1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi

22 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáodục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âmnhạc phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ ta

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm

Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân

Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Điện thoại:

5 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2016

Trang 2

II BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm

nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Lĩnh vực phát triển Thẩm Mỹ

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay

từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơi… của bà, của mẹ Chính cái bắt đầu

ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc vớitrẻ thơ giường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Tâm hồn trẻ thơ luônluôn trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc là khôngthể thiếu với trẻ Bởi chính ở nơi đây âm nhạc được coi như là một phươngtiện giáo dục toàn diện nhân cách tâm hồn trẻ thơ

Trong chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc làmột bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động

mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng rất yêu thích Âm nhạc lànguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và bộ môn này còn là phương tiệnthiết thực cho các hoạt động giáo dục khác Như hoạt động “Phát triển ngônngữ” hay “Hoạt động Khám phá khoa học”…

Có thể coi âm nhạc là một bộ phân không thể tách rời trong công tácchăm sóc và giáo dục trẻ Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáodục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âmnhạc phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ tay theolời ca, trò chơi âm nhạc…Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, là lứa tuổi sắp bướcsang một cấp học mới là cấp Tiểu học, tôi nhận thấy bộ môn âm nhạc với các

bé là vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâmhồn và thể chất

Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáodục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, Bản thân tôi là một giáoviên Mầm non, qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi thấy với những

Trang 3

phương pháp trước đây khi dạy trẻ giờ giáo dục thể chất có những ưu, khuyếtđiểm sau:

Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu họchát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát.Chính điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạtđộng chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng đượcnhững tiết học hay, chất lượng

* Về nhược điểm:

Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cũ về cơ bản vẫn theo kiểu truyềnthống Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạtđộng khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học, chủ yếu là cô giáo hoạt động, trẻcũng được coi là trung tâm nhưng chưa phát huy được năng lực của mình, tiếthọc chưa sôi nổi

Thời gian cho một hoạt động còn ít, trẻ ít có cơ hội rèn luyện, một số trẻtrong lớp còn nhút nhát Khả năng âm nhạc của trẻ không đồng đều

Sự phối hợp các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viênnhiều khi chưa hiệu quả, chưa tạo điều kiện phát huy hết tác dụng của từngphương pháp trong sự phối hợp

Qua thực tế giảng dạy và khảo sát thực trạng khi sử dụng các phươngpháp tôi nhận thấy ở lứa tuổi này còn rất nhiều trẻ tập trung chú ý chưa cao,thể lực còn yếu, khả năng vận động âm nhạc còn vụng về

Trang 4

Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy trẻ và thực tế các cháu trênlớp, từ yêu cầu chỉ đạo của ngành về cải tiến phương pháp giảng dạy theoquan điểm tích hợp "lấy trẻ làm trung tâm Vì vậy tôi luôn suy nghĩ phải làmthế nào dạy trẻ tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc để không còn tồn tại củaphương pháp cũ và cần thiết tìm ra một số biện pháp

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

*Mục đích của giải pháp:

Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm

mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệmnhững cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc,trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạngthái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến vớinhững hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúcgợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưatrẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn… Với tôi khidạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấntượng đẹp khi trẻ tới trường lớp

Tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộmôn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ranhững cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ

* Nội dung giải pháp

Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộcsống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho chúng ta những giây phútthư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương,đất nước, con người

Là một giáo viên mầm non Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh

và lanh lợi Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúptrẻ phát triển hết những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở,

Trang 5

tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra một số “Một số biện pháp nâng cao chất lượng

giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”

Với những biện pháp mới trong sáng kiến này qua hoạt động giáo dục

âm nhạc, tôi thấy so với giải pháp cũ thì giải pháp mới này có nhiều điểmkhác biệt rõ rệt như:

Giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái cả ngày, giúp trẻ nhanh nhẹn, linhhoạt khi bước vào một ngày mới

Trẻ hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹnhàng, thoải mái hơn, kiến thức, kĩ năng được nâng cao rõ rệt

Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảosát, hội thảo, thực hiện tiết dạy, hội thi theo giải pháp mới qua cách thứcthực hiện, các biện pháp như sau:

1 Tạo môi trường học tập cho trẻ

Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc củamình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹnăng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khảnăng sáng tạo của trẻ Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âmnhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạctạo môi trường gần gũi với trẻ

Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh từ các loại lon, thùng thiếc,thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ,chén bằng sành Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡlớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo ý tưởng cá nhân,phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do Tôi còn sưu tầm thể hiệnphong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc Khi có điều kiện tôi dùng mô hình, tranh cho trẻquan sát Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vậnđộng theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những

Trang 6

con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ Tất cả những

đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tạigóc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác

Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ýtưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau,liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật Khuyến khíchtrẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bàihát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng Có thể cho trẻ phối hợp chơi vớinhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang Trẻ vô cùng sung sướngkhi được chơi với các đồ dùng dụng cụ âm nhạc do chính trẻ tạo ra

2/ Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:

Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thuthẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải quamột quá trình: Học - chơi và mọi lúc mọi nơi

Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc Vào buổi sánggiờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù

hợp với lứa đề tài

Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng

Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vìcác cháu chưa tự giác Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âuyếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác độngrất lớn Trường Mầm non Phạm Kính Ân nơi tôi công tác đã sử dụng một sốbài hát rất phù hợp với từng chủ đề chủ điểm để lôi cuốn thu hút trẻ trong giờ

đón trẻ và giờ thể dục buổi sáng như: ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác

Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong

lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo mừng vui đón em vào trường ”…

Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác Đây làphương pháp giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao Qua thực tế, trong các giờ

Trang 7

dạy trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH, có sự tham gia của GDÂN sẽ làm chotiết học trở nên phong phú hơn

* Làm quen chữ viết :

Trong giờ LQCV yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện phápkhác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờhọc cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : ôn nhóm chữ cái e, ê, u, ư

qua bài hát “Cháu yêu bà” sáng tác của nhạc sĩ Xuân Giao

Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khitrẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khácnhau giữa các chữ cái đó

* Làm quen văn học :

Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thôngqua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp củatiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Namnối tiếp nhau

Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do

Trần Viết Bính phổ nhạc Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ýthơ trong bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rấtchú ý

Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàntoàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thứ cho trẻ trongtiết học đó như :

Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện

Ngày mồng tám tháng ba

………

Của đồng quê ngọt ngào.

Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3”(Tân Huyền) giúp trẻ

cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻthông qua tiết học đó

Trang 8

Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ

ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết

hợp nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.

Ngoài ra còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích

bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn

Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện thêm phần sinhđộng, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đóqua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp chohay

Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũngđược nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát

như:“Gánh gánh gồng gồng” ,“Chi chi chành chành”, ”Rềnh rềnh ràng

ràng”Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học

của cháu

*Khám phá khoa học:

Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chunglàm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát,trò chơi thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ

có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là

trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khácnhau biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ Sau đó ta cho trẻ

nghe bài “Màu hoa” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn

Tấn

Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ

nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao động kết

hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến.

Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”,

“Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân Nhằm giúp trẻ hiểu

được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc

được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”.

Trang 9

Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại

ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đềtài dạy đó

* Tạo hình:

Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mởmáy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó,thì ở đây ngoài nội dung trên tôi đã tổ chức nhiều tiết ở trên lớp với nội dung

là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướngdẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên

kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa” rồi cô cùng trẻ trò

chuyện về các loại hoa trong bài hát

+ Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì?

+ Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa( nhiều lá, nhiều cây )…

Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quátrình vẽ để có sản phẩm sáng tạo

Giáo dục âm nhạc giờ hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát nhữngbài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như:

"Quan sát cây xanh trong sân trường"

Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc "Trồngcây" Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hátmới Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây Hìnhthành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống Cùng trẻ trò chuyện về bài hát,giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên,vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái Từ đó nhận thấy trẻ rấtthích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động,còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúptrẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô Nhận thấybước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc

Trang 10

Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:

Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đôivới Hoạt động học Ở Hoạt động học, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vìvậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng

là biện pháp rất cần thiết Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giácnhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chínhhoạt động của mình Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích củamình Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức:

Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát, kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân,Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi,chạy Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca

Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằngcách:

+ Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịpnhàng để trẻ vỗ theo)

+ Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặclắc lư theo bài hát

+ Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo băngnhạc vừa làm động tác minh hoạ cùng cô

Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biếthưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợpvới nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như

Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội:

Một năm trường mầm non Phạm Kính Ân nơi tôi đang công tác, có tổchức rất nhiều ngày hội ngày lễ và các cuộc thi cho các bé Điển hình như đầunăm học 2016-2017 vừa qua trường tôi đã tổ chức ngày “Ngày hội đến trườngcủa bé”, “Bé vui Tết Trung Thu”, …Ở mỗi một ngày hội, ngày thi trường tôi

đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc, sinh động vàcông phu

Trang 11

Trong các ngày lễ, hội thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham

dự Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình.Điều này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp Mẫugiáo và lòng tin đối với nhà trường Và cũng là để phụ huynh có hướng pháthuy năng khiếu ở trẻ Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin thamgia vào các hoạt động có âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.Trong các ngày Hội đến trường của bé, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bếgiảng nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn văn nghệ

Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn Trẻ rất thích tựlàm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tintrước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc Mặt khác sựcảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lạinhững bài hát được người lớn truyền thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc

sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ Nếu các cháu được rèn luyện chuđáo và được tham gia biểu diễn Tất cả những hình thức biểu diễn, những tácphẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi,vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếubiểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn Vì sự giáo dục thẩm

mỹ bằng nghệ thuật của âm nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm

âm nhạc truyền thụ cho trẻ và sau này chính những trẻ em đó tham gia táihiện đầy đủ tác phẩm âm nhạc đó

3/ Tổ chức hoạt động học giáo dục âm nhạc

*Phát triển thẩm mỹ:

Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hànhtheo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dụcMầm non mới Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khácnhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động:Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát,hát rõ lời, đúng nhạc

Ngày đăng: 20/12/2016, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w