1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan an toan lo hoi

23 759 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 127,05 KB

Nội dung

Giới thiệu chung về thiết bị chịu áp lực1.1khái niệm cơ bản 1.1.1 Thiết bị chịu áp lực Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóahọc, sinh học, c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM



BÁO CÁO MÔN HỌC LÒ HƠI

Đề Tài: An toàn lò hơi

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giới thiệu chung về thiết bị chịu áp lực 4

1.1 khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Thiết bị chịu áp lực 4

1.1.2 Khái niệm về nồi hơi 4

1.1.3 Cháy nổ 4

1.2 Những yếu tố cơ bản của thiết bị chịu áp lực 5

1.2.1 Nguy cơ nổ 5

1.2.2 Nguy cơ bỏng 6

1.2.3 Các chất nguy hiểm có hại 7

2.Giới thiệu về an toàn lò hơi 7

3.Rủi ro về mất an toàn lò hơi 8

3.1 Rò rỉ lò hơi, khe nứt 8

3.2 Nổ lò hơi 8

3.2.1 Nguyên nhân 8

3.2.1.1 Nổ nhiên liệu 9

3.2.1.2 Tình trạng cạn nước 10

3.2.1.3 Xử lí nước không đảm bảo 11

3.2.1.4 Khởi động sai 13

3.2.1.4 Va đập gây hỏng hóc 14

3.2.1.5 Áp suất âm trong lò: 14

4 Các biện pháp giữ an toàn lò hơi 14

4.1 Sử dụng van an toàn 14

4.2 Sử dụng rơ le áp suất 15

4.3 Cảm biến nhiệt độ 15

4.3.1 Can nhiệt 15

4.3.2 Nhiệt điện trở RTD 16

4.3.3 Cấp nước lò hơi 17

5 Một số biện pháp xử lí khi sự cố xảy ra 17

5.1 Cạn nước quá mức 17

5.2 Các trường hợp lò hơi bị quá áp, quá nhiệt 18

5.3 Ống thủy báo mực nước ảo 19

5.4 Van an toàn bị hỏng 19

Trang 3

6 Kiểm định lò hơi và sức bền 20

6.1 Kiểm tra bên ngoài và bên trong, kiểm tra sức bền 20

6.2 Kiểm tra khả năng chịu áp lực 21

Kết Luận 23

Tài liệu tham khảo 24

Lời nói đầu

Sau học phần môn lò hơi, chúng em chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Đặng Thành Trung đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhóm chúng em tìm hiểu nghiên cứu về cấu tạo, vận hành, tính toán các thông số cơ bản của lò hơi Qua đây nhóm chúng

em xin chọn đề tài an toàn lò hơi để tổng kết lại phần nào kiến thức mà chúng em

đã được học và củng cố thêm các kĩ năng tìm kiếm và tổng hợp thêm kiến thức chuyên ngành từ các nguồn khác nhau để sao cho chúng em có một kiến thức tốt Nội dung bài báo cáo sẽ nói về các yêu cầu cơ bản cho lò hơi, các sự cố thường gặp và những cách khắc phục sự cố Bài làm sẽ giới thiệu cụ thể về các khái niệm, nguy cơ mất an toàn lò hơi, các cách phòng tránh nguy hiểm và khắc phục sự cố

Trang 4

1 Giới thiệu chung về thiết bị chịu áp lực

1.1khái niệm cơ bản

1.1.1 Thiết bị chịu áp lực

Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóahọc, sinh học, cũng như để bảo quản, vận chuyển…các môi chất ở trạng thái có ápsuất như khí nén, khí hóa lỏng, và các chất khác và có tên gọi riêng (ví dụ: nồi hơi,máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axetylen, thùng chứa, bình hấp…).Thiết bị áp lực được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏnghoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển Theo kỹ thuật an toàn nhữngthiết bị làm việc với áp suất từ 0.7KG/cm3 trở lên được coi là thiết bị chịu áp lực.Chúng có thể là thiết bị đơn chiếc và trọn bộ (bình axetylen, chai oxi…) cũng cóthể là những tổ hợp thiết bị (nồi hơi nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp, thiết

bị sản xuất và nạp oxi, hệ thống lạnh…) Đặc điểm chung nhất của các thiết bị chịu

áp lực là áp suất bên trong rất lớn nên khả năng chịu áp lực của các chi tiết đòi hỏirất cao, quy trình vận hành sử dụng nghiêm ngặt, vì nếu xảy ra sự cố thường gây

nổ và cháy rất nguy hiểm

1.1.2 Khái niệm về nồi hơi

Nồi hơi là một thiết bị chịu áp lực Nó là một thiết bị (hoặc tổ hợp thiết bị) dùng

để thu nhận hơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển để phục vụ các mục đích khácnhau nhờ năng lượng được tạo ra do đốt nhiên liệu trong các buồng đốt

Điều kiện cần và đủ để cháy nổ có thể xảy ra:

Cháy và nổ muốn xảy ra cần có điều kiện cần và đủ là: phải có môi trường nguyhiểm cháy (nổ) và nguồn gây cháy (kích nổ) Để cháy (nổ) đều phải có đủ cả haiyếu tố

Môi trường nguy hiểm cháy chính là hỗn hợp giữa chất cháy và chất oxi hóa(chất cháy có thể là hơi, khí, bụi), ở phạm vi nồng độ giới hạn nhất định, với mỗiloại chất khác nhau thì giải nồng độ nguy hiểm nổ là khác nhau.Nguồn gây cháy(kích nổ) là các dạng năng lượng khác nhau với một giá tri nhất định đủ khả nănggây cháy (kích nổ) như năng lượng nhiệt của ngọn lửa trần, tia lửa do ma sát và

Trang 5

đập, bức xạ mặt trời…), năng lượng điện tử, sinh học.c Cách phân loại thiết bịchịu áp lực.

Trên quan điểm an toàn, người ta phân thiết bị áp lực ra thành các loại:

at trở lên Đối với thiệt bị oxi thì loại hạ áp có áp suất làm việc của môi chất lên tới

16 at, loạitrung áp có áp suất làm việc từ 16 at – 64 at, loại cao áp có áp suất làmviệc của môi chất lớn hơn 64 at

Ngoài ra các thiết bị chịu áp lực chủ yếu phân loại theo nhiệt độ làm việc vàgồm hai loại: thiết bị đốt nóng và thiết bị không bị đốt nóng

Các thiết bị đốt nóng: Nồi hơi và các bộ phận của nó, nồi chưng cất, nồi hấp…

áp suất được tạo ra là do hơi nước bị đun quá nhiệt trong bình kín

Các thiết bị không bị đốt nóng:Máy nén khí: hút không khí và nén lại với ápsuất cao.Thiết bị sử dụng khí nén: bình chứa các chất khí ( oxy, nito, hidro, ).Cácống dẫn môi chất có áp suất cao như ống dẫn hơi, khí đốt

Vì vậy các thiết bị chịu áp lực nếu bị nổ, bị vỡ sẽ gây ra tác hại rất nghiêmtrọng nêncó yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1.2 Những yếu tố cơ bản của thiết bị chịu áp lực

1.2.1 Nguy cơ nổ

Thiết bị chịu áp lực làm việc trong điều kiện môi chất chứa trong đó có áp suấtkhác với áp suất khí quyển (lớn hơn- áp suất dương, nhỏ hơn- áp suất âm (chânkhông)), do đó giữa chúng (môi chất công tác và không khí bên ngoài) luôn luôn

có xu hướng cân bằng áp suất, kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiệncho phép (độ bền của thiết bị không đảm bảo do những nguyên nhân khác nhau).Chẳng hạn như: phạm vi điều kiện vận hành, bảo quản, do sự cố… thì sự giảiphóng năng lượng để cân bằng áp suất diễn ra dưới dạng các vụ nổ Hiện tượng nổthiết bị áp lực có thể đơn thuần là nổ vật lý, nhưng cũng có khi là sự kết hợp giữa

Trang 6

hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp đó là nổ hóa học và nổ vật lý xảy ra trong thờigian rất ngắn.

Nổ vật lý là hiện tượng phá hủy thiết bị để cân bằng áp suất giữa trong và ngoàikhi áp suất môi chất trong thiết bị vượt quá trị số cho phép đã được tính trước đốivới loại vật liệu làm thành bị lão hóa, ăn mòn, khi đó ứng suất do áp lực môi chấtchứa trong thiết bị gây nên trong thành bình vượt quá trị số ứng suất cho phép củavật liệu làm thành bình

Hiện tượng gia tăng ứng suất và áp suất này xảy ra do nhiều nguyên nhân:

• Áp suất tăng, không kiểm soát được do van an toàn không tác động hoặc việctác động của van an toàn không đảm bảo làm giảm áp suất trong thiết bị

• Tăng nhiệt đo do bị đốt nóng quá mức, do ngọn lửa trần, bức xạ nhiệt, bị vađập, nạp quá nhanh, phản ứng hóa học

• Tính chất vật liệu thay đổi do tác động hóa học, nhiệt học (do hóa cứng, do ănmòn cục bộ…)

• Chiều dày thành thiết bị thay đổi do hiện tượng mài mòn cơ học và ăn mònhóa học

• Do sự va chạm mạnh, thao tác sử dụng sai: nạp bình quá nhanh

Khi nổ vật lý xảy ra, thông thường thiết bị phá hủy ở điểm yếu nhất Hiện tượngvỡnổ thiết bị do phản ứng hóa học trong thiết bị áp lực chính là quá trình diễn rahai hiệntượng nổ liên tiếp, ban đầu là nổ hóa học (áp suất tăng nhanh) sau đó nổvật lí do thiết bị không có khả năng chịu đựng áp suất tạo ra khi nổ hóa học trongthiết bị

Đặc điểm của nổ hóa học là áp suất do nổ tạo ra rất lớn và phá hủy thiết bịthành nhiều mảnh nhỏ (do tốc độ gia tăng áp suất quá nhanh) bắn ra xung quanhvới tốc độ lớn gây nguy hiểm tính mạng cho con người và thiết bị khác xungquanh Hiện tượng nổ hóa học có thể xảy ra tại nhiều điểm của thiết bị còn nổ lýhọc chỉ làm vỡ các thiết bị tại khu vực kém bền của thiết bị

Công sinh do nổ hóa học rất lớn và phụ thuộc chủ yếu vào bản thân chất nổ, tốc

độ cháy của hỗn hợp, phương thức lan truyền của sóng nổ Bên cạnh đó nó còn phụthuộcvào kết cấu của thiết bị (ví dụ khi nổ hỗn hợp axetylen với không khí, áp suấtsau khi nổ đạt 11-13 lần áp suất trước khi nổ, nếu trên đường lan truyền của sóng

nổ gặp chướng ngại vật thì sóng phản kích tăng lên hàng trăm lần áp suất ban đầu)

Vì vậy khi tính toán độ bền của thiết bị phải chú ý đến khả năng chịu đựng khi có

nổ hóa học,khả năng thoát khí qua van an toàn

1.2.2 Nguy cơ bỏng

Trang 7

Thiết bị chịu áp lực làm việc với môi chất có nhiệt độ cao (thấp) đều gây ranguy cơ bỏng nhiệt do các môi chất, sản phảm có nhiệt độ cao (thấp) do va chạm,tiếp xúc với các bộ phận thiết bị có nhiệt độ cao Hiện tượng bỏng nhiệt xảy ra donhiều nguyên nhân: xì hơi môi chất, nổ vỡ thiết bị, tiếp xúc với các thiết bị có nhiệt

độ cao không được bọc hoặc bị hư hỏng cách nhiệt, do vi phạm chế độ vận hành,

vi phạm quy trình xử lý sự cố, do cháy, cơ cấu van mất tác dụng, thiết bị mònhỏng, đường ống bị vỡ

Bên cạnh đó ta còn gặp hiện tượng bỏng do nhiệt độ thấp ở các thiết bị mà môichấtđược làm lạnh lâu ở áp suất lớn (trong hệ thiết bị sản xuất oxi), một hiện tượngbỏng không kém phần nguy hiểm: hiện tượng bỏng do các hóa chất, chất lỏng cóhoạt tính cao (axit, chất oxi hóa mạnh, kiềm )

Hiện tượng bỏng nhiệt ở các thiết bị áp suất thường gây chấn thương rất nặng

do áp suất của môi chất thường rất lớn (khi áp suất càng cao thì nội năng càng lớn),

ví dụ:ở áp suất 1 at, nhiệt độ hơi bão hòa là 99,80C, nội năng đạt 756kcal/kg, khi ở

6 at, nhiệt độ hơi bảo hòa là 1580C và nội năng là 817,6 kcal/kg

1.2.3 Các chất nguy hiểm có hại

Các thiết bị áp lực sử dụng trong công nghiệp, trong nghiên cứu khoa học, đặcbiệt là trong công nghiệp hóa chất thường có yếu tố nguy hiểm do các chất hoặcsản phẩm có tính nguy hiểm, độc hai như bụi, hơi, khí được sử dụng hay tạo ratrong quá trình sử dụng, khai thác thiết bị Bản thân các chất độc hại nguy hiểmnày có thể gây ra các hiện tượng ngộ độc cấp tính, mãn tính, bệnh nghề nghiệp,cũng có thể gây nên cháy, nổ làm vỡ thiết bị và gây nên những sự cố nghiêm trọnghơn (ví dụ hiện tượng nổ khí, bụi trong buồng đốt, đường khói của lò hơi)

Hiện tượng xuất hiện các yếu tố gây nguy hiểm, có hại thường xảy ra do hiện tượngrò rỉ thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống, tại van an toàn, do nổ vỡ thiết

bị, vi phạm quy trình vận hành và xử lý sự cố

Rủi ro đi kèm với thiết bị áp lực phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Áp suất bên trong hệ thống.

- Loại môi chất chứa bên trong hệ thống và tính chất của nó.

- Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.

- Thời gian vận hành và điều kiện làm việc của thiết bị.

- Tính phức tạp của quy trình vận hành.

- Tính khắc nghiệt của điều kiện vận hành (ví dụ điều kiện nhiệt độ cao hoặc

thấp, môichất gây mài mòn, ăn mòn, nứt…)

- Và nhất là trình độ tay nghề và sự hiểu biết của những người thiết kế, chế

tạo, lắp đặt, bảo trì, nghiệm thử và vận hành hệ thống thiết bị áp lực

Trang 8

2 Giới thiệu về an toàn lò hơi

Như chúng ta đã biết, lò hơi là thiết bị áp lực hoạt động rất phổ biến trong cácngành công nghiệp hiện nay và là nguồn cung cấp lượng hơi với nhiệt độ cao cầnthiết cho sản xuất và nhiệt điện Vì đây là thiết bị hoạt động ở áp suất và nhiệt độcao, đối với nhà máy nhiệt điện thì áp suất và nhiệt độ hoạt động rất cao nên việcgiữ cho lò hơi được an toàn khi vận hành là ưu tiên hang đầu trong bất kì trườnghợp sử dụng lò hơi nào

Khi hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cao bất ngờ bị rò rỉ ra ngoài hay nghiêmtrọng hơn là bị nổ lò hơi thì đều rất nguy hiểm cho con người xung quanh Lượnghơi rò rỉ có thể gây bỏng nặng khi tiếp xúc với người, nếu nổ lò hơi sẽ cộng thêm

áp suất nổ và nhiệt độ cao của hơi nước bắn ra và có thể còn lượng nhiệt do nhiênliệu cháy nổ gây hậu quả hết sức tàn khốc

Tổng hợp từ các vụ nổ lò hơi cho thấy khi lò hơi bị nổ, đa phần đều phá hủytrên 60% kết cấu kho xưởng và sức công phá rất mạnh khiến công nhân làm việcgần đó đều bị thương tích nặng

Chính vì vậy an toàn lò hơi chính là yếu tố quyết định cho sự an toàn cho người

sử dụng và là yếu tố quyết định đối với toàn bộ quá trình sản xuất, lắp đặt, vậnhành và bảo dưỡng lò hơi Bất kì giai đoạn nào đều phải đặt yếu tố an toàn lênhàng đầu

3 Rủi ro về mất an toàn lò hơi

3.1 Rò rỉ lò hơi, khe nứt

Đây là trường hợp lò hơi bị hở, nứt, các khe trên đường dẫn hơi hoặc trên thân

lò, nứt các ống lửa,…

Nguyên nhân có thể do:

- Vật liệu chế tạo không đúng tiêu chuẩn dẫn tới khi vận hành các ống không chịu được nhiệt độ cho phép nên bị nứt nẻ làm rò rỉ hơi ra ngoài gây giảm hiệu suất lò hơi và mất an toàn

- Lắp đặt các ống, van, các khớp nối, các mối hàn không đúng cách, không hợp lí gây rò rỉ hơi, gây thất thoát nhiệt buồng lửa

- Vận hành không đúng quy cách dẫn tới điều kiện nhiệt độ và áp suất không

ổn định, thất thường hoặc nhiệt độ tăng lên quá cao sẽ làm nứt ống, giảm tuổi thọ lò hơi

Cách phòng ngừa và khắc phục:

- Tuân thủ an toàn khi thiết kế chọn vật liệu theo tiêu chuẩn hoạt động của lò hơi

- Vận hành đúng trình tự

Trang 9

- Kiểm tra độ kín của van, khớp nối, …

3.2 Nổ lò hơi

3.2.1 Nguyên nhân

Chi phí thiết kế và xây dựng nồi hơi phát điện và thu hồi nhiệt là một trongnhững khoản chi phí lớn nhất về thiết bị công nghiệp Độ tin cậy trong vận hànhcủa những nồi hơi này thường là nhân tố then chốt trong việc đảm bảo hiệu quảkinh tế của nhà máy Việc vận hành an tòan những thiết bị này đòi hỏi phải quantâm kỹ lưỡng đến nhiều nhân tố Những sự cố gây ra do một vài hiện tượng thườngxảy ra trong thực tế mặc dù đã được biết đến rất rõ hoàn toàn có thể dẫn đến nhữngthảm họa Những hiện tượng phổ biến nhất dẫn đến phá hủy nồi hơi là:

• Việc bảo quản không đúng

• Tạo chân không bên trong lò hơi

• Tác động của ngọn lửa

3.2.1.1 Nổ nhiên liệu

Một trong những tình trạng nguy hiểm nhất trong quá trình vận hành nồi hơi là

nổ nhiên liệu trong buồng đốt Hình ảnh trên cho thấy sự phá hủy hoàn toàn mộtnồi hơi trong thực tế

Để xảy ra nổ phải hội tụ đủ một số điều kiện và nếu nồi hơi vận hành đúng thìnhững điều kiện đó không thể xảy ra Những nguyên nhân chính gây nổ nhiên liệulà:

Hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu – Tính nguy hiểm của hỗn hợp cháy quá dưnhiên liệu thể hiện ở chỗ nhiên liệu không cháy có thể tích tụ lại với nồng độ cao.Khi phần nhiên liệu không cháy này bắt cháy, nó sẽ cháy rất nhanh và dễ phát nổ.Hiện tượng hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu có thể xảy ra khi cung cấp không

đủ không khí cho quá trình cháy Đừng bao giờ thêm không khí vào buồng đốtđang bị nhuốm đen vì khói Ngừng lò, vệ sinh, sau đó tìm biện pháp khắc phục.Nếu thêm không khí vào lúc này, ta có thể tạo ra một hỗn hợp gây nổ Nếu hỗn hợpquá giàu nhiên liệu là nguy hiểm thì điều ngược lại (hỗn hợp thừa không khí - ND)

Trang 10

lại không giống như vậy Một hỗn hợp nghèo nhiên liệu do được cung cấp thừakhông khí không phải là một mối nguy hiểm.

Quá trình tán sương dầu không đảm bảo – Giống như hỗn hợp cháy quá dưnhiên liệu, bất kì sự tồn đọng nhiên liệu dễ cháy nào trong buồng đốt cũng có thểgây ra nổ Để ngăn chặn điều này đầu vòi phun dầu phải sạch,nhiệt độ dầu phải thích hợp, độ nhớt của dầu phải theo đúng quy định cho từng loạidầu, áp suất của hơi nước (hay không khí) dùng để tán sương và áp suất dầu phảiđược điều chỉnh thích hợp

Việc thông thổi không đúng - Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi phải ngừng đốt để xử

lý các trục trặc của quá trình cháy

Khắc phục: Điều tra nguyên nhân sai sót trước khi cố gắng châm lửa lại

Cho làm sạch hoàn toàn buồng đốt Điều này đặc biệt quan trọng khi dầu tràn rabuồng đốt Việc làm sạch sẽ hút lượng khí chưa được đốt cháy còn đọng lại chođến khi mật độ của các khí đó ở dưới giới hạn nổ

3.2.1.2 Tình trạng cạn nước

Khả năng bị sự cố, thậm chí tạo ra thảm họa của nồi hơi do kết quả của tình trạng cạn nước hoàn toàn có thể hình dung được nếu biết rằng trong khi nhiệt độ buồng đốt luôn lớn hơn 1800 0F, thì độ bền của thép giảm rất nhanh ở nhiệt độ trên

800 0F Điều duy nhất cho phép nồi hơi chịu được nhiệt độ này của buồng đốt là

do nước luôn có mặt trong tất cả các ống tiếp xúc với lửa

Tình trạng cạn nước sẽ làm ống thép của nồi hơi bị chảy ra

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng cạn nước là :

- Bơm cấp nước bị hỏng

- Van điều khiển bị hỏng

- Mất nước cấp cho máy khử khí hay hệ thống lọc nước

- Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng

- Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khioển bằng tay

do sơ suất

- Mất áp lực không khí cấp cho hệ thống van dẫn động điều khiển

- Van an toàn mở

- Phụ tải hơi thay đổi nhiều và đột ngột

Nồi hơi được trang bị bộ báo động nước cạn bị phá hủy hàng năm là rất

đáng báo động Những nguyên nhân chính:

- Mạch bảo vệ bị vô hiệu – rất phổ biến – một đoạn dây cáp nối bị đứt

- Công tắc bảo vệ không làm việc – những công tắc bảo vệ cần thường

xuyên được thông thổi để loại bỏ các cáu cặn Những công tắc này được đặt ở

Trang 11

những ống có một đầu bị bịt kín, trong đó nước không tuần hoàn Cáu cặn thậm chí

có thể bít kín ống dẫn

Cơ chế của việc cạn nước và cách khắc phục:

Nồi hơi công nghiệp thường là những nồi hơi “đối lưu tự nhiên”, không dùng bơm để lưu thông nước trong ống Những thiết bị này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước nóng và nước lạnh tạo ra sự đối lưu

Khi nước di chuyển trong ống được đốt nóng, nhiệt độ của nước tăng lên và chúng chuyển lên bao hơi của nồi hơi Quá trình này làm cho nước nhận nhiệt và sinh hơi.Nước lạnh hơn được cấp vào để thay thế nước đã bay lên, tạo ra sự đối lưu tự nhiên Sơ đồ trên cho thấy một mạch đối lưu của nồi hơi điển hình

Nước cấp nồi hơi được đưa vào bao hơi Nước lạnh hơn chìm xuống trong ống nước xuống

Nước hấp thu nhiệt từ ống, sau đó nuớc nóng đi lên bao hơi

Do yêu cầu khắt khe về mực nước, những nồi hơi hiện đại được trang bị thêmcông tắc tự động cấp nước

Khi xảy ra cạn nước, bộ bảo vệ sẽ ngắt vòi phun (hoặc dòng nhiên liệu vào nồihơi đốt nhiên liệu rắn) và ngừng hoạt động của quạt gió Quá trình cấp nhiệt chonồi hơi ngừng lại

Bộ bảo vệ cần được cài đặt để tác động tại mức nước đảm bảo ngăn ngừa được

hư hỏng Mức nước vận hành bình thường nói chung nằm gần đường trục của baohơi Bộ bảo vệ cạn nước thường được đặt thấp hơn mức này khoảng 6’’, nhưngtrong bản vẽ của nhà chế tạo luôn có mức nước bình thường và thấp nhất thay đổitheo thiết bị

Khả năng thiệt hại sẽ lớn hơn với những nồi hơi đốt nhiên liệu rắn Một nồi hơidùng gas hay dầ không có lớp nhiên liệu tồn trữ trong lò Khi ta đóng vòi phun vìbất kỳ lý do gì, nhiệt lượng đưa vào sẽ ngừng ngay lập tức Với thiết bị đốt nhiênliệu rắn, một khối lượng lớn củi, than đá, v.v vẫn còn trên ghi lò và ngay cả khikhông có không khí cấp vào vì quạt gió ngưng chạy, những thiết bị này vẫn có

“quán tính nhiệt” lớn và sẽ tiếp tục sinh nhiệt

Việc kiểm soát mức nước trong bao của nồi hơi đòi hỏi phải khéo léo và ngay

cả những hệ thống kiểm soát điều chỉnh tốt nhất không phải lúc nào cũng ngănchặn được tình trạng cạn nước Lớp nước trong bao hơi thật ra là một hỗn hợp chịunén không ổn định gồm nước và hơi sôi sùng sục co giãn theo sự thay đổi của ápsuất và sẽ co lại ngay lập tức khi nước cấp lạnh hơn được đưa vào

- Vì vậy luôn cần phải giữ cho mực nước ở trong mức an toàn để không gây

hư hỏng cho lò hơi và các nguy cơ cháy nổ

3.2.1.3 Xử lí nước không đảm bảo

Ngày đăng: 16/12/2016, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w