Trong công tác quản lý nội dung xây dựng kế hoạch chương trình hành động từ đầu năm giữ vai trò định hướng giúp hiệu trưởng có nhận định đúng đắn và khách quan về tình hình thuận lợi và
Trang 11
HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC 2015-2016
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT là vô cùng quan trọng góp
phần đảm bảo thành công trong thực hiện nhiệm vụ năm học Trong công tác quản
lý nội dung xây dựng kế hoạch chương trình hành động từ đầu năm giữ vai trò định hướng giúp hiệu trưởng có nhận định đúng đắn và khách quan về tình hình thuận lợi và khó khăn của trường Từ đó đưa ra các giải pháp quan trọng có vai trò quyết định sự thành công thực hiện mục tiêu năm học
Trong những năm qua, tại Đồng Nai việc xây dựng chương trình hành động
và tổ chức thực hiện chương trình năm học của hiệu trưởng các trường THPT học
đã có nhiều bước chuyển biến và được tiến hành có hiệu quả, song cũng vẫn còn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của công tác quản lý giáo dục trong tình
hình hiện nay
Trang 22
Ngày 04 tháng 11 năm 2013 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Ngày 16/7/2015 tôi được ban lãnh đạo Sở GD & ĐT Đồng Nai giao nhiệm
vụ tại đơn vị mới trường THPT Nguyễn Trãi, là người đứng đầu một đơn vị trường học, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình đã áp dụng đó là “ hiệu trưởng
xâydựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học của
trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2015-2016”
II CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Năm học 2015-2016, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD & ĐT tại công văn số 4223 ngày 25/08/2015
về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục GDTH năm học 2015-2016
Trang 3Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập trường, theo QĐ 1219/UBT
ngày 30-08-1983 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và QĐ 189/QĐ-BGD ngày
09-04-1987 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Tập thể sư phạm gồm 81 cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường là một khối thống nhất, giàu ý chí phấn đấu, năng động trong công tác Trường hiện
có 3 cán bộ quản lý và 67 thầy cô đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; có 11 giáo
viên có trình độ thạc sỹ Đội ngũ giáo viên đồng đều về chất lượng, nhiều giáo viên đạt năng lực chuyên môn giỏi, có kỹ năng về công nghệ thông tin, sáng tạo trong dạy học, có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trãi hiện có 34 đảng viên, liên tục được Thành ủy Biên Hòa công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, làm nòng cốt cho mọi
Trang 4trang
Trường THPT Nguyễn Trãi là một trong những trường có thương hiệu trong
hệ thống giáo dục quốc gia nói chung của tỉnh Đồng Nai nói riêng Trường được
Bộ GD ĐT chọn thí điểm phân ban năm 1993-2000, 2003-2006, trường được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1995, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2009, nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ năm 2003, nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an, nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai, TW Hội Khuyến học Việt Nam
Trang 55
Trường là nơi bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, trong những năm học gần đây tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn đạt trên 99% đến 100% Học sinh trúng tuyển cao vào học trong các trường đại học và cao đẳng trong cả nước Năm 2013 có 80% học sinh đậu vào đại học và cao đẳng xếp hạng thứ 160 của toàn quốc, thuộc tốp
200/ 3273 trường chất lượng cao của quốc gia; xếp hạng thứ 4 trong các trường
Năm học 2015-2016 trường có 31 lớp với 1220 học sinh và 81 thầy cô giáo
và nhân viên lao động Ban giám hiệu xây dựng chủ đề năm học “ Dân chủ, kỷ cương, đổi mới, chất lượng”
Trang 66
Mục tiêu đào tạo trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong giáo dục
và đào tạo chương trình THPT của tỉnh Đồng Nai và của cả nước Với sứ mệnh trang bị cho học sinh THPT khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt và phù hợp với sự đổi mới của ngành giáo dục và hội nhập khu vực Phương châm của trường là: “Uy tín, chất lượng”
Bước vào năm học 2015-2016 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04-11-2013 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo; Nghị Quyết số 88/2014/QH 13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Sự phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước, quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế tạo nhiều cơ hội cho ngành giáo dục
Đội ngũ giáo viên của trường đã ổn định và có chất lượng chuyên môn Sự năng động của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu đổi mới
Trang 77
Thái độ và ý thức học tập của học sinh; sự quan tâm của cha mẹ học sinh ngày càng tốt hơn
2.2 Khó khăn
Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế sẽ tạo nhiều thách thức cho cán bộ quản
lý Nhu cầu học tập của học sinh, phương tiện để dạy học của người giáo viên chưa đáp ứng với cơ sở vật chất và thiết bị hiện có của nhà trường
Thiếu phòng học và phòng chức năng phục vụ cho quá trình tổ chức thực
hiện đổi mới
Tâm lý và nhu cầu lao động của xã hội đặt ra áp lực cho việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THPT
Đời sống của một bộ phận giáo viên, công nhân viên còn khó khăn ảnh hưởng đến công việc
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Chủ trương của đảng, ngành về lĩnh vực giáo dục
Trang 88
Năm học 2015-2016, bên cạnh nhiệm vụ về công tác quản lý, ngành giáo
dục đẩy nhanh tiến độ đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông Ngày 25/8, Bộ GD&ĐT công bố Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Trong đó nhiệm vụ
Trang 9Đối với Giáo dục phổ thông:
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014
Trang 1010
Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2015, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo
Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; hoàn thành kỳ khảo sát PISA
2015
Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một
số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án
“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”
2 Giải pháp thực hiện
2.1 Căn cứ vào thuận lợi khó khăn xác định mục tiêu chiến lược phát triển
của trường trong năm học 2015-2016
2.1.1 Công tác tổ chức
Trang 1111
Bổ sung và ổn định cơ cấu tổ chức hiện có Ổn định đội ngũ giáo viên và
công nhân viên Phát huy vai trò chủ động, chịu trách nhiệm trong công tác được
phân công Duy trì qui mô 31 lớp của 3 khối
2.1.2 Cơ sở vật chất
Trong năm trích từ 03 – 05% quỹ ngân sách để trang bị thiết bị dạy học theo
nhu cầu người học và người dạy Bảo quản cơ sở vật chất hiện có, thực hiện xã hội
hóa trang bị các trang thiết bị phục vụ dạy và học theo nhu cầu
2.1.3 Quản lý, nâng cao chất lƣợng đội ngũ, chất lƣợng giáo dục
Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu Với sứ mệnh trang bị cho học sinh của
trường khả năng thích ứng nhanh, linh động và phù hợp với sự thay đổi của quốc
gia và khu vực Lựa chọn đúng đắn cho học sinh con đường học tập suốt đời Vì
vậy, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục nhà trường trước hết là quản lý đồng bộ
các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào), quá trình giáo dục và kết quả
giáo dục (đầu ra)
Trang 1212
Vận dụng việc đổi mới quản lý chất lượng vào đánh giá học sinh Nghị
quyết 29-NQ/TW xác định : “chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản
lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra Xây dựng hệ thống kiểm
định độc lập về chất lượng giáo dục đào tạo”
Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình đổi
mới giáo dục Mục tiêu xây dựng theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp
Đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng Đổi mới
hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
Phải thực hiện chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phát huy
vai trò trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Chủ động thực hiện chương trình,
tăng quyền chủ động cho các Phó hiệu trưởng, các tổ nhóm chuyên môn
Trang 1313
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động
tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành,
vận động kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
Đổi mới kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng phát triển
năng lực học sinh
Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên
nhà trường theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW
2.1.4 Công tác xã hội hóa giáo dục
Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan để phát triển sự
nghiệp giáo dục Huy động lực lượng cộng đồng tham gia công tác giáo dục Đa
dạng hóa các hình thức giáo dục
2.1.5 Công tác thi đua khen thưởng và nâng cao đời sống tinh thần cho
giáo viên và công nhân viên
Trang 1414
Thực hiện theo luật thi đua khen thưởng Đẩy mạnh phong trào thi đua làm
những việc tốt hàng ngày, hàng tuần và tháng, động viên được nhiều đối tượng
tham gia phong trào
Xây dựng quỹ Khen thưởng đột xuất Tiếp tục thực hiện quỹ hỗ trợ cho cán
bộ và giáo viên công nhân viên Thực hiện bình đẳng và dân chủ trong thi đua
khen thưởng
2.2 Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện
Để xây dựng được chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương
trình năm học hiệu trưởng phải xác định được: Mục tiêu, nhiệm vụ của việc lập kế
hoạch này là gì Muốn đạt được mục tiêu đó thì kết quả của từng công việc cần đạt
được là gì ? Để có kết quả trên ta cần có những hoạt động nào, vào thời gian nào,
ai tham gia, kinh phí Vì vây bắt buộc người quản lý phải tiến hành các bước xây
dựng kế hoạch
2.2.1 Triệu tập cuộc họp xây dựng chương trình hành động và tổ chức
thực hiện chương trình năm học
Trang 1515
+ Cuộc họp xây dựng kế hoạch cần xác định thành phần cuộc họp, nội dung
cuộc họp, thảo luận việc lập kế hoạch
+ Xác định mục tiêu: chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương
trình năm học toàn diện năm học
+ Những hoạt động: Công tác tuyển sinh, khai giảng, chỉ đạo thực hiện
chương trình giảng dạy, học tập, kiện toàn các đoàn thể, tổ chức các phong trào thi
đua, công tác thi học kỳ, xét tốt nghiệp, công tác phổ cập, công tác thi học sinh
giỏi, giáo viên giỏi, công tác tài chính, sơ kết tổng kết
+ Dự kiến kết quả: Công tác thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi trong năm học
phải đạt được bao nhiêu học sinh giỏi, giáo viên giỏi xác định thời gian tiến hành
(của từng hoạt động)
+ Xác định người tham gia (ai làm, ai chịu trách nhiệm, ai tham gia,
nguồn lực )
+ Phân công người lập lịch biểu kế hoạch
2.2.2 Lập lịch biểu kế hoạch thời gian học:
Trang 1616
Là bước quan trọng, đòi hỏi người lập lịch biểu phải nắm rõ đặc điểm tình
hình của đơn vị và mục tiêu của kế hoạch, hiệu trưởng là người lập lịch biểu kế
hoạch ( có file đính kèm năm học 2015-2016 )
Lịch biểu kế hoạch thể hiện những nội dung công việc cơ bản mà năm học nào chúng ta cũng phải tiến hành làm, từ kế hoạch cơ bản này chúng ta sẽ xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học, kế hoạch cụ thể cho từng nội dung công việc của từng tháng, từng tuần Nếu xây dựng được kế hoạch như thế này chúng ta cũng có thể dự kiến được kinh phí cần phải có cho các hoạt động để kế toán có thể cân đối được nguồn lực không bị âm kinh phí Đồng thời giúp cho các bộ phận, các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch cho
mình
2.3 Khi tiến hành xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực
hiện chương trình năm học cần dựa vào những căn cứ
Trang 1717
Một là: Khi tiến hành bất kể một hoạt động nào cũng đều phải có căn cứ xây dựng kế hoạch, kế hoạch hoạt động là toàn bộ những công việc cần phải làm
để thực hiện một mục tiêu đã đề ra
Vì vậy đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân phải thực hiện theo chương trình kế hoạch đã vạch ra và chương trình, kế hoạch được xây dựng càng chi tiết cụ thể thì việc thực hiện kế hoạch càng đạt hiệu quả cao
Hai là: Vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo trong các tổ chức, cơ quan, đơn
vị trường học Công tác quản lý, chỉ đạo chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị trường học giữ một vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đơn vị
2.4 Người lãnh đạo cần phải có phương pháp quản lý, chỉ đạo và
chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học phù hợp
với đặc điểm tình hình của đơn vị
Do đó, với công tác quản lý của người lãnh đạo hiệu trưởng cần phải được
tiến hành một cách đồng bộ, có kế hoạch và khoa học, năm học 2015-2016 xác
Trang 1818
định rõ chủ đề năm học “ Dân chủ, kỷ cương, đổi mới chất lượng”, tôi xin phép đính kèm phần phụ lục kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học 2015-2016 (kế hoạch số 08 năm học 2015-2016 ngày 10/09/2015)
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua một năm thực hiện đề tài “hiệu trưởng xây dựng chương trình hành
động và tổ chức thực hiện chương trình năm học 2015-2016” bản thân tôi báo
cáo kết quả công tác quản lý của nhà trường đã đạt được cụ thể như sau:
1 Trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch
Đầu năm Hiệu trường chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch năm học trong
đó bám sát chương trình hành động và Nghị quyết của chi bộ đảng Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học được thảo luận sôi nổi có trọng tâm 100% CB CNV biểu quyết thông qua các chỉ tiêu trong chương trình hành động và kế hoạch của trường năm học 2015-2016 Trong năm học hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế
hoạch chi tiết từng nội dung công việc, các chuyên đề phù hợp tình hình thực tế
Trang 1919
của nhà trường 100% các tổ chuyên môn, bộ phận và cá nhân xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nhiệm vụ cụ thể
2 Trong công tác tổ chức, ổn định nhân sự
Thực hiện phân công của Ban đốc sở GD & ĐT Đồng Nai, tháng 7 năm
2015 tôi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi, ngay khi nhận công tác bản thân tôi chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các tổ chuyên môn ổn định
tổ chức ngay từ đầu năm học ( do trong hè 2015 trường Nguyễn Trãi có nhiều biến động): Có giáo viên chuyển công tác ( cô Trinh về Ngô Quyền), giáo viên nghỉ hưu ( Cô Hiền), nhiều giáo viên nghỉ chế độ thai sản: Cô Xuân, cô Hạnh, Cô Vy 04 giáo viên anh văn học theo kế hoạch của Sở Ban chỉ ủy chi bộ trường mới được chuẩn y trong tháng 6/201
Những đặc điểm trên tạo sự biến động lớn trong nhân sự của trường Trước
tình hình đó hiệu trưởng phải tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp để ổn định
tổ chức Đến ngày 5/9/2015 công tác nhân sự đã được kiện toàn trên tinh thần đổi mới dân chủ tạo sự đồng thuận cao trong CB, GV, CNV