Tuy nhiên,cân đối với lượng thức ăn chăn nuôi được tiêu thụ, trong bài viết “2 năm, ngành chăn nuôi lỗ 1,3 tỉ USD” do tác giả Trần Mạnh thực hiện đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 27/3/2014
Trang 1Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-
-THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRẠI GÀ THẢ VƯỜN XÃ THÔ
ĐỊA ĐIỂM : Thôn Lâm Giang, Xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
CHỦ ĐẦU TƯ : Công ty TNHH XD TM Cát Minh.
Bình Thuận
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-
-THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRẠI GÀ THẢ VƯỜN XÃ THÔ
Trang 3CHƯƠNG I: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : Công ty TNHH xây dựng thương mại Cát Minh
Giấy phép kinh doanh : 0304498556
Đăng ký lần đầu : 27 tháng 07 năm 2006
Đăng kí thay đổi lần thứ 7: ngày 14 tháng 10 năm 2014
Đại diện pháp luật : Phạm Thanh Thảo
Địa chỉ trụ sở : 80/59/41 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận GòVấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án : Trại Gà Thả Vườn Xã Thô
Địa điểm xây dựng : Xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Mục đích đầu tư :
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địaphương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dựán
Thời gian hoạt động của dự án là 10 năm, từ tháng 1 năm 2017 dự án sẽ đi vào hoạtđộng
Trang 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quyhoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm
2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 củaChính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Pháttriển nông thôn;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việcphê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp nông thôn ngày 19/12/2013 của Chính Phủ;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt vàquản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-
CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số92/2006/NĐ-CP;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình;
Trang 5 Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án đầu tư được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuậtQuốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia lĩnh vực Thú y;
Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT, ngày 07 tháng 6 năm 2011, về việc Ban hànhQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩnthiết kế;
TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
11TCN 19-84 :Đường dây điện;
Trang 6CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1 Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án.
II.1.1 Tổng quan về phát triển gà
1 Tổng quan.
Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trênthế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà Trong cơcấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gàđứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba (9%) Việc tiêu thụ gà ở châu Mỹ vượt quá mứctrung bình thế giới, mức tiêu thụ ở châu Mỹ vượt quá 40 kg so với mức 15 kg của thế giới
Có nghĩa việc hấp thụ thịt gà là khoảng 88% của các con số thịt gia cầm đưa trung bình chochâu Mỹ vào khoảng 34 kg, so với con số toàn cầu tại 13 kg
Tại Mỹ, việc tiêu thụ thịt gà ở Mỹ giảm mạnh từ 46 kg/ đầu người trong năm 2006xuống còn 42 kg trong năm 2009 – tính theo thịt mổ Sau đó tăng đến gần 44 kg trong năm
2011, nhưng rồi lại giảm trở lại 42,5 kg trong năm tiếp Năm 2013, dự kiến tăng đến43.2 kg, và ước tính sẽ tăng đáng kể, đến 44,2 kg cho năm 2014, khi người tiêu dùngchuyển từ thịt bò sang tiêu thụ thịt gà Vào năm 2022 dự kiến sẽ đạt 45,3 kg /mỗingười Việt Nam, trong những năm qua, sản lượng thịt gà của Việt Nam đứng thứ 15 trêntổng số 47 nước ở châu Á
2 Tình hình thực tại và xu hướng phát triển đàn gia cầm.
Chăn nuôi gà ở Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua Xu hướng chăn nuôivới quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng phát triển trong khi chăn nuôi nhỏ lẻgiảm dần Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với thịt
gà nhập khẩu
Gà ở nước ta hiện được nuôi dưới ba hình thức: nuôi thả ở hộ gia đình với các giống gàtrong nước như gà ri, gà mía, H’mong, tre, ho, đông tảo, tàu vàng,…, chu kỳ nuôi từ 6 - 7tháng, trọng lượng khoảng 1,2 - 1,5 kg/con, năng suất thấp, số lượng ít; nuôi bán côngnghiệp từ 50-1.000 con, chu kỳ nuôi 70 - 90 ngày; nuôi công nghiệp từ 2.000-30.000 contrở lên, được phát triển từ năm 2001 với trang trại kiên cố và hệ thống tự động kiểm soátnhiệt độ, độ ẩm,…chu kỳ nuôi 42-45 ngày, gà đạt 2,2-2,4 kg
Sản lượng thịt gia cầm nước ta tăng nhanh trong những năm qua, năm 2005 chưa đến
360 ngàn tấn đến năm 2014 đạt 873,2 ngàn tấn Ước 6 tháng đầu năm 2015, đàn gia cầm
Trang 7nước ta có 311,1 triệu con, sản lượng thịt đạt 651,28 ngàn tấn (BĐ 1, Bảng 1) Tuy nhiên,
cân đối với lượng thức ăn chăn nuôi được tiêu thụ, trong bài viết “2 năm, ngành chăn nuôi
lỗ 1,3 tỉ USD” do tác giả Trần Mạnh thực hiện đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 27/3/2014,
ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng sản lượng thịt gia
cầm của nước ta cao hơn, đạt trên 2 triệu tấn/năm
BĐ 1: Phát triển sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam
1/04/2014 1/10/2014 1/10/2015 Tăng,
giảm2015-2014
So sánh(%)2015/2014
Trong đó gà công nghiệp 1000 con 19,875.5 21,172.0 22,362 1,190 105.62
Số con xuất chuồng 1000 con 200,030.1 377,524.4 388,777 11,253 102.98
Trong đó gà công nghiệp 1000 con 64,359.0 144,660.5 127,190 -17,470 87.92
SL thịt gà hơi xuất chuồng Tấn 364,472.5 677,058.9 700,873 23,815 103.52
Trong đó gà công nghiệp Tấn 144,677.1 334,073.8 290,825 -43,249 87.05
Số trứng gà 1000 quả 2,630,932.7 4,728,432.8 5,106,903 378,470 108.00 Trong đó gà công nghiệp 1000 quả 1,482,683.8 2,804,824.8 3,127,596 322,771 111.51
Nguồn: http://channuoivietnam.com/
Lượng tiêu thụ thịt gia cầm cũng tăng mạnh, năm 2005 lượng tiêu thụ là 322 ngàn tấn,
năm 2015 ước tính sẽ tiêu thụ 862 ngàn tấn, sau 10 năm lượng tiêu thụ tăng đến 267,7%
(BĐ 2) Tuy nhiên lượng tiêu thụ thịt gia cầm sẽ còn nhiều hơn nữa nếu tính theo số liệu
tiêu thụ bình quân trên đầu người ở Việt Nam là 11,5 kg/người năm, thì với 90,5 triệu dân,
năm 2015 lượng tiêu thụ sẽ trên 1 triệu tấn
BĐ 2: Phát triển tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam
Trang 8Nguồn: indexmundi.com, USDA.
Từ năm 2005 trở về trước, nguồn thịt gia cầm tiêu thụ ở Việt Nam hầu hết trong nước,lượng nhập khẩu tăng mạnh vào năm 2008, lên khoảng trên 80 ngàn tấn Từ đó đến nay daođộng trong khoảng 35- 50 ngàn tấn/năm (BĐ 3) Trong 6 tháng đầu năm 2015, theo bàiviết “Nhập khẩu gần 42.000 tấn thịt gà từ Mỹ” đăng trên baohaiquan.vn, tổng lượng thịt gànhập khẩu là 69.800 tấn, chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc (gần 100% gà nguyên conđược nhập từ Hàn Quốc, trong khi 98% đùi gà được nhập từ Mỹ; còn 70% cánh gà đượcnhập từ Brazil), ba quốc gia này chiếm trên 80% tổng lượng thịt gà nhập khẩu cả nước
BĐ 3: Gia tăng thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam
Nguồn: indexmundi.com, USDA.
Trang 9Giai đoạn 2012-2014, giá gà ta tương đối ổn định, dao động quanh mức 120 ngànđồng/kg, giá gà công nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2013 (BĐ 4) Trong 6 tháng đầunăm 2015, giá gà công nghiệp sống dao động từ 21–22 ngàn đồng/kg, giảm hơn 30% sovới cùng kỳ năm ngoái Bằng phép tính đơn giản với giá cám hỗn hợp nuôi gà thịt là 13ngàn đồng/kg và tỉ lệ 1,9 kg thức ăn được 1kg thịt gà thì giá gà hiện nay thấp hơn giá thànhrất nhiều! Thêm vào đó, lượng gà nhập khẩu tăng so cùng kỳ 2014 với giá thấp (Bảng 3),đùi gà Mỹ nhập vào Việt Nam đến tay người tiêu dùng chỉ với giá 20 ngàn đồng/kg (tháng8/2015), đã đẩy ngành chăn nuôi gà Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn rấtlớn
BĐ 4: Giá thịt gà (bán lẻ) tại một số tỉnh thành năm 2012–2014
Nguồn: M
ỹ
Ý/AGROINFO, Ngành chăn nuôi việt nam – Thách thức từ TPP
Bảng 3: Giá gà nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015
Nguồn: baohaiquan.vn, Tổng cục Hải quan.
Xu hướng chọn thịt gà để cung cấp đạm động vật cho bữa ăn hàng ngày vì nhiều dưỡngchất, giá thành rẻ, tiết kiệm được nguồn thức ăn chăn nuôi, nguồn nước, đồng thời giảm tác
Trang 10động tiêu cực đến môi trường đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng Thêm vào đó, lợinhuận từ chăn nuôi gà những năm qua đã hấp dẫn nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước,dẫn đến đường đua ngày càng khốc liệt hơn.
Do vậy, về phía chính quyền, cần hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi phù hợp với nội dung
và mục tiêu tái cơ cấu, đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; trong đó thị trường là yếu tố quan trọng cần phảiđược cân nhắc kỹ “Khi các FTA được ký kết, chúng ta cũng trở thành thị trường tự do, lúc
đó sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh Thực hiện các giải pháp cấp bách để tái cơcấu ngành chăn nuôi không phải để xuất khẩu nữa mà là để đứng vững trên sân nhà”, như
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã từng khẳng định
Ở góc độ người chăn nuôi, để tồn tại và phát triển cần giảm thấp giá thành, đầu tư theohướng sản xuất mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệtrong lựa chọn con giống chất lượng cao, kiểm soát dịch bệnh, quản lý theo phương thứchiện đại hoặc mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã
và các chuỗi sản xuất khép kín Nếu có thể, tự sản xuất thức ăn chăn nuôi Đây chính làcách mà các doanh nghiệp đứng đầu ngành gia cầm thế giới đã làm
II.1.2 Kết luận về sự cần thiết đầu tư.
Trước khi quyết định đầu tư chủ đầu tư đã tiến hành đánh giá tính khả thi về kinh tế,
xã hội của dự án căn cứ vào những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cũng như nhu cầu thịtrường Dưới đây là các cơ sở chính để hình thành dự án đầu tư:
- Thịt gà là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại thịt
được con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thịt lợn và thịt bò
- Nhu cầu tiêu thụ thịt gà ngày càng tăng, giá thịt gà, trứng gà cũng như giá con
giống đang tăng lên nhanh chóng
- Chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm và kĩ thuật để thực hiện dự án.
- Dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, góp phần giải quyết việc làm
cho người dân và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhâ âp và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư này là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
II.2 Môi trường thực hiện dự án.
1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (nguồn Niên giám Thống kê Bình Thuận)
1.1 Vị trí, diện tích tự nhiên.
Trang 11Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ
107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau:
- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông
- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận
Tổng diện tích tự nhiên 781.360 ha
Trang 12II.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
1.2 Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa điểnhình, ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa Đông
1.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5oC – 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC
-32oC, trung bình năm thấp nhất 22oC - 23oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 8-9% Tổng nhiệt
độ năm 6.800oC – 9.900oC
1.4 Mưa
Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cảnăm Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, lượng mưa trungbình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm)
Trang 13Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020
1.7 Chế độ gió
Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là:
- Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10
- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khókhăn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận
1.8 Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu trắc quan trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20% số năm có bão
và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận Song những năm gần đây, số lượng bão và ápthấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng vàdiễn biến bất thường Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng xuất hiện vào các tháng
10 - 12 trong năm Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lởđất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân
II.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Do điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ trong tỉnh và khuvực lân cận có nhiều thuận lợi nên chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển mạnh Theo số liệuthống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh các năm gần đây như sau:
Trang 14Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng trên cho thấy đàn trâu tăng giảm không rõ nét; đàn bò, đàn heo có tăng nhưng không ổn định Tổng đàn gia cầm có xu hướng giảm do dịch cúm gia cầm trong các năm gần đây Ngành chăn nuôi phát triển chậm, hiệu quả thấp do dịch bệnh, giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao, phương thức chăn nuôi phân tán, lạc hậu, quy mô nhỏ, …Thế mạnh của ngành là chăn nuôi dê, heo, gia cầm và bò thịt
Quan điểm phát triển ngành chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không xảy ra các bệnh nguy hiểm như:
lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên đàn heo, bệnh cúm H5N1 trên gia cầm… Một
số bệnh thông thường có xảy ra ở mức độ nhỏ, bệnh truyền nhiễm xảy ra trên đàn heo ở mức độ lẻ
tẻ, không có dấu hiệu lây lan thành dịch, phần lớn được điều trị khỏi Tình hình chăn nuôi trên địabàn tỉnh phát triển ổn định, giá bán vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi, xu hướng chăn nuôiđang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia trại, trang trại
Đàn trâu hiện có 8.952 con (giảm 0,64% so với cùng kỳ năm trước); đàn bò có 162.598 con(giảm 1,06% so với cùng kỳ); đàn lợn có 263.612 con (tăng 3,73%); đàn gia cầm có 2.596 con(giảm 1,19%) Chăn nuôi lợn phát triển tương đối tốt do dịch bệnh không xảy ra và giá thịt hơi giữ
ổn định; chăn nuôi gia cầm với xu hướng quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng đượccác địa phương trong tỉnh chú trọng
Công tác tiêm phòng; kiểm dịch động vật; kiểm soát giết mổ động vật được duy trì đều Trongtháng 7/2016 đã tổ chức tiêm phòng 788 ngàn liều vắc xin (lũy kế 7 tháng là 5,2 triệu liều); trongđó: đàn trâu, bò 11,6 ngàn liều (lũy kế 7 tháng là 17,4 ngàn liều); đàn heo 93 ngàn liều (lũy kế 7tháng là 452 ngàn liều); đàn gia cầm 683 ngàn liều (lũy kế 7 tháng là 4,7 triệu liều) Đã kiểmdịch: đàn heo 136.736 con (luỹ kế 7 tháng là 818.310 con); đàn trâu, bò 363 con (luỹ kế 7 tháng là3.719 con); đàn gia cầm 206 ngàn con (lũy kế 7 tháng là 1.250 ngàn con)
Kiểm soát giết mổ: trâu, bò 43 con (luỹ kế 7 tháng là 399 con); heo: 2.078 con (luỹ đến 7 tháng
là 14.314 con); gia cầm 8.382 con (luỹ kế 7 tháng là 85.731 con) Phúc kiểm 1.345 kg thịt trâu, bò(luỹ kế 7 tháng là 8.835 kg); thịt gia cầm: 269.846 kg (luỹ kế 7 tháng là 562.606 kg); 420 ngàn quảtrứng gia cầm (luỹ kế 7 tháng là 3.132 ngàn quả); thịt heo 62.091 kg (7 tháng)
Định hướng phát triển:
1 Phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng trongngành nông nghiệp của tỉnh, giảm hình thức nuôi nhỏ lẻ, lạc hậu, nằm phân tán trong khu dân cưtập trung sang hình thức chăn nuôi quy mô tập trung theo phương châm nuôi công nghiệp và báncông nghiệp ở quy mô lớn gia trại, trang trại và doanh nghiệp nằm trong các vùng quy hoạch, trên
cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên của tỉnh Áp dụng công nghệ mới (công nghệ sinh học,công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới,…) tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩmchăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững
2 Phát triển chăn nuôi hàng hóa, gắn sản xuất với hệ thống giết mổ, chế biến, bảo quản và thịtrường tiêu thụ Hình thành các vùng chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô hợp lý đối với một số
Trang 15loại vật nuôi thế mạnh của tỉnh, từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi tiến tiến, liên kết theochuỗi giá trị gia tăng.
3 Khuyến khích phát triển hộ chăn nuôi tập trung, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm gia súc - gia cầm phù hợp với quy mô và điều kiện theo phân vùng quyhoạch phát triển ngành chăn nuôi được duyệt của tỉnh và từng huyện, thị xã, thành phố; gắn kếtchặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ đảm bảo đạt các tiêuchí an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm gắn trách nhiệm thực hiện chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới
4 Bố trí, sắp xếp lại hệ thống giết mổ theo hướng giảm số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ,tăng quy mô công suất gắn liền với đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ giết mổ giasúc, gia cầm tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; gắn với quy hoạch lại hệ thống cáckênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, trong đó khu vực kinh doanh thịt gia súc, gia cầm có vị trí riêng,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát tốt dịch bệnh
Mục tiêu phát triển:
A Mục tiêu chung
a) Xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận theo hướng sản xuất hàng hóa,hình thành các vùng nuôi tập trung phù hợp với điều kiện và trình độ nuôi của từng địa phương,phấn đấu đến năm 2020 cơ bản chuyển sang phương thức nuôi trang trại, công nghiệp, đảm bảo antoàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm;
b) Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt15% năm 2015 và đạt 21% năm 2020;
c) Các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ vàgiảm ô nhiễm môi trường
B.Mục tiêu cụ thể:
a) Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 8,32%/năm giai đoạn 2011
-2015 và 8,41%/năm giai đoạn 2016 - 2020;
b) Năm 2015 sản lượng thịt các loại đạt 46,8 ngàn tấn và trứng gia cầm đạt 60 triệu quả; năm 2020sản lượng thịt các loại đạt 65,6 ngàn tấn và trứng gia cầm đạt 90 triệu quả;
c) Phấn đấu đưa tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung so với tổng đàn đạt 45% (năm 2015) và 70% (năm2020); đàn gia cầm đạt 40% (năm 2015) và 65% (năm 2020);
d) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn bò từ 0,28 lần (năm 2011) lên 0,29 lần (năm 2015 vànăm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 160 kg/con (năm 2011) lên 194 kg/con(năm 2015) và 200 kg/con (năm 2020);
đ) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn heo từ 1,16 lần (năm 2011) lên 1,24 lần (năm 2015) và1,40 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 75 kg/con (năm 2011) lên 80kg/con (năm 2015) và 92 kg/con (năm 2020);
e) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn gia cầm từ 0,72 lần (năm 2011) lên 1,0 lần (năm 2015)
và 1,5 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 1,74 kg/con (năm 2011) lên 1,8kg/con (năm 2015) và 2 kg/con (năm 2020);
f) Nâng tỷ lệ xuất chuồng giết thịt của đàn dê, cừu từ 0,7 lần (năm 2011) lên 1,40 lần (năm 2015)
và 1,50 lần (năm 2020); nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 26 kg/con (năm 2011) lên 35kg/con (năm 2015) và 45 kg/con (năm 2020)
II.2.3 Quy hoạch ngành chăn nuôi đến năm 2020:
1 Định hướng phát triển các loại vật nuôi chính:
Trang 16a) Đàn heo: phát triển theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp, đến năm 2015 đạt 300.000 con,trong đó nuôi tập trung 135.000 con và năm 2020 đạt 350.000 con, trong đó nuôi tập trung245.000 con;
b) Đàn trâu, bò: phát triển theo hướng gia trại, trang trại, đến năm 2015 đạt 180.000 con bò và8.000 con trâu; năm 2020 đạt 200.000 con bò và ổn định quy mô đàn trâu;
c) Đàn dê, cừu: phát triển theo hướng tập trung gia trại, trang trại, đến năm 2015 đạt 30.000 con vànăm 2020 đạt 40.000 con;
d) Đàn gà: phát triển theo hướng tập trung an toàn sinh học, đến năm 2015 đạt 2,120 triệu con,trong đó nuôi tập trung 1,044 triệu con và năm 2020 đạt 3,450 triệu con, trong đó nuôi tập trung2,569 triệu con;
đ) Đàn thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng…): phát triển theo hướng tập trung an toàn sinh học và chạyđồng có kiểm soát dịch bệnh, đến năm 2015 đạt 1,380 triệu con, trong đó nuôi an toàn sinh học356.000 con và năm 2020 đạt 1,550 triệu con, trong đó nuôi an toàn sinh học 680.000 con;
e) Phát triển các vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao: phát triển chăn nuôi tập trung, hộ gia đình đạt
1 triệu con năm 2015 và 1,2 triệu con năm 2020
Tổng đàn CN tập trung Tổng đàn CN tập trung
2 Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi:
a) Vùng phát triển các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ (không khuyến khích), diện tích 50.209 ha (chiếm 6,43% diện tích tự nhiên của tỉnh);
b) Vùng phát triển cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô vừa và nhỏ, diện tích
289.823 ha (chiếm 37,10% diện tích tự nhiên của tỉnh);
c) Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung quy mô lớn, diện tích 4.084
ha (chiếm 0,52% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân theo các địa phương như sau:
TT Huyện, thị, thành phố khích chăn nuôiVùng khuyến
tập trung
Tổng diệntích quyhoạch (ha)
Địa bàn xã
2 Huyện Tuy Phong 2 400 Hòa Minh (200 ha), Phan Dũng (200 ha)
Trang 173 Huyện Bắc Bình 9 290 Bình Tân (40 ha), Bình An (30 ha), Phan Lâm (179 ha), Hải Ninh
(11 ha), Sông Lũy (30 ha)
4 Huyện Hàm Thuận
Hàm Liêm (150 ha), Hồng Liêm - Thuận Hòa (940 ha), Hồng Sơn (20 ha), Hàm Phú (20 ha), Thuận Minh (20 ha)
5 Huyện Hàm Thuận Nam 4 184 Hàm Kiệm (35 ha), Hàm Cường (69 ha), Tân Lập (80 ha)
Đức Phú (35 ha), Nghị Đức (23ha), Bắc Ruộng (12 ha), Huy Khiêm (10 ha), Đức Bình (10 ha), Đức Tân (10 ha), Măng Tố (10 ha), Đồng Kho (10 ha), Gia Huynh - Suối Kiết (200 ha)
Đức Tín (120 ha), Tân Hà (80 ha),Đức Hạnh (100 ha), Đông Hà (400ha), Trà Tân (500 ha)
Sông Phan (75 ha), Tân Hà (90 ha), Tân Xuân (120 ha), Tân Thắng (35 ha), Thắng Hải (70 ha)
- Thị xã La Gi: bố trí 02 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Tân Phước, với diện tích
100 ha và 01 vùng ở xã Tân Bình, với diện tích 50 ha;
- Huyện Tuy Phong: bố trí 02 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Hòa Minh, với diệntích 200 ha và 01 vùng ở xã Phan Dũng, với diện tích 200 ha;
- Huyện Bắc Bình: bố trí 09 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Sông Lũy, với diện tích
30 ha; 03 vùng ở xã Bình Tân, với diện tích 40 ha; 02 vùng ở xã Bình An, với diện tích 30 ha; 02vùng ở xã Phan Lâm, với diện tích 179 ha; và 01 vùng ở xã Hải Ninh, với diện tích 11 ha;
- Huyện Hàm Thuận Bắc: bố trí 06 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 02 vùng ở xã Hàm Liêm, vớidiện tích 150 ha; 01 vùng ở xã Hồng Liên và Thuận Hòa, với diện tích 940 ha; 01 vùng ở xã HồngSơn, với diện tích 20 ha; 01 vùng ở xã Hàm Phú, với diện tích 20 ha; và 01 vùng ở xã ThuậnMinh,với diện tích 20 ha;
- Huyện Hàm Thuận Nam: bố trí 04 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Hàm Kiệm, vớidiện tích 35 ha; 02 vùng ở xã Hàm Cường, với diện tích 69 ha; và 01 vùng ở xã Tân Lập, với diệntích 80 ha;
- Huyện Tánh Linh: bố trí 09 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Đức Phú, với diện tích
35 ha; 01 vùng ở xã Nghị Đức, với diện tích 23 ha; 01 vùng ở xã Bắc Ruộng, với diện tích 12ha;01 vùng ở xã Huy Khiêm, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Đức Bình, với diện tích 10 ha; 01vùng ở xã Đức Tân, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xã Măng Tố, với diện tích 10 ha; 01 vùng ở xãĐồng Kho, với diện tích 10 ha; và 01 vùng ở xã Gia Huynh, với diện tích 200 ha;
- Huyện Đức Linh: bố trí 05 vùng chăn nuôi tập trung, gồm: 01 vùng ở xã Đông Hà, với diện tích
400 ha; 01 vùng ở xã Trà Tân, với diện tích 500 ha; 01 vùng ở xã Tân Hà, với diện tích 80 ha; 01vùng ở xã Đức Hạnh, với diện tích 100 ha; và 01 vùng ở xã Đức Tín, với diện tích 120 ha;
Trang 18- Huyện Hàm Tân: bố trí 14 vùng chăn nuôi tập trung, gồm 03 vùng ở xã Sông Phan, với diện tích
75 ha; 05 vùng ở xã Tân Hà, với diện tích 90 ha; 02 vùng ở xã Tân Xuân, với diện tích 120 ha; 02vùng ở xã Tân Thắng, với diện tích 35 ha; và 02 vùng ở xã Thắng Hải, với diện tích 70 ha
xã hội của tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách Thành phố Hồ Chí Minh
200 km, cách Bà Rịa Vũng Tàu 120 km, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, đường sắtBắc - Nam đi qua
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đadạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác vàđặc biệt là dịch vụ du lịch
Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, cụ thể: hệ thống giaothông đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Các tuyến giao thông chính nhưQuốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; ga hành khách - du lịch Mương Mán đang xây dựnglại; cảng Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa, Phú Quý; cảng tổng hợp Mũi Điện (Khe Gà)đang đầu tư xây dựng Hiện nay các địa bàn trong tỉnh đều có điện; nguồn cung cấp điệnđược bảo đảm từ lưới điện quốc gia Trung ương đã quy hoạch Bình Thuận có 2 trung tâmđiện than Vĩnh Tân và Sơn Mỹ, trong năm 2008 sẽ bắt đầu triển khai xây dựng khu tổ hợpđiện than tại Vĩnh Tân với công suất 4.400 MW Hệ thống cấp nước đã được cải tạo, mởrộng cung cấp đủ nước cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp Hệ thống thông tin liênlạc thường xuyên được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá
Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong vàngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnhngày càng sôi động Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định phải xâydựng một môi trường đầu tư - kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thờicần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhanh chóng cải thiện hệthống kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư, thông thoáng, minh bạch vàbảo đảm tính nhất quán Vì vậy mô hình chăn nuôi gà tập trung tận dụng những tiềm năngcủa tỉnh, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội và đinh hướng, quy hoạch phát triểncủa tỉnh
Trang 19CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
III.1 Quy mô dự án
Dự án được đầu tư trang trại bao gồm chuồng trại quy mô 100.000 con/ lứa và bãichăn trồng cỏ làm thức ăn cho gà
III.2 Các hạng mục công trình
3 Hạng mục xây dựng trại gà 100.000con m3 10,000
III.3 Tiến độ thực hiện dự án
III.3.1 Thời gian thực hiện
Dự án Trại gà thả vườn Xã Thô được thực hiện trong thời gian 10 năm từ tháng 9 năm
2016 dự án tiến hành xây dựng và hoạt động thử nghiệm đến năm 2017 chính thức đi vàohoạt động ổn định
III.3.2 Công việc cụ thể
- Điều tra thị trường
- Khảo sát mô hình các trang trại điển hình
- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước
- Tìm hiểu nguồn giống
- Đánh giá chất lượng đất
- Điều tra về điều kiện tự nhiên
- Lâ âp báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư
- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư
- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch
- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước)
- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án
- Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh.
Trang 20- Nhận bàn giao mặt bằng.
- Bàn giao mốc giới
- Đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịchbệnh
- Quy hoạch xây dựng
- San lấp mặt bằng
- Cải tạo đất
- Khởi công xây dựng
+ Xây dựng chuồng trại: Đấu giá thiết bị, công nghệ; Đào tạo Cán bô â quản lý, kỹthuâ ât, công nhân; Nhập, lắp đặt thiết bị;
- Cập nhật, cải tiến chuồng trại theo mô hình công nghệ cao