1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo+các trường phái về đói nghèo

5 443 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 17,39 KB

Nội dung

Bộ tài liệu đói nghèo và xóa đói giảm nghèo bao gồm quan niệm về đói nghèo, đói nghèo và các khía cạnh về đói nghèo, thước đo đói nghèo, xác định chỉ số phúc lợi, lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo,....

Trang 1

Đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo

I Quan niệm về đói nghào và thước đo đói nghèo

1 Đói nghèo và các khía cạnh của đói nghèo

Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu và nó đang thu hút sự

quan tâm, nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân Tuy nhiên khái niệm đói nghèo hiện chưa dược thống nhất và đang chia thành ba trường phái

chính Mỗi trường phái có sự khác nhau là do việc xác định đói nghèo, đói nghèo là do một nhóm người không có khả năng được hưởng “một cái

gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết

Trường phái phúc lợi:coi một xã hội có hiện tượng đói nghèo khi

một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp

lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó tức là “cái gì đó” là phúc lợi kinh

tế của cá nhân, độ thỏa dụng cá nhân hay mức sống của cá nhân Vì vậy muốn xóa đói giảm nghèo thì phải tăng mức sống của từng cá nhân tức là các chính sách xóa đói giảm nghèo phải tập trung vào việc tăng năng

suất, tạo việc làm… nhằm tăng mức thu nhập cho người dân để họ có mức phúc lợi cần thiết như xã hội mong muốn

Trường phái nhu cầu cơ bản: theo trường phái này tăng thu nhập là

điều kiện cần nhưng chưa đủ bởi họ coi “cái gì đó” mà người nghèo

thiếu là một tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thõa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống Nhu cầu cơ bản bao gồm lương thực tực phẩm, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở,quần áo ,giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng

trong những nhu cầu đó nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất Theo trường phái này, để XĐGN cần có chính sách cụ thể đối với từng loại

nhu cầu cơ bản, chứ không chỉ tập trung vào mỗi việc tăng thu nhập cho

cá nhân Ví dụ, nếu giáo dục và y tế cơ sở có thể được cung cấp tốt

nhất qua các cơ sở công cộng thì chính sách cần tập trung vào việc

tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ công này vào người nghèo như việc học sinh đi học sẽ được trợ cấp của chính phủ, đưa giáo viên lên

các vùng sâu vùng xa để dạy học hay việc tiêm phòng khám chữa bệnh cho người nghèo Quan điểm này về đói nghèo được phản ánh rất rõ qua định nghĩa về đói nghèo mà Hội nghị Quốc tế về vấn đề này tại Thái Lan năm

Trang 2

1993 đã đưa ra, theo đó đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư

không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong

tục tập quán của tường địa phương Điểm khó khăn ở quan điểm này là nhu cầu cơ bản cũng thay đổi theo tuổi tác,giới tính,hay tường quốc

gia… vì thế trường phái thứ 3 không quan tâm đến những gì thõa mãn độ thõa dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con người mà chú trọng đến năng lực của con người

Trường phái năng lực, người tiên phong là nhà kinh tế Mỹ gốc Ấn Độ Anartya Sen Theo ông khả năng mà con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn Theo cách hiểu này, điều mà các chính sách XĐGN cần làm là tạo cơ hội cho người nghèo để họ có thể phát huy năng lực theo cách mà họ lựa

chọn Và để có những năng lực này cần đáp ứng cho họ những nhu cầu cơ bản như dinh dưỡng, sức khỏe,… đến những nhu cầu cao hơn như được tôn trọng,tham gia vào đời sống xã hội,có tiếng nói và quyền lực

Ngày nay, các tổ chức quốc tế như NHTG, Liên Hiệp Quốc đã mở rộng khái niệm đói nghèo để bảo đảm tất cả các khía cạnh, bao gồm:

• Sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp

về thu nhập hoặc tiêu dùng

• Sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế

• Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro

• Tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo

2 Thước đo đói nghèo

Để tính toán một thước đo đói nghèo ta cần xem xét ba yếu tố:

• Tiêu chí nghiên cứu hay chỉ số phản ánh phúc lợi

• Lựa chọn và ước tính ngững nghèo

• Thước đo đói nghèo

a Xác định chỉ số phúc lợi

Những khía cạnh của đói nghèo có thể chia thành hai khía cạnh cơ

bản là tiền tệ và phi tiền tệ

Khía cạnh tiền tệ phản ánh qua mức chi tiêu bình quân đầu người vì

chỉ số này tổng hợp được rất nhiều yếu tố có thể cải thiện được chất

lượng cuộc sống như ăn uống, học hành, thuốc thang và các dịch vụ y tế hay giá trị sử dụng hằng năm của những hàng hóa lâu bền và nhà ở

Trang 3

Ngoài việc sử dụng số liệu về chỉ tiêu còn có thể sử dụng số liệu về

thu nhập nhưng số liệu về thu nhập ít được sử dụng do ta đang xét về

việc tăng phúc lợi cho xã hội mà thu nhập chỉ làm tăng phúc lợi khi nó

dử dụng cho tiêu dùng chứ không phải là tiết kiệm hay trả nợ Vì vậy

chi cho tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập

Khía cạnh phi tiền tệ của đói nghèo dược dùng để đo tình trạng

thiếu thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém

tự tin hay thiếu quyền lực…

b Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo

Ngưỡng nghèo(hay chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo Nó có thể tính bằng mức tiêu dùng hay mức thu nhập( khía cạnh tiền tệ), một trình đọ học vấn nhất định ( khía

cạnh phi tiền tệ) Có hai cách để xác định ngưỡng nghèo:

• Ngưỡng nghèo tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe

mạnh Có hai ngưỡng nghèo tuyệt đối: ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm

là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hằng ngày(nó thường thấp

vì không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực thực phẩm

khác), ngưỡng nghèo chung bao gồm cả chi tiêu cho các sản phẩm phi

lương thực

• Ngưỡng nghèo tương đối: đươc xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận

dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng

Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp và

để đảm bảo ưu tiên hóa chính xác hơn trong các chính sách XĐGN nên

Việt Nam đã đưa ra khái niệm về đói và thiếu đói Đó là tình trạng của

một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo có được mức lương thực tối thiểu để tồn tại Trong bộ phận này còn

có những người đói gay gắt, là tình trạng của một bộ phận dân cư có

mức sống cách xa dưới mức tối thiểu, phải đói ăn chịu đứt bữa theo

những thời gian nhất định

Trên thế giới, khi so sánh đói nghèo ở hai quốc gia luôn có khoảng

cách rất lớn Ví dụ một người được coi là nghèo đói ở Mỹ và một người dược coi là nghèo đói ở Châu phi là hoàn toàn khác nhau Vì vậy để

tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế ta có thể chia các nhóm nước

Trang 4

theo mức thu nhập và để đảm bảo tính so sánh được giữa các nước,những

ngưỡng nghèo này được tính theo ngang giá sức mua

• Các nước thu nhập thấp( GDP/người từ 755$/năm trở xuống) là 1$/ngày

• Các nước có thu nhập bình quân thấp(GDP/người từ 756- 2995 $/năm) là 2$/ngày (số liệu tính theo giá 1999)

Theo Ngân Hàng Thế Giới năm 2003, tỷ lệ dân số sống dưới mức 1$/ngày theo ngang giá sức mua tại một số nước như sau:

Việt Nam Inđônêxia Trung Quốc Philipin Ấn Độ

9,9% 7,2% 16,1% 14,6% 34,7%

Theo TCTK nghèo đói LTTP là những người có mức thu nhập không đảm bảo 2100calo/người/ngày đêm,ngèo đói chung là những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu và 30% nhu cầu cơ bản tối thiểu khác dựa trên cơ sở ngưỡng nghèo LTTP

Tại Việt Nam chưa có ngưỡng nghèo thống vì vậy tùy vào mức độ phát

triển vào từng thời kỳ để đưa ra ngưỡng nghèo hợp lý Giai đoạn

2006-2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo như sau:

• Khu vực nông thôn áp dụng cho cho các hộ có bình quân đầu người từ 2.400.000 đồng/người/năm trở xuống

• Khu vực thành thị áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 3.120.000 đồng/người/năm trở xuống

c Các thước đo đói nghèo thông dụng

Có ba thước đo thông dụng nhất là chỉ số đếm đầu(tỷ số đói nghèo),

khoảng nghèo và bình phương khoảng nghèo tất cả các thước đo được tính bằng công thức:

P=1/N

Trong đó:

• yi là mức chi tiêu hoặc thu nhập tính trên đầu người tính cho người

thứ i

• z là ngưỡng nghèo

• N là tổng dân số

• M là số người nghèo

• A là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo

Khi a=0 chỉ số này được gọi là chỉ số đếm đầu người hay tỷ lệ đói

Trang 5

nghèo Chỉ số này còn có những hạn chế nhất định do ngưỡng nghèo các quốc gia không thống nhất,không quan tâm đến mức độ của từng cá nhân Khi a=1 đẳng thức cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ

nghèo so với ngưỡng nghèo và khoảng ngèo được tính là tổng các mức thiếu hụt của tất cả người nghèo trong nền kinh tế

Khi a=2,ta có chỉ số bình phương khoảng nghèo, chỉ số này thể hiện mức

độ nghiêm trọng của đói nghèo vì nó làm tăng thêm trọng số cho những nhóm người có khoảng nghèo lớn hơn trong số những người nghèo( tức là tăng thêm trọng số cho những nhóm nghèo nhất trong dân số)

Cả ba thước đo trên mới chỉ tập trung đo lường khía cạnh thiếu thốn về điều kiện vật chất của người nghèo

Ngày đăng: 15/12/2016, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w