1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 4

21 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 153,5 KB
File đính kèm SKKN PHUONG DI THI.rar (28 KB)

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học tiếp theo. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức cần thiết. Giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống Tiếng Việt, chuẩn Tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong chương trình tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong Tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,... Đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,... Đặc biệt là khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục. Là một giáo viên tiểu học tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy Luyện từ và câu cho học sinh một cách tối ưu? Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả? Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học? Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy học để nâng cao chất l¬ượng phân môn “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nay tôi viết lại sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Đông Sơn nhằm chia sẻ để nâng cao chất lượng môn học cho học sinh.

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triểnnhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học tiếptheo Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốnkiến thức cần thiết

Giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểuhọc nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống Tiếng Việt, chuẩnTiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp Trong

đó phân môn "Luyện từ và câu" là một trong những phân môn quan trọng có ýnghĩa to lớn trong chương trình tiểu học Luyện từ và câu giúp học sinh mởrộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về

từ và câu Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấucâu Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ýthức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồidưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh

Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽgiúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn Từ đó, các em tích luỹcho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phânmôn khác trong Tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn, Đồng thời học tốt cácmôn học khác như: Toán, Tự nhiên - Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đặc biệt làkhơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú củaTiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phươngpháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và câu", người giáo viên sẽ tìm ra nhữnggiải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục

Là một giáo viên tiểu học tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đềnày Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện

từ và câu" cho học sinh một cách tối ưu? Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thứccủa các em có hiệu quả? Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ,

Trang 3

ngữ pháp Tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học? Vì vậy,tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng phânmôn “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 và đạt được kết quả đáng khích lệ.

Nay tôi viết lại sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn luyện

từ và câu cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Đông Sơn " nhằm chia sẻ để

nâng cao chất lượng môn học cho học sinh

Trang 4

II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Đông Sơn

1.1 Một số nét khái quát về tình hình Trường Tiểu học Đông Sơn

Trường Tiểu học Đông Sơn có một dãy nhà hai tầng, khuân viên rộng, thoángmát, đóng tại khu 17, xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Trường gồm 7 lớpvới 165 học sinh Đội ngũ giáo viên ổn định, tay nghề vững vàng Ngay từ đầunhững năm học, nhà trường tiến hành khảo sát khảo sát môn Tiếng việt, chú trọngvào phân môn luyện từ và câu Mở nhiều chuyên đề nâng cao kĩ năng đọc cho giáoviên, mua thêm tài liệu tham khảo, tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy.Song chất lượng phân môn luyện từ và câu chưa cao

1.2 Thực trạng việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Đông Sơn trước năm học 2015 - 2016

* Thực trạng việc dạy Luyện từ và câu của giáo viên

Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng củaphương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Phong trào đổi mớiphương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học.Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đãđóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tuy nhiên, việc dạyphân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo củaphương pháp dạy học truyền thống Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học

là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách

từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt Sách giáo khoa Tiếng Việt mớitích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu Do đó việc tiếp cậnphương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn

* Thực trạng của học sinh

Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt của họcsinh lớp 4 còn rất hạn chế Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ củacác em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận củamình Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu Câu văn các em

Trang 5

đặt chưa đạt yêu cầu Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy

đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các emthích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ

* Thực trạng của phụ huynh học sinh

Đời sống của người dân trong xã được nâng lên nhưng chưa cao nên việc đầu

tư cho con cái học tập còn hạn chế Đa số phụ huynh còn trẻ, đi làm cả ngày ở cáckhu công nghiệp nên việc dạy bảo, kèm con cái học gặp nhiều khó khăn

Kết quả khảo sát của phân môn Luyện từ và câu khối 4 trước năm học

Nhận xét: Tỉ lệ học sinh từ điểm 7 trở lên còn thấp đạt 32 % , số lượng học

sinh điểm 9-10 dưới 5 %, học sinh điểm dưới 5 phân môn Luyện từ và câu còn lớn,chiếm 32%

1 3 Nguyên nhân của thực trạng trên

Về phía học sinh

Trình độ học sinh không đồng đều, vốn từ trước khi đếntrường rất ít; khi nói, khi viết rơi vào tình trạng “bí từ, nghèo từ”khi nghe, đọc không có cơ sở để hiểu đầy đủ và hiểu khôngđược chính xác nội dung

Học sinh vùng nông thôn ít được giao tiếp với xã hội, ítđược tham gia các hoạt động ngoại khoá ngoài nhà trường,không được tham quan du lịch mà chỉ giao tiếp với nhữngngười trong gia đình, bạn bè trong lớp, bạn chăn trâu cắt cỏ

và đó cũng là nguyên nhân làm cho sự hiểu biết bị hạn chế vốn

từ hàng ngày ít được bổ sung Điều kiện học còn thiếu thốn cả

về thời gian, cả về vật chất lẫn tinh thần, đó là các em còn phảilao động cùng với gia đình, quần áo thiếu thốn , gia đình ítquan tâm, động viên các em còn để mặc cho nhà trường

Trang 6

*Về phía giáo viên:

Qua dự giờ đồng nghiệp và qua sinh hoạt chuyên môn,trao đổi với các

giáo viên trong trường, tôi nhận thấy:

Vốn từ của giáo viên có hạn chế, hiểu chưa sâu các kiếnthức về câu, từ ; khả năng phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữliệu ở mức bình thường

Mức độ hiểu nghĩa từ, miêu tả giải nghĩa từ còn khúc mắc(có nhiều từ đơn giản phải hỏi người khác hoặc phải tra từ điển),còn lúng túng khi giải nghĩa hay miêu tả từ cho học sinh

Kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa học của một số giáo viêncòn hạn chế nên đã bộc lộ những sơ suất về kiến thức trong khidạy

Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu,còn cứng nhắc chưa linh hoạt, ít sáng tạo chưa lôi cuốn đượchọc sinh gây ra sự nhàm chán vì chủ yếu dựa vào sách giáoviên

Phần hướng dẫn bài tập chưa tốt, việc sửa sai cho họcsinh chưa cụ thể, kết quả thấp chưa giúp học sinh mở rộng ramột số tình huống giao tiếp khác gần gũi với cuộc sống hàngngày của các em mà chỉ mới đóng khung trong khuôn khổ cácmẫu câu trong sách vở Nhiều trường hợp học sinh làm sai, giáoviên chỉ nhận xét là sai và nêu ngay lời giải đúng mà chưa giúpcho học sinh nhận ra cái sai và cách sữa chữa

*Về phía phụ huynh học sinh:

Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến học cho học sinh ở nhà Phụ huynhthường tập trung cho con em mình học toán, không muốn cho con học Tiếng Việthướng dẫn các em tìm từ, đặt câu hay

Từ những thực trạng trên dẫn đến chất lượng môn học của học sinh lớp 4trường Tiểu học Đông Sơn còn thấp, chưa xứng tầm với trường chuẩn quốc gia

Trang 7

2 Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng phân môn luyện

từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Đông Sơn

2.1 Trước khi lên lớp

Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng

em Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếngViệt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà Đặc biệt là ôn các kiến thức đãhọc ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới Vìvậy, khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên Khi lập kếhoạch bài dạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung,hình thức dạy học hiệu quả nhất

Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giảinghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu thông qua các chủ điểm của môn TiếngViệt và chủ điểm từng đơn vị học của phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các

em nguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người Tôidành nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức Tiếng Việt để bản thân có vốn hiểubiết nhằm phân tích mở rộng cho các em

2 2 Các biện pháp thực hiện

2.2.1 Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em

Kiểm tra bài cũ để giáo viên biết việc nắm bắt kiến thức đã học của họcsinh, nhưng nếu chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bài học trước sẽ gâycho học sinh cảm giác nhàm chán hoặc "sợ" Vì vậy, hình thức kiểm tra là rấtquan trọng để gây hứng thú học tập cho học sinh Có thể kiểm tra bằng nhiềuhình thức như: hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh,trò chơi

* Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (tuần 3) khi kiểm trabài cũ tôi đã thực hiện bằng cách cho học sinh chơi trò chơi: Xếp các từ ghép cótiếng "nhân" vào hai cột

" Nhân" có nghĩa là người "Nhân" có nghĩa là lòng thương người

Trang 8

Thi đua giữa hai đội, đội nào xếp nhanh và đúng thì sẽ thắng

Phần giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật Lời vàobài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ, không xa xôi dài dòng để học sinh cảm thấy hấpdẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng

2.2.2 Giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu bài học.

Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập vàthực hành tốt nhằm rút ra kiến thức Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trìnhbày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập Với những bài tập khó, từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa

ra câu hỏi gợi ý, đưa vào hoàn cảnh cụ thể để học sinh hiểu Cuối cùng giáoviên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh

Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậmdưới đây:

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người…Chính vì thấy nước mất, nhà tan….mà người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

- Với bài tập này học sinh gặp khó khăn: Các em chưa nắm chắc danh từchỉ khái niệm nên xác định khó đúng, chẳng hạn như là thừa, thiếu, vừa thừa lạivừa thiếu, đặc biệt là đối với học sinh trung bình trở xuống rất lúng túng vì cònkhó hiểu cụm từ , danh từ chỉ khái niệm

- Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý bằng cách nêu câu hỏi: Trong các

từ in đậm đó thì những từ nào mà không có hình thù, không chạm tay vào được,không ngửi, không nếm, không nhìn thấy được? Những từ các em tìm được đóchính là những danh từ chỉ khái niệm Mặt khác giáo viên cần giúp đỡ sát các

em học chậm

2.2.3 Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ởlớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ

Trang 9

điểm của từng đơn vị học Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thànhngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm Giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng,

so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa Với những từ ngữ trừu tượng, ít gầngũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa

- Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm Từ đó, học sinh có

cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho Căn cứ vào từng đối tượnghọc sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp Tạo điều kiệncho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từngbước vươn lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng

* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng

Bài tập 4: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính

trung thực hoặc lòng tự trọng:

- Thẳng như ruột ngựa

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Thuốc đắng giã tật

- Cây ngay không sợ chết đứng

- Đói cho sạch rách cho thơm

- Cho học sinh thảo luận nhóm 4, đọc kĩ nội dung bài tập, xác định yêucầu, trao đổi tìm hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ (cả nghĩa đen lẫn nghĩabóng) Rồi học sinh tiến hành phân loại, sau đó báo cáo kết quả trước lớp, lớpnhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả Nếu câu nào các em chưa hiểu nghĩa giáoviên phải giải thích cho các em rõ Ngoài ra, cho các em tìm thêm một số câuthành ngữ, tục ngữ có nội dung theo chủ điểm và yêu cầu học thuộc để vậndụng

* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Ước mơ.

- Học sinh bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắtđầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, ghép được từ ngữ, hiểu ý nghĩa và nhận biếtđược sự đánh giá của từ ngữ đó

- Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ ước mơ”

- Bắt đầu bằng tiếng “ước”: ước ao, ước muốn, ước vọng, ước mong…

Trang 10

- Bắt đầu bằng tiếng “mơ”: mơ tưởng, mơ ước, mơ mộng…

- Đối với bài tập này các em chỉ cần tìm thêm một thành tố thứ hai đứngsau thành tố đã cho để tạo nên một từ cùng nghĩa với “ ước mơ”

- Nêu một ví dụ minh họa về một loại ước mơ Như chúng ta biết trongcuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình Có những ước mơ chính đáng vàkhông chính đáng Từ đó, học sinh có thể lấy bất kỳ một ví dụ cho mỗi loại ước

mơ sao cho thích hợp Như “ Ước mơ sau này sẽ làm thầy (cô) giáo, làm kĩ sư,làm bác sĩ…tài giỏi”

2.2.4 Dạy kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu

Kiến thức Tiếng Việt là cả một kho tàng phong phú Ngay từ khi mới bập

bẹ biết nói, các em đã biết dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Thế nhưng đến lớp 4các em mới bước đầu phân tích cấu tạo của từ, câu, từ loại, cách sử dụng dấucâu

Trong mỗi bài học gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập Theo quanđiểm tích hợp phần nhận xét (cung cấp ngữ liệu) thường rút ra từ những bài tậpđọc mà học sinh đã học, các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao Giáo viêncần giúp học sinh khai thác tối đa ngữ liệu được cung cấp Khi dạy các kiếnthức về từ, học sinh thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từphức, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy Theo chương trình từ ngữ,ngữ pháp lớp 4, học sinh chỉ biết đơn giản về cấu tạo của ba từ loại: từ đơn, từghép, từ láy Việc phân tích từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại, từghép và từ láy, học sinh phải căn cứ trên nghĩa của từ Vì vậy, để giúp học sinhnhận ra hệ thống từ, nhận xét về mặt cấu tạo, giáo viên cần giúp học sinh thaotác ghép các từ với từng phần trong sơ đồ lần lượt theo thứ tự tầng bậc

* Ví dụ: Khi dạy bài " Luyện tập về từ ghép, từ láy " (tuần 4)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại từ " bánh trái" (chỉ chung chocác loại bánh) nên là từ ghép có nghĩa tổng hợp

- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số loại bánh mà em biết? (bánhrán, bánh cuốn, bánh mì…)

Trang 11

- Bánh rán, bánh cuốn, bánh mì là chỉ riêng cho một loại bánh nên là từghép có nghĩa phân loại.

- Khi học sinh không phân biệt được từ ghép và từ láy, giáo viên cần giảinghĩa cho học sinh về từ ghép là từ gồm có hai tiếng có nghĩa trở lên tạo thành,các tiếng đó bổ sung nghĩa cho nhau tạo nên nghĩa mới (Ví dụ : Từ "bờ bãi" cảhai tiếng đều có nghĩa) Còn từ láy là từ gồm hai tiếng trở lên phối hợp theocách lặp âm hay vần hoặc lặp hoàn toàn cả âm lẫn vần ( Ví dụ: Từ "luôn luôn",

"rì rào") Vì vậy "bờ bãi" là từ ghép không phải từ láy mặc dù phần âm đầugiống nhau

Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việcnhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị Vì vậy, khi dạy phần nàygiáo viên cần đưa ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm

là :

- Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinhnghiệm, Những từ được chuyển hoá từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các

từ "sự", "cuộc", "lòng", như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh,

- Thường là từ gốc Hán như : Truyền thống, Tổ quốc,

- Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị vớicác tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như:cái, con, tấm, dãy, cơn, có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai,các, vài, lũy, trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợpđược với từ chỉ số lượng

- Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như:bàn, ghế, áo, người, mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước,mưa, quần áo, thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng Giáo viên có thểcung cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như:

Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người, (người thợ,cây bàng, con khỉ, ) ông, bà, (ông bác sĩ, bà kĩ sư, )

Ngày đăng: 01/12/2018, 08:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w