1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình Nuôi thủy sản đại cương

64 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 474,81 KB

Nội dung

Đó là khái niệm chỉ những hoạt động của con người không chỉ có tác động trực tiếp tới cá mà còn tác động đến các thủy sinh vật khác tồn tại trong môi trường nước.. Thuật ngữ nuôi trồng t

Trang 1

NUÔI THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

GIỚI THIỆU

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Cá (fish) là gì?

Hiện nay còn tồn tại hai định nghĩa về Cá

(i) Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì từ “cá” dược dùng để chỉ tất cả những động vật sống trong nước Tuy nhiên như chúng ta đã biết có nhiều giống loài động thực vật sống trong nước không thuộc lớp cá như cá voi, hải cẩu thuộc lớp thú., cá sấu, vích, đồi mồi thuộc lớp

bò sát., trai ngọc, ốc, hến thuộc ngành động vật nhuyễn thể

(ii) Nếu hiểu theo nghĩa hẹp (là định nghĩa có từ lâu và được sử dụng nhiều nhất) thì cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang

2 Nghề cá (fisheries) là gì?

Đó là khái niệm chỉ những hoạt động của con người không chỉ có tác động trực tiếp tới cá

mà còn tác động đến các thủy sinh vật khác tồn tại trong môi trường nước

Ví dụ: khai thác đánh bắt cá, nuôi cá, trồng rong biển, và các hoạt động bảo vệ nguồn lợi sinh vật trong nước

3 Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) là gì ?

Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ tác động của con người tới sự sinh sản, sinh trưởng của thủy sinh vật như nuôi cá, nuôi động vật nhuyễn thể, trông rong biển Nói cách khác nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác của con người xảy ra trong môi trường nước

Tóm lại: Nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung là sự đầu tư của con người cho thuỷ vực

về vật chất (con giống, thức ăn, trang thiết bị, ) và tinh thần (kinh nghiệm, ) để đem lại lợi ích kinh tế phục vụ cho nhu cầu của con người về vật chất (cung cấp thực phẩm) về tinh thần (du lịch, giải trí) Mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của NTTS là gia tăng nguồn thực phẩm

Nuôi trồng thủy sản được tiến hành ở nước ngọt, lợ và mặn

Nuôi Thủy sản nước ngọt: trong ao, mương vườn, ruộng lúa, trong bè, trong rừng tràm, trong các dạng hình mặt nước lớn, nuôi cá cảnh Đối tượng nuôi ở nước ngọt là: cá, tôm, động vật thân mềm (trai nước ngọt), bò sát ( rắn, rùa, ba ba, cá sấu), ếch

Nuôi trồng Hải Sản: Nuôi tôm biển, cua biển, cá biển, nhuyển thể, nuôi cấy ngọc trai, trồng rong biển, nuôi Artemia

Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có liên quan rất chặt chẽ với NTTS

Nuôi thuỷ sản đại cương là môn học về những kiến thức chung nhất và có tính khái quát, nặng về nguyên lý của khoa học NTTS Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần làm sáng tỏ các qui luật sinh học Vì vậy nó là môn học cần thiết và hữu ích đối với nhiều ngành khoa học

có liên quan đến sinh học, đến kinh tế học…

II VAI TRÒ CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1 Cung cấp nguồn thực phẩm, có gía trị dinh dưỡng cao, dể tiêu hóa

Trang 3

2 Nuôi trồng thủy sản là nghề sản xuất có khả năng thu lợi nhuận cao

Trong dân gian có những châm ngôn:

Nuôi cá một vốn bốn lời

Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

Nuôi thủy sản có nhiều lợi nhuận là nhờ một số lý do sau:

* uô, có năng suất sinh học cao hơn so với môi trường sống khác (trên cạn, trong đất) Ở các thủy vực thường có thức ăn tự nhiên của cá Nhờ đó giúp cho người nuôi cá giảm được chi phí về thức ăn

* ĐVTS không tốn hao năng lượng để điều hòa thân nhiệt (vì nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo môi trường) lại có tốc tộ sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản cao

Ví dụ: Từ một con cá giống 1gam, sau một năm có thể đạt 1000g (như Trắm cỏ, Mè trắng,

Trôi Ấn Độ, Tra ) cũng có thể đạt 300g (như Mè vinh, Rô phi ) Như vậy sau một năm tăng trọng của cá có thể gấp 300 -1000 lần so với ban đầu Mức tăng trọng này, ít động vật được nuôi khác có thể đạt được

* Khả năng tái tạo quần đàn rất nhanh do hầu hết các giống loài Thuỷ sản có sức sinh sản rất cao,có khả năng đẻ nhiều lần trong năm

Ví dụ: Sức sinh sản của Mè vinh đẻ 1 triệu trứng / kg cá, của Mè trắng, Chép, Trắm cỏ:

* NTTS có thể sử dụng được nhiều dạng lao động (trẻ em, người cao tuổi, tận dụng thời gian rảnh rỗi)

* Cá đã tham gia cải thiện môi trường (cá ăn ấu trùng muổi, ăn hợp chất hữu cơ), tham gia diệt trừ sâu bệnh trong mô hình lúa - cá

* Có thể thả nuôi không đầu tư thức ăn nhân tạo đối với những loài cá ăn thực vật (nhất là

cá trắm cỏ) hoặc cá ăn chất hữu cơ (rô phi, cá trê) để cải tạo các thuỷ vực hoang hoá có nhiều rong, bèo, cỏ hay nhiều chất hữu cơ Đây là biện pháp cải tạo thuỷ vực hoang hoá có hiệu quả cao, đem lại sản phẩm chất lượng cao lại ít tốn kém

* Trong nhiều trường hợp NTTS là hình thức kết hợp giữa sản xuất với vui chơi giải trí: nuôi cá cảnh, kết hợp nuôi cá với câu cá

* Cung cấp nguyên liệu cho chế biến đồ trang sức (Ngọc trai, đồi mồi), công nghiệp chế biến (bột cá, đồ hộp, nước mắm, agar), trong ngành y (chỉ khâu vết mổ sản xuất từ agar là loại chỉ tự tiêu), trong kỹ nghệ bánh kẹo (alginate), công nghiệp dệt (agar giúp định hình sợi vải và giữ màu lâu bền )

* Là bộ phận trong mô hình VAC Đây là mô hình sản xuất có hiệu quả trong chương trình xoá đói giảm nghèo

Trang 4

Trước thập niên 40 (của thế kỹ XX), do nguồn lợi thủy sản phong phú, nên người ta không quan tâm đến việc nuôi cá Cá sử dụng cho nhu cầu hàng ngày (thực phẩm cho gia đình, trao đổi hàng hóa) được khai thác từ nguồn cá tự nhiên.

Mầm mống của nghề nuôi cá ở ĐBSCL là việc lưu giữ cá đồng (trên đồng ruộng và trong rừng tràm) vào những năm đầu của thập niên 1940 Người dân ở rừng tràm U Minh có truyền thống lưu trữ và khai thác cá đồng trong các khu rừng tràm Các loài cá chủ yếu có giá trị kinh tế cao ở đây là: Lóc, Rô đồng, Sặc rằn, Trê vàng, Lươn Người dân ĐBSCL đã biết kết hợp giữa cây lúa và lưu giữ cá trên đồng Khi nhu cầu thực phẩm càng cao thì người ta đã biết giữ lại một số cá trên ruộng, trong rừng để làm cá sinh sản bổ sung thêm con giống cho vụ sau

Vào những năm 40 một người pháp đã nuôi cá chép được mang từ ngoài Bắc vào với mục đích làm cảnh Sự việc đó có ảnh hưởng tới sự ra đời của nghề nuôi cá ở ĐBSCL Cũng vào những năm 40, xuất hiện nghề vớt cá Tra bột trên sông Hậu, sông Tiền Như vậy có thể nói rằng nghề NTTS ở ĐBSCL ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX

Vào những năm đầu của thập kỷ 50 (của thế kỹ XX) đã xuất hiện nghề nuôi cá bè ở An Giang, Đồng Tháp Những cư dân sống quanh biển Hồ (chủ yếu là người Campuchia gốc Việt) thực sự là những người đặt nền móng cho nghề nuôi cá bè Ban đầu họ là những người làm nghề khai thác cá Nguồn cá ở đây dồi dào nên nghề khai thác cá phát triển Một số cá khai thác được chưa sử dụng tới (cho sinh hoạt gia đình hoặc vào những thời điểm giá bán thấp) người ta đã lưu giữ chúng trong những dụng cụ thông thoáng có thể dể dàng trao đổi nước với bên ngoài, chúng được cho ăn Sau một thời gian, những cá này lớn lên, sinh nhiều lợi nhuận Dần dần những dụng cụ lưu giữ đó được cải tiến thành những chiếc lồng và phát triển việc lưu giữ cá thành nghề nuôi cá bè Do giao lưu buôn bán sản phẩm thủy sản mà nghề nuôi cá bè được phát triển tới Tân Châu (Châu Đốc), Hồng Ngự (Đồng Tháp) Sau đó nghề nuôi cá bè được lan rộng ra một số vùng lân cận Nuôi cá bè thực sự là hình thức nuôi thâm canh cho năng suất cao Có thể nói, nghề nuôi thuỷ sản ở ÐBSCL trước năm 1975 còn non yếu, chưa được quan tâm chú ý

Nghề nuôi cá ở ĐBSCL mới có những bước phát triển đáng kể từ sau 1975, có những bước nhảy rõ rệt vào những năm 80 Ngày nay do nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, do vị trí của nghề nuôi trồng Thủy sản đưọc đánh giá đúng mức cùng với nhiều điều kiện thuận lợi nên nghề nuôi trồng Thủy sản ở ĐBSCL đã có những đóng góp tích cực Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã xâm nhập vào thực tế sản xuất, đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong thực tế sản xuất Đến nay đã chủ động sản xuất con giống của hầu hết các loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao; cũng đã chủ động giải quyết được giống tôm biển, tôm càng xanh ở mức độ nhất định phục vụ cho nuôi thả Nghề NTTS ở ĐBSCL có những bước đi vững chắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước nhà và khu vực ĐBSCL

Có thể kể một số khu vực đã nuôi thả động vật thủy sản có sản lượng cao là: Cà Mau (cá đồng, tôm biển), Kiên Giang (cá đồng), An Giang, Đồng Tháp (cá bè), Trà Vinh (tôm biển), Bến Tre (nghêu), Gò Công (tôm)

1.Những thuận lợi

- Diện tích mặt nước: ĐBSCL có tiềm năng rất to lớn về diện tích mặt nước có thể sử dụng cho NTTS (mương vườn, ao, ruộng lúa, đầm, sông ngòi ) ĐBSCL có 754.350 ha mặt nước (chưa kể sông) chiếm gần 30% diện tích đồng bằng, trong đó nước lợ chiếm 313.000ha, nước ngọt và nhiểm phèn 441.350 ha

- Chất lượng nước: nói chung là tốt (ngoại trừ vùng nhiễm phèn thuộc tứ giác Long

Trang 5

Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười), các thủy vực ở ĐBSCL có giá trị pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

- Chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm cao, biên độ biến động nhiệt thấp Giá trị nhiệt độ ĐBSCL nằm trong giới hạn thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều giống loài thủy sản

- Chế độ thủy triều: ĐBSCL có chế độ bán nhật triều Đây là điều kiện thuận lợi thay nước cho các thủy vực nuôi trồng thủy sản, giảm được nhiều chi phí mà vẫn tạo được sự trong sạch trong các thủy vực nuôi cá

- Thành phần giống loài thủy sản có giá trị kinh tế cao: phong phú nhiều loài có gía trị kinh tế cao đã được chọn nuôi (trong đó bao gồm nhiều loài cá địa phương và nhập nội) ÐBSCL rất đa dạng về sinh cảnh ở các dạng hình thuỷ vực nên hình thức nuôi phong phú

- Nguồn thức ăn: rất phong phú cả thức ăn nhân tạo (phụ phẩm nông nghiệp: tấm, cám, bột bắp phụ phẩm công nghiệp chế biến: bột cá, bánh dầu ) và thức ăn tự nhiên

- Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước: cho vay vốn, các tổ chức khuyến ngư, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật

- Con người: đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đông đảo, người dân rất ham thích nuôi trồng thủy sản, nhiều người đã có những kinh nghiệm quý báu

2 Những khó khăn

- Ngập lụt hàng năm làm cho người nuôi phải tốn chi phí bảo quản

- Nhiệt độ cao: là cơ hội thuận lợi cho việc phát sinh bệnh

- Vấn đề con giống: trong thời gian hiện nay việc đáp ứng yêu cầu con giống còn chưa kịp thời (về mùa vụ, chất lượng, số lượng, chủng loại )

- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm: trong nhiều trường hợp, khi sản lượng cá nuôi đạt cao, tiêu thụ còn gặp khó khăn

Trang 6

Chương 1

NƯỚC - MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ

Môi trường sống là khoảng không gian tập hợp những yếu tố có ảnh hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến đời sống của thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật Nói cách khác thì bất kỳ một loài nào cũng chỉ tồn tại

và phát triển trong môi trường nhất định

Môi trường sống bao gồm những yếu tố vô sinh và những yếu tố hữu sinh Những yếu tố này thường xuyên biến đổi theo thời gian Chúng có thể là những yếu tố biến đổi có quy luật (những yếu tố chịu sự chi phối của các quá trình địa lý như: nhiệt độ, ánh sáng, thủy triều ) hoặc là những yếu tố biến đổi không có quy luật

Các yếu tố môi trường tồn tại khách quan và tạo thành một thể thống nhất Chúng tác động đến sinh vật một cách đồng thời (cùng một lúc sinh vật chịu sự tác động của tất cả các yếu tố môi trường) Sinh vật phải có những thích nghi với tất cả các yếu tố môi trường bằng sự tự điều chỉnh hoạt động sinh lý để tồn tại Đó là sự thích nghi do lịch sử hình thành và phát triển của loài quy định Tuy nhiên, khả năng thích nghi là có giới hạn, bởi những hoạt động sinh lý của cơ thể chỉ bình thường trong giới hạn nhất định

Mặc dù ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới sinh vật là đồng thời, nhưng trong từng giai đoạn phát triển của sinh vật mà có một hoặc một số yếu tố môi trường ảnh hưởng có tính chất quyết định

Ví dụ: quá trình sinh sản tự nhiên của cá Mè trắng, Trắm cỏ thì lưu tốc và nhiệt độ nước, hàm lượng O2 hòa tan có tính quyết định nhất Hoặc khi ấu trùng của hầu hết các loài cá chuyển giai đoạn dinh dưỡng noãn hoàng sang thức ăn ngoài môi trường thì động vật nổi

là yếu tố cần thiết và chủ đạo nhất, nó đảm bảo cho sự tồn tại của cá

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể, theo lứa tuổi, theo loài hoặc đến một giai đoạn nào đó thì yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh ở giai đoạn trước không còn (hoặc còn ít) ảnh hưởng đến cơ thể nữa Ví dụ giai đoạn cá hưởng của Trắm cỏ, Chép rất cần động vật nổi làm thức ăn, tới giai đoạn cá giống thì Trắm cỏ ăn thực vật bậc cao (bèo hoa dâu, bèo cám, cỏ non), cá Chép ăn động vật đáy thì động vật nổi không còn ảnh hưởng quyết định nữa

Tóm lại, giữa cơ thể và môi trường có sự thống nhất và mâu thuẩn Đó chính là cơ sở cho

sự tồn tại và phát triển của loài Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng của rất nhiều biện pháp kỹ thuật NTTS

I NƯỚC LÀ MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO SỰ SỐNG.

So với các môi trường sống khác (đất, không khí) thì môi trường nước thuận lợi nhất cho

sự sống, bởi những lý do sau

1 Nước có khối lượng riêng cao và độ nhớt thấp

Ở 4oC nước tinh khiết có trọng lượng riêng là 1g/cm3 Nước trong tự nhiên do có một số chất hòa tan nên khối lượng có thể lớn hơn 1, nhờ đó mà giúp cho sinh vật trong nước có thể nổi dể dàng Độ nhớt của nước thấp giúp cho sinh vật dể dàng di chuyển trong nước

2 Nước luôn luôn chuyển động

Sự chuyển động có thể theo hướng nằm ngang (các dòng chảy) hoặc hướng thẳng đứng

Trang 7

(xáo trộn nước theo độ sâu) Cũng có thể chuyển động theo sự kết hợp của hai hình thức ngang và xáo trộn Nhờ đó giúp việc di chuyển của sinh vật phù du, sự phân bố O2 theo tầng nước, phát tán chất thải của sinh vật, điều hòa nhiệt độ, sự gặp gỡ của sản phẩm sinh dục của nhiều loài động vật sống cố định

3 Nước có nhiệt lượng riêng cao, độ dẫn nhiệt kém

Nhiệt lượng riêng của nước bằng 1 (của alcol bằng 0.5) và độ dẫn nhiệt kém nên giử nhiệt tốt Nhờ đó mà nước hấp thu và tỏa nhiều nhiệt Nhờ đó giúp cho nhiệt độ nước ít biến đổi đột ngột, thuận lợi cho đời sống thuỷ sinh vật (cá, tôm, )

4 Khả năng hòa tan của nước rất lớn

Nước có khả năng hòa tan nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ, giúp cho sinh vật làm thức ăn trong nước (nhất là tảo và vi khuẩn) phát triển tốt

5 Nước có sức căng bề mặt lớn

Nhờ sức căng bề mặt lớn mà nhiều sinh vật sống được trên mặt nước (sống đồng thời ở hai môi trường nước và không khí)

II MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1 MỘT SỐ YẾU TỐ VÔ SINH

Ví dụ: hiện tượng cá di cư sinh sản, trú đông,

Nhiệt độ nước biến đổi theo ngày đêm, theo mùa vụ, theo vùng địa lý (vĩ độ), theo độ sâu của thủy vực

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng thì các hoạt động của cơ thể (cường độ bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,

sự thành thục ) đều tăng Trong những trường hợp ấy thì người nuôi cá cần tăng khẩu phần ăn Nghĩa là trị số nhiệt độ nước là cơ sở quan trọng để xác định khẩu phần ăn của cáNhiệt độ ảnh hưởng tới thủy sinh vật được thể hiện thành quy luật tổng nhiệt Tức là một quá trình sống nào đó muốn được hoàn thành thì điều kiện cần thiết là nó phải hấp thu một lượng nhiệt nhất định Quy luật tổng nhiệt lượng cũng có thể được phát biểu là tích số của nhiệt độ hiệu ứng với thời gian phát triển là một hằng số

S = D (Tt - To)

S là tổng nhiệt lượng (là hằng số) cho một quá trình sinh học nhất định

To là nhiệt độ không sinh học (là hằng số)khác với độ không “0” vật lý

Tt là nhiệt độ trung bình mà quá trình sinh học trãi qua

D: thời gian hoàn thành quá trình sinh học (ngày hoặc giờ)

Mỗi loài chỉ tồn tại ở giới hạn nhiệt độ nhất định Ngoài giới hạn đó sẽ chết Nhìn chung

Trang 8

các loài cá nuôi ở ĐBSCL thích hợp với nhiệt độ từ 25 - 30oC ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ khá cao, biên độ biến động giữa các tháng trong năm lại thấp Người ta rất ít thấy nhiệt độ nước thấp hơn 20oC hoặc cao hơn 38oC ở ĐBSCL Đó là điều kiện thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực này Nó đã giúp cho cá, tôm

có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng sinh sản lớn và chu kỳ nuôi ngắn

Mức độ xâm nhập của ánh sáng vào nước phụ thuộc nhiều vào cường độ chiếu sáng, góc chiếu sáng, mức độ yên lặng, độ sâu, độ trong của nước

Cá cảm nhận được ánh sáng bằng mắt và các mầm cảm giác ánh sáng Nhờ đó mà cá nhận biết được mồi, địch hại, vật chướng ngại Cá không có khả năng nhìn xa

Một số loài thích ánh sáng (hướng quang) như: tôm biển, cá đối, cá chuồn bay, cá bột của nhiều loài cá nước ngọt Một số loài cá không thích ánh sáng nên thường có phản ứng trốn chạy Cá có thể phân biệt màu sắc ánh sáng nhờ các tế bào hình que ở mắt, qua đó có thể điều chỉnh màu sắc trên thân thể để ngụy trang (bắt mồi hay lẩn tránh kẻ thù) hoặc để nhận biết đàn, phân biệt đực cái

Một số loài cá vào mùa sinh sản, màu sắc cơ thể đẹp, gọi đó là màu sắc “áo cưới” (cá rô phi, sặc rằn)

(iii) Độ trong

Độ trong thể hiện khả năng xâm nhập của ánh sáng mặt trời vào nước Nó phụ thuộc vào lượng chất hoà tan, lơ lửng và lượng sinh vật trong nước Nó được đo bằng đĩa secchi Độ trong của nước ảnh hưởng đến quang hợp, đến khả năng băt mồi của thuỷ sinh vật ăn lọc, đến khả năng trao đổi khí

(iv) Âm thanh

Âm thanh lan truyền trong nước tốt hơn trong không khí Cá có thể tiếp nhận âm thanh bằng cơ quan đường bên, bằng phần dưới mê lộ tai Đối với cá, âm thanh thường là dấu hiệu nguy hiểm nên đa số có phản ứng trốn chạy Đặc điểm này được lợi dụng trong khai thác cá Một số loài có khả năng phát âm thanh có thể là:

Âm thanh sinh học: Được phát ra do sự cọ sát của lớp cơ đặc biệt ở bong bóng Phát âm thanh sinh học để tìm bạn đời khi tiến hành sinh sản (như Mè vinh) hoặc làm tín hiệu di cư, tín hiệu “vui mừng” gặp nhau ở bãi vỗ béo

Âm thanh cơ học: Thường được phát ra khi đào tổ đẻ trứng (cá Trê, cá ngạnh Baridae), hoặc để dọa kẻ thù

(v) Diện tích, độ sâu

Đây là những yếu tố quyết định không gian hoạt động của TSV, mức độ biến động của nhiều yếu tố môi trường khác Diện tích và độ sâu càng lớn thì mức độ biến động của yếu

Trang 9

tố môi trường càng thấp, càng thuận lợi cho sự sống của đối tượng nuôi Trong giới hạn nhất định, không gian của thuỷ vực lớn thì tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi cao, nhưng tỷ sống ở những giai đoạn đầu phát triển đời sống cá thể thấp.

(vi).Dòng chảy

Do sự di dời vị trí của nước mà tạo ra dòng chảy Dòng chảy có thể nhanh hoặc chậm.Dòng chảy giúp tăng thêm O2 hòa tan, điều hòa nhiệt độ, muối dinh dưỡng, thức ăn (nhất

là sinh vật phù du) ở các tầng nước

Dòng chảy là điều kiện sinh thái sinh sản quan trọng và cần thiết (có ý nghĩa quyết định) cho quá trình di cư sinh sản của nhiều loài cá: Mè trắng, Trắm cỏ, Mè hoa Cũng nhờ dòng chảy mà trứng của những loài cá này lơ lững trong nước mà nở ra và phát triển được,

cá bột của chúng được đưa tới vùng hạ lưu các con sông, là nơi có nhiều thức ăn, thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển

Nghề nuôi cá bè, cá lồng dựa trên nguyên tắc lợi dụng dòng nước chảy trên sông, suối để thường xuyên thay nước, tăng cường O2 hòa tan, loại bỏ chất thải nên đã nuôi với mật độ rất cao, năng suất gấp nhiều lần nuôi cá ao

(vii) Chất đáy

Chất đáy thuỷ vực có mối liên hệ với sự phát triển của thức ăn tự nhiên (nhất là sinh vật đáy), với khả năng giữ nước, điều kiện làm tổ đẻ trứng của một số loài cá, các yếu tố thuỷ hoá,

(viii) Các chất khí hoà tan

* Oxy hoà tan trong nước

Khả năng hòa tan O2 ở trong môi trường nước là rất kém so với môi trường khí Ở không khí O2 chiếm khoảng 20% thể tích, còn ở trong nước khi O2 đạt tới trị số bảo hòa cũng ít khi tới 20%o Ở nước tự nhiên, O2 thường đạt giá trị từ 3-7ml/L Nghĩa là nồng độ O2 trong không khí cao gấp hàng chục lần ở trong nước

Oxy (O2) là yếu tố môi trường cần thiết cho sinh vật hiếu khí Trong nước do hàm lượng

O2 hòa tan thấp nên vai trò của O2 đối với cá, thể hiện rỏ hơn và dể nhận biết hơn so với động vật ở trên cạn Vì vậy nó được quan tâm nhiều và là yếu tố chính trong nghề NTTS.Trong các thủy vực tự nhiên, O2 có được là nhờ sự quang hợp của thực vật thủy sinh (chủ yếu là tảo) và nhờ sự khuếch tán từ không khí O2 bị tiêu hao bởi các quá trình hô hấp và quá trình phân giải hữu cơ

Sự hòa tan O2 phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nước, các chất hòa tan (khi nhiệt độ và nồng

độ muối càng cao thì sự hòa tan O2 càng giảm), sự xáo trộn nước (sóng gió càng lớn, sự xáo trộn nước càng nhiều thì O2 được hòa tan càng mạnh)

Để tăng thêm O2 hòa tan trong nước, trong NTTS người ta đã sử dụng nhiều biện pháp tác động: tăng diện tích mặt thoáng của ao hồ, tăng sự xâm nhập của ánh sáng vào ao (bằng cách giảm những yếu tố che sáng) sử dụng máy sục khí, máy quạt nước, hạn chế chất hữu

cơ trong ao, mật độ cá thả nuôi phù hợp

Hàm lượng O2 trong nước biến động rất lớn theo ngày đêm Trị số cao nhất lúc 13 - 14h và thấp nhất lúc 5 - 6h sáng Có thể biểu diển sự biến động đó bằng đồ thị sau

Nguyên nhân của hiện tượng trên (biến động oxy theo ngày đêm) chủ yếu do cường độ quang hợp ảnh hưởng theo cường độ chiếu sáng trong ngày (cường độ chiếu sáng mạnh

Trang 10

thì quang hợp mạnh, O2 nhiều).

Hiện tượng O2 thấp nhất vào sáng sớm phần nào lý giải cho nhiều trường hợp cá nuôi bị nổi đầu hoặc chết ngạt vào sáng sớm ở những ao có mật độ cá dày, có nhiều chất hữu cơ vào những ngày nhiệt độ cao, lặng gió

Để thích nghi với điều kiện sống có O2 hòa tan thấp, trãi qua quá trình phát triển lâu dài, nhiều loài cá đã xuất hiện cơ quan hô hấp phụ hổ trợ cho cơ quan hô hấp là mang Ở vùng nhiệt đới, có nhiều loài cá có cơ quan hô hấp phụ hơn những vùng khác ĐBSCL có một

số loài tiêu biểu như sau:

Cá Rô đồng: cơ quan hô hấp phụ là “cơ quan trên mang”

Cá Lóc có buồng khí cũng tương tự Rô đồng

Cá Trạch bùn, Lươn: có thể tiếp nhận O2 qua da (có khi tới 85% nhu cầu O2 cho cơ thể), ngoài ra chúng còn có khả năng lấy O2 qua ống tiêu hóa

Cá Trê cơ quan trên mang biến thành hoa khế

Nhiều loài cá khác như: Tra, Bống tượng, Sặc rằn cũng có cơ quan hô hấp phụ Những loài cá có cơ quan hô hấp phụ thì có khả năng sống trong điều kiện nghèo nàn O2 Chúng cũng có khả năng sống trên cạn một khoảng thời gian nhất định khi giữ được độ ẩm cho

cơ quan hô hấp phụ

CO2 ít khi gây độc trực tiếp cho cá (chỉ có khi hàm lượng CO2 quá cao), nhưng nó là yếu

tố chi phối lớn đến pH của nước CO2 ảnh hưởng gián tiếp đến động vật thủy sinh được nuôi (ĐVTS) thông qua pH

Do chịu ảnh hưởng của CO2 trong nước nên pH biến đổi theo thời gian trong ngày Quy luật biến động pH theo ngày đêm cũng tương tự như O2 (thời điểm cao hay thấp trùng với của O2)

Trang 11

pH có giá trị trung tính hay kiềm nhẹ (từ 7 - 8) thì thích hợp cho đời sống của cá Trong số các loài cá nuôi ở ĐBSCL thì Rô phi là loài cá có khả năng chịu đựng với giá trị pH thấp.Nhìn chung nguồn nước ở ĐBSCL có giá trị pH thích hợp cho NTTS (trừ vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng bán đảo Cà Mau).

Hiện tượng pH thấp làm cá chết thường xẢy ra ở những ao mới đào trên vùng đất phèn vào đầu mùa mưa Để giảm bớt tác hại của pH thấp, người ta thường thay nước ao để rửa chua kết hợp với dùng vôi

(ix) Muối hoà tan

* Muối dinh dưỡng

Chủ yếu và quan trọng nhất là N, P, Si, Những mưối này tham gia cấu tạo cơ thể thực vật, chúng ảnh hưởng đến sự phát triển thức ăn tự nhiên của cá và được coi là các nguyên

nở sớm hơn so với đối chứng

Các Cation có ảnh hưởng tới cá nhiều hơn các Anion

Tác dụng độc của các kim loại nặng, trước hết làm giảm tiết chất nhày của mang nên phá hoại trao đổi khí

Nước quá mặn: có nồng độ muối trên 40o/oo

Trong nước mặn có khoãng 60 nguyên tố hóa học Tại các vùng nước có nồng độ muối khác nhau có những khu hệ cá tương ứng sinh sống Tuy nhiên cũng có một số loài cá di

cư từ vùng nước này sang vùng nước khác ở từng giai đoạn, từng thời kỳ trong chu kỳ sống

Ví dụ: di cư từ biển vào sông như cá mòi, cá cháy; từ sông ra biển như cá chình sông, tôm càng xanh

Thuỷ sinh vật (cá, tôm, ) có khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu để thích hợp với nồng

độ muối của môi trường trong phạm vi nhất định

(x) Chất hữu cơ

Chất hữu cơ là thức ăn của nhiều động vật trong nước: phân hủy làm giảm oxy, nếu nhiều thì gây ô nhiễm môi trường nước và là nơi chứa nhiều mầm bệnh Trong NTTS cần có kế

Trang 12

hoạch loại bỏ chất hữu cơ nhất là ở hình thức nuôi thâm canh (vét bùn đáy ao hồ sau mỗi

vụ nuôi hoặc phơi khô, cày xới đáy đầm nuôi tôm ) Chất hữu cơ có thể tồn tại ở dạng hoà tan; lơ lửng hay lắng đọng

(xi) Hóa chất độc hại

Hoá chất: có nhiều loại hoá chất độc hại; thuốc trừ sâu, chất độc do tảo nở hoa

Chất phóng xạ Ngoài những yếu tố vô sinh kể trên, trong môi trường nước còn nhiều yếu

tố vô sinh khác cũng ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật nói chung và đối tượng NTTS nói riêng Do giới hạn về thời gian, nên không thảo luận những vấn đề đó ở đây

So sánh các giai đoạn phát triển của chu kỳ sống, thì giai đoạn phôi và ấu trùng nhạy cảm với các yếu tố vô sinh nhất Vì vậy trong quá trình nuôi cá, cần đảm bảo điều kiện thuận lợi về môi trường, đặc biệt cho giai đoạn phôi và ấu trùng

2 YẾU TỐ HỮU SINH

Bao gồm những sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến đời sống của tôm, cá

Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm, làm giàu dinh dưỡng cho thủy vực

Vi khuẩn có vai trò quan trọng khép kín quá trình chuyển hóa vật chất trong nước (là động lực quan trọng của quá trình phân hủy chất hữu cơ) giúp cho thủy vực có khả năng tự làm sạch

Cũng chính qúa trình phân hủy hữu cơ mà hàm lượng Oxy trong nước bị giảm Những ao nuôi cá có hàm lượng hữu cơ cao thì tôm cá dễ bị thiếu Oxy

Nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cho tôm cá, trong nhiều trường hợp làm cho tôm cá bị chết hàng loạt

* Thực vật thủy sinh

Thực vật bậc thấp

Trong nhóm thực vật bậc thấp thì thực vật phiêu sinh có ý nghĩa quan trọng trong nước Trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, thực vật phiêu sinh thường được gọi là tảo, thực vật nổi

Là bộ phận chủ yếu nhất tạo ra chất hữu cơ đầu tiên trong thủy vực

Là khâu (mắt xích) đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên

Tảo giữ vai trò chủ yếu cung cấp Oxy cho thủy vực (quang hợp) từ đó mà gián tiếp điều hòa pH nước

Tảo có hàm lượng Protein, Vitamin cao nên là thức ăn rất tốt và cần thiết của nhiều loài tôm, cá (Mè trắng, Mè vinh, He vàng, Sặc rằn, Rôphi )

Một số giống loài tảo (chủ yếu là tảo lam, tảo mắt) có khả năng gây hiện tượng nở hoa (đặc biệt ở những ao giàu dinh dưỡng) không thuận lợi cho tôm cá (nở hoa gây nên sự biến động rất lớn về oxy và pH giữa ngày và đêm, có thể làm cho oxy và pH quá thấp vào

Trang 13

sáng sớm, quá cao vào xế chiều; nở hoa cũng tạo ra nhiều chất độc trong ao, ức chế các nhóm tảo có lợi khác phát triển); gây hại cho các đối tượng được nuôi.

Thực vật bậc cao

Thực vật bậc cao sống ở đáy thủy vực (rong, rêu) hoặc nổi trên mặt nước (bèo, rau, cỏ ) Chúng có ý nghĩa lớn đối với cá

Làm thức ăn cho một số loài cá như: trắm cỏ, tai tượng, mè vinh

Làm giá thể hoặc chổ dựa cho trứng của nhiều loài cá: cá Chép, cá Sặc rằn, Cá Lóc

Nhiều loài thực vật sống trên mặt nước (bèo, rau ) đã hạn chế diện tích mặt thoáng của thủy vực nên đã làm giảm mức độ khuếch tán của oxy vào nước, hạn chế tảo quang hợp

Vì vậy dễ gây thiếu oxy ở ao cá mật độ cao có bón phân hữu cơ Thiếu ánh sáng cá chậm lớn và dễ bệnh

Gây bệnh: bao gồm động vật nguyên sinh, giun, giáp xác

Cạnh tranh thức ăn: Đây là vấn đề lớn nhất trong quan hệ giữa các nhóm động vật thủy sinh, đặc biệt là giữa cá với cá (trong nội bộ loài hoặc giữa các loài có phỗ thức ăn hoặc một thành phần thức ăn giống nhau)

Ăn thịt cá: trong nước có nhiều loài động vật ăn thịt cá: cá ăn cá (cá Chẽm, cá Lóc ), ếch nhái, rắn, chim, thú (rái cá)

Tiêu hao oxy: tất cả động vật thủy sinh đều hô hấp và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước đều làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước

3 GIỚI HẠN SINH THÁI.

Các yếu tố môi trường thường xuyên biến đổi với phạm vi rộng Mỗi khi yếu tố môi trường biến đổi thì hoạt động sinh lý của cơ thể cũng có những biến đổi theo Tuy nhiên,

cơ thể chỉ có khả năng chịu đựng trong phạm vi biến đổi nhất định của các yếu tố môi trường Yếu tố môi trường biến đổi theo chiều hướng tăng hoặc giảm, khi vượt giá trị nào

đó mà sinh vật chết thì giá trị đó được gọi ngưỡng trên (Maximum) hoặc ngưỡng dưới (Minimum) Trong khoảng giá trị từ Minimum đến Maximum được gọi là giới hạn sinh thái của yếu tố môi trường đối với thủy sinh vật

Trong khoảng từ Minimum đến Maximum có một giá trị Optimum mà tại đó thuận lợi nhất cho đời sống sinh vật, tức là tại giá trị Optimum thì sinh vật tốn ít năng lượng nhất

mà vẫn giữ được kiểu trao đổi chất đặc trưng Môi trường hội tụ được nhiều tri số Optimum của nhiều yếu tố là môi trường thuận lợi nhất

Như vậy, giới hạn sinh thái là giới hạn mà trong đó sinh vật tồn tại, ngoài giới hạn đó sinh

Trang 14

vật sẽ chết Có thể biễu diễn bằng sơ đồ sau:

Minimum Minipessimum Optimum

Maxipessimum Maximum Cũng trong khoảng từ Minimum đến Maximum có giá trị Minipessimum và Maxipessimum

mà từ Minipessimum trở xuống tới Minimum hoặc từ Maxipessimum tới Maximum thì sinh vật chỉ tồn tại mà không có sinh trưởng và phát triển

Trị số Minimum, Minipessimum, Optimum, Maxipessimum, Maximum đặc trưng theo yếu tố môi trường, theo loài, theo giai đoạn phát triển cơ thể, theo hoạt động sống (từng mặt của đồi sống)

Trang 15

Chương 2

HOẠT ĐỘNG SỐNG CHỦ YẾU CỦA ÐVTS

Hoạt động sống của ĐVTS rất đa dạng và phức tạp, đã được đề cập ở nhiều môn học có liên quan đến NTTS Do yêu cầu về nội dung và đặc trưng môn học, do giới hạn về thời gian nên ở chương này chỉ trình bày những vấn đề cơ bản về các hoạt động sống có liên quan nhiều và là cơ sở cho các biên pháp kỹ thuật NTTS

I HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN CỦA THỦY SINH VẬT (TSV)

Vận động là hoạt động tất yếu, vốn có của thủy sinh vật Đó là kết quả của quá trình tiến hóa, thích nghi lâu dài của thủy sinh vật

1 Vận động định hướng của TSV nhờ khả năng nhận biết đặc điểm của môi trường

- Nhận biết ánh sáng: Khả năng nhận biết ánh sáng của thủy sinh vật rất kém, chúng chỉ nhìn được với khoảng cách rất gần nhưng có khả năng nhìn được vật rất nhỏ Một số loài có khả năng phân biệt được tính chất, màu sắc của ánh sáng Một

số giống loài có cơ quan cảm nhận ánh sáng chuyên biệt nên chúng có thể nhận biết được sự phân cực của ánh sáng và di chuyển theo mặt phẳng phân cực đó

- Nhận biết âm thanh Mức độ truyền âm thanh trong nước khá cao, TSV có thể nhận biết được cường độ, tần số âm thanh trong nước mà điều chỉnh hoạt động sống như họp đàn di cư sinh sản, tìm mồi, trốn tránh hoặc chống lại kẻ thù…

Cơ quan phát ra âm thanh của động vật thủy có thể nằm ở giáp đầu ngực, càng, râu, răng hầu, gốc tia cứng vây ngực…

- Nhận biết điện trường và từ trường Khả năng này có ở nhiều loài, một số loài còn

có khả năng phát ra xung điện (cá chình điện, cá đuối điện ) Nhờ khả năng này mà sinh vật có thể tìm được đường di chuyển trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng

- Nhận biết áp lực nước Hầu hết các giống loài động vật thủy sinh đều có khả năng này nhờ cơ quan thủy tĩnh (bóng hơi, đá tai) Chúng có thể phân biệt được áp suất của nước để điều chỉnh hoạt động sống trong nước

- Nhận biết mùi Khả năng này giúp sinh vật phân biệt được kẻ thù, thức ăn hoặc cùng loài, giới tính…

2 Các kiểu di động của thủy sinh vật

a - Di động chủ động: là kiểu di động nhanh, chủ động định hướng Khả năng này phụ thuộc vào cấu tạo của cơ quan vận động, sức cản của nước cũng như đặc điểm hình thái ngoài của động vật thủy sinh Kiểu di động này có nhiều phương thức:

- Di động trên mặt nước (epineston-hyponeston): Kiểu di động này bị hạn chế về tốc độ Các sinh vật có lối di động này thường có kích thước nhỏ Mặt dưới của cơ quan vận động thường dính chặt với mặt nước hoặc không thấm nước

- Di động rong tầng nước: Là hình thức di động của hầu hết động vật thủy sinh,

Trang 16

chúng có thể bơi, trượt, nhảy hoặc bay trong tầng nước.

- Di động trong nền đáy Tốc độ của loại hình di chuyển này rất chậm, chúng có thể

di chuyển theo khe, hang có sẵn hoặc tự đào hang để di chuyển

b Di động thụ động là kiểu di động của thủy sinh vật không có cơ quan vận động hoặc cơ quan vận động yếu, không hoàn chỉnh

- Di động nhờ gió: Thường gặp ở các loại trứng bào xác, ở các thủy vực khô cạn Cũng có một số trường hợp sinh vật trưởng thành bị cuốn theo gió

- Di động nhờ dòng nước: Là hình thức di động khá phổ biến của nhiều loài động thực vật thủy sinh Khi nước di chuyển sẽ mang theo sinh vật theo ở trong tất cả tầng nước

- Di động nhờ sinh vật hoặc vật thể khác Động vật thủy sinh có thể bám vào sinh vật hoặc vật thể khác để thực hiện di chuyển từ nơi này sang nơi khác

II SINH TRƯỞNG

Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể Cường độ và đặc điểm trao đổi chất chi phối tốc độ tăng trưởng Cá sinh trưởng suốt đời nhưng tốc độ sinh trưởng của cá thay đổi do một số nguyên nhân sau

- Thay đổi theo mùa là, do sự thay đổi của điều kiện môi trường (nhiệt độ, thức ăn, )

- Thay đổi theo tình trạng phát triển của thuyến sinh dục Khi tới mùa sinh sản, cá thường sinh trưởng chậm (thời kỳ thành thục và di cư sinh sản, cá giảm hoặc ngừng ăn)

- Thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể: Trước trưởng thành: sự sinh trưởng nhanh

và ưu tiên cho chiều dài Sau trưởng thành: sự sinh trưởng chậm và ưu tiên cho khối lượng

- Thay đổi theo tình trạng sinh lý của cơ thể, cá khoẻ mạnh thì sinh trưởng nhanh hơn cá bệnh

- Thay đổi theo giới tính: đa số các laòi cá cái tăng trưởng nhanh hơn cá đực(ngoại trừ cá

rô phi, tôm càng xanh)

- Thay đổi theo đặc tính loài: những loài có kích thước lớn thì gia tăng kích thước và khối lượng nhanh hơn

III HOẠT ĐỘNG BẮT MỒI/DINH DƯỠNG

Nghiên cứu dinh dưỡng được tính từ khi cá tiếp nhận thức ăn và những vấn đề có liên quan đến tiêu hóa, trao đổi chất Đây là hoạt động quan trọng, là cơ sở cho sinh trưởng, sinh sản và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng của ĐVTS và những vấn đề chi phối qua trình này ý nghĩa lớn trong NTTS

1 Một số hình thức dinh dưỡng của thủy sinh vật

(i) Dinh dưỡng tự dưỡng: Thủy sinh vật sử dụng trực tiếp vật chất vô cơ hòa tan để tạo

nên vật chất hữu cơ cho cơ thể, đó là các sinh vật sản xuất bậc 1 Chúng là cơ sở thức ăn cho các bậc dinh dưỡng tiếp theo Trong quá trình quang hợp chúng thải ra O2, hấp thụ

CO2, loại trừ một số khí độc như H2S, CH4 Kiểu dinh dưỡng này có thể chia ra:

- Dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp: Gặp ở thủy sinh vật có diệp lục tố như tảo đơn

Trang 17

bào, thực vật thủy sinh thượng đẳng

- Dinh dưỡng bằng hóa tổng hợp Thường gặp ở các nhóm vi khuẩn (vi khuẩn nitrat hóa,

vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt ).Hoạt động của nhóm vi khẩn này cần có Oxy, sản phẩm của quá trình phân hủy hiếm khí

- Hấp thu muối dinh dưỡng hòa tan Gặp ở đa số thực vật thủy sinh thượng và hạ đẳng Chúng có khả năng hấp thu rất nhiều loại muối vô cơ, hữu cơ hòa tan Một số động vật thủy sinh cũng có thể hấp thu các loại muối dinh dưỡng hòa tan thông qua những tế bào chuyên biệt hoặc những tổ chức cơ thể đặc biệt khác

(ii) Dinh dưỡng dị dưỡng Đó là các sinh vật tiêu thụ Phương thúc dị dưỡng rất phong phú và tùy thuộc vào đặc tính của tứng loài

- Dinh dưỡng bằng phương thức hoại sinh, thẩm thấu Là hình thức dinh dưỡng phổ biến

của nấm, vi khuẩn Chúng sống trên xác chết của thủy sinh vật rữa nát, hấp thu chất hữu

cơ bằng cách thẩm thấu rối nhờ men phân hủy thành hợp chất vô cơ hòa tan trong nước.

- Dinh dưỡng cộng sinh với tảo Trong cơ thể của một số loài động vật thủy sinh có tảo

sống cộng sinh (tảo Chlorella công sinh với thủy tức) Chúng tồn tại nhờ chất hữu cơ do tảo tạo ra trong quá trình quang hợp

- Dinh dưỡng tự cấp: là hình thức dinh dưỡng nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể Hình thức dinh dưỡng này chỉ tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó củ cơ thể (giai đoạn ấu trùng) hoặc xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái tiềm sinh (ngủ đông của gấu bắc cực)

2 Tính ăn của ĐVTS

Có nhiều căn cứ để xác định và phân chia tính ăn của cá Hiện nay trong nghề nuôi thủy sản, người ta thường chia tính ăn của cá làm 3 loại chính là:

Ăn động vật: Lóc, Chẽm, Bống tượng,

Ăn thực vật: Mè trắng, Trắm cỏ, Tai tượng

Ăn tạp: Sặc rằn, Tra, tôm càng xanh

3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá:

Tính ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển cơ thể

Mới nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng, thời gian này kéo dài 2 - 3 ngày cho hầu hết các lòai cá Riêng Tai tượng có thể kéo dài tới 5 - 7 ngày Gần hết noãn hoàng cá chuyển dần qua

ăn thức ăn ngoài Thức ăn ngoài đầu tiên là động vật phù du, thời gian này kéo dài 15 - 20 ngày Sau đó cá chuyển sang ăn thức ăn của loài (thức ăn của cá trưởng thành)

Tính ăn có thể thay đổi theo cơ sở thức ăn của thủy vực

Trong điều kiện thức ăn ưa thích khan hiếm thì cá phải chuyển qua ăn thức ăn bắt buộc để duy trì sự sống Dựa vào đặc tính này con người đã áp đặt nhiều loại thức ăn nhân tạo thay cho thức ăn tự nhiên trong khi tiến hành nuôi cá

Cường độ dinh dưỡng phụ thuộc vào

Điều kiện môi trường: nhiệt độ nước, hàm lượng O2 hòa tan, lượng thức ăn

Trạng thái: cơ thể khi non có cường độ dinh dưỡng cao hơn khi trưởng thành, khi thành thục có cường độ dinh dưỡng giảm so với khi chưa thành thục, khi khỏe mạnh thì dinh dưỡng mạnh hơn

Trang 18

4 Các quan hệ dinh dưỡng trong nước

Đây là mối quan hệ phức tạp, thể hiện ở nhiều mặt

Quan hệ giữa vật mồi và vật ăn mồi:

Mối quan hệ này được thể hiện bằng các chuỗi thức ăn, mạng lưới thức ăn

Trong các chuỗi thức ăn thì tảo hoặc ditrit là mắt xích đầu tiên

Mối quan hệ hiền - dữ (đặc biệt là cá hiền - cá dữ) có ý nghĩa quan trọng trong nghề nuôi thủy sản (xác định loài cá thả, kích thước tương quan giữa cá hiền, cá dữ)

Quan hệ cạnh tranh thức ăn:

Quan hệ này thể hiện rỏ khi các loài cá (thậm chí giữa các cá thể trong cùng một loài) có phổ dinh dưỡng giống nhau hoặc gần giống nhau cùng sống trong môi trường thiếu thức

Một biện pháp khác góp phần giảm bớt căng thẳng về thức ăn là: lựa chọn loài cá thả để

có cơ cấu đàn cá hợp lý

Quan hệ hổ trợ dinh dưỡng:

Thể hiện rỏ rệt nhất là phân của các loài cá trong ao nuôi đều thúc đẩy sự phát triển của thức ăn tự nhiên (nhất là tảo)

Sự tương hổ còn thể hiện khi loài nào đó ăn một khâu (mắt xích) nào đó trong chuỗi thức

ăn thì giúp loài khác đủ thức ăn hơn ( Ví dụ: Mè hoa, Catla ăn động vật nổi, khi đó tảo sẽ phong phú hơn cho Mè trắng) Mối quan hệ hổ trợ dinh dưỡng đã được lợi dụng khi xác định đối tượng nuôi trong môi hình nuôi ghép

IV HOẠT ĐỘNG DI CƯ VÀ SỰ ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU

Di cư là sự di dời nơi (hoặc khu vực) cư trú của cá thể, quần thể để thực hiện hoạt động sống nhất định Có nhiều loài cá di cư Khoảng cách di cư có thể là ngắn (như tôm càng xanh di cư cho trứng nở) hoặc dài hàng ngàn km (như cá hồi)

Di cư là kết quả tác động tổng hợp của nguyên nhân bên trong (sinh lý) và bên ngoài (sinh thái), là hoạt động sống tự nhiên, có tính chu kỳ của nhiều loài cá

Di cư của cá có thể cho mục đích sinh sản, kiếm mồi hay trú đông Di cư chỉ thực hiện trong thời kỳ nào đó của chu kỳ sống Đối với nghề nuôi trông Thuỷ sản thì di cư sinh sản

có ý nghĩa quan trọng nhất Hiểu biết về di cư sinh sản cá, con người có cơ sỡ cho những biện pháp nuôi, và kích thích cá sinh sản; cho những đề xuất bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản

Có 3 hình thức di cư sinh sản sau:

1 Di cư từ biển vào sông:

Khi còn nhỏ cá sống ở nước ngọt, lớn lên ra biển, khi trưởng thành thì di cư vào sông để

Trang 19

sinh sản Cá cháy, cá mòi, lành canh: có thể di cư đến hạ lưu hoặc trung lưu các con sông

để đẻ trứng

Cá hồi, cá tầm: di cư từ biển tới thượng lưu các con sông để đẻ trứng (cá hồi có thể đi quãng đường 1400km)

2 Di cư từ sông nước ngọt ra biển:

Tôm càng xanh sau khi đã đẻ trứng ở nước ngọt thì, di chuyển dần đến vùng nước lợ

Cá chình cũng di cư từ sông ra biển để đẻ trứng

3 Di cư từ hạ lưu sông lên trung lưu hoặc thượng lưu sông để đẻ trứng: cá tra, cá mè, trắm

cỏ, trôi

Trong quá trình di cư, động vật thủy sinh phải thay đổi kiểu trao đổi chất tạm thời để tồn tại Tùy theo nồng độ muối hòa tan ở nơi động vật thủy sinh và cá di cư tới mà chúng có kiểu điều hòa áp suất thẩm thấu khác nhau Nhìn chung, động vật có ba kiểu điều hòa áp suất thẩm thấu đặc trưng cho ba môi trường nước khác nhau:

- Quan hệ điều hòa đẳng trương được thực hiện khi nồng độ muồi trong dịch cơ thể tương đương với nồng độ muối của môi trường

- Quan hệ thẩm thấu ưu trương được thực hiện khi nồng độ muối trong dịch tế bào cao hơn môi trường ngoài (áp suất thẩm thấu bên trong cơ thể cao hơn áp suất thẩm thấu bên ngoài)

- Quan hệ thẩm thấu nhược trương được thực hiện khi nồng độ muối trong dịch tế bào thấp hơn nồng độ muôi môi trường ngoài (áp suất thẩm thấu bên trong cơ thể thấp hơn

áp suất thẩm thấu bên ngoài)

Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu cá nước ngọt

Trang 20

Phát triển là sự tạo thành cái mới (tế bào, tổ chức, cơ quan, cơ thể, ), khác về chất so với cái cũ Quá trình phát triển có sinh trưởng, liên hệ chặt chẽ với sinh trưởng.

Một chu kỳ sống của ĐVTS đẻ trứng trong nước nói chung của cá nói riêng được trải qua

5 thời kỳ; mỗi thời kỳ có những yếu tố môi trường giữ vai trò chủ đạo

Thời kỳ phôi: Từ lúc trứng được thụ tinh đến khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài Thời kỳ này

cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng, yếu tố môi trường có tính chủ đạo là O2 và địch hại

Thời kỳ ấu trùng: thời kỳ này cá dinh dưỡng bằng thức ăn ngoài môi trường Yếu tố môi trường chủ đạo là thức ăn và địch hại

Thời kỳ non trẻ: cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ quan sinh dục chưa phát triển Mối liên hệ với môi trường chủ đạo là thức ăn, giai đoạn đầu của thời kỳ non trẻ còn chịu chi phối lớn của địch hại

Thời kỳ trưởng thành: cá có thể tham gia sinh sản, sinh trưởng chậm và ưu tiên cho khối lượng, hơn chiều dài Yếu tố môi trường chủ đạo là các điều kiện đảm bảo cho sự thành thục và sinh sản

Thời kỳ già cổi: thời kỳ này tăng trưởng rất chậm (cả chiều dài và trọng lượng), khả năng sinh sản giảm mạnh tới mức gần như ngừng, cường độ bắt mồi giảm, các hoạt động sống yếu ớt

2 Sinh sản của cá và động vật Thuỷ sản.

Sinh sản là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, là một trong những hoạt động sống quan trọng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài Nó có liên quan chặt chẽ với sinh trưởng, dinh dưỡng Đặc điểm sinh thái sinh sản, phản ánh sự thích nghi lâu đời của loài

để bảo đảm hiệu ứng sinh sản So với những động vật bậc cao ở trên cạn, thì quá trình sinh sản của ĐVTS chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố môi trường

a) Đặc điểm sinh sản của cá

Phần lớn cá đẻ trứng, thụ tinh bên ngoài

Sức sinh sản cao và khác nhau theo loài (kích thước trứng, điều kiện chăm sóc và bảo vệ trứng và con) Số lượng trứng đẻ ra của 1kg cá cái một số loài như sau:

Mè vinh: 1.000.000 - 1.500.000 trứng

Chép, Mè trắng, Trắm cỏ: 100.000 - 150.000 trứng

Sặc rằn, Hường: 200.000 - 300.000 trứng

Tôm càng xanh từ 100.000 – 250.000 trứng/1 tôm cái tuỳ theo khối lượng cơ thể?

Sức sinh sản cao phản ánh sự thích nghi, bảo tồn nòi giống trong điều kiện môi trường nước có nhiều địch hại, phôi và ấu trùng bị hao hụt nhiều

Sự sinh sản của cá mang tính mùa vụ rỏ ràng: phần lớn cá ở ĐBSCL sinh sản tập trung vào đầu mùa mưa do môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phôi, sự tồn tại và phát triển cá bột (Nhiệt độ, O2 hòa tan, thức ăn )

Các nhóm sinh thái đẻ trứng rất đa dạng:

Đẻ trứng dính: Chép, Tra, bống tượng, cá trê,

Đẻ trứng bán trôi nổi: Mè vinh, Trôi Ấn

Đẻ trứng nổi trên mặt nước: Hường, Lóc, Rô đồng

Trang 21

Làm tổ đẻ trứng bằng việc đào đất đáy thuỷ vực: Rô phi

Làm tổ đẻ trứng bằng vật thể mềm (lá cây, cỏ, ): tai tượng

Ðẻ trứng rồi giữ trứng ở khoang bụng: Tôm càng xanh

b) Những nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản của cá

Sự sinh sản là kết quả tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài

Yếu tố bên trong (bản thân)

Cá phải có tuyến sinh dục thành thục thì mới có thể tham gia sinh sản được Đặt tính sinh sản (phương thức sinh sản, sức sinh sản) được hình thành qua quá trình lịch sử hình thành

và phát triển loài Nó mang theo những nét đặc trưng và sự thích nghi sinh sản của loài.Quá trình di cư tìm nơi sinh sản thích hợp và các hoạt động đẻ trứng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các loại hormone Đặc biệt là hormone từ tuyến yên (não thùy)

Yếu tố bên ngoài (môi trường)

Khi cá đã thành thục thì tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động sinh sản là rất quan trọng và rất cần thiết Sự cần thiết và mức độ tác động từng yếu tô sinh thái đến sinh sản của cá là khác nhau theo loài

Có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản của cá, nổi bật và chủ đạo là một số yếu tố sau:

Nhiệt độ nước:

Nhiệt độ nước là yếu tố sinh thái quan trọng, có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của tất

cả các loài Giá trị nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng khác nhau theo loài Phần lớn các loài cá thích sinh sản ở điều kiện nhiệt độ dịu mát

Vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, khi nhiệt độ chuyển từ cao (tháng 3, tháng 4 cuối mùa khô) xuống dịu mát (tháng 5, tháng 6 đầu mùa mưa) được coi là tín hiệu sinh sản của nhiều loài

cá ở khu vực này Thời điểm này (tháng 5, 6) là lúc cá ở ĐBSCL tham gia sinh sản nhiều nhất

Oxy hòa tan trong nước:

Cá không thể tham gia sinh sản trong điều kiện Oxy hòa tan thấp dưới yêu cầu của loài Trong tự nhiên, tại các bãi sinh sản của cá, Oxy có hàm lượng cao thích hợp cho sinh sản Trong nhân tạo, rất nhiều trường hợp yếu tố nội tại và các yếu tố môi trường khác thuận lợi nhưng Oxy thấp thì cá vẩn không tham gia sinh sản, thậm chí nhiều trường hợp cá đã rụng trứng vẫn không sinh sản được Nhìn chung, yêu cầu trong các dụng cụ cho cá đẻ của hầu hết các loài cá ở ĐBSCL cần có giá trị Oxy hòa tan từ 4 -5ppm trở lên là thích hợp.pH: tất cả các loài cá không sinh sản khi pH nằm ngoài giới hạn thích hợp Trong quá trình sinh sản của cá, nếu pH có giá trị thấp hơn 6.0 thì hầu hết các loài cá nuôi ở ĐBSCL có biểu hiện sinh sản kém (không sinh sản, hoặc trứng và phôi bị hư nhiều

Dòng chảy: Dòng nước chảy có tác động kích thích sinh sản của nhiều loài cá đẻ trứng bán trôi nổi (mè trắng, trắm cỏ, trôi ấn, mè vinh ) Đối với nhiều loài cá khác thì dòng chảy có tác dụng tăng hàm lượng Oxy cho nước

Các yếu tố sinh thái khác:

Tùy theo loài mà có những yêu cầu yếu tố sinh thái khác nhau cho sự sinh sản

Trang 22

Ví dụ: cá rôphi cần chất đáy để đào tổ đẻ trứng; cá chép cần giá thể cho trứng dính; cá tai tượng cần các loại cỏ, xơ, sợi để làm tổ; cá sặc rằn cần có thực vật nổi (cỏ, bèo ) làm chổ dựa phun bọt làm tổ hầu hết các loài cá thích đẻ trứng vào đêm hoặc khi có ánh sáng lờ

mờ vào chiều tối hoặc sáng sớm

Trang 23

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ ÐỐI TƯỢNG

Chịu lạnh kém, chịu nóng tốt, sống được ở nơi có O2 thấp

Cá đực lớn nhanh hơn

cá cái Sau 6 tháng nuôi đạt 300 - 400g

Tuổi thành thục:

6 tháng Đẻ nhiều lần trong năm Làm tổ đẻ trứng ở đáy thủy vực Âúp trứng

và ấu trùng trong miệng cá cái

Ăn tạp, thiên

về mùn bả hữu cơ

2 Tai

tượng Sống ở nước ngọt Chịu

được O2 hòa tan thấp Được nuôi nhiều ở ĐBSCL

Sau 1 năm nuôi đạt 0,6 – 0,7kg

Tuổi thành thục:

2 - 3 năm Đẻ nhiều lần trong năm Làm tổ đẻ trứng, bảo vệ trứng

Sống ở tầng đáy

Sau 1 năm nuôi đạt 300 – 400g

Tuổi thành thục:

1 năm Đẻ trứng dính vào gốc cây, đá ở đáy thủy vực

Thích ăn động vật, nhất là tép

6 Trê vàng Sống ở nước

ngọt, tầng đáy

Chịu được O2 hòa tan thấp

Sau 6 tháng nuôi đạt 0.2

- 0.3kg

Tuổi thành thục:

8 tháng Sinh sản tập trung vào các tháng 5 đến 7 Đẻ trứng dính

Ăn tạp, thiên

về động vật chết, nhất là xác chết đang phân hủy

7 Cá tra Thích sông

rộng Chịu được O2 hòa tan thấp Có khả năng chịu

Lớn nhanh, sau 1 năm đạt 1 – 1.5kg

Tuổi thành thục:

4 năm Đẻ trứng vào mùa mưa, trứng dính

Ăn tạp, thiên

về động vật

Trang 24

đựng điều kiện môi trường khắt nghiệt.

8 Mè vinh Thích ở sông,

đồng ruộng ngập nước, sống ở tầng nước mặt

Sau 8 tháng nuôi đạt

150 - 200g

Thành thục ở 10 tháng tuổi Đẻ nhiều trứng, trứng bán trôi nổi, sinh sản tập trung đầu mùa mưa

Ăn tạp, thích

ăn thực vật mềm thủy sinh

9 He vàng Thích sống ở

sông ngòi, tầng mặt

Sau 8 tháng nuôi đạt

150 - 200g

Tuổi thành thục:

10 tháng Đẻ trứng bán trôi nổi vào đầu mùa mưa

Ăn tạp, thích

ăn thực vật mềm thủy sinh

10 Chép Sống ở nước

ngọt, tầng đáy

Lớn nhanh, sau 1 năm tuổi đạt 0.5

- 0.7kg

Đẻ trứng quanh năm Trứng dính vào cây cỏ thủy sinh

Ăn tạp, thiên

về động vật đáy

11 Mè trắng Sống nước

ngọt, tầng mặt, chịu đựng môi trường khắt nghiệt rất kém

Thích nước có hàm lượng O2 hòa tan cao

Lớn nhanh, sau 8 tháng nuôi đạt 1kg

Tuổi thành thục:

2 năm Đẻ trứng bán trôi nổi

Sinh sản tập trung vào tháng

3 - 6 Đẻ nhiều lần trong năm

Ăn thực vật phiêu sinh

12 Trắm cỏ Sống nước

ngọt, ở tầng mặt Thích nơi giàu O2, nước trong sạch

Lớn nhanh, sau 1 năm tuổi đạt 1 – 1.5kg

Tuổi thành thục:

2 năm Đẻ trứng bán trôi nổi

Sinh sản tập trung vào tháng

3 - 7 Đẻ nhiều lần trong năm

Ăn thực vật thủy sinh thượng đẳng

Lớn nhanh, sau 1 năm tuổi đạt 0.8

- 1kg

Tuổi thành thục:

1 năm Đẻ nhiều lần trong năm

Trứng bán trôi nổi Mùa đẻ:

tháng 4 đến tháng 7

Ăn tạp thiên

về mùn bả hữu cơ

14 Hường Nước ngọt Có

khả năng chịu

Sau 7 tháng nuôi đạt Đẻ trứng nổi trên mặt nước Ăn tạp thiên về mùn bả

Trang 25

trường pH thấp, môi trường thiếu O2.

15 Catla Sống tầng mặt,

tầng giữa

Sau 1 năm đạt 1 - 1.5 kg

Tuổi thành thục:

2 năm Đẻ trứng bán trôi nổi

Ăn động vật phiêu sinh

16 Cá lóc Sống ở nước

ngọt, thường ở tầng mặt và tầng giữa

Thích sống ở đồng ruộng, ao

hồ có mực nước thấp

Lớn nhanh,

5 tháng đạt 0.4 kg

Tuổi thành thục:

10 tháng tuổi

Đẻ nhiều lần trong năm, tập trung đầu mùa mưa Bảo vệ trứng và cá con

Là cá dữ điển hình ở nước ngọt (ăn động vật sống, chủ yếu

sống ở tầng đáy, có nhiều ở ÐBSCL

Có lột xác liên quan đến sinh trưởng tôm càng xanh đực lớn nhanh hơn tôm cái

tuổi thành thục:

5 tháng có giao

vĩ đẻ trứng ở nước ngọt, có di

cư ra nước lợ sau khi đẻ trứng, 100.000 – 250.000

trứng/tôm

Ăn tạp;

cường độ dinh dưỡng mạnh vào ban đêm

18 Tôm sú Nước lợ, mặn

Rộng muối Sau 5 tháng nuôi,

30-40g/con

Giao vĩ đẻ trứng 1-2triệu trứng /100-150 gram

Ăn tạp

19 Ếch Trên cạn và

dưới nước

Sau 6 tháng nuôi , 150-200g/con

Cái lớn nhanh hơn đực

Đẻ trứng mùa mưa, có âm thanh sinh học

Có chuyển đổi giới tính, có lưỡng tính

Ăn tạp, ưa xác động vật

Chương 4

VẤN ĐỀ THỨC ĂN CHO ĐỐI TƯỢNG NUÔI

I.CÁC LỌAI THỨC ĂN

Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà cá tiếp nhận từ môi trường, sau khi ăn

Trang 26

Có nhiều cách phân lọai thức ăn Căn cứ vào nguồn cung cấp, chia làm 2 lọai

1 Thức ăn nhân tạo (thức ăn nhân công):

Là thức ăn được con người cung cấp cho cá, tôm, bao gồm các loại

Phụ phẩm nông nghiệp: Tấm, cám, bột bắp, khoai lang, khoai mì Phụ phẩm nông

nghiệp thường là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể, các phụ phẩm nông nghiệp thường có hàm lượng Protein thấp (ngoại trừ họ đậu) cung cấp vitamin cho cá Phụ phẩm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn của cá, tôm

Phụ phẩm công nghiệp chế biến:

Các loại bánh dầu: Đậu phọng, đậu nành, dừa Các loại bánh dầu thường có hàm lượng protein cao nhưng không đủ acidamin thiết yếu

Các loại bột cá, bột thịt, bột huyết: Loại thức ăn này có đạm cao, nhiều acid amin thiết yếu

Các loại bột xương, bột sò Chủ yếu để bổ sung chất khoáng vào thức ăn cho cá (nhất là

Thức ăn nhân tạo thường được sử dụng khẩu phần ngày từ 2 - 8% trọng lượng thân cá Những cá non trẻ cần khẩu phần lớn hơn cá trưởng thành; gần thành thục thì giảm khẩu phần khi nuôi cá sinh sản Thức ăn nhân tạo được cho ăn theo giờ cố định, theo địa điểm

cố định trong ao

Thức ăn tự nhiên:

Trong các thủy vực (ao, hồ, ruộng, sông ) có thức ăn tự nhiên Tùy theo thủy vực, theo loài cá sống trong đó, theo mùa vụ mà mức độ phát triển của thức ăn tự nhiên có khác nhau

Thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong nghề nuôi Thuỷ sản( nhất là ở hình thúc quảng canh.) Tùy theo loài mà có nhu cầu khác nhau về từng loại thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm các loại chủ yếu là: vi khuẩn, tảo, động vật nổi, động vật đáy, thực vật đáy, chất hữu cơ Trong số đó, tảo và động vật nổi có vai trò quan trọng nhất

Để tăng cường sự phát triển của thức ăn tự nhiên, biện pháp quan trọng và có hiệu quả là bón phân (Phân vô cơ, phân hữu cơ) và quản lý tốt môi trường nước

II.Thành phần hóa học của thức ăn:

1 Nước:

Trang 27

Nước không phải là vật chất cung cấp năng lượng nhưng rất cần trong thức ăn và trong cơ thể Nước là dung môi cho các phản ứng hóa học xãy ra trong cơ thể; là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng sau khi được tiêu hóa Nhờ đó mà cơ thể hấp thu được.

2 Protein:

Là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn Đây là yếu tố dinh dưỡng được quan tâm nhiều Chức năng của Protein rất đa dạng, nổi bật nhất là: Protein là nguyên liệu cho sinh trưởng Khi thiếu Protein thì sự sinh trưởng của động vật giảm hoặc ngừng

Nhu cầu Protein của động vật non cao hơn của động vật trưởng thành

Nói đến Protein, người ta thường quan tâm đến thành phần và hàm lượng các acid amin thiết yếu prôtêin động vật có gía trị hơn prôtêin thực vật

Protein có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, bột cá, bột thịt ) trong thức ăn thực vật, Protein chỉ nhiều trong các loại hạt họ đậu

3 Glucid:

Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể Đây là chức năng lớn nhất của Glucid Trong nhóm Glucid, đặc biệt quan trọng là bột đường Glucid có nhiều trong thức ăn thực vật (các loại hạt, củ) nhưng thức ăn có nguồn gốc động vật có hàm lượng Glucid thấp

Chất khoáng tham gia điều hòa hoạt động cơ thể, hoặc tham gia cấu tạo cơ thể (Ca, Mg,

P ) Ở động vật nhiều khoáng hơn thực vật

III VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN

Thức ăn là cơ sở quyết định sự phát triển, năng suất, sản lượng NTTS

Khi nuôi động vật Thuỷ sản, thức ăn chiếm khỏang 60 - 70% tổng chi phí Vì vậy, việc sử dụng thức ăn hợp lý cho các đối tượng cá nuôi (loài, giai đoạn phát triển cơ thể) là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất

Sau khi thức ăn được cá ăn, sẽ được chuyển hoá năng lượng qua các phần như sau:

Năng lượng thức ăn(R)

phần năng lượng không

được tiêu hoá (K)

Năng lượng tiêu hoá và hấp thu (A).

Trang 28

Sơ đồ trên có thể được thể hiện bằng phương trình năng lượng:

R = A + K; tức là: R = K+T+ PMục đích mà người nuôi Thuỷ sản hướng tới là phần sản xuất (P) nếu P càng chiếm tỷ lệ cao so với phần duy trì (T) và K thì cơ hội thu lời càng cao Muốn vậy, trước hết cần có biên pháp gia tăng phần tiêu hoá và hấp thu (A) Đây là cơ sở khoa học để người nuôi ĐVTS có những giải pháp kỹ thuật phù hợp: xác định mức độ tương quan của chất lượng thức ăn với đối tượng nuôi, cách chế biến thức ăn, khẩu phần ăn, phương thức cho ăn, Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giảm được K

Phần dành cho duy trì(T) luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng năng lượng thức ăn(R) ; nó lại được ưu tiên trước phần P Cần có giải pháp (mặc dù là khó khăn) để giảm

T T liên quan đến thời gian kéo dài chu kỳ nuôi, mức độ hoạt động ÐVTS nuôi

Trang 29

bị thua lỗ) trong NTTS ở ÐBSCL trong thời gian qua.

Do cá, tôm sống trong các thủy vực có diện tích lớn nên việc kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị cao (về nhân công, thuốc ) mà hiệu quả lại thấp

Do số lượng cá thể trong đàn cá, tôm nuôi thường lớn nên các biện pháp điều trị thường áp dụng có tính tập thể

Từ đó thấy rằng vấn đề phòng bệnh cho các đối tượng nuôi có ý nghĩa lớn hơn và đặc biệt quan trọng so với trị bệnh

II CƠ SỞ KHOA HỌC CHO NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG BỆNH

Theo Snieszko (1974) thì điều kiện xuất hiện bệnh thể hiện theo sơ đồ:

Khi hội đủ 3 nhân tố trên thì xuất hiện bệnh Công thức chung của sự xuất hiện bệnh là:

Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố đó thì chưa thể hiện bệnh

Từ những cơ sở trên, có những định hướng phòng bệnh như sau:

Tiêu diệt tác nhân gây bệnh (mầm bệnh)

Tăng cường sức đề kháng của vật nuôi

Quản lý tốt môi trường: tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vật nuôi Đây là hướng lớn, quan trọng nhất cần được đặt lên hàng đầu

III CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ

1.Tiêu diệt, ngăn chặn tác nhân gây bệnh (mầm bệnh)

Mần bệnh

Môi trường sống

Sức khỏe vật nuôi suy giảm

Bệnh = tác nhân gây bệnh + sức đề kháng giảm + Mtrường không thuận

Trang 30

a Tẩy, dọn ao, đầm, bể trước khi nuôi một cách triệt để và nghiêm ngặt, nhất là với hinh thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

b Sát trùng nguồn nước: có nhiều phương pháp sát trùng nguồn nước:

Lọc nước theo phương pháp lọc cơ học (cát, sõi )

Dùng hóa chất sát trùng nước, có tác dụng triệt để nhưng có ảnh hưởng đến vật nuôi

Dùng đèn cực tím để sử lý nước Biện pháp này được áp dụng nhiều trên thế giới nhưng ở

ta thì chưa

Dùng biện pháp lọc sinh học: dùng vi khuẩn phân hủy N, hợp chất hữu cơ hoặc để lấn át

sự phát triển của những sinh vật có hại Cũng có thể dùng thực vật để lọc nước (dùng bèo, lục bình )

d.Sát trùng thức ăn: sát trùng ngay cả thức ăn tổng hợp

e.Tiêu diệt ký chủ trung gian: ví dụ như diệt ốc là ký chủ trung gian của sán lá song chủ.f.Kiểm dịch thủy sản: để phòng ngừa phát tán mầm bệnh

g.Quản lý lượng chất hữu cơ trong ao cũng là biện pháp kìm hảm mầm bệnh Vấn đề này

có liên quan đến nhiều vấn đề khác: lượng thức ăn, lọc nước trước khi sử dụng, dọn ao (vét bỏ chất hữu cơ) trước khi nuôi, chống tảo tàn lụi đồng loạt Dùng máy quạt nước, sục khí, dùng men vi sinh

Khi môi trường thích hợp cho đối tượng nuôi thì giúp kìm hảm sự phát triển của bệnh

2.Tăng cường sức khỏe vật nuôi (Tăng sức đề kháng)

Sức khỏe vật nuôi liên quan đến nhiều vấn đề

a Mật độ nuôi: giữa nuôi thưa hay dày đều có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe vật nuôi,

đến khả năng đề kháng bệnh Mật độ nuôi tùy thuộc vào: loài cá nuôi, mô hình nuôi, kích thước cá nuôi, thời gian nuôi, trang thiết bị phục vụ

b Vấn đề giống: chọn nuôi những giống tốt có sức đề kháng cao.

Lai tạo để tận dụng ưu thế lai (Chép Việt x Chép Hung, Trắm cỏ x trắm đen ) hoặc Di giống thuần hóa những loài cá tốt

c Dinh dưỡng: lượng và chất của thức ăn Cần quan tâm và xác định đúng vai trò của

thức ăn tự nhiên

d Tuyển chọn đàn cá bố mẹ: thông qua tác động của “chọn lọc tự nhiên” Cụ thể là nên

ưu tiên tuyển chọn những cá thể còn sống sót trong đàn sau những đợt bệnh dịch để làm đàn cá bố me Những cá thể đó có sức đề kháng cao, đặc tính đó có thể di truyền lại cho con cháu

e Sử dụng đàn cá nuôi tại chổ: mục đích là hạn chế di chuyển từ nơi xa để ít hao tổn sức

khỏe cá, đồng thời tận dụng khả năng “quen” môi trường sống

f Tạo điều kiện môi trường sống thích hợp.

3 Quản lý môi trường

Đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng (quan trọng nhất trong 3 yếu tố)

Các yếu tố sinh thái thích hợp cho từng đối tượng nuôi: đưa môi trường nuôi gần tới môi thuận lợi nhất (môi trường hội tụ nhiều yếu tố đạt giá trị cực thuận (optimum) Đồng thời duy trì để các yếu tố môi trường ổn định tương đối (ít biến đổi đột ngột)

Trang 31

* Chọn địa điểm xây dựng trại nuôi (vị trí, chất đất, chất nước ).

* Cấu trúc xây dựng công trình nuôi;

* Quản lý chất thải:

* Quản lý sự phát triển của phiêu sinh trong ao, xác định và lợi dụng vai trò của phiêu sinh trong việc cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, đặc biệt là vai trò của tảo

* Quản lý các yếu tố môi trường:

Nhiệt độ nước: liên quan đến độ sâu, diện tích, vị trí ao Đồng thời nhiệt độ còn liên quan đến mùa vụ thả, chọn đối tượng nuôi

Oxy hòa tan:

pH: liên quan đến chất đất, chất nước, hàm lượng CO2,CO32- Điều chỉnh pH thường dùng CaCO3, CaMg(CO3)2 ở nước lợ, dùng CaO, Ca(OH)2 ở nước ngọt

Có thể dùng đường, men vi sinh vật để quản lý pH (đường giúp các nhóm vi sinh có lợi phát triển, men vi sinh vật giúp phân hủy chất thải)

Các chất khí độc: NH3, H2S có trong ao là do: chất thải, trao đổi chất của cơ thể, phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa S sẽ sinh ra H2S (nhất là khi thiếu O2) Vì vậy, cần có biện pháp ngăn chặn, quản lý, loại bỏ chất thải

Việc quản lý khí độc còn thông qua quản lý pH Sự chuyển hóa giữa NH3 với NH4 , giữa

H2S với HS- tùy thuộc vào pH như sau:

NH3 + H2O NH4OH NH4 ++ OH

-H2S H+ +HS

-(Chiều của 2 phương trình phản ứng trên tùy thuộc nồng độ H+.)

IV VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA TA HIỆN NAY

1 Khi sử lý bệnh tôm, cá ở ta hiện nay dùng quá nhiều thuốc kháng sinh

2 Khi dùng thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

3 Cần phải tôn trọng nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

1 Vai trò của thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả khi sử dụng để chữa trị những bệnh nhiểm khuẩn (kể cả

ở người và gia súc)

2 Hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam hiện nay:

Chưa có kháng sinh đặc thù cho thủy sản, mà còn phải dùng kháng sinh cho người hoặc cho gia súc

Chủng loại: quá nhiều

Dùng tùy tiện cho hầu như bất cứ bệnh gì

Dùng cả kháng sinh cho phòng bệnh là không khoa học

Từ đó mà gây nên hậu quả là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đến hiệu quả dùng thuốc Do dùng thuốc kháng sinh trong phòng bệnh mà xuất hiện những chủng loại vi khuẩn kháng thuốc Việc dùng thuốc kháng sinh đã ảnh hưởng đến gía trị thương phẩm (giảm giá trị)

Trang 32

3 Nguyên tắc dùng kháng sinh

- Chỉ dùng kháng sinh để trị bệnh vi khuẩn

- Không dùng kháng sinh trong dự phòng

- Dùng kháng sinh có nguồn gốc tin cậy

- Sử dụng với nồng độ và thời gian đúng quy định

- Không dùng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch sản phẩm ít nhất là 2 tuần

- Không dùng kháng sinh có tác hại cho người (ví dụ như Chloramphenicol)

3 Vấn đề liều lượng thuốc sử dụng

Thuốc trị bệnh cho tôm, cá thường là các loại hóa chất nên có tính độc Vì vậy liều dùng cũng cần phải phù hợp, thiếu hay thừa thuốc đều không mang lại hiệu quả (thiếu thì không hết bệnh, thừa thì chết cá)

Những yếu tố chi phối liều lượng thuốc sử dụng

Nhiệt độ nước: Nhiệt độ càng cao thì liều lượng càng thấp

Trạng thái sinh lý cá: khi cá còn nhỏ thì liều dùng ít hơn cá lớn

Mức độ nhiểm bệnh

Loài cá: tùy theo khả năng chịu đựng thuốc khác nhau mà liều dùng khác nhau

Thời gian trị: nếu trị thời gian ngắn thì nồng độ thuốc cao hơn thời gian dài

4 Các phương pháp trị bệnh

Phun thuốc xuống ao:

Biện pháp này thường được áp dụng với quy mô lớn (những ao lớn, không có điều kiện thu gom cá, số lượng cá nhiều )

Đây là biện pháp ít tốn công nhưng tốn nhiều thuốc (vì phải cho thể tích ao lớn)

Phải tính toán chính xác thể tích ao để tính lượng thuốc

Thường áp dụng khi cá bị bệnh nhẹ, đại trà

Tắm cá

Tắm cá thường được áp dụng với những bệnh ký sinh ở da, ở mang (tức là ký sinh ngoài)

Ngày đăng: 14/12/2016, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w