Tuy nhiên thực trạng chung là các thông tin về ngành lâm nghiệp nói chung, sản phẩm quế nói riêng tới người nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, do trồng nhiều nhưng cây quế chưa được qui h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG
PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG QUẾ
TẠI TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG
PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG QUẾ
TẠI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Chí Thiện
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thu Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Thầy giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan và gia đình tôi
đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Chí Thiện, thầy giáo
hướng dẫn luận văn cho tôi, thầy đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, lôgíc, qua đó đã giúp cho đề tài nghiên cứu của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Sở Nông nghiệp, Công thương, các doanh nghiệp, các hộ nông dân trồng, chế biến, thu mua sản phẩm quế đã giúp tôi nắm bắt được thực trạng, cũng như những vướng mắc và đề xuất giải pháp phát triển ngành hàng quế cho tỉnh Yên Bái
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp đã góp ý
và tạo điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn
Ngoài ra, bên cạnh sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các đồng nghiệp, tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn thành luận văn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Chí Thiện đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Nội dung nghiên cứu và những đóng góp của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG 4
1.1 Cơ sở lý luận về ngành hàng 4
1.1.1 Khái niệm ngành hàng 4
1.1.2 Tác nhân 5
1.1.3 Chức năng 6
1.1.4 Sản phẩm 7
1.1.5 Mạch hàng, luồng hàng trong phân tích ngành hàng 7
1.1.6 Phân tích ngành hàng 8
1.1.7 Chuỗi giá trị trong phát triển ngành hàng 12
1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành hàng 16
1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển ngành hàng nông nghiê ̣p 17
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển ngành hàng sản phẩm nông nghiệp của các nước trên thế giới 17
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở các địa phương trong cả nước 22
1.2.3 Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngành hàng quế của Việt Nam và tỉnh Yên Bái 23
Trang 6Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 25
2.2.2 Phương pháp chọn địa bàn và mẫu nghiên cứu 26
2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin 28
2.2.4 Phương pháp phân tích 28
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.3.1 Giá trị sản xuất (GO) 32
2.3.2 Chi phí trung gian (IC) 32
2.3.3 Chi phí tăng thêm (AC) 32
2.3.4 Khấu hao TSCĐ (A) 32
2.3.5 Tổng chi phí (TC) 33
2.3.6 Giá trị gia tăng (VA) 33
2.3.7 Thu nhập thuần (GPr ) 33
Chương 3 THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG QUẾ TẠI TỈNH YÊN BÁI 34
3.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Vị trí, địa lý địa hình 34
3.1.2 Khí hậu, thủy văn 35
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 35
3.1.4 Điều kiện kinh tế và xã hội 38
3.1.5 Cơ sở hạ tầng 40
3.1.6 Đánh giá chung 45
3.2 Thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái 47
3.2.1 Khái quát chung về cây quế và sản phẩm quế Yên Bái 47
3.2.2 Thị trường cung và tiêu thụ sản phẩm quế trên thế giới hiện nay 47
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái 53
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Quế 53
3.3.2 Tập quán sản xuất, nhu cầu thị trường 54
3.3.3 Trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học trong khai thác, thu mua, chế bến bảo quản 55
Trang 73.3.4 Năng lực tổ chức hoạt động xuất khẩu sản phẩm quế của một số
doanh nghiệp 56
3.3.5 Tác động của cơ chế chính sách xuất nhập khẩu và quản lý điều hành của địa phương 57
3.4 Phân tích, đánh giá thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái 59
3.4.1 Phân tích SWOT về ngành hàng Quế của Yên Bái 59
3.4.2 Nông dân trồng quế 62
3.4.3 Người thu gom sản phẩm quế 79
3.4.4 Cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế 84
3.4.5 Người bán buôn sản phẩm quế 89
3.4.6 Đánh giá kết quả hoạt động của ngành hàng quế của Yên Bái qua phân tích ngành hàng 92
3.4.7 Những hạn chế và nguyên nhân làm chậm sự phát triển ngành quế Yên Bái 96
Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG QUẾ TẠI TỈNH YÊN BÁI 100
4.1 Quan điểm, định hướng, kế hoạch phát triển 100
4.1.1 Quan điểm và Định hướng phát triển 100
4.1.2 Kế hoạch phát triển 100
4.2 Giải pháp phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái 101
4.2.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp 101
4.2.2 Giải pháp phát triển ngành hàng quế của tỉnh Yên Bái đi ̣nh hướng tớ i 2020 101
4.3 Một số kiến nghị 108
4.3.1 Kiến nghị với các cấp chính quyền 108
4.3.2 Kiến nghị với các tác nhân tham gia ngành hàng quế 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 113
Trang 8THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2010 -2015 39
Bảng 3.2 Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 44
Bảng 3.3 Nhu cầu và lượng nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế giai đoạn 2010-2015 48
Bảng 3.4 Bảng các nước nhập khẩu quế chính trên thế giới 50
Bảng 3.5 Các nước xuất khẩu quế trên thế giới năm 2015 51
Bảng 3.6 Giá mặt hàng quế trên thế giới một số năm qua 52
Bảng 3.7 Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm quế 61
Bảng 3.8 Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất quế 64
Bảng 3.9 Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng quế 66
Bảng 3.10 Tình hình sản xuất quế bình quân của các hộ điều tra năm 2015 68
Bảng 3.11 Hạch toán chi phí trồng mới bình quân 1 ha của tác nhân hộ sản xuất quế 70
Bảng 3.12 Chi phí đầu tư bình quân 1 ha của việc sản xuất sản phẩm quế 71
Bảng 3.13 Giá bán của hộ sản xuất cho từng tác nhân trong chuỗi 72
Bảng 3.14 Giá bán sản phẩm quế bình quân (2013-2015) 73
Bảng 3.15 Người quyết định giá bán và quan hệ mua bán 76
Bảng 3.16 Kết quả sản xuất quế của hộ nông dân cho 1 ha quế năm 2015 77
Bảng 3.17 Kết quả sản xuất quế của hộ cho 1 tấn vỏ quế khô năm 2015 78
Bảng 3.18 Thông tin chung về tác nhân thu gom quế tại các địa phương điều tra 80
Bảng 3.19 Giá thu mua và bán từng loại sản phẩm quế của người thu gom 81
Bảng 3.20 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom sản phẩm quế ở địa bàn điều tra năm 2015 82
Bảng 3.21 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom 1 tấn vỏ quế khô năm 2015 83
Bảng 3.22 Đặc điểm cơ bản của các cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế 85
Trang 10Bảng 3.23 Chi phí một ngày hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơ sở
chế biến 86
Bảng 3.24 Kết quả và hiệu quả một ngày hoạt động của cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế 87
Bảng 3.25 Kết quả và hiệu quả hoạt động của cơ sở thu mua và chế biến 1 tấn sản phẩm quế khô năm 2015 88
Bảng 3.26 Đặc điểm cơ bản của người bán buôn sản phẩm quế 90
Bảng 3.27 Kết quả kinh doanh của tác nhân bán buôn sản phẩm quế năm 2015 91
Bảng 3.28 Lợi ích và chi phí theo các năm bình quân 1ha quế trồng 94
Bảng 3.29 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các tác nhân tham gia vào ngành hàng quế ở tỉnh Yên Bái 95
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) 30
Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị đối với nông dân trồng quế 63
Sơ đồ 3.2: Chuỗi giá trị người thu gom sản phẩm quế 79
Sơ đồ 3.3: Chuỗi giá trị cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm quế 84
Sơ đồ 3.4: Chuỗi giá trị người bán buôn sản phẩm quế 89
Sơ đồ 3.5: Luồng hàng sản phẩm quế ở địa bàn nghiên cứu 93
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 40
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thành phần dân tộc tỉnh Yên Bái 43
Biểu đồ 3.3: Mật độ dân số theo huyện, thị tỉnh Yên Bái năm 2015 44
Biểu đồ 3.4: Độ tuổi của người nông dân trồng quế ở các đơn vị điều tra 65
Biểu đồ 3.5: Tình hình thu nhập của các nhóm sản xuất quế 68
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu chi phí đầu tư trồng mới 1ha quế 70
Biểu đồ 3.7: Giá bán sản phẩm quế cho từng tác nhân trong chuỗi 73
Biểu đồ 3.8: Giá bán sản phẩm quế bình quân (2013-2015) 74
Biểu đồ 3.9: Lý do nông dân bán quế cho người thu gom 75
Biểu đồ 3.10: Nguồn thông tin về giá của người nông dân trồng quế 75
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng có đời sống gắn liền với rừng Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển Lâm nghiệp trong đó Lâm sản ngoài gỗ ngày càng được phát triển chú trọng như (Quế, mây, song, tre, nứa, nấm,…)
Đối với rừng Yên Bái, ngoài thành phần các loài cây gỗ còn có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ thì cây quế được đánh giá là một trong những sản phẩm chủ lực, chất lượng thuộc vào loại tốt nhất Việt Nam Cây quế được coi là lợi thế của địa phương không những có giá trị kinh tế cao mà còn đem lại nhiều giá trị về y học, thực phẩm góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho người dân giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ dân Nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ rừng quế, hàng ngàn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế
Một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa đó
là thực hiện đồng bộ các giai đoạn của chuỗi giá trị gồm: Nghiên cứu, trồng/sản xuất, chế biến và thương mại
Tuy nhiên thực trạng chung là các thông tin về ngành lâm nghiệp nói chung, sản phẩm quế nói riêng tới người nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, do trồng nhiều nhưng cây quế chưa được qui hoạch tổng thể một cách toàn diện, chưa được đầu tư thích hợp, chưa hiểu nhiều về kỹ thuật gây trồng và công tác chọn giống còn chưa tốt, quá trình khai thác vỏ quế còn tuỳ tiện, không đảm bảo qui trình kỹ thuật, việc thu mua vỏ quế bị buông lỏng, do tư thương quản lý và điều hành, các hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm quế trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản còn rời rạc, liên kết yếu, từ đó hiệu quả kinh tế cây quế, lợi ích tối đa cho các tác nhân tham gia ngành hàng quế của tỉnh chưa cao Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn như trên
tôi đã chọn và tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích ngành hàng Quế
tại tỉnh Yên Bái”
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Phản ánh thực trạng ngành hàng quế và phân tích các tác nhân tham gia ngành hàng quế ở tỉnh Yên Bái Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành hàng quế ở tỉnh Yên Bái, qua đó góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành hàng Quế
- Đánh giá thực trạng về ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, phát triển ngành hàng quế qua đó nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng này ở tỉnh Yên Bái
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ sản xuất quế trên địa bàn nghiên cứu
- Các tác nhân tham gia ngành hàng quế: Người sản xuất, người thu gom, công ty chế biến thu mua sản phẩm quế, người bán buôn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong vòng 3 năm
(2012- 2014) Đề xuất giải pháp phát triển ngành hàng Quế trong giai đoạn tới
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái (cụ thể
tại huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên) Vì hiện nay diện tích trồng quế của tỉnh Yên Bái tập trung chủ yếu ở 3 huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên thì đề tài tập trung nghiên cứu tại huyện Văn Yên là vùng quế phát triển truyền thống
- Phạm vi về nội dung: Ngành hàng quế sẽ là một chuỗi liên tục các khâu từ
khi trồng đến chế biến, mua bán và tiêu dùng Do khuôn khổ về thời gian có hạn nên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi chỉ tập trung tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân, phân tích chi phí, lợi nhuận cũng như sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong ngành quế của tỉnh Yên Bái
Trang 144 Nội dung nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
4.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Nghiên cứu phân tích ngành hàng quế là xem xét chuỗi giá trị; mỗi khâu (công đoạn) trong cả quá trình tạo ra nhiều hay ít giá trị gia tăng và phân bổ lợi ích giữa các tác nhân; mối liên kết
giữa các tác nhân Mỗi khâu được thực hiện bởi một tác nhân (Tác nhân hộ trồng
quế; tác nhân người thu gom; tác nhân cơ sở chế biến sản phẩm quế; tác nhân người bán buôn)
4.2 Đóng góp của luận văn
- Những đóng góp về lý luận:
Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn, khung phân tích về ngành hàng Quế Luận văn đã chỉ ra các tác nhân tham gia trong ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành hàng Quế
- Những đóng góp về thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng Quế Luận văn đã chỉ
ra rằng các điều kiện thuận lợi, tiềm năng để có thể phát triển ngành hàng Quế trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển ngành hàng Quế ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành hàng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái
Chương 4: Giải pháp phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái
Trang 15Những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như
với bên ngoài" [5]
Theo Fabre (1994): Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát
từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp [8]
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ
Như vậy, mọi ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường Điều đó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ
Trang 16Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ vì sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong ngành hàng Trong quá trình từ điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên (nguồn) tới sản phẩm cuối cùng (ngọn) trong quá trình vận hành của một ngành hàng đã tạo ta sự chuyển dịch các luồng vật chất trong ngành đó Ta có thể xem xét sự dịch chuyển theo ba dạng cơ bản sau [8]:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian:
Sản phẩm được tạo ra trong thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác
Sự chuyển dịch này giúp ta điều chỉnh cung ứng thực phẩm theo mùa vụ Để thực hiện tốt sự chuyển dịch này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ sản phẩm
- Sự dịch chuyển về mặt không gian:
Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm Sự chuyển dịch này giúp ta thỏa mãn tiêu dùng trong vùng, mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đó cũng là cơ sở không thể thiếu được để sản phẩm trở thành hàng hóa Điều kiện cần của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ
- Sự chuyển dịch về mặt tính chất:
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế biến Ở đây, yếu tố vật chất của sản phẩm vẫn còn giữ nguyên nhưng nó được sàng lọc, chiết xuất hoặc phụ thuộc thêm các yếu tố vật chất phụ da nào đó để tạo
ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích người tiêu dùng và trình độ chế biến Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều lần thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra
1.1.2 Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình Ta có thể hiểu tác nhân là những
hộ, những doanh nghiệp Tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh
tế của họ Tác nhân được phân chia làm hai loại: Tác nhân có thể là người thực hiện (hộ nông dân, hộ kinh doanh, người tiêu thụ…) và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…), theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động như:
Trang 17- Tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân
- Tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các thương nhân
- Tác nhân “người tiêu thụ” để chỉ tập hợp tất cả những người tiêu thụ
- Tác nhân “ngói” để chỉ tập hợp tất cả các hoạt động bên ngói lãnh thổ (trên quan điểm trao đổi, một tác nhân cấu thành một “lãnh thổ”, kinh tế đóng kín bởi một “biên giới”)
Trong các đồ thị và các sơ đồ tổ chức người ta thể hiện “tác nhân” bằng một hình chữ nhật
Với các hoạt động kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện từng nội dung chuyển dịch trong các chuỗi hàng khác nhau
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất định
và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân Có thể phân loại các tác nhân thành nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính
và phân phối Có 5 loại hình cơ sở để phân loại các tác nhân kinh tế được gọi là
“các khu thể chế” bao gồm:
- Những doanh nghiệp sản xuất của cải vật chất
- Những cơ quan tài chính tiến hành các hoạt động tài chính
- Các hộ gồm tập hợp những người được xét dưới góc độ những hoạt động kinh tế riêng gắn liền với đời sống gia đình
- Những cơ quan quản lý hành chính, phục vụ mà không bù lại trực tiếp
- Tác nhân bên ngói bao gồm tất cả các tác nhân kinh tế ở ngoài lãnh thổ quốc gia
1.1.3 Chức năng
Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện các sản phẩm của các tác nhân đứng kề trước nó cho đến khi chức năng của các tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng
Trang 181.1.4 Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ta sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân Trong ngành hàng, sản phẩm của các tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng Quá trình đó cứ diễn qua từng mạch hàng và giá trị hàng hoá của các tác nhân
kế tiếp ngày càng tăng lên Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính
1.1.5 Mạch hàng, luồng hàng trong phân tích ngành hàng
1.1.5.1 Mạch hàng
Ta hiểu mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân Mạch hàng chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân kề nhau và những hành vi di chuyển sản phẩm Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua từng mạch hàng, đồng thời giá trị sản phẩm được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo và tăng lên ở từng tác nhân Một tác nhân có thể có mặt trong một hoặc một số mạch hàng Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững Điều đó có nghĩa là nếu có một tác nhân nào đó cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng xấu có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng đứng sau nó và ảnh hưởng chung đến hiệu quả kinh doanh của cả chuỗi hàng [8]
1.1.5.2 Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng Các luồng hàng bao gồm tất cả các chuyển dịch của cải dịch vụ hay tài sản được thực hiện qua các tác nhân Những trao đổi đó có thể xác định bởi vì một sự thực là chúng vượt qua biên giới của các tác nhân Mặt khác, việc bố trí lại lao động giữa các khâu trong quá trình sản xuất đến khâu chế biến và lưu thông để nối dài chuỗi hàng, từ đó sẽ tạo nhiều điều kiện cho phân công lao động xã hội phát triển và kích thích quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của xã hội Mọi luồng hàng bắt đầu từ tác nhân đầu tiên và kết thúc ở tác nhân cuối cùng của ngành hàng [8]
Trang 191.1.5.3 Luồng vật chất
Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp các sản phẩm do các tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác kề sau nó trong từng luồng hàng Mỗi khi dịch chuyển đến một tác nhân khác, luồng vật chất có thể thay đổi về
số lượng tuỳ theo các hệ số kỹ thuật hay thay đổi về chất lượng mà đôi khi cả về hình thái tuỳ theo công nghệ chế biến ở từng mạch hàng Trong phân tích ngành hàng thông thường người ta chỉ đề cập đến luồng vật chất của những sản phẩm chính
1.1.5.4 Hệ số kỹ thuật
Đó là hệ số quy đổi, các tỷ lệ so sánh cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Các
hệ số kỹ thuật rất khác nhau về chủng loại và tính chất Nó được quy định bởi các cơ quan đo lường, thiết kế của nhà nước hay tổng hợp qua khảo sát thực tế, hệ số kỹ thuật sẽ giúp tính toán suy rộng từ các kết quả điều tra mẫu trong quá trình nghiên cứu Vì vậy, chúng cần được đảm bảo tính chính xác và chỉ sử dụng trong phạm vi cho phép
1.1.6 Phân tích ngành hàng
1.1.6.1 Điều kiện phân tích ngành hàng
Ta biết rằng, phân tích ngành hàng là một phương pháp tĩnh và những tài liệu thu thập được là những thông tin trong quá khứ Mặt khác, so với phương pháp nghiên cứu truyền thống trước đây, phân tích ngành hàng là một phương pháp mới, hiện đại và có nhiều ưu thế hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế của từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh Điều kiện của phương pháp này là chỉ cho phép phân tích một ngành hàng độc lập [8]
Với yêu cầu của sự phát triển hiện nay cần thiết phải xét đến hoạt động đa dạng và tính phân tán của những quyền lợi cùng quyết định của tất cả các tác nhân tham gia vào ngành hàng ở mọi mức độ khác nhau Phân tích ngành hàng chỉ là một sự mô hình hoá hạn chế sự liên kết kinh tế và kế toán Vì vậy, nó phải được phân tích bằng những phân tích ngang và đặc biệt là việc điều tra và phân tích kinh
tế - xã hội trong dân chúng Nếu không có quan điểm biện chứng và thông thoáng thì chúng ta sẽ có những giải pháp không ăn khớp với sự phát triển kinh tế chung
và làm hại đến chính ngành hàng chúng ta đang nghiên cứu Đôi khi những giải pháp cho sự phát triển về những ngành hàng được nghiên cứu riêng rẽ lại mâu thuẫn với nhau, thập chí triệt tiêu lẫn nhau Chính vì vậy, khi phân tích ngành hàng cần kết hợp với dự báo kinh tế cần thiết và các sự kiến về quyết định có liên quan tới ngành hành trong tương lai
Trang 201.1.6.2 Ý nghĩa và tác động của phương pháp phân tích ngành hàng
Phân tích ngành hàng cho phép xác định những quan hệ mang tính tuyến tính, tính bổ xung và tính lưu thông giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình chế biến bên trong các hệ thống nông nghiệp Nói một cách cơ bản hơn, nó làm nổi bật các mối liên hệ, những hiệu quả bên ngoài, những quan hệ hợp tác và ảnh hưởng từ những then chốt chiến lược, sự làm chủ được chúng bảo đảm được sự khống chế một số tác nhân [5],[8] Sự phân tích này làm thành một không gian của sự phát triển những chiến lược của các tác nhân trong ngành hàng
Tính hữu ích của phân tích ngành hàng đối với phân tích các chính sách được thể hiện trên hai mặt sau:
- Với tư cách là khung kế toán, phân tích ngành hàng cho phép ta lưu giữ một cách có hệ thống một phần lớn thông tin cần thiết cho các phân tích kinh tế đích thực, tiếp theo tổng kết tài chính
- Với tư cách là công cụ, phân tích ngành hàng cho phép ta lập bảng tổng kết tài chính với đầy đủ các nguồn hoạt động nối tiếp nhau trong toàn bộ ngành hàng
Như vậy, ta có thể thấy phân tích ngành hàng là sự thể hiện toàn bộ các hoạt động của tất cả những người hoạt động gọi là “tác nhân” quy tụ vào sản xuất hay gia công chế biến một sản phẩm nhất định Việc thể hiện đó cho phép ta xác định các biên hạn của ngành hàng và các tác nhân của nó, hơn nữa ta xây dựng các tài khoản kinh tế tương ứng với các hoạt động của các tác nhân bên trong ngành hàng.Theo các phương pháp nghiên cứu trước đây Chúng ta thường tách rời kết quả nghiên cứu đối với từng công cụ sản xuất, chế biến, lưu thông của một ngành hàng.Sự tách biệt đó với kết quả nghiên cứu rời rạc tạo nên những nhận định phiến diện và hạn chế lớn đến sự phát triển của ngành hàng Nghiên cứu ngành hàng theo một chuỗi liên tiếp của các hoạt động, một chuỗi liên tiếp của các tác nhân, một chuỗi liên tiếp của các thị trường sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quát sự vận hành của ngành hàng, từ đó thấy được sự liên quan mật thiết giữa các tác nhân, các công đoạn của ngành hàng Bằng cách đó ta có thể nhận biết được sự phát triển của tất cả các khâu, từ đó có những đánh giá xác đáng từng khâu, thấy được những mặt yếu kém, những ách tắc trong từng khâu trong toàn bộ ngành hàng Qua đó, ta đưa ra những giải pháp hợp lý cho sự phát triển của từng khâu mà không gây nên tác động chồng chéo nhau hay triệt tiêu lẫn nhau Những vấn đề nêu trên không những có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách của chính phủ mà còn giúp cho
Trang 21người phân tích có những nhận định đúng đắn về sự phát triển của ngành hàng và người sản xuất kinh doanh có những đối sách phù hợp nhằm lựa chọn các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình với mục đích đạt được kết quả sản xuất cao nhất và chi phí sản xuất thấp nhất
1.1.6.3 Mô tả về ngành hàng
- Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền
sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau
Kênh tiêu thụ (kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Có thể nói đây
là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau
Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực tiếp là kênh mà nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua kênh trung gian Kênh gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian (thu gom, bán buôn, bán lẻ)
- Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết những người nghèo sản xuất/ kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ: Tổ chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm: mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp; tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa; tiêu thụ qua tập thể, tổ chức
có khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và đà rủi ro )
Trang 22- Tác nhân:
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình Tác nhân có thể là những hộ hay những doanh nghiệp tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ (Pierre Fabre, 1994) Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh
tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ Tác nhân được phân ra làm hai loại: tác nhân có thể là người (hộ nông dân, hộ kinh doanh, ) và tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy) [5] Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có cùng một hoạt động.Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính
là chức năng của nó trong chuỗi hàng.Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng Quá trình vận hành của một sản phẩm từ khâu đầu tiêu cho đến khâu cuối cùng thực hiện là nhờ các tác nhân, có thể nói tác nhân là những mắt xích quan trọng trong bất cứ một chuỗi giá trị nào Thông qua các mắt xích ấy lượng hàng vật chất được vận chuyển nhịp nhàng để đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng Giữa các tác nhân trong từng mắt xích luôn tồn tại những mối quan hệ nhất định Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên
Trang 23môn hóa ngày càng sâu thì mối quan hệ đan xen ràng buộc càng chặt chẽ, không chỉ có quan hệ về lượng vật chất mà còn quan hệ công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm Có thể chia tác nhân làm hai loại: tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng
- Sản phẩm
Trong một chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của từng tác nhân Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trị thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên (Pierre Fabre, 1994)
1.1.7 Chuỗi giá trị trong phát triển ngành hàng
1.1.7.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể được giải thích theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng Chuỗi giá
trị theo nghĩa hẹp: là mô ̣t loạt các hoạt đô ̣ng thực hiện trong mô ̣t công ty để sản xuất
ra một sản phẩm nhất định Các hoạt đô ̣ng này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng… Tất cả những hoạt động này trở thành mô ̣t chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá tri ̣ cho thành phẩm cuối cùng Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng mô ̣t tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985) [5]
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật
tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008) Nói cách khác, CGT theo nghĩa rô ̣ng là: Một chuỗi các quá trình sản xuất
từ đầu vào đến đầu ra; Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản
Trang 24xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến mô ̣t sản phẩm cu ̣ thể; Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp câ ̣n thi ̣ trường
1.1.7.2 Đặc điểm mặt hàng quế
Vài nét về cây quế
Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia.BL thuộc họ long não Lauraceae Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế [3]
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm Quế lá
to trưởng thành dài từ 18-20 cm, quế lá nhỏ từ 6-8 cm, cuống lá dài khoảng 1
cm Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám và hơi nứt rạn theo chiều dọc Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa,
gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất.Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90% Cây quế sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay phớt vàng Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển màu tím than, mỗi quả chứa một hạt hình bầu dục, một kg hạt chứa khoảng 2500-3000 hạt Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng Quế thường được gieo trồng vào tháng 1, 2 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết rất phù hợp cho cây con phát triển Trong 2 đến 3 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa thưa và trồng dặm để đảm bảo cho mật độ trồng không quá 3000 cây/ha Thời gian 5 năm đầu cần chú ý chăm sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì không phải chăm sóc nhiều Sau khi trồng được khoảng 10 năm thì cây quế có thể cho thu hoạch Việc thu hoạch được tiến
Trang 25hành trong hai vụ, từ tháng 2 tới tháng 4 và từ tháng 9 tới tháng 11 Thời kì này hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất trong vỏ quế [6]
Khi cây quế đến tuổi cho khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch Việc thu hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các cành lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một phần vỏ để cây quế có thể được khai thác nhiều lần Việc khai thác một phần vỏ được tiến hành bằng cách người ta không chặt cây quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ quế.Khi bóc vỏ người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong cùng để sau một thời gian nó sẽ tự tái sinh thành lớp vỏ mới Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì cây quế lại có thể cho khai thác lần tiếp theo Cách khai thác này mới được nhân dân áp dụng gần đây và trong quá trình khai thác đòi hỏi người trồng quế phải rất khéo tay và có nhiều kinh nghiệm thì mới tiến hành được
Các sản phẩm chính của cây quế
Tuy cây quế là một loại thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của cây quế không phải là gỗ như những loại cây khác mà lại là vỏ quế.Từ trước tới nay khi nói tới quế thì người ta thường nghĩ ngay tới vỏ quế.Tuy nhiên sản xuất quế không chỉ lấy mỗi vỏ mà cành và lá của nó cũng có thể dùng để ép lấy tinh dầu.Từ lâu nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu vỏ quế thô mà chưa chú ý xuất khẩu tinh dầu quế mặc dù đây là một loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao Xuất khẩu tinh dầu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quế bởi vì công nghệ chưng cất tinh dầu quế của ta vẫn còn rất lạc hậu Ngoài hai sản phẩm chính trên, gỗ quế cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp khác
1.1.7.3 Ý nghĩa và vai trò của ngành hàng Quế trong nền kinh tế xã hội
- Ngành hàng quế ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn, trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ổn định xã hội
- Tạo việc làm Việc phát triển ngành nghề, kéo theo sự phát triển những vùng trồng cây làm nguyên liệu; ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã thúc đấy ngành trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cho chế biến Do sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, các dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật phục
vụ nâng cao năng suất lao động, dịch vụ về đời sống, v.v cũng có thêm điều kiện phát triển, làm phong phú cuộc sống ở nông thôn [11]
Trang 26- Tất cả các bộ phận của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất Vỏ quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv Gỗ quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành
lá có thể dùng làm củi đốt Trong công nghiệp thực phẩm quế được dùng làm gia vị
để chế biến bánh kẹo, chất định hương, trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp vv Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm, ngày nay, quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng đã trở thành một tập đoàn gia vị có giá trị phù hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thế giới Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây quế Theo Đông y, cây quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp, hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính Trong đời sống hàng ngày, quế được dùng để khử bớt mùi tanh của cá, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá Ngoài ra quế còn được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu như bánh quế, kẹo quế, rượu quế… Quế còn được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương khi đốt lên có mùi thơm dễ chịu, được sử dụng trong các đền chùa, đình miếu ở các nước Châu Á nơi có phong tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Khổng, đạo Hồi Gần đây, nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén, đĩa bằng gỗ quế; vỏ quế được dùng
để sản xuất các tấm lót giày, làm dép đi trong nhà Hiện nay các sản phẩm này đang rất được ưa chuộng Riêng mặt hàng dép đi trong nhà có tẩm bột quế đã được xuất khẩu đi một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Chính vì quế có nhiều tính năng công dụng như vậy nên từ lâu nó đã trở thành một loại hàng hoá được buôn bán ở khắp nơi trên thế giới Một trong những tính chất đặc trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người và động vật nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm quế Như vậy, mặt hàng quế có rất nhiều công dụng trong cuộc sống đời thường nên nó ngày càng được đánh giá cao và sử dụng phổ biến không chỉ ở thị trường Việt Nam
mà cả trên thế giới Lợi thế về cây quế của nước ta là rất lớn Do đó chúng ta cần phải phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế
Trang 271.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành hàng
Trong nghiên cứu này, đề cập đến hai nhóm yếu tố là các yếu tố khách quan
và các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới ngành hàng Quế [11]
1.1.8.1 Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ngành hàng quế bao gồm:
Một là, các chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển cây lâm
nghiệp, cây lâu năm theo hướng hàng hóa: Các chính sách là một trong những hoạt động bổ trợ quan trọng cho hoạt động của toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là người sản xuất Các chính sách vừa mang tính chỉ đạo, vừa mang tính định hướng và góp phần tạo động lực cho chuỗi phát triển.Các chính sách, luật pháp được đề ra tạo điệu kiện thuận lợi cho các tác nhân liên kết với nhau, hoạt động một cách chuyên môn hóa nên hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao
Hai là, sự phát triển khoa học công nghệ trong nông lâm nghiệp: Cây quế
được biết đến là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao nhưng do yêu cầu kỹ thuật thâm canh, đầu tư ban đầu rất lớn nên việc cập nhật, áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, công cụ lao động hiện đại trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự mở rộng, phát triển bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm quế trong tương lai
Ba là, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ: Với các hoạt
động như đóng gói, bảo quản, nhãn mác, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,… thì sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm vào chuỗi giá trị sản phẩm quế sẽ góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm quế, nâng cao giá trị gia tăng, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi Các hoạt động của các doanh nghiệp còn
có tác dụng quảng bá, xây dựng thương hiệu quế Yên Bái một cách hiệu quả, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động địa phương
Bốn là, các áp lực cạnh tranh mà ngành phải đối mặt: Yếu tố cạnh tranh vừa
là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển của mọi ngành hàng Nếu các tác nhân nắm bắt được những lợi thế, cơ hội của địa phương, thị trường,…, sản phẩm của chuỗi sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì chuỗi giá trị sẽ phát triển theo hướng đi lên; ngược lại thì chuỗi giá trị sẽ phát triển theo hướng tụt lùi
Năm là, các yếu tố rủi ro khác như thời tiết, sâu bệnh, thiên tai,… đều nằm
ngoài những dự tính của con người, do vậy việc chủ động phòng tránh, tăng cường công tác dự báo là cách tốt nhất để đối phó với rủi ro
Trang 281.1.8.2 Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới ngành hàng quế bao gồm [11]:
Một là, trình độ của cán bộ địa phương, HTX: Phân tích yếu tố này là một
phần trong phân tích nội dung của phân tích chuỗi giá trị Vai trò quản lý, giám sát,
hỗ trợ của ban quản lý HTX đối với các hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm quế được đảm bảo thực hiện tốt hay kém phụ thuộc rất nhiều đến trình
độ của cán bộ chuyên môn
Hai là, trình độ và nhận thức của người dân trong sản xuất tiêu thụ sản
phẩm: Yếu tố quyết định để nâng cao giá trị gia tăng và lợi ích của toàn chuỗi giá trị sản phẩm chính là chất lượng sản phẩm Đối với các mặt hàng nông sản nói chung, các sản phẩm quế nói riêng, chất lượng sản phẩm ngoài phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu, còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự hiểu biết của người trồng Người trồng quế có trình độ, kinh nghiệm canh tác thuần thục, khả năng nhận thức các biến động, xu hướng thị trường sẽ có cách thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả nhất, hạn chế tối đa các rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được niềm tin vững chắc với các tác nhân khác trong chuỗi, thúc đẩy chuỗi phát triển
Ba là, sự liên kết giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ: Yếu tố này là điều
kiện tiên quyết hình thành nên chuỗi giá trị, sự liên kết bền chặt giữa các tác nhân sẽ giúp người sản xuất yên tâm sản xuất, các tác nhân trung gian yên tâm có nguồn hàng để phân phối, tiêu thụ Các tác nhân thực hiện đúng chức năng chuyên môn của mình thì tất yếu sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.Tuy nhiên, trên thực tế sự liên kết
giữa “4 nhà” đặc biệt là nhà nông và nhà doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chưa thật
sự gắn kết, giữa người trồng với các trung gian còn lỏng lẻo, kiên kết yếu Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân phối không hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mà người chịu thiệt thường là người nông dân
1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển ngành hàng nông nghiê ̣p
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển ngành hàng sản phẩm nông nghiệp của các nước trên thế giới
1.2.1.1 Nghiên cứu phát triển ngành hàng thông qua nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm rau quả tại Hàn Quốc
Hiện nay, mức độ tự cung tự cấp rau và hoa quả của thị trường Hàn Quốc đang giảm đi, do đó, cánh cửa đang mở ra cho các nhà xuất khẩu mặt hàng này Từ năm 2005, khối lượng nhập khẩu hoa quả tăng theo tỷ lệ trung bình là 5%/năm Đến
Trang 29năm 2008, Hàn Quốc đã nhập khẩu hoa quả tươi trị giá 511 triệu USD (Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, 2014) Các mặt hàng hoa quả nhập khẩu chủ yếu của Hàn Quốc bao gồm: chuối, dứa, quả kiwi, nho, bưởi, cam, chanh, cherry và xoài [6]
Chuối đã trở thành mặt hàng nhập khẩu truyền thống của Hàn Quốc, trước kia chiếm tới 50% kim ngạch nhập khẩu hoa quả của nước này Tuy nhiên, năm 2008, tỷ lệ chuối nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa quả của Hàn Quốc giảm xuống còn 30%, cam và nho bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa quả, lần lượt là 24% và 15% (Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, 2014)
Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm tươi trên thị tường Hàn Quốc rất phức tạp với nhiều khâu trung gian như các công ty trung gian và các trung gian nhận hoa hồng ở cấp độ bán buôn.Các sản phẩm tươi có thể được bán tại các chợ bán buôn thông qua một hệ thống đấu giá hoặc thông qua các công ty trung gian là những công ty tìm kiếm nhà cung cấp từ các khu vực trồng trọt Những siêu thị lớn thường giao dịch trực tiếp với các nhà cung cấp nhằm giảm chi phí
Các nhà kinh doanh mặt hàng rau hoa quả tươi thường có mối liên hệ mật thiết với các nhà bán buôn Vì vậy, đối với các công ty xuất khẩu của Việt Nam, việc tìm kiếm đối tác nhập khẩu phù hợp rất quan trọng nhằm đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời để có thông qua hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, nhằm giữ cho rau quả tươi
Việc nhập khẩu một số mặt hàng rau và hoa quả như cam, khoai tây, hành do các hiệp hội ngành hàng hoặc các cơ quan bộ ngành có liên quan quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nông dân Hàn Quốc Trên thị trường nội địa, Hiệp hội sản xuất nông sản quốc gia (NACF) đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm, phân phối và cung cấp tài chính cho các công ty thành viên (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014) [2]
Mặc dù nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả của thị trường Hàn quốc rất cao nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 10,7 triệu USD năm 2009 và năm 2015 đạt 16 triệu USD Rào cản hạn chế xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chính là các quy định về nhập khẩu rau quả của thị trường này hết sức nghiêm ngặt Theo quy định của Hàn Quốc, tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất khẩu kiểm dịch thực vật do Hàn Quốc ban hành Đối với các loại rau quả chế biến, nhà máy sản xuất, chế biến cần phải đạt được Giấy chứng nhận xuất khẩu do phía Hàn Quốc chấp nhận liên quan tới dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến, kho lưu trữ bảo quản sản phẩm
Trang 30Tuy nhiên trong năm giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu 2009-2013, kinh tế Hàn Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng 2,2% đến 5,5% Có thể nói, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói riêng Theo thông tin từ Hiệp hội rau quả Việt Nam (2015) (Vinafruit), trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục tăng, đặc biệt là các mặt hàng rau quả tốt cho sức khỏe
1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở Brazil
Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao Chuyến khảo sát cho thấy, mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt, do Chính phủ đầu tư toàn bộ Hiện nay, cũng như Brazil, nhóm chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đang xây dựng chương trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê (4C) tại Việt Nam Việc học tập kinh nghiệm của Brazil và cùng áp dụng bộ tiêu chuẩn 4C sẽ là hướng
đi mới giúp Việt Nam nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ [10]
Brazil là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), với gần 50% sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20.Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập [8]
Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch
Trang 31Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước Đoàn đã tới thăm Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil (Cooxupe) được thành lập từ năm 1957, có 12000 thành viên, trong
đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5-7ha), 30% là quy mô vừa và lớn Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp Năm 2006, HTX có kho chứa công suất lên tới 3,3 triệu bao/năm Năm 2006, HTX đã nhận vào kho chứa tới 2,6 triệu bao HTX có khoảng
60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200-250 hộ Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết [1]
Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa-điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau
1.2.1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành hàng chè ở Kenya
Nằm ở Châu Phi với mặt bằng phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế so với thế giới nhưng ngành chè Kenya với chiến lược đúng đắn đã đem lại những thành công rất đáng khích lệ trong mọi công đoạn từ trồng, hái, sản xuất, đóng gói, kinh doanh xuất khẩu và quảng bá hình ảnh thương hiệu chè Kenya Ngành chè Kenya là sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã và đang đóng góp rất lớn cho nền kinh
tế của quốc gia Đông Phi này với kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Kenya đạt 1.26 tỷ USD, Việt Nam là 244 triệu USD, xuất khẩu chè ở Kenya đạt 17-20% doanh thu xuất khẩu với Paskistan, Anh, Ai Cập là các nhà nhập khẩu chè lớn của nước này [1]
Trang 32Có được thành công ấn tượng này là bắt nguồn từ việc trồng, sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là marketing sản phẩm Hệ thống tổ chức cũng như phương pháp tiêu thụ chè ở Kenya đều rất hiệu quả, 80% sản phẩm chè được tiêu thụ thông qua
Cơ quan phát triển chè Kenya ( KTDA), cơ quan này hoạt động như một công ty môi giới chứ không làm chủ một kg chè nào Phần lớn chè được bán qua sàn đấu giá 2 phiên/tuần, đây chính là kênh tiêu thụ hiệu quả mà hiện tại Hiệp hội chè Việt Nam đang muốn áp dụng với Việt Nam
1.2.1.4 Kinh nghiệm một số nước khác trong phát triển ngành chè ở Châu Á
Ở Trung Quốc, có 1.200 loại danh trà, chủng loại đa dạng Sản lượng chè ngon chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng loại chè này chiếm tới 70% tổng giá trị sản lượng Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến nay, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này
đã làm cho chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một
số điểm sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “một
ổn định, ba nâng cao” - tức là ổn định diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản lượng trên một đơn vị canh tác; nỗ lực mở rộng và xây dựng vườn chè tiêu chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vô tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè già cỗi và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp bằng chất không có độc như vật lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy của cơ sở sản xuất chè và nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc, dần hoà nhập với quốc tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cấp ngành sản xuất chè, mở rộng phát triển quảng bá kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật sản xuất chè, cơ giới hoá máy móc chế biến gia công chè và kỹ thuật sản xuất tự động hoá và gia công chè; tăng cường giám sát chất lượng, định kỳ kiểm tra đối với thị trường chè; nâng cao nhận thức nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh; thông qua việc tăng cường tuyên truyền văn hoá chè và tác dụng của chè đối với sức khoẻ, bao gồm phát triển mạnh mẽ triển lãm chè trên toàn quốc để nâng cao nhận thức cho người dân một cách hiệu quả về tác dụng uống chè sẽ có lợi cho sức khoẻ từ đó làm cho mọi người thích uống chè, và như vậy khả năng tiêu thụ chè sẽ không ngừng nâng lên [1]
Trang 33Malaysia cũng là một quốc gia thành công trong sản xuất chè Để đẩy mạnh phát triển ngành chè, năm 1955, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia được thành lập Hiệp hội được thành lập với mục đích phấn đấu bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành viên, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt Hiện nay, Hiệp hội
có khoảng 100 thành viên phân phối trên toàn Malaysia
Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi cho sức khoẻ; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên cơ
sở có sự phối hợp với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi ích của việc uống trà Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt tài chính để giúp họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và hỗ trợ họ quảng bá thương hiệu của riêng họ Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào được thị trường quốc tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia Malaysia cũng đẩy mạnh các hoạt động triển lãm chè quốc tế hoặc tổ chức các chuyến đi thăm quan triển lãm chè quốc tế nhằm mục đích tương tác với các thương gia chè quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chè Điểm đáng chú ý, để nâng cao cấp bậc thương hiệu quốc tế quan điểm của ngành chè Malaysia là không tự mãn hay bảo thủ đối với sản phẩm chè và hình dáng, đóng gói là một phần không thể thiếu để nâng cao thương hiệu sản phẩm Ra sức tìm hiểu về thương hiệu quốc tế cũng như những công nghệ tiên tiến trên thế giới để rút kinh nghiệm hay ứng dụng
để khắc phục những điểm yếu còn hiện hữu của ngành chè Malaysia…
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển ngành hàng ở các địa phương trong cả nước
Nguyễn Phú Son (2013).“Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh
Thuận”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 28, trang 71 - 78 Bài báo khoa
học trên đã chỉ ra được chuỗi giá trị sản phẩm táo Ninh Thuận có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tươi và một kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng không
có lợi cho người trồng Tuy nhiên vẫn có thể cải thiện hiện trạng phân phối thu nhập giữa các tác nhân theo hướng gia tăng phân phối thu nhập cho người trồng [8]
Trang 34Nguyễn Thị Thiêm (2014) “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam đường
Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.Luận văn tốt nghiệp,
trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội.Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng cam và sản lượng cam của xã Đa Tốn không có sự thay đổi nhiều nhưng giữa các thôn lại có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng Cam đường Canh được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi thông qua các tác nhân thu gom, bán buôn nhỏ, bán lẻ và được phân phối đến nhiều tỉnh thành, trong đó Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất (khoảng 67,80%) Các tác nhân hoạt động trong chuỗi giá trị sản
phẩm cam đường Canh đều đạt hiệu quả kinh tế cao; Tại kênh hàng có nhiều tác
nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhận một vai trò nhất định nên các khoản lợi ích cũng được phân phối đồng đều.Ngược lại, các kênh hàng có ít tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân lại phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn [6]
Chương trình Phát triển MPI - GTZ (2007).“Phân tích chuỗi giá trị bưởi
Vĩnh Long” Chương trình Phát triển này nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm bưởi Vĩnh Long (đã có thương hiệu, là đặc sản của vùng), bằng cách xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ từ người sản xuất đến các trung gian, doanh nghiệp, các đại lý bán lẻ bằng các cam kết hoạt động lâu dài Xuất phát từ kết quả phân tích thực trạng, tổ chức này đề xuất ra các nhóm chiến lược nhằm nâng cấp chuỗi giá trị như nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing thông minh, nhãn mác chỉ dẫn thương hiệu sản phẩm, cải tiến phương thức vận chuyển, bảo quản, mở rộng thị trường xuất khẩu,…
1.2.3 Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngành hàng quế của Việt Nam
và tỉnh Yên Bái
Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Brazil cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành quế Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc Chính phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác Ban sẽ có một tiểu ban thường trực là đại diện của một cơ quan quản lý nhà nước, 1 cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp hội Ban sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng quế Việt Nam và hàng loạt các hoạt động khác Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban sẽ được nghiên cứu đề xuất cụ thể khi lãnh đạo Bộ cho phép thành lập
Trang 35Đây sẽ là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, gắn toàn bộ các nhóm tác nhân dọc theo kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế Cụ thể với tỉnh Yên Bái cần thành lập cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm điều phối hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng quế
Để sản phẩm quế thực sự đứng vững trên thị trường phải bắt đầu từ chất lượng.Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với việc quảng bá thương hiệu, chất lượng chè phải được đặt lên hàng đầu Do vậy, cùng với việc áp dụng nhiều hơn nữa các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là về cơ cấu giống mới, sơ chế bảo đảm chất lượng, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ quế phải tăng cường sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng, tiến tới đầu tư để sản xuất ra những loại sản phẩm từ cây quế đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Ngoài ra cần loại bỏ hẳn tình trạng một số công ty thu mua sản phẩm quế chỉ theo mùa vụ, làm ăn không có uy tín Họ là những công ty không gắn với cây quế, không gắn với người nông dân trồng quế, chỉ kinh doanh với mục đích thuần túy nên sẵn sàng chào bán các loại quế chất lượng thấp Đặc biệt, cần phải tổ chức một sàn giao dịch quế để các đơn vị giới thiệu và bán sản phẩm một cách minh bạch, công bằng, tạo tiền đề cho sự ra đời trung tâm đấu giá sản phẩm quế sau này
Trang 36Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trả lời những câu hỏi sau:
1 Thực trạng phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ra sao?
2 Lợi ích các tác nhân tham gia ngành hàng quế như thế nào?
3 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái ?
4 Cần có các giải pháp nào thúc đẩy phát triển ngành hàng quế tại tỉnh Yên Bái?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết, kết quả điều tra của tỉnh Yên Bái nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của tỉnh, và những vấn đề có liên quan Ngoài ra đề tài còn tham khảo thêm một số các kết quả nghiên cứu đã được công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu khác trên cùng địa bàn tỉnh
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, phỏng vấn
trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc, phân tích SWOT …
Trong phạm vi đề tài này, các thông tin, tư liệu số liệu mới được thu thập bằng các phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng quế và các tác nhân theo hệ
thống bảng câu hỏi, hội thảo nhóm (PRA), tham vấn các chuyên gia
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn theo bảng câu hỏi
Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ quá trình phỏng vấn hộ trồng quế, tác nhân người thu gom, các cơ sở chế biến và người bán buôn Tiến hành phỏng vấn các tác nhân bằng bộ câu hỏi điều tra bao gồm các câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc
Thời gian tiến hành một cuộc phỏng vấn từ 1 - 2 giờ, địa điểm phỏng vấn thường tại nhà hoặc cửa hàng của các tác nhân Các câu hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp giúp cho quá trình thu thập
và xử lý số liệu sơ cấp được thuận tiện và chính xác hơn
Trang 37Nội dung bảng hỏi được thiết kế theo phiếu điều tra
- Tham vấn các chuyên gia
Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu
về kỹ thuật trồng quế; chuyên gia quản lý chất lượng và phát triển ngành hàng Tham khảo cách thức tiến hành điều tra, tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội về những đặc điểm, các tác nhân trong chuỗi giá trị và những vấn đề liên quan đến
chuỗi giá trị ngành hàng quế
Phỏng vấn người đại diện các cơ quan quản lý có liên quan như: Phòng nông nghiệp và PTNT, chính quyền huyện, tỉnh, v.v Nội dung phỏng vấn bao gồm các chủ đề chính có liên quan đến các chính sách hỗ trợ phát triển; những thuận lợi, khó khăn cơ bản và định hướng của địa phương đối với phát triển ngành hàng quế
2.2.2 Phương pháp chọn địa bàn và mẫu nghiên cứu
2.2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu
Yên Bái có nhiều vùng trồng Quế tập trung như huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình Với trên 23.000ha quế, trong đó huyện Văn Yên có 15.500ha (65.22 % diện tích trồng quế của toàn tỉnh) trồng tập trung Yên Bái đã trở thành vùng chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước Cây quế không chỉ gắn bó với đồng bào nơi đây mà còn là cây có giá trị kinh tế to lớn Vì vậy luận văn tập trung đánh giá phân tích tại huyện Văn Yên của Yên Bái Huyện Văn Yên với 15 nghìn hộ trồng cây quế tập trung ở 8 xã: Đại Sơn, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Châu Quế
Hạ, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Tân Hợp Trong các xã này của huyện, luận văn sẽ tập trung chọn 2 xã đại diện là Yên Phú và Đại Sơn Đây là hai xã được chọn
là một điểm trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện, là xã có một nền nông nghiệp phát triển có thế mạnh phát triển nhiều loại cây trồng Trong đó, cây quế là cây trồng thế mạnh của vừng góp phần nâng cao đời sống của người dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo
2.2.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Với số đối tượng điều tra là các tác nhân tham gia vào ngành hàng quế: Nông dân trồng quế, người thu gom, người chế biến Luận văn tính toán số lượng mẫu điều tra như sau:
Trang 38Thứ nhất, đối với các hộ trồng quế ta sử dụng công thức chọn mẫu sau:
2 2
( )
z p q n
e
Trong đó:
q = 1-p, e = sai số cho phép (ta sử dụng e=5%)
Kết quả tính toán ta xác định được số hộ cần khảo sát là 349 hộ
Thứ hai, các tác nhân chế biến chọn 5 trong 8 doanh nghiệp có chế biến các sản phẩm từ cây quế với số lượng lớn Đối với các tác nhân người thu gom và người bán buôn tác giả chọn ngẫu nhiên 20 người để khảo sát Cụ thể như sau:
Tác nhân hộ trồng quế: việc chọn mẫu điều tra cần phải mang tính đại diện, do
vậy tiêu chí chọn hộ điều tra là: Phải là những hộ trồng quế có diện tích đủ lớn, đã cho thu hoạch, sản xuất quế mang tính hàng hóa (diện tích từ 0.5 ha tương đương
5000 m2) Cách chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (Danh sách các hộ sản xuất do cán bộ khuyến nông viên xã cung cấp); (2) Xác định
số mẫu điều tra; (3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng khác nhau (đảm bảo các tiêu chí)
Tác nhân người thu gom: do phạm vi thời gian nghiên cứu là sau vụ thu
hoạch quế nên việc gặp gỡ trao đổi với các tác nhân này rất khó khăn (người thu gom chủ yếu ở các xã, huyện, tỉnh thành khác) Vì vậy, để khắc phục, trong quá trình phỏng vấn các hộ trồng thu gom quế, tôi có thu thập số điện thoại của các đối tác thu gom những vụ gần đây nhất của họ, sau đó tập hợp lại và chọn ra 10 người thu gom có lượng hàng gom được lớn và thu mua của nhiều hộ sản xuất
Tác nhân cơ sở chế biến sản phẩm quế: chọn những công ty, doanh nghiệp
nào thu mua lượng lớn nhất trong khu vực xung quanh xã để nghiên cứu do thời gian nghiên cứu không cho phép Điều tra xem các công ty chế biến này thu mua trực tiếp với người sản xuất hay gián tiếp qua tác nhân trung gian (người thu gom)
Trang 39Tác nhân người bán buôn: Thu thập thông tin từ tác nhân này gián tiếp thông
qua số điện thoại, do các đại lý bán buôn chủ yếu các siêu thị, cửa hàng lớn các thị trấn, thành phố
Như vậy, quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn được tiến hành lần lượt từ
tác nhân người sản xuất đến tác nhân người tiêu dùng cuối cùng Thông tin từ tác nhân điều tra trước giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn số mẫu điều tra của tác
nhân đứng sau nó
2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu thứ cấp Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ được đánh số phân loại về quản lý và sử dụng
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp sau khi điều tra sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel
2.2.4 Phương pháp phân tích
2.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển mô hình Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, ) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển của các tác nhân tham gia ngành quế cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống
kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển của ngành hàng quế của tỉnh trong những năm qua
2.2.4.2 Phương pháp Ma trận SWOT
Sử dụng công cụ SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ Quế Dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề ra các giải pháp nhằm phát triển ngành hàng Quế tại tỉnh Yên Bái
Ma trận SWOT được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố ảnh hưởng theo hai hướng: các cơ hội (O) và các thách thức là (T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài tác động tới sự phát triển của ngành hàng Quế và phát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố bên trong theo hai hướng: điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố nội lực bên trong Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở phân
Trang 40tích các yếu tố ma trận Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập: cơ hội được thiết lập với điểm mạnh (OS), cơ hội thiết lập với điểm yếu (OW), thách thức thiết lập với điểm mạnh (TS) và thách thức tác động với điểm yếu (TW)
Trong đề tài này, tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng quế, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và hoàn thiện và phát triển ngành hàng quế của tỉnh
2.2.4.4 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị
Khái niệm CGT còn được áp du ̣ng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris 2001) Theo đó,
các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các công
ty, các quốc gia hô ̣i nhâ ̣p toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết đi ̣nh liên quan đến việc phân phối và thu nhâ ̣p toàn cầu phân tích CGT còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quố c gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế
nào Tương tự, theo cách tiếp câ ̣n liên kết chuỗi giá tri ̣ (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit - Đức) thì CGT là
một loạt các hoạt đô ̣ng kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá tri ̣ đầu vào cu ̣ thể cho mô ̣t sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng mô ̣t loạt các giao di ̣ch sản xuất và kinh doanh, trong
đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuố i cùng Theo thứ tự các chức năng và các nhà vâ ̣n hành CGT sẽ bao gồm
một loạt các khâu trong chuỗi (hay còn gọi là các chức năng chuỗi)