Thời gian gần đây, dân ca các dân tộc thiểu số đã được nhiều người quan tâm sưu tầm, nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả nhất định.Tuy nhiên phần lớn các đề tài tìm hiểu, nghiên cứu
Trang 1A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân ca là một loại hình trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, dân ca nói chung và dân ca dân tộc thiểu số nói riêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Nó bắt nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng
Dân ca chứa đựng tất cả những giá trị văn hóa truyền thống của một cộng đồng dân tộc, thông qua đó con người thể hiện khát vọng của mình về một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, con người, thiên nhiên giao hòa Dân ca Mông là một bộ phận quan trọng của dân ca Việt Nam, và được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến ngày nay Thời gian gần đây, dân ca các dân tộc thiểu số đã được nhiều người quan tâm sưu tầm, nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả nhất định.Tuy nhiên phần lớn các đề tài tìm hiểu, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc giới thiệu các làn điệu dân ca hoặc giới thiệu một làn điệu tại một địa phương nhất định.Việc nghiên cứu tìm hiểu các giá trị tiêu biểu của dân ca ở phạm vi hẹp tại một tỉnh vẫn chưa có nhiều Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hóa có sắc thái riêng, vì vậy, khi nghiên cứu về dân ca Mông, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể
Chính vì vậy, nghiên cứu về dân ca Mông ở mỗi địa phương là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu nhằm mục đích tiến tới xây dựng đời sống văn hóa mới và phát triển du lịch tại các thôn bản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
II Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Ý nghĩa khoa học
Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài có những ý nghĩa khoa học dừng ở phạm vi đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội như:
- Nghiên cứu và giới thiệu được những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt là dân ca Mông
- Tìm hiểu và rút ra những kết luận ban đầu về thực tế và tiềm năng du lịch văn hóa của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trang 22 Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu được đến người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh về nét đặc sắc văn hóa dân tộc Mông Từ đó đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về dân ca Mông
- Đưa ra hệ thống các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca dân tộc Mông
III ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã tìm hiểu được những nét đặc sắc về văn hóa của dân tộc Mông tỉnh Hà Giang và những đặc điểm nổi bật về dân ca Mông
Đã đưa ra được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các làn điệu dân ca Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang, hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Mông và phát triển du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn
IV MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Có vốn kiến thức phong phú, sâu sắc về dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
- Phát triển du lịch văn hóa dân tộc Mông tỉnh Hà Giang nói chung và cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về đời sống, những nét văn hóa cổ truyền
và dân ca của dân tộc Mông
- Quảng bá du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Mông tỉnh Hà Giang
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu này được thực hiện dựa trên một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (xã hội học, văn học)
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tài liệu, trang ảnh phục vụ cho việc xây dựng nội dung công trình
- Phương pháp miêu tả, so sánh, phân tích, tổng hợp để xử lý tư liệu thu được
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 3B KẾT LUẬN
1 Cũng như tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt, người Mông có
những nét văn hóa, văn nghệ đặc sắc riêng của họ Trong vốn văn nghệ truyền thống của dân tộc Mông, dân ca cũng chính là một trong những di sản văn hóa mà người
Mông đã dày công xây dựng từ thời “trời làm nạn hồng thủy/ gây mưa to nước lớn”
và truyền qua các thế hệ cho đến hôm nay Có thể nói, đây là một loại diễn xướng tổng hợp gồm ca – múa – nhạc – trò diễn, trong đó ngôn ngữ (lời ca) đóng một vai trò rất quan trọng Vì vậy, việc chỉ ra các cơ sở lí thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu dân ca Mông là nhằm hình dung đối tượng này trong những hướng khai thác nhằm mục đích hướng đến bảo tồn và phát triển du lịch như một loại hình văn hóa phi vật thế trên địa bàn tỉnh Hà Giang
2 Dân ca Mông có giá trị sâu sắc về mặt văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng
đối với cộng đồng người Mông Đây có thể được coi là bảo tàng thu nhỏ lưu giữ những giá trị văn hóa bền vững của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3 Đề tài nghiên cứu đã góp phần đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy
giá trị các làn điệu dân ca dân tộc Mông như: Đưa dân tộc Mông vào các hoạt động học tập và sinh hoạt cộng đồng, mở các lớp dạy học chữ và dân ca Mông Nên có các chính sách và chế độ ưu đãi với các nghệ nhân hát dân ca Mông, để bảo tồn và phát huy các giá trị của dân ca Mông một cách rộng rãi hơn Cũng như là tăng cường việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc tuyên truyền và quảng bá dân ca Mông trên các trang mạng xã hội
Các công trình nghiên cứu trước đây về dân ca Mông chủ yếu dưới góc nhìn văn học, tâm linh và tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Vì vậy, hi vọng nghiên cứu ban đầu về dân ca này sẽ là gợi mở tích cực cho những ai yêu quý và có khát vọng tìm hiểu vốn văn nghệ dân gian giàu bản sắc dân tộc Mông, hướng đến phát triển du lịch
và bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang