TIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤTTIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
Tiểu luận
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH DÒNG CHẢY
TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Hiệu Sinh viên: Lê Thị Hồng Phượng Lớp: K1 bằng kép
Hà Nội, 02/2014
Trang 22
Mục lục
Mục lục 2
1 Tổng quan nghiên cứu địa mạo đối với quản lý và sử dụng đất đai 3
1.1 Một số khái niệm liên quan 3
1.1.1 Đất đai và đơn vị đất đai 3
1.1.2 Đánh giá đất 3
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất 3
1.1.4 Quản lý đất đai (land management) 4
1.1.5 Địa mạo học 5
1.2 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lí đất đai 5
2 Hoạt động địa mạo của nước trên mặt và địa hình do nó tạo thành 8
2.1 Hoạt động của nước chảy trên mặt 8
2.2 Dòng chảy tạm thời 9
2.2.1 Dòng chảy tạm thời 9
2.2.2 Dòng chảy tạm thời ở đồng bằng 10
2.2.3 Dòng chảy tạm thời ở miền núi 11
2.2.4 Ý nghĩa của địa hình dòng chảy tạm thời đối với việc sử dụng đất 11
2.3 Dòng chảy thường xuyên 12
2.3.1 Thung lũng sông 12
2.3.2 Đặc điểm hình thái lòng sông 13
2.3.3 Bãi bồi 15
2.3.4 Bậc thềm sông 16
2.3.5 Cửa sông 16
3 Đánh giá và sử dụng đất theo đặc điểm địa mạo của các dạng địa hình dòng chảy 17
Trang 33
1 Tổng quan nghiên cứu địa mạo đối với quản lý và sử dụng đất đai
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Đất đai và đơn vị đất đai
- Đất đai (land): là một tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên dược đặc trưng bởi một lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất, bởi một kiểu khí hậu, một dạng địa hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật…Là một cơ sở không gian (đơn vị lãnh thổ) của việc bố trí các đối tượng sản xuất, định cư và là phương tiện sản xuất mà trước hết và rõ nhất là kinh tế nông- lâm ngư nghiệp với dân cư và xây dựng dân dụng.v.v…Khi nói đến đơn vị đất đai có nghĩa là một bộ phận không gian lãnh thổ
đó đã kèm theo người sở hữu hoặc người có quyền sử dụng và quản lý nó
- Đơn vị đất đai (land unit): là một khoanh đất cụ thể được thể hiện trên bản đồ, có những đặc tính và tính chất tương đối đồng nhất mà nhờ đó có thể phân biệt được ranh giới giữa nó với các khoanh đất khác
1.1.2 Đánh giá đất
Đánh giá đất theo FAO là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có
của khoanh đất (vạt đất) cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có
Đất đai được định nghĩa như một khoanh đất được xác định về vị trí địa lý, là một phần diện tích bề mặt Trái Đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới bề mặt của nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động tác động tác động từ trước và hiện tại của con người,
ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng khoanh đất đó trong hiện tại và tương lai
Kết quả của việc đánh giá đất đai cho phép xác định tiềm năng sản xuất của đất đai và là cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất, phục vụ cho việc định hướng
sử dụng đất Ngoài ra, kết quả đánh giá đất còn là cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư sản xuất và đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương
1.1.3 Quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, tuy nhiên nó lại là nguồn tài nguyên có hạn
Theo Điều 6 của Luật đất đai năm 2003 xác định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Trang 44
Hiểu theo nghĩa thông thường quy hoạch sử dụng đất là sự phân bổ, bố trí đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước và từng địa phương trong một giai đoạn nhất định ở tương lai
Hiểu theo nghĩa rộng, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao; thông qua việc phân bổ quĩ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
Việc quy hoạch đất đai thường được lập cho thời kỳ 10 năm và định hướng 20 năm, mỗi một thời kỳ lại gồm 2 giai đoạn 5 năm Quy hoạch phải dựa theo những đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từ đó đưa ra cơ cấu đất đai hợp lý, phân bổ đất đai cho các mục đích
sử dụng, các ngành kinh tế, làm cơ sở tiến hành giao đất cho đầu tư và phát triển sản xuất, phục vụ các nhu cầu văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
1.1.4 Quản lý đất đai (land management)
Quản lý đất đai là quá trình quản lý việc sử dụng và phát triển tài nguyên đất đai Tài nguyên đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích, có thể bao gồm nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng, quản lý tài nguyên nước và các dự án du lịch sinh thai
Địa Chính là một khoa học về quản lý nhà nước đối với đất đai Theo Luật Đất đai hiện hành quy định tại Điều 6, những nội dung chính trong quản lý đất đai bao gồm 13 nội dung thuộc 5 nhóm như sau:
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai: + Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai:
+ Quản lý tài chính về đất đai
Trang 55
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai: + Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất + Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
+ Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Nhóm nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai:
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai
+ Thống kê, kiểm kê đất đai
Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai bao gồm tất cả 13 nội dung được phân thành 5 nhóm Trong đó, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến những nghiên cứu địa mạo thuộc nhóm nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai, cụ thể là phục vụ cho việc khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai
1.1.5 Địa mạo học
Địa mạo học là một bộ môn khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất về các mặt: hình thái, nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và động lực học ở hiện tại và tương lai
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Địa mạo học chính là địa hình, bao gồm tất
cả các mặt từ hình thái địa hình, nguồn gốc địa hình cho đến lịch sử phát triển địa hình, trong đó có cả động lực phát triển địa hình ở hiện tại cũng như dự đoán trong tương lai
Thuật ngữ “Địa mạo học” đã được đưa vào văn liệu các khoa học về Trái đất từ cuối thế kỷ XIX, sau khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tổng quát nổi tiếng của các nhà địa lí và địa chất, như Powell, Gilbert, Davis, Richthofen, A.Penck và nhất
là của W.Penck, khoa học địa mạo mới được hình thành như ngày nay
1.2 Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lí đất đai
Công tác quản lý đất đai nói chung là một công việc phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề như: sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất, giảm thiểu tai biến thiên nhiên, phát triển bền vững, xây dựng, quy hoạch… Những vấn đề này đều có sự liên
Trang 66
quan hoặc ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến địa hình, hay nói cách khác
là có liên quan đến đối tượng và những kết quả nghiên cứu của khoa học địa mạo
Trước hết phải nói rằng, địa hình là một trong những cơ sở cho việc phân ranh giới giữa các vùng lãnh thổ Việc phân chia địa giới hành chính thông thường được dựa theo yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội Tuy nhiên, để dễ dàng cho công tác quản lý đất đai nói chung và việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cho từng vùng, yếu tố tự nhiên sẽ được ưu tiên để xác lập ranh giới các vùng Ranh giới đó có thể là một dãy núi, một con sông… Một vùng lãnh thổ thường sẽ có một đặc điểm địa lý chung và nổi bật nhất Mặt khác những kiến thức về địa mạo sẽ giúp ích cho việc đo vẽ địa hình phục vụ cho mục đích địa chính
Giữa thổ nhưỡng và địa hình luôn có một mối quan hệ mật thiết Cảnh quan địa mạo quyết định rất nhiều đến loại thổ nhưỡng được thành tạo Một loại đất thuộc một dạng địa hình nhất định có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của loại đất đó Ví dụ, cùng là đất đồng bằng nhưng đất trên bãi bồi sẽ tốt hơn do có độ phì tốt hơn so với đất trên bậc thềm sông; đất hình thành trên đá magma bao giờ cũng có độ phì tự nhiên cao hơn so với đất trên đá trầm tích Song song với việc phân tích đặc điểm địa mạo, các nhà quản lý – quy hoạch đất đai cũng cần xem xét thổ nhưỡng trong mối tương quan với những hợp phần tự nhiên khác như khí hậu, thực vật, sinh vật, kể cả con người Từ
đó mới có cơ sở vững chắc để đánh giá và phân hạng đất đai, đưa ra kết luận cuối cùng
về vấn đề khai thác và sử dụng bền vững Chẳng hạn, một vùng đồi núi có độ chia cắt mạnh, lớp phủ thực vật không phát triển, địa hình thường xuyên bị biến đổi dưới tác dụng của khí hậu và trọng lực gây ra các quá trình trượt lở, bóc mòn thì lớp thổ nhưỡng trên mặt cũng thường xuyên bị xáo trộn theo, do đó tầng đất ở đây sẽ mỏng,
độ liên kết yếu, từ đó có thể đưa ra biện pháp sử dụng và bảo vệ hợp lý
Ngoài ra, nguồn gốc địa hình còn giúp ích rất nhiều cho việc định giá và định mức thuế đất trong quy hoạch sử dụng đất thông qua công tác đánh giá chất lượng đất Ngày nay, Địa mạo học cho phép ta hiểu được bản chất của bất kỳ dạng địa hình nào gặp trên thực địa, do đó sẽ giúp ích rất tốt cho công tác địa chính với ý nghĩa là cái nôi của mỗi lô đất
Sau khi phân tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu thì các nhà quản lý đất đai cần tiến hành công tác đánh giá, phân hạng đất Các kết quả đánh giá đất là cơ sở xác định tiềm năng đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất, thu thuế
sử dụng đất và phục vụ cho nhiều mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhất
là đối với nông – lâm nghiệp
Trang 77
Từ việc tìm hiểu vai trò của nghiên cứu địa mạo trong quản lý và sử dụng đất có thể đưa ra một quy trình chung bao gồm các bước như sau:
Việc nghiên cứu địa mạo phục vụ cho công tác đánh giá, quy hoạch và sử dụng đất luôn phải tiến hành kỹ lưỡng và bao gồm rất nhiều những vấn đề và hiện tượng địa mạo Trong giới hạn bài tiểu luận này, tôi xin trình bày một số đặc điểm địa mạo của các địa hình dòng chảy đối với công tác đánh giá và sử dụng đất
Xác lập mục tiêu cụ thể, xác định đơn
vị đất đai cần đánh giá
Thu thập tài liệu liên quan đến khu
vực cần đánh giá
Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm địa mạo khu vực; phân loại khả năng thích nghi Xác định loại hình sử dụng đất hiện tại
Xác định loại hình sử
dụng đất hợp lý
Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội, môi trường
Ứng dụng kết quả nghiên cứu
Đánh giá, phân hạng đất
Trang 88
2 Hoạt động địa mạo của nước trên mặt và địa hình do nó tạo thành
2.1 Hoạt động của nước chảy trên mặt
Nước trên bề mặt Trái Đất biến hóa và vận động liên tục trong một vòng tuần hoàn khép kín và bất tận với các giai đoạn bốc hơi, di chuyển của nước, ngưng tụ và mưa Tùy theo dạng đại hình mặt đất mà nước hình thành nên những dòng chảy khác nhau với những tác động lên mặt đất khác nhau Phân tích hoạt động địa mạo của nước chảy trên mặt, có thể khẳng định ở những miền khí hậu ẩm ướt, hầu như mọi dạng địa hình đều mang dấu ấn của hoạt động nước chảy ở những mức độ khác nhau, thậm chí
có thể hoàn toàn do nó tạo nên
Cũng như những nhân tố ngoại sinh khác, nước thực hiện vai trò địa mạo dưới 3 hình thức: phá hủy (bào mòn, xâm thực), vận chuyển và tích tụ Nước chảy trên mặt theo hai kiểu chính là chảy tràn và chảy theo dòng
Trong kiểu chảy tràn, nước vận động thành một lớp dải đều và tràn lan trên các
bề mặt, gây tác dụng bào mòn ồ ạt các vật liện vụn kích thước nhỏ Dạng hoạt động này gây ra hiện tượng xói mòn đất đặc biệt nguy hiểm đối với lớp thổ nhưỡng
Trong kiểu thứ hai, nước chảy thành dòng tập trung dọc theo các đường tụ thủy
rõ rệt (sông, suối…) Trong thời gian hoạt động, các dòng chảy lại được chia thành hai
loại là: dòng chảy thường xuyên và dòng chảy tạm thời
Địa hình do nước chảy tạo thành có tên gọi chung là địa hình dòng chảy (bảng dưới) Hoạt động bào mòn của các dòng nước được gọi là xâm thực nước Chúng gây tác dụng bào mòn, xâm thực mặt đất theo cả hai hướng: khoét sâu đáy và đào xới bờ
để mở rộng lòng chảy Từ đó phân biệt nên hai kiểu: xâm thực ngang và xâm thực sâu
Hình thức dòng chảy Nhóm dạng
Nước chảy tràn
Xâm thực
Khe mưa (dạng khe rãnh sơ sinh)
Máng xói
Tích tụ
Các dạng máng trũng
Tham gia thành tạo bậc thềm cấu trúc – bào mòn
Vạt sườn tích
Trang 99
Nước chảy theo
dòng tập trung
Dòng chảy tạm thời
Xâm thực
Máng trũng sâu
Khe rãnh xói mòn
Địa hình đất xấu
Tích tụ
Tham gia thành tạo pediment và glaxi
Nón phóng vật, tam giác châu khô
Đồng bằng nghiêng trước núi
Dòng chảy thường xuyên
Xâm thực Thung lũng sông suối
Tích tụ
Thềm xâm thực
Thềm tích tụ, bãi bồi
Đồng bằng phù sa sông
Tam giác châu (delta)
2.2 Dòng chảy tạm thời
2.2.1 Dòng chảy tạm thời
Đối với các dòng chảy tập trung theo dòng, như chúng ta đã biết, quá trình xâm thực và tích tụ diễn ra dọc theo lòng dòng chảy, nghĩa là tập trung thành từng tuyến nhất định Trái lại, đối với dòng chảy tràn lan theo diện thì cả 2 hiện tượng này đều trải rộng theo bề mặt, vì vậy người ta gọi là bào mòn bề mặt Loại dòng chảy tràn lan như vậy thường xảy ra khi trời mưa rào với cường độ lớn hoặc khi có tuyết tan Nó thường chỉ hoạt động trong những thời đoạn ngắn nên được gọi là dòng chảy tạm thời Khi nước chảy tràn, nó cuốn trôi các mảnh đất đá vụn trên bề mặt, nhưng không liên tục, bởi vì các mảnh vụn ấy có thể bị cản lại mỗi khi gặp phải chướng ngại vật
Nước chảy tràn gây tác dụng bào mòn bề mặt rất lớn, nhất là ở những sườn có lớp vật liệu trên bề mặt tơi xốp, thực vật thưa thớt hoặc không có Trong quá trình này, phần đỉnh sườn bị bào mòn mạnh hơn cả, trong khi phần chân sườn lại tích tụ những vật liệu vụn bào mòn từ trên xuống, tạo ra vạt sườn tích
Kết quả là quá trình bào mòn bệ mặt làm cho phần đỉnh sườn bị hạ thấp dần, phần chân dốc được bồi cao lên và do đó sườn giảm độ cao cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối, địa hình bị thoải dần
Trang 1010
Quá trình bào mòn bề mặt gây tổn thất to lớn cho lớp thổ nhưỡng, nhất là ở những vùng đất khai hoang trên sườn dốc Lượng đất bị cuốn trôi có thể lên tới 100 tấn/ha/năm Vì vậy, khi canh tác trên sườn dốc, cần có những biện pháp chống xói mòn tích cực
2.2.2 Dòng chảy tạm thời ở đồng bằng
Đặc điểm của dòng chảy tạm thời ở đồng bằng là hoạt động trong điều kiện độ cao tương đối (còn gọi là tỉ cao) nhỏ, trên bề mặt thường có nhiều trầm tích bở rời Các dạng địa hình do nó tạo nên phổ biến điển hình ở các đồng bằng đồi và đồng bằng cao (bình sơn nguyên)
a Máng trũng nông: Trong nhóm này, dạng địa hình sơ đẳng nhất là máng
trũng nông Đó là dạng địa hình lòng máng rất thoải, độ sâu chừng một vài mét, sườn rất thoải, mở rộng về một phía Hình chiếu của máng trũng trên mặt phẳng nằm ngang
có dạng đường thẳng hoặc phân nhánh thẳng Mán trũng nông phát triển tiếp thành máng trũng sâu có đáy đã hơi lõm và độ dốc sườn gần bằng độ dốc tự nhiên của loại đất đá cấu thành sườn Ở những khu vực phổ biến rộng rãi dạng địa hình này, các sườn thường rất thoải, đỉnh sườn tròn trĩnh
Địa hình lòng máng phát triển rộng rãi, được bảo tồn lâu dài và điển hình nhất trên các đồng bằng cao và bình sơn nguyên thuộc các đới khí hậu bán khô khan và khô khan, nơi có sự thống trị của kiểu nước chảy tràn Ở Việt Nam cũng có thể gặp dạng địa hình này ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
b Khe rãnh xói mòn: Đây là dạng địa hình đặc trưng nhất cho tác dụng xâm
thực của dòng chảy tạm thời Trong quá trình phát triển của khe rãnh xói mòn, có thể phân biệt 4 giai đoạn với những biểu hiện đặc trưng riêng: từ mương xẻ tới mương xói
và máng xói mòn
- Giai đoạn 1: dòng nước tạo thành mương xẻ Nó có thể được hình thành ngay sau một trận mưa lớn và còn được gọi là khe mưa Điểm đặctrưng của nó có độ dốc trắc diện dọc tương tự như độ dốc của sườn
- Giai đoạn 2: mương xẻ tiếp tục phát triển thành mương xói Đáy khe khoét sâu đồng thời với sự khoét sâu phần đỉnh khe, làm cho nó giật lùi dần về phía đường phân thủy và làm tăng chiều dài khe
- Giai đoạn 3: đây là giai đoạn tạo khe xói trưởng thành và được bắt đầu kể từ khi thác nhỏ ở miệng treo bị phá hủy, giật lùi về phía đỉnh sườn dốc Đến đây, nó đã trở thành khe xói trưởng thành Gốc xói mòn của khe xói chính là đáy thung lũng tiếp nhận nó Khe xói có kích thước khá lớn: sâu tới 40 – 50 m, rộng hang trăm mét, chiều dài tới một vài kilomet