Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 58 - 61)

các doanh nghiệp hoạt động

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội… Do đó, một môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện các khoản cho vay của mình một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng thì cần sửa đổi và hoàn thiện một số luạt khác có liên quan như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, … Việc này có tác dụng đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên một nền tảng vững chắc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề đã dăng ký kinh doanh, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điều lệ, năng lực và trình độ quản lý.

- Cần có biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh thống kê kế toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán bắt buộc hằng năm đối với các doanh nghiệp nhằm xác lập sự lành mạnh của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế giúp các ngân hàng xác định chính xác năng lực tài chính của đơn vị vay vốn.

- Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Việt nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương mại thế giới WTO, Chính phủ cần có văn bản pháp lý hợp lý,

kịp thời tránh gây xáo trộn lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới ổn định kinh tế chính trị và cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Quốc tế WTO với những thời cơ và thách thức mới. Để có thể đứng vững trong môi trường như vậy Ngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, so sánh phân tích tình hình

thực tế và trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Bến Thủy, em nhận thấy trong những năm qua Chi nhánh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc đa dạng hóa khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng chỉ đạt được kết quả ở mức độ nhất định chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Em mong rằng từ những nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị được nghiên cứu và trình bày ở trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHCT Bến Thủy để hoạt động tín dụng góp phần tích cực vào sự phát triển của Nghệ An phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên với sự hiểu biết có hạn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng góp của Cán bộ công nhân viên của Chi nhánh và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học KTQD để cho Chuyên đề hoàn thiện hơn.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

(Về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại cơ sở thực tập, những nghiên cứu kiến nghị đề xuất với cơ sở thực tập của sinh viên trong quá trình thực tập tốt nghiệp...)

Ngày...tháng....năm 200..

Trưởng đơn vị

(ký tên, đóng dấu)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w