1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)

16 375 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 845,38 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)Báo cáo thực tập Địa lí (đại học khoa học tự nhiên Hà Nội)

Trang 1

Trường đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội

BÁO CÁO THỰC TẬP KHÓA K54

Tuyến đi: bờ biển dọc cửa Ba Lạt

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Văn Phái

CN Đặng Kinh Bắc

Sinh viên: Bùi Văn Chủ

Nguyễn Văn Đạt

Lê Tiến Đạt Nguyễn Danh Hội Phạm Thị Tám Hương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Phương

Lê Thị Hồng Phượng Nguyễn Chiến Thắng

Hà Nội, 03/2013

Trang 2

MỞ ĐẦU (Nguyễn Thu Phương) Tính cấp thiết

Việc nắm vững kiến thức lí thuyết sách vở là chưa đủ đối với sinh viên nghành địa

lý, một nghề đòi hỏi phải quan sát tìm tòi ngoài ghế nhà trường Chính vì vậy, môn học thực tập chuyên ngành là cơ hội để sinh viên tiếp xúc thực địa, củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, có kỹ năng để tiếp cận vấn đề một cách trọn vẹn cả trên lý thuyết và thực tiễn Là một môn học quan trọng trong bộ môn Địa mạo chuyên ngành Địa lý và môi trường biển, tuyến thực địa dọc bờ biển Thái Bình - Nam Định đã giúp sinh viên nhận biết các dạng địa hình cơ bản và quá trình tiến hóa phát triển đường

bờ

Khu vực nghiên cứu

Khu vực cửa Ba Lạt và ven biển từ xã Nam Cường (bãi biển Đồng Châu - huyện Tiền Hải – Thái Bình) đến Hải Thịnh (huyện Hải Hậu – Nam Định)

Mục tiêu

Tạo điều kiện cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, có cơ hội thực tế, gắn kết những lí thuyết đã học trên giảng đường với môi trường bên ngoài Cụ thể là:

 Về kiến thức: nhận biết, hiểu và phân tích được các quá trình địa mạo bờ biển, các thành tạo địa hình, thành phần vật chất; các hệ sinh thái cửa sông ven biển; các tai biến thiên nhiên; các hoạt động khai thác và sử dụng đất khu vực nghiên cứu

 Về kĩ năng: ghi chép mô tả điểm khảo sát, sử dụng các thiết bị đo đạc như GPS, sử dụng bản đồ, vẽ lát cắt địa hình

 Về kĩ năng khác: tổ chức khảo sát thực địa, làm việc nhóm, tổng kết thực địa viết báo cáo và đặc biệt là bước đầu thành lập bản đồ địa mạo khu vực

Nội dung chính của đợt thực tập

Khi chúng ta đến khảo sát đều nghiên cứu các nhân tố sau:

 Tọa độ điểm khảo sát

 Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

 Các quá trình địa mạo đã và đang xảy ra và địa hình do chúng tạo thành

Trang 3

 Đặc điểm thổ nhưỡng và các loại thổ nhưỡng khác nhau

 Đặc điểm lớp phủ thực vật

 Đặc điểm địa lí nhân văn (dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội…)

 Tình hình sử dụng đất/ lãnh thổ và các loại tài nguyên khác

Lộ trình

Chuyến khảo sát thực địa kéo dài trong 3 ngày với những nhiệm vụ chính sau:

 Ngày 4/3: khảo sát khu vực cửa Lân, đoạn bờ biển Đồng Châu – Tiền Hải – Thái Bình: quan sát đặc điểm hình thái bãi triều, giải thích sự phát triển của doi cát ở phía Bắc cửa Lân

 Ngày 5/3: qua phà sang Nam Định,khu vực khảo sát chính: (1) bãi biển Quất Lâm: dọc đê biển từ Hải Thiện – Giao Hải đến cuối đê biển có kè hiện tại của bãi Quất Lâm ,(2) mặt cắt chi tiết ở Quất Lâm: từ vị trí cao nhất trên dải Cồn Nhất đến đê biển dọc đường quốc tỉnh lộ Đây là khu vực bờ biển bị biến động mạnh Xác định được các thành tạo địa hình dọc mặt cắt chi tiết ở đây với mục đích thành lập bản

đồ địa mạo khu vực này

 Ngày 6/3: khảo sát bãi biển dọc đê biển từ xã Hải Triều – Hải Hậu đến cửa sông Ninh Cơ Đây là khu vực bờ biển bị xói mòn mạnh mẽ

Trang 4

CHƯƠNG 1

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH

KHU VỰC THỰC ĐỊA 1.1 Cấu trúc địa chất và tân kiến tạo (Bùi Văn Chủ)

Theo tài liệu tham khảo thì về mặt cấu trúc, vùng nghiên cứu nằm ở rìa biển Delta sông Hồng Delta sông Hồng là một vùng trũng được thành tạo vào Kainozoi dưới dạng một địa hào phân bậc bởi các đứt gãy TB – ĐN Phần trũng trung tâm kẹp giữa đứt gãy sông Chảy và sông Lô bị sụt lún liên tục trong Kainozoi nên trũng sông Hồng

đã được lấp đầy bởi trầm tích dày tới 14km ở trung tâm vịnh Bắc bộ và tới 5km ở rìa đồng bằng sông Hồng Riêng trầm tích Đệ tứ, bề dày đạt tới 100 – 150m theo các tài liệu địa chất và cổ địa lý, châu thổ sông Hồng là vùng sụt võng được đền bù bởi sự lắng đọng trầm tích khá mạnh mẽ, chế độ delta chỉ biểu hiện rõ nét nhất từ thời kì Mioxen (N1) Các quá trình biển tiến, biển thoái diễn ra nhiều lần trong thời kì Plioxen (N2) và thời kì Đệ tứ (Q) đã làm thay đổi về hình thái, diện tích của khu vực cửa Ba Lạt Cuối thời kì Pleistoxen, biển rút ra xa vịnh Bắc Bộ và dải delta sông Hồng chịu tác động của chế độ lục địa và còn kéo dài sang cả thời kì đầu Holoxen Xét riêng khu vực hai huyện Giao Thủy và Hải Hậu: nằm trong đới nâng yếu vào tân kiến tạo Đới này được giới hạn bở đứt gãy sông Hồng, đứt gãy Xuân Trường, đứt gãy sông Chảy và đứt gãy Văn Lý Theo các tài liệu thu thập cho thấy đới này nâng lên vào giai đoạn Paleogen – Neogen và bị sụt lún mạnh vào Neogen – Đệ tứ Đứt gãy Văn Lý và hoạt động sụt lún của cánh phía lục địa là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng hoạt động xói lở bờ biển của khu vực

1.2 Điều kiện khí hậu (Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Danh Hội, Hoàng Duy Khánh)

Khí hậu khu vực đi khảo sát mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam: khí hậu nhiệt đới gió mùa Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

Trang 5

Chế độ gió

Chế độ gió ở khu vực thực địa mang tính gió mùa rõ rệt Mùa đông chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa ĐB với các hướng gió thịnh hành là B, ĐB, Đ Ngược lại, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa TN biến tính khi vào Vịnh Bắc Bộ có các hướng chính là N, ĐN Trong mùa chuyển tiếp hướng gió thịnh hành chủ yếu là Đông nhưng tốc độ không mạnh bằng các hướng gió cơ bản của hai mùa chính Sự lặp lại của các mùa trong nhiều năm của gió và các yếu tố khí hậu khác đã làm cho địa hình cảnh quan ở đới bờ phát triển mang tính nhịp điệu Trên đất liền gió thường thể hiện bằng chức năng phá hủy, vận chuyển và tích tụ, song đối với dải ven bờ gió có vai trò quyết định đối với chế độ sóng ven bờ

Hoạt động của bão

Nước ta nằm trong đới chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão hình thành ở Tây Thái Bình Dương cũng như ở Biển Đông Bão đổ bộ vào các vùng ven biển cửa sông thường gây ra sóng to, gió lớn, nước dâng… làm phá đê, nhà cửa, biến dạng lòng dẫn

và địa hình ven biển Tuy bão xuất hiện không thường xuyên nhưng năng lượng lớn gấp nhiều lần các quá trình động lực khác Trong khoảng thời gian bão đi qua nó có thể phá hủy và làm xóa đi toàn bộ các dạng địa hình bờ biển đã tồn tại trước đó và làm xuất hiện những dạng địa hình mới Ví dụ cơn bão Kate năm 1973 đã cắt đôi Cồn chắn trước cửa Ba Lạt tạo thành Cồn Vành và Cồn Lu

Một số hình ảnh đê biển Nam Định bị tàn phá trong trận bão số 7 (ngày 27/9/2005)

Trang 6

Sóng bão cũng là một nhân tố động lực không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu địa hình dải ven bờ Sóng bão thường có năng lượng cao lại kèm theo hiện tượng nước dâng nên thường gây ra những biến động rất lớn đối với dải địa hình ven biển Trong thời gian chế độ sóng ổn định thường tạo ra trắc diện bờ có các con trạch hay

gờ cát Trắc diện này thường bị phá hủy khi có bão, vật liệu bãi bị xói lở và cuốn ra biển Có hai trường hợp xảy ra: một là các vật liệu bãi bị sóng bão cuốn đi xa ra biển thì lại bị đưa đi nơi khác, điều này dẫn tớ khả năng xói lở bờ cao tại vị trí đó nếu như không được các nguồn bồi tích từ nơi khác mang đến bù đắp lại; trường hợp thứ hai là các vật liệu bị cuốn ra phía biển và tích tụ lại thành các val cát ở phía ngoài, sau khi bão hết với tác động của di chuyển ngang, các vật liệu này lại dịch chuyển về phía bờ

và tạo ra trắc diện bờ mới giống như trước khi có bão

1.3 Điều kiện thủy – hải văn

Chế độ thủy văn

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ thủy văn của sông Hồng

và các nhánh nhỏ của nó Mặt khác khu vực cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn ven biển đồng bằng Bắc Bộ thay đổi phức tạp nhất là khi sự can thiệp ngày cang mạnh mẽ của con người thông qua các hoạt động dân sinh kinh tế

Chế độ hải văn

Sóng

Về vai trò của sóng: khi di chuyển từ biển khơi vào bờ, năng lượng sóng bị tiêu hao do ma sát đáy và vận chuyển vật chất, phần còn lại chúng sẽ sử dụng vào việc phá hủy bờ và đáy

Xét về chế độ sóng ven bờ của tuyến thực tập: mang đặc trưng theo mùa Mùa hè các sóng chiếm ưu thế là sóng hướng Đ, ĐN, N; mùa đông hướng sóng thống trị là hướng B, Đ và ĐB với dặc điểm phân bố năng lượng sóng trong khu vực như sau: (1) với sóng hướng Đ, năng lượng sóng tập trung lớn nhất ở khu vực cửa Ba Lạt, phía TN

Trang 7

cửa Hà Lạn; (2) ở khu vực cửa Ba Lạt và Hải Lý – Hải Chính với sóng hướng ĐĐN; (3) ở khu vực Hải Lý – Hải Triều với sóng hướng ĐN; (4) ở cửa Ba Lạt với sóng hướng N và (5) cả đoạn bờ biển vùng cửa sông Hồng khi có sóng ĐB Qua đó có thể thấy toàn bộ dải bờ biển khu vực thực địa là nơi thường xuyên chịu tác động mạnh mẽ của sóng vào tất cả các mùa trong năm Điều này dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ địa hình và trầm tích trong khu vực

Thủy triều và dòng triều

Đây là khu vực có chế độ nhật triều đều, trong ngày thường xuất hiện đỉnh triều và một chân triều Trung bình, trong một tháng có hai kỳ nước lớn với biên độ dao dộng mực nước từ 2-4m, kéo dài 2-3 ngày Biên độ triều giảm dần từ 3m ở phía bắc (cửa Thái Bình) và xuống 1,9m ở phía nam (cửa Đáy)

Dòng triều tuân theo chế độ triều không đều Dòng triều này chiếm ưu thế và đạt các giá trị lớn nhất vào các tháng 1, 6, 7 ,8 và 9 Hướng thịnh hành nhất của dòng chiều rơi vào hướng Đông Bắc và Tây Nam, song song với bờ

Sóng và dòng chảy do sóng được chia thành 3 mùa rõ rệt : mùa đông, mùa hè và mùa chuyển tiếp Chiều cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2m và ven bờ là 0,5 -0,6m Sóng có thể đạt tới chiều cao lớn nhất là 2 – 3m ở ven biển và 6m ở ngoài khơi Dòng chảy trôi do gió tương đối ổn định, phụ thuộc vào tốc độ gió, hướng gió và thời gian tồn tại của gió Trong các tháng hè, dòng trôi ít phát triển hơn các tháng mùa đông do trường gió Đông Bắc ổn định hơn trường gió Đông Nam

Dòng bồi tích dọc bờ

Hướng của dòng bồi tích luôn có sự dịch chuyển từ bờ lồi đến bờ lõm Cụ thể là trong khu vực khảo sát dòng bồi tích dọc bờ thống trị trong năm có hướng N – B đoạn

từ cửa Lân đến cửa Ba Lạt và B – N từ cửa Ba Lạt xuống phía cửa sông Ninh Cơ Tại đới ven bờ, vận chuyển bùn cát bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đồng thời của sông và biển Tùy thuộc vào đặc điểm tương tác sông – biển mà tại mỗi khu vực vận chuyển bùn cát có những xu thế riêng Trong mỗi trường hợp cụ thể, việc xác định

Trang 8

trực tiếp mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố sông – biển đến lượng bùn cát vận chuyển bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn Vì vậy, trước hết xu thế vận chuyển chung cần được xác định để tính toán cho công tác tính toán định lượng tiếp theo Tại vùng biển khảo sát bùn cát có xu thế vận chuyển về phía nam

Dòng chảy tổng hợp

Tại các cửa sông, dòng chảy tổng hợp là sản phẩm của sự tương tác giữa dòng triều và dòng sông Mùa đông khi triều lên, dòng triều có thể thắng thế hoặc cân bằng với dòng chảy sông Mùa hè, trong lũ lớn dòng chảy sông chiếm ưu thế rõ rệt so với dòng triều Do vậy, hình thành dòng chảy tổng hợp luôn hướng ra biển Khi triều lên làm tồn đọng nước, đẩy mạnh hoạt động tồn đọng trầm tích ở các val bờ ngầm, các cồn, lạch phụ Ngược lại khi triều rút, dòng chảy tổng hợp là tổng của dòng sông và dòng triều, có tốc độ lớn, gây xói sâu lòng dẫn ở các cửa sông hoặc có thể phá vỡ các cồn chắn của sông

Trong đới sóng vỡ, mùa đông dòng chảy chủ yếu là hướng Tây Nam, còn mùa hè

là hướng Đông Bắc Dòng chảy tổng hợp mạnh hơn khi triều rút và giảm khi triều dâng Do dòng triều có hướng Đông Bắc khi triều dâng và Tây Nam khi triều xuống Tại khu vực nghiên cứu, hướng dòng chảy tổng hợp ở độ sâu 0-3m chủ yếu song song với bờ và một phần vuông góc với bờ hướng ra biển Các hướng chính của dòng chảy tổng hợp lệch đáng kể so với trục dài elip nhật triều, khẳng định vai trò của dòng dư, đặc điểm là dòng chảy do gió Trong đới sóng lan truyền dòng chảy tổng hợp luôn có hướng ĐB – TN và mạnh hơn vào mùa đông

1.4 Dao động mực nước biển trong thời kì hiện đại

Xói lở bở biển cũng là một quá trình quan trọng trong việc thành tạo địa hình bờ biển, nó phá hủy đi các dạng địa hình tích tụ ban đầu Và một trong những nguyên nhân quan trọng gây xói lở bờ biển là sự dâng lên của mực nước biển đại dương trong những thập kỉ gần đây Sự dâng cao của mực nước biển sẽ dẫn đến gốc xâm thực cơ sở

bị nâng lên, làm tăng độ dốc bãi Khi đó hoạt động xói lở bờ sẽ xảy ra để bờ biển đạt một trắc diện cân bằng mới

Trang 9

1.5 Tác động của con người

Ảnh hưởng của hệ thống đê biển:

Quá trình quai đê lấn biển: theo Đại Việt sử kí toàn thư được bắt đầu từ thời nhà

Lý – thế kỉ 11 Tới đầu thế kỉ 18, hệ thống đê biển đã được mở rộng đáng kể, tạo thành từng dải rộng chạy dọc ven biển Lịch sử quai đê lấn biển có dấu ấn rõ rệt khi Nguyễn Công Trứ tiến hành khai hoang lấn biển đầu thế kỉ 19 Các tuyến đê xây dựng thời kì này đã tạo ra các vùng đất mới hiện nay là hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn Ở Thái Bình, sau tuyến đê Đại Hoàng do Nguyễn Công Trứ xây dựng năm 1828, nhiều tuyến đê quai liên tục được xây dựng, mở rộng diện tích với tốc độ nhanh về phía biển Tại khu vực Trà Lý, từ 1809 đến 1892 diện tích quai đê được 1642,5ha, giai đoạn 1892 – 1956 quai được 1334,4ha

Tại Nam Định quá trình quai đê cũng bắt đầu từ năm 1828 ở Giao Thủy Từ 1828 đến 1990 tổng diện tích đất quai được là 7026ha, trong đó riêng 30 năm (1960 - 1990) diện tích đất quai chiếm 75 % ( 5.256ha) Khu vực cồn Ngạn có diện tích quai lớn nhất, từ năm 1960 đến nay đã quai được 2004ha

Bên cạnh các công trình quai đê lớn kể trên, còn có các công trình quy mô nhỏ hơn với diện tích đất quai không quá 100ha Loại hình này chủ yếu phục vụ trực tiếp cho việc khai thác vùng đất bồi làm đầm nuôi hải sản ở cấp xã Diện tích đất quai được chủ yếu từ 20 – 30ha, đến 50 – 70 ha Đê bao đầm nuôi tôm có độ dốc từ 25o –

40o , rộng 1-2m, một số được lát gạch ở mặt ngoài

Việc quai đê lấn biển đã hình thành những bề mặt tích tụ trong đê đồng thời hệ thống đê biển cũng ảnh hưởng đến quá hướng và quá trình tích tụ của các cồn cát mới phát triển dọc theo đê

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO KHU VỰC KHẢO SÁT 2.1 Đặc điểm địa hình địa mạo (Phạm Thị Tám Hương, Nguyễn Thị Phương, Lê Thị Hồng Phượng)

Trên cơ sở các tìm hiểu tài liệu, khảo sát thực địa và sự hướng dẫn của thầy cô có thể thấy khu vực nghiên cứu (khu vực ven biển huyện Giao Thủy) có các dạng địa hình chính sau:

2.1.1 Địa hình hỗn hợp sông – biển

Bề mặt tích tụ sông – biển trước năm 1940

Đây là bề mặt địa hình đã thoát khỏi chế độ động lực hiện đại ở khu bờ, phân bố với diện tích không lớn ở các xã Giao Long, Giao Yến, Giao Thịnh Dải đồng bằng này nằm phía trong tuyến đê được xây năm 1940 Bề mặt tích tụ này sau khi đắp đê

đã trở thành các vùng đất ổn định được người dân cải tạo đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và trồng rau màu

Bề mặt tích tụ sông – biển sau năm 1940

2.1.2 Địa hình nguồn gốc biển

Cồn cát

Các cồn cát chính là các val bờ cổ, thường nằm song song với đường bờ và luôn

có xu hướng dịch chuyển về phía bờ trong quá trình tiến hóa Ven dải đồng bằng khu vực huyện Giao Thủy, các val bờ cổ có kích thước và hình thái rất khác nhau, có hướng chủ yếu là ĐB – TN và chuyển dần sang hướng á vĩ tuyến Về kích thước, các cồn cát cổ thường lớn hơn các cồn cát trẻ

Ngày đăng: 18/12/2016, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w