa và phươngpháp dạy học phân môn Tiếng việt trong chương trình SGK Tiếng việt lớp

4 để hiểu nội dung chương trình, cấu trúc chương trình và sự sắp xếp nộidung các bài học Đặc biệt là nghiên cứu các phương pháp dạy học và quitrình dạy học trên lớp

- Thực trạng của việc giảng dạy phân môn Tập làm văn trong sáchgiáo khoa Tiếng việt lớp 4 ở trường tiểu học TT Nàng Mau 1

5/- Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp trao đổi, trò chuyện

- Phương pháp khảo sát thống kê

- Phương pháp thực hành ứng dụng

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Trang 4

Phần thứ hai: NỘI DUNG I/- Chương 1: Cơ sở lý luận:

Chương 2: TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4.

1/- Tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 1.1/- Về chương trình.

1.1.1/- Mục tiêu:

a/- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi

Thông qua việc dạy và học Tiếng việt, góp phần rèn luyện các thao tác của

tư duy

b/- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của Việt Nam vànước ngoài

c/- Bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữu gìn trongsáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa

Chương trình Tiếng Việt lớp 4 xác định mục tiêu quan trọng nhất của môn

Tiếng Việt là “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

(đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”, thông qua việc học các phân môn của môn Tiếng việt.

1.1.2/- Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng việt:

Trang 5

các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ trạng ngữ ; hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

− Nắm được kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện, miêu tả : mở bài, thân bài, kết bài ; bước đầu hiểu thế nào là nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm tự sự

b/- Kĩ năng

− Đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 90 tiếng/phút), bước đầu đọc

có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ ; hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc

− Viết được đoạn văn và bài văn kể chuyện, miêu tả ngắn ; viết đúng bài chính tả (khoảng 80 -90 chữ/15 phút)

− Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại ; nghe hiểu và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc

− Nói đúng và rõ ý kiến khi phát biểu, bước đầu nói thành đoạn để thông báo tin tức, sự việc đã biết

1.2/- Nội dung sách Tiếng việt lớp 4:

1.2.1/- Quan điểm biên soạn sách:

a- Quan điểm dạy giao tiếp:

Để thực hiện mục tiêu “ hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sửdụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi”, cũng như SGK Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3,SGK Tiếng Việt 4 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản

- Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảmsúc,…nhắm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác,… giữa cácthành viên trong xã hội Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện,nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ

- Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã ( nhận thông tin) và

kí mã ( phát thông tin) ; trong ngôn ngư, mỗi hành vi đều có thể được thựchiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ ( nghe, nói) và bút ngữ ( đọc, viết)

- Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương tiện nộidung và phương pháp dạy học Về nội dung, thông qua các phân môn Tậpđọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, SGK Tiếng Việt 4tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theođịnh hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụngtiếng Việt trong giao tiếp Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên

Trang 6

được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với nhữngtình huống giao tiếp tự nhiên.

b Quan điểm tích hợp

Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiếthọc hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhaunhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho ngườikhác Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiềudọc

- Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với cácmảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắcđồng quy Hướng tích hợp này được SGK Tiếng Việt 4 thực hiện thông qua

hệ thống các chủ điểm học tập Theo quan điểm tích hợp, các phân môn(Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn) trước đây ítgắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bàihọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặtchẽ với nhau hơn trước

- Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩnăng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồngtâm ( còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc) Cụ thể là: kiến thức

và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớpdưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớpdưới, bậc học dưới

Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn, không nắm được điểmnhấn này, giáo viên (GV) dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà; ví

dụ biến giờ tập đọc thành giờ dạy đạo đức, thậm chí giờ dạy toán hay gấphình, xé giấy…Để nắm vững trọng tâm của mỗi tiết học, bài học, GV nêndọc kĩ phần Mục đích, yêu cầu của mỗi tiết, mỗi bài nêu trong sách giáo viên( SGV)

c Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh:

- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đổi mới chương trình và SGKlần này là đổi mới phương pháp dạy và học : chuyển từ phương pháp truyềnthụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó côgiáo ( thầy giáo) đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của HS; mỗi HSđều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và được phát triển

- Thể theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, SGKTiếng Việt 4 không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xâydựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằmchiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt; SGV TiếngViệt 4 hướng dẫn cô giáo ( thầy giáo) cách thức cụ thể để tổ chức các hoạtđộng này

Trang 7

1.2.2/- Cấu trúc của sách Tiếng việt lớp 4:

- Sách giáo khoa môn Tiếng việt nói chung và SGK môn Tiếng việt lớp

4 nói riêng được thể hiện theo cách viết “mở” SGK Tiếng Việt lớp 4 hiện hành là một cách tiếp cận, một quan niệm nhìn nhận về chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng Sách này cũng đã thể hiện nhiều nội dung dạy học mới của chương trình Tiếng Việt, có những đổi mới quan trọng về nội dung biên soạn (đưa thêm nhiều trích đoạn thuộc các loại văn bản khác ngoài văn bản nghệ thuật để dạy nghi thức lời nói, dạy hội thoại, ), hiện đại về cách trình bày thể hiện (kết hợp chặt chẽ, sinh động giữa kênh chữ và kênh

hình…)

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ( hai tập) gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vịứng với một chủ điểm, học trong 3 tuần ( trừ chủ điểm Tiếng sáo diều ở tậpmột trong tuần 4)

- Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vựcrất gần gũi với HS như gia đình, trường học, thiên nhiên và xã hội thì ở lớp

4, chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như tínhcách, đạo đức, năng lực, sở thích,…cụ thể như sau:

* Tập một gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:

+ Thương người như thể thương thân ( lòng nhân ái) ( tuần 1, 2, 3)+ Măng mọc thẳng ( tính trung thực, lòng tự trọng) (tuần 4, 5, 6)

+ Trên đôi cánh ước mơ ( ước mơ) ( tuần 7, 8, 9)

+ Có chí thì nên ( nghị lực) ( tuần 11, 12, 13)

+ Tiếng sáo diều ( vui chơi) ( tuần 14, 15, 16, 17)

+ Tuần 10 dùng để ôn tập giữa học kì I; tuần 18 – ôn tập cuối học kì I

* Tập hai gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần:

+ Người ta là hoa đất ( năng lực, tài trí) ( tuần 19, 20, 21)

+ Vẽ đẹp muôn màu ( óc thẩm mĩ) ( tuần 22, 23, 24)

+ Những người quả cảm ( lòng dũng cảm) ( tuần 25, 26, 27)

+ Khám phá thế giới ( du lịch, thám hiểm) ( tuần 29, 30, 31)

+ Tình yêu cuộc sống ( lạc quan, yêu đời) tuần 32, 33, 34 )

+ Tuần 28 dùng để ôn tập giữa học kì II; tuần 35 – ôn tập cuối học kì II

1.2.3/- Đặc điểm của từng phân môn:

1.1.2.3.1/- Môn Tập đọc:

Thông qua 63 bài đọc (SGK Tiếng Việt 4, hai tập) thuộc các loại hìnhvăn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi, 17 bàithơ (có 2 bài thơ ngắn được dạy trong 1 tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp

Trang 8

tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được phát triển từ cáclớp dưới, đồng thời rèn luyện thêm về kĩ năng đọc diễn cảm (thể hiện tìnhcảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tínhcách nhân vật trong bài)

Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (gồm các nội dunggiải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân môn Tập đọc còn giúp

HS nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản : Nhận biết được đề tài, cấu trúc củabài; Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý; Pháthiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương.Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc cònxây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từđiển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 được mở rộng vàphong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp dưới Các bài đọc tập trung phảnánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lànhmạnh,… của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượnggiàu chất thẩm mĩ và nhân văn Do vậy, các văn bản đọc có tác dụng giáodục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS Hệ thống chủ điểmcủa các bài tập đọc vừa mang tính khái quát vừa có tính hình tượng, hướngvào những phẩm chất của con người : Thương người như thể thương thân,Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều,Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám pháthế giới, Tình yêu cuộc sống Các bài tập đọc theo chủ điểm đã góp phầncung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trongnước và thế giới theo chương trình quy định Qua các bài tập đọc, HS cònđược cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tácphẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,…), từ đó nâng cao trình độvăn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng

1.1.2.2./- Môn chính tả:

Các bài chính tả trong SGK Tiếng Việt 4 tập trung dạy cho HS kĩ năngviết đúng (kết hợp cung cấp kiến thức về cách viết tên người, tên địa lí ViệtNam và nước ngoài) thông qua 2 loại bài :

* Chính tả đoạn, bài

- Nội dung bài viết chính tả có thể được trích nguyên văn từ bài tập đọc

Trang 9

trước đó hoặc nội dung tóm tắt của bài tập đọc, có thể là bài soạn mới có nộidung cùng chủ đề (độ dài khoảng 80 − 90 chữ)

- Hình thức chính tả đoạn, bài được sử dụng là : nghe − viết và nhớ −viết (SGK chú trọng hình thức chính tả nghe − viết, hình thức chính tả nhớ

− viết chỉ có ở học kì I ba bài, học kì II năm bài; hình thức chính tả so sánhđược lồng trong tất cả các bài chính tả âm, vần)

* Chính tả âm, vần

- Nội dung luyện viết chính tả gồm các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh

dễ viết sai do cả 3 nguyên nhân (do âm, vần, thanh khó phát âm, cấu tạophức tạp ; do HS không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ ; hoặc doảnh hưởng của cách phát âm địa phương, theo 3 vùng phương ngữ chủ yếu :Bắc – Trung – Nam) Cụ thể : phụ âm (l/n, x/s, ch/tr, d/gi/r); vần (an/ang,ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, im/iêm, ât/âc,ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, ên/ênh, in/inh, êt/êch, iu/iêu,o/ô); thanh (thanh hỏi/thanh ngã) Các bài tập chính tả âm vần được GV lựachọn trong SGK (bài tập đặt trong ngoặc đơn, VD : (2) (3) ) theo đặc điểmđịa phương và thực tế phát âm của HS; hoặc tự soạn bài tập khác cho thíchhợp

- Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú và đa dạng, mang tínhtình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học VD : Phân biệtcách viết các từ dễ lẫn trong câu, đoạn văn; Tìm tiếng có nghĩa điền vào ôtrống trong bảng cho phù hợp; Đặt câu để phân biệt các từ có hình thứcchính tả dễ lẫn; Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn;Nối tiếng từ ngữ đã cho để tạo thành từ ngữ hoặc câu đúng; Tìm từ ngữ chứa

âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa…Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả; Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗivào sổ tay chính tả; Xếp các từ ngữ cho sẵn thành hai cột (cột các từ viếtđúng và cột các từ viết sai chính tả); Tìm các từ láy có tiếng chứa âm hoặcthanh cho sẵn; Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện câuchuyện hoặc đoạn văn cho trước,

1.1.2.3.3/- Môn Luyện từ và câu:

Nội dung dạy học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức về tiếng Việt(ngữ âm và chữ viết; từ vựng; ngữ pháp ) Cụ thể :

* Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ, và

một số từ Hán - Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng

Trang 10

từ ngữ về phẩm chất con người) theo các chủ điểm : Nhân hậu − Đoàn kết(tuần 2 và 3); Trung thực − Tự trọng (tuần 5 và 6) ; Ước mơ (tuần 9); Ý chí

− Nghị lực (tuần 12 và 13) ; Đồ chơi − Trò chơi (tuần 15 và 16); Tài năng(tuần 19) ; Sức khoẻ (tuần 20) ; Cái đẹp (tuần 22 và 23) ; Dũng cảm (tuần 25

và 26) ; Du lịch − Thám hiểm (tuần 29 và 30) ; Lạc quan − Yêu đời (tuần 33

và 34)

* Tiếng, cấu tạo từ

Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ :Cấu tạo của tiếng (tuần 1), Từ đơn và từ phức (tuần 3), Từ ghép và từ láy(tuần 4) thông qua các dạng bài tập : Nhận diện, phân tích cấu tạo của tiếng,từ; Phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo ; Luyện sử dụng từ

* Dấu câu

Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu : Dấuhai chấm (tuần 2), Dấu ngoặc kép (tuần 8), Dấu chấm hỏi (tuần 13, học cùngCâu hỏi), Dấu gạch ngang (tuần 23); thông qua các dạng bài tập : Tìm côngdụng của dấu câu ; Luyện sử dụng dấu câu (đặt dấu câu vào chỗ thích hợp ;tập viết câu, đoạn có sử dụng dấu câu)

1.1.2.4./- Môn Kể chuyện:

Trang 11

Phân môn Kể chuyện ở lớp 4 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng

kể chuyện đã được hình thành từ lớp 2, lớp 3 đồng thời mở rộng yêu cầu với

ba kiểu bài tập :

* Nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp

Câu chuyện được in trong SGV (có độ dài khoảng 500 chữ), trình bàythành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong SGK, được GV kểcho HS nghe trên lớp, sau đó HS tập kể lại theo hướng dẫn của GV Bêncạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mụcđích rèn kĩ năng nghe (kết hợp ghi nhớ và cảm nhận nội dung, ý nghĩa câuchuyện)

Nội dung 11 truyện kể yêu cầu HS luyện tập theo SGK Tiếng Việt 4 gắnvới 10 chủ điểm của sách Đó là các truyện : Sự tích hồ Ba Bể (tuần 1), Mộtnhà thơ chân chính (tuần 4), Lời ước dưới trăng (tuần 7), Bàn chân kì diệu(tuần 11), Búp bê của ai ? (tuần 14), Một phát minh nho nhỏ (tuần 17), Bácđánh cá và gã hung thần (tuần 19), Con vịt xấu xí (tuần 22), Những chú békhông chết (tuần 25), Đôi cánh của Ngựa Trắng (tuần 29), Khát vọng sống(tuần 32)

* Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện

Nội dung gồm những câu chuyện do HS tự sưu tầm trong sách báo hoặcnghe người khác kể lại trong đời sống hằng ngày Sau khi lựa chọn được câuchuyện đã đọc (hoặc đã nghe kể) phù hợp với đề bài trong SGK, HS đọc kĩ -nhớ lại câu chuyện để kể trước lớp cho thầy (cô) và các bạn nghe, sau đóluyện tập trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã kể Do vậy, bêncạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài tập này còn có mụcđích kích thích HS ham đọc sách và hứng thú nghe kể chuyện

SGK Tiếng Việt 4 có 12 bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc với các đềbài: Đọc bài thơ Nàng tiên Ốc (SGK) rồi kể lại bằng lời của em (tuần 2); Kểmột câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu (tuần3); về tính trung thực (tuần 5); về lòng tự trọng (tuần 6); về những ước

mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí (tuần 8); về một người cónghị lực (tuần 12); về “nhân vật” là những đồ chơi của trẻ em hoặcnhững con vật gần gũi với trẻ em (tuần 15); về một người có tài (tuần20); ca ngợi cái đẹp, hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cáixấu, cái thiện với cái ác (tuần 23); nói về lòng dũng cảm (tuần 26); về dulịch hay thám hiểm (tuần 30); về tinh thần lạc quan, yêu đời (tuần 33)

Trang 12

* Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Bài tập này yêu cầu HS kể những câu chuyện về người thật, việc thật cótrong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết, có khi chính các em là nhânvật trong câu chuyện Đây cũng là kiểu bài tập đòi hỏi sự sáng tạo đối vớitừng HS Mỗi em phải tự nhớ lại những câu chuyện đã được chứng kiếnhoặc tham gia, rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã học trong giờTập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể lại câu chuyện Do vậy, bêncạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói, kiểu bài tập này còn rèn cho

HS thói quen quan sát, ghi nhớ, sắp xếp các ý để kể lại diễn biến câu chuyệncho rõ ràng, mạch lạc và hợp lí

Nội dung các bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia gắn với

10 chủ điểm học tập SGK Tiếng Việt 4 có 8 tiết Kể chuyện được chứngkiến hoặc tham gia gắn với các đề bài : Kể chuyện về một ước mơ đẹp của

em hoặc của bạn bè, người thân (tuần 9); về tinh thần kiên trì vượt khó(tuần 13); liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh(tuần16); về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết(tuần 21); về việc góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học)xanh, sạch, đẹp (tuần 24); về lòng dũng cảm (tuần 27); về một cuộc dulịch hoặc cắm trại (tuần 31); về một người vui tính (tuần 34)

Nội dung các bài tập kể chuyện nói trên luôn tạo điều kiện cho HS mởrộng vốn hiểu biết về đời sống, tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy,góp phần hình thành nhân cách con người mới Những câu chuyện hấp dẫn,cảm động được GV kể trên lớp hoặc do HS tìm chọn trong sách báo, vừagiúp các em nhận ra những phẩm chất đáng quý mà con người cần rèn luyệnvừa có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tình cảm của các em; giúp các emrút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống Được nghe và tập kể lạinhững câu chuyện có tính giáo dục, tính thẩm mĩ và tính sư phạm, HS khôngchỉ được bồi dưỡng về nhận thức, tình cảm mà còn được làm giàu về vốn từ,phát triển tư duy lô gíc và tư duy hình tượng Từ đó, nhân cách của mỗi HScũng được trau dồi và phát triển theo định hướng tốt đẹp

1.1.2.3.5/- Môn Tập làm văn:

Căn cứ chương trình môn học, SGK Tiếng Việt 4 dạy cho HS những nộidung kiến thức và kĩ năng Tập làm văn cụ thể như sau :

* Kiến thức về các loại văn

- Kể chuyện (Thế nào là kể chuyện ?; Cốt truyện ; Nhân vật trong

Trang 13

truyện - hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật ; Cấu tạođoạn văn, bài văn kể chuyện).

- Miêu tả (Thế nào là miêu tả ?; Miêu tả đồ vật ; Miêu tả cây cối ; Miêu

tả con vật)

- Viết thư (Mục đích viết thư ; Cấu tạo một lá thư) Riêng với các loạivăn Trao đổi ý kiến ; Giới thiệu hoạt động ; Điền vào giấy tờ in sẵn (Thưchuyển tiền, Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước), nộidung dạy học chỉ gồm các bài luyện tập, qua đó cung cấp cho HS một sốhiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vậndụng trong cuộc sống

− Tìm ý, lập dàn ý (Phân tích, tìm ý trong văn bản; Tìm ý theo đề bài, lập

ý đoạn, bài kể chuyện; Quan sát đối tượng, tìm ý, lập ý đoạn, bài miêu tả)

− Diễn đạt thành văn bản (Chọn từ, tạo câu, viết đoạn; Liên kết đoạnthành bài văn kể chuyện hoặc miêu tả, viết thư)

− Kiểm tra, sửa chữa văn bản (Đối chiếu với văn bản nói, viết của bảnthân với mục đích giao tiếp và hình thức diễn đạt; Lựa chọn vật liệu phù hợpthay thế những lỗi diễn đạt trong bài làm hoặc bổ sung cho tăng hiệu quả củavăn bản)

Ngoài ra, phân môn Tập làm văn còn mở rộng thêm vốn sống, rèn luyện

tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho

HS Quán triệt quan điểm tích hợp, nội dung các bài Tập làm văn lớp 4thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài Tập đọc Quá trình hướng dẫn

HS thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói − viết đoạn hoặcbài là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểmđang học Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả, quansát đối tượng, xây dựng cốt truyện,… góp phần không nhỏ trong việc pháttriển năng lực phân tích, tổng hợp của HS Tư duy hình tượng của trẻ cũngđược rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hoá… khi

Trang 14

miêu tả hay kể chuyện, đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Tiếng Việt

đề ra

1.2.4/- Cấu trúc bài học các phân môn:

Thường bài học các phân môn trong SGK Tiếng việt lớp 4 có cấu trúc:

- Tên phân môn

- Phần kiến thức nền gồm: Các bài văn, đoạn văn, tranh ảnh, các bài tập,

… Liên quan đến kiến thức theo chủ đề tương ứng của tuần đó

- Các yêu cầu học sinh cần giải quyết để tìm hiểu kiến thức: Câu gợi ý, câu hỏi, các yêu cầu,… cần giải quyết đối với kiến thức nền đã đưa ra

1.2.5/- Cấu trúc bài học phân môn Tập làm văn:

Chương trình tập làm văn lớp 4 được thiết kế như sau:

Số tiếtLoại văn bản

110118

Các loại văn bản khác

- Viết thư

- Trao đổi ý kiến

- Giới thiệu hoạt động

- Tóm tắt tin tức

- Điền vào giấy tờ in sẵn

32

33

32233

Trang 15

ngôn ngữ cho học sinh Bồi dưỡng cho học sinh Bồi dưỡng cho HS thóiquen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học tiếng việt.

b/- Về sách giáo khoa:

Cấu trúc sách giáo đẹp, có kênh chữ và kênh hình phù hợp với nộidung kiến thức Nội dung chương trình được sắp xếp hợp lí theo các chủđiểm rõ ràng, các kiến thức gần gủi đối với các em học sinh Mỗi học kỳ cómột tuần ở giữa để ôn tập lại kiến thức mà các em vừa học

1.2/- Tìm hiểu về phương pháp dạy học Tiếng việt lớp 4:

1.2.1 Các biện pháp dạy học phân môn:

1.2.1.1/- Biện pháp dạy học môn Tập đọc:

a.Hướng dẫn đọc

* Đọc thành tiếng

GV có thể hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau:

- Đọc mẫu: Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do GV đảm nhận Đếnlớp 4, kĩ năng của HS đã được năng cao, nhiều HS có thể đạt tới trình độchuẩn trong những trường hợp nhất định Do vậy, tùy trường hợp cụ thể, GV

có thể chỉ định một số HS khá, giỏi đọc làm mẫu trước GV chỉ nên đọc mẫutoàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước luyện đọc trơn, trước khi tìmhiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm Các hình thúc đọc mẫubao gồm:

+ Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, sửa cách phát âmsai

+ Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm

- Dùng lời nói kết hợp chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn

- Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho HS Cách thựchiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của HS và tăng dần

độ khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất đìnhtrong 2 phút, 1 phút; đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong

2 phút, 1 phút…)

Trang 16

a Hướng dẫn tìm hiểu bài

* Giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ mới:

- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK: GV không nhấtthiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số

từ ngữ khó để giải thich cho rõ Biện pháp thực hiện là tổ chức cho HS đọcthầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại

- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK mà HS vẫn chưanắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài còn kho hiểu, GV có thểhướng dẫn HS giải thích bằng các biện pháp như sau:

+ Dùng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địaphương để giải thích từ ngữ đó

- GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập)

- Tách câu hỏi, bài tập trong SGK thành một số câu hỏi (bài tập) nhỏhoặc bổ sung câu hỏi phụ để HS dể thực hiện Chú ý tránh đặt thêm nhữngcâu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhậnthức của HS

- Tổ chức cho HS trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi(bài tập) để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi (bài tập) đó

* Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi (thực hiện bài tập) tìm hiểu bài

Các biện pháp có thể áp dụng là:

- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lờicâu hỏi hoặc thực hiện bài tập

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau

- Trao dồi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để HS giải đáp các thắcmắc cho nhau, góp ý cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ tìm hiểu bài

- Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; ghi bảng nếu cần thiết

c Ghi bảng

* Yêu cầu chung

Việc ghi bảng cần đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm

mĩ, cụ thể là:

- Nội dung ghi bảng phải ngắn ngọn, chính xác

- Hình thức ghi bảng phải đẹp

Ngày đăng: 22/12/2016, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w