1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Nhà Máy Đường Phụng Hiệp

44 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,4 MB

Nội dung

Không chỉ góp phần phát triển kinh tế cho nước nhà mà các nhàmáy sản xuất mía đường còn tạo điều kiện cho việc hướng dẫn, đào tạo sinh viên chúng em để chúng em có điều kiện tiếp cận với

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi, Việt Nam là một quốc gia có truyềnthống sản xuất mía đường từ lâu đời Tuy nhiên ngành công nghiệp mía đường Việt Namchỉ mới được bắt đầu hình thành từ những năm 1990 và có tuổi đời còn non trẻ so với khuvực và trên thế giới Đến nay đã trãi qua hơn 20 năm hoạt động, ngành mía đường hiệnđang ở trong giai đoạn phát triển và trưởng thành, từng bước phát triển để đáp ứng nhucầu sử dụng trong nước Không chỉ góp phần phát triển kinh tế cho nước nhà mà các nhàmáy sản xuất mía đường còn tạo điều kiện cho việc hướng dẫn, đào tạo sinh viên chúng

em để chúng em có điều kiện tiếp cận với các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệcủa nhà máy mà từ trước chỉ được biết và học trên lý thuyết

Và hôm nay chúng em có cơ hội đi thực tập tham quan học hỏi ở nhà máy đường HậuGiang (Casuco) Đây chính là cơ hội tốt nhất để chúng em kiểm tra cũng như tiếp thu, bổsung những cái mới thông qua việc trực tiếp quan sát dây chuyền sản xuất, góp phần nângcao hiểu biết về các thiết bị kỹ thuật đã từng học Trong thời gian thực tập tại nhà máy,được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, các anh chị công nhân trong nhà máy,

sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô trong trường, em đã hoànthành đợt thực tập Bản báo cáo này được viết nhằm tổng hợp lại những kiến thức đã họctrên lý thuyết cũng như học thực tế tại nhà máy

Chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường, cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chịcông nhân nhà máy, giáo viên hướng dẫn, các thầy cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ emtrong suốt thời gian thực tập Vì thời gian thực tập 2 tuần ngắn ngủi, cùng với kiến thứccòn hạn chế, nên bài báo cáo của em chắc sẽ còn nhiều điểm sai sót, mong rằng sẽ nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy đường Phụng Hiệp

- Tên đơn vị : Nhà máy đường Phụng Hiệp

- Tên doanh nghiệp phát hành : Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ

- Tên giao dịch quốc tế : PHUNG HIEP SUGAR PLANT

- Tên viết tắt : CASUCO

- Nhà máy đường Phụng Hiệp tọa lạc tại số 10, Đường 1/5, Phường Hiệp Thành, Thị xãNgã Bảy, Tỉnh Hậu Giang

1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Máy Đường Phụng Hiệp

Xuất phát từ cung cầu đường trong nước, thường xuyên phải nhập khẩu đường cùng vớinhững trăn trở của người nông dân trồng mía tại tỉnh nhà Sản lượng mía nguyên liệutrong các Tỉnh khu vực ĐBSL rất dồi dào, các lò đường thủ công khá nhiều nhưng máymóc hoạt động thô sơ, công nghệ lạc hậu, hiệu suất thu hồi kém dẫn đến giá thu muanguyên liệu không cao, người nông dân trồng mía bán trôi nổi bấp bênh, thậm trí có lúcđốn chặt do không có nơi tiêu thụ, và tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều năm

Trong thời điểm khó khăn chưa có giải pháp giúp người trồng mía có đầu ra ổn định vàhiệu quả, , thì lúc bấy giờ chương trình phát triển mía đường đã được đưa vào nghị quyếtđại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII với mục tiêu: Đến năm 2000 sản xuất đạt một triệutấn đường, đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong nước thay thế nhập khẩu, chủ chương trên đãđến với người dân kịp thời, đúng lúc, đồng thời giúp cho các địa phương khai thác tốttiềm năng sẳn có, đó là nguyên liệu mía để tạo ra sản phẩm, hạn chế nhập đường từ nước

Trang 4

ngoài Ngoài ra còn giúp cho nông dân tiêu thụ mía nguyên liệu và tạo công ăn việc làm

ổn định cho lao động tại địa phương

Được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Cần Thơ, Sở Công Nghiệp Tỉnh cùng UBND, phòngCông Nghiệp Huyện Phụng Hiệp đã khảo sát, chọn địa điểm thích hợp và đề xuất UBNDTỉnh xây dựng Nhà máy Trải qua thời gian khảo sát ở nhiều nơi, Sở Công Nghiệp,UBND huyện xét thấy trại chăn nuôi Huyện Phụng Hiệp có đủ điều kiện xây dựng NhàMáy hơn các nơi khác trong huyện

Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp được thành lậptheo quyết định 1086/QĐ.UBT.95 ngày 09/05/1995 của UBND Tỉnh Cần Thơ Khi cóquyết định về việc đầu tư xây dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp (theo quyết định số301/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 23/05/1995), Ban quản lý dự án tiếnhành nhận thầu bàn giao mặt bằng, xác định tổng chi phí bồi hoàn và ký kết các hợp đồngkinh tế giao nhận thầu

Ngày 05 tháng 08 năm 1995, lễ khởi công xây dựng Nhà Máy Đường Phụng Hiệp đượctiến hành Tập kết lần thiết bị đầu tiên vào tháng 08/1996, hạng mục đầu tiên được lắp đặt

là ống khói Nhà máy vào tháng 05/1998 Thiết bị dây chuyền công nghệ Nhà máy dohãng ISGEC EXPORTS LIMITED của Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết kế 1.250 tấnmía cây/ ngày

Cuối năm 1998, sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, đã tổ chức chạy thử đểnghiệm thu Từ ngày 28/02/1999 đến 05/1999 cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ và côngnhân kỹ thuật của Công Ty Tư Vấn Mía Đường II, Nhà Máy tiếp nhận bàn giao dâychuyền sản xuất từ phía Ấn Độ Và vụ sản xuất đầu tiên năm 1999-2000 đã chính thứchoạt động vào ngày 29/09/1999

Từ khi tiếp nhận dây chuyền công nghệ sản xuất đến nay, Nhà máy đã qua 3 lần nângcông suất, công suất hiện nay là 3000 tấn mía cây/ngày nhằm đáp ứng việc tiêu thụ hếtmía nguyên liệu trong vùng và các vùng lân cận Chất lượng đường RS do Nhà Máy sảnxuất ra cũng ngày được nâng cao và đã được nhiều giải thưởng, đặc biệt là giải thưởngSao Vàng Đất Việt, Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2008 do người tiêu dùng bìnhchọn

Nhà máy đã đạt và đang thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về hệ thống quản lýchất lượng, ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý kiểm soát môi trường ép

Trang 5

1.3 Vị trí kinh tế của nhà máy đường Phụng Hiệp

Nhà máy đường Phụng Hiệp được đặt gần vùng nguyên liệu dồi dào nên giảm đượcnhiều chi phí vận chuyển nguyên liệu, giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộnên dể dàng trao đổi các vật tư, thiết bị, sản phẩm… Đồng thời nhà máy được thành lậpgóp phần giải quyết được việc làm cho một số công nhân lao động tại địa phương, tăng cơcấu lao động công nghiệp đáng kể cho địa phương, đào tạo được đội ngũ công nhân lànhnghề phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Ngoài ra hàng năm nhà máyđường Phụng Hiệp góp phần cùng với công ty là một trong những doanh nghiệp nộp ngânsách hàng đầu cho tỉnh Hậu Giang

1.4 Hoạt động kinh doanh của nhà máy

Nhà máy chuyên sản xuất kinh doanh các loại đường như: Đường hạt to, nhỏ loại bao50kg, 20kg, thùng 10kg, thùng 5kg, túi 1kg, túi 0,5kg Ngoài ra còn bán các sản phẩm phụkhác như: Mật rỉ, bã mía, tro, bã bùn làm phân hữu cơ Sản phẩm đường của nhà máy sảnxuất ra được thị trường trong nước chấp nhận và xuất khẩu sang một số nước trong khuvực như: Singapore, Campuchia, Trung Quốc…

Trang 6

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NHÀ MÁY

2.1 Nguyên liệu

2.1.1 Nguồn nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu

Nguyên liệu có ý nghĩa quyết định đến công việc sản xuất chính của nhà máy, là nguồncung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy Yêu cầu đối với vùng nguyên liệu là phải ổnđịnh, tập trung và cung cấp đầy đủ nguyên liệu trong suốt vụ sản xuất

Mía nguyên liệu của nhà máy hiện tại chủ yếu được trồng tại các huyện trong tỉnh với cácvùng trồng mía diện tích lớn như sau: Xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Thị trấn CâyDương, xã Phụng Hiệp, phường Hiệp Thành, phường Lái Hiếu, và một số xã lân cận nhưHòa An, Phương Bình…Vùng nguyên liệu này cung cấp mía trong khoảng thời gian từtháng 9 đến tháng 12 hàng năm

Ngoài ra nhà máy còn thu mua mía nguyên liệu ở các huyện của tỉnh bạn như ở cù LaoDung, Long Phú - Sóc Trăng, Trà Cú - Trà Vinh Vùng nguyên liệu này cung cấp mía chonhà máy từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

2.1.2 Các giống mía trồng phổ biến hiện nay tại vùng nguyên liệu

Các giống mía chín sớm: ROC 16, Quế đường 11, Quế Đường 93

Các giống mía chín muộn: VD 86368 (Việt Đài), ROC 22

2.2 Quy mô nhà máy

Tổng diện tích của nhà máy cho đến nay khoảng 101.924 m2, trong đó:

- Các hạng mục công trình xây dựng chiếm: 15,45%

- Các khu kho bãi chứa chất thải chiếm: 32,2%

- Đường nội bộ chiếm: 8,4%

- Cây xanh chiếm: 14,6%

- Đất chưa sử dụng chiếm: 29,33%

2.3 Thiết kế của nhà máy

Trang 7

Hình 1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy

Nhà bảo vệ

Tr ạ m bơ m bờ sô ng

Nhà

bảng

Kh o đ ư ờn g

Sân mía

Bàn lùa 1

Khu đóng đường túi

N hà câ n

n câ

n

Bàn lùa 2 Bà

n câ

n

Phòng

quang báo

Phân tích tạp chât

Nhà vệ

sinh

Khu thàn h phẩ m Ban điều

hành xưởng đường

Khu ép mía

Kh u ph át đi

Kh u hó a ch

ế Xưởng cơ đi

Khu nấu đường

Khu ly tâm Khu trợ

tinh

Khu lò hơi

N hà vệ si nh

Kh u vự c 2 bồ n ch ứa

H ội tr ư ờn

máy

Lộ nộ i bộ

Nhà xe

Khu hàn h chín h

Kh u xử lý nư ớc th

Trang 8

GIÁM ĐỐC

Trưởng phòng TC-HC Trưởng phòng TC-KH Trưởng phòng KT&

2.3 Bộ máy quản lý của nhà máy

2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

+ Ban Giám Đốc: đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn, và mối quan hệ các vị tríđược truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và thực hiện.+ Phòng Tài Chánh kế toán: Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyênngành và các báo cáo quyết toán tài chính Yêu cầu các phòng ban cung cấp các hồ sơchứng từ, các báo cáo phục vụ cho công tác kế toán thống kê Đại diện Nhà máy giao dịchvới các đơn vị tài chính, ngân hàng

+ Phòng Tổ Chức Hành Chánh: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác tổ chức nhân

sự, tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính sách lao động, tiền lương của CBCNV toàn Nhàmáy Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động, quản lý cấp phát và thu hồi sổlao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn Nhà máy.Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại tốcáo… và tham mưu cho Ban Giám Đốc giải quyết

+ Phòng Kỹ Thuật Nghiên Cứu Phát Triển: Tham mưu cho lãnh đạo trong việc đầu tư,mua sắm máy móc thiết bị cho toàn Nhà máy Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sửachữa, bảo trì tất cả máy móc thiết bị của Nhà máy

+ Phòng Kế hoạch -Vật Tư: Tham mưu cho Ban Giám Đốc xây dựng kế hoạch sản xuất,

kế hoạch sửa chữa định kỳ vụ Cung cấp đầy đủ các vật tư, thiết bị, xăng dầu, hóa chất phục vụ cho sản xuất, cải tạo sửa chữa thiết bị Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật

tư, thiết bị, xăng dầu hóa chất…, Mua vào, nhập hàng đúng quy cách phẩm chất Quản lýkho đường và nhập xuất kho đường

Trang 9

+ Phòng Hóa Nghiệm: Kiểm tra, phân tích các thông số kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảochất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo các yêu cầu đã đăng ký.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào của mía nguyên liệu, các hóa chất phục vụ chếbiến thực phẩm, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo qui định

+ Phòng Nông Vụ: Tham mưu kịp thời cho lãnh đạo về các chính sách, giá cả thu muamía nguyên liệu Theo dõi số lượng, kiểm tra chất lượng mía nguyên liệu đầu vào Thựchiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo qui định

+ Xưởng Cơ Điện: Sửa chữa và chế tạo các thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất

+ Xưởng Đường: Thực hiện việc tổ chức sản xuất đường của Nhà máy theo quy trình, kếhoạch được Công ty phê duyệt.Tiếp nhận, quản lý, điều động công nhân nhằm phục vụcho việc sản xuất trong phạm vi xưởng Tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất baogồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất

+ Đội Môi trường-Cây xanh: Quản lý, điều hành đội xe tải của Nhà máy, các xe phải đảmbảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.Theo dõi và xử lý chất thải đảm bảo đúng qui định hiệnhành về môi trường Tạo cảnh quan trong nhà máy đảm bảo xanh-sạch-đẹp

+ Đội Bảo Vệ: Bảo quản tài sản chung của toàn Nhà máy, vận hành và bảo quản hệ thốngphòng cháy chữa cháy

2.4 Bộ máy sản xuất của nhà máy

2.4.1 Sơ đồ bộ máy sản xuất của Xưởng đường

GVHD: Lê Nguyễn Tường Vi Page 9

Quản đốcxưởng đường

Phó Quản đốc

Trang 10

Hình 3: Sơ đồ bộ máy sản xuất của Xưởng đường

2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xưởng đường

+ Quản đốc xưởng đường: Quản lý và điều hành tất cả các mặt hoạt động của xưởngđường bao gồm: Sản xuất, tu bổ, nhân sự, an toàn…nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.+ Phó quản đốc xưởng đường: Theo dõi, báo cáo và tư vấn cho Quản đốc trong sản xuất

và tu bổ thiết bị của xưởng Chịu trách nhiệm quản lý các mặt: kết cấu nhà xưởng, antoàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các hệ thống quản lý chất lượng…

+ Trưởng ca sản xuất: Quản lý và điều hành tất cả các mặt hoạt động trong ca sản xuấtcủa mình, đảm bảo sản xuất ổn định, đạt kế hoạch đề ra

+ Phó ca sản xuất: Theo dõi, báo cáo và tư vấn cho Trưởng ca về tình hình công thiết bị trong ca sản xuất của mình Quản lý về mặt nhân sự, vệ sinh công nghiệp…

nghệ-+ Tổ trưởng các tổ: Bao gồm 6 tổ: Tổ ép mía, Tổ lò hơi, Tổ tuabine, Tổ hóa chế, Tổ nấuđường, Tổ ly tâm thành phẩm Tổ trưởng có nhiệm vụ quản lý thiết bị, nhân sự, vệ sinhcông nghiệp… trong khu vực tổ phụ trách Chuẩn bị vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất.+ Kíp trưởng các tổ: Quản lý điều hành sản xuất, tu bổ thiết bị , vệ sinh công nghiệp, nhânsự…trong khu vực tổ quản lý và trong ca sản xuất của mình

+ Công nhân vận hành: Sửa chữa thiết bị, vận hành thiết bị, đảm bảo thông số kỹ thuật, vệsinh công nghiệp khu vực được phân công

Trang 11

+ Nhóm trưởng đường túi: Quản lý nhân sự và điều hành thực hiện việc đóng đường túitheo kế hoạch, đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu.

+ Công nhân đóng đường túi: Thực hiện đóng đường túi đảm bảo số lượng và chất lượngtheo yêu cầu của Nhóm trưởng đường túi

+ Nhân viên thống kê: Thống kê các vật tư hóa chất , nhân sự toàn xưởng đường Trao đổithông tin liên lạc, quản lý văn phòng phẩm, theo dõi ngày công lao động và các chế độđối với CB-CNV toàn xưởng

+ Nhân viên kỹ thuật công nghệ: Giúp việc cho Ban quản đốc xưởng đường về: Thống

kê , phân tích thông số kỹ thuật trong công nghệ sản xuất đường, đánh giá các chỉ tiêutrong kế hoạch sản xuất của xưởng Tính cân bằng công nghệ, nghiên cứu đề xuất phương

án tối ưu cải tiến hoặc đổi mới công nghệ- và thiết bị nhằm tăng chất lượng sản phẩm vàthu hồi cao Kiểm tra các số liệu trong báo cáo sản xuất hàng ngày

+ Nhân viên kỹ thuật thiết bị: Giúp việc cho Ban quản đốc xưởng đường về: Bảo dưỡngthiết bị toàn xưởng, thống kê và lập lý lịch thiết bị toàn xưởng, tham gia xây dựng và đềxuất các phương án sửa chữa và cải tiến thiết bị, vẽ các bản vẽ kỹ thuật khi cần

2.5 Thuật ngữ ngành đường

- Mía nguyên liệu: Là nguyên liệu dùng để sản xuất đường

- Bx: Là hàm lượng chất khô (rắn) hòa tan trong cây mía hoặc trong dung dịch đường (%khối lượng mẫu)

- Pol: Là hàm lượng đường sacharose có trong dung dịch đường (tính theo% khối lượng)

và được xác định bằng cách phân cực một lần

- Ap: Là nồng độ tinh khiết biểu kiến của dung dịch đường

- Phần trăm đường sacharose: Là hàm lượng đường sacharose có trong dung dịch đường(Tính theo % khối lượng) và được xác định bằng cách phân cực lần 2 sau khi có sựchuyển hóa một phần đường saccharose

- GP: Độ tinh khiết trọng lực

- Nước mía hỗn hợp: Là nước mía trích từ cây mía có lẫn nước thẩm thấu

- Nước chè trong: Là nước mía hỗn hợp đã được làm sạch và lắng trong

- Mật chè (siro): Là nước chè trong đã được cô đặc đến nồng độ nhất định

- Siro sulfit: Là mật chè đã hấp thụ khí SO2

Trang 12

- Đường non: Là siro sulfit (mật chè) được cô đặc tiếp cho đến khi hình thành tinh thểđường Vậy đường non là hỗn hợp giữa tinh thể đường và mẫu dịch.

- Mật nguyên: Là phần lỏng được tách ra từ đường non bằng cách ly tâm

- Mật rửa (mật loãng): Là lượng nước dùng để rửa đường trong quá trình ly tâm đườngnon

- Mật rỉ (rỉ đường): Là lượng mật thoát ra cấp cuối cùng trong nhà máy

- Đường hồ (magma): Là hỗn hợp đường cát và nước của mật hoặc chè trong (Bx = 92

%) dùng làm chân để nấu thành đường non cấp cao hơn

- Hồi dung: Là đường cấp thấp được hòa tan trở lại làm nguyên liệu nấu đường cấp caohơn

- Chữ đường CCS: Là lượng đường thật sự có thể chế tạo được từ 100 tấn mía nguyênliệu

- Đường thô: Là đường sản xuất bằng phương pháp đơn giản, chất lượng thấp, dùng làmnguyên liệu để sản xuất đường tốt

- Đường RS : Đường trắng tiêu chuẩn

- Đường RE: Đường trắng tinh luyện Đường trắng chất lượng cao sản xuất từ đườngthô

Đường sức khỏe: Là loại đường được chế biến từ mía ép ra, làm sạch, cô đặc, nấu đườngtrong hệ thống chân không, không dùng loại hóa chất nào trong sản xuất và có vị ngọt,thơm của mía

Trang 13

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

3.1 Quy trình công nghệ sản xuất đường

Bục xả mía

Cân xác định trọng lượng

Mía

nguyên

liệu

Xích tải mía Bàn lùa

Gia nhiệt 1 (65 ÷ 70ºC)

Gia vôi sơ bộ (Bổ sung H 3 PO 4 )

Nước mía

hỗn hợp

Bã bùn

Gia nhiệt 3 (110 ÷ 115ºC)

Xông SO 2 lần 1 (trung hòa

pH = 7,0 ÷ 7,4)

Thiết bị lắng chìm

Gia nhiệt 2 (100 ÷ 105ºC)

(Bx = 13÷15%)

Chuyển ra bãi (làm phân bón hữu cơ)

Lắng nổi sirô

Sirô thô

Nước chè lọc

Lắng nổi

chè lọc

Hệ thống bốc hơi 5 hiệu

Chè ra từ

lắng nổi

Lọc chân không

Trang 14

Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường

Xông SO 2 lần

2 Sirô Sulfit

Hồi dung đường C

Bồn chứa mật rỉ

Nấu đường non B

Đóng bao

Nấu đường non

A

Nấu giống A

Trợ tinh đường non A

Ly tâm đường non A

Ly tâm đường non C Đường

A

Mật A loãng

Mật A nguyên

Nấu giống C

Trợ tinh đường non C Sấy

đường

Nấu giống B

Sàng phân

Nấu đường non C

Ly tâm đường non B

Đường thành

phẩm

Mật B Đường

B

Magma B Nhập kho

Bảo quản

Trang 15

3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất đường

3.2.1 Mía nguyên liệu

Mía chín được thu hoạch bằng phương pháp thủ công, sau đó được vận chuyển đến nhàmáy bằng ghe Mía được kiểm tra chất lượng (đánh giá tạp chất, mía già, mía non, giốngmía…) để quyết định việc thu mua hợp lý Ngoài ra, dựa vào kết quả đó để điều chỉnh cácthông số kỹ thuật để có quá trình sản xuất phù hợp

3.2.2 Cân mía

Sau khi được kiểm tra chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn tiếp nhận thì sẽ được cẩu từ ghe lênbàn cân để xác định trọng lượng Sau đó tiếp tục cẩu mía đưa lên bục xả và bàn lùa, đểchuẩn bị cho quá trình xuống mía ép được thuận lợi

3.2.3 Bục xả mía và bàn lùa mía

Bục xả và bàn lùa có nhiệm vụ cấp mía xuống xích tải mía theo đúng công suất ép vàđồng đều, thuận lợi cho quá trình xử lý mía trước khi ép Tốc độ của bục xả và bàn lùađiều khiển được

3.2.4 Xích tải mía

Có nhiệm vụ vận chuyển mía từ bục xả và bàn lùa lần lượt qua các thiết bị xử lý mía như:Máy khỏa bằng, dao 1, dao 2, dao 3 Tốc độ của xích tải mía điều khiển được

3.2.5 Máy khỏa bằng

Máy khỏa bằng gồm có khỏa bằng trên bàn lùa để san lớp mía xuống xích tải được đều

và khỏa bằng trên xích tải mía đặt trước các dao chặt có nhiệm vụ san đều lớp mía trênxích để mía đi vào dao chặt được đồng đều

3.2.6 Dao chặt mía

Sử dụng 3 dao chặt, miệng dao được thiết kế nhỏ dần, nên mía sau khi qua các dao đượcbăm nhuyễn, phá vỡ các tế bào mía, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép được dễdàng, nâng cao hiệu suất ép

3.2.7 Băng tải cao su

Có nhiệm vụ vận chuyển mía từ dao 3 vào máy ép 1.Trên băng tải cao su có lắp một máytách sắt là một nam châm điện, có nhiệm vụ hút sắt ra khỏi hỗn hợp mía nhằm tránh sự cốtrục ép cán phải các mảnh kim loại lớn khi mía vào máy ép Tốc độ của băng tải cao suđiều khiển được để đưa lượng mía vào máy ép 1 được đồng đều

Trang 16

3.2.8 Hệ thống máy ép

Mía từ băng tải cao su được đưa vào máy ép 1, sau đó lần lược qua các máy ép 2,3,4,5.Sau khi qua mỗi máy ép một phần đường được trích ra Mục đích giai đoạn này là trích lylượng đường trong mía ra được càng nhiều càng tốt Nhằm nâng cao hiệu quả thu hồiđường, người ta dùng phương pháp thẩm thấu như sau: Nước mía ép của máy ép 3 đemthẩm thấu cho bã sau máy ép 1, nước mía ép của máy ép 4 đem thẩm thấu cho bã sau máy

ép 2, nước mía ép của máy ép 5 đem thẩm thấu cho bã sau máy 3, dùng nước nóng cónhiệt độ 65-700C thẩm thấu cho bã sau máy ép 4 Nước mía ép ra từ máy ép 1 và máy ép

2 gọi là nước mía hỗn hợp, đưa qua lược sàng cong để lược bỏ vụn cám mía, vụn cám míađược vít tải đưa về máy ép 2 để ép lại Nước mía hổn hợp được bơm qua khu Hóa chế đểthực hiện quá trình làm sạch nước mía Bã sau khi ra khỏi máy ép 5 được đưa về lò hơi đểđốt lò Các thông số kỹ thuật khâu ép:

+ Pol bã ≤ 2.5% ; Ẩm bã ≤ 52% ; Bx nước mía hổn hợp = 13÷15% ; Áp lực trục đỉnh máy

ép 1: 110÷170kg/cm2; Máy 2,3,4,5: 150÷240kg/cm2

3.2.9 Gia vôi sơ bộ

Nước mía hỗn hộp được đo lưu lượng trước khi làm sạch để tính toán công nghệ, lượnghóa chất sử dụng…Nước mía hổn hợp được bổ sung H3PO4 từ 15÷30kg/100 tấn mía đồngthời được gia vôi sơ bộ bằng Ca(OH)2 để đưa nước mía đến pH = 6,2÷ 7,0 Mục đíchtrung hoà lượng acid trong nước mía nhằm hạn chế sự chuyển hóa đường saccharose và

ức chế sự phát triển của vi sinh vật Đồng thời tạo kết tủa Ca3(PO4)3 giúp cho quá trìnhlắng lọc dễ dàng, nâng cao hiệu quả làm sạch Nồng độ sữa vôi cho vào thường sử dụng8-100Be

3.2.10 Gia nhiệt 1

Sử dụng thiết bị gia nhiệt ống chùm thẳng đứng Đưa nhiệt độ nước mía lên 65-700C.Mục đích: Loại bớt bọt khí trong nước mía, sát trùng, ức chế và ngăn ngừa sự phát triểncủa vi sinh vật, làm mất nước của các keo ưa nước, làm đông tụ các chất keo từ đó tạođiều kiện cho phản ứng kết tủa xảy ra nhanh chóng và hoàn toàn

3.2.11.Gia vôi chính

Nước mía sau khi ra khỏi thiết bị gia nhiệt 1 tiếp tục gia vôi chính nâng pH = 9,0 ÷10,5nhằm mục đích đưa pH của nước mía hỗn hợp về điểm ngưng tụ các chất keo, tạo kết tủaCaSO3 có khả năng hấp thụ các chất keo, các chất màu, các chất không đường và các tạpchất lơ lửng cùng kết tủa, nâng cao hiệu quả làm sạch

Trang 17

3.2.12 Xông SO 2 lần 1

Sau khi gia vôi chính, nước mía tiếp tục đi vào tháp xông SO2 lần 1, tại đây nước míađược đưa về điểm pH trung hòa 7,0 – 7,4 Mục đích của quá trình này nhằm trung hòalượng vôi dư, tạo điểm đẳng điện để ngưng tụ các chất keo, tránh hiện tượng phân hủyđường saccharose và đường khử làm tổn thất đường, tăng màu sắc của nước mía, tạo kếttủa CaSO3 hoàn toàn

3.2.13 Gia nhiệt lần 2

Nước mía sau trung hòa được bơm đi gia nhiệt lần 2 ở thiết bị gia nhiệt kiểu ống chùm.Tại đây, nhiệt độ của nước mía được nâng lên khoảng 100÷105oC Mục đích của gianhiệt lần 2 là thúc đẩy phản ứng tạo kết tủa CaSO3 hoàn toàn, giảm độ nhớt của nướcmía, tăng nhanh tốc độ lắng

Tản hơi: Làm giảm lượng hơi nước và không khí có trong nước mía, tránh hiện tượng đốilưu trong bồn lắng, gây khó khăn cho quá trình lắng

3.2.14 Thiết bị lắng chìm

Nước mía sau khi gia nhiệt lần 2, được cho vào thiết bị lắng Quá trình lắng được tiếnhành trong thiết bị lắng chìm hình trụ có 5 ngăn, 1 ngăn phân phối ở trên cùng, các ngăngiữa có tác dụng lắng và ngăn dưới cùng có phần trụ đáy để chứa bùn, đáy các ngăn lắng

có dạng hình côn Nước mía trong được lấy ra ở phần trên của mỗi ngăn Phần nước bùn

ở đáy các ngăn được cánh cào chuyển đến ngăn chứa bùn và sau đó được đưa sang thiết

bị lọc chân không Phần nước mía trong ở các ngăn được tập trung về 1 máng chứa bênngoài thiết bị lắng và tiếp tục chảy đến sàng cong để tách loại thêm những tạp chất lơlửng

Để thúc đẩy nhanh quá trình lắng người ta bổ sung chất trợ lắng Acofloc-A130 với hàmlượng từ 2÷4ppm so với nước mía Trong quá trình lắng cần khống chế tốt nhiệt độ nướcmía ổn định trong khoảng 97÷980C nhằm mục đích hạ thấp khối lượng riêng và độ nhớtcủa nước mía thuận lợi cho quá trình lắng Nếu nhiệt độ nước mía đi vào bộ lắng không

ổn định sẽ dẫn tới sự đối lưu của nước mía trong bộ lắng, kết quả là các hạt vốn đã lắngxuống lại nổi lên ảnh hưởng đến chất lượng nước chè trong

Ngoài ra cần khống chế pH trong khoảng 6,8÷7,2 nhằm hạn chế sự chuyển hóa đườngsaccharose, đường khử và sự hình thành lại các chất keo…

3.2.15 Lọc chân không

Tạp chất lấy ra ở phần đáy các ngăn của thiết bị lắng được gọi là nước bùn, được đưa đếnlọc chân không thùng quay Mục đích lọc là nhằm thu hồi lượng đường còn lại trong nước

Trang 18

bùn Sau quá trình lọc nước bùn được tách ra làm 2 phần: phần bã bùn và phần nước lọctrong Bã bùn có độ ẩm ≤ 75% và Pol ≤ 2% được chở ra bãi chứa để làm phân Phần nướclọc trong gọi là chè lọc được đưa qua hệ thống lắng nổi chè lọc.

3.2.16 Hệ thống lắng nổi chè lọc

Chè lọc từ bồn đệm được gia nhiệt lên đến 80÷85ºC, bổ sung H3PO4 khoảng 100÷150ppm(so với lượng chè lọc) và saccharate canxi sao cho pH từ 6,8÷7,0 Sau đó vào bồn phảnứng để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 , chất kết tủa này có tác dụng hút theo các tạp chất khác Saukhi ra khỏi bồn phản ứng, chè lọc được đưa vào ống trung tâm của thiết bị lắng nổi, trênđường ống chè lọc vào được bổ sung thêm chất trợ lắng khoảng 15ppm (so với lượng chèlọc) để tạo thành các mảng lớn, đồng thời sục khí vào để thúc đẩy quá trình nổi nhanhchóng Chè lọc khi từ ống trung tâm ra thiết bị lắng nổi, bùn sẽ nổi lên trên bề mặt thiết bị

và được cánh gạt gạt lớp bùn ra đưa về lọc chân không để lọc lại Còn phần nước trongđược lấy ra ở đáy thiết bị và đưa sang lược chung với chè trong và đem đi bốc hơi (nếuđục thì đưa về thùng nước mía hổn hợp để xử lý lại)

3.2.19 Hệ thống lắng nổi si rô

Si rô nguyên được bơm qua thùng đệm, sau đó được bơm đi gia nhiệt lên đến 80÷85ºC,

bổ sung H3PO4 khoảng 100÷150ppm (so với chất khô) và saccarate canxi sao cho pH từ6,4÷6,7 Sau đó vào bồn phản ứng để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 , chất kết tủa này có tác dụnghút theo các tạp chất khác Sau khi ra khỏi bồn phản ứng, si rô nguyên được đưa vào ốngtrung tâm của thiết bị lắng nổi, trên đường ống vào được bổ sung thêm chất trợ lắngkhoảng 15ppm (so với lượng chè lọc) để tạo thành các mãng lớn, đồng thời sục khí vào đểthúc đẩy quá trình nổi nhanh chóng Si rô nguyên khi từ ống trung tâm ra thiết bị lắng nổi,bùn sẽ nổi lên trên bề mặt thiết bị và được cánh gạt gạt lớp bùn ra đưa về lọc chân không

Trang 19

để lọc lại Còn phần nước trong gọi là si rô tinh được lấy ra ở đáy thiết bị và đưa đi xông

SO2 lần 2

3.2.20 Xông SO 2 lần 2

Si rô tinh được xông đến pH từ 5,0÷6,0 gọi là si rô sulfit Xông càng nhanh càng tốt hạnchế được hiện tượng chuyển hóa đường, xông SO2 có tác dụng tẩy màu sirô, ngăn ngừa sựtạo màu, giảm độ nhớt của mật tạo thuận lợi cho quá trình nấu đường

3.2.21 Nấu đường

Mục đích của nấu đường là tiếp tục bốc hơi nước để đưa nồng độ Bx lên quá bảo hòa, tạokết tinh thành hạt đường trong dung dịch và nuôi tinh thể lớn lên đến kích thước đạt yêucầu Để đảm bảo chất lượng đường, người ta thực hiện trong nồi nấu đường chân không

để giảm nhiệt độ sôi của dung dịch, tránh hiện tượng caramen và phản ứng phân hủyđường Thông số kỹ thuật: Áp lực hơi vào buồng đốt: 0,1kg/cm2, chân không buồng bốc

từ 630÷680mmHg Chế độ nấu đường như sau:

+ Nấu giống A: Rút magma B làm giống và nấu bằng sirô sulfit lên đến thể tích 25-30m3,

Trang 20

Đồng thời giữ nhiệt độ các nơi trong thùng đều nhau không xảy ra nhiệt độ hạ thấp cục bộsinh ra ngụy tinh Thời gian trợ tinh non A ≥ 2 giờ, non B ≥ 4 giờ, non C ≥ 24 giờ.

3.2.25 Ly tâm

Đây là giai đoạn tách tinh thể ra khỏi mật bằng lực ly tâm trong các thùng quay với tốc độcao Sau khi ly tâm nhận được đường và mật Hiện tại, ở Nhà máy đang sử dụng hai loạimáy ly tâm là loại máy ly tâm gián đoạn dùng ly tâm đường non A và máy ly tâm liên tụcdùng ly tâm đường non B, C Các thông số kỹ thuật sau ly tâm :

+ Non A : Mật A nguyên Bx ≥76%, Ap=58-68% ; Mật A loãng Bx ≥70%, Ap=74-87%.Đường thành phẩm có : Pol ≥99.7% ; Tạp chất ≤ 60ppm ; Độ màu đường thành phẩm

≤125ºIU xếp loại A1, từ 126-150ºIU xếp loại A2, từ 151-200ºIU xếp loại B, từ 201-300xếp loại vàng 1, từ 201- 500ºIU xếp loại vàng 2

+ Non B : Mật B Bx ≥75%, Ap= 40-55%, Pol đường B ≥98%

+ Non C : Mật C (mật rỉ) có Ap ≤32%, Bx ≥80%, Pol đường C = 74-82%

3.2.27 Phân loại đường

Đường thành phẩm sau khi khi làm nguội được gàu tải chuyển lên sàng phân loại, để loại

bỏ đường mịn và đường cọi, làm cho cỡ hạt đường thành phầm khá đồng đều Đường mịn

và đường cọi được đem hồi dung lại để nấu giống A và non A Tiêu chuẩn cỡ hạt đườngthành phẩm như sau:

+ Đường hạt to: Ray 1,6mm từ 35-55%, đường mịn ≤ 1%

+ Đường hạt nhỏ: Ray 1,0mm từ 40-60%, đường mịn ≤ 1%

3.2.28 Đóng bao và bảo quản

Sau khi phân loại xong được gàu tải chuyển lên phểu chứa, sau đó đóng bao theo đúngtiêu chuẩn của từng loại đường Bao đựng đường có lớp bao PP bên ngoài và lớp bao PEbên trong Có 3 loại bao: 12kg, 20kg và 50kg Nhiệt độ đường đóng bao ≤ 45ºC Sau khi

Trang 21

đóng bao xong được băng tải chuyển xuống nhập kho để bảo quản Đường được bảo quảnnơi kho ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

CHƯƠNG 4: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ

4.1 Công đoạn xử lý và ép mía

4.1.1 Cẩu mía

+ Cấu tạo: Có hai hệ thống cẩu mía Là loại cẩu dầm ngang, công suất 10 tấn/cẩu, dầm

cẩu 54m, khẩu độ 10m, tốc độ xe lớn 30m/phút, tốc độ nâng hạ 15m/phút, số lần bốc dỡ

20 lần/giờ, đường kính cáp ϕ 22mm

+ Nguyên lý hoạt động: Có nhiệm vụ bốc dỡ, vận chuyển mía đến cân để kiểm tra trọng

lượng, đưa mía đến bục xả, bàn lùa để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển và xử lý míatiếp theo

4.1.2 Bục xả, bàn lùa

Hình 5: Bục xả - bàn lùa + Cấu tạo của bục xả mía: gồm 02 bục xả Kích thước 5x7m, vận tốc 1,5 – 5m/phút,

kích thước lá tải: 188 x 2.400 x 86mm, tải đứt xích: 30.000kg

+ Cấu tạo của bàn lùa: Gồm 2 cái Kích thước 5x7m, cấu tạo gồm sáu cọng xích kéo

bằng thép với kích thước 150mm, lực kéo đứt xích 30 tấn, vận tốc 1,5- 5m/phút, khỏabằng bàn lùa có đường kính mũi ϕ1.000mm, đường kính rỗng bàn lùa ϕ700mm, vận tốc

Trang 22

+ Nguyên lý hoạt động: Tốc độ của bục xả và bàn lùa điều chỉnh được để phân bố mía từ

bục xả xuống bàn lùa, và từ bàn lùa xuống băng tải được đều hơn

4.1.3 Băng tải mía

+ Cấu tạo: Băng tải xích được làm bằng thép Kích thước 1.220x4.360mm (chu vi =

90m), kích thước lá tải 188 x1200 x86mm, độ nghiêng từ khỏa bằng đến dao chặt 20012,công suất truyền động 30kw/1445rpm

+ Nguyên lý hoạt động: Tốc độ của băng tải xích điều chỉnh được, có nhiệm vụ tiếp nhận

mía từ bàn lùa và vận chuyển mía qua các thiết bị xử lý

4.1.4 Máy khỏa bằng

Hình 6: Máy khỏa bằng + Cấu tạo thiết bị: Trục được làm bằng thép, được truyền động bằng motor khớp nối qua

hợp giảm tốc bánh vít - trục vít, trên trục được lắp bởi các cánh Tốc độ quay của trục là70vòng/phút và ngược với hướng di chuyển của mía Các cánh khỏa bằng gồm 12 cánhlàm bằng thép với kích thước dài 175x rộng 75x dày 8mm, đường kính trục là 40mm

+ Nguyên lý hoạt động: San bằng lớp mía trên xích, làm cho mía vào dao 1 chặt đều

hơn, tránh để lượng mía nạp vào dao 1 quá nhiều gây quá tải hoặc nghẽn dao chặt

Ngày đăng: 14/12/2016, 23:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w