Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 46 - 48)

Tuy nhiên với những kết quả đạt được Chi nhánh còn có nhưng hạn chế cần khắc phục:

- Chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao trong những năm qua công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao và còn chậm so với yêu cầu. Nhiều khoản nợ đã lên kế hoạch xử lý nhưng cho đến nay vẫn kéo dài như các khoản nợ của Xí nghiệp Cổ phần đá quý và vàng Nghệ An, Doanh nghiệp tư nhan Phú Bình...

- Cả vốn và dư nợ tín dụng đều tập trung vào một số khách hàng lớn. - Tuy đã chủ động tìm đến khách hàng nhưng do cạnh tranh quyết liệt, phương pháp và điều kiện tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao.

- Trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, kỹ năng xử lý nghiệp vụ yếu, tác phong giao dịch với khách hàng còn nhiều hạn chế.

- Công tác tiếp thị khách hàng chưa hình thành trong ý thức mỗi cán bộ nhân viên còn thụ động.

Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế này là do các nguyên nhân sau:

- Hoạt động tín dụng của Chi nhánh chủ yếu vẫn là doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước thường là khách hàng truyền thống

của Chi nhánh các doanh nghiệp này vẫn còn phụ thuộc vào nhà nước chưa chủ đọng sáng tạo trogn hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận từ các dự án khôgn cao, khả năng trả nợ cho ngân hàng kém.

- Chi nhánh tuy đã có những biện pháp và những phương thức hoạt động mới và hiện đại tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Trình độ cán bộ Ngân hàng tuy đã được nâng cao nhưng đa số còn trẻ thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế.

- Thu thập và xử lý thông tin còn mang tính một chiều, chưa được cập nhật thường xuyên. Chưa có kinh nghiệm trogn việc kiểm tra thông tin khách hàng và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng

- Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện, khả năng phân tích kỹ thuật và phân tích thị trường còn hạn chế. Chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính hàng năm của khách hàng. Nhiều dự án chưa được thẩm định một cách chính xác và hiệu quả, việc phân tích các dòng tiền của dự án và đưa ra các kết luận còn rập khuân máy móc chưa linh hoạt.

- Công nghệ thông tin về cả quy trình nghiệp vụ lẩn trang thiết bị công nghệ còn yếu, các thôgn tin phục vụ côgn tác điều hành chưa đầy đủ và còn mang tính thủ công

- Khả năng cho vay của Chi nhánh còn hạn chế, Chi nhánh cần có giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh, đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân hàng. Từ đó đa dạng hoá lĩnh vực cho vay của Chi nhánh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

- Công tác xử lý nợ gặp nhiều khó khăn, công cụ chủ yếu mà Chi nhánh áp dụng là lãi phạt nợ quá hạn. Trước đây biện pháp này đạt kết quả tốt nhưng thời gian vừa qua nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng, lãi quá hạn càng khó thu hồi.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ của Chi nhánh còn hạn chế, chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động thẩm định và hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w