an toàn trong điều khiển xe nâng, các tai nạn cần phòng tránh khi điều khiển để đề phòng các sự cố dễ xảy ra Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định ATLĐ VSLĐ tại Cơ sở Chính sách, chế độ về An toàn lao động vệ sinh lao động đối với người lao động Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở
Trang 1Giảng viên: ThS NGUYỄN LÊ CHÂU THÀNH
Đơn vị: Khoa Cơ khí – Trường Cao đẳng Công nghệ
Điện thoại: 092 79 79 215
Email: nguyenlechauthanh@gmail.com
CỤC AN TOÀN LAO ĐÔÔNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BÀI GIẢNG:
VẬN HÀNH AN TOÀN
XE NÂNG
Trang 2VĂN BẢN HƯỚNG DẪN VỀ AN TOÀN LAO ĐÔÔNG
Theo thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 Quy định:
1 Quy định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
Trang 3VĂN BẢN HƯỚNG DẪN VỀ AN TOÀN LAO ĐÔÔNG
Trang 7Theo thông tư số Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày
2 Quy định đối tượng huấn luyện an toàn lao động
Đối với người vận hành xe nâng hàng thuộc nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Trang 8BỐ CỤC (Trình bày theo Khung chương trình huấn luyện phụ lục III thông tư
27/2013/TT-BLĐTBXH)
I Chính sách, pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
II Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
III Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATLĐ, VSLĐ
IV Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
V Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động
VI Huấn luyện an toàn vâÔn hành xe nâng
Trang 10I Kiến thức chung về ATLĐ, VSLĐ
Trang 11Qui trình vận hành
Chỉ những nhân viên nào đã qua huấn luyện, cho phép vận hành mới được phép sử dụng xe nâng.
Hiểu tính năng làm việc của xe nâng
Kỹ năng vận hành an toàn xe nâng
Kiểm soát tốt khu vực làm việc
Qui trình vận hành
Các bước kiểm tra kỹ thuật
Trang 12Tai nạn lao động của Công ty A
(KCX Tân Thuận)
- Xảy ra lúc 16 giờ ngày 25/03/2005
- Nạn nhân :MVH (1987)
- Nghề nghiệp : Công nhân xếp dỡ
- Thiệt hại: 52.898.000 đồng
Phân tích tai nạn xe nâng
Trang 13DIỄN BIẾN: Ngày 25/3/05 - MVH cùng các CN khác được giao nhiệm vụ xếp hàng (sườn xe đạp ) vào container đặt chồng trên một container khác (Cách mặt đất 2,7 mét) Lái xe nâng NTT cho CN đứng trên hai càng xe đưa lên xuống làm việc Khi xong việc lái xe cho CN đứng trên càng lùi xe và hạ độ cao, trong quá trình này xe mất thăng bằng làm MVH và 2 người khác cùng ngã ra phía ngoài, MVH bị đập đầu xuống đất không chảy máu nhưng bất tỉnh MVH được đưa tới bệnh viện nhưng đã chết sau đó 5 ngày
Trang 14Phân tích tai nạn xe nâng
NGUYÊN NHÂN:
- Công nhân bốc dỡ hàng trên container không sử dụng thang, bám theo càng xe nâng để lên xuống khi làm việc, công nhân lái xe nâng dùng càng xe nâng để nâng hạ người
- Thiếu kiểm tra giám sát an toàn công việc bốc xếp hàng, không phát hiện công nhân sử dụng xe nâng sai quy định
an toàn của công ty, không bố trí người chỉ huy trực tiếp khi xếp dỡ hàng
- Công nhân không được huấn luyện an toàn lao động đúng quy định, không được hướng dẫn các quy định an toàn làm việc trên container, quy định an toàn của công ty, không có ý thức đề phòng tai nạn ngã cao
- Không trang bị mũ bảo hộ cá nhân cho người lao động phù hợp với công việc xếp dỡ trên cao
Trang 15Phân tích tai nạn xe nâng
Tai nạn lao động của Công ty TNHH S.A.T ( KCN Cao Tp Hồ
Chí Minh, Quận 9 )
- Xảy ra lúc 10 giờ 10 ngày 30/11/2006
- Nạn nhân: HVS (1983)
- Nghề nghiệp : Công nhân xếp dỡ
- Thiệt hại: 40.000.000 đồng
Trang 16Phân tích tai nạn xe nâng
Diễn biến: Sáng ngày 30/10/2006, 02 công nhân K (được phân công điều khiển xe nâng)
và S sắp xếp hàng hóa trong kho Sau khi làm xong, công nhân S kiểm tra thấy dầu của
xe nâng gần hết nên đã điều khiển xe nâng chạy về kho nhiên liệu để đổ dầu, mặc dù không được phân công điều khiển.
- Do không có chìa khóa kho nên quay lại kho hàng để lấy chìa khóa và cùng công nhân
K ra đổ dầu cho xe Sau khi đổ dầu xong, công nhân S đi rửa tay, công nhân K thu dọn đường ống dẫn, khóa cửa kho và lái xe về xưởng.
- Khi đi ngang qua chỗ công nhân S, thì S nhảy lên xe và bị trượt ngã, công nhân K đạp thắng xe, càng trước của xe quay ngang đập vào đầu công nhân S Công nhân K lùi xe lại và cùng bảo vệ chuyển công nhân S đi cấp cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Trang 17Phân tích tai nạn xe nâng
Nguyên nhân:
- Công nhân nhảy lên xe nâng đang chạy, bị trượt chân ngã và bị càng xe nâng hàng đụng vào đầu gây tai nạn
- Công tác quản lý kỹ thuật an toàn khi vận hành xe nâng hàng của doanh nghiệp không chặt chẽ: ban hành nội quy, quy trình kỹ thuật an toàn khi vận hành xe nâng không đầy đủ, nội dung quản lý không quy định cấm người không có chức năng nhiệm vụ điều khiển xe máy
- Chưa thực hiện đúng quy định về huấn luyện an toàn lao động cho công nhân theo quy định của Thông tư 37/ 2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thiếu kiểm tra để công nhân không được đào tạo chuyên môn điều khiển xe