1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số KINH NGHIỆM tự ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG tác KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục tại TRƯỜNG THPT XUÂN mỹ

39 811 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 351 KB

Nội dung

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ I.. và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở

Trang 1

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong tình hình đất nước ta đang phát triển với xu thế hội nhập quốc tế, giáo dục giữ vai trò quan trọng và là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các cơ sở giáo dục cần phải nâng cao chất lượng giáo dục để có thể tồn tại Kiểm định chất lượng giáo dục giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng giáo dục một cách tổng thể để từ đó điều chỉnh hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định

Kiểm định chất lượng giáo dục đã ra đời khá lâu Ở Mỹ và một số nước tiên tiến trên thế giới, kiểm định chất lượng giáo dục đã trở thành hoạt động thường xuyên Tuy nhiên, tại Việt Nam hoạt động này còn khá mới mẻ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

Trang 2

và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ

sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học Có thể thấy rằng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đang được chú trọng tại Việt

Nam

Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai

công tác tự đánh giá đối với các trường trong toàn tỉnh Sở đã tổ chức hội nghị

kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ cốt cán của các cơ sở giáo dục vào ngày 27 tháng 8 năm 2013 để triển khai thực hiện tại đơn vị Mặc dù bản thân

đã được tập huấn rất cặn kẽ, có tài liệu hướng dẫn chi tiết nhưng lần đầu tiếp cận với công tác tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường, nên

Trang 3

việc tổ chức tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014 đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng, công tác tự đánh giá đã có nhiều sai sót

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã hiểu rõ hơn về công tác

tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục tại trường trung học phổ thông và rút

ra được một số kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt công tác này Vì vậy, tôi xin

mạnh dạn trình bày đề tài “ Một số kinh nghiệm tự đánh giá trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Xuân Mỹ”

Trang 4

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Kiểm định chất lƣợng giáo dục

2.1.1 Chất lƣợng giáo dục

Theo nghĩa chung nhất, chất lượng giáo dục là tổng hoà những thuộc tính, đặc điểm, bản chất của tất cả những bộ phận thuộc nền giáo dục nhất định, làm cho nền giáo dục đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, thoả mãn nhu cầu và lợi ích của nhân dân và sự phát triển của người học [1]

Đối với giáo dục, chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu

2.1.2 Kiểm định chất lƣợng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với trường ở từng trình độ đào tạo Như vậy, kiểm định chất lượng giáo dục là một hoạt động quản lý chất lượng và hiệu quả hướng tới mục tiêu

Trang 5

- Đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra

như thế nào

- Từ việc đánh giá thực tế, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu của cơ

sở giáo dục

- Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu, lập kế hoạch phát huy điểm mạnh,

khắc phục điểm yếu nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục

2.1.3 Mục đích của kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục phổ thông

- Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở

giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực

trạng chất lượng giáo dục;

- Để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt

tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Trang 6

2.1.4 Ý nghĩa của kiểm định cơ sở giáo dục phổ thông

- Giúp cơ sở giáo dục tự đánh giá lại các hoạt động giáo dục, các điều kiện

khác của đơn vị và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng

- Giúp cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng chính sách,

đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng của nhà trường

2.1.5 Quy trình kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục phổ thông

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông gồm bốn bước:

- Bước 1, tự đánh giá của cơ sở giáo dục

- Bước 2, đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục

- Bước 3, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục

- Bước 4, công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và

cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục

2.2 Tự đánh giá cơ sở giáo dục

2.2.1.Tự đánh giá cơ sở giáo dục

Trang 7

Tự đánh giá cơ sở giáo dục là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Trong quá trình tự đánh giá theo từng tiêu chí, với mỗi tiêu chí nhà trường cần làm sáng tỏ những vấn đề

- Mô tả, làm rõ thực trạng của cơ sở giáo dục

- Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu để đưa ra những nhận định, chỉ ra

những điểm mạnh, những tồn tại và biện pháp khắc phục

- Lên kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của cơ

sở giáo dục

- Tự đánh giá từng tiêu chí đạt hay không đạt [2, 398]

2.2.2 Chức năng của tự đánh giá

Trang 8

Tự đánh giá nhằm khẳng định chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông, chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài Thông qua báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục sẽ giúp đoàn đánh giá ngoài nắm được những thông tin cơ bản của nhà trường

Bên cạnh đó, hoạt động tự đánh giá còn giúp cho các thành viên của cơ sở giáo dục hiểu rõ được chất lượng nhà trường, biết rõ những điểm mạnh để phát huy

và những điểm yếu cần khắc phục Thấy rõ được nhà trường có đang hoạt động theo cơ chế đúng đắn, hay cần thay đổi

Tự đánh giá thu hút sự tham gia của nhiều người từ nhà quản lý đến tập thể giáo viên, phụ huynh…nhằm trao đổi về việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

2.2.3 Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông

Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; Cơ sở vật chất và

Trang 9

trang thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

2.2.4 Quy trình tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông

Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau

- Thành lập hội đồng tự đánh giá

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng

- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

- Viết báo cáo tự đánh giá

- Công bố báo cáo tự đánh giá

2.3 Thực trạng công tác tự đánh giá tại trường Trung học phổ thông Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014

Năm học 2013 – 2014, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã

Trang 10

tổ chức lớp tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ chốt của các cơ sở giáo dục, mỗi đơn vị có một thành viên được tham gia tập huấn

Mặc dù được tập huấn rất chi tiết và cặn kẽ, tuy nhiên do lần đầu được biết đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục, bản thân tôi – là người được tham gia tập huấn và chịu trách nhiệm triển khai tại đơn vị đã cảm thấy rất mơ hồ, lúng túng

Chính vì vậy, công tác tự đánh giá tại Trường THPT Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014 đã gặp nhiều khó khăn, các thành viên tham gia công tác tự đánh giá chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tự đánh giá, chưa có kỹ năng trong việc tìm minh chứng, đánh giá các tiêu chí và viết báo cáo tự đánh giá Biên bản kiểm tra chéo của trường bạn cũng cho thấy điều này, trường còn nhiều sai sót trong công tác tự đánh giá Cụ thể là:

- Phần hệ thống minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí chưa được mã hóa

khoa học, một số nguồn minh chứng có cùng nội dung nhưng được mã hóa khác nhau

Trang 11

- Cách ghi mã hóa minh chứng chưa phù hợp

- Một số tiêu chí của các tiêu chuẩn 2,3 cách diễn giải chưa phù hợp và

không hiển thị minh chứng kèm theo

Từ thực trạng đã nêu trên, bản thân tôi là người được phân công chịu trách nhiệm chính trong công tác tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ đã rút ra được một số kinh nghiệm để công tác tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ có thể thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả Xin được trình bày sau đây một số kinh nghiệm

tự đánh giá của bản thân tại trường THPT Xuân Mỹ

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Tập huấn cho toàn thể CB – GV – CNV tại đơn vị

Theo quy trình tự đánh giá, quy định tại Điều 23 - mục 2 – Chương III ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, thì bước đầu tiên trong quy trình

tự đánh giá là thành lập hội đồng tự đánh giá Nhưng bản thân tôi nhận thấy, bước đầu tiên nên là tập huấn cho toàn thể đội ngũ của đơn vị về công tác kiểm định chất

Trang 12

lượng giáo dục Mục đích của buổi tập huấn là giúp cho tất cả thành viên của đơn

vị hiểu được thế nào là kiểm định chất lượng giáo dục, cũng như công tác tự đánh giá tại đơn vị

Thông qua buổi tập huấn, để các thành viên của nhà trường thấy được tầm quan trọng của công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Cần nhấn mạnh để mọi người thấy rằng công tác tự đánh giá giúp nhà trường có thể khẳng định chất lượng của mình, đó cũng là cơ sở để phụ huynh, và học sinh lựa chọn trường để theo học Đồng thời để tập thể hội đồng sư phạm nhà trường nhìn nhận lại chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường, từ đó có hướng điều chỉnh, phát triển ngày một nâng cao chất lượng nhà trường

Đây thật sự là bước quan trọng nhất trong công tác tự đánh giá tại trường trung học phổ thông Thông qua buổi tập huấn này phải tạo được sự đồng thuận trong tập thể hội đồng sư phạm, để mọi người đều thống nhất và cố gắng tham gia vào công tác tự đánh giá

Trang 13

Thông qua buổi tập huấn này, bước đầu cũng giúp các thành viên trong nhà trường định hình được tự đánh giá cần phải thực hiện những công việc như thế nào Tuy nhiên, không cần tập huấn quá cụ thể, chi tiết cho toàn thể hội đồng

3.2 Thành lập hội đồng tự đánh giá

Sau buổi tập huấn và thảo luận với hội đồng liên tịch nhà trường, hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên Theo kinh nghiệm tự đánh giá tại đơn vị, nên thành lập hội đồng

tự đánh giá có 9 thành viên và trong 9 thành viên này sẽ có 7 thành viên này là nhóm trưởng của 7 nhóm công tác và 2 thành viên được phân công làm thư ký, phụ trách viết báo cáo tự đánh giá

Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính, điều hành công tác tự đánh giá, phân công nhiệm vụ, giái quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tự đánh giá

Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng, nên chọn phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính, chịu trách nhiệm về lưu trữ hồ sơ, sổ sách,

Trang 14

báo cáo của đơn vị sẽ có thể giúp hiệu trưởng thực hiện tốt công tác tự đánh giá trong việc thu thập minh chứng, đặc biệt là công tác viết báo cáo tự đánh giá

Các thành viên còn lại trong hội đồng tự đánh giá nên chọn phó hiệu trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn TN, văn thư và thư ký hội đồng trường cũng là thư ký hội đồng tự đánh giá

Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá, hội đồng họp phiên đầu tiên để lấy ý kiến thành lập nhóm thư ký, và các nhóm công tác

Nhóm thư ký gồm 3 thành viên, nhóm trưởng là thư ký hội đồng tự đánh giá

và hai thành viên còn lại nên chọn nhân viên văn thư và một giáo viên môn văn để

có thể thực hiện tốt công tác viết báo cáo, ghi chép và thu thập hồ sơ, thông tin

Hội đồng tự đánh giá cũng thảo luận để thành lập các nhóm công tác, nên thành lập 7 nhóm công tác tương ứng với 5 tiêu chuẩn như sau

Nhóm công Phụ trách đánh giá Số tiêu Nội dung

Trang 15

tác tiêu chuẩn chí

Nhóm 1, 2 Tiêu chuẩn 1 10

Tổ chức và quản lý nhà trường

Dựa vào số tiêu chí và nội dung của các tiêu chuẩn, hội đồng tự đánh giá thành lập các nhóm công tác với số lượng, thành phần cụ thể như sau

Trang 16

Nhóm công

tác

Phụ trách đánh giá

Số thành viên

Hiệu trưởng (nhóm trưởng)

Giáo viên có khả năng viết báo cáo

Giáo viên phụ trách công tác Đoàn TN

Đại diện cấp uỷ chi bộ

Kế toán

Văn thư (nhóm trưởng)

Hai giáo viên có kinh nghiệm, có

Trang 17

khả năng viết báo cáo

Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất (nhóm trưởng)

Nhân viên y tế Nhân viên thư viện Nhân viên thiết bị

Chủ tịch công đoàn (nhóm trưởng)

Đại diện hội cha mẹ học sinh

Giáo viên phụ trách công tác tiếp dân

Giáo viên phụ trách công tác thể

Trang 18

Thư ký hội đồng trường

Phân công nhiệm vụ như vậy để phù hợp với chức năng của từng thành viên,

bộ phận

- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

+ Tiêu chí 1: cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường

+ Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường

+ Tiêu chí 3: Các tổ chức và các hội đồng

+ Tiêu chí 4: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng

Trang 19

+ Tiêu chí 5: xây dựng chiến lược phát triển nhà trường

Các tiêu chí này chủ yếu về việc cơ cấu, tổ chức và xây dựng nhà trường nên giao cho hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá các tiêu chí này Cùng với giáo viên phụ trách công tác đoàn TN để đánh giá về công tác Đoàn – Hội Nếu được thì một thành viên nữa nên chọn là giáo viên trong BCH Công Đoàn hoặc trong chi uỷ của Chi bộ

+ Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

+ Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua

+ Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh

+ Tiêu chí 9: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

Trang 20

+ Tiêu chí 10: đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm hoạ thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường

Nội dung các tiêu chí này tập trung về công tác quản lý GV, NV, học sinh, quản lý hành chính, tài chính và quản lý các hoạt động trong nhà trường nên để phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính của nhà trường chịu trách nhiệm chính đánh giá các tiêu chí này, cùng với nhân viên kế toán và giáo viên đại diện cấp uỷ (nếu có)

- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

+ Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục

+ Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định

+ Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên

Ngày đăng: 21/12/2016, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w