1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Vệt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885

203 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

Tuy nhiên,chính trong thời kỳ “hoà bình” ấy cũng từng phát sinh bao nhiêu chuyện gay cấn, như: Vấn đềtranh chấp, lấn chiếm đất vùng biên giới; những mâu thuẫn kinh tế nảy sinh…Do đó, tìm

Trang 1

1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài

1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 101.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 22

1.2 Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án 27

Chương 2: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1 Hoàn cảnh lịch sử tác động đến quan hệ ngoại giao Việt – Trung giai đoạn

Trang 2

2.2 Nội dung của hoạt động ngoại giao Việt–Trung giai đoạn 1802 – 1858 34

2.3 Đóng góp của những vị chánh, phó sứ tiêu biểu giai đoạn 1802 – 1858 70

Chương 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

3.1 Hoàn cảnh lịch sử tác động đến quan hệ ngoại giao Việt – Trung giai đoạn 1858 – 1885 81

3.2 Nội dung của hoạt động ngoại giao Việt – Trung giai đoạn 1858-1885 85

3.2.3 Giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ 87

3.3 Đóng góp của n hững vị chánh, phó sứ tiêu biểu giai đoạn 1858 – 1885 107

Trang 3

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA QUAN HỆ NGOẠI

4.1 Về những chuyển biến trong hoạt động ngoại giao Việt – Trung trước và sau khi thực dân

4.1.3. Trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ 121 4.1.4 Trong hoạt động trao đổi văn thơ bang giao 124

4.2 Về những chuyển biến trong thái độ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh trước hoạt

4.2.1 Từ những nỗ lực tự chủ chống Pháp đến sự cầu viện triều Thanh của nhà Nguyễn 130

4.2.2 Từ thái độ giằng co, tranh chấp sang thái độ thỏa hiệp với Pháp về

vấn đề

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

Trang 4

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

II.2 Bản đồ thế giới xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thế kỷ

III.3 Bảng các sứ bộ Việt Nam sang triều cống nhà Thanh (1802 – 1858)

III.4 Bảng các sứ bộ Việt Nam sang triều cống nhà Thanh (1802 – 1858) (Qua 清代中越宗藩关系

Trang 5

Trung Hoa (1858 - 1885) (Qua清代中越宗藩关系研究) 196

III.9 Bảng thống kê các sứ bộ Việt Nam sang lễ sính Trung Hoa

IV.7 Thơ văn bang giao trong quan hệ Việt – Trung thế kỷ XIX 221

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG NỘI DUNG LUẬN ÁN

Trang

Biểu đồ 4.1 Số lần triều cống Trung Hoa của Việt Nam qua hai giai đoạn

Biểu đồ 4.2 Số lần triều cống Trung Hoa của Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1802-1858

và 1858-1885 (theo清代中越宗藩关系研究(Nghiên cứu quan hệ tông phiên Trung –

Biểu đồ 4.3 Số lần lễ sính Trung Hoa của Việt Nam qua 2 giai đoạn: 1802-1858 và 1858-1885

Sơ đồ 4.1 Hoạt động thương mại triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc giai

Sơ đồ 4.2 Hoạt động thương mại triều cống giữa Việt Nam và Trung Quốc giai

Trang 7

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX chưa tham gia nhiều vào các mối quan hệ quốc tế, nhữngmối quan hệ trọng yếu của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ giới hạn trong khu vực, đặc biệt là với nướcláng giềng Trung Quốc

Có thể nói, trong lịch sử ngoại giao của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay thì ngoại giao vớiTrung Quốc luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Mối quan hệ này trước hết phản ánh đườnglối đối ngoại1 mang tính bắt buộc do hoàn cảnh lịch sử - địa lý đặc thù của hai quốc gia quy định

Suốt hơn 1000 năm qua, kể từ sau thế kỷ X, khi Việt Nam giành được độc lập, thoát rakhỏi đêm trường Bắc thuộc và bước vào kỉ nguyên dựng nước, thì trong quan hệ giữa hai nướcViệt - Trung đã từng xảy ra những cuộc chiến tranh do các vương triều phong kiến Trung Quốcphát động nhằm mục đích thôn tính Việt Nam, biến dải đất này thành quận huyện Rốt cục, nhữngcuộc chiến tranh ấy đều kết thúc bằng chiến thắng của nhân dân Việt Nam Song nếu tính về thờigian thì những năm tháng chiến tranh đó cộng lại vẫn là ngắn so với những thế kỷ hoà bình mà hainước đã xây đắp Dưới thời Nguyễn, mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung từ năm 1802 đến năm

1885 cũng nằm trong số những thời kỳ “hoà bình”, “bang giao hảo thoại” nói trên Tuy nhiên,chính trong thời kỳ “hoà bình” ấy cũng từng phát sinh bao nhiêu chuyện gay cấn, như: Vấn đềtranh chấp, lấn chiếm đất vùng biên giới; những mâu thuẫn kinh tế nảy sinh…Do đó, tìm hiểu về

sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 (năm triều Nguyễn thànhlập) đến năm 1885 (năm chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Việt Nam vàTrung Quốc theo Hoà ước Thiên Tân năm 1885 giữa Pháp với Trung Quốc) tức là chúng ta đi vàokhảo cứu về một thời kỳ lịch sử tiêu biểu cho những mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa ViệtNam và Trung Quốc mà vừa mang những nét chung của các thời kỳ lịch sử trước, lại vừa có nhữngđặc trưng riêng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao ở những thời kỳ về sau

Trong các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay đều có ghi lại khá rõ quan

hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Song trên thực tế, nhiều chính khách ở Trung Quốc, nhiều cơ quanngôn luận ở Bắc Kinh, thậm chí nhiều nhà nghiên cứu ở các nước khác đã đề cập đến quan hệngoại giao Việt - Trung theo những thiên kiến chủ quan, sai lệch với thực tiễn khách quan Đặcbiệt, khi xem xét quan hệ chính trị giữa triều Nguyễn và triều Thanh thế kỷ XIX, vấn đề nổi cộmđược các nhà nghiên cứu tập trung kiến giải là trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam độc lậphay bị phụ thuộc? Đã có nhiều người khẳng định về sự phụ thuộc của Việt Nam trong quan hệchính trị với Trung Quốc lúc bấy giờ Hoặc khi đi vào tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Việt

1 Xem: Một số khái niệm có liên quan đến luận án – Phụ lục I

Trang 9

Nam và các nước trên thế giới thời Nguyễn, từ xưa đến nay, không ít người đã nhìn nhận nó nhưmột bức tranh “u ám” và xem đó là hậu quả không thể nào tránh khỏi do chính sách “ức thương”

và “bế quan tỏa cảng” mang lại Từ đấy lại có những suy luận rằng: Mối quan hệ kinh tế Việt –Trung thời bấy giờ cũng không là ngoại lệ Hơn thế, từ chỗ khẳng định sự phụ thuộc của Việt Namtrong quan hệ chính trị với Trung Quốc, không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳngđịnh sự lệ thuộc của Việt Nam trong quan hệ kinh tế và văn hóa với Trung Quốc hiện thời…Vậy,thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung trên các phương diện: chính trị, kinh tế và vănhóa lúc này ra sao? Nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về vấn đề này là hết sức cần thiết

Hơn thế nữa, bước sang thế kỷ XVIII, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XIX, Việt Nam và TrungQuốc đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy của thời đại mới Đó là thời đại mà “Những mối quan hệ toàndiện, sự phụ thuộc toàn diện đối với nhau giữa các dân tộc đang phát triển, thay thế cho tìnhtrạng cô lập trước kia của các địa phương và của các dân tộc vẫn tự cung tự cấp” [20, tr.23] Vì vậy,tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ này (1802 - 1885) sẽ giúphiểu thêm về quan hệ quốc tế trong thời đại mới - thời đại của giai cấp tư sản

Không những vậy, nhận thức về một triều đại, nhất là muốn đánh giá công lao hay hạn chếcủa triều đại đó cần phải nghiên cứu một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh

tế, đến văn hoá, xã hội thì mới có thể đi đến một kết luận khách quan và khoa học Do đó, tìm hiểu

về quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kỳ 1802 - 1885 sẽ góp phần vào việc nghiên cứu chung vềtriều Nguyễn, với mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về công trạng và cả hạn chế của vươngtriều phong kiến cuối cùng này trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngoại giao

Đặc biệt, nghiên cứu và rút ra được thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung thờibấy giờ cũng sẽ giúp cho việc hiểu biết về Trung Quốc ngày nay được sâu sắc hơn, góp phần giúpĐảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định nên những chính sách đối ngoại đúng đắn với nước TrungQuốc láng giềng, phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá và đa phương hoácác mối quan hệ với tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có tráchnhiệm của cộng đồng quốc tế

Hơn thế, nghiên cứu về sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì 1802 –

1885 một cách toàn diện còn là sự tiếp nối và phát triển hướng nghiên cứu trước đây của tác giảluận án Vào năm 2008, tác giả đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về quan hệ ngoại giao Việt –Trung thời kì 1802 – 1885 trên phương diện chính trị Từ đó đến nay, tác giả đã tiếp tục mở rộnghướng nghiên cứu này trên nhiều phương diện khác như kinh tế, văn hóa và đã có một số bài báo

Trang 10

về vấn đề này được công bố2 Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì

1802 – 1885 một cách sâu sắc, toàn diện chính là sự tiếp nối hướng nghiên cứu nêu trên

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Sự chuyểnbiến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885” làm đề tàiluận án của mình

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu

- Luận án nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam vàTrung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885, rút ra được xu hướng, đặc điểm và thực chất của sựchuyển biến ấy trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước thời kì này

- Hiểu được đặc điểm, thực chất của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốcthời kì 1802 – 1885 sẽ góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước Việt Nam có được những chính sáchđối ngoại đúng đắn, phù hợp với bối cảnh khu vực, quốc tế hiện nay, góp phần xây dựng và pháttriển kinh tế - văn hoá của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc, nhất là khi quan

hệ giữa hai nước hiện thời đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hiểu sâu sắc sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời

kỳ này, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:

- Nghiên cứu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đến đường lối, chính sách đối ngoại của triều Nguyễn đối với triều Thanh và ngược lại.

- Tái hiện một cách khách quan, chân thực về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa thời kì

1802 - 1885

- Tập trung làm rõ những biến chuyển, thay đổi của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung trước và sau năm 1858 trên những phương diện cơ bản.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu hiện của sự chuyển biến trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 đến năm 1885 Trong đó, luận

án đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến ấy trên các phương diện cơ bản: Chính trị, Kinh tế và Văn hóa.

2 Xem: Danh mục các công trình của tác giả luận án

Trang 11

* Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu được xác định là từ năm 1802 đến năm 1885 (tức là

từ khi triều Nguyễn được xác lập vào năm 1802, mở đầu mối quan hệ giữa hai vương triều phong kiến: triều Nguyễn ở Việt Nam và triều Thanh ở Trung Quốc, đến năm 1885 là mốc đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam theo Hoà ước Thiên Tân kí giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh (tháng 6 - 1885)).

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu theo lãnh thổ của quốc gia Việt Nam

thời Nguyễn và Trung Quốc thời nhà Thanh.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu:

+ Đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực, của Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX

+ Tập trung nghiên cứu sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kỳ 1802 – 1885 trên 3 phương diện chính: Chính trị, kinh tế, văn hóa.

+ Tuy luận án đã triển khai sự chuyển biến của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì 1802 – 1885 trên cả 2 chiều: chiều Việt Nam với Trung Quốc và chiều Trung Quốc với Việt Nam, song, do chưa có điều kiện tiếp cận, khai thác nhiều tư liệu từ phía Trung Quốc nên luận án có phần nghiêng nhiều hơn về chiều quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tài liệu:

- Các bộ biên niên sử, các bộ hội điển, châu bản trong thời kì phong kiến

được xem như là nguồn tư liệu gốc phục vụ cho luận án, đặc biệt trong đó phải kể đến một số lượng lớn các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như:

Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam liệt truyện chính biên, Châu bản, Minh Mệnh chính yếu…

Những tác phẩm này đều ghi chép theo tiến trình thời gian các sự kiện liên quan đến triều Nguyễn và có điểm qua các sự kiện ngoại giao, những nhà ngoại giao tiêu biểu thời bấy giờ Tuy những ghi chép trong các bộ sử này rất tản mạn nhưng chúng hàm chứa nhiều thông tin trực tiếp và có độ tin cậy cao Trong đó, bộ Khâm định Đại Nam hội

Trang 12

điển sự lệ và bộ Đại Nam thực lục là những bộ sử ghi chép tương đối đầy đủ về những sự vật, sựviệc, điển lệ…liên quan đến mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh Đặc biệt,mục Bang giao, từ quyển 128 đến 130 của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (chính biên) thực sự

là nguồn tư liệu quý báu khi chúng ta xem xét nội dung và đặc điểm của những hoạt động ngoạigiao tiêu biểu giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ như: Thể thức sai sứ, tiếp sứ; đại lễ tuyênphong, dụ tế; triều cống; lễ sính; ngày tháng cử sứ thần sang Trung Quốc và đón sứ thần nhàThanh sang Việt Nam; danh mục phẩm vật sứ bộ mang đi mang về; danh tính các sứ thần và sốlượng thành viên trong mỗi sứ bộ; lộ trình và diễn tiến đi sứ…Trong khi đó, Châu bản triều Nguyễn không chỉ gồm các bản tấu sớ đã được nhà vua xem và phê duyệt, mà còn

bao gồm cả những sắc, dụ, chiếu, chỉ, những công văn, tờ trình (thân), những bản kê khai (kê), những văn bản ngoại giao… cho phép bổ sung nhiều điều chi tiết và cụ thể mà các công trình trên chưa khai thác và sử dụng hết Đặc biệt, chúng ta phải nhắc đến những bản tấu, phúc tấu của đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ, hay những chỉ dụ của các vua Nguyễn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa thông qua việc vãng thám, đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ…Thậm chí, có nội dung bản tấu trong Châu bản còn cho biết những hoạt động hằng năm nêu trên trong một số trường hợp bị hoãn tháng khởi hành, chẳng hạn như năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) [17] hay năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) [18]… Có thể nói, xét về mặt sử liệu học thì Châu bản là tư liệu gốc mang giá trị đặc biệt mà các công trình biên soạn khác không thể sánh được.

- Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án như: Các bộ thông sử, các sách giáo trình dùng trong các trường đại học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín ở Việt Nam, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở Việt Nam và Trung Quốc…

- Nguồn tư liệu lưu trữ, tài liệu chép tay tại các trung tâm lưu trữ, các viện nghiên cứu Trong đó, đáng chú ý là những văn kiện, điển lệ về việc giao thiệp giữa các triều Nguyễn và triều Thanh bao gồm: dụ, chế, sắc phong, chiếu, biểu, tấu khải,

thư, thơ… được tập hợp trong 邦交錄 (Bang giao lục), 武東暘文集 (Vũ Đông

Trang 13

Dương văn tập), 如 燕 文 草 (Như Yên văn thảo), 文集 (Văn tập)…hiện đang được

lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

- Các nguồn tài liệu thu thập được qua quá trình điền dã tại Huế và tại quê hương của một số nhà ngoại giao tiêu biểu thế kỷ XIX.

* Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận án này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học

cơ bản sau đây:

- Phương pháp lịch sử

Đề tài nghiên cứu của luận án là quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Trung dưới hai triều đại: triều Nguyễn ở Việt Nam và triều Thanh ở Trung Quốc trong thế kỷ XIX, cách chúng ta ngày nay hơn một thế kỷ, nên phương pháp nghiên cứu trước hết phải là phương pháp lịch sử cụ thể Để bổ trợ cho phương pháp này, luận án đã vận dụng thêm những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp

so sánh, phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê định lượng…

- Phương pháp so sánh

Để giải quyết thấu đáo đề tài này, đặc biệt là để tìm ra sự chuyển biến cũng như rút ra được thực chất và đặc trưng của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung từ năm 1802 đến năm 1885 thì đây là một phương pháp vô cùng hữu hiệu Trong luận

án này, tác giả đã sử dụng đồng thời cả so sánh lịch đại (giữa các giai đoạn trước, sau) và so sánh đồng đại (giữa hai phía Việt Nam và Trung Quốc) để tìm ra được những nét tương đồng và khác biệt trong quan hệ ngoại giao Việt – Trung qua hai giai đoạn trước và sau năm 1858, cũng như rút ra được mối tương quan so sánh trong tiềm lực, vị thế và cả thái độ của triều đình hai bên trong quan hệ ngoại giao thời bấy giờ.

- Phương pháp liên ngành

Liên ngành là phương pháp liên khoa học, là sự thiết lập trên cơ sở kết hợp mối quan hệ qua lại giữa các môn học, ngành học với nhau Điều quan trọng của phương pháp này là phải sử dụng đồng thời, hiệu quả các chuyên ngành, không phân biệt chính, phụ Đây là phương pháp vô cùng cần thiết bởi muốn lí giải để hiểu được thực chất hiện tượng lịch sử (trong đó có lịch sử ngoại giao) thì cần phải vận

Trang 14

dụng tốt kiến thức đa ngành, liên ngành Với đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp liên ngành để nhìn nhận, lí giải, đánh giá cùng một lúc mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thế kỷ XIX trên nhiều phương diện khác nhau và đặt các phương diện

ấy bình đẳng trong cùng một tổng thể chung với nhiều mối quan hệ tác động qua lại.

- Phương pháp thống kê định lượng

Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong luận án nhằm thống kê, định lượng thông tin, số liệu để tìm ra khuynh hướng biến chuyển và đặc điểm, thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung Chẳng hạn, để hiểu rõ mức độ suy giảm của các hoạt động cầu phong, triều cống, lễ sính giữa hai nước Việt – Trung giai đoạn sau năm 1858 so với giai đoạn trước năm 1858, chúng tôi đã cố gắng lượng hóa mọi thông tin có được từ tài liệu Việt Nam và Trung Quốc về những hoạt động này ở cả hai giai đoạn Hay để thấy rõ được lễ vật đáp lại của Thanh triều không nhiều bằng so với vật phẩm dâng cống, lễ sính của các sứ đoàn Việt Nam, chúng tôi

đã định lượng lễ phẩm dâng tiến và tặng vật giữa hai bên một cách cụ thể nhằm làm căn cứ so sánh và rút ra nhận định Hay để thấy được sự phổ biến và ưu thế vượt trội của hoạt động thương mại kiêm nhiệm so với hoạt động thương mại thuần túy, chúng tôi đã thống kê và định lượng số lần diễn ra các hoạt động này và những thông tin liên quan đến chúng Sau đó, từ những con số cụ thể mà rút ra nhận xét, đánh giá một cách xác thực…

5 Đóng góp của luận án

Luận án sau khi hoàn thiện có thể có những đóng góp khoa học và thực tiễn sau:

- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc suốt từ năm 1802 đến năm 1885 Qua đó, luận án rút ra được những chuyển biến quan trọng cũng như đặc điểm, thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung trong hơn tám thập kỷ đầy biến động của thế kỷ XIX.

- Luận án đã bước đầu làm sáng tỏ vấn đề khoa học mà lâu nay vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi là, Việt Nam độc lập hay phụ thuộc trong quan hệ ngoại giao với

Trang 15

Trung Quốc? Đồng thời, luận án cũng bước đầu bác bỏ những suy luận cảm tính trong giới nghiên cứu khi cho rằng: Mối quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ XIX là một bức tranh “u ám” do chính sách “ức thương” và “Bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn mang lại.

- Đặc biệt, những bài thơ, bài văn đi sứ, tiếp sứ gắn liền với tên tuổi của những vị chánh, phó sứ tiêu biểu làm nên thành công của sự nghiệp ngoại giao triều Nguyễn đã được luận án lần đầu tái hiện lại – điều mà trước đây chưa một công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ.

- Luận án được thực hiện thành công sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn với nước lớn Trung Hoa – một nước láng giềng có mối quan hệ ngoại giao lâu đời nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc, đặc biệt

là khi quan hệ giữa hai nước hiện đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần tháo gỡ.

- Luận án sau khi bảo vệ thành công có thể được sử dụng để làm chuyên đề giảng dạy về lịch sử quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Trung cũng như quan hệ đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

6 Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1802 – 1858 Chương 3: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1858 – 1885 Chương 4: Đánh giá về những chuyển biến của quan hệ ngoại giao Việt – Trung (1802 - 1885)

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc từ lâu đã trở thành mối quan tâm củacác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đặc biệt, trong mấy chục năm gần đây, khi mà giới sử họcđang không ngừng nỗ lực để có cái nhìn khách quan nhất về công và tội của triều Nguyễn – vươngtriều cuối cùng trong diễn trình lịch sử phong kiến Việt Nam thì mối quan hệ ngoại giao Việt –Trung lại càng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu tìm hiểu

1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

* Những công trình nghiên cứu trước thập niên 90 của thế kỷ XX

Bước sang thế kỷ XX, nhiều bộ thông sử về lịch sử Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn đã

ra đời Trước hết phải kể đến cuốn Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim Đây là bộ

lịch sử đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ tại Việt Nam, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1921 Tác giả đã nghiên cứu lịch sử dân tộc suốt từ thời thượng cổ đến khi Pháp xâm lược và cai trị (tính đến năm 1902), trong đó có các chương nghiên cứu

về triều Nguyễn dưới các đời vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức Tác phẩm này đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về mọi mặt xã hội Việt Nam duới vương triều Nguyễn, trong đó có lĩnh vực ngoại giao.

Hơn 20 năm sau đó (1943), tại Hà Nội, Sông Bằng đã dựa trên nhiều tài liệu quý hiếm sưutầm được trong thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ cho biên soạn cuốn Việt Hoa thông sứ sử lược,

tủ sách Quốc học thư xã Qua cuốn sách này, chúng ta bước đầu được biết về những hành vi, tiếttháo của các vị Tuế - Cống sứ Việt Nam, những mối duyên văn ràng buộc sĩ phu Trung Hoa với cácbậc khoa – hoạn nước nhà Tuy tác phẩm không đề cập trực tiếp đến ngoại giao Việt – Trung thế

kỷ XIX, song qua đó chúng ta có thể hình dung phần nào sự vận dụng đầy linh hoạt các hình thứcđối thoại văn hoá của các nhà ngoại giao thời phong kiến

Đến năm 1955, Nxb Xây Dựng đã cho ra đời bộ Lịch sử Việt Nam từ nguồn

gốc đến cuối thế kỷ XIX của tác giả Đào Duy Anh, bao gồm 2 quyển: quyển thượng

Trang 17

và quyển hạ Đến nay, bộ sách này đã qua nhiều lần tái bản và lần tái bản gần đây nhất là vào năm 2011 của Nxb Khoa học xã hội Cuốn sách đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc suốt từ thời nguyên thủy cho đến cuối thế kỷ XIX, trong đó, chương XLIX tập trung bàn về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn Tuy nhiên, ở đây, Đào Duy Anh mới chỉ đi vào tìm hiểu chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đối với các nước ở biên giới phía Tây, Nam và với thực dân Pháp chứ chưa có dịp nghiên cứu về chính sách đối ngoại của triều Nguyễn đối với nước Trung Hoa láng giềng

Sáu năm sau đó (năm 1961), Thành Thế Vỹ đã cho ra đời cuốn sách Ngoại thương ViệtNam hồi thế kỷ XVII – XVIII đầu thế kỷ XIX, Nxb Sử học, Hà Nội Cuốn sách tái hiện lại nền ngoạithương Việt Nam trong những thế kỷ trước khi thực dân Pháp xâm lược (cụ thể từ thế kỷ XVII đếnhết đời vua Thiệu Trị) Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh riêng lẻ của lĩnh vựcngoại thương ở những thế kỷ này như: các mặt hàng hóa (bao gồm hàng bán ra, hàng mua vào: từtrang 97 đến trang 125); thể lệ ngoại thương, thủ tục, bộ máy, thuế khóa (từ trang 126 đến trang138); cách thức mua bán, đổi chác, trả tiền (từ trang 139 đến 181); phương tiện đi lại (từ trang

182 đến trang 193)…chứ chưa đi sâu phân tích và tổng hợp những khía cạnh đó để đưa ra cái nhìn

hệ thống về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Cũng trong năm 1961, tạp chí Văn học, số 7 đã cho công bố bài viết Mối quan hệ lâu đời

và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc với độ dài 22 trang (từ trang 1 đếntrang 22) của tác giả Đặng Thai Mai Tác giả đã phân chia công cuộc bang giao giữa hai nước Việt –Trung ra làm 4 thời kỳ với những tính chất và sắc thái khác nhau: thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phongkiến, thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ hiện nay (từ ngày thành lập chế độ dân chủ cộng hoà) Trongmỗi thời kỳ ấy đều diễn ra sự tiếp xúc văn hoá nói chung và văn học nói riêng giữa hai nước Quanhững phân tích và luận giải sắc sảo của Đặng Thai Mai, có thể thấy rằng, chính sự giao thoa, đốithoại văn hoá, văn học này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong quan hệ ngoại giaogiữa hai nước qua các thời kỳ lịch sử

Bước sang thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, có một loạt bài viết được đăng tải trên các tạpchí chuyên ngành bàn về những biểu hiện mới trong quan hệ Việt – Trung ở nửa sau thế kỷ XIX,như “Quan hệ Trung - Việt và Việt - Trung” của tác giả Văn Phong đăng trên tạp chí Nghiên cứuLịch sử, số 4 năm 1979 Bằng những lập luận sắc bén, tác giả đã phác thảo trên những bình diệnlớn về tính chất của quan hệ Việt - Trung qua các thời kì lịch sử Trong đó ở mục III, tác giả tậptrung khái quát "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ Tần đến Mãn Thanh" Ở mục IV, tác giảtiếp tục khai thác "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế

kỷ XX" Đặc biệt, Văn Phong đã lí giải tại sao dưới thời đại phong kiến, trong quan hệ giữa ViệtNam và Trung Quốc, quy luật "cá lớn nuốt cá bé" và quy luật "quan hệ đẳng cấp giữa nước lớn vànước nhỏ" lại thường xuyên chi phối hai nước Song cũng theo Văn Phong, trên thực tế, Việt Nam

đã không chịu để cho các quy luật ấy phát huy tác dụng

Trang 18

Đến năm 1981, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 năm 1981 tiếp tục cho công bố bài viếtNhà Nguyễn với các thương nhân người Hoa thế kỷ XIX của tác giả Trương Thị Yến bàn về chínhsách của triều Nguyễn với thương nhân người Hoa cũng như về vai trò của họ trong nền kinh tếViệt Nam Phải nói rằng, bài viết đã nêu bật thái độ vừa kiềm chế, vừa ưu ái (đặc biệt nhấn mạnhđến sự ưu ái) đối với Hoa thương của triều Nguyễn trong tương quan so sánh với thương nhâncác nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới Tất nhiên, thái độ đó, chính sách ấy sẽ ảnhhưởng không nhỏ đến quan hệ kinh tế Việt – Trung thời kỳ này.

Cũng trong năm 1981, cuốn sách về thân thế, sự nghiệp của nhà ngoại giao nổi tiếng thế

kỷ XIX – Lý Văn Phức đã ra đời Đó là tác phẩm Lý Văn Phức: Cây bút luận chiến ngoại giao cứng cỏi

in trong Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược củaNguyễn Đổng Chi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981 Song, tác phẩm mới chỉ dừng lại giới thiệu

về một số áng thơ, bài văn bang giao tiêu biểu mà chưa đi vào phân tích và tổng hợp chúng đểthấy được sức mạnh ngôn từ trong đối thoại văn hóa Đặc biệt, chân dung của nhân vật lịch sử nổitiếng này trong tư cách là những nhà ngoại giao cũng chưa được tái hiện một cách hoàn chỉnh

Đến năm 1985, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 đã cho công bố bài viết Một trăm nămphản bội Việt Nam từ Hiệp ước Pháp - Hoa (1885) của Văn Tạo Ở đây, tác giả đã chỉ ra đằng saucái gọi là tinh thần "thân thiện", "hữu nghị" của thế lực bành trướng, bá quyền phương Bắc đốivới nhân dân Việt Nam và vạch rõ những ảnh hưởng của Hiệp ước Thiên Tân (1885) đến quan hệngoại giao giữa hai nước Việt - Trung thời bấy giờ

Về vấn đề này, tác giả Trịnh Nhu cũng đã góp thêm tiếng nói của mình với bài nghiên cứuNhà Thanh đối với Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874, đăng tải trên tạp chí Nghiêncứu Lịch sử, số 3 và 4 năm 1989 Bài viết đã tập trung đi vào phân tích thái độ của nhà Thanh đốivới Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874 kí kết giữa Pháp và triều Nguyễn, đồng thời,tác giả xem đó là một biểu hiện đầy tham vọng của nhà nước phong kiến Trung Hoa trước nguy cơViệt Nam bị đế quốc Pháp biến thành thuộc địa và vai trò “tôn chủ” của nó đang bị đe dọa Theotác giả, cũng từ bước khởi đầu ấy, mâu thuẫn Trung – Pháp ngày càng phát triển và đẫn đến cuộcchiến tranh giữa hai bên (1883 - 1885) như một lẽ tất yếu Bài viết đã thực sự góp tiếng nói củamình vào việc phơi bày bản chất của triều đình Mãn Thanh trong quan hệ với Việt Nam nửa sauthế kỷ XIX

* Những công trình nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay

Sau Đổi mới, nhất là từ đầu những năm 1990 trở lại đây, xuất phát từ yêu cầu thực tiễncủa đất nước và cùng với sự phát triển của nền sử học nước nhà, mối quan hệ ngoại giao Việt –Trung thực sự trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu vớimong muốn đưa ra cái nhìn thỏa đáng hơn về vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuốicùng trong tiến trình lịch sử Việt Nam Từ đây, mối quan hệ đó dần được phục dựng lại một cáchsâu sắc và toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau

Trước hết, phải kể đến luận án tiến sĩ của Trịnh Nhu Quan hệ Trung – Pháp về vấn

đề Việt Nam cuối thế kỷ XIX, được bảo vệ vào năm 1991 tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trang 19

(nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) Luận án đã nghiên cứu quan hệ Trung – Pháp

kể từ giữa thập kỷ 70 cho đến khi hoạch định biên giới Việt – Trung và thiết lập quan hệ thươngmại giữa Hoa Nam và Bắc Kỳ Tuy luận án không nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ Trung – Việtthế kỷ XIX nhưng từ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp – hai nước (một bên là đế quốc xâmlược và một bên là đế chế phong kiến) vốn đang tranh đoạt lợi ích ở nước thứ 3 là Việt Nam, thìchúng ta có thể hiểu được phần nào thái độ, mục đích riêng mà nhà Thanh theo đuổi khi giảiquyết vấn đề Việt Nam trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX Luận án đã phản ánh một thực

tế là, cùng với Pháp, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp vừa đối địch, vừa thỏa hiệp vànhượng bộ, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam trong những thập kỷ này Tuy không trựctiếp bàn về mối quan hệ Việt – Trung thời bấy giờ nhưng luận án đã cung cấp thêm nhiều luận cứquan trong giúp chúng ta hiểu rõ hơn đằng sau cái gọi là tinh thần "thân thiện", "hữu nghị" của

"tôn chủ" Trung Quốc đối với "phiên thuộc" Việt Nam Cũng theo tác giả, sự can thiệp của nhàThanh không hề mang tính tích cực bảo vệ nền độc lập cho đất Việt mà chính sự can thiệp và xâu

xé của nhà Thanh (cùng với họa xâm lược của đế quốc Pháp) lại là nguyên nhân "thủ tiêu quyềnđộc lập của Việt Nam", để lại nhiều hậu quả phức tạp về sau này [121, tr.145] Nhận định trên cóphản ảnh hoàn toàn đúng thực chất của vấn đề hay không? Tác giả luận án sẽ tiếp tục đi sâunghiên cứu và làm sáng tỏ với hy vọng đưa ra cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này

Cùng hướng nghiên cứu ấy, hai năm sau, Trịnh Nhu lại cho công bố bài Nguồn gốc củachiến tranh Trung - Pháp (1883 - 1885) trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 năm 1991 Bằngnhững kiến giải sắc bén, tác giả đã luận giải khá cặn kẽ nguồn gốc của chiến tranh Trung - Pháp(1883 -1885) và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam cũng như quan hệ ngoại giao giữa hai nướcViệt – Trung sau đó

Ngoài tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, một số tạp chí khác cũng đăng nhiều bài nghiên cứu vềvấn đề này, tiêu biểu là bài viết “Quân Thanh đối với hoạt động xâm lược của Pháp ở Bắc Kỳ trongnhững năm 1882 - 1883” của tác giả Trần Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 năm 1995 Qua bàiviết, tác giả đã viện dẫn những cứ liệu lịch sử cụ thể để chỉ ra thái độ của Thanh triều đối với ViệtNam trong những năm 1882 – 1883: "Từ sau tháng 4 năm 1882 đến trước tháng 12 năm 1883,hàng vạn quân chính quy nhà Thanh có mặt ở Bắc Kỳ thời bấy giờ hầu như "án binh bất động",không có biểu hiện nào chứng tỏ họ là một lực lượng đồng tình ủng hộ và chi viện cho nhân dânViệt Nam chống lại sự xâm lược của Pháp, càng không nói đến sự tham chiến trực tiếp của họ"[40, tr.74]

Cũng trong năm này, Tạ Ngọc Liễn cho ra đời tác phẩm Quan hệ Việt Nam và Trung Quốcthế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 Có thể xem đây một cuốn chuyênkhảo đầu tiên nghiên cứu về lịch sử quan hệ Việt – Trung ở Việt Nam Dù chỉ vẻn vẹn 100 trangnhưng cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý báu Đặc biệt, từ trang 49 đến trang 82 củachương 3, tác giả đã cung cấp cho người đọc một sự hiểu biết chung nhất về hoạt động cầuphong, triều cống, sự khác nhau giữa triều cống và lễ sính Tuy cuốn sách này chỉ giới hạn vấn đề ởtrong một thế kỷ nhưng đây được xem là “một giai đoạn tiêu biểu, đáng chú ý khi xem xét cấu trúc

Trang 20

và bản chất của quan hệ sách phong, triều cống” [100; tr.49] Chúng ta có thể coi đó là cơ sở đểtìm hiểu về hoạt động cầu phong, triều cống ở những vương triều tiếp theo, trong đó có vươngtriều Nguyễn.

Một năm sau (1996), Nxb Quân đội nhân dân cho công bố cuốn sách Lịch sử ngoại giaocác thời trước của Nguyễn Lương Bích Tác giả đã dành hơn 60 trang (từ trang 211 đến trang 276)

ở chương X để bàn về ngoại giao thời Nguyễn Tuy nhiên, trong 60 trang ấy, tác giả đã điểm quatất cả mối quan hệ ngoại giao giữa triều Nguyễn với nhiều nước khác nhau ở Đông Nam Á, ởphương Tây (như Anh, Pháp) chứ không riêng gì Trung Quốc Trong đó, quan hệ ngoại giao Việt –Trung qua các đời vua Nguyễn thế kỷ XIX chỉ chiếm số trang rất ít (03 trang thời Gia Long: từ trang

213 đến 215; 04 trang thời Minh Mệnh: từ trang 227 đến 230; 01 trang thời Thiệu Trị) Tác giả chủyếu điểm qua những lần vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị cử sứ thần sang Trung Hoa hay nêulên vài nét sơ lược về việc giải quyết những xung đột biên giới trên bộ giữa hai nước thời MinhMệnh (trang 230) Những hoạt động ngoại giao khác chưa được tác giả nhắc tới và mối quan hệViệt – Trung cũng chưa được đặt trong sự biến chuyển liên tục của cả thế kỷ XIX (nhất là dưới thờivua Tự Đức khi có sự xâm lược của thực dân Pháp)

Cùng với trào lưu nghiên cứu của giới sử học về triều Nguyễn, vào năm 1997, Đỗ Bang đãcho ra đời tác phẩm Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, góp tiếng nói của mìnhvào nghiên cứu thương nghiệp Việt Nam – một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn đang rất mới mẻ thờibấy giờ Bằng những con số, sự kiện minh chứng cụ thể, tác giả đã bước đầu gợi mở cho chúng tamột số vấn đề có liên quan đến quan hệ kinh tế Việt – Trung triều Nguyễn, như: sự hậu đãi đặcbiệt của triều Nguyễn đối với Hoa thương trong thế so sánh với tàu thuyền và thương nhânphương Tây khi đặt chân đến Việt Nam (từ trang 45 đến trang 47); nguy cơ về sự giảo hoạt, lũngđoạn thương trường Việt Nam của Hoa thương và một số biện pháp ngăn chặn hiện tượng nàycủa các vua Nguyễn (từ trang 49 đến trang 50, trang 86 đến trang 88; trang 96 đến trang 98); cácmặt hàng xuất, nhập khẩu giữa 2 nước (từ trang 98 đến trang 101); số lần triều Nguyễn tổ chứcthuyền buôn đi giao thương với Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ XIX (trang 105)…Song, nhữngvấn đề nêu trên chỉ chiếm dung lượng nhỏ và nằm rải rác trong các chương mục viết về nền kinh

tế thương nghiệp nói chung (bao gồm cả nội thương và ngoại thương) của Việt Nam thời kì này

Do đó, công trình chưa có dịp đi sâu khai thác một cách hệ thống về mối quan hệ mậu dịch Việt –Trung thế kỷ XIX, cũng như chưa rút ra được thực chất, đặc điểm và sự chuyển biến nội tại củamối quan hệ ấy

Bốn năm sau đó (2001), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội đã cho ra đời cuốn chuyên khảo bàn

về Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, Lịch sử - Hiện trạng –Triển vọng do Nguyễn Minh Hằng chủbiên Phải nói rằng, đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về mối quan hệ buônbán qua biên giới Viêt – Trung trong suốt tiến trình lịch sử Trong đó, mối quan hệ ấy ở thế kỷ XIXđược viết từ trang 41 đến trang 56 (tức 14 trang trên tổng số hơn 300 trang của cuốn sách) Tuynhiên, qua 14 trang viết ngắn ngủi đó, chúng ta có thể chắt lọc được không ít những thông tin quýbáu về quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ này, như: những cơ quan đảm trách việc buôn bán với

Trang 21

Trung Hoa do nhà nước lập ra (trang 41); chính sách hai mặt của triều Nguyễn là vừa ưu đãi vừakiềm chế sự lũng đoạn thị trường của thương nhân Trung Quốc thời bấy giờ (thể hiện rõ nét quacác quy định về thuế hàng hóa, những mặt hàng được mua vào, bán ra…) (từ trang 42 đến trang49); hoạt động buôn bán khá sầm uất giữa các thương nhân Trung Quốc và thương nhân Việt Namnói riêng và nhân dân 2 nước nói chung ở vùng biên giới (trang 49 đến trang 53)… Điều đáng lưu ý

là, cuốn sách đã đi đến những nhận định quan trọng, gợi mở cho chúng ta những hướng suy nghĩmới khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc hòa hiếu với phương Bắcnên “các vương triều quân chủ Việt Nam phần lớn chủ trương nới lỏng, cho tự do buôn bán, traođổi hàng hóa, miễn là phải tôn trọng, thực hiện đúng với pháp luật Việt Nam” và trên thực tế một

số lệnh cấm của triều Nguyễn đối với thương nhân Trung Quốc không có hiệu lực, vượt ra khỏi sựkiểm soát của triều đình trung ương [57, tr.54-55]; Thứ 2, mối quan hệ kinh tế ấy lúc thịnh, lúc suy

do phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa hai quốc gia [57, tr.55] Những nhận định ấy sẽ được làmsáng rõ trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi

Cũng trong năm này, những cuốn sách về thân thế, sự nghiệp của những nhà ngoại giaonổi tiếng thế kỷ XIX đã tiếp tục ra đời, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như

Nguyễn Du, niên phổ và tác phẩm do Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên khảo và chúgiải, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001; Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản, cuộc đời và thơ văn (kỷniệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội và 110 năm ngày mất hoàng giáp Nguyễn Tư Giản 1890 -2000), Trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001;… Những vần thơ đối đáp, xướnghọa của các sứ thần, những bức văn thư trao đổi giữa hai nhà nước hai bên trong các tác phẩmnày đã gợi mở một số biểu hiện quan trọng của mối quan hệ ngoại giao trên bình diện văn hóagiữa hai nước Việt – Trung hiện thời Song, những tác phẩm nói trên mới chỉ giới thiệu khái lượcchứ chưa đi vào phân tích và tổng hợp chúng để thấy được sức mạnh ngôn từ trong đối thoại vănhóa Hơn thế, chân dung của các nhân vật lịch sử này trong tư cách là những nhà ngoại giao cũngchưa được tái dựng lại một cách hoàn chỉnh Đây cũng là vấn đề còn bỏ ngõ mà luận án phải tậptrung giải quyết

Một năm sau (2002), tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Nhã đã bảo vệ thành công luận

án tiến sĩ lịch sử về Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa Có thể nói, vấn đề giải quyết tranh chấp biển đảo, khẳng định chủ

quyền biên giới trên biển là một trong số những vấn đề nan giải tồn tại trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung suốt thế kỷ XIX Vì thế, luận án của Nguyễn Nhã

đã cung cấp cho tác giả nhiều tư liệu bổ ích để tái hiện lại những cuộc tranh chấp trên biển giữa hai nước Việt – Trung thời kì này Đồng thời, qua đó cũng được biết thêm những hoạt động nhằm xác lập chủ quyền của nhà Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – nơi thường xuyên xảy ra những va chạm, tranh chấp với nước Trung Hoa láng giềng, như: thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải; đo đạc thủy

Trang 22

trình, vẽ bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa; cắm mốc, bia chủ quyền; xây dựng chùa miếu và trồng cây tại hai quần đảo này Tuy nhiên, vì luận án chú trọng tìm hiểu quá trình thực thi liên tục chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo này qua nhiều thời kì lịch sử, suốt từ đầu thế kỷ XVII cho đến nay (2002) nên việc giải quyết những mối tranh chấp với Trung Hoa để khẳng định chủ quyền ở Hoàng

Sa, Trường Sa của nhà Nguyễn thế kỷ XIX chỉ là một phần nhỏ, nằm rải rác trong tổng thể luận án này Mặc dù vậy, luận án vẫn được coi là tư liệu cần thiết giúp chúng tôi trong việc tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung ở thế kỷ XIX đầy những biến động.

Bước sang năm 2004, Nxb Thuận Hóa đã cho công bố cuốn sách Huế - triều Nguyễn mộtcái nhìn của Trần Đức Anh Sơn Một lần nữa, các chuyến đi sứ của các sứ thần triều Nguyễn sangTrung Hoa đã được tác giả đề cập tới (từ trang 78 đến trang 89) Dựa trên cơ sở những nguồn sửliệu đáng tin cậy, tác giả đã bước đầu tái dựng hoạt động của các sứ thần triều Nguyễn qua thống

kê số lần đi sứ, thời điểm, thành phần đi sứ và giới thiệu khái quát về thể thức, mục đích của cácchuyến đi sứ ấy (đi nhằm cầu phong, triều cống, lễ sính và một số chuyến đi vì mục đích khác) suốt

từ đầu thế kỷ XIX (thời vua Gia Long) cho đến đầu thế kỷ XX (thời vua Khải Định) Tuy nhiên, dovẻn vẹn trong 10 trang viết ngắn nên hoạt động của các sứ thần bấy giờ mới chỉ mang tính chấtkhảo tả, liệt kê mà chưa có dịp đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm, bản chất và cũng chưa chỉ rađược sự chuyển biến của hoạt động đó như thế nào trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược ViệtNam

Cũng trong năm 2004, Nguyễn Bá Thành đã cho ra đời tập sách Bản sắc Việt Nam qua giaolưu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Với lập luận sắc bén và cứ liệu thuyết phục, cuốn sáchthực sự đã góp phần làm sáng rõ những vấn đề lí luận về bản sắc văn hoá dân tộc, tính tất yếu củaquá trình giao lưu và đối thoại văn hoá giữa các nước trên thế giới Bằng những chứng cứ thuyếtphục, Nguyễn Bá Thành đã chứng minh được văn học nghệ thuật trong lịch sử dân tộc đã trởthành một phương tiện đắc lực của quá trình giao thoa, đối thoại văn hoá, nhất là mối quan hệvăn hoá giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Cũng chính trong năm 2004, tạp chí Hán Nôm đã giới thiệu một số bài viết của các học giảTrung Hoa bàn về những khía cạnh khác nhau của mối quan hệ văn hoá Việt – Trung trong lịch sử.Với bài viết Tìm hiểu những cống hiến của người Việt và văn hóa Việt Nam đối với văn hoá Hánqua tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc (từ trang 36 đến trang 43), tạp chí Hán Nôm, số 1 năm

2004, Đàm Chi Từ đã một lần nữa cho độc giả thấy được mối quan hệ văn hoá hai chiều giữa ViệtNam và Trung Quốc Song song với chiều văn hoá Hán truyền sang, góp phần hình thành và pháttriển văn hoá Việt Nam, còn tồn tại chiều văn hoá Việt Nam truyền sang văn hóa Hán, góp phầnlàm phong phú thêm nội dung của văn hoá Hán thông qua nhiều phương thức mà ngoại giao làmột trong những phương thức điển hình

Trang 23

Một năm sau (2005), tác giả Nguyễn Thế Long đã cho ra đời một loạt tác phẩm viết vềbang giao Đại Việt qua các triều đại, trong đó có cuốn Bang giao Đại Việt triều Nguyễn, Nxb Vănhóa Thông tin, Hà Nội Dựa vào những nguồn sử liệu gốc, tác giả đã tóm lược những nét chínhtrong hoạt động ngoại giao giữa triều Nguyễn và triều Thanh thông qua các hoạt động đa dạng vàphong phú của sứ thần thời bấy giờ Những mẩu chuyện ghi lại trong sách, một vài đoạn nhật ký,một số bài thơ trong các tập đi sứ của những nhà ngoại giao…đã giúp người đọcphần nào hiểuhơn về nội dung, nghệ thuật và phương thức bang giao của triều Nguyễn đối với nước láng giềngTrung Hoa Song, cuốn sách gần 300 trang này mới chỉ giới hạn tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam vàTrung Quốc thông qua những mẩu chuyện đi sứ và tiếp sứ mà chưa đi sâu khai thác để rút ra bảnchất của những hoạt động ấy qua các đời vua Nguyễn suốt thế kỷ XIX

Tiếp nối nguồn mạch nghiên cứu về thương mại Việt Nam thời phong kiến, năm 2007, Đạihọc Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã cho công bố cuốn kỷ yếu Việt Nam trong hệ thốngthương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, Nxb Thế giới Cuốn kỷ yếu này đã thực sự cung cấp cho tácgiả luận án nhiều thông tin, tư liệu bổ ích khi tìm hiểu về tình hình thương mại giữa Việt Nam vớicác nước (bao gồm Trung Quốc) trong suốt những thế kỷ được xem là đỉnh cao của nền ngoạithương Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ XVI - XVII) Từ đây, nó sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở đểtham chiếu với nền ngoại thương Việt Nam thế kỷ XIX Đặc biệt, cuốn kỷ yếu đã giới thiệu bài viếtHoạt động thương mại của các sứ bộ Việt Nam ở Trung Hoa thời Thanh suốt từ thế kỷ XVII đến thế

kỷ XIX của Trần Đức Anh Sơn dài 13 trang (từ trang 293 đến trang 306), trong đó bàn trực tiếp vềmột số vấn đề có liên quan đến mối quan hệ kinh tế Việt – Trung thế kỷ XIX trong khoảng 8 trang.Trong khuôn khổ cuả một bài tham luận, Trần Đức Anh Sơn mới chỉ dừng lại giới thiệu hết sức kháiquát về lộ trình đi sứ từ Việt Nam sang Trung Hoa và ngược lại; thẩm quyền giao dịch thương mạicủa các sứ bộ; danh mục cống phẩm và hàng hóa giao dịch của các sứ bộ Việt Nam trong giai đoạnnửa đầu thế kỷ XIX, chứ chưa trình bày đầy đủ các hoạt động thương mại trên con đường đi sứcủa các sứ thần triều Nguyễn trong cả hai giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược(1858) Do vậy, chúng ta chưa tìm thấy ở bài viết này những thay đổi của hoạt động thương mạimang tính quan phương này trong nửa sau thế kỷ XIX

Tiếp đó, vào năm 2008, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội đã công bố một công trình nghiêncứu công phu của tác giả Phạm Xuân Nam là Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá

- một góc nhìn từ Việt Nam Cuốn sách dày 625 trang thực sự đã gợi mở cho chúng ta nhiều gócnhìn sắc cạnh về đối thoại văn hoá nói chung và đối thoại văn hoá Việt – Trung nói riêng trong suốtchiều dài lịch sử Việt Nam (từ thời Bắc thuộc cho đến ngày nay) Trong đó, tác giả đã dành hơn 30trang (từ trang 314 đến trang 348) nhấn mạnh đến sự vận dụng đầy linh hoạt các hình thức đốithoại văn hoá, góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ ngoại giao với Trung Hoacủa các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Tiền Lê đến thời Tây Sơn, như: xướng họa thơ vănsau đối đầu quân sự; tranh biện, đối thoại văn hóa trên bàn hội nghị để đòi đất ở biên cương;dùng sức mạnh ngôn từ thực hiện kế sách “tâm công”, chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp hòabình, lập lại quan hệ bang giao lâu dài với Trung Quốc; “khéo lời lẽ dẹp binh đao”, ngăn chặn cuộc

Trang 24

tiến công phục thù của địch, thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện với Trung Hoa…Nghiên cứunày là cơ sở đối chiếu vô cùng quý báu khi tìm hiểu về đối thoại văn hoá Việt – Trung trên cấp độngoại giao dưới triều Nguyễn.

Cùng năm 2008, Vũ Thị Phương Hậu đã bảo vệ thành công đề tài thạc sĩ Chính sách vănhoá của triều Nguyễn tại Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Trong hàng loạtchính sách văn hoá của triều Nguyễn được tác giả đề cập đến thì chính sách giao hảo văn hoá vớinước ngoài (trong đó có Trung Hoa) được trình bày từ trang 79 đến trang 83 Song, tác giả lại giớithiệu sơ lược về chính sách ngoại giao của triều Nguyễn dưới góc độ chính trị mà chưa trình bàynội dung cụ thể hay đưa ra nhận xét nào về chính sách ngoại giao trên phương diện văn hóa củaNguyễn triều với bên ngoài Tuy nhiên, từ một vài chính sách văn hóa mà tác giả nêu lên trongluận văn cũng đã phần nào giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm, thực chất của ngoại giao trênbình diện văn hoá dưới vương triều Nguyễn

Cũng chính trong năm 2008, tác giả luận án đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ củamình với tiêu đề Quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc (1802 - 1885) tại khoa Lịch sử,trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả mới chỉ khai thác mối quan

hệ ấy từ phía Việt Nam, chứ chưa xem xét thái độ, sự đáp trả từ phía nhà Thanh đối với nhữnghoạt động ngoại giao của triều Nguyễn như thế nào Hơn nữa, do bị giới hạn trong phạm vi củamột luận văn thạc sĩ, tác giả mới chỉ có dịp tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam vớiTrung Quốc thời kì này trên phương diện chính trị với các hoạt động tiêu biểu là cầu phong, triềucống, lễ sính, giải quyết các vấn đề biên giới, còn mối quan hệ ấy trên các lĩnh vực khác như kinh

tế, văn hóa và sự chuyển biến của nó trước và sau năm 1858 thì chưa được xem xét tới Đặc biệt,sức mạnh của văn thơ bang giao cùng những đóng góp của các vị chánh, phó sứ tiêu biểu nhưTrịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Du, Đặng Huy Trứ…qua những lần đi sứ, tiếp sứ, góp phầnxây đắp nên mối quan hệ hảo thoại, hòa hiếu giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ cũng chưa códịp được nhắc đến Những thiếu vắng đó sẽ tiếp tục được tác giả bổ khuyết và hoàn chỉnh trongluận án tiến sĩ này

Hai năm sau đó (2010), Nxb Công an nhân dân đã cho ra mắt cuốn Biên giới trên đất liềnViệt Nam – Trung Quốc do Vũ Dương Ninh chủ biên Cuốn sách đã mang lại cho chúng ta cái nhìntoàn cảnh về cương giới và vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc suốt từ thời HùngVương cho đến trước năm 2010 Đặc biệt, trong chương 2, tác giả Nguyễn Minh Tường đã dành 9trang để khái quát về vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX (từ trang 152 đếntrang 163) Đây thực sự là tư liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ thêm về cương vực và nhữngtranh chấp, xung đột biên giới đất liền đã xảy ra giữa hai nước cũng như hướng giải quyết củatriều Nguyễn trong thời kì lịch sử đầy biến động này Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn sách, tác giảchưa có dịp đề cập đến vấn đề biên giới trên biển giữa hai nước Việt – Trung lúc bấy giờ Đếnchương 3, tác giả Vũ Dương Ninh đã đi vào tìm hiểu bối cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết bản Côngước hoạch định biên giới Trung – Việt năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895 Trong đó, chiếntranh Trung – Pháp và Hiệp ước Thiên Tân năm 1885 đã được tác giả khái quát trong 7 trang (từ

Trang 25

trang 173 đến trang 184), giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn nguyên nhân trực tiếp đưa đến sựthỏa hiệp Pháp – Trung năm 1885 và lí giải được tại sao Hiệp ước Thiên Tân năm 1885 được xem

là sự cáo chung vai trò "tôn chủ" của nhà Thanh ở Việt Nam Tuy nhiên, những thay đổi trong thái

độ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh trước sự xuất hiện của nhân tố Pháp ở giai đoạn này thì tác giảchưa có dịp đề cập tới

Trong mấy năm gần đây, Nxb Giáo dục đã cho tái bản hàng loạt những bộ thông sử lớn vềlịch sử dân tộc, tiêu biểu như: cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I (từ thời nguyên

thuỷ đến năm 1858) do Trương Hữu Quýnh chủ biên, tập II (từ 1858 đến năm 1945)

do Đinh Xuân Lâm chủ biên (năm 2011); cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (năm 2012);… Có thể nói, đây đều là những bộ

thông sử quan trọng, cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ Đặc biệt, chúng ta có thể tìm thấy trong đó những sự kiện tiêu biểu dưới các đời vua Nguyễn trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa…

Đáng chú ý là, chương 4 của cuốn Lịch sử Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX), tập 2 do Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Giáo dục năm 2012 đã dành 04 trang (mục 4.1 từ trang 701 đến trang 704) để bàn về chính sách đối ngoại của triều Nguyễn đối với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Ai Lao, Cao Miên) và với các nước phương Tây (Pháp, Anh, Mĩ) Trong đó, quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời Nguyễn chiếm một phần rất nhỏ (chưa đầy 01 trang) và chỉ tập trung giới thiệu khái lược về hoạt động xin đổi quốc hiệu của Việt Nam dưới đời vua Gia Long, còn những hoạt động ngoại giao khác thì chưa có dịp đề cập tới Tuy vậy, cuốn sách đã thực sự cung cấp những kiến thức nền tảng quan trọng để qua đó giúp chúng ta hiểu thêm về bối cảnh lịch sử của những đường lối, quyết sách đối ngoại mà Nguyễn triều đã áp dụng với Trung Quốc trong thế kỷ XIX.

Gần đây nhất, vào tháng 12 năm 2013, Nxb Khoa học xã hội đã cho công bố

bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, tái hiện lại tiến trình lịch sử dân tộc suốt từ

khởi thủy cho đến năm 2000 Trong đó, đáng chú ý là cuốn tập 5 (từ năm 1802 đến năm 1858) do Trương Thị Yến chủ biên và cuốn tập 6 (từ năm 1858 đến năm 1896)

do Võ Kim Cương chủ biên Hai cuốn sách này đã mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội Đặc biệt, cuốn tập 5 đã dành hẳn một chương (chương VII – từ trang 430 đến trang 506) để đề cập đến quan hệ đối ngoại thời Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858, trong đó khái lược lại mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới thời bấy giờ, như: quan hệ với

Trang 26

Trung Quốc, với Chân Lạp, với Xiêm, với Vạn Tượng, với Nam Chưởng, với Hỏa

Xá, Thủy Xá, với Anh, với Pháp, với Hoa Kỳ Như vậy là, quan hệ giữa Việt Nam

và Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ XIX chỉ chiếm một phần nhỏ (13 trang: từ trang 430 đến trang 444) của toàn bộ chương VII Với 13 trang viết ngắn ngủi đó, cuốn sách mới chỉ có dịp thống kê sơ lược các đoàn sứ thần triều Nguyễn sang Trung Quốc hay chỉ mới điểm qua một vài hoạt động ngoại giao nổi bật trong quan

hệ Việt – Trung giai đoạn này như: hoạt động xin đổi quốc hiệu (trang 432), hoạt động tiếp sứ nhà Thanh sang tuyên phong cho vua Nguyễn từ năm 1802 đến năm

1858 (từ trang 437 đến trang 444) Còn hoạt động bang giao Việt – Trung nửa sau thế kỷ XIX như thế nào thì cả tập 5 và tập 6 đều chưa đề cập đến Tuy vậy, đây vẫn

là nguồn tư liệu đáng tin cậy, cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin bổ ích khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

1.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bên cạnh những bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễnbiên soạn, các học giả Pháp, Trung Quốc đã cho ra đời một loạt những công trình nghiên cứu, công

bố nhiều tài liệu quý góp phần phục dựng lại mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Trungthế kỷ XIX

Vào năm 1883, Henri Cordier trong Le Conflit entre la France et la Chine: Etude d'histoirecoloniale et de droit international, Paris: Léopold Cerf, 1883 (Cuộc xung đột giữa Pháp và TrungQuốc: nghiên cứu lịch sử thuộc địa và luật pháp quốc tế Paris, Léopold Cerf, 1883) hay Castonnetdes Fosses với bài nói chuyện về Les Relations de la Chine et de l'Annam: Extrait du Bull de laSociété Académique indochinoise, S.l : S.n (Những mối giao thiệp của Trung Quốc và An Nam: trích

từ Tập san Hội hàn lâm Đông Dương) tại phiên họp ngày 31/7/1883 của Viện Hàn lâm Đông Dương

về lịch sử và các sự kiện chính yếu trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trước và saukhi Pháp xâm chiếm Đông Dương cho rằng: Việt Nam không bị phụ thuộc vào Trung Quốc và xemđiều đó là phù hợp với sự thật lịch sử, đồng thời cũng là phù hợp với quyền lợi của thực dân Pháptại Việt Nam

Đến năm 1971, Alexander Barton Woodside tại trường đại học Havard đã cho công bốcông trình nghiên cứu về Kiểu mẫu chính quyền Việt Nam và Trung Quốc: Nghiên cứu so sánhchính quyền Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX (Vietnam and the Chinese model: Acomperative study of Vietnamese and Chinese government in the first half of the nineteethcentury) Cuốn sách gồm 5 chương, đi từ nguồn gốc cho đến những phương diện biểu hiện cụ thểcủa chính quyền hai nước trong nửa đầu thế kỷ XIX Đặc biệt, tác giả đã đặt chúng trong cái nhìnđối sánh để chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt giữa chính quyền hai bên trong thờigian này Mặc dù không đề cập đến trực tiếp quan hệ ngoại giao Việt – Trung thế kỷ XIX nhưngmột số nhìn nhận, đánh giá mà tác giả đưa ra đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hướng suy nghĩ khitiếp cận thực chất của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời bấy giờ Chẳng hạn, ở chương 1,

Trang 27

tác giả cho rằng: Mọi khả năng, mọi quyền lực của Vua đều do “Trời” phú cho và nhà vua đượcquyền cai trị một xã hội đẳng cấp rất chặt chẽ [5, tr.2-3]; Bản thân triều Nguyễn thế kỷ XIX cũng

mô phỏng những kỷ luật của hệ thống đẳng cấp Trung Hoa [5, tr.10] Đặc biệt là, triều Nguyễnkhông chỉ chấp nhận và sử dụng những thể chế Trung Quốc mà còn chấp nhận và sử dụng cả cáchnhìn thế giới của người Trung Quốc Từ đây, trong quan hệ quốc tế, triều Nguyễn cũng buộc cácnước phụ thuộc thực hiện việc triều cống giống như cách mà triều Nguyễn đã làm với Trung Quốc[5, tr.23] Đây thực sự là những nhận định quan trong góp phần giúp chúng tôi hiểu rõ hơn thựcchất của mối quan hệ ngoại giao giữa “thượng quốc” (Trung Hoa) và “chư hầu” Việt Nam thời kìnày

Trong khi đó, vào năm 1977, tại Bắc Kinh, nhà xuất bản Trung Hoa thư cục cho xuất bảncuốn Lịch sử cận đại Trung Quốc do một số cán bộ Khoa Sử trường Đại học Sơn Đông, Học viện Sưphạm Sơn Đông, Viện dân tộc học trung ương và Đại học sư phạm Bắc Kinh biên soạn Các tác giảcủa cuốn sách này cũng giống như các sử gia phong kiến và tư sản Trung Quốc trước kia lại nhấnmạnh đến cái gọi là địa vị “phiên thuộc” của Việt Nam đối với nhà Thanh thế kỷ XIX Họ hiểu địa vị

“phiên thuộc” này có nghĩa Việt Nam không phải là một nước độc lập và có chủ quyền mà hoàntoàn phụ thuộc vào nước “tôn chủ” (tức nhà Thanh) cả về mặt nội trị lẫn ngoại giao

Khi tìm hiểu quan hệ ngoại giao Việt - Trung thời kỳ này sẽ thật thiếu sót nếu chúng takhông nhắc đến Yoshiharu Tsuboi với tác phẩm nổi tiếng Nước Đại Nam đối diện với Pháp và TrungHoa 1847 – 1885, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1992 Tác phẩm này được Tsubôi viết dựa trênnhững nguồn tài liệu quý từ nhiều nước trên thế giới Với độ dày 338 trang chưa kể phần Phụ lục,Tsubôi đã dành 35 trang trong chương III (từ trang 132 đến trang 167) để trở lại quan hệ sóng giógiữa Trung Quốc và Việt Nam thời kì độc lập dưới vương triều Nguyễn Trong đó, tác giả đã bướcđầu lí giải nguyên nhân vì sao nhà nước Việt Nam có nhu cầu duy trì quan hệ chư hầu với thượngquốc Trung Hoa bằng hoạt động sách phong, triều cống [207, tr.137-138] Đồng thời, tác giả tiếptục xem xét hoạt động cầu phong, triều cống ấy qua một triều vua cụ thể - triều Tự Đức

Hơn nữa, thông qua tác phẩm này, bằng lối viết sử đầy sinh động, Tsuboi còn gợi chochúng ta một số sự kiện lịch sử có liên quan đến quan hệ kinh tế (cả quan hệ kinh tế chính thống

và phi chính thống) thời bấy giờ Những con số, những sự kiện về hoạt động trao đổi cống phẩm,những hoạt động thương mại hợp pháp và cả bất hợp pháp của thương nhân và mại bản ngườiHoa thời Tự Đức… đã mang đến cho người nghiên cứu những chất liệu quý báu, góp phần tìm hiểu

về mối quan hệ ngoại giao kinh tế Việt – Trung trong thời kì lịch sử đầy biến động này Đặc biệt,nhận định quan trọng mà Tsuboi rút ra là “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử khẳngđịnh tính độc lập với Trung Hoa” [207, tr.43] có thể xem là một gợi ý quan trọng cho chúng ta khitiếp cận thực chất của quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời bấy giờ Song dù vậy, tác phẩm cũngchỉ mới trình bày sơ lược những hoạt động ngoại giao này dưới một đời vua cụ thể - vua Tự Đức

mà chưa đặt nó trong suốt thế kỷ XIX

Năm năm sau (1997), Nxb Thuận Hóa, Huế đã cho công bố tác phẩm Những người bạn cố

đô Huế Trong đó, đáng chú ý là tập 3 đã giới thiệu một số bài viết của các viên chức, giáo sĩ Pháp

Trang 28

ở Việt Nam, bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của quan hệ ngoại giao Việt – Trung thế kỷ XIX, tiêubiểu như bài viết Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên của Ngoại vụ Paris – A Delvaux(từ trang 29 đến trang 89) hay Hoàng đế Trung Hoa sắc phong cho vua Tự Đức như thế nào của L.Cadiere (Hội truyền giáo Paris) (từ trang 306 đến trang 318) Những bài viết này đã tái dựng lại khásinh động các hoạt động ngoại giao mang tính “truyền thống” giữa hai nước Việt – Trung thờiNguyễn như: hoạt động triều cống, sắc phong Những nhận xét bước đầu mà các viên chức thựcdân đưa ra như: Hoạt động triều cống Trung Hoa của phái đoàn Việt Nam năm 1880 nhằm “thắtchặt quan hệ hai nước và cầu mong sự viện trợ của Trung Quốc để chống lại sự xâm lược” (trang41) hay “Lễ phong sắc, theo người Trung Hoa, đem lại uy quyền cho vua An Nam Trước khi phongsắc, vua An Nam chỉ mang tên quốc trưởng (người đứng đầu trong nước) hay là thủ lĩnh của nước

và cũng chỉ là vương, hoàng, hay vua là cùng Khi đã được phong sắc, các vua ở Huế tự xưng làHoàng đế và đó là cách chống lại các thủ tục quy định của Trung Hoa” (trang 311)…đã gợi lên chochúng ta nhiều suy ngẫm, nhất là khi đối chiếu chúng với những nhận xét của các học giả trongnước

Để tiến hành ngoại giao với Trung Quốc thời phong kiến, việc am tường chữ Hán, văn thơchữ Hán đã trở thành yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà ngoại giao Việt Nam Có thể nói,văn thơ chữ Hán lúc bấy giờ đã thực sự trở thành nhịp cầu kết nối giữa các nhà ngoại giao của hainước Việt – Trung mà bất cứ triều đại phong kiến nào cũng nhận thức rất rõ và triều Nguyễn cũngvậy Bài viết Thơ bang giao chữ Hán - Việt trong sự giao lưu văn hoá Việt Nam và Trung Quốc trênlịch sử trung đại của Vu Tại Chiếu đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12 năm 2002 đã phảnánh rõ nét tinh thần nêu trên

Đến năm 2006, Nxb Giáo dục Hắc Long Giang (黑龙江教育出版社) đã cho công bố côngtrình nghiên cứu của tác giả Tôn Hoằng Niên (孙宏年著) với nhan đề 清代中越宗藩关系研究(Nghiên cứu Quan hệ tông phiên Trung - Việt thời Thanh) Công trình dày 420 trang đã tái hiện lạiquan hệ tông phiên Việt – Trung suốt từ năm 1664 đến năm 1885 trên bình diện chính trị, kinh tếvới các vấn đề cốt lõi như: hoạt động cầu phong, sắc phong và triều cống giữa triều Thanh với cáctriều đại phong kiến Việt Nam những năm 1644 - 1885; vấn đề biển và biên giới giữa 2 nước;chính sách đối với Hoa kiều của triều Thanh và các triều đại phong kiến Việt Nam trong hơn 220năm này…Như vậy, quan hệ Việt – Trung thời Nguyễn trên bình diện chính trị, kinh tế từ năm 1802đến năm 1885 đã được Tôn Hoằng Niên đề cập đến nhưng chỉ là một phần trong toàn bộ côngtrình nghiên cứu này Tuy vậy, những dẫn chứng sinh động về các hoạt động ngoại giao thời kì này,đặc biệt là các bảng thống kê có giá trị về hoạt động cầu phong, triều cống giữa hai nước (trang

80, 81, 82) thực sự là những cứ liệu quan trọng làm cơ sở so sánh, đối chiếu với nguồn tư liệutrong nước

Một năm sau đó (2007), Nxb Hà Nội đã cho công bố cuốn Thanh thực lục: Sử liệu chiếntranh Thanh - Tây Sơn do sử quan đời Thanh biên soạn, được Hồ Bạch Thảo dịch và chú thích.Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu lịch sử quý báu phản ánh quan hệ giữa nhà Thanh đời CànLong (1736-1795) và nhà Tây Sơn (1788-1802), một giai đoạn được đánh giá là tiêu biểu và vẻ vang

Trang 29

nhất trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến Tuy không bàn trựctiếp đến quan hệ Việt – Trung thời Nguyễn nhưng những thành tựu ngoại giao to lớn mà triều TâySơn đã đạt được nửa sau thế kỷ XVIII được phản ánh trong bộ sách này sẽ là cơ sở giúp chúng tahiểu rõ thêm vị thế ngoại giao của triều Nguyễn trong quan hệ với Trung Quốc ở nửa đầu thế kỷXIX.

Tiếp nối những thành quả nghiên cứu nói trên, vào năm 2008, Nxb Thế giới đãcho ra mắt cuốn kỷ yếu Hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từthế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, trong đó công bố bài viết của nhà sử học Trung Quốc - Lương Chí Minh –chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á học – Đại học Bắc Kinh với nhan đề “Sự phục hồikinh tế và sự phát triển của quan hệ thương mại giữa 2 nước Trung – Việt vào những năm đầu nhàNguyễn (1802 – 1858)” từ trang 281 đến trang 287 Trong đó, lần đầu tiên quan hệ thương mạiViệt – Trung dưới triều Nguyễn được đề cập đến trên cả 3 con đường: mậu dịch triều cống, buônbán trên bộ và buôn bán qua đường biển (trang 285, 286) Tuy nhiên, vì chỉ gói gọn vấn đề trongchưa đầy 2 trang nên tác giả mới chỉ trình bày sơ lược chứ chưa có điều kiện đi sâu phân tích, chỉ

ra đặc điểm, thực chất của những hoạt động mậu dịch này Hơn nữa, mối quan hệ ấy mới chỉđược đề cập đến trong giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược

Một năm sau (2009), Yu Insun với bài viết Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷXIX: Thể chế triều cống, thực và hư được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 năm 2009

đã bước đầu đi vào tìm hiểu thực chất của mối quan hệ Việt – Trung thời Nguyễn Chỉ ngắn gọntrong vòng 9 trang (từ trang 20 đến trang 28), tác giả đã đưa ra 4 nguyên nhân cơ bản để lí giải vìsao nhà Nguyễn lại công nhận quyền lực của hoàng đế nhà Thanh, tự xưng là “hạ thần” và duy trìquan hệ triều cống: Thứ nhất, các vua Nguyễn đều nghĩ Trung Hoa là ngọn nguồn của tri thức Nhohọc (trang 24); Thứ 2, nhà Nguyễn muốn duy trì sự an toàn của vương triều bằng cách tránh đốiđầu (trang 25); Thứ 3, nhà Nguyễn muốn xác lập quyền uy về mặt đối nội, khẳng định tính hợppháp của mình; Thứ 4, xuất phát từ mục đích kinh tế Từ chỗ đi sâu khám phá cái thực – hư trongmối quan hệ triều cống giữa 2 nước, bài viết đã đi đến khẳng định bản chất của mối quan hệ Việt– Trung thời bấy giờ: “triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống của nhà Thanh chỉ cólợi Nhà Thanh coi trọng quan hệ quân thần nhưng đối với nhà Nguyễn, điều đó chỉ mang ý nghĩahình thức…Xét cho cùng, Việt Nam không phải là nước thuộc địa của nhà Thanh mà là một quốcgia độc lập” [209; tr.28] Có thể nói, những nhận xét nêu trên là gợi ý rất quan trọng cho tác giảluận án khi tiếp cận thực chất vấn đề nghiên cứu

Cũng trong năm 2009, hội thảo quốc tế Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lịch sử: HậuChoson và triều Nguyễn Việt Nam - Thách thức, chuyển biến và các mối quan hệ khu vực đã đượcdiễn ra lần thứ III tại thành phố Hồ Chí Minh Trong cuốn kỷ yếu của hội thảo này, đáng chú ý là bàiviết Chính sách về vấn đề các nước triều cống của Trung Quốc thập niên 1860 – 1880 Trường hợpViệt Nam – Hàn Quốc của Choi Hee Jae (Đại học Danguk) từ trang 154 đến trang 196 Dựa trênnhững điểm tương đồng về lịch sử - văn hóa hai nước Việt Nam và Triều Tiên (nhất là khi cả haitừng chiếm vị trí rất quan trọng trong trật tự Trung Hoa vốn thống trị bằng hệ thống “triều cống”

Trang 30

và “sắc phong”), tác giả đã làm rõ nhận thức cũng như giải pháp mà triều Thanh áp dụng để giảiquyết vấn đề Việt Nam và Triều Tiên trong quá trình trật tự Trung Hoa3 sụp đổ vào những thậpniên cuối của thế kỷ XIX Về vấn đề Việt Nam, theo tác giả, suốt quá trình Pháp triển khai thực dânhóa Việt Nam, nhà Thanh vốn tự cho mình là tông chủ quốc nhưng thực tế đã không có bất kỳ mộtđộng thái hay mối quan tâm tích cực nào nhằm ứng phó với vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải.

Và mặc dù Việt Nam trước năm 1881 vẫn cử sứ thần đi Trung Quốc nhưng cũng không yêu cầunhà Thanh trợ giúp Choi Hee Jae đã giải thích điều này là do: “lo ngại quan hệ lâu dài giữa hainước sẽ bị cắt đứt bởi những bất ổn trong nội tình Trung Quốc và thái độ của nhà Thanh khôngmuốn can thiệp vào vấn đề của nước chư hầu với phương Tây Cũng không bỏ qua chi tiết phíaViệt Nam cũng không xem quyền tông chủ của nhà Thanh có ý nghĩa lớn” (trang 157) Cũng theoChoi Hee Jae, đến đầu thập niên 80, khi Việt Nam chính thức yêu cầu nhà Thanh viện trợ thì mốiquan tâm về vấn đề Việt Nam mới được nhà Thanh nhận thức ra Từ đây, sự tái điều chỉnh chínhsách về vấn đề Việt nam vốn ít nhiều đã từng bị bàng quan lại bắt đầu được thúc đẩy mạnh mẽ.Nhà Thanh tăng cường phòng bị biên cương Trung Quốc và Bắc Việt Nam Nhưng điều đáng nói làtác giả đã tinh ý nhận ra rằng: Động thái trên không phải là dấu hiệu chính thức đối phó bằng vũlực quân sự với Pháp của Trung Quốc mà trái lại Trung Quốc đang ra sức tìm phương án giải quyếtbằng cách hiệp thương ngoại giao với Pháp Rốt cục, Trung Quốc đã kí với Pháp Hiệp ước năm

1885 chấm dứt vai trò tôn chủ của mình với Việt Nam (trang 169) Bài viết đã thực sự đã cung cấpnhững luận cứ quan trọng giúp cho tác giả luận án bước đầu hiểu được thực chất thái độ của “tônchủ” Trung Hoa đối với “phiên thuộc” Việt Nam trước nguy cơ đe dọa của thực dân phương Tây ởnửa sau thế kỷ XIX Đây cũng là một cơ sở quan trọng góp phần giúp chúng ta đánh giá đúng bảnchất của mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thời kì này

1.2 Những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án

Điểm qua toàn bộ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây cho thấy, vấn

đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời Nguyễn đã được tìm hiểu trên nhiều góc

độ khác nhau và bước đầu đạt được những kết quả đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cầnphải bổ khuyết, nhiều nhận định cần phải được lí giải thỏa đáng và chặt chẽ hơn

Thứ nhất, trong suốt chặng đường vừa qua, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tậptrung vào giai đoạn trước năm 1858, lúc mà quan hệ ngoại giao Việt – Trung còn do 2 nước tựquyết định, chưa chịu sự can thiệp của thế lực thứ 3 là thực dân Pháp Tuy đã có một số ít côngtrình nghiên cứu về mối quan hệ này ở giai đoạn sau năm 1858, song lại chỉ khuôn vào triều vua

Tự Đức (điển hình như Tsuboi với tác phẩm Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa) Vì vậy,tính đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về mối quan hệ ngoại giao Việt– Trung một cách hệ thống, toàn diện và đặt nó trong mối liên hoàn suốt cả 2 giai đoạn trước vàsau năm 1858 Để lấp vào những khoảng trống đó, luận án sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu quan hệ

3 Muốn nói đến trật tự giữa Thượng quốc (Trung Hoa) và các nước chư hầu

Trang 31

ngoại giao Việt – Trung trên những phương diện cơ bản và trong suốt cả 2 giai đoạn (1802 – 1858

và 1858 – 1885) để rút ra được những chuyển biến nội tại cũng như đặc điểm của mối quan hệ ấy

Thứ hai, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc tìm hiểu quan hệ ngoại giaotrên lĩnh vực kinh tế giữa hai nước Việt – Trung thời bấy giờ gặp phải một số khó khăn nhất định

về mặt tư liệu Một mặt, do quan điểm của các sử gia Việt Nam cũng như Trung Quốc thời phongkiến thường chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, thiếu chú ý đến các hoạt động kinh tế, vì vậy,muốn tìm vấn đề này trong các bộ sử thời phong kiến là rất khó Mặt khác, mặc dù nhu cầu quan

hệ kinh tế giữa hai nước được đặt ra từ rất sớm, song mối quan hệ ấy lại luôn chịu sự chi phối củatình hình chính trị hai bên vốn thường xuyên có nhiều biến động Nhất là dưới thời Nguyễn, khi cảTrung Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì sựquan tâm của các nhà nghiên cứu lại càng tập trung chủ yếu về những diễn biến chính trị xảy ra ởtừng nước, cũng như những thay đổi trong quan hệ chính trị giữa hai nước hiện thời Tất cảnhững điều trên khiến cho việc đi sâu tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung thế kỷ XIX trênlĩnh vực kinh tế không thể không gặp những khó khăn nhất định về nguồn tư liệu Tuy nhiên, trongsuốt mấy chục năm qua, đặc biệt từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ kinh tế Việt– Trung thời kì 1802 - 1885 đã bước đầu được lưu tâm nghiên cứu với cái nhìn cởi mở và kháchquan hơn Nếu như trước đây bức tranh về quan hệ kinh tế giữa 2 nước bị xem như là “một mảngmàu u ám” do chính sách “ức thương” của triều Nguyễn mang lại thì nay, hầu hết các tác giả đều

đi đến một nhận định chung là: Nhà Nguyễn đã thực thi những chính sách vừa ưu ái đối vớithương nhân Trung Hoa vừa kiềm chế các hoạt động giảo hoạt, lũng đoạn thị trường của họ vàquan hệ kinh tế giữa 2 nước thời kì này diễn ra thường xuyên và khá mạnh mẽ Song trên thực tế,vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về những nội dung chính của quan hệ ngoại giaotrên phương diện kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XIX, trừ bài viết của Lương Chí Minhcho rằng, quan hệ mậu dịch Việt – Trung lúc bấy giờ diễn ra dưới 3 hình thức (thông qua conđường đi sứ của các đoàn sứ thần, con đường buôn bán trên biển và con đường buôn bán trênbộ) Tuy nhiên, bài viết này cũng mới chỉ dừng lại trước năm 1858 Còn mối quan hệ này sau năm

1858 thì ra sao? 3 hình thức buôn bán, trao đổi đó có tiếp tục diễn ra nữa hay không và nếu có thì

có thay đổi gì không so với giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858)? Đó là những điều

mà luận án chúng tôi sẽ tiếp cận và làm sáng rõ

Thứ ba, hình thức đối thoại thông qua việc sử dụng sức mạnh của ngôn từ (như thơ vănbang giao) đều được các nhà nghiên cứu thừa nhận là hình thức đặc thù nhất, mang tính truyềnthống trong quan hệ ngoại giao giữa các nước thuộc “vùng văn hóa chữ Hán” thời phong kiến Tuyhình thức này dưới thời Nguyễn cũng đã được một số tác giả đề cập đến song thực tế mới chỉ

Trang 32

dừng lại ở những phác thảo sơ lược, mang tính chất giới thiệu chung Luận án sẽ tiếp tục đi sâutìm hiểu và rút ra chuyển biến và thực chất của hình thức đối thoại quan trọng này trong mối quan

hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XIX

Thứ tư, đã có không ít cuốn sách, bài viết nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của những vịchánh, phó sứ tiêu biểu thế kỷ XIX như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Du, Đặng Huy Trứ,

Lý Văn Phức, Nguyễn Tư Giản…, song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tái dựng lại mộtcách toàn diện, đầy đủ chân dung của họ trong tư cách là những nhà ngoại giao có nhiều đóng góplớn lao cho việc xây đắp mối quan hệ hảo thoại, hòa hiếu Việt – Trung thời kì 1802-1885 Đây cũngchính là điểm hấp dẫn mà luận án cần tiếp tục đi sâu khai thác và làm sáng rõ

Thứ năm, khi nghiên cứu quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một vấn đềquan trọng được đặt ra là Việt Nam độc lập hay phụ thuộc? Đã xuất hiện hai luồng ý kiến tráingược nhau Loại ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến tính chất lệ thuộc, địa vị “phiên thần” của ViệtNam đối với “tôn chủ” (nhà Thanh) thế kỷ XIX (tiêu biểu là một số cán bộ Khoa Sử trường Đại họcSơn Đông, Học viện Sư phạm Sơn Đông, Viện dân tộc học trung ương và Đại học sư phạm Bắc Kinh– tác giả của cuốn Lịch sử cận đại Trung Quốc) Loại ý kiến thứ hai thì cho rằng: Sự thần phục củatriều Nguyễn đối với nhà Thanh chỉ là hình thức Đại diện cho ý kiến này là các học giả Việt Nam,các nhà sử học người Pháp như Henri Cordier, Castonnet des Fosses hay giáo sư người NhậtTsuboi Mỗi loại ý kiến đều có những lập luận của riêng mình Tuy nhiên, ngay cả loại ý kiến khẳngđịnh tính độc lập của Nguyễn triều trong quan hệ ngoại giao với Trung Hoa cũng chưa đưa ra đượcmột hệ thống lập luận chặt chẽ, đầy đủ mà mới chỉ là sự khẳng định cảm tính dựa trên một, haidẫn chứng cụ thể Hơn thế, sự chuyển biến, giằng co trong thái độ và phương cách ngoại giao củatriều Nguyễn cốt giữ tính “độc lập” với Trung Hoa ở nửa sau thế kỷ XIX cũng chưa được các nhànghiên cứu lưu tâm Luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu với hy vọng sẽ giải đáp thấu đáo hơnvấn đề quan trọng đặt ra nêu trên

Trang 33

Chương 2 QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

GIAI ĐOẠN 1802 – 1858

2.1 Hoàn cảnh lịch sử tác động đến quan hệ ngoại giao Việt – Trung giai đoạn

1802 – 1858

* Về phía Việt Nam

Triều Nguyễn được thành lập trên cơ sở tiêu diệt nhà Tây Sơn - một vương triều vốn đãtừng chiếm được nhiều cảm tình của nhân dân với công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất vàbảo vệ đất nước Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, triều Nguyễn bị rơi vào vị thế bất lợi về phươngdiện tâm lý, không giành được nhiều thiện cảm của nhân dân ngay từ ban đầu Hơn thế, vươngtriều Nguyễn trong buổi đầu lại dựa vào thế lực bên ngoài để thiết lập và củng cố quyền lực củamình nên càng dễ khiến nhân dân bất bình hơn Do đó, không như các triều đại Lê, Tây Sơn trướcđấy, triều Nguyễn khi vừa mới thành lập đã không khẳng định được uy tín, quyền lực của mình vớinhân dân (đặc biệt là đối với nhân dân Bắc Hà đang một lòng hướng về nhà Lê) cũng như tínhchính thống của mình bằng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm Đó là nguyên nhân lý giải tại saongay từ đầu, triều Nguyễn đã mong muốn duy trì quan hệ ngoại giao với nhà Thanh thông quahoạt động cầu phong để khẳng định tính chính thống, tạo dựng uy tín cho triều đại mình - điều màngay khi thành lập, triều Nguyễn đã không có được

Vào giai đoạn trước khi có sự xâm lược của thực dân Pháp (1802 – 1858), sự nghiệp xâydựng đất nước của triều Nguyễn tuy không đạt đến chỗ vững mạnh, song công lao hoàn thànhthống nhất đất nước, đảm bảo tính tập trung, thống nhất của bộ máy nhà nước từ trung ươngđến địa phương, cùng với những nỗ lực trong việc phát triển kinh tế, giao thông vận tải, văn hoá,giáo dục….cũng đã là những tiền đề quan trọng cho vịêc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đảm bảođược tính độc lập của dân tộc trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa

Song, chúng ta cũng đã nhận ra những mặt hạn chế trong sự nghiệp dựng xây đất nướccủa triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ XIX Ở trong nước, triều Nguyễn không tiếp tục phát huynhững thành công trong cuộc cải cách trước đó của vương triều Tây Sơn mà "duy trì hình thái kinh

tế - xã hội phong kiến chưa phát triển đến độ chín muồi, kết hợp với những tàn dư của phương

Trang 34

thức sản xuất Châu Á đã quá lạc hậu so với thời đại" [165, tr.4], bóc lột nhân dân nặng nề bằng tôthuế, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, tàn sát giáo dân, sát hại công thần….Đối vớibên ngoài, triều Nguyễn hạn chế việc buôn bán, tạo nên sự cô lập của đất nước…Tất cả đã khiếncho sự nghiệp dựng nước của triều Nguyễn suốt từ năm 1802 đến năm 1858 không đạt được sựvững mạnh cần thiết, mà có phần trì trệ, yếu kém Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến

sự nghiệp ngoại giao dưới triều Nguyễn Phải chăng thái độ trông mong vào hảo ý của kẻ thù, chờđợi vào sự trợ giúp từ bên ngoài (từ nhà Thanh) mà không tự tin dựa vào sức mình trong giai đoạntiếp theo bắt nguồn từ chính những yếu kém nảy sinh ở giai đoạn này

* Về phía Trung Quốc

Vào năm 1644, sau khi Lý Tự Thành thất bại ở trận Sơn Hải Quan phải rút khỏi Bắc Kinh,ThanhThế Tổ liền dời đô đến thành phố này Đây được xem là cột mốc đánh dấu sự ra đời của nhàThanh

Nhà Thanh được thành lập, ngay từ đầu đã tỏ rõ sức mạnh của một đại quốc hùng cường.Theo ước tính thì đến thời Đại Thanh, quốc gia Trung Hoa đã có diện tích lên đến 9 triệu km2, gầnbằng ngày nay (9 triệu 630.690 km2) [135, tr.165-172] Đến giữa thế kỷ XVIII, dù cương giới củaTrung Quốc đã rất rộng lớn, nhưng nhà Thanh vẫn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam Vìvậy, từ năm 1766 đến năm 1769, nhà Thanh đã 3 lần xâm lược Miến Điện và năm 1788 quyết địnhtấn công Đại Việt Song cũng như ở Miến Điện, nhà Thanh đã chịu thất bại thảm hại trên đất Việt.Vua Càn Long - người đã từng bách chiến bách thắng trong cuộc chiến tranh với các nước xungquanh đã buộc phải khuất phục trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn mà đứng đầu là ngườianh hùng áo vải Quang Trung Chính thất bại thảm hại này của nhà Thanh trên đất Việt đã ảnhhưởng không nhỏ đến quan hệ bang giao của hai nước suốt một thời gian dài về sau Từ đây,Thanh triều phải kiêng nể trong mối quan hệ với Việt Nam Tuy nhiên, bản thân triều Tây Sơn vàcác vua đầu triều Nguyễn (như: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức) vẫn theo truyền thống cũ

"tránh voi chẳng xấu mặt nào", bề ngoài thì vờ "thần phục" mà gỡ thể diện cho “Thiên triều”

Là một triều đại "Trung Hoa hoá" và là một đế chế phong kiến hùng mạnh với thiết chếchính trị tập trung cao độ, song ngay từ đầu, nhà Thanh đã chứa đựng những nguy cơ chia rẽ từbên trong Chính cơ sở kinh tế xã hội rời rạc, thiếu thống nhất không tương ứng với sự tập trungcao độ từ bên trên khiến cho triều Thanh nhanh chóng bộc lộ những hạn chế và trượt dài trên conđường suy vong Vào nửa đầu thế kỷ XIX, nguy cơ của chủ nghĩa thực dân ngày càng bộc lộ rõ nét

ở Trung Quốc Cuộc chiến tranh Trung - Anh nổ ra từ tháng 6 - 1840, lịch sử thường gọi là "Chiếntranh thuốc phiện", đã mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với đất nướcnày Sau khi Anh khuất phục được triều đình Mãn Thanh, các nước đế quốc khác đã uy hiếp vàbuộc Trung Quốc phải kí hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng khác như: Điều ước Vong Hạ (kí với Mĩngày 3-7-1844), điều ước Hoàng Thổ (kí với Pháp ngày 24-10-1844) Ngoài ra, các nước Bỉ, ThụyĐiển, Na Uy cũng được hưởng quyền thông thương với Trung Quốc Bồ Đào Nha được quyền caiquản Ma Cao Nước Nga sa hoàng lúc này cũng thừa cơ tăng cường hoạt động xâm lược tại cácvùng Đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc…

Trang 35

Có thể nói, quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đang dần biến Trung Quốc thànhmột nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa Một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc đã trở thànhthuộc điạ dưới nhiều hình thức của đế quốc thực dân Trong khi đó, nhà Thanh phải liên tiếpđương đầu với những phong trào đấu tranh đòi dân tộc, dân chủ của nhân dân (tiêu biểu nhất làphong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc nổ ra từ năm 1851) Đứng trước nguy cơ ngày càng suyyếu ấy đã buộc Thanh triều càng phải ra sức cố giữ quan hệ "thần phục" với "Thiên triều" của cácnước chư hầu xung quanh (trong đó có Việt Nam) nhằm củng cố phần nào sức mạnh và uy tín củatriều đình Mãn Thanh Chính điều này đã tác động rất lớn tới mối tương quan lực lượng giữa nhànước Mãn Thanh (Trung Quốc) và triều Nguyễn (Việt Nam) Từ đây quyết định đến phương cách

và nội dung ngoại giao giữa hai nước thời kỳ này

* Trong khu vực và trên thế giới

Trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang là những quốc gia phong kiến tập quyền thì trênthế giới lúc này chủ nghĩa tư bản đã giành thắng lợi đối với các thế lực phong kiến và đang tronggiai đoạn phát triểnlên chủ nghĩa đế quốc

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp tư bản ngày càng mạnh mẽ, các nước tưbản Âu, Mỹ đã và đang đua tranh quyết liệt trong công cuộc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nguyênliệu và nhân lực sản xuất Đúng như Côngxtăngtinốp trong tác phẩm Lý luận Mác - Lênin về dântộc và phong trào giải phóng dân tộc, đã viết: "Chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng cao, nguyênliệu càng thiếu thốn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và cuộc đấu tranh để chiếm đoạt thuộc địa ngàycàng quyết liệt” [29, tr.20] Chính điều đó đã thành động cơ thôi thúc các nước đế quốc Âu - Mĩráo riết xâm chiếm thuộc địa Trong cuộc chạy đua xâm lược ấy thì châu Á - vốn là nơi tài nguyênthiên nhiên phong phú, nguồn nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại đang trong tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, suy thoái về chính trị, đã trở thành miếng mồi béo bở, hấpdẫn đối với các nước tư bản phương Tây thời bấy giờ Cái mãnh lực tham vọng xâm lược của cácnước đế quốc đã biến hàng loạt các nước châu Á thành thuộc địa, nửa thuộc địa của chúng Trong

đó, Việt Nam và Trung Quốc lúc bấy giờ cũng đang nằm trong nguy cơ ấy

Như vậy, vào nửa đầu thế kỷ XIX, cũng như các nước Châu Á khác cùng thời, Việt Nam vàTrung Quốc trong mọi đường lối đối nội, đối ngoại của mình đều phải tính đến nguy cơ của chủnghĩa đế quốc Dù mức độ khác nhau do hoàn cảnh lịch sử quy định (các nước đế quốc đã đặtchân vào xâu xé Trung Quốc, còn Việt Nam thì nguy cơ đang đến gần, năm 1858 thực dân Phápmới chính thức đặt chân lên xâm lược Việt Nam) nhưng không triều đình nào, cả Trung Quốc vàViệt Nam, không phải tính đến việc phải đối phó ra sao trước nanh vuốt xâm lược của thực dânphương Tây? Điều này sẽ chi phối không nhỏ đến thái độ, sự quan tâm của triều đình hai nướctrong mối quan hệ ngoại giao với những nước xung quanh

Chính bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy đã tác động lớn đến thái độ, nội dung, phươngthức ngoại giao của nhà Nguyễn đối với nhà Thanh thờibấy giờvà ngược lại

2.2 Nội dung của hoạt động ngoại giao Việt – Trung giai đoạn 1802 – 1858

2.2.1 Xin đổi quốc hiệu

Trang 36

Mặc dù triều Nguyễn cũng như các triều đại phong kiến trước đó ở Việt Nam luôn cố gắngkhẳng định tính độc lập của mình trong quan hệ ngoại giao với đại quốc phong kiến Trung Hoa,song trên thực tế, triều Nguyễn vẫn luôn có nhu cầu duy trì về hình thức vai trò “chư hầu” củamình đối với “Thượng quốc” này bằng nhiều phương cách Điều này một mặt đảm bảo mối quan

hệ hoà hiếu, hảo thoại giữa hai nước, mặt khác để hợp thức hoá tính chính thống của vương triềumình – điều mà ngay khi thành lập, triều Nguyễn đã không có được Việc xin đổi quốc hiệu của vịvua đầu triều Nguyễn ngay khi mới lên ngôi là một trong số những phương sách ấy

Về việc này, nhiều bộ sử của triều Nguyễn đã ghi chép lại khá cụ thể, chi tiết Sách ĐạiNam thực lục chính biên ghi: Vào tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long đã cử đoàn sứ bộ

do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Trung Quốc Đến tháng 11 năm ấy, vua Gia Long lại cử LêQuang Định “đem quốc thư và phẩm vật đi xin phong và xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt " [149,tr.535] Hay trong phần Bang giao của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng đã phản ánh sự kiệnnày như sau:

“Gia Long năm đầu, trong nước đều yên, đường bể đã yên ổn, phái Hộ bộ thươngthư Trịnh Hoài Đức sung chức Chánh sứ, bộ Binh tham tri Ngô Nhân Tĩnh và bộ HìnhTham tri Hoàng Ngọc Uẩn sung giáp ất phó sứ, đem sách, ấn của nước Thanh phongcho ngụy Tây Sơn khi trước và bọn 3 tên giặc biển mạo Mạc Quan Phù người nước ấyngụy xưng là Đông Hải Vương, đến tỉnh thành Quảng Đông giao cho viên tổng đốctỉnh ấy để tâu xin xử trí Lại sai riêng sứ bộ sang xin phong và xin lấy quốc hiệu là

"Nam Việt" Cho Binh bộ Thượng thư Lê Quang Đình sung Chánh sứ, lại sai Thiêm sự

Lê Chính Lộ sang Giáp phó sứ Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Gia Cát sung Ất phó sứ"[124, tr.306]

Như vậy, mốc thời gian về việc các sứ bộ sang Trung Quốc cầu phong và xin đặt quốc hiệu

có thể diễn ra cùng một lúc (như Đại Nam hội điển sự lệ phản ánh) hoặc có thể không diễn ra cùngthời điểm (như Đại Nam thực lục chính biên phản ánh) Song, sự kiện vua Gia Long năm 1802 sai

sứ sang Trung Quốc xin đặt quốc hiệu mới Nam Việt là có thật, được phản ánh trong nhiều sử sáchcủa Quốc sử quán triều Nguyễn

Trong quốc thư gửi cho vua Thanh (lúc đó là Gia Khánh) thông qua đoàn sứ bộ do LêQuang Định dẫn đầu, Gia Long đã nêu rõ ý nguyện là muốn “khôi phục hiệu cũ (tức là Nam Việt –

TG nhấn mạnh) để chính danh tốt" [149, tr.580], vì thế xin đổi quốc hiệu nước mình là Nam Việt.Hơn thế nữa, khi lý giải tại sao Gia Long lại xin đổi quốc hiệu từ Đại Việt - vốn tồn tại lâu đời, sangquốc hiệu Nam Việt, có nhà nghiên cứu đã nhận định: "Có lẽ Gia Long sợ Trung Quốc không bằnglòng vì Trung Quốc xưng Đại Thanh, Việt Nam là Đại Việt, hai nước cùng "Đại - ngang hàng nhau!"[14, tr.214] Vậy lý do thực tế của hành động này là gì? Phải chăng rằng, việc xin đổi quốc hiệu nàycủa vua Gia Long hàm ẩn cả hai mục đích nêu trên, tức là vừa “lấy lại quốc hiệu cũ để được danhhiệu tốt” vừa là vì sợ “hai nước cùng Đại ngang hàng nhau” Điều này thiết nghĩ cũng phù hợp vớiquan điểm ngoại giao của triều Nguyễn, một mặt muốn khẳng định tính độc lập của mình trong

Trang 37

quan hệ bang giao với Trung Quốc, mặt khác muốn tận dụng quan hệ “chư hầu” với “Thượngquốc” Trung Hoa về hình thức để cốt khẳng định tính chính thống của triều đại mình.

Song thực tế, việc thương hảo để có quốc hiệu mới diễn ra vô cùng gay cấn Khi quốc thưcủa vua Gia Long chuyển lên, hoàng đế Thanh triều đã không đồng ý cho lấy quốc hiệu là NamViệt Bấy giờ, hoàng đế nhà Thanh cho rằng, chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt - vốn là tênmột vùng đất của nước họ, nên không muốn cho Vì cách đó khoảng hai ngàn năm về trước, nhàTần đã bị rơi vào tay nhà Hán (206 TCN), lúc ấy, một biên thần đang cát cứ ở quận Nam Hải(Quảng Đông ngày nay) là Triệu Đà đã đánh chiếm 2 quận Tượng và Quế Lâm lập nên nước NamViệt Đến năm 183 TCN, Triệu Đà xưng là Nam Việt Vũ Đế, độc lập với nhà Hán Tiếp đó, Nam Việt

Vũ Đế đã bành trướng xuống phương Nam, thôn tính nước Âu Lạc của An Dương vương vào năm

179 TCN Đến đây, Nam Việt bao gồm các đất Quảng Đông, Quảng Tây và nước Âu Lạc cũ Từ chỗliên hệ với sự kiện này mà nhà Thanh quan ngại rằng Gia Long sẽ căn cứ vào sự kiện lịch sử ấy đểđòi đất Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) theo đúng đất đai nước Nam Việt xưa của Triệu

Đà (điều mà Quang Trung đã từng làm)

Sau hai, ba lần gửi thư cho Thanh triều để biện giải không thành, vua Gia Long dâng biểulên Gia Khánh, trong biểu có ý dọa nếu không công nhận quốc hiệu này sẽ không thụ phong [149,tr.580] Trước tình thế ấy, cuối cùng vua Gia Khánh buộc phải nhún nhường cho dùng chữ ViệtNam để đặt tên nước [149, tr.580]

Đến ngày 17 tháng 2 năm Gia Long thứ 3 (1804), quốc hiệu Việt Nam được tuyên cáo,chính thức được sử dụng từ đây

Như vậy, ngay khi vừa mới lên ngôi, việc đặt quốc hiệu mới đối với Gia Long có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc khẳng định tính độc lập, chính thống của triều đại mình Thực tế chothấy, để đạt được quốc hiệu mới là Việt Nam (1804), vua quan triều Nguyễn thời Gia Long đã trảiqua một cuộc đấu tranh ngoại giao không hề dễ dàng mà rất gay cấn, quyết liệt Cuối cùng, hoàng

đế nhà Thanh đã buộc phải chấp nhận quốc hiệu mới này Có thể nói, đây một mặt là thắng lợingoại giao không nhỏ của triều Nguyễn trong việc khẳng định tính độc lập của mình trong mốibang giao với Thanh triều, mặt khác cũng là phương cách ngoại giao đầy khôn khéo mà triềuNguyễn đã làm được dưới hình thức "xin" nhà Thanh cho đổi quốc hiệu nhằm tránh "Đại Namngang hàng với Đại thanh" cốt giữ mối quan hệ hoà hiếu, hảo thoại vốn có giữa hai nước thời bấygiờ

2.2.2 Cầu phong, thụ phong

Trong thời đại phong kiến, cầu phong là một trong hai phương thức chủ yếu (cùng vớihoạt động triều cống) để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc Có thểxem đây là "một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế giới chỉ thấy có trong quan hệ giữaTrung Quốc với các nước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một thí dụ điển hình” [100,tr.49] Nhìn lại lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta thấy các tước vương mà TrungQuốc phong cho vua Việt Nam mới chỉ bắt đầu thực hiện từ thế kỷ X, sau khi Việt Nam đã thoát rakhỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, giành lại được nền độc lập hoàn toàn [27; tr.534] Điều

Trang 38

này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đấtnước cho Việt Nam thì Trung Quốc mới chịu phong vương.

Tiếp nối truyền thống của các triều đại phong kiến trước đó, các vua triều Nguyễn sau khigiành được chính quyền đều có mong muốn xin phong vương với Trung Hoa Cái lý buộc các vuatriều Nguyễn cầu phong Trung Hoa chính là ở nhận thức: Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh ngaymột quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn gấp nhiều lần và thường xuyên nằm trong mưu đồ thôntính của họ Vì thế, để đảm bảo an ninh và có thể duy trì quan hệ hoà hiếu với nước láng giềngkhổng lồ ấy, các vua Việt Nam phải có đường lối đối ngoại "mềm dẻo", "lấy nhu, thắng cương", giảdanh "thần phục", cầu phong Trung Quốc Cũng chính vì đây là một phương sách duy trì sự antoàn của dân tộc, của vương triều bằng cách tránh đối đầu về mặt quân sự với nhà Thanh nên mỗikhi các sứ thần đi sứ Trung Hoa về thường được nhà Nguyễn vời vào cung hỏi ngay về tình hìnhThanh triều Ngay từ thời vua Gia Long, vào tháng 12 năm 1818, ngay khi sứ thần Trần Chấn vàNguyễn Hựu Nhân đi Quảng Đông về, nhà vua đã hỏi họ về những biến động chính trị, xã hội củanhà Thanh lúc bấy giờ [149, tr.978] Hay dưới thời Minh Mệnh, ông vua này đã yêu cầu sứ thầnviết Sứ trình nhật ký, ghi lại tường tận những điều mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc Ngay cả khitiếp nhận những thông tin chưa đầy đủ mà các sứ thần mang về, tháng 10 năm 1832, nhà vua cònyêu cầu quan lại ở Hà Nội mua Kinh sao (công báo của nhà Thanh) từ các thương nhân Trung Hoa

và dâng tiến Thậm chí “Phàm những việc tai biến giặc cướp của nhà Thanh, dẫu báo Kinh saokhông đăng, cũng nên dò hỏi ghi chép mà tiến trình” [151, tr.407] Rõ ràng, ngay trong hoạt động

cử sứ thần đi Trung Quốc, nhà Nguyễn đã thể hiện rất rõ sự cẩn trọng của mình trong việc phòngngừa mọi hoạt động xâm lược, gây hấn của quan quân Thanh triều

Hơn nữa, khi cầu phong Trung Quốc, bên cạnh lợi ích dân tộc, các vua triều Nguyễn còntính đến lợi ích của dòng họ mình Vốn chỉ là những hậu duệ của các chúa (quý tộc địa phương),lên nắm chính quyền sau khi đánh bại triều Tây Sơn - một vương triều vốn có nhiều công lao vớidân tộc, các vua Nguyễn ngay từ đầu đã nhận thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợppháp hoá sự tồn tại của triều đại mình, để ổn định "nhân tâm" và cũng là để bảo vệ quyền lợi lâudài của dòng họ Điều này đồng nghĩa với việc vua Nguyễn phải sớm được "Thiên triều" TrungQuốc phong hiệu

Không những vậy, các vua triều Nguyễn cũng nhận thức sâu sắc rằng, cần phải có sựphong vương của “Thiên triều” để khẳng định vai trò của mình với các nước trong khu vực Cónhư vậy mới thực hiện được ý muốn của triều Nguyễn là tự coi mình như một "Trung Quốc" nhỏhơn ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc Vì thế,suốt từ năm 1802 đến năm 1885, các vua triều Nguyễn ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên là cầuphong các hoàng đế Trung Hoa

Về phía Trung Quốc cũng sẵn sàng chấp nhận việc cầu phong của các vua triều Nguyễn vìmột mặt nó là phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam bị cắtđứt, mặt khác để giữ lấy mốiquan hệ giữa "Thiên triều" Trung Hoa với "phiên thần" Việt Nam như

là một nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính trị lẫn kinh tế của mình Bởi vậy, không phải ngẫu

Trang 39

nhiên, trong hệ thống “phiên thần” của Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trong 3 nước (bêncạnh Triều Tiên, Lưu Cầu) được nhà Thanh đích thân cử sứ sang sắc phong cho vua làm Quốcvương [26, tr.199].

Do đó, sau những đoàn sứ bộ của Việt Nam sang cầu phong, các hoàng đế nhà Thanhcũng đã cử sứ thần sang phong vương cho các vua triều Nguyễn

Theo ghi chép trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, chúng ta biết được lộ trình của sứthần Việt Nam sang Trung Hoa và ngược lại:

Về phía Việt Nam, sứ bộ Việt Nam sang nhà Thanh khởi trình từ kinh đô Huế, theo đường

bộ đến Hà Nội, Bắc Ninh, lên Lạng Sơn và rồi qua ải Nam Quan đến Quảng Tây, sau đó vào sâutrong nội địa Trung nguyên Qua tỉnh nào thì tỉnh đó phái viên chức văn võ và voi đi hộ tống [124,tr.315-317]

Đối với sứ thần nhà Thanh, khi sang Việt Nam thì đi theo đường bộ qua ải Nam Quan đếnBắc Thành (Hà Nội), sau đó ven theo đường thủy vào kinh đô Huế qua các bến: Bắc Thành, NamĐịnh, Đồn Thủy (Thanh Hóa), Hồ Xá (Quảng Trị) rồi tiến vào bến đò Hương Giang (Huế) Khi về,đoàn sứ bộ nhà Thanh cũng theo lộ trình ngược lại hay cũng có trường hợp, đoàn sứ bộ đi đường

bộ ra Bắc Ninh rồi theo đường thủy về nước [124, tr.366-370] (Xem chi tiết: Phụ lục IV.1)

Theo lộ trình ấy, các sứ thần Việt Nam lúc bấy giờ đã đến Trung Hoa cầu phong và ngượclại, các sứ thần Trung Hoa – đại diện cho “Thiên triều” đại quốc sang làm lễ tuyên phong cho các vịvua đầu triều Nguyễn

Đoàn sứ Việt Nam sang Trung Quốc cầu phong dưới các vua triều Nguyễn và các phái đoànTrung Quốc sang phong vương cho các vua triều nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858 được thống

kê qua Bảng Phụ lục III.1 và Phụ lục III.2 Qua bảng thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1802 – 1858,

từ vua Gia Long, Minh Mệnh,Thiệu Trị đến Tự Đức, ngay sau khi lên ngôi đều đã cử sứ bộ sangTrung Quốc cầu phong (vào các năm 1802, 1820, 1841, 1848) Nếu như trong năm đầu Gia Long, lễphẩm xin phong là: 2 cân kỳ nam4, 2 đôi ngà voi, 4 cỗ tê giác, 100 cân trầm hương, 200 cân tốchương, trừu, lụa nõn, lụa mộc, vải, mỗi thứ đều 200 tấm, thì đến thời Minh Mệnh trở đi, lệ phẩmxin phong giảm xuống một nửa bao gồm: 2 đôi ngà voi, 4 cỗ tê giác, trầm hương 50 cân, tốchương 100 cân, trừu, lụa nõn, lụa mộc, vải, mỗi thứ 100 tấm [124, tr.311]

Liền sau 4 lần phái đoàn sứ bộ của Việt Nam sang cầu phong là 4 lần các đoàn sứ bộ củaTrung Quốc mang sắc ấn của hoàng đế Thanh triều sang làm lễ tuyên phong cho các vua Nguyễn(vào các năm 1804, 1822, 1842, 1849) Qua đó, chúng ta thấy, việc các vua triều Nguyễn cầuphong và việc hoàng đế nhà Thanh chấp nhận phong vương đều xuất phát từ nhu cầu của mỗibên, nhằm hướng tới bảo vệ những lợi ích dân tộc, giai cấp dòng họ mình

Với ý nghĩa quan trọng của hoạt động cầu phong ấy, lễ phong vương cho các vua Nguyễntrên thực tế đã diễn ra rất long trọng ở Việt Nam, từ việc đón tiếp sứ bộ Trung Hoa, các nghi lễphong vương cho đến việc ban thưởng và chiêu đãi sau lễ thụ phong Cụ thể:

4 Một vị thuốc quý, là vỏ 1 thứ cây lâu đời, sản sinh ở vùng rừng núi An Khê tỉnh Bình Định

Trang 40

- Trong hoạt động tiếp đón sứ bộ

Khi nhận được tin phái đoàn Trung Quốc mang sắc thư và quốc ấn của vua Thanh sangphong vương, các vua triều Nguyễn đã huy động nhân lực chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyênphong, từ những đồ vật, thuyền bè xe kiệu dùng trong việc tiếp sắc, tiếp sứ đến xây dựng cầuđường, các sở công quán… Thậm chí, dọc con đường nơi long đình đi qua, phố phường đều phảikết hoa ở cổng phố, dán tấm giấy đỏ đề 2 chữ lớn: “cung nghinh” Trên thành tỉnh la liệt cờ xí đượccắm để chờ đón sứ đoàn

Khi sứ Thanh đến cửa quan, những quan chức cấp cao của triều đình cùng với hàng nghìnlính và các tuỳ tùng lên tận ải Nam Quan để đón Tiêu biểu là năm Gia Long thứ 3 (1805), trong đại

lễ đón sứ thần Trung Hoa sang ban sắc phong, Gia Long đã phái trước đến cửa quan 3 viên đónmệnh là văn võ trọng thần (2 quan văn, 1 quan võ), 10 tên nhạc sinh, 30 biền binh mang gươm dài

và 3.500 quan quân các cơ, vệ, 30 thớt voi đực và dân phu gánh vác đi theo đến đón tiếp ở đầuđịa giới Bắc Ninh [124, tr.327]

Trên đường đến nơi làm lễ phong vương, hàng loạt trạm hay còn gọi là các công quánđược dựng lên Đó là những ngôi nhà sang trọng cho phái đoàn và tuỳ tùng nghỉ chân Tiêu biểunhư công quán ở Đồng Đăng thời vua Minh Mệnh Khi sứ Thanh vào công quán nào thì quan tỉnh

sở tại đều cho người mang phẩm vật đến mừng, làm lễ chào hỏi [124, tr.324-331] (Xem chi tiết:Phụ lục IV.2)

Nếu như dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, lễ phong vương diễn ra ở Bắc Thành(Hà Nội) thì đến thời Tự Đức, nhà vua đã buộc sứ Thanh vào Huế phong vương Tại kinh thànhHuế, Tự Đức cũng huy động nhân lực, vật lực chuẩn bị tiếp đón sứ thần Thanh triều hết sức longtrọng:

Khi sứ Thanh đến bến sông Hương, trên kỳ đài đã treo sẵn cờ vàng Bộ binh bắt sẵnbiền binh, chiếu theo ven đường từ bến sông đó đến công quán kinh thành, cho cắmrải hàng những cờ giáo, và lấy 200 con ngựa công cho đến ứng trực sẵn Những quanđón tiếp mới phái thêm đem các viên đổng cán, thừa biện, thù phụng, thư ký vàthông dịch sứ cùng 12 viên quan tứ ngũ phẩm ở lục bộ, đều quì đón ở mé tả đường…[124, tr.330]

Đặc biệt, điện Kính Thiên ở Bắc Thành (thời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị) và điệnThái Hòa ở Phú Xuân – Huế (thời vua Tự Đức) - nơi trực tiếp diễn ra đại lễ tuyên phong được cácvua quan triều Nguyễn bài trí, bố phòng cẩn thận, từ chỗ bày hương đình, chỗ đặt hương án, chỗvua bái đến chỗ đứng của sứ nước Thanh, chỗ đứng của các bậc quan lại tham gia đại lễ…tất cảđều đã được định vị sẵn

Trước ngày làm lễ, thuộc ty bộ lễ đã bày long đình ở chính giữa điện Kính thiên,hương án ở phía nam long đình, chỗ vua bái ở đằng trước hương án; chỗ đứng của

sứ nước Thanh ở phía hữu hương án 1 viên điển nghi đứng ở bên tả điện, 2 viên nộitán, 1 viên nhận sắc, 1 viên nhận ấn đều đứng ở mé hữu điện Củ nghi, ngoại tán đều

Ngày đăng: 15/12/2016, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w