1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại nhà máy đường Phụng Hiệp

36 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 382,47 KB

Nội dung

Làm quen với công việc của một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp công nghiệp, tiếp xúc cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân nhà máy.Tìm hiểu được sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG I MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ:

Tìm hiểu được hệ thống tổ chức và chức năng của từng bộ phận trong nhà máy thực tập Làm quen với công việc của một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp công nghiệp, tiếp xúc cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân nhà máy.Tìm hiểu được sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị ,quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ và mức độ tiên tiến của các thiết bị Đánh giá về mức độ tự động hóa và các vấn đề trong hệ thống dây chuyền thiết bị

Các chế độ và biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân và thiết bị, các vấn đề về trang thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất của nhà máy

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP:

1 Lịch sử hình thành:

1.1 Thông tin chung

- Tên đơn vị:NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

- Tên giao dịch quốc tế : PHỤNG HIỆP SUGAR PLANT

- Địa chỉ: Số 10, đường 1/5, P Hiệp Thành, TX Ngã Bảy,

QĐ số 2232/QĐ.GHC 95 của UBND Tỉnh Cần Thơ Công

ty Mía Đường Cần Thơ nay đã được chuyển đổi thành Cty

Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ theo QĐ số 1927/QĐCT UB ngày 03/12/2004 của UBND Tỉnh Hậu Giang

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đường trắng và các sản phẩm của ngành mía đường; Cung ứng mía giống và sản phẩm của ngành nông nghiệp; Dịch vụ vật tư nông nghiệp phục vụ vùng mía nguyên liệu

Trang 3

1.2 Sơ đồ tổng thể mặt bằng:

Sơ đồ thiết kế của nhà máy:

se the Drawing Tools tahange the formatting of the sidebar text box.

Type the sidebar content A sidebar is a standalone supplement to the main document It is often aligned on the left or right of the page, or located at the top or Nottom Use the Drawing Tools tab to change the formatting of the sidebar text box.]

Hình 1: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy se

Nhà bảo vệ

Trạ

m bơ

m

bờ sông

Nhà

bảng

Kh

o đường

Sân mía

Bàn lùa 1

Khu đóng đường túi

Nh

à cân

n cân 1

Băng tải đường

Bàn lùa 2Bà

n cân 1

Phòng

quang báo

Phân tích tạp chât

Nhà vệ

sinh

Khu thành phẩm

Ban điều hành xưởng đường

Khu ép mía

Kh

u phá

t điện

Kh

u hóa chếXưởng

cơ điện

Khu nấu đường

Khu ly tâmKhu trợ

tinh

Khu lò hơi

2 bồn chứ

a mật rỉ

Phòng Hó

a nghiệm

Nh

à

vệ sinh

Hội trường

Cổng trước nhà máy

Lộ nội bộ

g

Khu hành chính

Kh

u

xử

lý nư

ớc thải

Trang 4

1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

GIÁM ĐỐC PGĐ NGUYÊN LIỆU - NỘI CHÍNH

PGĐ SẢN XUẤT Trưởng phòng TC-HC Trưởng phòng TC-KH Trưởng phòng KT&

NCPT Trưởng phòng KH-VT Trưởng phòng Hóa Nghiệm Quản đốc Xưởng Đường Quản đốc Xưởng Cơ điện Trưởng phòng Nông vụ Đội trưởng Đội MT-CX Đội trưởng Đội Bảo vệ

Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban + Ban Giám Đốc: đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền

hạn, và mối quan hệ các vị trí được truyền đạt trong toàn bộ

tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên thấu hiểu và thực hiện

+ Phòng Tài Chánh kế toán: Tổng hợp, phân tích và lưu

trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và các báo cáo quyết toán tài chính

+ Phòng Tổ Chức Hành Chánh: Tham mưu cho Ban

Giám Đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động, quản lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn nhà máy

+ Phòng Kỹ Thuật Nghiên Cứu Phát Triển:Quản lý kỹ

thuật: số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo trì tất cả máy móc thiết bị của Nhà máy

Trang 5

+ Phòng Kế hoạch -Vật Tư: Tham mưu cho Ban Giám

Đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa định

kỳ vụ Cung cấp đầy đủ các vật tư, thiết bị, xăng dầu, hóa chất phục vụ cho sản xuất, cải tạo sửa chữa thiết bị

+ Phòng Hóa Nghiệm: Kiểm tra, phân tích các thông số kỹ

thuật sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo các yêu cầu đã đăng ký

Kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào của mía nguyên liệu, các hóa chất phục vụ chế biến thực phẩm

+ Phòng Nông Vụ:Theo dõi số lượng, kiểm tra chất lượng

mía nguyên liệu đầu vào Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo qui định

+ Xưởng Cơ Điện: Sửa chữa và chế tạo các thiết bị cơ điện

phục vụ sản xuất

+ Xưởng Đường: Thực hiện việc tổ chức sản xuất đường

của Nhà máy theo quy trình, kế hoạch được Công ty phê duyệt.Tiếp nhận, quản lý, điều động công nhân nhằm phục

vụ cho việc sản xuất trong phạm vi xưởng Tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất

+ Đội Môi trường-Cây xanh:Theo dõi và xử lý chất thải

đảm bảo đúng qui định hiện hành về môi trường Tạo cảnh quan trong nhà máy đảm bảo xanh-sạch-đẹp

+ Đội Bảo Vệ: Bảo quản tài sản chung của toàn Nhà máy,

vận hành và bảo quản hệ thống phòng cháy chữa cháy

3 Xưởng đường:

3.1 Sơ đồ bộ máy sản xuất:

5

Quản đốc xưởng đường

Nhân viên

thống kê

NV kỹ thuật thiết

NV kỹ thuật công

Trưởng caPhó Quản đốc xưởng đường

Trang 6

Hình 3: Sơ đồ bộ máy sản xuất của Xưởng đường

3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xưởng đường

+ Quản đốc xưởng đường: Quản lý và điều hành tất cả

các mặt hoạt động của xưởng đường bao gồm: Sản xuất, tu

bổ, nhân sự, an toàn…nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra

+ Phó quản đốc xưởng đường: Chịu trách nhiệm quản lý

các mặt: kết cấu nhà xưởng, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, các hệ thống quản lý chất lượng…

+ Trưởng ca sản xuất: Quản lý và điều hành tất cả các mặt

hoạt động trong ca sản xuất của mình, đảm bảo sản xuất ổn định, đạt kế hoạch đề ra

+ Phó ca sản xuất: Theo dõi, báo cáo và tư vấn cho

Trưởng ca về tình hình công nghệ-thiết bị trong ca sản xuất của mình Quản lý về mặt nhân sự, vệ sinh công nghiệp…

+ Tổ trưởng các tổ: Bao gồm 6 tổ: Tổ ép mía, Tổ lò hơi,

Tổ tuabine, Tổ hóa chế, Tổ nấu đường, Tổ ly tâm thành phẩm Tổ trưởng có nhiệm vụ quản lý thiết bị, nhân sự, vệ sinh công nghiệp… trong khu vực tổ phụ trách Chuẩn bị vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất

+ Kíp trưởng các tổ: Quản lý điều hành sản xuất, tu bổ

thiết bị , vệ sinh công nghiệp, nhân sự…trong khu vực tổ quản lý và trong ca sản xuất của mình

+ Công nhân vận hành: Sửa chữa thiết bị, vận hành thiết

bị, đảm bảo thông số kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp khu vực được phân công

Trang 7

+ Nhóm trưởng đường túi: Quản lý nhân sự và điều hành

thực hiện việc đóng đường túi theo kế hoạch, đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu

+ Công nhân đóng đường túi: Thực hiện đóng đường túi

đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu của Nhóm trưởng đường túi

+ Nhân viên thống kê: Thống kê các vật tư hóa chất , nhân

sự toàn xưởng đường Trao đổi thông tin liên lạc, quản lý văn phòng phẩm, theo dõi ngày công lao động và các chế

độ đối với CB-CNV toàn xưởng

+ Nhân viên kỹ thuật công nghệ: Giúp việc cho Ban quản

đốc xưởng đường về: Thống kê , phân tích thông số kỹ thuật trong công nghệ sản xuất đường, đánh giá các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất của xưởng Kiểm tra các số liệu trong báo cáo sản xuất hàng ngày

+ Nhân viên kỹ thuật thiết bị: Bảo dưỡng thiết bị toàn

xưởng, thống kê và lập lý lịch thiết bị toàn xưởng, tham gia xây dựng và đề xuất các phương án sửa chữa và cải tiến thiết bị, vẽ các bản vẽ kỹ thuật khi cần

Trang 9

CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG:

1 Nguyên liệu mía:

1.1 Sơ lượt về mía nguyên liệu:

Cây mía thuộc họ hòa thảo, giống sacarum được chia làm 3 nhóm chính:

- Ngoài ra nhà máy còn thu múa mía nguyên liệu ở các vùng lân cận như sau: Huyện Trà Cú ( tỉnh Trà Vinh), Cù Lao Vung vào thời gian từ nữa tháng 12 đến khoảng cuối tháng 04 năm sau

1.2 Các giống mía nguyên liệu phổ biến:

+ ROC 16 chín sớm

+ Quế Đường 93 chín sớm

+ Quế Đường 11 chín trung bình

+ ROC 22, VD86 – 368 chín muộn

1.3 Tiêu chuẩn thu mua mía:

- Nhà máy sẽ thu mua đối với những nguyên liệu sau : Mía

có tạp chất bình quân theo quy định , mía có chữ đường khoảng 8CCS

- Nhà máy sẽ không thu mua với những nguyên liệu sau:+ Tạp chất > 10%

+ Mía non quá 20%

+ Mía bị cháy: tính từ lúc cháy đến nhà máy trên 48 giờ (mía lên meo chuyển sang màu hồng)

Trang 10

Dao chặt 1,2,3Băng tải cao su

Chè trong(Bx = 13÷15%)Nước bùn

Nước chè lọc

Hệ thống bốc hơi

5 hiệu

Gia nhiệt 3(110 ÷ 115ºC)

Sirô Sulfit

Thiết bị lắng chìm

Gia nhiệt 2(100 ÷ 105ºC)

Xông SO2 lần 1(trung hòa

pH = 7,0 ÷ 7,4)

Chuyển ra bãi (làm phân bón hữu

cơ)

Xông SO2 lần 2

Trang 11

Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường

Xông SO2 lần 2Sirô Sulfit

Mật rỉ

Nấu đường non

C

Bồn chứa mật rỉ

Đường C

Hồi dung đường C

Trợ tinh đường non C

Ly tâm đường non C

Ly tâm đường non

B

Nấu đường non B

Trợ tinh đường non BSấy đường

Mật A nguyên

Nấu giống CĐường A

Nấu giống B

Nấu đường non

A

Trợ tinh đường non A

Ly tâm đường

non A

Nấu

giống A

Trang 12

3 Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất đường Mía nguyên liệu

Mía chín được thu hoạch bằng phương pháp thủ công, sau

đó được vận chuyển đến nhà máy bằng ghe Mía được kiểm tra chất lượng (đánh giá tạp chất, mía già, mía non, giống mía…) để quyết định việc thu mua hợp lý Ngoài ra, dựa vào kết quả đó để điều chỉnh các thông số kỹ thuật để có quá trình sản xuất phù hợp

Cân mía

Sau khi được kiểm tra chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn tiếp nhận thì sẽ được cẩu từ ghe lên bàn cân để xác định trọng lượng Sau đó tiếp tục cẩu mía đưa lên bục xả và bàn lùa,

để chuẩn bị cho quá trình xuống mía ép được thuận lợi

Bục xả mía và bàn lùa mía

Bục xả và bàn lùa có nhiệm vụ cấp mía xuống xích tải mía theo đúng công suất ép và đồng đều, thuận lợi cho quá trình

xử lý mía trước khi ép Tốc độ của Bục xả và bàn lùa điều khiển được

Dao chặt mía

Sử dụng 3 dao chặt, miệng dao được thiết kế nhỏ dần, nên mía sau khi qua các dao được băm nhuyễn, phá vỡ các tế bào mía, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép được dễ dàng, nâng cao hiệu suất ép

Trang 13

Băng tải cao su

Có nhiệm vụ vận chuyển mía từ dao 3 vào máy ép 1.Trên băng tải cao su có lắp một máy tách sắt là một nam châm điện, có nhiệm vụ hút sắt ra khỏi hỗn hợp mía nhằm tránh

sự cố trục ép cán phải các mảnh kim loại lớn khi mía vào máy ép Tốc độ của băng tải cao su điều khiển được để đưa lượng mía vào máy ép 1 được đồng đều

Hệ thống máy ép

Mía từ băng tải cao su được đưa vào máy ép 1, sau đó lần lược qua các máy ép 2,3,4,5 Sau khi qua mỗi máy ép một phần đường được trích ra Mục đích giai đoạn này là trích

ly lượng đường trong mía ra được càng nhiều càng tốt Nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đường, người ta dùng phương pháp thẩm thấu như sau: Nước mía ép của máy ép

3 đem thẩm thấu cho bã sau máy ép 1, nước mía ép của máy ép 4 đem thẩm thấu cho bã sau máy ép 2, nước mía ép của máy ép 5 đem thẩm thấu cho bã sau máy 3, dùng nước nóng có nhiệt độ 65-700C thẩm thấu cho bã sau máy ép 4 Nước mía ép ra từ máy ép 1 và máy ép 2 gọi là nước mía hổn hợp, đưa qua lược sàn cong để lược bỏ vụn cám mía, vụn cám mía được vít tải đưa về máy ép 2 để ép lại Nước mía hổn hợp được bơm qua khu Hóa chế để thực hiện quá trình làm sạch nước mía Bã sau khi ra khỏi máy ép 5 được đưa về lò hơi để đốt lò

+ Pol bã ≤ 2.5% ; Ẩm bã ≤ 52% ; Bx nước mía hổn hợp = 13÷15% ; Áp lực trục đỉnh máy ép 1: 110÷170kg/cm2; Máy 2,3,4,5: 150÷240kg/cm2

Gia vôi sơ bộ

Nước mía hỗn hộp được đo lưu lượng trước khi làm sạch

để tính toán công nghệ, lượng hóa chất sử dụng…Nước mía hổn hợp được bổ xung H3PO4 từ 15÷30kg/100 tấn mía đồng thời được gia vôi sơ bộ bằng Ca(OH)2 để đưa nước mía đến pH = 6,2÷ 7,0 Mục đích trung hoà lượng acid trong nước mía nhằm hạn chế sự chuyển hóa đường saccharose và ức chế sự phát triển của vi sinh vật Đồng thời tạo kết tủa Ca3(PO4)3 giúp cho quá trình lắng lọc dễ

Trang 14

dàng, nâng cao hiệu quả làm sạch Nồng độ sữa vôi

8-10oBe

Gia nhiệt 1

Sử dụng thiết bị gia nhiệt ống chùm thẳng đứng Đưa nhiệt

độ nước mía lên 65-70oC Mục đích: Loại bớt bọt khí trong nước mía, sát trùng, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của

vi sinh vật, làm mất nước của các keo ưa nước, làm đông tụ các chất keo từ đó tạo điều kiện cho phản ứng kết tủa xảy

ra nhanh chóng và hoàn toàn

Gia vôi chính

Nước mía sau khi ra khỏi thiết bị gia nhiệt 1 tiếp tục gia vôi chính nâng pH = 9,0 ÷10,5 nhằm mục đích đưa pH của nước mía hỗn hợp về điểm ngưng tụ các chất keo, tạo kết tủa CaSO3 có khả năng hấp thụ các chất keo, các chất màu, các chất không đường và các tạp chất lơ lửng cùng kết tủa, nâng cao hiệu quả làm sạch

Xông SO2 lần 1

Sau khi gia vôi chính, nước mía tiếp tục đi vào tháp xông SO2 lần 1, tại đây nước mía được đưa về điểm pH trung hòa 7,0 – 7,4 Mục đích của quá trình này nhằm trung hòa lượng vôi dư, tạo điểm đẳng điện để ngưng tụ các chất keo, tránh hiện tượng phân hủy đường saccaroza và đường khử làm tổn thất đường, tăng màu sắc của nước mía, tạo kết tủa CaSO3 hoàn toàn

Gia nhiệt lần 2

Nước mía sau trung hòa được bơm đi gia nhiệt lần 2 ở thiết bị gia nhiệt kiểu ống chùm Tại đây, nhiệt độ của nước mía được nâng lên khoảng 100÷105oC Mục đích của gia nhiệt lần 2 là thúc đẩy phản ứng tạo kết tủa CaSO3 hoàn toàn, giảm độ nhớt của nước mía, tăng nhanh tốc độ lắng

Tản hơi: Làm giảm lượng hơi nước và không khí có trong nước mía, tránh hiện tượng đối lưu trong bồn lắng, gây khó khăn cho quá trình lắng

Thiết bị lắng chìm

Nước mía sau khi gia nhiệt lần 2, được cho vào thiết bị lắng Quá trình lắng được tiến hành trong thiết bị lắng chìm

Trang 15

hình trụ có 5 ngăn, 1 ngăn phân phối ở trên cùng, các ngăn giữa có tác dụng lắng và ngăn dưới cùng có phần trụ đáy để chứa bùn, đáy các ngăn lắng có dạng hình côn Nước mía trong được lấy ra ở phần trên của mỗi ngăn Phần nước bùn ở đáy các ngăn được cánh cào chuyển đến ngăn chứa bùn và sau đó được đưa sang thiết bị lọc chân không Phần nước mía trong ở các ngăn được tập trung về 1 máng chứa bên ngoài thiết bị lắng và tiếp tục chảy đến sàng cong để tách loại thêm những tạp chất lơ lửng.

Để thúc đẩy nhanh quá trình lắng người ta bổ sung chất trợ lắng Acofloc-A130 với hàm lượng từ 2÷4ppm so với nước mía Trong quá trình lắng cần khống chế tốt nhiệt độ nước mía ổn định trong khoảng 97÷980C nhằm mục đích hạ thấp khối lượng riêng và độ nhớt của nước mía thuận lợi cho quá trình lắng Nếu nhiệt độ nước mía đi vào bộ lắng không

ổn định sẽ dẫn tới sự đối lưu của nước mía trong bộ lắng, kết quả là các hạt vốn đã lắng xuống lại nổi lên ảnh hưởng đến chất lượng nước chè trong

Ngoài ra cần khống chế pH trong khoảng 6,8÷7.2 nhằm hạn chế sự chuyển hóa đường saccharose, đường khử và sự hình thành lại các chất keo…

Lọc chân không

Tạp chất lấy ra ở phần đáy các ngăn của thiết bị lắng được gọi là nước bùn, được đưa đến lọc chân không thùng quay Mục đích lọc là nhằm thu hồi lượng đường còn lại trong nước bùn Sau quá trình lọc nước bùn được tách ra làm 2 phần: phần bã bùn và phần nước lọc trong Bã bùn có độ

ẩm ≤ 75% và Pol ≤ 2% được chở ra bãi chứa để làm phân Phần nước lọc trong gọi là chè lọc được đưa qua hệ thống lắng nổi chè lọc

Hệ thống lắng nổi chè lọc

Chè lọc từ bồn đệm được gia nhiệt lên đến 80÷85ºC, bổ xung H3PO4 khoảng 100÷150ppm (so với lượng chè lọc) và saccarate canxi sao cho pH từ 6,8÷7,0 Sau đó vào bồn phản ứng để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 , chất kết tủa này có tác dụng hút theo các tạp chất khác Sau khi ra khỏi bồn phản ứng, chè lọc được đưa vào ống trung tâm của thiết bị lắng

Trang 16

nổi, trên đường ống chè lọc vào được bổ xung thêm chất trợ lắng khoảng 15ppm (so với lượng chè lọc) để tạo thành các mãng lớn, đồng thời sục khí vào để thúc đẩy quá trình nổi nhanh chóng Chè lọc khi từ ống trung tâm ra thiết bị lắng nổi, bùn sẽ nổi lên trên bề mặt thiết bị và được cánh gạt gạt lớp bùn ra đưa về lọc chân không để lọc lại Còn phần nước trong được lấy ra ở đáy thiết bị và đưa sang lược chung với chè trong và đem đi bốc hơi (nếu đục thì đưa về thùng nước mía hổn hợp để xử lý lại).

Gia nhiệt 3

Nước mía trong thu được sau khi lắng được bơm đi gia nhiệt lần 3 ở thiết bị gia nhiệt ống chùm Tại thiết bị này, nước mía được nâng lên đến nhiệt độ từ 110-1150C trước khi đem đi bốc hơi để đạt hiệu quả bốc hơi nước nhanh do lợi dụng quá trình tự bốc Bốc hơi

Nước mía trong sau khi ra khỏi gia nhiệt 3 được đưa qua hệ thống bốc hơi để đưa nồng độ chất khô hòa tan (Bx) của nước mía từ 12-15% lên 50-65% nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nấu đường Nhà máy sử dụng phương án bốc hơi

áp lực chân không 5 hiệu Tức là hai hiệu đầu bốc hơi ở chế

độ áp lực, hiệu thứ 3,4 bốc hơi chân không thấp, hiệu thứ 5

ở chân không cao (630÷650mmHg) Nước mía sau khi ra khỏi hệ thống bốc hơi gọi là sirô nguyên có Bx = 50-65%

Áp lực hơi vào buồng đốt bốc 1 từ 0,7÷1,0kg/cm2

Hệ thống lắng nổi si rô

Si rô nguyên được bơm qua thùng đệm, sau đó được bơm

đi gia nhiệt lên đến 80÷85ºC, bổ xung H3PO4 khoảng 100÷150ppm (so với chất khô) và saccarate canxi sao cho

pH từ 6,4÷6,7 Sau đó vào bồn phản ứng để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 , chất kết tủa này có tác dụng hút theo các tạp chất khác Sau khi ra khỏi bồn phản ứng, si rô nguyên được đưa vào ống trung tâm của thiết bị lắng nổi, trên đường ống vào được bổ xung thêm chất trợ lắng khoảng 15ppm (so với lượng chè lọc) để tạo thành các mãng lớn, đồng thời sục khí vào để thúc đẩy quá trình nổi nhanh chóng Si rô nguyên khi từ ống trung tâm ra thiết bị lắng nổi, bùn sẽ nổi lên trên bề mặt thiết bị và được cánh gạt gạt lớp bùn ra đưa

Trang 17

về lọc chân không để lọc lại Còn phần nước trong gọi là si

rô tinh được lấy ra ở đáy thiết bị và đưa đi xông SO2 lần 2

Xông SO2 lần 2

Si rô tinh được xông đến pH từ 5,0÷6,0 gọi là si rô sulfit Xông càng nhanh càng tốt hạn chế được hiện tượng chuyển hóa đường, xông SO2 có tác dụng tẩy màu sirô, ngăn ngừa

sự tạo màu, giảm độ nhớt của mật tạo thuận lợi cho quá trình nấu đường

Nấu đường

Mục đích của nấu đường là tiếp tục bốc hơi nước để đưa nồng độ Bx lên quá bảo hòa, tạo kết tinh thành hạt đường trong dung dịch và nuôi tinh thể lớn lên đến kích thước đạt yêu cầu.Thông số kỹ thuật: Áp lực hơi vào buồng đốt: 0,1kg/cm2, chân không buồng bốc từ 630÷680mmHg Chế

độ nấu đường như sau:

+ Nấu giống A: Rút magma B làm giống và nấu bằng sirô sulfit lên đến thể tích 25-30m3, Bx từ 85-92%, Ap từ 82-90%

+ Non A: Rút nửa nồi giống A, sau đó nấu lên bằng sirô sulfit và hồi dung đường C đến thể tích từ 25-30m3, Bx

độ cuối trong mật của đường non cấp thấp Ở giai đoạn này nhờ cánh khuấy của thiết bị làm cho đường non được

Trang 18

khuấy trộn đều hạn chế tối đa việc đường đóng cứng dưới đáy thùng Đồng thời giữ nhiệt độ các nơi trong thùng đều nhau Thời gian trợ tinh non A ≥ 2 giờ, non B ≥ 4 giờ, non

C ≥ 24 giờ

Ly tâm

Đây là giai đoạn tách tinh thể ra khỏi mật bằng lực ly tâm trong các thùng quay với tốc độ cao Sau khi ly tâm nhận được đường và mật Nhà máy đang sử dụng hai loại máy ly tâm là loại máy ly tâm gián đoạn dùng ly tâm đường non A

và máy ly tâm liên tục dùng ly tâm đường non B, C

+ Non A : Mật A nguyên Bx ≥76%, Ap=58-68% ; Mật A loãng Bx ≥70%, Ap=74-87%

Đường thành phẩm có : Pol ≥99.7% ; Tạp chất ≤ 60ppm ;

Độ màu đường thành phẩm ≤125ºIU xếp loại A1, từ 150ºIU xếp loại A2, từ 151-200ºIU xếp loại B, từ 201-300 xếp loại vàng 1, từ 201- 500ºIU xếp loại vàng 2

126-+ Non B : Mật B Bx ≥75%, Ap= 40-55%, Pol đường B

từ bên ngoài thổi vào để làm nguội đường.Quá trình sấy và làm nguội đường giúp cho quá trình bảo quản được lâu dài

Phân loại đường

Đường thành phẩm sau khi khi làm nguội được gàu tải chuyển lên sàng phân loại, để loại bỏ đường mịn và đường cọi, làm cho đường thành phầm khá đồng đều Đường mịn

và đường cọi được đem hồi dung lại để nấu giống A và non

A Tiêu chuẩn cỡ hạt đường thành phẩm như sau:

+ Đường hạt to: Ray 1,6mm từ 35-55%, đường mịn ≤ 1%.+ Đường hạt nhỏ:Ray 1,0mm từ 40-60%, đường mịn ≤ 1%

Ngày đăng: 14/12/2016, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w