1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận đặc điểm chung của các quốc gia cổ đại phương đông

20 2,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 784,37 KB

Nội dung

Nói đến phương Đông cổ đại ta nghĩ ngay đến “tặng phẩm sông Nile”- Ai Cập, hay quốc gia nằm giữ hai dòng sông- Lưỡng hà, ngoài ra còn có Trung Quốc, Ấn Độ.. Nhà nước hình thành s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA LỊCH SỬ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG ĐÔNG

GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Sơn

Tiểu luận môn : Lịch sử thế giới cổ

trung đại Tên sinh viên : Trần Thị Thanh Tâm

TPHCM tháng 12-2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA LỊCH SỬ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG ĐÔNG

GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Sơn

Tiểu luận môn : Lịch sử thế giới cổ trung đại

Tên sinh viên : Trần Thị Thanh Tâm

Trang 3

MỤC LỤC

1 Mở đầu 4

2 Những đặc điểm chung của các quốc gia cổ đại phương Đông 2.1 Nhà nước hình thành sớm ven lưu vực các con sông lớn 5

2.2 Hoạt động kinh tế 8

2.3 Quan hệ xã hội và chính trị 11

2.4 Thành tựu rực rỡ về văn hoá 17

3 Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Trang 4

1 Mở đầu

Ngay từ khi có xã hội loài người, phương Đông từng là khu vực sinh tồn của bầy người nguyên thủy Rồi theo sự phát triển của lịch sử ở đây dần dần xuất hiện công xã thị tộc bộ lạc và sau đó là nhà nước Phương Đông được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người sáng tạo

ra chữ viết, văn học nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác

Xét về vùng lãnh thổ phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ Châu Á và phần Đông Bắc châu Phi Nói đến phương Đông cổ đại ta nghĩ ngay đến “tặng phẩm sông Nile”- Ai Cập, hay quốc gia nằm giữ hai dòng sông- Lưỡng hà, ngoài ra còn có Trung Quốc, Ấn Độ Mỗi quốc gia hình thành trên những vùng đất khác nhau, tôn giáo khác nhau, họ nói ngôn ngữ và sử dụng chữ viết riêng biệt, những di sản văn hóa nghệ thuật kiến trúc khác nhau mang bản sắc riêng của từng quốc gia Vậy hãy tìm hiểu xem họ có những đặc điểm chung nào?

Lượt đồ các quốc gia cổ đại phương Đông (ghi chú: các quốc gia có màu vàng và màu cam)

Trang 5

2 Những đặc điểm chung của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2.1 Nhà nước hình thành sớm ven lưu vực các con sông lớn: Đầu thiên

niên kỉ thứ III TCN những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn Cụ thể:

_ Ai Cập (sông Nile) : nằm ở Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nile Phía tây giáp sa mạc Libya, phía đông là Hồng Hải, phía bắc là biển Địa Trung Hải, phía nam giáp sa mạc Nubia và Ethiopia Địa hình chia ra hai khu vực rõ rệt là vùng Thượng Ai Cập( dãi thung lũng dài và hẹp có nhiều núi đá) ở phía Nam và Hạ Ai Cập( vùng đồng bằng châu thổ sông Nile màu mỡ và rộng lớn) ở phía Bắc.

Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới, dài khoảng 6500km, phần chảy qua

Ai Cập là 700km với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải có hai nhánh chính quan trọng là sông Nile Trắng và sông Nile Xanh Sông Nile Trắng bắt nguồn từ hồ Victoria nằm giữa Ugana, Kenya, Tanzania Sông Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana trên vùng cao nguyên Ethiopia Dòng Nile Xanh chảy ngược khoảng 1400km tới Khartoum thì gặp Nile trắng hợp nhất thành sông Nile Phẩn lớn nguồn nước sông Nile được cung cấp từ hồ Ethiopia( khoảng 80-85%) nhờ nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú của “lục địa đen”

Hằng năm, nước lũ sông Nile dân lên từ tháng 6 đến tháng 10, khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuông xuống gia tăng màu mỡ cho vùng đồng bằng châu thổ, rất thuận lợi cho việc trồng trọt Sử gia Hy Lạp cổ đại Herodot từng viết: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile” Ngụ ý nói về vai trò to lớn của sông Nile đối với sự phát triển kinh tế văn hóa của người Ai Cập

Một sự thật đáng buồn rằng sông Nile là dòng sông ô

nhiễm nhất vào thời đó do tục ướp xác người chết

Những người thợ ướp xác rửa xác và nội tạng trên sông

Nile (Nguồn ảnh: http://www.abay.vn/Images/up )

Hình thành nhà nước: Do yêu cầu trị thủy

sông Nile các liên minh công xã được hình thành

gọi là “Nom”, do những cuộc tranh chấp đất đai và

thôn tính lẫn nhau, dần dần vào giữa thiên niên kỉ

IV TCN các Nôm miền Bắc thống nhất thành

vương quốc Hạ Ai Cập với trung tâm ở

Bokđót(Đamanhur), các Nôm miền Nam thành

vương quốc Thượng Ai Cập với trung tâm ở

Nebut(Ombos) Bằng con đường chiến tranh thôn

tính Menes đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai

Trang 6

Cập thành nhà nước Ai Cập thống nhất Tuy còn nhiều nét sơ khai, nhà nước Ai cập hình thành mang đặc điểm của một nhà nước chuyên chế phương Đông

_Lưỡng Hà( sông Tigris và Euphrates): là vùng thung lũng giữa hai con sông Tigris và

Euphrates, phía Tây giáp sa mạc Syria, phía Đông giáp Ba Tư, phía Nam là vịnh Pecxich

Sông Tigris: là con sông phía Đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà cùng với sông Euphrates dài khoảng 2000km, bắt nguồn từ dãi núi Taurus phía Đông Thổ Nhĩ Kì và chảy theo hướng Đông Nam đến khi nhập vào Euphrates gần Al Qurna ở phía Nam Iraq Hai con sông này cùng tạo ra đường thủy Shatt al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư Thành phố cảng Basra nằm ở tuyến đường thủy Shatta al-Arab Trong thời kì cổ đại, ở hai bên và

gần sông Tigris đã mọc lên rất nhiều thành phố lớn thời bấy

giờ như Nineveh, Ctesiphon và Seleucia

Bản đồ sông Tigris và Euphrates.Hiện nay vùng đất này là “điểm

nóng xung đột quân sự mới tại Trung Đông” [ trích VOV5-hệ phát

thanh đối ngoại, 17/4/2014].(nguồn ảnh:

http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/09/dap2-3862-1412839952.jpg)

Sông Euphrates: dài khoảng 2.781 km Nó được tạo

thành bởi hai nhánh chính: Nhánh Kara Su và Nhánh Murat

Hai nhánh Kara Su và Murat chảy song song về hướng tây

tới khi gặp nhau ở gần thành phố Keban Từ điểm này, hai

dòng chảy tạo thành sông Euphrates Dòng chảy phía trên hòa vào Euphrates qua những rặng đá và những hẻm núi dốc đứng, về phía đông nam qua Syria, và xuyên qua Iraq Sông Khabur và sông Balikh, đều khởi nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, hòa vào Euphrates ở phía tây Syria Sông Euphrates sau đó chảy qua đồng bằng Syria.Khoảng 885 km kênh đào nối sông Euphrates với sông Tigres là đường đi quan trọng cho tàu thuyền trong vùng

Hình thành nhà nước: vào đầu thiên niên kỉ thứ III TCN trên vùng đồng bằng phía Nam Lưỡng Hà đã hình thành nhiều quốc gia thành thị Những thành thị ấy kết hợp với vùng đất đai phụ cận xung quanh trở thành những quốc gia thành thị độc lập buổi ban đẩu: Ur, Eridu, Lagate, Kit, Uruk, chủ nhân của nhữngg quốc gia thành thị cổ ấy là người Sumer Mỗi thành thị là một quốc gia độc lập dưới sự cai quản của Patesi( chức vị cao nhất trong thành bang)

_ Ấn Độ(sông Ấn và Sông Hằng) : là một bán đảo hình tam giác, nằm ở Nam Á, án ngữ phía bắc là dãy núi cao nhất thế giới Himalaya, hai mặt còn lại giáp biển, nằm giữa đường biển từ Tây sang Đông ( Hồng Hải và Vịnh Ba Tư sang Biển Đông và Thái Bình Dương)

Sông Ấn Độ : gọi tắt là sông Ấn (Shindh darya) còn được gọi là Shindu(tiếng Phạn), Shinthos( tiếng

Hy Lạp), là con sông chính của Pakistan (phần chảy qua Pakistan 93%, Ấn Độ 5%, Trung Quốc 2%)

Trang 7

Chiều dài sông Ấn tùy theo cách đo đạc dao động từ 2900-3200km Trước năm 1947 khi xảy ra Ấn Hồi phân chia thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan thì sông Ấn là con sông lớn thứ nhì của xứ Ấn Độ ở vùng Nam Á Địa danh Ấn Độ cũng xuất phát từ con sông này Sông Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng chảy

từ dãy núi Himalaya theo hướng đông nam lên tây bắc qua Kashmir trước khi rẽ về hướng nam chếch nam tây nam sau khi vào địa phận Pakistan Vùng tây bắc Ấn Độ-lưu vực của sông Ấn, khí hậu khô nóng xê dịch ít nhiều lên trên (trong khoảng vĩ độ 25-30o) tạo nên sa mạc Thar, rất hiếm mưa và chịu tác động của sa mạc cát bay dữ dội, hằng năm phủ một lớp dày trên bờ trung lưu sông Ấn

Sông Hằng: dài khoảng 2580km, diện tích mặt nước 9.050.000km2 chảy từ vùng núi tuyết Himalaya chảy suốt không ngừng qua hàng ngàn vùng núi hẻo lánh sau đó đổ ra vịnh Bengal Sông có hai đầu nguồn: sông Jalegienunda vả Pagileti, thượng nguồn hai con sông này nước chảy xiết rất mãnh liệt Thủy trình của sông Hằng lúc xuyên qua núi cao lúc ngập chìm vào rừng thẳm, nhìu nhánh sông dọc hai bên cùng đổ vào sông Hằng nên lượng nước sông rất lớn Vùng đông bắc lưu vực sông Hằng chịu tác động của gió mùa, có mưa nên cây cối tốt tươi Sông Hằng còn là dòng sông thiêng liêng trong lòng những tín đồ Phật Giáo

Hình thành nhà nước: khoảng 2000 năm TCN , công xã nguyên thuỷ tan rã, Ấn Độ bước vào xã hội có giai cấp nhà nước, với sự tồn tại của nhiều quốc gia, trong đó vương quốc Magađa đóng vai trò chủ đạo ở miền bắc Ấn vào thời kì thế kỉ thứ VI TCN

_ Trung Quốc ( sông Hoàng Hà và Trường Giang): là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, lãnh thổ trải dài từ trung đến phía đông châu Á, lãnh thổ Trung Quốc vừa rộng, vừa có địa hình đa dạng và khá phức tạp: cao ở phía tây, thấp dần về phía Đông Miền tây đất cao, nhiều núi, khí hậu khô hanh, miền đông đất thấp hơn gần biển nên khí hậu tương đối ôn hòa Trung Quốc có khoảng 5000 con sông lớn nhỏ thuận theo hướng nghiêng của địa hình chảy về hướng đông Hai con sông lớn nhất là Hoàng Hà và Trường Giang

Sông Hoàng Hà: nghĩa là “sông màu vàng” là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc sau sông Trường Giang có chiều dài 5464km bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải trên cao nguyên Thanh Tạng, sông chảy theo hướng nam uốn con về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng nam đến thành phố Lan Châu Nhiều lần đổi hướng chảy và cuối cùng đổ ra biển Bột Hải Nước sông Hoàng Hà có màu vàng bởi do lượng phù sa mà nó mang theo, nguồn phù sa dồi dào trở thành tài nguyên quan trọng đem lại hạnh phúc cho người dân vùng bình nguyên Hoa Bắc Theo lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc,Hoàng Hà vừa đem lại lợi ích vừa đem lại tai họa cho người dân, vì

thế nó còn được coi là "Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc" (pinyin: Zhōngguó de Jiāoào) và "Nỗi buồn của Trung Quốc" (pinyin:Zhōngguó de Tòng) Các ghi chép chỉ ra rằng, từ năm 602 đến ngày nay, con

sông này đã ít nhất 5 lần đổi dòng và các con đê bao bọc đã vỡ không dưới 1.500 lần Lần thay đổi dòng năm 1194 đã phá vỡ hệ thống tưới tiêu của sông Hoài trong gần 700 năm sau Phù sa Hoàng Hà

đã ngăn chặn dòng chảy của sông Hoài và làm hàng ngàn người mất nhà ở Mỗi lần đổi dòng nó khi thì

Trang 8

đổ ra Hoàng Hải, khi thì ra vịnh Bột Hải Hoàng Hà có dòng chảy như ngày nay từ năm 1897 sau lần đổi dòng cuối cùng năm 1855.Trong suốt thế kỷ 20, Hoàng Hà mang ra biển khoảng 0,9x10⁹ tấn trầm tích/năm.Hàng thế kỷ của việc bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn

Sông Trường Giang: còn gọi là sông Dương Tử, là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ Sông Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy và Giang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng Hải và Nam Hải.Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử Sông Dương Tử góp phần quan trọng trong việc hình thành các nguồn gốc văn hóa miền nam Trung Quốc Hoạt động của con người đã được phát hiện ở khu vực Tam Hiệp cách đây 27.000 năm.Từ xa xưa con sông này đã là tuyến giao thông huyết mạch trong lãnh thổ Trung Quốc nối liền phương bắc và phương nam và có ý nghĩa kinh tế đặc biệt quan trọng

Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa đã gây ra nhiều lũ lụt nhưng khi lũ rút đi đã để lại một lượng phù sa lớn, bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt, phát triển nông nghiệp Lưu vực hai dòng sông này đã phát sinh một nền văn minh lớn nhất, có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử loài người và còn tiếp tục phát triển đến ngày nay

Hình thành nhà nước: khoảng 3000 năm TCN, công xã nguyên thuỷ tan rã, Trung quốc bước vào thời kì dân chủ quân sự, thời kì quá độ từ xã hội nguyên thuỷ lên xã hội có giai cấp với thủ lĩnh liên minh các bộ lạc được các thành viên hội đồng bầu cử một cách dân chủ, theo truyền thuyết ở lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh bộ lạc nối tiếp nhau- đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc,

Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ Năm 2140 TCN, nhà Hạ ra đời, người sáng lập triều Hạ là Khải con của Vũ, là triều đại đầu tiên của Trung Quốc

*Nước ta cũng hình thành nền văn minh lúa nước trên lưu vực sông Hồng, sông Mã*

2.2 Hoạt động kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp với cơ sở kinh tế là thôn xã (công xã nông thôn)

Nguyên nhân : hình thành trên lưu vực các con sông lớn do đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi đó là đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt,… Ngoài ra một trong những điều kiện thuận lợi khác của phương Đông đó là cư dân đã sớm bước vào thời đại kim khí, sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại đã làm biến đổi to lớn xã hội loài người Cụ thể, cư dân phương Đông đã bước vào thời đại đồ đồng rất sớm vào khoảng thiên

Trang 9

niên kỉ thứ IV TCN thời điểm mà các quốc gia cổ đại hình thành, vào khoảng 4000 năm trước đây cư dân Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ Thời đại đồ đồng tại tiểu lục địa Ấn Độ đã bắt đầu khoảng năm 3300 TCN Các dân cư cổ đại của thung lũng sông Ấn (Indus), người Harappa, đã phát triển các kỹ thuật mới trong luyện kim và sản xuất đồng, đồng đỏ, chì và thiếc Đến khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng đồng thau Từ đồng thau con người đã chế tạo ra nhiều công cụ như lưỡi rìu, lưỡi cuốc, phục vụ cho nông nghiệp Đặc biệt sự xuất hiện của sắt có ý nghĩa vô cùng to lớn, người Hatti (một tộc người thuộc bán đảo Tiểu Á) là giống người đầu tiên đã chế tạo ra rất nhiều đồ sắt nên họ đã trở thành một bộ tộc hùng mạnh ở Tiểu Á Tại Tiểu Á (Anatolia), sắt đã được sản xuất có hệ thống từ nguồn lớn chứa sắt trong các vẫn thạch, không xa từ các nguồn thời đại đồ đồng của các kim loại khác Các nghiên cứu khảo cổ gần đây tại thung lũng sông Hằng, Ấn Độ chỉ ra rằng công việc luyện sắt sớm nhất tại khu vực này có từ khoảng năm 1800 TCN F.Engels từng nhận

định: ‘sắt cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang

được miền rừng rú rộng lớn hơn, sắt khiến cho người thợ thủ công có được một công cụ cứng và sắc

mà không có một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương đầu với nó được” Nhà

học giả người Mỹ: H.Morgan tác giả quyển Xã hội cổ đại, cũng đã từng nói: “ Phát minh ra đồ sắt đó

là việc quan trọng nhất lịch sử loài người, hết thảy mọi phát minh khác so với nó đều bị liệt vào hàng thứ yếu hoặc không đáng kể” (Cố nhiên Morgan nói như vậy vì thời ông sống chưa phát minh ra máy

hơi nước) Nhờ vậy mà nền văn minh nông nghiệp ở phương Đông sớm hình thành và phát triển tới đỉnh cao

Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng khá phát triển ở các gia đình nông thôn Ngoài ra thủ công nghiệp cũng ra đời với những người thợ chuyên môn tài giỏi sản xuất công cụ, các đồ dùng đáp ứng cho cuộc sống sinh hoạt, lao động của con người như dệt vải làm đồ gốm, chế tác công cụ đồng, sắt, Nhưng nghề thủ công của các quốc gia phương Đông không phát triển thành nền kinh tế hàng hóa thị trường do sự phân công chuyên môn hóa giữa các ngành chưa diễn ra sâu sắc, năng xuất lao động kém, công cụ thô sơ, kỷ thuật sản xuất lạc hậu nên nó chỉ bổ trợ cho nền kinh tế đóng kín của các làng xã vốn còn nặng nề tàn dư của xã hội nguyên thủy Tóm lại kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu của các quốc gia phương Đông cổ đại

Đặc điểm kinh tế nền nông nghiệp :

Nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung, tự cấp và khép kín trong thôn xã, thôn xã rất ít

có liên hệ với thành thị Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều kiện phát triển, được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn

Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên tư liệu sản xuất chính là ruộng đất Xuyên suốt hàng thế kỉ vấn đề ruộng đất là một vấn đề nan giải ở các quốc gia phương Đông Khi mà sự tồn tại dai dẳng và ngoan cố của các tổ chức công xã nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc thời nguyên thủy và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruột đất trong các xã hội cổ đại phương Đông Nói như

C.Mác ( trong thư gửi F.Engel ngày 2/6/1853): “Việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất là cơ sở

của tất cả các hiện tượng ở phương Đông ” Nhưng ở những vùng kinh tế phát triển, nó đã dần dần

Trang 10

phân hoá, xuất hiện một số ruộng đất tư hữu Nông dân trong thôn xã có hoàn cảnh không giống nhau trong đó hình thái chiếm chủ đạo là nông dân tự do Người nông dân trong công xã có nghĩa vụ cày cấy và nộp thuế là nghĩa vụ mà họ phải gánh vác đối với quốc gia nhưng trong thực tế đó là việc bóc lộc trắng trợn của vua đối với các thành viên công xã

Qui mô sản xuất nhỏ và gắn liền với công tác thủy lợi Những khó khăn trong việc trị thủy và công cuộc chinh phục tự nhiên đã phần nào khiến cho người dân phương Đông qua hàng thế kỉ đã tích lũy cho mình những kiến thức nông nghiệp nhất định phục vụ cho sản xuất và đời sống của mình

Tính chất nông nghiệp biểu hiện ở: Tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân gian rất độc đáo, phổ

biến là tính ngưỡng sùng bái tự nhiên

Ai Cập: Sự kết hợp các điều kiện địa lý thuận lợi góp phần vào sự thành công của văn hóa Ai Cập

cổ đại, quan trọng nhất trong đó là đất đai có độ màu mỡ cao, kết quả từ sự ngập lụt hàng năm của sông Nile Như vậy, người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra một nguồn lương thực dồi dào Các loài thực vật như tiểu mạch, đại mạch chà là, sen, cây papyrus sinh sôi này nở quanh năm Quản lý đất đai là rất quan trọng trong thời Ai Cập cổ đại bởi vì số thuế được thu dựa trên số lượng đất mà một người sở hữu.Công việc đồng áng ở Ai Cập phụ thuộc vào chu kỳ của sông Nile Người Ai Cập ghi nhận ba mùa: Akhet (lũ lụt), Peret (trồng trọt), và Shemu (thu hoạch) Mùa lũ lụt kéo dài từ tháng sáu tới tháng chín, bồi đắp hai bên bờ sông một lớp phù sa lý tưởng, giàu khoáng chất cho việc trồng trọt Sau khi nước lũ rút, mùa gieo trồng kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 Nông dân cày và trồng hạt giống trên các cánh đồng, được tưới bằng mương, kênh rạch Ai Cập vốn có lượng mưa hàng năm ít, do đó, nông dân

đã dựa vào sông Nile để tưới nước cho cây trồng của họ Từ tháng ba tới tháng năm, nông dân sử dụng liềm để thu hoạch cây trồng của họ, mà sau đó đã đập với một cái đập lúa một để tách riêng rơm khỏi hạt thóc lúa Sàng lọc loại bỏ trấu khỏi thóc, các hạt thóc lúa sau đó

được nghiền thành bột, ủ làm bia, hoặc được lưu trữ để sử dụng sau

này.Người Ai Cập cổ đại trồng lúa mì và lúa mạch, và một số loại

ngũ cốc khác, tất cả đều được sử dụng để làm cho hai loại thực

phẩm chính là bánh mì và bia Các cây lanh bị nhổ bật gốc trước khi

chúng bắt đầu ra hoa, vốn được trồng để lấy sợi Những sợi này

được tách dọc theo chiều dài của nó và xe thành sợi, được sử dụng

để dệt vải lanh và may quần áo Cây cói mọc trên các bờ của sông

Nile đã được sử dụng để làm giấy Rau và hoa quả được trồng ở

những mảnh đất vườn, gần các ngôi nhà và trên khu đất cao hơn, và

phải được tưới nước bằng tay Rau bao gồm tỏi tây, tỏi, dưa hấu, bí,

đậu, rau diếp, và các cây trồng khác, ngoài ra còn có nho đã được

chế biến thành rượu Hằng năm lề cúng thần Osiris( được coi là thần nông nghiệp của văn minh sông Nile) kéo dài 18 ngày với lễ cảy ruộng, lễ gieo hạt… Hình trên là cảnh nông nghiệp từ ngôi mộ của Nakht, vương triều thứ 18 tại Thebes Trong hình mô tả cảnh nông nhân cày ruộng, thu hoạch các loại cây trồng, và đập các hạt dưới sự chỉ đạo của một “nomarque” Nguồn ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ai_C%E1%BA%ADp_c%E1%BB%95_

%C4%91%E1%BA%A1i#mediaviewer/File:Tomb_of_Nakht_(2).jpg

Ngày đăng: 18/03/2016, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w