1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc hiểu ngữ văn 11

132 5,9K 77
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 796 KB

Nội dung

Thứ ba, ngời đọc thấy đợc một thầy thuốc, một ngời kể chuyện có một phong thái rất ung dungmặc dù ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại của ông rất khách quan và đúng mực một kẻ bề tôi.

Trang 1

nguyÔn träng hoµn (Chñ biªn)

Trang 2

lời nói đầu

Theo Chơng trình giáo dục học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ − BGD&ĐT ngày 05 − 5 − 2006 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông đợc xây dựng và thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học theo tinh thần tích hợp − trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần Văn là học sinh phải biết cách đọc − hiểu vănbản theo đặc trng loại thể (bao gồm các trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn) Đây là yêu cầu lần đầu tiên đợc gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hớng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần Tiếng Việt, Tập làm văn.

Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trung học phổ thông về lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn bộ sách về đọc − hiểu văn bản (gồm ba cuốn, tơng ứng với sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12) Theo đó, cuốn Đọc − hiểu văn bản Ngữ văn 11 (bao gồm chơng trình chuẩn và nâng cao) nêu ra một số giải pháp đọc − hiểu văn bản trong những bài cụ thể, mỗi bài đ-

ợc cấu tạo theo ba phần :

Nội dung phần Liên hệ có kết cấu mở, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng : có thể giới thiệu một văn bản tơng đơng hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện cho ngời đọc so sánh kiến thức; có thể cung cấp một số nhận định để tham khảo cho việc đánh giá về tác giả, tác phẩm; cũng có thể đa ra một bài văn, bài thơ về tác giả, tác phẩm nhằm mở rộng trờng liên tởng hoặc tạo điều kiện cho ng-

ời đọc nhìn nhận vấn đề từ nhiều phơng diện.

*

* *

Có thể nói : mục đích tìm hiểu và đặc trng, tính chất của tthể loại sẽ quy định phơng thức đọc Phơng thức đọc − hiểu văn bản Ngữ văn chắc chắn không chỉ là điều quan tâm của một cá nhân Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn học sinh trong quá trình sử dụng cuốn sách này góp cho những ý kiến quý báu để chúng tôi có dịp bổ khuyết.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, thu 2007

Chủ biên

ts nguyễn trọng hoàn

Trang 3

B¶n quyÒn thuéc Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc.

02 − 2007/CXB/317 −1951 /GD M· sè : TyV25M7

Trang 4

Vào phủ chúa trịnh _Lê hữu trác

(Trích “Thợng kinh kí sự”)

I Gợi dẫn

1 Lê Hữu Trác (1724 − 1791) là ngời làng Liêu Xá, huyện Đờng Hào, phủ Thợng Hồng, trấnHải Dơng (nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hng Yên) Ông là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩcoi thờng danh lợi Khi xã hội rối ren, ngời ngời đua chen danh lợi, ông đã lánh về quê mẹ là đất H-

ơng Sơn, Hà Tĩnh để sống cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh Vì vậy ông tựnhận mình là Hải Thợng Lãn Ông (ông già lời đất Thợng Hồng) Với t cách thầy thuốc, ông đã đểlại cho y học rất nhiều bài thuốc quý Với t cách nhà văn, ông đã đa thể kí trung đại trở thành mộtthể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh

2 Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại Tác phẩm kí thờng lấy

chất liệu từ là sự thực cuộc sống Ngời viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan

điểm cá nhân Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của ng ời viết Một sốtác phẩm kí tiêu biểu của văn học trung đại : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thợng kinh kí sự (Hải Thợng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Công d tiệp kí (Vũ

Phơng Đề), Đại Việt sử kí toàn th (Ngô Sĩ Liên), D địa chí (Nguyễn Trãi), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Nhị Thanh động kí sự (Ngô Thời Sĩ)

3 Thợng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ Hán của Lê Hữu Trác, ghi lại chuyện tác giả lên

kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần(1782) đến ngày trở về Hơng Sơn mùng 2 tháng 11 năm đó

Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hơng Sơn, Hà Tĩnh) thì bỗng có chỉ triệu ra kinhchữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm Tác giả miễn cỡng lên kinh Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên

đất nớc và cả những tâm sự của bản thân trên đờng đi Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ

mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh trong phủ chúa Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du củamình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành ở kinh đô, ông luôn thơng nhớ và mong trở về quê h-

ơng Cuối cùng, ông lên đờng trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung Về đến nhà đợc vàingày, ông nhận đợc tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đờngHoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại chi tiết việc tác giả vào phủ và khám bệnh cho thế tử

ngày 1 tháng 2 năm 1782

4 Đọc phần văn bằng giọng trần thuật Phần bài thơ đọc chậm, nhấn giọng ngân nga.

II Kiến thức cơ bản

Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, các vua Lê mải ăn chơi hởng thụ, tinh thần bạc nhợc, không

đủ sức lo việc đất nớc Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, nạn quan tham nổi lên khắp nơi

Họ Trịnh đã nổi lên lấn át vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn Bên cạnh triều đình bù nhìn của nhà

Lê là phủ chúa đầy uy quyền Cung vua phủ chúa đã song hành tồn tại Kinh thành một lúc tồn tạihai hoàng cung Quyền lực của chúa Trịnh lấn át vua Lê Đất nớc luôn đứng trớc nguy cơ nội chiến.Nhân dân một lúc còng lng cung tiến phục dịch hai triều đình Hiện thực rối ren và suy đồi luân lí

ấy đã khiến nhiều nhà nho biết suy nghĩ, có tự trọng rút lui vào ở ẩn Họ tìm đến chốn thâm sơncùng cốc, chốn nhà quê thanh tịnh để sống cuộc sống ẩn dật, lánh đời Nhng dù ở đâu những nho sĩ

đầy lòng tự trọng ấy vẫn không gạt bỏ mọi nỗi đời, họ vẫn luôn hớng lòng mình và căng tai mình đểnghe những âm thanh vang vọng của cuộc sống lầm than của ngời lao động Và họ đã gửi gắm tâm

sự trong những dòng thơ, những trang văn đầy trăn trở Đó là một trong những lí do làm cho văn họcViệt Nam giai đoạn này phát triển rực rỡ với sự ra đời của nhiều tác phẩm văn học có giá trị nghệthuật cao và chứa đầy giá trị nhân văn

Hải Thợng Lãn ông Lê Hữu Trác là một trong những nhà nho nặng lòng với đất nớc Ông đãluôn cố gắng vận hết sức mình để giúp đời Ông học võ, luyện văn rồi lại dồn tâm huyết cho nghềthuốc Sự cố gắng ấy của ông đã để lại cho đời những sản phẩm thật đáng trân trọng Đó là nhữngbài thuốc hay, những trang văn luôn căng đầy nhiệt huyết và hơn hết đó là một nhân cách cao quýcủa một con ngời Với tập kí Thợng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã thể hiện tài năng của mình với nhiều

t cách : thầy thuốc, nhà sử học và nhà văn Với t cách là nhà văn, ông đã đa thể văn xuôi tự sự trung

đại lên một tầm cao mới Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc, tiêu biểu của tác

phẩm Nó cũng đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác

Đoạn trích đã tái hiện chi tiết và cụ thể hành trình tác giả vào phủ chúa để khám bệnh cho thế

tử Thế nhng nội dung kể chuyện không đơn giản là tờng thuật một cuộc khám bệnh ẩn đằng sau

Trang 5

lời kể chuyện rất tự nhiên và có vẻ khách quan ấy là rất nhiều điều mà ngời đọc có thể thu nhận vàkhám phá.

Thứ nhất, ngời đọc hình dung đợc trình tự một cuộc bắt mạch và kê thuốc của một thầy thuốc

đối với một bệnh nhân đặc biệt, vị thế tử nhỏ tuổi của phủ chúa

Thứ hai, ngời đọc hình dung đợc một phủ chúa sang trọng, xa hoa và đầy uy quyền Đó khôngphải là một phủ chúa mà là một hoàng cung Từ đó, ngời đọc phần nào nhận ra đợc bộ mặt xã hộiphong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh

Thứ ba, ngời đọc thấy đợc một thầy thuốc, một ngời kể chuyện có một phong thái rất ung dungmặc dù ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại của ông rất khách quan và đúng mực một kẻ bề tôi.Tất cả những điều trên, có lẽ đều nhằm vào một mục đích duy nhất, mục đích cuối cùng và mục

đích nghệ thuật sâu xa của nhà văn : đó là thể hiện thái độ của mình đối với “triều đình” phủ chúa.Vốn con nhà quan lại nên cũng không mấy lạ lẫm với cảnh xa hoa của hoàng cung, vậy mà khi

đợc triệu vào phủ chúa, tác giả đã không khỏi ngỡ ngàng trớc cảnh lộng lẫy nơi đây Mặc dù bị mời

đi vội vã, ngồi trên chiếc cáng “chạy nh ngựa lồng”, “bị xóc một mẻ, khổ không nói hết” nhng bớcchân vào phủ, ông vẫn có đủ thời gian để quan sát, để ngạc nhiên

Có bao nhiêu sự làm ông thầy thuốc ẩn sĩ vừa từ Hơng Sơn ra kinh thành, dù “vốn con quan,sinh trởng, chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết” vẫn phải ngạc nhiên.Cảnh thì đẹp nh chốn “đào nguyên”, ngời đi lại phục vụ nhà chúa đông nh mắc cửi, vào đến chỗ ởcủa thế tử thì phải qua bao nhiêu lần cửa Nơi thế tử “dùng trà” (uống thuốc) cũng là gác tía với cột

và đồ nghi trợng đều sơn son thếp vàng Phòng ở của thế tử thì ngào ngạt hơng hoa Một cậu bé nămsáu tuổi sống nh bậc đế vơng Trịnh Cán là con trai của Trịnh Sâm với Tuyên phi Đặng Thị Huệ (ng-

ời thiếp yêu của chúa Trịnh Sâm) Căn nguyên căn bệnh của thế tử chính là sự quá xa hoa và thừathãi

Khung cảnh và cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa qua miêu tả của tác giả đã chứng minh một điềurằng, phủ chúa là một hoàng cung Và vì thế, Trịnh Sâm mới chính là một ông vua, còn vua Lê chỉ

là bù nhìn Tác giả cũng đã bộc lộ đánh giá này của mình khi rất nhiều lần ông nhắc đến những từ

“thánh chỉ”, “thánh giá”, “thánh thợng” − vốn chỉ đợc dùng chỉ vua, kể cả việc miêu tả rất tỉ mỉ cănphòng của thế tử và chiếc ghế đặt cạnh giờng thế tử Chúa Trịnh đã quá lộng hành, đã tự coi mình làvua Chỉ là kể, là tả thôi nhng tác giả đã thể hiện rất rõ thái độ, quan điểm của mình Cách kểchuyện nhẹ nhàng, thâm thuý, nghe nh không mà gợi thật nhiều Nhân vật “tôi” đã quan sát và tả rất

tỉ mỉ, từng đờng đi lối lại, qua từng cánh cổng Miêu tả chi tiết sự thực là một đặc điểm nổi bật củathể kí, song kí của Lê Hữu Trác không đơn giản chỉ là tờng thuật sự việc nh nhiều tác phẩm kí trung

đại khác ở đây, tác giả tả, kể, tờng thuật chi tiết và rất tự nhiên xen vào đó những lời bình luận nhẹnhàng mà sâu cay, nh : “Ông san mâm cơm cho tôi ăn Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngonvật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”

Nhìn bề ngoài, cách nói, cách tiếp đón, các nghi lễ, ngời hầu có vẻ nh chúa Trịnh Sâm có một

uy quyền thật lớn, phủ chúa thật mạnh, thật nghiêm trang Thế nhng, tất cả chỉ là một vở chèo hài

h-ớc Đã có rất nhiều cái chệch choạc, uể oải, nhốn nháo và bệnh hoạn trong phủ chúa Sự rệu rạo củanhà Trịnh thể hiện ở hình ảnh bệnh hoạn của Đông cung thế tử, ngời đã đợc chọn để nối ngôi chúa Qua đoạn trích, ngời đọc còn có thể hình dung đợc một chân dung ngời thầy thuốc khá chi tiết.Thầy thuốc này có vẻ không mấy mặn mà với công việc chữa bệnh của mình Ngời thầy thuốc ấyvào phủ chúa với vẻ miễn cỡng Trớc sự nghiêm trang của phủ chúa, ông không có vẻ sợ sệt hay engại của một kẻ bề tôi Ông thầy thuốc ấy cứ dửng dng kể, dửng dng tả và thản nhiên bình luận Uyquyền không làm ông sợ nhng khiến ông trăn trở Với cách tả cách kể ấy, có thể nhận ra thái độ củatác giả đằng sau câu chuyện Đó là thái độ châm biếm, phê phán nhà Chúa Thành công của đoạntrích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên củalời kể và lời bình Thông thờng, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm t ở đây,tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tờng thuật sự việc Nhng lại chính cách kể và cách tả ở đây lạinói lên tâm t tình cảm, thái độ của nhà văn Với đoạn trích này và với Thợng kinh kí sự, Lê Hữu Trác

đã đa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật có sức hấp dẫn và rất cuốn hút

ng-ời đọc

III liên hệ

Ông muốn làm việc gì có ý nghĩa và ông đã quyết tâm đi vào con đờng làm thuốc, chữa bệnh,

“quyết dựng lên một lá cờ đỏ trong y giới” Lê Hữu Trác là một nhà y học nổi tiếng, qua Thợng kinh

kí sự còn thấy ông là một nhà văn có tâm hồn, giàu cảm xúc trớc thiên nhiên tạo vật Những bài thơ

của ông viết về thiên nhiên trong Thợng kinh kí sự hết sức trữ tình Thợng kinh kí sự còn có giá trị

Trang 6

đặc biệt ở những trang miêu tả cuộc sống trong phủ chúa Ngòi bút của tác giả kín đáo và tinh tế.

Ông có vẻ không phê phán một cái gì cả ; nhng những điều đợc ông nói lên một cách chính xác, tự

nó lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc Hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên trong tác phẩm của ông vớinhững cung điện kiêu xa, cầu kì, với những con ngời từ chúa Trịnh Sâm, ông quan đầu triều Hoàng

Đình Bảo ( ? − 1786) đến đám công khanh quan lại… tất cả nh vô nghĩa, tật bệnh, không thấy mộtngời nào có năng lực, bản lĩnh Họ đi đứng trịnh trọng, nói năng kiểu cách, làm thuốc, làm thơ cái gìcũng có vẻ biết, nhng không biết cái gì đến nơi đến chốn Cuối tác phẩm, tác giả nói Trịnh Sâm chếtvì mắc một trong tứ chứng nan y Không khí phủ chúa vẫn cứ âm u bằng lặng nh thế, cha thấy mầmmống của những đổi thay Cái bằng lặng ấy gây cho ngời đọc cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗikhông chịu đựng đợc mà muốn thét to lên cho nó vỡ tan đi Và với cái tin “cả nhà quan Chánh đờng

bị hại”, tác giả viết nh muốn tổng kết lịch sử : “Than ôi ! giàu sang nh đám mây bay Đền vũ tạ, thú

ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế” Thợng kinh kí sự là một tác phẩm kí sự bằng chữ Hán rất có

giá trị trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII

2 Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ.

Tác phẩm là những trang hồi tởng của tác giả về ngời cha đáng kính của mình, ông Đặng Văn Trọng(tên hiệu là Dịch Trai) Tác phẩm ghi lại chi tiết lời nói và việc làm của Đặng Văn Trọng cùng nhiềuchi tiết quan trọng về cuộc đời, qua đó thể hiện những quan niệm về cuộc sống của tác giả và tìnhcảm kính trọng của ông đối với ngời cha đáng kính

3 Đoạn trích có nhiều từ cổ, cần đọc kĩ chú thích Lu ý thể hiện rõ giọng đọc các lời thoại

II Kiến thức cơ bản

Thể kí xuất hiện mầm mống từ giai đoạn thứ hai của thời kì văn học trung đại (thế kỉ XVI đếnnửa đầu thế kỉ XVIII) nhng phải đến nửa cuối thế kỉ XVII với sự xuất hiện của Thợng kinh kí sự của

Lê Hữu Trác thì kí mới thực sự ra đời với t cách là thể văn xuôi tự sự nghệ thuật Đặng Dịch Trai

của kí trung đại ở loại văn tự thuật, ngời viết thuật lại khá trung thành và tỉ mỉ các sự kiện liên quan

đến cuộc đời mình và những ngời thân Trong Đặng dịch trai ngôn hành lục, Đặng Huy Trứ đã thuật

trung thực những sự kiện liên quan đến bản thân ông Trong tác phẩm, tác giả nhắc nhiều đến ng ờicha của mình là Đặng Văn Trọng Là một trí thức có nhân cách, nhng phải sống vào giai đoạn nửacuối thế kỉ XIX, chứng kiến những cơn suy vong của vận mệnh dân tộc, ông đã đau lòng tr ớc sự tanrã của hệ thống đạo đức luân lí phơng Đông Và vì thế ông tiếc nuối thời kì đã qua và gửi gắm niềmnuối tiếc ấy vào nỗi nhớ thơng về ngời cha mà ông vô cùng kính trọng Đoạn trích Cha tôi không

đơn giản là tấm lòng của tác giả đối với ngời cha mà còn thể hiện những suy nghĩ của ông về lẽsống, nhân sinh

Đoạn trích lần lợt thuật lại ba sự kiện tiêu biểu, ba khúc ngoặt trên đờng thi cử của nhân vật

“tôi” (tức Đặng Huy Trứ) Sự kiện là việc thi cử đỗ trợt của “tôi” nhng vấn đề tác giả muốn thể hiện

ở đây lại nằm ở hành động, lời nói của ngời cha Những phản ứng của ngời cha trớc việc đỗ trợt củacon trai đã thể hiện rõ nhân cách và cái nhìn sâu sắc của ông về con ngời

Sự kiện thứ nhất xảy ra vào mùa thu năm Quý Mão (1843), “tôi theo cha cùng ngời anh con báctrởng là Đặng Huy Sĩ đến trờng Phú Xuân để thi” Nhân vật “tôi” đi thi với mục đích “quen với tiếngtrống trờng thi” Khi ngời ta xớng danh, yết bảng thì “tôi” đi xem hát Cũng chỉ định đi chơi về rồingó bảng tú tài Tất nhiên, đây chỉ là cách nói khiêm tốn của ngời thuật chuyện, song nó cũng thểhiện đợc thái độ đi thi của ông Sự kiện đầy bất ngờ đã xảy ra, khi xớng danh họ Đặng, mọi ngời đềunghĩ là Đặng Văn Trọng Thế nhng ngời đỗ thứ ba lại chính là “tôi” Đỗ thứ ba trong kì thi này làmột vinh dự rất lớn, là hi vọng và mong đợi của mọi sĩ tử, kể cả của thân phụ Đặng Huy Trứ, tức

Đặng Văn Trọng, một ngời tài giỏi mà ai cũng nghĩ là xứng đáng Thế nhng, thái độ của hai cha conlại hoàn toàn bất ngờ Con thì không quan tâm, vẫn mải đi chơi và khiêm tốn với “ý định” “để đến

Trang 7

tối sẽ đi coi bảng tú tài xem có tên mình hay không” Còn ngời cha, nghe tin con đỗ, một tin vui đốivới cả gia tộc, dòng họ thì lại có phản ứng thật lạ : “cha tôi dựa vào cây xoài, nớc mắt ớt áo” nh là

“gặp việc chẳng lành” Không phải ông buồn vì con thi đỗ mà ông lại trợt Những giọt nớc mắt củangời cha ấy thể hiện tấm lòng cao cả, nỗi lo lắng của một ngời cha, một ngời từng trải, ngời vốn đãrất hiểu lẽ đời Câu trả lời của ông hợp tình hợp lí : “Có gì đáng vui đâu Đỗ đạt cao là để dành chongời có phúc đức Con tôi tính tình cha già dặn, cha có đức nghiệp gì Cổ nhân đã nói “Thiếu niên

đăng khoa nhất bất hạnh dã !”” Đó là nỗi băn khoăn của một ngời cha luôn lo lắng cho con Câu trảlời của ông vừa rất khiêm tốn lại rất chân thành Những câu nói ấy đã có ngầm ý rằng : mục đíchcủa việc thi cử không nhất thiết phải đỗ đạt để làm quan ngay Sự đời cái gì dễ kiếm thì không đợctrân trọng dù nó rất quý giá Dù là ngời có tài năng thực sự nhng nếu đỗ đạt quá sớm sẽ sinh ra kiêungạo và tự mãn Phản ứng của ngời cha là phản ứng của ngời hiểu sâu xa câu chuyện “Tái ông thấtmã” Kể lại sự kiện này, tác giả đã chọn chi tiết, ngôn ngữ rất khéo léo để thể hiện nhân cách và suynghĩ sâu xa của ngời cha Ngôn ngữ và cách nói của ngời cha thể hiện ông là một nhà nho mẫu mực.Những lí lẽ ông đa ra đều thật trọn vẹn, có trên có dới Không tự ti nhng cũng không kiêu căng tựmãn : “Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba Đó là do triều đình nuôi dỡng, tổ tông tích đức,gia đình giáo dục mà đợc thế Nhìn lên, tôi đội ơn tác thành của thiên tử, lại cảm kích công vuntrồng của tổ tiên, chỉ sợ con tôi không báo đáp đợc nghĩa nặng ơn dày nên không cầm nổi nớc mắt”.Tác giả đã dùng lời đáp ấy và mợn lời nhận xét của mọi ngời để tỏ lòng kính trọng và niềm tự hào

về ngời cha của mình

Sự kiện thứ hai đợc thuật lại trong đoạn trích vẫn lại là chuyện thi cử Lần thứ hai, ngời con đỗ

đạt và ngời cha cũng có phản ứng tơng tự Đó là “Khoa thi Hội mùa xuân năm Đinh Mùi nhân tứtuần đại khánh của đức Hiến tổ Chơng Hoàng đế Thiệu Trị, vua cho mở Ân khoa”

Ngời cha nghe tin con đỗ đạt không hồ hởi vui mừng mà lo lắng : “Bậc đỗ đại khoa ắt phải làngời phúc phận lớn Con tôi đức độ ra sao mà đợc nh vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng” Không phảingời cha không tin vào khả năng của con mình Đây là cách phản ứng của một ngời cha có suy nghĩsâu sắc, chín chắn Ông đã thể hiện quan niệm của mình về ngời quân tử Ngời đỗ đạt phải là ngời

có tài và có đức Đó là quan niệm của một chính nhân quân tử, một con ngời hiểu đời, hiểu ngời,hiểu lẽ sống và hiểu chính con trai mình

Sự kiện thứ ba đợc tác giả thuật lại trong đoạn trích có khác với hai sự kiện trên Tác giả đã chọn

kể hai sự việc đồng thời xảy ra trong gia đình để ngợi ca tấm lòng và nhân cách của ngời cha “Kìthi Đình năm ấy vào ngày 26 tháng 4 Đúng hôm đó, từ cuối nhà bên trái điện Cần Chánh báo tin dữ: bác ngự y Đặng Văn Chức mất [ ] Tôi thì vừa bị đánh hỏng trong kì thi Đình Cả nhà lại càngbuồn cho tôi” Trớc hai tin dữ ấy, Đặng Văn Trọng đau đớn trớc cái chết của ngời anh và coi việccon trai bị đánh hỏng là “không có chuyện gì đáng kể” Với phản ứng của ngời cha nh trên, có thểsuy đoán dờng nh ngời cha không muốn con trai mình đỗ đạt Một nhà nho theo nghiệp sách đènkhoa cử không lẽ lại coi thờng chuyện đỗ đạt nh vậy Xem lại thì không phải vậy Tấm lòng của ng-

ời cha ấy đợc thể hiện rõ ở lời nói của ông trong phần kết đoạn trích Khi việc tang ngời anh trai đãhơi th, ông mời quay sang khuyên nhủ con trai Lời khuyên nhủ này là tâm sự giấu kín từ nơi sâuthẳm tấm lòng ngời cha : “Đã vào thi Đình thì không còn đánh trợt nữa, từ đời Lê đến nay nh thế đãlâu mà nay con lại bị đánh trợt” Ông đã phân tích cho con trai thấy sai lầm nghiêm trọng của mình

để ngời con nhận rõ điều trái phải Việc để bị đánh trợt trong kì thi Đình là một lỗi lầm rất lớn

Nh-ng ôNh-ng khôNh-ng dừNh-ng lại ở việc chỉ ra sai lầm của con, mà quan trọNh-ng hơn, ôNh-ng đã khuyên nhủ con trainhững lời thấu tình đạt lí Lời khuyên của ngời cha chứa đựng những triết lí về cuộc sống Nó đãgiúp cho ngời con nhận ra lỗi lầm của mình, nhng không bị rơi vào sự tuyệt vọng, bi quan hay phẫnuất Bài học ông dạy con có thể thu gọn trong câu “Thất bại là mẹ thành công” Những lí lẽ ngời cha

đa ra thật thấu tình đạt lí, nó buộc ngời con phải suy nghĩ mà quyết tâm tiến thủ “ tớc cả khoadanh của con là để rèn luyện cho con nên ngời Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc Tài học, phẩmhạnh của con còn kém các ông ấy muôn lần Ngời ta ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quý là ở chỗ biếtsửa chữa”

Lí lẽ và quan niệm về chuyện thi cử, về thành công và thất bại của ngời cha đều rất sâu sắc Đócũng chính là một bài học nhân sinh quý giá cho ngời đời sau

Ngời cha hiện lên trong lời tự thuật của nhân vật “tôi” thật đáng kính trọng Ông là điển hìnhmẫu mực của một nhà nho chân chính Qua câu chuyện của bản thân mình, tác giả đã đa ra một triết

lí sống rất thực tế và sâu sắc : ở đời, điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại Điềuquan trọng là ta phải biết vì sao mình thất bại, từ đó rút ra bài học cho bản thân Thành công khôngkiêu ngạo tự mãn, thất bại không bi quan tuyệt vọng Phải biết mình biết ta, biết sống cho đúng mực

và phải biết đứng lên sau khi ngã

Cách kể chuyện trong đoạn trích rất tiêu biểu cho nghệ thuật viết kí Tác giả rất trung thành với

Trang 8

sự thực nhng không dừng lại ở việc thuật lại sự việc Trong khi thuật lại các sự kiện, ngời viết đã lựachọn chi tiết, sự việc tiêu biểu để từ đó thể hiện thái độ của bản thân hoặc những quan niệm, t tởng

có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

III liên hệ

Đặng Huy Trứ để lại nhiều sách về giáo dục, sử, binh th, riêng về văn, có Đặng Hoàng Trung văn sao (Bản sao tập văn của Đặng Hoàng Trung), Đặng Hoàng Trung thi sao (Bản sao tập thơ của

Đặng Hoàng Trung), Đặng Dịch Trai ngôn hành lục (Sao lục châm ngôn và hành trạng của Đặng

Dịch Trai), Tứ giới thi (Thơ về bốn điều răn)…, trong đó đáng kể nhất là Đặng Hoàng Trung thi sao

1860 Thơ ông bày tỏ tấm lòng quan tâm đến đời sống ngời dân thờng ở nông thôn, chung niềm vuinỗi buồn với họ, từ bác thợ cày, phụ nữ nuôi tằm, chị vú nuôi trẻ, bà đỡ hộ sản đến ngời chạy chợ,nhà nho nghèo… Qua nhiều bài thơ, tác giả đã khắc hoạ nhiều mặt đời sống phong phú ở miền quê,bằng những chi tiết cụ thể, nh đống rấm trấu ban đêm, mẹt cau phơi ngày lạnh Các sản vật địa ph-

ơng cùng những nghề thủ công nh rổ tre Bàu La, gạo gie An Cựu, lò vịt An Xuân, nghề làm đá ởLục Bảo v.v… cũng đi vào thơ của ông Sau khi ra làm quan, tác giả dành phần lớn thơ để bộc lộ rõhơn nữa lòng u thời mẫn thế cùng những suy t về vận mệnh ngả nghiêng của đất nớc Lòng yêu nớc

đó đã đợc thể hiện cụ thể bằng hành động chống giặc Pháp đến hơi thở cuối cùng

Thơ Đặng Huy Trứ tuy cha sánh đợc với các nhà thơ cự phách về mặt nghệ thuật nhng mặtmạnh của ông lại là đa đợc những hình ảnh hiện thực sinh động, cá thể, giàu sắc thái địa phơng vàothơ Mặt mạnh này càng thể hiện đầy đủ hơn ở cuốn văn xuôi Đặng Dịch Trai ngôn hành lục Đây

là cuốn hồi kí viết về ngời cha nhng đề cập đến cả một gia đình đông đúc của ông, gồm bà, mẹ, cácbác, anh em họ, hàng xóm láng giềng…, đặc biệt là phần kể chuyện về thuở ấu thơ, việc học hành,thi cử cùng mối tình thuỷ chung vợt lễ giáo của ông với cô hàng bánh Những chân dung nhân vật,những tập tục một thời đều đợc ông kể lại tỉ mỉ, chân thật, do đó rất hấp dẫn ngời đọc ; là những tliệu quý giúp bạn đọc đời sau hiểu về đời sống đơng thời mà không phải nhà văn đơng thời nào cũng

để tâm ghi chép Điều đó hẳn không tách rời với những cởi mở, đổi mới của ông trong việc nhìn ranớc ngoài, góp phần chấn hng nền kinh tế nớc nhà một cách thiết thực

Truyện Lục Vân Tiên Sau 1858, sáng tác của ông thể hiện tấm lòng tha thiết với đất nớc, với dân tộc

trớc nạn ngoại xâm, ca ngợi những tấm gơng anh hùng đã đứng lên chống giặc, dù họ là ai, tớnglĩnh, binh sĩ hay nhân dân

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà giáo yêu nớc, có tấm lòng tha thiết với dân tộc Cuộc đời

Đồ Chiểu là tấm gơng sáng ngời về nghĩa khí, về đạo đức Là một ngời mù loà, không thể trực tiếpcầm gơm đánh giặc, Đồ Chiểu đã sử dụng ngòi bút của mình nh một thứ vũ khí sắc bén để chiến đấuchống kẻ thù ông luôn ca ngợi những ngời đã dám anh dũng đứng lên cầm gơm giết giặc và đã viếtnhững bài văn tế xúc động về họ, nh Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chất phác, giản dị và có giá trị t tởng lớn Đó đều là những tácphẩm đợc sáng tác theo quan điểm :

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

2 Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ, đợc viết dới hình thức thơ lục bát Truyện thơ Nôm là thể

loại văn học khá phát triển trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XVIII − XIX Đó là những thànhtựu đáng tự hào của nền văn học dân tộc

3 Đoạn trích này nằm ở phần đầu của truyện, từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu

của truyện thơ Lục Vân Tiên và Vơng Tử Trực kết nghĩa anh em, rồi cùng tới kinh đô ứng thí Họvào nghỉ trong một quán trọ, ở đây, họ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm Bốn ngời cùng làm thơ để trổtài cao thấp Thấy Tiên, Trực làm thơ nhanh và hay, Kiệm và Hâm có ý nghi ngờ hai ngời sao chépthơ cổ Trớc tình cảnh ấy, ông quán tỏ ra khinh bỉ vô cùng những kẻ bất tài lại hay đố kị

4 Đọc đoạn trích theo cách gieo vần của thơ lục bát Chú ý ngắt giọng giữa câu (Quán

Trang 9

giai đoạn sáng tác theo quan điểm “văn chơng chở đạo” “Đạo” ở đây là những quan niệm đạo đứctruyền thống phơng Đông theo quan niệm của Nho giáo Tính cách của nhân vật tốt − xấu, ngay −gian rất rõ ràng Qua thế giới nhân vật ấy, tác giả thể hiện những quan niệm của mình về đạo đức, vềcon ngời và lẽ sống.

Đoạn trích Lẽ ghét thơng (từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm) là lời của một nhân vật trong

truyện, đó là nhân vật ông Quán trong cuộc đàm đạo giữa ông và các nho sĩ trẻ tuổi Quan điểm yêughét của ông Quán chính là quan điểm của tác giả − nhà thơ, nhà văn, ông đồ Nguyễn Đình Chiểu

Đoạn trích chia làm hai phần rất rõ rệt : phần nói về những điều mà ông Quán ghét, và phần kể

về những điều ông Quán thơng Từ ghét, thơng ở đây cũng không đơn giản là chỉ tình cảm đối với

một ai đó mà đợc dùng để thể hiện sự đồng tình và phản đối của ngời nói đối với điều đợc nói tới.Cũng không phải là chuyện ghét thơng những điều liên quan đến cá nhân ngời nói Chuyện ghét th-

ơng đợc nhìn nhận xuất phát từ quyền lợi của nhân dân

Cấu trúc ngôn ngữ trong đoạn trích có vẻ đơn điệu bởi sự lặp lại nhiều lần hình thức điệp đối.Song chính điều đó lại tạo nên hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung t tởng của tác giả.Lặp lại hình thức những thay đổi sự việc, nhân vật trong mỗi câu thơ để nhấn mạnh, khẳng định thái

độ yêu ghét rõ ràng của nhà thơ Để thể hiện thái độ ghét thơng với từng đối tợng cụ thể, ông Quán

có lời nhận xét chung “Vì chng hay ghét cũng là hay thơng” Chuyện ghét thơng ở đây có mối quan

hệ mật thiết với nhau Thái độ “ghét” là hệ quả của sự “thơng” mà thôi Nỗi ghét − thơng là sự trăntrở của ông về cuộc đời, về cuộc sống của nhân dân lao động Vì thơng nhân dân cực khổ lầm than,vì trân trọng những con ngời biết vì dân mà ghét những kẻ tàn bạo, đi ngợc với đạo lí làm ngời, đẩynhân dân vào cảnh cơ cực lầm than

Trớc hết, tác giả nói chuyện “ghét” Ông Quán ghét những ai ? Tại sao ông lại ghét họ Với mỗi

đối tợng, ông đều có lời giải thích rõ ràng Không ghét chung chung, mà ghét điều cụ thể

Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Đối tợng ghét có tính khái quát rất cao, ghét tất cả những việc vớ vẩn, vô ích đối với dân với n

-ớc Phàm những việc gì không có ích cho cuộc sống, có hại đối với con ngời thì đều là điều đángghét, điều xấu xa Mức độ ghét cũng rất dứt khoát, rõ ràng và quyết liệt Điều này thể hiện ở việctách từ, điệp từ Ba từ ghét đợc lặp lại trong câu thơ tám chữ thể hiện thái độ rất quyết liệt Đó là thái

độ không khoan nhợng, không dung tha đối với điều xấu

Những đối tợng tiếp theo đợc nhắc đến gắn với thái độ ghét của ông Quán đều có một điểmchung Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn ác, những triều đình nổi tiếng nhiễu nhơng, xấu xa tronglịch sử Trung Quốc : đó là Kiệt, Trụ mê dâm, U, Lệ đa đoan, Ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng

ý thơ rất cân đối trong việc kể Trớc hết là hai cặp nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử phongkiến Trung Hoa thời cổ đại, những tên vua tàn ác mà tên tuổi đều gắn với những giai thoại về sự độc

ác khôn cùng Tiếp đến là hai thời kì đen tối của lịch sử Trung Hoa, kẻ cầm quyền tranh giànhquyền lực đẩy nhân dân vào nạn binh đao Kẻ thì ăn chơi, hởng thụ sa đoạ, ngời thì say sa tranhgiành quyền lực nhng tất cả bọn chúng đều gây ra một hậu quả chung là đẩy nhân dân vào cuộcsống vô cùng khổ cực Những điều ông Quán ghét không liên quan gì đến cuộc sống của cá nhân

ông Tóm lại, ông ghét những kẻ làm nhân dân phải chịu khổ cực Cả bốn câu ông đều nhắc đếndân, nhắc đến những hậu quả mà nhân dân lao động phải chịu : dân “sa hầm sẩy hang”, dân chịu

“lầm than”, dân “nhọc nhằn” và “lằng nhằng rối dân” Bốn đối tợng ghét cụ thể ấy đã khái quát nênmột đối tợng ghét rất chung : ông ghét những kẻ đi ngợc lại với quyền lợi của dân

Còn thái độ thơng của ông thì sao ? Ông thơng những đối tợng nào ? Thơng không chỉ là sự

th-ơng cảm mà thth-ơng ở đây là thái độ đồng tình, kính trọng của ông dành cho đối tợng ông khôngghét những chuyện vặt vãnh nên cũng không nói đến thơng những chuyện bình thờng

Thơng là thơng đức thánh nhân, Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.

Trang 10

Đối tợng “thơng” là nhân vật cụ thể, có thực trong lịch sử Trung Hoa Đó là : Khổng Tử, Nhan

Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc Họ đều là những con ngời nổi tiếng về tài và

đức Họ có cùng một điểm chung là luôn cố gắng mang tài năng ra giúp đời song lại gặp toànchuyện không may mắn Sự nghiệp dù lẫy lừng song rồi lại dang dở Nhng tất cả họ đều là ngời cónhân cách cao cả, đều hết lòng thơng yêu dân chúng, sống trọn đạo bề tôi, giữ vững phẩm cách củanhà nho Đối tợng “thơng” đều là những ngời tài đức vẹn toàn Vì vậy, thái độ thơng ở đây bao gồm

cả sự cảm thông, trân trọng và kính phục của tác giả

Nhà thơ đã mợn chuyện bàn luận về ghét thơng, về lịch sử để thể hiện thái độ của mình đối vớinhân dân Việc ghét thơng gắn chặt với quyền lợi của nhân dân lao động

Tác giả đã sử dụng rất thành công các phơng tiện ngôn ngữ nh điệp từ, từ láy, thành ngữ, tiểu

đối để thể hiện thái độ ghét thơng rất rõ ràng, dứt khoát và quyết liệt của mình Đặc biệt nhà thơ đã

sử dụng rất hiệu quả biện pháp nghệ thuật điệp từ Đó là từ ghét và từ thơng Đối tợng của “ghét” và

“thơng” thì luôn sóng đôi nhau từng cặp “Kiệt, Trụ” và “U, Lệ” ; Ngũ bá và thúc quý Đối tợng

“th-ơng” thì phong phú hơn Điều đó thể hiện rõ hơn thái độ thơng ghét rõ ràng, dứt khoát của ôngQuán Ông Quán dẫn toàn những chuyện sử sách Trung Quốc Đây là những câu chuyện mà bất cứnhà nho nào cũng biết đến ở thời của các nhà nho nh Nguyễn Đình Chiểu, những nhân vật vànhững thời điểm lịch sử ấy đã trở nên rất quen thuộc và đã mang ý nghĩa khái quát hoá

Mợn lời ông Quán, tác giả đã thể hiện quan điểm của một nhà nho chân chính Nhà nho ấy tuy

là đệ tử của chốn cửa Khổng sân Trình nhng lại có t tởng rất tiến bộ Đó là sự nối tiếp t tởng củaNguyễn Trãi thể hiện ở Bình Ngô đại cáo, đó là : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Cái tiêu chuẩn

để “ghét thơng” ở đây là quyền lợi của nhân dân, đi trái với quyền lợi của nhân dân là đáng ghét, là

đáng phê phán Tác giả đã dùng hình thức đàm đạo về ghét thơng giữa ông Quán và các nho sĩ trẻtuổi để thể hiện thái độ, quan điểm t tởng của mình về thời cuộc và nhân tình thế thái

III liên hệ

“Quán rằng : ghét việc tầm phào, Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.”

Chính thái độ yêu ghét dứt khoát mãnh liệt ấy đã tạo cho truyện Lục Vân Tiên một tinh thần đấu

tranh, một tinh thần phấn khởi lôi kéo ngời đọc…

… Thơng và ghét đều vì nhân dân Làm lợi cho dân thì thơng, làm hại cho dân thì ghét :

Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm

… Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

… Nguyễn Đình Chiểu cũng đứng trên lập trờng nhân nghĩa của nhân dân mà có một thái độ dứtkhoát : yêu và ghét, “Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”… Thái độ thật dứt khoát ấy đợc xây

dựng trên một lí tởng vững chắc bền bỉ, không gì lay chuyển nổi Nhân vật Kiều Nguyệt Nga tiêubiểu cho cái lí tởng ấy Trong truyện Lục Vân Tiên mỗi nhân vật chính diện đều theo đuổi một lí t-

1 Nguyễn Đình Chiểu (xem bài Lẽ ghét thơng).

2 Chạy giặc đợc sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lợc Việt Nam Nhng chúng

đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn,tràn tới sông Bến Nghé Bài thơ thể hiện lòng yêu nớc nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khiphải chứng kiến cảnh nớc mất nhà tan

3 Khi đọc, chú ý quy tắc gieo vần theo niêm luật của thơ thất ngôn bát cú.

rõ ràng cảnh nớc mất nhà tan Ông đã vẽ nên bức tranh đầy máu và nớc mắt về một thời điểm lịch sử

đen tối của dân tộc

Trang 11

Bài thơ đợc mở đầu bằng một khung cảnh bình thờng mà bất thờng

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay.

Cảnh chợ thờng gợi cảm giác thanh bình Cảnh thanh bình ấy đột nhiên bị phá vỡ bởi một thứ

âm thanh vô cùng tàn nhẫn và đáng sợ : tiếng súng Tây Đó là âm thanh báo hiệu sự bắt đầu một tấn

bi kịch của dân tộc Hai câu đề đã khái quát hoàn cảnh bao quát của cảnh chạy giặc và cũng là kháiquát hiện thực Bàn cờ thế phút sa tay là hình ảnh có ý nghĩa tợng trng Thế sự nh cuộc cờ, ngời

đứng đầu là ngời chơi cờ Nớc cờ sa tay, ván cờ thất bại Cách nói “phút sa tay” gợi cảm giác tai hoạ

đến thật đột ngột, không có dự báo trớc Nó khiến cho ngời trong cuộc hoang mang Cảnh tợng ấy

đã đợc nhà thơ, ngời trong cuộc, hình dung và ghi lại rất rõ ràng ở câu thực và câu luận

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nớc,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Thực tế bao giờ “nớc mất” cũng kéo theo “nhà tan” Cảnh nhà tan đã đợc nhà thơ ghi lại bằngmột hình ảnh thật đắt và giàu sức gợi Nó gợi nên sự đau xót, thơng tâm Khi đã chạy giặc thì đủ cảgià, trẻ, lớn, bé nhng ở đây tác giả chỉ dùng một hình ảnh “lũ trẻ lơ xơ chạy” Lũ trẻ “bỏ nhà” đã

đáng thơng tâm lắm rồi nhng kèm theo từ lơ xơ càng tăng cảm giác đau xót đến bội phần Nó gợi sự

tan tác đến hoang tàn Cảnh con ngời nhà tan cửa nát đợc đặc tả bằng hình ảnh “lũ trẻ lơ xơ chạy”thì hình ảnh thiên nhiên trời đất tang thơng lại đợc gợi nên bởi hình ảnh “bầy chim dáo dác bay”.Hai cặp hình ảnh đối nhau trong cặp câu thực đã thể hiện rất rõ cảnh tợng đau xót của ngày chạygiặc

Cảnh nhà tan là vậy, còn cảnh nớc mất cũng thật tang thơng Tác giả đã dùng hai địa điểm thực

để tả cảnh đất nớc những ngày đầu oằn mình dới gót giày xâm lợc Tiếng súng của quân xâm lợc đãbao trùm lên không gian quê hơng một không khí đầy hiểm hoạ Hình ảnh “tan bọt nớc” và “nhuốmmàu mây” gợi sự tan tác và u ám Bóng quân thù đã bao trùm cả quê hơng

Chỉ với những nét gợi tả trong ba cặp câu thơ ấy thôi, nhà thơ đã khái quát phút giây đau th ơngcủa cả dân tộc Việt Nhà thơ ấy tuy mù loà nhng nỗi đau của một ngời dân mất nớc đã khiến ông cóthể cảm nhận bằng tởng tợng nhng rất chính xác cảnh tang thơng của quê hơng

Tấm lòng ấy đợc trực tiếp thể hiện ở hai câu kết :

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

cũng chính là niềm mong mỏi thống thiết của Đồ Chiểu và của nhân dân Họ mong mỏi có nhữngngời có đủ sức, đủ tài và đủ tâm đứng lên thực hiện nhiệm vụ đánh giặc giữ nớc Câu hỏi kết thúcbài thơ đã tạo nên âm hởng thật thống thiết cho toàn bài thơ, đồng thời thể hiện tấm lòng đau đáunỗi niềm non nớc của ông Đồ Chiểu

III liên hệ

So sánh nội dung bài Chạy giặc với bài Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu :

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi ? Có hay không ? Mây giăng ải bắc mong tin nhạn, Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.

Bờ cõi xa đà chia đất khác, Nắng sơng nay há đội trời chung.

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu, Một trận ma nhuần rửa núi sông ?

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nguyễn đình chiểu

I Gợi dẫn

1 Nguyễn Đình Chiểu (xem bài Lẽ ghét thơng).

Trang 12

2 Thời xa, khi tế lễ trời đất, núi sông thờng có bài văn cầu chúc, gọi là tế văn, kì (1) văn hoặc

tế cũng có khi đợc gọi là điếu (điếu văn).

mở đầu bằng Năm, tháng, ngày kính mời vong linh ngời nào đó ; kết thúc bằng Ô hô, ai tai (Hỡi

ơi ! Đau đớn thay !) Về ngôn ngữ, văn tế không câu nệ đến hình thức ; ngời ta có thể dùng văn vần,tản văn, biền văn

Một bài văn tế thờng có các phần : Lung khởi (ấn tợng khái quát về ngời chết) ; Thích thực (hồi

tởng công đức của ngời chết) ; Ai vãn (than tiếc ngời chết) ; Kết (nêu lên ý nghĩ của ngời tế và cầu

chúc cho linh hồn ngời chết)

3 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đợc Nguyễn Đình Chiểu viết để tởng nhớ công ơn của những ngời

nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dânNam Bộ đứng lên chống giặc Năm 1861, vào đêm 14 − 12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở CầnGiuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhng cuối cùng lại thất bại Bài văn tế tuy đợc viếttheo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành chonhững ngời đã xả thân vì nghĩa lớn Bài văn đợc viết theo bố cục quen thuộc của một bài văn tế :

- Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang nh mõ) : cảm tởng khái quát về những nghĩa sĩ nông dân hi

sinh trong trận Cần Giuộc

- Thích thực (từ Nhớ linh xa đến ra tay bộ hổ) : hồi tởng về cuộc đời ngời nghĩa sĩ.

- Ai vãn (từ Khá thơng thay đến dật dờ trớc ngõ) : than tiếc các nghĩa sĩ.

- Kết (phần còn lại) : tình cảm xót thơng của ngời tế với linh hồn ngời chết

Qua bài văn, hình tợng những ngời nghĩa sĩ vốn là những ngời nông dân hiền lành đã hiện lên

nh một biểu tợng nghệ thuật sừng sững về lòng yêu nớc của nhân dân Việt Nam Lòng căm thù quângiặc của những ngời nghĩa sĩ cũng chính là lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu

4 Đọc bài văn bằng giọng điệu bi thiết, trầm hùng Chú ý thể hiện tính chất đối xứng của các

câu văn biền ngẫu

II Kiến thức cơ bản

Thật có lí khi khẳng định Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những bài văn tế hay và cảm

động nhất trong lịch sử văn học dân tộc Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tợng đàinghệ thuật sừng sững về ngời nông dân tơng xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ − ngờinông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nớc

Theo dòng hồi tởng, cuộc đời của những ngời nghĩa sĩ đợc phản ánh chân thực, sống động Đó

là những ngời nghĩa sĩ − nông dân :

Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

Cha quen cung ngựa, đâu tới trờng nhung ; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Vẫn là hình ảnh quen thuộc của ngời nông dân Việt Nam cần cù, lam lũ Vẻ “cui cút", dáng

“toan lo" nh gợi ra từ sâu thẳm nỗi niềm cảm thông của con ngời Ngời nông dân thầm lặng làmlụng, cày sâu cuốc bẫm, bán mặt cho đất, bán lng cho trời Giữa bao la trời đất và ruộng đồng rộnglớn, vóc dáng ngời nông dân hiển hiện thật tội nghiệp, đơn chiếc Họ tất tả trong cái đói, cái nghèo.Ngời nông dân giãi bày phận mình thành thực, cảm động Họ kể những công việc đồng áng, càycuốc, bừa cấy, những việc "ruộng trâu", "làng bộ" cũng giản đơn, dung dị nh chính cuộc đời họ Họnghĩ suy cũng thật mộc mạc : đó là chuyện quen làm, chuyện vốn có Bởi thế, dễ dàng phân biệt

chuyện cha quen làm và chuyện quen làm, chuyện chiến trận và chuyện ruộng đồng Sự ngỡ ngàng,ngạc nhiên của họ khi "tập súng", "tập mác", "tập cờ" cũng là điều dễ hiểu Không gian "súng giặc

đất rền" làm đảo lộn cuộc sống yên bình của ngời nông dân Tay cày, tay cuốc giờ đợc thay bằng taygiáo, tay mác Lòng căm thù giặc biểu hiện ngút trời :

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mơi tháng, trông tin quan nh trời hạn trông ma ; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi nh nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Từng lời, từng chữ trong văn tế thấm sâu nỗi hờn căm sôi sục : "ăn gan", rồi "cắn cổ" , Nguyễn

Đình Chiểu thật tài tình khi đa ngôn ngữ dân dã, mộc mạc vào trong lời văn "Ăn gan, cắn cổ" cũng

( 1) Kì: tế lễ.

( 2) Chúc: cầu chúc.

Trang 13

là tiêu diệt tận cùng loài thú dữ, ác độc Nguyễn Đình Chiểu phát hiện ra tình yêu nớc cháy sángtrong tâm hồn ngời nghĩa sĩ Không cam lòng nhìn nơi mình gắn bó máu thịt bị tàn phá, họ vứt bỏcuốc cày đến với nghĩa quân, từ việc "cha quen cung ngựa đâu tới trờng nhung", đến việc "mếnnghĩa làm quân chiêu mộ" "Súng giặc đất rền" đã trở thành hoàn cảnh điển hình để ngời nông dân

tự bộc lộ chính mình Đằng sau con ngời nhỏ bé kia là một nghị lực, một khí phách chiến đấu phithờng Tinh thần tự nguyện, xả thân vì nghĩa lớn đợc nâng thành lí tởng cao cả của ngời nghĩa sĩ −nông dân Họ tự nguyện đến "trờng nhung" liều hi sinh bản thân mình để bảo vệ đất nớc Hành độngsẵn sàng xả thân vì nớc là sự kết tinh cao độ của lòng căm thù giặc và yêu nớc sắt son của ngờinghĩa sĩ :

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình ; chẳng thèm trốn ngợc trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Nếu nh trớc kia ngời trai tráng "bớc chân xuống thuyền nớc mắt nh ma" thì nay trong thơ ĐồChiểu sừng sững hình ảnh ngời nghĩa sĩ tự nguyện cứu dân, cứu nớc Trong từng bớc chân lùng giặc

đánh của họ, ngời ta cảm nhận đợc niềm tự hào sâu sắc của tác giả “Quân dân lấy tình yêu làm gốc,lấy nghĩa khí làm trọng” Chỉ vì "mến nghĩa" mà trở thành nghĩa quân thì thực sự cao quý vô cùng.Tinh thần chiến đấu xả thân vì nghĩa đợc ngời nghĩa sĩ dùng làm phơng châm, mục đích để chiến

Một cuộc chiến đấu không cân sức nhng vẫn làm nổi bật t thế của ngời nghĩa sĩ trên chiến trận

T thế hiên ngang, chủ động, tung hoành ngang dọc Mỗi lời văn tế đồng thời biểu hiện khí thế xungtrận sục sôi của ngời nghĩa sĩ Khi "đánh", "đốt", "chém", khi "đạp rào", "lớt tới", lúc "đâm ngang",

"chém ngợc" lòng quả cảm, sự nung nấu ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng nh giục giã, nhthôi thúc Các hành động liên tiếp quyết liệt của ngời nghĩa sĩ đợc tác giả miêu tả qua một loạt động

từ mạnh, tạo ấn tợng hùng tráng Sự đối lập giữa "ngọn tầm vông", "rơm con cúi", "lỡi dao phay" với

"tàu sắt", "tàu đồng", "súng nổ" nhằm tô đậm khí phách của ngời nghĩa sĩ Điều đáng trân trọng nhất

ở họ chính là sự đồng tâm, hiệp lực, sức mạnh đoàn kết của những tâm hồn quả cảm, anh hùng.Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ cái nhìn rất chân thực và tinh tế về ngời nông dân, nghĩa sĩ Họ anhhùng dũng cảm nhng vẫn nôn nóng, bột phát Phải chăng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sựthất bại của những ngời nghĩa sĩ ở Cần Giuộc

Nguyễn Đình Chiểu viết về ngời nghĩa sĩ − nông dân với một niềm tự hào sâu sắc Ngời nghĩa sĩsống một cuộc sống anh hùng − chết một cái chết vinh quang Những nghĩa sĩ vô danh hi sinh "nào

đợi gơm hùm treo mộ" Quan niệm "chết vinh còn hơn sống nhục" lại đợc thắp sáng qua hình ảnhcủa họ

Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hơng, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi

ở lính mã tà, chia rợu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Đứng trớc bức tợng đài vĩ đại ấy của dân tộc, biết bao nỗi niềm cảm thông, xót thơng đợc bộc

lộ "Ngời mẹ già", "ngời vợ yếu" đau đớn, não nùng trong niềm thơng xót vô hạn

Đau đớn bấy ! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều ; não nùng thay ! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trớc ngõ.

ng-ời nghĩa sĩ, nông dân anh hùng, bất khuất mà còn là tiếng khóc thơng bi thiết của con ngng-ời dân tộctrớc sự hi sinh vĩ đại, cao cả của họ Cuộc chiến của những ngời nghĩa sĩ thất bại song đó là thất bạitrong kiêu hãnh Hình ảnh ngời anh hùng thất thế trong văn tế trở nên đẹp đẽ, kì vĩ lạ thờng −“danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.

Nguyễn Đình Chiểu viết về những ngời nghĩa sĩ bằng tất cả nỗi niềm mến thơng và cảm phụcchân thành Cụ Đồ Chiểu mù đôi mắt mà sáng tấm lòng Ông nh nghe đợc tiếng lòng của chínhnhững ngời nghĩa sĩ − nông dân để mà tấu lên khúc ca bi ai − cảm động Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

biểu hiện một “nỗi đau toàn bích", Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ánh sáng khác thờng" trongbầu trời văn học Việt Nam rộng lớn

Trang 14

III liên hệ

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thờng, nhng con mắt của chúng ta phải chăm chúnhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy Cóngời chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch

về nội dung, và về văn, còn rất ít biết về thơ văn yêu nớc của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùngtráng của phong trào yêu nớc chống bọn xâm lợc Pháp lúc chúng đến bờ cõi nớc ta cách đây mộttrăm năm !

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nớc mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc

đấu tranh oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lợc phơng Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chânlên đất nớc chúng ta

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, nhng sinh trởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữalúc nớc nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nớc để giữ ngai vàng, nhng khắp nơi, nhân dân

và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nớc Vì mù cả hai mắt, hoạt động của ngời chiến sĩ yêunớc Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn Và những tác phẩm đó, ngoài giá trị văn nghệ, còn quýgiá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thờng của tác giả, và ghi lại lịch sử của mộtthời khổ nhục nhng vĩ đại

Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Hai

bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhng một dân tộc Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn,

ca ngợi những chiến công oanh liệt cha từng thấy, biểu dơng chiến thắng làm rạng rỡ nớc nhà Bài

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những ngời anh hùng thất thế, nhng vẫn hiên ngang

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu – tấm gơng yêu nớc và lao động nghệ thuật,

Viện Văn học − NXB Khoa học xã hội, 1973)

Tự tình _hồ xuân hơng

(Bài II)

I Gợi dẫn

1 Hồ Xuân Hơng là nữ sĩ tài năng, là hiện tợng văn học trung đại Việt Nam, song cũng là nhà

thơ mà cuộc đời còn rất nhiều bí ẩn Có rất nhiều giai thoại về hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống và cátính của bà Hiện nay phần đông các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến : Bà là con ông Hồ Phi Diễn,một nhà nho nghèo quê ở Nghệ An Ông Hồ Phi Diễn ra Bắc dạy học và lấy vợ lẽ, rồi sinh ra HồXuân Hơng Gia đình bà từng sống ở Thăng Long và bà từng dựng ngôi Cổ Nguyệt đờng để đóntiếp, giao du với khách văn chơng Bà giao du rộng rãi, đờng tình duyên của bà gặp nhiều trắc trở

2 Bài thơ thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hơng Chùm thơ bộc lộ tâm sự của một

ngời phụ nữ đa đoan luôn khát khao hạnh phúc nhng luôn gặp những điều bất hạnh Hiện lên trongchùm thơ là ngời phụ nữ đằm thắm, cá tính mãnh liệt nhng không thiếu sự dịu dàng, yếu đuối của nữtính

3 Trong khi đọc, chú ý cách gieo vần theo niêm luật của thơ thất ngôn bát cú.

II Kiến thức cơ bản

Những nhà thơ có cá tính mạnh mẽ đều là những ngời tinh tế trớc bớc chuyển của thời gian.Thời gian vô thuỷ, vô chung, đời ngời thì hữu hạn Hoặc giả thời gian nếu có tuần hoàn thì tuổi trẻvẫn qua đi Thế đối nghịch giữa thời gian với cuộc đời, đặc biệt là với tuổi trẻ và tình yêu khơinguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ mà tâm trạng của nhân vật trữ tình thờng là buồn đau da diết Bài

Tự tình của Hồ Xuân Hơng là một bài thơ nh thế.

Đờng tình duyên vốn đã chẳng êm xuôi, lại thêm tính tình Xuân Hơng khẳng khái có chútngang tàng, tất cả khiến ngời nữ sĩ không thể gò đợc mình vào cái khung vừa chật hẹp, vừa hà khắccủa thời phong kiến Sự bẽ bàng và chua chát xuất phát từ đây Cuộc đời hai lần phải đi làm lẽ, vớingời phụ nữ thời phong kiến, nh vậy cũng có thể xem là đã "chẳng còn gì" Nhng còn buồn hơn, ở

Hồ Xuân Hơng, sự gắng gợng ấy lại còn chẳng đến đâu Xem thơ Hồ Xuân Hơng thì dễ thấy, nhữngbài thơ dự đoán là đợc làm vào giai đoạn sau này có nhiều bài tỏ ra chán nản (trong đó có bài Tự tình này) Thơ ít thấy cái khẩu khí mạnh mẽ và quyết liệt Giọng thơ trầm, sâu lắng và nhiều "tâm

sự" hơn

Nh đã nói, bài Tự tình này khai thác thế đối nghịch giữa thời gian với tuổi trẻ và tình yêu Bài

thơ là mạch cảm xúc của nhiều niềm tâm sự Niềm tâm sự ấy đến vào lúc cũng thật là tinh tế

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nớc non.

Câu thơ nói đến thời gian nhng cũng lại gợi đợc cái không gian rợn ngợp Thời gian, không gian

đối lập với con ngời nhỏ bé, cô đơn

Trang 15

Đêm khuya, vắng lặng và tĩnh mịch Đó là thời điểm con ngời cảm giác rõ nhất sự cô đơn Mộtmình đối diện với đêm khuya, khi tất cả mọi âm thanh của cuộc sống đã lắng lại, đã lùi lại cả phíasau, ngời phụ nữ đa đoan ấy càng thấm thía nỗi buồn Cái âm thanh "văng vẳng" của tiếng trốngcanh không làm cho đêm bớt tĩnh lặng, mà ngợc lại nó làm cho đêm sâu hơn, vắng hơn và lòng ngờibuồn hơn Tiếng trống canh dồn là nhắc nhở thời gian đang bớc từng bớc lạnh lùng Nhà thơ đã lấy

động để mà tả tĩnh − một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca trung đại Văng vẳng vừa gợi

âm thanh của tiếng trống điểm canh, vừa gợi sự quạnh quẽ của đêm khuya Một mình đối diện với

đêm khuya vắng lặng đến cô tịch vốn đã dễ gợi niềm tâm sự ở đây, còn thêm sự cô đơn thì nỗibuồn hẳn càng dễ đến hơn Câu thơ đầu có chỗ hiện còn nhiều cách hiểu Đó là cụm từ trống canh dồn Thiết nghĩ, trống canh dồn không thể hiểu là sự gấp gáp, dồn dập, liên hồi của tiếng trống.

Hiểu nh vậy có phần gợng ép Đêm khuya không ai đánh trống dồn dập, liên hồi Vả lại trống điểmcanh lại càng không đánh dồn dập đợc Câu thơ cha nhắc đến chủ thể nhng thực tế đã là một câu đểgợi tình Một mình đối diện với đêm khuya, nhân vật trữ tình ngán ngẩm bởi thời gian trôi nhanh màtình duyên thì vẫn còn dang dở Thời gian không chỉ nhanh từng ngày, từng tháng, từng năm mà cònnhanh ngay cả mỗi canh giờ Bởi thế mà ngay cả lúc, thời gian tởng nh có bớc đi chậm nhất thì nóvẫn cứ trôi vội vã Vậy là cụm từ trống canh dồn có thể hiểu : thời gian trôi nhanh nên cảm giác các

canh ngắn lại Cũng vì thế mà tiếng trống điểm canh cũng dồn lại gần nhau hơn

Giữa cái nền không gian rợn ngợp cô đơn ấy hiện lên một hình ảnh thật bẽ bàng :

Trơ cái hồng nhan với nớc non

Động từ trơ đợc đẩy lên đầu câu đứng ngay trớc chủ thể "hồng nhan" Từ hồng nhan (sắc mặt

hồng) chỉ dung nhan ngời phụ nữ, cũng là khái niệm chỉ phụ nữ nói chung thiên về ngợi khen vẻ

đẹp Thế mà lại "trơ cái hồng nhan" Chủ thể đã mất hoàn toàn cảm giác, trơ ra, chai lì đi trớc cuộc

đời Đã vậy từ hồng nhan lại nằm ngay sau từ cái vốn không đi liền với danh từ chỉ ngời Câu thơ

mỉa mai, rẻ rúng đến xót xa Nhịp thơ chắc khoẻ nh gân lên ở đầu câu nhng lại chùng xuống ở cuốicâu nh muốn ngân thêm mãi cảm giác bẽ bàng

Câu thơ buồn Tình buồn, cảnh cũng buồn Vì thế cũng là hợp lôgíc khi ở hai câu thực, nhân vậttrữ tình tìm đến rợu :

Chén rợu hơng đa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết cha tròn.

Chủ thể trữ tình mợn rợu để tìm quên nhng say rồi lại tỉnh Tỉnh là tỉnh rợu nhng cũng lại là tỉnhtrớc hiện thực bẽ bàng Cụm từ say lại tỉnh gợi cái vòng lẩn quẩn : buồn − mợn rợu để tìm quên −nhng tỉnh rợu, nỗi buồn lại nhân lên gấp bội phần Hơng tình sao cũng giống nh hơng rợu, khiến tasay Và nếu nh sau cơn say rợu, ta mệt mỏi rã rời thì sau một thoáng hơng tình rất có thể ta phải đau

Hồ Xuân Hơng đều không hạnh phúc Mặc dù có thể là gắng gợng nhng phải làm lẽ ở thời phongkiến cũng không có gì là ghê gớm Xuân Hơng có buồn nhng không kêu ca Nàng chỉ tiếc hạnhphúc lứa đôi đã có những lúc tròn đầy sao giờ "xế bóng" mà lại không viên mãn Hạnh phúc saokhông trọn vẹn Câu thơ không đơn giản thế, không chỉ là nỗi buồn của riêng Xuân H ơng vì chuyệnhạnh phúc lứa đôi dang dở Ai dám khẳng định rằng tất cả mọi ngời phụ nữ trong mọi thời đại đềuchắc chắn hạnh phúc, không cảm thấy cô đơn khi có đủ cặp, đủ đôi Nỗi buồn của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơ là nỗi buồn chung Đó là nỗi khát khao một hạnh phúc vẹn tròn Nhất là những ng ờiphụ nữ không may mắn trong chuyện tình duyên, tuổi xuân cứ lạnh lùng trôi đi mà hạnh phúc tìmhoài không thấy

Sự khác biệt lớn nhất thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hơng là ở nữ sĩ, phẫn uất bao giờ cũng điliền với phản kháng Hai câu thơ luận chính là hai câu nói lên cái bản lĩnh ấy của Hồ Xuân Hơng :

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Hai câu thơ đăng đối và chắc khoẻ đợc tạo nên từ nghệ thuật đảo ngữ và luật đối quy định trongcâu luận Một nhỏ bé và yếu ớt (đám rêu) Một là vật vô tri (đá) Nhng thiên nhiên lại chở cái phẫnuất của lòng ngời nên dù yếu ớt mà vẫn tràn đầy sức sống (từng đám rêu xiên ngang mặt đất) Dù vô

Trang 16

tri, đá vẫn cựa động, quẫy đạp, phá phách (mấy hòn đá đâm toạc chân mây) Bản lĩnh của Hồ XuânHơng không chỉ tìm thấy trong ý nghĩa của sự miêu tả Nó nằm ngay ở cách dùng từ Ngôn ngữ của

Hồ Xuân Hơng mạnh mẽ, bớng bỉnh và phải là độc đáo : xiên ngang, đâm toạc Chúng ta gặp nhiều

cách dùng từ này trong thơ của Xuân Hơng : xoạc cẳng, phờng lòi tói, chín mõm mòm… Đó là phong

cách ngôn ngữ riêng của Bà chúa thơ Nôm Xuân Hơng

Hai câu thơ tả cảnh nhng cũng là để thể hiện cá tính Hồ Xuân Hơng − con ngời không dễ dàngbằng lòng hoàn cảnh Nhng nếu chỉ có vậy, thơ Xuân Hơng sẽ khô khan và gợng ép Bởi thế hai câuthơ cuối là hai câu nói thực lòng ngời phụ nữ :

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con !

Dù gắng gợng, bài thơ vẫn kết thúc trong tâm trạng chán chờng Từ ngán nỗi nói lên điều đó.

Xuân Hơng ngán ngẩm nỗi đời éo le, cũng là ngán ngẩm số phận mình bạc bẽo Tạo hoá cho bốnmùa xoay vần trở lại nhng tuổi xuân mãi mãi qua đi Mùa xuân của đất trời mỗi năm một mới Nhngmùa xuân của cuộc đời chỉ có một chiều tàn úa Hai từ lại trong câu này có nghĩa khác nhau Một từ

là “thêm lần nữa”, một từ là “trở lại” Nhịp câu thơ kéo dài nh nỗi chán chờng, sự cô đơn bất tận củanhân vật trữ tình

Câu thơ cuối là sự sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật tăng tiến :

Mảnh tình san sẻ tí con con Mảnh tình đã ít đã nhỏ, lại còn san sẻ nên thành ra chỉ còn lại tí con con, đã tí lại con con, hầu

nh chẳng còn gì Câu thơ là tâm sự của ngời đi làm lẽ :

Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò

t tởng nhân văn sâu sắc

Chùm 3 bài Tự tình của Hồ Xuân Hơng, mỗi bài có một vẻ riêng Dù sao cũng phải nói rằng ở

bài này thấy ít sự ngao ngán hơn Thơ vẫn có những lúc phá phách nhng không phải theo kiểu bấtcần Bài thơ nghiêng hơn về âm hởng trữ tình Nỗi buồn đong đầy nhng vẫn lắng sâu, không hời hợt.Nhìn thẳng để viết thật về lòng mình, bài thơ không chỉ là tâm sự của Hồ Xuân Hơng Bài thơ cònmang ý nghĩa nhân văn cao cả

III liên hệ

Đọc thơ Hồ Xuân Hơng, nhà thơ Tế Hanh bình luận :

Kính chào chị Hồ Xuân Hơng,

Ôi một tài thơ cỡ khác thờng.

"Xiên ngang mặt đất" câu thơ nhọn,

"Dê cỏn buồn sừng" chữ hóc xơng.

Không chịu cam tâm làm phận gái, Chế giễu nam nhi cả một phờng.

"Bà chúa thơ Nôm" ai sánh kịp,

Ra ngoài lề lối của văn chơng.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát cao bá quát

(Sa hành đoản ca)

I Gợi dẫn

1 Cao Bá Quát (1809 ? − 1855) ngời làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộcquận Long Biên, Hà Nội) Thân sinh ông là một nhà nho danh tiếng Cao Bá Quát là ngời tài năng,

đức độ, nổi tiếng với câu thơ :

Thập tải luân giao cầu cổ kiếmNhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Mời năm rong ruổi tìm kiếm báu Một đời chỉ cúi lạy hoa mai)

Trang 17

Là ngời có tài có đức nên ông chịu nhiều bất hạnh Nhân cách cứng cỏi và tính tình phóngkhoáng nên sau một thời gian ra làm quan với triều Nguyễn, Cao Bá Quát bị đẩy ra khỏi kinh đô đểnhận chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây Một thời gian sau, bất bình với triều đình chỉ lo ănchơi, ông đã từ quan và tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân và Cao Bá Quát đã chịu cái án tru ditam tộc oan nghiệt.

2 Sa hành đoản ca thuộc thể thơ cổ thể, không gò bó vào luật, vần gieo tơng đối tự do Bài

thơ thể hiện tâm trạng của một con ngời đang cảm thấy bế tắc trên đờng đời Để thể hiện tâm trạng

ấy, tác giả đã dùng hình ảnh có ý nghĩa biểu tợng : bãi cát dài và con đờng cùng Tâm sự của nhânvật trữ tình trong bài thơ chính là những nỗi niềm day dứt của nhà thơ Cao Bá Quát trong hành trình

đi tìm lí tởng sống cho riêng mình

3 Đọc kĩ phần phiên âm và dịch nghĩa trớc khi đọc phần dịch thơ Chú ý thể hiện sự hiệp vần

xuyên suốt toàn bài thơ

II Kiến thức cơ bản

Cao Bá Quát là một nhân vật lịch sử nổi tiếng văn võ toàn tài và tính tình phóng khoáng, ngaythẳng Nhng tài năng xuất chúng và nhân cách cứng cỏi ấy lại sinh lầm thời nên nó trở thành nguyênnhân gây nên những bất hạnh cho cuộc đời Cao Bá Quát Cuộc đời ông là một chuỗi liên tiếp nhữnglận đận, bất trắc và để rồi có một kết cục thật đau xót Cuộc đời đầy chông gai và bất trắc ấy có lẽ đã

đợc nhà thơ cảm nhận rất rõ nên mới có một bài thơ trĩu nặng tâm sự nh Bài ca ngắn đi trên bãi cát

này

Ngời đọc rất dễ dàng nhận ra một hình tợng nhân vật trữ tình của bài thơ, dù đó là hình tợng có

ý nghĩa biểu tợng Đó là một con ngời cô đơn lẻ loi bớc đi những bớc vô cùng nặng nhọc và vất vảgiữa một bãi cát mênh mông nắng cháy Ngời đi ấy đi những bớc đi đầy tâm sự Nguyên nhân sựkhó nhọc cất bớc ấy không phải là do bãi cát hay con đờng mà do tâm trạng Điều đó đợc thể hiện ởngay những câu đầu của bài thơ :

Trờng sa phục trờng sa,Nhất bộ nhất hồi khớc

Nhật nhập hành vị dĩ,Khách tử lệ giao lạc

(Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bớc nh lùi một bớc.

Mặt trời đã lặn, cha dừng đợc, Lữ khách trên đờng nớc mắt rơi.)

Thông thờng đi trên cát thật khó khăn Bãi cát dài rộng lại khiến ta nghĩ đến những sa mạcmênh mông, nơi chỉ hứa hẹn với ngời đến những điều cực khổ và không may mắn Chọn hình ảnhbãi cát và con đờng độc bộ của nhân vật trữ tình là một lựa chọn rất hiện đại của tác giả

Ngời đi thật cô đơn và nhỏ nhoi giữa bãi cát và có vẻ nh đang bất lực Bãi cát dài nối tiếp nhau

mà mỗi bớc đi dờng nh không tiến mà lại lùi Càng cố gắng bớc lại càng lùi lại Ngời đi nh dậmchân tại chỗ Mọi sự cố gắng dờng nh vô nghĩa Nhân vật trữ tình hiện lên thật bất lực và cô độc Đó

là hình ảnh tợng trng cho con đờng đời đầy bế tắc của chính tác giả Vốn là ngời văn hay chữ tốt,nhng ba năm vào Huế thi Đình thì cả ba năm nhà thơ đều bị đánh hỏng Thời của Cao Bá Quát (giữathế kỉ XIX) là thời kì mà Hán học bắt đầu mất đi sự sang trọng tôn nghiêm Chuyện thi cử để làmquan vốn đã có nhiều tiêu cực nay lại càng nhiều hơn Là ngời theo học đạo Nho, mục đích là đỗ đạt

để làm quan, để có dịp mang tài kinh bang tế thế của mình ra giúp đời, vậy mà thi mãi vẫn không đỗnên sĩ tử ấy rơi vào tâm trạng bế tắc Sự bế tắc ấy đợc thể hiện rất rõ ở hình tợng ngời khách bộ hành

đi trên cát Con đờng trên cát là biểu tợng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ Đó là con đờng đời đầykhó khăn gian khổ mà ai cũng phải cố gắng cả đời để có đợc những bớc đi vững chãi

Ngời khách bộ hành cô đơn trên con đờng đầy gian nan Anh tìm mọi cách để thoát ra khỏi tâmtrạng nặng nề ấy nhng đành bất lực Muốn gạt đi mọi nỗi u t, mọi sự bon chen lo lắng để tập trungbớc tiếp những bớc đi thanh thản nhng vô ích :

“Anh không học đợc ông tiên có phép ngủ kĩ

Cứ trèo non lội nớc mãi, bao giờ cho hết ta oán !”

Dù muốn nhng không thể nào học đợc cách của tiên ông, bởi ngời khách bộ hành ấy không thểnguôi quên những nỗi đời Trong lòng ông vẫn luôn nặng trĩu tình đời, dù đã thất bại, dù đã bị cuộc

đời ngợc đãi Xen vào dòng tâm sự nặng trĩu u buồn và bế tắc đó là những triết lí về cuộc đời

“Xa nay hạng ngời danh lợi,Vẫn tất tả ở ngoài đờng sá

(Hễ) quán rợu ở đầu gió có rợu ngon,

Trang 18

(Thì) ngời tỉnh thờng ít mà ngời say vô số !”

Nhà thơ đã nói lên một quy luật phổ biến của đời sống : con ngời luôn không ngừng đua chen

để giành lấy danh lợi Chẳng ai chịu “học phép ngủ kĩ” của ông tiên cả Danh lợi nh rợu ngon cómùi thơm hấp dẫn và đầy cám dỗ Chẳng mấy ngời đủ can đảm để đứng ngoài những cám dỗ củadanh lợi Cũng chẳng ai cầm lòng trớc hơng rợu thơm ngon Cho nên ngời say danh lợi rất nhiều.Sau những giây phút thả hồn cùng những suy lí về cuộc sống, nhân vật trữ tình lại đối diện với thực

tế phũ phàng của phận mình Một lần nữa “bãi cát dài” lại xuất hiện gắn liền với một con đờng mịt

mù tăm tối phía trớc :

Tính sao đây ? Đờng bằng mờ mịt,

Đờng ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?

Anh đứng làm chi trên bãi cát ?

Hình ảnh và ngôn ngữ đều thể hiện sự bế tắc Không nói xa hay nói gần mà là nói thẳng, nóimột cách đầy tuyệt vọng Từ tâm trạng này có thể suy đoán rằng, tác giả làm bài thơ này sau nhiềulần thất bại và thất vọng trớc cuộc đời Vì thất bại nên nhân vật trữ tình đang muốn tìm một con đ-ờng mới Nhng con đờng mới trên cát thì thật khó khăn

Bài thơ thể hiện rất rõ sự bế tắc của nhà thơ khi đi tìm hớng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.Trên thực tế, Cao Bá Quát cũng không ngừng tìm hớng đi, tìm lí tởng sống cho mình Ông cũng đãtừng loay hoay trong vòng tròn của chế độ thi cử, của con đờng quen thuộc “tề gia trị quốc bìnhthiên hạ” của nhà nho Nhng Cao Bá Quát đã thất bại Có lẽ, đây là bài thơ thể hiện khá trung thựctâm sự của cái Tôi cá nhân thi sĩ, điều còn ít thấy trong văn học trung đại

Hình ảnh và tâm trạng thơ đều rất hiện đại và mới mẻ Tác giả cũng rất dụng công trong việc lựachọn thể thơ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật Bài thơ đã thể hiện tâm sự của một nhà nho tàinăng, tâm huyết với dân tộc nhng gặp nhiều bất trắc trong cuộc đời Mà căn nguyên của những bấttrắc ấy suy cho cùng là từ thói ham danh lợi của ngời đời Vì thế, nhà nho ấy rơi vào tâm trạng bếtắc Trên thực tế, nhà nho họ Cao ấy đã tìm ra con đờng đi cho mình, đó là con đờng cùng nhân dân

đứng lên chống lại cờng quyền, quan tham

III liên hệ

Về Cao bá Quát, dân gian có giai thoại :

Một lần, Cao Bá Quát đi chơi, trên đờng qua huyện Siêu Loại, chợt thấy ở một làng gần đấy có

đám ma Kèn trống inh ỏi, khách khứa ra vào tấp nập, đoán chừng đấy là đám ma của một gia đìnhthuộc loại thế gia vọng tộc Cao định bụng ghé vào xem thử, nhân đó, ông nghĩ chơi câu đối, viếngngời chết không quen biết ấy Nghĩ xong ông bớc vào nhà đám Thấy mấy vị thân hào, thân sĩ đangngồi đánh chén ngất ngởng Cao bèn đến tự xng mình là học trò nghèo, qua đây, có nghĩ đợc đôi câu

đối kính viếng ngời quá cố, xin cho mợn giấy bút để chép

Khi ngời nhà đám mang giấy bút ra thì chỉ sau phút chốc, một đôi câu đối viết chữ thảo hết sứcbay bớm, tài hoa đợc treo lên :

Thấy xe thiên cổ xịch đa ra, không thân thích lẽ đâu khóc mớn ;

Tởng sự bách niên dừng nghĩ lại, não can tràng nên phải thơng vay.

Mấy vị thân sĩ lúc trớc vẫn có ý xem thờng anh học trò nghèo này đến bây giờ đọc đôi câu đối,

ai nấy đều trầm trồ thán phục Các vị thì thầm bảo nhau :

− Cứ xem tài điệu và cử chỉ này, tất đây là anh chàng cuồng sĩ Cao Bá Quát

Nói rồi, họ chạy lại, chèo kéo mời ông, năn nỉ gạn hỏi Mãi ông mới chịu xng tên họ thực

(Chuyện làng văn Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục, 2004)

Câu cá mùa thu _nguyễn khuyến

(Thu điếu)

I Gợi dẫn

1 Nguyễn Khuyến (1835 − 1909) hiệu là Quế Sơn, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục,tỉnh Hà Nam Ông xuất thân trong gia đình có nhiều ngời đỗ đạt Nguyễn Khuyến là ngời có tài nh-

ng thi cử lận đận Năm 1871, ông thi đỗ cả Hội nguyên và Đình nguyên Vì ba lần đỗ đầu nên ông

đợc gọi là Tam nguyên Yên Đổ Sau khi đỗ đạt, ông đã ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn Sau

đó, cảm thấy bất lực trớc cảnh đất nớc bị xâm lợc, đạo đức xã hội suy đồi, chốn quan trờng đen tối,

ông đã cáo quan về ở ẩn tại làng quê Trong thời gian đó, ông tiếp tục làm thơ để bộc lộ tâm sự vàthể hiện tấm lòng với dân tộc Nguyễn Khuyến sống vào thời kì xã hội Việt Nam có rất nhiều biến

động Các nhà nho không có nhiều sự chọn lựa Và ông đã chọn cho mình một cách sống theo đạothông thờng của những nhà nho có nhân cách : bất hợp tác với cờng quyền, về sống cuộc sống

Trang 19

nghèo khổ nhng thanh bạch chốn làng quê.

2 Thu điếu là bài thơ thứ ba trong chùm thơ thu − tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam nguyên Yên Đổ ở cả hai ph-

ơng diện thi pháp và t tởng Thơ Nguyễn Khuyến vừa ghi lại tâm sự của ông trong những năm thángnghỉ ở quê nhà vừa miêu tả đời sống và phong cảnh quê hơng Thơ của ông thể hiện tình yêu quê h-

ơng tha thiết và tấm lòng không nguôi trăn trở về dân tộc, đất nớc.Nguyễn Khuyến nổi tiếng vớinhững bài thơ viết về quê hơng, làng cảnh Việt Nam, nhất là thơ về mùa thu Thơ thu của ông thểhiện một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa, giàu chất hoạ

3 Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh, nhân vật trữ tình trong thơ ông nổi lên

rất rõ nh một hình tợng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ Đó là một con ngời có tâm hồn thanh cao,yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhng trong lòngluôn chất chứa đầy suy t Tác giả mợn chuyện câu cá để bộc lộ tâm trạng

4 Đọc chậm, diễn cảm, toàn bài ngắt nhịp 4/3.

có quá nhiều điều ngang tai trái mắt Bất lực và bi quan, họ đến với thơ và thể hiện mình VàNguyễn Khuyến là một trong những nhà nho mang trong mình niềm khát khao đợc sống thanh cao

và bi quan trớc số phận đắng cay của dân tộc Chùm thơ thu tập trung thể hiện rõ cả hai phơng diệnnội dung tiêu biểu trong thơ Nguyễn Khuyến, đó là ca ngợi vẻ đẹp của làng quê và nỗi buồn sâu sắctrớc bi kịch của dân tộc

Có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần Phần 1 : 6 câu thơ đầu, tả cảnh thu nơi thôn quêthanh vắng Phần 2 : hai câu kết, khắc hoạ hình ảnh một ngời ngồi câu cá với dáng vẻ đầy tâm trạng.Nhng bức tranh phong cảnh ở 6 câu thơ đầu cũng chính là bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình

− tác giả

Bức tranh phong cảnh đợc vẽ thật khéo, với nhiều chi tiết và đờng nét rất hội hoạ Không gianbức tranh đợc khuôn gọn trong một chiếc ao Những chiếc ao nhỏ bé đan cài trong những con ngõquanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trng của không gian làng quê Bắc Bộ Chủthể trữ tình − ngời phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá Vì thế nét

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đợc, Cá đâu đớp động dới chân bèo.

Ngời ngồi câu có vẻ chẳng thiết tha gì với việc có câu đợc cá hay không Hình nh câu cá để suyngẫm điều gì đó Chỉ đến khi “Cá đâu đớp động dới chân bèo" mới chợt bừng tỉnh Nhân vật trữ tìnhxuất hiện trong bài thơ dờng nh có rất nhiều tâm sự Nhng điều dễ nhận thấy nhất là tình yêu quê h-

Trang 20

ơng tha thiết Phải yêu lắm quê hơng làng cảnh quê mình mới có thể vẽ nên một bức tranh quê đẹp,thanh sang và trong trẻo đến nh vậy Và trớc cảnh đẹp nh vậy mà con ngời vẫn đầy suy t trăn trởchứng tỏ trong lòng ngời còn rất nhiều trắc ẩn Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả cóthể hiểu, tâm sự của ngời câu cá là chính là nỗi lòng non nớc, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng

tự trọng và lòng yêu quê hơng đất nớc nh Nguyễn Khuyến

những bức tranh thu đẹp và đặc trng của quê hơng Việt Nam Tài năng sử dụng ngôn ngữ, tâm hồnnhạy cảm và tấm lòng tha thiết với dân tộc là những yếu tố quan trọng làm nên giá trị cho Chùm thơ thu

III liên hệ

Đọc lại bài Mùa thu câu cá (Thu điếu) và so sánh, liên hệ với hai bài khác trong chùm thơ thu

của Nguyễn Khuyến :

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rợu tiếng rằng hay, hay chả mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nớc biếc trông nh tầng khói phủ, Song tha để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trớc giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nớc nào ? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Tiến sĩ giấy _nguyễn khuyến

I Gợi dẫn

1 Nguyễn Khuyến (xem bài Câu cá mùa thu).

2 Tiến sĩ giấy là bài thơ thuộc chùm thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến Sinh ra trong gia đình

có truyền thống Nho học, từng đỗ đạt làm quan, nhng đứng trớc hiện thực điên đảo của xã hội ViệtNam đầu thế kỉ XIX, ông đã rơi vào tình trạng bi quan, mất hết niềm tự hào về chữ nghĩa thánhhiền Vì vậy, ông đã viết nhiều bài thơ có giọng điệu trào phúng để thể hiện thái độ và tâm trạng củamình trớc hiện thực Tiến sĩ giấy là bài thơ mang giọng điệu ấy Bài thơ vừa phê phán những kẻ

mang danh tiến sĩ nhng vô dụng với đất nớc, vừa là lời tự trào chua chát của chính tác giả, một nho

sĩ đang thấy mình bất lực trớc cuộc đời

3 Đọc chậm, chú ý sự thay đổi linh hoạt của nhịp thơ : 2/2/3-4/3-2/5-2/5-2/2/3-4/3-2/2/3-4/3.

II Kiến thức cơ bản

Tiến sĩ giấy vốn là một thứ đồ chơi rất quen thộc của trẻ con thời xa Các bậc cha mẹ mua tiến sĩgiấy cho con để mong muốn bọn trẻ học hành đỗ đạt và ra làm quan Nguyễn Khuyến đã mợn hình

ảnh đồ chơi này để nói về thời cuộc Triều đình vẫn mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài giúp n

-ớc Vẫn có nhiều ngời đỗ tiến sĩ, nhng họ đã giúp gì đợc cho đất n-ớc Đội ngũ tiến sĩ ấy có thể chialàm hai hạng Hạng thứ nhất, có tài chữ nghĩa thực sự, nhờ chính tài năng của mình mà đỗ đạt Nhng

họ là là những con ngời có lòng tự trọng dân tộc Họ không xoay chuyển đợc tình thế bằng sức lựccủa mình nên họ buồn chán, quay về ở ẩn lánh đời Từ đó cảm thấy mình vô dụng nh một thứ đồchơi Hạng thứ hai, đỗ đạt nhờ đồng tiền Đó là những kẻ bất tài nhng lại tìm mọi cách để làm quan,

để vơ vét của cải, để hởng vinh hoa phú quý Đó là một đám tiến sĩ giấy không những vô dụng màcòn có hại cho dân tộc Hình ảnh tiến sĩ giấy trong tác phẩm của Nguyễn Khuyến, có bóng dáng củacả hai hạng tiến sĩ ấy

Bốn câu thơ đầu phác hoạ nên hình ảnh ông tiến sĩ :

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,

Trang 21

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tác giả có một cách bắt đầu rất độc đáo Tác giả đã sử dụng điệp từ cũng để nhấn mạnh sự đầy

đủ lệ bộ của ông tiến sĩ giấy Nhng chính từ cũng ấy làm nên cái bất ngờ cho toàn bài thơ Nó nửa

vời và bất thờng Tất nhiên đã là ông tiến sĩ thì phải có đủ cả cờ, biển, cân đai, và cũng đợc gọi là

ông nghè Nhà thơ cũng đã từng dùng cách nói này để tự trào :

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Tự trào)

Nhng đến hai câu tiếp thì tính chất nửa vời ấy tăng tiến với sự xuất hiện của hai cặp đối lập :

Mảnh giấy / thân giáp bảng Nét son / mặt văn khôi

Những hình ảnh này là thực tế lại gợi lên những liên tởng Ông tiến sĩ giấy thì đơng nhiên phải

đợc làm bằng giấy rồi Chỉ một mảnh giấy và vài nét son quết lên mặt là thành ông tiến sĩ rồi Nh ng

đó không phải là điều tác giả muốn nói Tác giả đã chơi chữ Mảnh giấy, nét son có thể hiểu là bàithi của các ông nghè, phải có bài thi ấy mới trở thành ông tiến sĩ Song mảnh giấy, nét son ấy cũng

có thể là những thứ dùng để mua danh tiến sĩ Tính chất trào phúng đợc thể hiện ở sự đối lập nhữngthứ thật đơn giản, nhỏ bé (mảnh giấy, nét son) với một thứ vốn rất đáng trân trọng (thân giáp bảng,mặt văn khôi) Trong thời hoàng kim của nho học, một ngời đỗ đạt mang danh thơm về cho cả làngcả tổng Nó là kết quả của cả đời dùi mài kinh sử Miêu tả ông nghè giấy nh ng để nói lên chuyệnkhoa cử, chuyện quan tớc Nhìn bề ngoài, bốn câu thơ đầu vẫn dừng lại ở việc miêu tả và bình luận

về ông tiến sĩ − đồ chơi Những tác giả vẫn cha nói rõ Đến hai câu luận, tác giả đã đa ra lời bình :

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Lời bình thể hiện thái độ chua chát của một nhà nho từng bao năm dùi mài kinh sử, từng ômmộng khoa danh để phò vua giúp đời Cái điều danh giá, cái mục đích cao cả mà suốt cả cuộc đờicác nhà nho nung nấu nay sao rẻ rúng đến vậy

Cái giá khoa danh ấy mới hời

Thân giáp bảng đã trở thành một món hàng, một món hàng rất hời Thời phong kiến, chuyệnmua danh bán tớc không phải là chuyện hiếm hoi Đến thời Nguyễn Khuyến, khi đạo đức đã suy

đồi, Nho học đến lúc suy tàn thì chuyện đó chắc càng không hiếm Trần Tế Xơng đã chua xót mànói rằng :

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,

Đứa thời mua tớc, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

(Năm mới chúc nhau)

Nguyễn Khuyễn thì thâm trầm hơn Giọng thơ nhẹ nhàng mà thâm thuý này càng thể hiện rõ sựchua xót của một nhà nho từng dùi mài kinh sử, từng lấy mộng khoa danh làm mục đích sống Cáchkết thúc bất ngờ, đột ngột nhng rất tự nhiên ở câu thơ cuối cùng đã tạo nên tính chất trào phúng vàgiá trị phê phán cho tác phẩm :

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi !

Đúng là hình ảnh của một thứ đồ chơi đấy chứ Nhng tác giả cố tình chọn cách nói nửa vời làmcho thật giả cứ lẫn lộn cả lên Cách thể hiện đầy bất ngờ ấy đã tạo nên hai lớp nghĩa cho bài thơ M -

ợn việc vịnh một thứ đồ chơi của trẻ con mà châm biếm loại tiến sĩ rởm đồng thời cũng tự trào sựbất lực của mình Tiến sĩ giấy vừa là bài thơ trào phúng, châm biếm những kẻ mua danh bán tớc,

đòng thời cũng là bài thơ tự trào Đó là lời tự trào của một nhà nho có lòng tự trọng đã nhận ra vàthấm thía nỗi chua xót của một trí thức bất lực trớc thời cuộc

III liên hệ

1 Tởng nhớ thi nhân Nguyễn Khuyến, nhà thơ Trần Đăng Thao viết bài thơ Gặp lại ngời xa :

Ông ngồi lặng, giữa trời mây Chiều buông Còn một chút ngày khơi vơi Chén nghiêng, đăm đắm nhìn trời

Nớc cờ thế sự, một đời cha xong.

Tởng rằng, xe đã qua sông

Trang 22

Ngờ đâu tốt lại nhập cung mất rồi Tri âm, còn đợc mấy ngời

Bảng vàng, bia đá ngậm ngùi lòng ai.

Tuổi già chợt thắm, chợt phai Ngọn đèn trớc gió, ban mai trớc chiều Nặng niềm non nớc cô liêu

Đớn đau chi, trái tim nhiều xót xa

áo xiêm, nghĩ thẹn thân già

Ông nghè, ông cống cũng là giấy thôi ! Cuốc kêu khắc khoải bên hồi

Vờn khuya Sơng xuống trắng trời Trăng lên.

Vờn Bùi, 1976

2 Trong những ngày làm gia s ở nhà Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến rất buồn bực Bởi vậy,

hàng ngày, sau buổi học, ông thờng lững thững một mình, dạo vờn thăm cảnh cho khuây khoả.Vờn nhà Khải có một hòn non bộ lớn dựng giữa một hồ nớc rộng, cảnh trí rất xinh Trên non bộ,

có đặt một ông phỗng sành đứng trầm mặc, đăm đăm nhìn xuống mặt nớc hồ Nguyễn Khuyến ờng hay tha thẩn quanh đó

th-Một hôm, Khải dạo vờn, bất chợt gặp Nguyễn Khuyến đang tần ngần đứng ngắm ông phỗng.Hắn mời ông thử vịnh một bài Ông ứng khẩu đọc :

Ông đứng làm chi đó hỡi ông ? Trơ trơ nh đá vững nh đồng !

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ? Non nớc đầy vơi có biết không ?

Nhà thơ vịnh phỗng sành hay vịnh chính nhà chủ ?

Nghe nói sau đó, Khải phải để Nguyễn Khuyến về quê Hắn không thể chịu đựng đợc NguyễnKhuyến lâu hơn nữa

(Bùi Văn Cờng, Nguyễn Khuyến và giai thoại,

Hội VHNT Hà Nam Ninh, 1987)

Khóc Dơng Khuê _nguyễn khuyến

I Gợi dẫn

1 Dơng Khuê (1839 − 1902) là ngời làng Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây Đỗ cử nhân cùngkhoa với Nguyễn Khuyến, sau đỗ tiến sĩ nên còn đợc gọi là Vân Đình tiến sĩ Dơng Thợng th DơngKhuê là ngời có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực Ông còn là một nhà thơ lớn củathế kỉ XIX Nguyễn Khuyến và Dơng Khuê là hai ngời bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dântộc

2 Bài thơ đợc Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề Vãn

đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dơng Thợng th Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là Khóc bạn, nay

quen gọi là Khóc Dơng Khuê Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỉ của hai nhà thơ Nghe

tin bạn qua đời, nhà thơ vô cùng đau đớn và những kỉ niệm ngày xa đã ùa về trong kí ức

3 Có thể theo dõi mạch tình cảm của nhà thơ theo bố cục sau :

− Hai câu đầu : đau xót khi nghe tin bạn mất

− Từ câu 3 đến câu 20 : nhớ lại những kỉ niệm giữa hai ngời và thể hiện tâm trạng thời cuộc củanhà thơ

− Phần còn lại : Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỉ

4 Đọc diễn cảm theo nhịp thơ song thất lục bát uyển chuyển, trữ tình.

II Kiến thức cơ bản

Nguyễn Khuyến là hình mẫu nhà nho chân chính ở giai đoạn cuối cùng của nền Hán học Theo

đuổi nghiệp khoa cử, ra làm quan rồi cáo quan về ở ẩn, cuộc đời lận đận của ông là sự cố gắng giữmình thanh sạch Giai đoạn cuối đời là giai đoạn ông mang nhiều tâm sự nhất Tâm sự của nhà thơlúc này thờng phảng phất sự cô đơn, u ẩn Bao nỗi niềm chất chứa trong lòng Và khi nghe tin DơngKhuê − ngời bạn tri âm một thời đã ra đi, cảm giác cô đơn chắc chắn lại dâng đầy trong lòng nhàthơ Và lời khóc bạn cũng là lời tâm sự thời thế của ngời còn lại

Nguyễn Khuyến và Dơng Khuê là hai ngời bạn thân khi cùng nhau theo đuổi nghiệp khoa cử,

Trang 23

họ cũng từng tâm đầu ý hợp trong chuyện văn chơng Nhng với hai quan điểm khác nhau NguyễnKhuyến sau gần mời năm làm quan đã cáo quan về quê sống cuộc đời thuần chất của một nhà thơ đểgiữ mình trong sạch trớc xã hội đang vô cùng lộn xộn Còn Dơng Khuê thì tiếp tục làm quan nhngvẫn là một ông quan thanh liêm chính trực Vì thế, họ không có nhiều thời gian để đàm đạo Tuyvậy, họ vẫn là những tri âm tri kỉ Với các nhà nho xa, tình bạn tri âm nhiều khi còn quan trọng hơncả tình cảm gia đình Họ cùng nhau đàm đạo chuyện văn chơng, sẻ chia tâm sự thời thế, chia ngọt sẻbùi lúc hạnh phúc cũng nh khi hoạn nạn Đã có những tình bạn đẹp trở thành những điển cố điểntích nh tình bạn Bá Nha − Tử Kì, Trần Phồn − Từ Trĩ, Lu Bình − Dơng Lễ… Và Nguyễn Khuyếncũng đã coi tình bạn giữa mình với Dơng Khuê là tình bạn tri âm nh thế.

Sự ra đi đột ngột của ngời tri âm đã để lại trong lòng nhà thơ nỗi đau đớn khôn xiết :

Bác Dơng thôi đã thôi rồi, Nớc mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Tiếng khóc của ngời bạn già nên có âm điệu và sắc thái tình cảm riêng Đó là nỗi đau lớn nhng

đợc thể hiện rất điềm đạm "Thôi đã thôi rồi", "man mác", "ngậm ngùi" là những từ ngữ biểu cảm cókhả năng chuyển tải đợc cung bậc tình cảm ấy Sau phút giây bàng hoàng là hồi ức về những kỉniệm xa giữa hai ngời Sự phát triển của mạch cảm xúc theo đúng quy luật tâm lí thông thờng củacon ngời Lời khóc và cũng là lời viếng bạn, là bài điếu văn của ngời tri kỉ gửi ngời tri âm Những kỉniệm gắn bó khi hai ngời cùng học hành, thi cử, bàn luận văn chơng và cả những ngày cùng chunghoạn nạn của cuộc sống quan trờng đầy phức tạp Ngời khác đã tổng kết lại chặng đờng đời mà cảhai đã trải qua để khắc sâu hơn sự gắn bó của họ trong quá khứ :

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trớc Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau ;

Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác hãy tinh thần cha can.

Họ gắn bó với nhau trong mọi việc Kỉ niệm đợc nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó

là “duyên trời" Đã là duyên trời có nghĩa là tiền định Sự gặp gỡ của họ không phải là vô tình mà đã

đợc sắp đặt từ trớc Thông thờng chỉ duyên vợ chồng mới do trời định Cách diễn đạt này của tác giả

đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai ngời Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng

"chơi nơi dặm khách", "rợu ngon cùng nhắp”, cùng "bàn soạn câu văn" Không chỉ có những kỉniệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế :

Buổi dơng cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng chẳng dám than trời ;

Trong hồi ức thấp thoáng nỗi đau thời thế Nhớ lại kỉ niệm của những ngày cùng nhau gắn bó,nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng khi cả hai đã già nhng vẫn giữ đợc mình trong sạch, ngời ở lại càng đau

đớn hơn Nỗi đau ấy đợc thể hiện thật xúc động và chân thật :

Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Sau những hồi ức về những ngày đã qua, ngời bạn cảm nhận rõ hơn, cụ thể hơn nỗi đau mất bạn.Không phải chỉ là thơng cho ngời ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thơng mình, thơng chongời ở lại đã mất đi một tri âm Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trongnỗi đau mất tri kỉ có cả nỗi đau thời thế :

Ai chẳng biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mải lên tiên.

Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi ngời đi một con đờng, vẫn chung nỗi đauthế sự Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà nho vềthời thế Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiếnnhững nhà nho có nhân cách và biết tự trọng nh Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời” Trongtiếng khóc bạn phảng phất cả lời khóc mình

Tình bạn keo sơn và nỗi lòng của ngời tri âm, nỗi đau mất bạn đợc thể hiện rõ và sâu sắc nhất ở

đoạn thơ cuối cùng :

Rợu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua.

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm, nhà thơ đã thể hiện và khẳng định một lầnnữa tình bạn thân thiết của hai ngời Từ đó bộc lộ nỗi đau mất bạn Mất đi ngời tri âm, ngời ở lại sẽ

Trang 24

rơi vào cô đơn, sẽ không còn ngời để giãi bày tâm sự Mà trong lòng nhà thơ lúc ấy đang chất chứabao nhiêu tâm sự cần ngời sẻ chia Nỗi đau của một ngời già khi mất bạn, sự sâu sắc của tình bạngià đợc thể hiện rõ hơn ở bốn câu thơ kết thúc :

Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thơng, lấy nhớ làm thơng ; Tuổi già hạt lệ nh sơng, Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan !

Lời khóc bạn của ngời già khác với nỗi đau của ngời trẻ tuổi Đây là nỗi đau nuốt nớc mắt vàotrong Tình cảm chân thành của một ngời bạn già đã đợc thể hiện thật chân thành và sâu sắc

Với những từ ngữ mộc mạc, chân chất và thể thơ song thất lục bát, tác giả đã thể hiện thật xúc

động nỗi đau trớc sự ra đi của một ngời bạn Sự thay đổi nhịp thơ ở đoạn 2 và đoạn 3 đã góp phầnthể hiện rõ hơn tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn 2, âm điệu thơ vui hơn, dồn hơn bởi đó là lúcnhân vật trữ tình đắm mình trong kỉ niệm, trong những hồi ức đẹp khi họ còn có cả hai ng ời Còn ở

đoạn sau, khi chỉ còn lại một mình, trong nỗi cô đơn không ngời chia sẻ, ngời bạn ở lại đau đớn vàcô độc trong sự nuối tiếc Sự đối lập ở hai đoạn thơ đã khắc sâu hơn nỗi đau của ngời mất bạn tri âm.Thể thơ song thất lục bát với nhịp điệu đặc trng đã truyền tải chính xác những cảm xúc chânthành của lời khóc bạn Trong lòng vốn đã mang đầy tâm sự của một nhà nho trớc thời thế baochuyện đảo lộn xoay vần lại cộng thêm nỗi đau trớc sự ra đi đột ngột của ngời bạn thân, nhà thơ đãrơi vào tâm trạng tột cùng đau đớn Nhng với một ngời từng trải và đã trải qua bao nhiêu đắng caycủa một cuộc đời lận đận, nhà nho đầy bản lĩnh nh Nguyễn Khuyến đã không than thân trách phận,không vật vã than khóc mà thâm trầm và lặng lẽ thể hiện nỗi đau của mình một cách điềm đạm Bảnlĩnh ấy đã tạo cho văn học một thi phẩm có giá trị nhân văn lớn Bài thơ đã thể hiện đ ợc một tìnhbạn đẹp, góp phần khẳng định giá trị và vai trò quan trọng của tình cảm giữa con ngời với con ngờitrong cuộc sống Sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn giữa những ngời bạn, những ngời thân là yếu tốquan trọng nhất để mỗi ngời đứng vững giữa cuộc đời đầy rẫy bất trắc và bộn bề phức tạp

Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dơng Khuê, hai nhà nho có tài và có nhân cách đã để lại cho

đời một biểu tợng cao đẹp về tình bạn Khóc Dơng Khuê không chỉ thể hiện tấm lòng sâu sắc và tình

cảm tha thiết của một ngời bạn với một ngời bạn, bài thơ còn là một biểu hiện xúc động cho vẻ đẹpnhân cách của một nhà nho chân chính Những tâm sự, nỗi đau thời thế ẩn sau nỗi đau mất bạn đãtạo nên chiều sâu nhân bản cho bài thơ

III liên hệ

Đọc bài thơ Đại lão – tơng truyền là bài thơ đầy tâm trạng cuối cùng của Nguyễn Khuyến :

Năm nay tớ đã bảy mơi t, Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ.

Lúc hứng, uống thêm dăm chén rợu, Khi buồn ngâm láo một câu thơ.

Bạn già lớp trớc nay còn mấy ? Chuyện cũ mời phần chín chẳng nh.

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa, Thử xem trời mãi thế này ?

Thơng vợ _ Trần Tế Xơng

I Gợi dẫn

1 Trần Tế Xơng (1870 − 1907) thờng gọi là Tú Xơng, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc,tỉnh Nam Định Tú Xơng có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trờng quy, nên dù cótài nhng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài Tú Xơng sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay

đổi Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến Quê hơng ôngthể hiện rất rõ sự chuyển mình ấy Hàng ngày, những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông,gây phản ứng trong tâm trạng, và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông : trữ tình và tràophúng

2 Thơ Tế Xơng dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện một cái nhìn sắc sảo của một nhà nho

có Tâm và có Tài Trong thơ ông bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình với đủ cả dáng vẻ vàtâm hồn Và thơ ông thể hiện thái độ phản kháng đối với thời cuộc Ông luôn phê phán sâu caynhững mặt trái của xã hội Vì thế giọng thơ thờng chua cay và đanh đá

3 Thơng vợ là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Tú Xơng Bài thơ thể hiện tấm lòng

của nhà thơ đối với vợ, đồng thời thể hiện nhân cách Tú Xơng Đây cũng lại là tâm sự chua cay của

Trang 25

ngời chồng − nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con ngời trở thành vô tích sự với chínhmình và gia đình.

Bài thơ đợc cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết Bài thơ ngợi ca đức hi sinhcủa những ngời phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của ngời chồng Ngôn ngữ dung dị, đời thờng nh-

ng với tài năng và tấm lòng, Tú Xơng đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhânvăn bền vững

4 Đọc chậm, chú ý nhấn giọng ở mom sông, năm con, một chồng, lặn lội thân cò, eo sèo mặt

n-ớc, năm nắng mời ma Hai câu cuối đọc lên giọng cao hơn.

II Kiến thức cơ bản

Tú Xơng là một trong số không nhiều nhà thơ trung đại hay làm thơ về vợ Các nhà nho, đệ tửcủa cửa Khổng sân Trình vốn chỉ coi vợ là ngời "nâng khăn sửa túi" nên sự vất vả của vợ, với họ, là

lẽ đơng nhiên Vì thế, họ ít viết thơ về vợ nh các nhà thơ hiện đại Riêng Tú Xơng viết rất nhiều thơ

về vợ, trong đó tiêu biểu có bài Thơng vợ Đây là bài thơ thể hiện cả tài thơ và nhân cách Tú Xơng.

Sinh ra vào thời buổi "Tây Tàu lố lăng", đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, Tú Xơng luônmang trong mình tâm sự cay đắng của một ngời có nhân cách nhng bất lực Bao nhiêu điều ngangtai trái mắt đã đợc Tú Xơng đa vào thơ Mỗi bài thơ trào phúng của ông là một tiếng chửi chua chát

và cay độc ném vào lũ ngời sẵn sàng bán rẻ lơng tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và danh dự dân tộc,chà đạp lên đạo lí để hòng hởng cuộc sống no nê Đó chính là mảng thơ trào phúng

Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình sâu lắng của Tú Xơng lại thể hiện những nỗi niềm ẩn khuất

đằng sau cái vẻ chanh chua, cay nghiệt với cuộc đời Tâm sự của một con ngời đau đời, đau chomình đợc ông dồn nén ở đây Thơng vợ là một trong số những bài thơ nh thế Hình thức thơ Đờng

luật đã đợc cách tân bởi những ngôn từ đời thờng giản dị, gần gũi với dân gian và tâm sự rất thật củamột ngời chồng khi viết về ngời vợ tảo tần của mình Tú Xơng có một ngời vợ rất thảo hiền Cả cuộc

đời bà Tú đã hi sinh cho chồng con, điều này đợc thể hiện qua những bài thơ nhà thơ viết về vợ Làmột nhà nho sống vào thời buổi ngời ta đang sẵn sàng "Vứt bút lông đi viết bút chì" để đợc hởngcuộc sống "Sáng rợu sâm banh tối sữa bò", với tâm hồn thanh sạch của một con ngời, ông Tú đãchẳng thể giúp gì đợc cho vợ Gánh nặng gia đình dồn lên vai bà Tú, nhng với tấm lòng tần tảo và

đức hi sinh của ngời phụ nữ phơng Đông, bà Tú đã luôn cố gắng để đảm bảo cuộc sống cho chồngcon, để ông Tú vẫn đợc rảnh rang thực hiện vai trò "ngời th kí thời đại" Chính vì lẽ đó mà ông Túluôn tôn trọng vợ

Bài thơ xuất hiện hai nhân vật : ngời vợ và ngời chồng Hình ảnh ngời vợ hiện lên qua cảm nhậncủa nhân vật trữ tình − ngời chồng :

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nớc buổi đò đông.

Bốn câu thơ đã khái quát những nỗi vất vả hàng ngày của ngời vợ bơn chải để kiếm sống vànuôi chồng, nuôi con Nỗi vất vả của ngời vợ đợc thể hiện ngay ở dòng thơ đầu "Quanh năm" làthời gian không ngừng nghỉ, "mom sông" là địa điểm chông chênh, tất cả đều gợi sự vất vả, cựcnhọc Nguyên nhân của sự vất vả ấy là gánh nặng gia đình Một hình thức so sánh lạ Chiếc đòngánh trên vai ngời vợ với một bên là năm con, một bên là một chồng Ngời chồng là một bên củagánh nặng lo toan ấy Dờng nh đó là lời tự trách chua cay Vì gia đình, vì ngời chồng có quá nhiềunhu cầu ấy mà ngời vợ vất vả hơn Hai câu thơ sau nỗi vất vả nh càng tăng tiến Những từ ngữ nh

hơn trong cảm nhận của ngời chồng Ngời chồng rất thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ Thấu hiểu đểcảm thông, để trân trọng ngời vợ thảo hiền Nhân cách của ngời chồng thể hiện ở sự thấu hiểu ấy.Không phải ông vô trách nhiệm với gia đình và vợ con mà bởi ông bế tắc Giữa lúc cuộc sống xã hội

đầy rẫy những chuyện đảo điên :

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

mà ngời vợ vẫn nhẫn nại miệt mài, vẫn một lòng một dạ với chồng con Chính điều đó đã khiến ngờichồng cảm phục Ông nói lên sự cảm thông của mình :

Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mời ma dám quản công.

Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của ngời phụ nữ phảinuôi chồng nuôi con Và cũng ở đây, một lần nữa, ngời chồng thể hiện sự trân trọng đối với ngời vợ

"âu đành phận", "dám quản công" không phải là sự cam chịu của ngời vợ mà đó là lời của nhân vật

Trang 26

trữ tình − ngời chồng Hình ảnh ngời vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hi sinhvô cùng lớn lao đã là hình tợng nổi bật trong bài thơ Chỉ đến hai câu thơ cuối, ngời chồng mới bày

tỏ thái độ của mình với chính mình Câu thơ có vẻ nh một sự thay đổi mạch cảm xúc khá đột ngột :

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

và tay sai nên ngời chồng không thể san sẻ đợc gánh nặng cho vợ Ngời đàn ông, ngời chồng, conngời có nhân cách ấy, trớc vất vả nhọc nhằn của ngời vợ đã cất lên lời chửi Nh tự chửi mình nhng làchửi đời Chửi những ông chồng vô tích sự nhng lại thích hởng thụ, chửi cuộc đời đen bạc để nhữngngời phụ nữ vốn đã vất vả, thiệt thòi lại càng vất vả, thiệt thòi hơn Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biếnnhững ông chồng không thành kẻ h hỏng thì cũng thành ngời vô tích sự

Là một nhà nho sinh ra vào thời kì Hán học đã thất thế nên một ông Tú chẳng thể giúp gì đợccho vợ con Tâm trạng Thơng vợ đợc trở lại nhiều lần trong thơ Tú Xơng Thấu hiểu và trân trọng sự

vất vả của vợ, tình cảm đối với ngời vợ hiền thảo tảo tần đã khiến Tú Xơng đóng góp cho văn họcViệt Nam một hình tợng đẹp về ngời phụ nữ phơng Đông Ngôn ngữ dung dị, đời thờng, sử dụngnhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xơng đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhânvăn sâu sắc

III liên hệ

1 Ngẫm ngợi về Tú Xơng, thi sĩ – nhà giáo Trần Trung viết bài thơ Vẫn một Tú Xơng :

Khi Tú Xơng "Đi hát mất ô"

Lửng lửng lơ lơ ỡm ờ câu hát Khii Tú Xơng "Thơng vợ"

Bớc tâm linh

thập thõm thân cò

Dẫu đã quen phong vận thị thành Vẫn se lòng tiếng giầy khua chí chát Mịt mờ bụi vẩn Thành Nam

Phố Hàng Song Xồng xộc bớc chân ngời Xáp mặt cời vết nhơ Thành, Đốc Rồi đêm về

lặn ngợp cái buồn tênh

Giật mình Sông lấp

dặm sầu trăm mối Cõi vô cùng

Trang 27

Thơng bà gánh kiếp lấy chồng làm thơ.

Ông nhà ra ngẩn vào ngơ,

áo bông giữa hạ, mất ô đầu ngày.

Nặng tình muối mặn gừng cay,

Bà cời nịnh mát : - Chịu ngài giỏi giang.

Đèn xanh soi tỏ quyển vàng, Trăm năm còn thắm đôi hàng răng đen.

Tôi : con cháu đất Vị Xuyên, Yêu tin, bà gửi một em mở dòng.

Giống bà cái dáng vẹo hông, Khác bà cái tính ghét chồng làm thơ.

Tôi thơng biết mấy cho vừa,

Ước ao học đợc ông xa tế bà.

3 .Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xơng, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xơng không có cái khía trữ

tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ - mét xì - Thôi thôi lạy mợ xanh cănglạy…” Thật tôi thấy chối tai đấy ở ai thế nào tôi không hay, nhng ở tôi, khi mà Tú Xơng cứ hiệnthực chỉ có nh vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì

Tú Xơng cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng

Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xơng thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng […] nhng tôi vẫn cho rằngthơ Tú Xơng đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở ngời Tú Xơng chỉ làmột cẳng chân trái Tú Xơng lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực Chủ đạo cho

Tú Xơng là một ngời rất lận đận trong chuyện thi cử Ông thi nhiều lần và đều hỏng, chỉ đỗ đến

tú tài Ông lại sống và thời buổi “ma Âu gió Mĩ”, thời kì khủng hoảng của những quan hệ đạo đứctruyền thống Những cay đắng của số phận riêng cùng với những điều ngang tai trái mắt của cuộcsống thị thành đã khiến Tú Xơng trở thành một nhà thơ trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam

đầu thế kỉ XX

2 Vịnh khoa thi Hơng là bài thơ trữ tình trào phúng Qua việc tái hiện cảnh trờng thi bằng một

số hình ảnh đậm màu sắc châm biếm, tác giả đã thể hiện niềm đau xót, cay đắng của một trí thứcnho học phải chứng kiến cảnh suy vong, tàn lụi của nền học vấn Hán học có lịch sử ngàn năm cùngnền văn hoá phơng Đông

Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đờng luật

− Hai câu đề : giới thiệu về kì thi đặc biệt hai trờng “thi lẫn”

− Hai câu thực, luận : cảnh trờng thi với đầy đủ các thành phần cốt yếu, từ sĩ tử, quan trờng đếnkhách mời Tất cả đều gợi tả một cảnh tợng lộn xộn, xô bồ

− Hai câu kết : tâm sự chua xót của nhà thơ trớc hiện thực khoa thi Hơng

3 Đọc chậm, giọng trào phúng, chua xót.

II Kiến thức cơ bản

Thực dân Pháp tạm thời hoàn thành cuộc xâm lợc Việt Nam, văn hoá phơng Tây tràn vào lấn átvăn hoá truyền thống Hán học suy vong, các nhà nho đua nhau “vứt bút lông đi” đổi sang cầm câybút chì để kiếm sống Chuyện thi cử của Nho học trở thành trò hề, cảnh tợng các kì thi vô cùng thảmhại Nguyễn Khuyến và Tú Xơng đều là những nhà nho có lòng tự trọng, họ đều rất đau lòng và cay

đắng ghi lại điều đó trong một loạt bài thơ − trong đó có Vịnh khoa thi Hơng của Trần Tế Xơng

Bài thơ có hình thức thất ngôn bát cú, nhng Tú Xơng đã bình dân hoá Với những từ ngữ và hình

ảnh nôm na, suồng sã, tác giả đã thay thế cái vẻ ngoài vốn rất nghiêm trang của thơ luật Đờng thànhmột bài thơ trào phúng có giọng điệu bình dân cay nghiệt Mối quan hệ giữa thể loại và ngôn ngữthơ có sự tơng ứng với mục đích có vẻ rất trang trọng (tuyển ngời tài ra giúp nớc) và hình thức lộnxộn, bệ rạc của kì thi Hơng Bài thơ thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trớc hiện thực Hán học lụi tàn.Nỗi đau ấy từng đợc Nguyễn Khuyến thể hiện khi vẽ lên hình ảnh :

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Trang 28

Dới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

(Hội Tây)

Tú Xơng thuộc lớp nhà nho theo nghiệp khoa cử cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam.Cuối thế kỉ XIX, việc tổ chức các kì thi Hán học chỉ còn là hình thức Khoa thi năm Đinh Dậu đợcnhà thơ giới thiệu :

Nhà nớc ba năm mở một khoa, Trờng Nam thi lẫn với trờng Hà.

Một cách giới thiệu rất tự nhiên Kì thi đợc tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm mộtlần Nhng có điểm không bình thờng : Trờng Nam thi lẫn với trờng Hà Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ “thi lẫn” Cách nói ấy đã dự báo tính

chất không nghiêm túc của kì thi Khoa thi Hơng 1897 ấy đợc miêu tả với cảm hứng trào phúng rõrệt Bức tranh trờng thi hiện lên với cảnh tợng thật nhốn nháo, lộn xộn :

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

ậm oẹ quan trờng miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Bốn câu thơ tả cảnh trờng thi đều đợc dùng cấu trúc đảo trật tự thành phần câu Hai câu thực, tácgiả đảo trật tự thành phần phụ chỉ đặc điểm lên trớc Hai từ lôi thôi, ậm oẹ đứng đầu câu nhấn mạnh

điểm nổi bật nhất của cảnh thi, thật bi hài Sĩ tử là nhân vật chính của kì thi Khi Nho học đang ởthời thịnh vợng, các sĩ tử khi đi thi thờng có ngời hầu đi theo cho nên họ không phải làm công việc

“đeo lọ” bên mình nh sĩ tử trong cảnh thi này Những sĩ tử đến kì thi trông thật nhếch nhác và tộinghiệp Còn “quan trờng”, những ngời có trách nhiệm tổ chức và trông coi kì thi thì cũng thảm hạikhông kém Lôi thôi đối với ậm oẹ thật là cân xứng Lẽ ra họ phải dõng dạc, oai phong trong t thế

của mệnh quan triều đình Tú Xơng đã chọn từ ngữ rất đắt Không cần nhiều, chỉ hai từ đó thôi đã

đủ tái hiện bộ mặt nhếch nhác đến thảm hại của một trong số những kì thi Hán học cuối cùng này Không thấy đâu vẻ trang trọng, nghiêm túc của một kì thi tuyển nhân tài Cảnh t ợng kì thi ấy làbiểu hiện rõ nhất sự suy tàn không gì cứu vãn nổi của nền học vấn Nho gia và cả nền đạo đức truyềnthống phơng Đông

Cảnh tợng trờng thi lôi thôi, nhếch nhác là thế nhng hình ảnh các vị khách mời thì lại khác Bốncâu thơ trên tác giả đã tận dụng triệt để các hình thức đối ngẫu trong thơ Đối trong cặp câu thực :hình ảnh sĩ tử >< hình ảnh quan trờng ; đối trong cặp câu luận : lọng − quan sứ >< váy − mụ đầm là

sự đối ngẫu trong mối quan hệ tơng đồng Đối giữa hai câu thực và hai câu luận : sĩ tử, quan trờng(nhân vật chính của kì thi) >< quan sứ, mụ đầm (khách mời) là sự đối ngẫu trong quan hệ tơng phản.Bên nhân vật chính thảm hại, nhếch nhác bao nhiêu thì bên nhân vật phụ, bọn quan thầy xâm lợc lạilong trọng, kẻ cả bấy nhiêu Sự đối lập này làm nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức Nhohọc Có ý kiến cho rằng: “Đây là một nỗi nhục lớn đối với ngời trí thức Việt Nam bởi tại chốn tuyểnchọn nhân tài cho đất Việt, cái bóng của mấy tên thực dân cớp nớc đã trùm lên tất cả” Lọng củaquan sứ và váy của mụ đầm đã bao trùm cả lên trờng thi Là một nhà nho có tài, có tự trọng và có ýthức dân tộc, hơn ai hết, Tú Xơng cảm nhận rất rõ nỗi nhục nhã ê chề ấy Các nhà nho Việt Nam cả

đời dùi mài kinh sử, để đến đợc kì thi ấy, biết bao nhiêu ngời vợ nh bà Tú đã phải lam lũ kiếm sống,phải bơn chải cả cuộc đời Chỉ với một vài hình ảnh đặc tả vậy thôi, Tú Xơng đã tái hiện cảnh tợngcủa kì thi Hơng Đinh Dậu, qua đó khái quát bộ mặt xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX Kết thúc bài thơ là tâm sự của ông Tú Câu thơ mang giọng điệu cay đắng, xót xa và tha thiết :

Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nớc nhà.

Là con ngời biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nớc thơng đời, ông Tú muốn đánh thức ý thứcdân tộc trong con ngời Việt Nam, nhất là những ngời tài, những ngời có trách nhiệm và có khả năngcứu nớc, cứu đời

Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhng ở hai câu kết, tác giả đã dùnggiọng điệu trữ tình Vịnh khoa thi Hơng là bài thơ trữ tình − trào phúng tiêu biểu cho phong cách thơtrào phúng Tú Xơng : chua chát, sâu cay và đầy trăn trở Bài thơ thể hiện tấm lòng của ông đối vớidân tộc

III liên hệ

Từ vua Minh Mạng (1820 − 1840) trở đi, toàn quốc có 7 trờng thi Tính từ trong ra, tính từ Nam

đến Bắc, thì 7 trờng thi đó là những trờng :

1 Trờng thi Gia Định (Sài Gòn)

2 Trờng thi Bình Định

Trang 29

3 Trờng thi Thừa Thiên

4 Trờng thi Nghệ An

5 Trờng thi Thanh Hoá

6 Trờng thi Nam Định

7 Trờng thi Hà Nội

Mỗi trờng thi coi nh một khu vực chiêu sinh chiêu hiền, bao gồm nhiều tỉnh Ví dụ trờng HàNội thì chiêu sinh những sĩ tử gồm trong tám tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang,Hng Hoá, Sơn Tây, Ninh Bình và Hà Nội Ví dụ trờng Nam Định thì gồm học trò bốn tỉnh QuảngYên, Hải Dơng, Hng Yên và Nam Định

Những lúc bình thờng thì địa điểm tuyển mộ nhân tài của nhà vua xa là nh vậy, và học trò củatỉnh nào thì thi ở khu vực trờng thi đó Nhng từ khi Pháp đánh Hà Nội, đánh Nam Định, và nóichung là mu chiếm Bắc kì Trung kì, thì một số trờng thi cũng "trải qua một cuộc bể dâu"

Ví dụ nh chuyện mất trờng thi Hà Nội Ví dụ nh chuyện sĩ tử bị treo giò (bút), học trò Bắc kìmất thi năm Nhâm Ngọ 1882 (cứ những năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì mở khoa thi ; nhng năm Ngọ

1882 đó, Tây đánh thành Hà Nội lần thứ hai) Tất cả sĩ tử thuộc hai trờng thuộc Hà Nội, Nam Địnhnghĩa là học trò mời mấy tỉnh Bắc kì, phải chờ mất thêm hơn hai năm nữa mới đợc triều đình Huếcho vào Thanh Hoá phụ thi vào trờng Thanh Hoá Lí do của sự thi ghép đó ? là vì Hà Nội mất trờngthi, thế còn trờng thi Nam Định thì sao ? Thì lính Tây cũng vừa đốt cháy rụi cả trờng thi Nam Địnhvào năm 1883 đó Trờng thi Nam Định cũng là một trờng đặc biệt Lúc thi, vì cháy trờng thi, mà sĩ

tử trờng Nam phải lu vong mãi vào trong Thanh Hoá mà ghé ống quyển thi nhờ Đến lúc Nam Định

đã dựng lại đợc trờng thi, thì từ đó lại đợc nhận cả học trò Hà Nội dồn về Cũng nh mấy khoa trớc,khoa Đinh Dậu đó (1897), anh Hà Nội bị Tây đuổi trờng, lại vẫn phải chạy xuống Nam Định,chuyển cái không khí kinh kì xuống vùng quê hơng Tú Xơng, "trờng Nam thi lẫn với trờng Hà"

(Nguyễn Tuân, Chuyện Nghề, NXB Tác phẩm mới, 1986)

Bài ca ngất ngởng _nguyễn công trứ

I Gợi dẫn

1 Nguyễn Công Trứ (1778 − 1858) ngời làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuấtthân trong một gia đình nền nếp gia phong Mặc dù có tài nhng Nguyễn Công Trứ theo đuổi nghiệpkhoa cử đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt Sau đó ông làm quan cho nhà Nguyễn, nhng tính tình phóngkhoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trờng khá lận đận Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nớc th-

ơng dân Ông để lại khoảng 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú Các sáng tác của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm.

2 Bài ca ngất ngởng thuộc thể hát nói, đợc sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hu và

sống cuộc đời tự do nhàn tản Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạncuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trờng Bài thơ là sự ý thức rất rõ tàinăng và nhân cách sống của một nhà nho có tài, có nhân cách

3 Khi đọc chú ý nhấn giọng từ ngất ngởng ở những vị trí khác nhau, chú ý cách ngắt nhịp, âm

điệu các câu thơ, xen kẽ giữa nhịp dồn với câu dài : 3/3/4 (câu 3), 3/3 (câu 5) , 5 câu thơ cuối(2/2/2, 2/2/3 )

đợc vị trí độc tôn và trở thành một khuynh hớng văn học của thời đại

Có thể nói, so với các bài thơ Đờng luật gò bó, hát nói phóng khoáng hơn nhiều Hát nói có quy

định về số câu, về cách chia khổ nhng nhìn chung ngời viết hoàn toàn có thể phá cách toàn bộ điềunày để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách gieo vần, nhịp điệu, Sự phóngkhoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ củatầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, sống theo mình, coi thờng những ràng buộc chậtchội của lễ nghi, của cuộc đời trần thế mà Nguyễn Công Trứ là một đại biểu u tú nhất

Bài thơ thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu, gieo vần theo một bài hát nói điển hình Câu đầu

tiên gieo vần chân, thanh trắc, câu 2, 3 gieo vần lng, thanh bằng, các cặp câu cứ nh thế luân phiên

đến hết bài Trong bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và số lợng từ trong các câu không cố định

Điều đó làm nên giọng điệu đặc trng của bài hát nói, thể hiện đợc tâm trạng và tình cảm của nhânvật trữ tình

Trang 30

2 Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất tự xng, đó là : Ông Hi Văn,

tay ngất ngởng, ông ngất ngởng, phờng Hàn, Phú Những cách tự xng này đã góp phần thể hiện cái

ngất ngởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cánhân cao ngạo của tác giả

3 Ngất ngởng là một từ láy tợng hình vốn đợc dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn

định ở bài thơ này, từ ngất ngởng đợc dùng với nghĩa chỉ sự khác thờng, vợt lên thói thờng, coi

th-ờng d luận Ngoài nhan đề, từ ngất ngởng đợc nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành

một biểu tợng cho một phong cách sống, thái độ sống vợt thế tục, một lối chơi ngông thách thứcxung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân

4 Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trờng bon chen, Nguyễn

Công Trứ có những hành vi kì quặc, lập dị đến ngất ngởng Ngời ta cỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì

ông cỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngởng Đi thăm thú cảnhchùa mà vẫn đeo kiếm cung bên ngời và mang theo “một đôi dì" Rõ ràng trong bộ dạng từ bi, NguyễnCông Trứ vẫn vơng đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân Cốt cách của một khách tài

tử, văn nhân chính là ở đó Đó là lối sống phá cách của một con ngời thích làm những chuyện trái khoáyngợc đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại

Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện đợc mất Đó là một quan niệm sống,triết lí sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thờng Coi sự đợc mất là lẽ thờngtình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hởng mọi lạc thú, cầm, kì, thi,tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích

Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tơng phản, đặt những cái đối lập nhau để thể hiện thái độ ngấtngởng của mình

5 Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con ngời có cá tính ngông, một con ngời

đầy tự tin, yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thờng danh lợi Con ngời ấy tự tin vào tài năng và tintởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vợt lên trên thói thờng cuộc đời để sống vàlàm điều mình thích Nhng dù ngất ngởng, ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệmcủa mình đối với cuộc đời Vì thế, sau những phút giây cao hứng, thả mình phóng túng cùng trời đất

tự do, ông vẫn không quên tự nhắc : “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” T tởng ấy không hề mâuthuẫn với cái ngông ngạo, ngất ngởng của ông Trên thực tế, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho cótrách nhiệm với đất nớc Tuy cuộc sống quan trờng gặp nhiều lận đận nhng ông vẫn luôn một lòngtrung thành với triều đình Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhng ông vẫn nhiệt tình thực hiệntrách nhiệm quân thần

6 Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ đợc thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu

ngữ trong bài thơ Điều này tạo nên tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói Các từngữ mang tính chất khẩu ngữ : ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cời, phờng, kìa núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng, chẳng cũng cũng góp phần khắc hoạ rõ nét tâm hòn tự do, khoáng đạt và

thái độ tự tin của tác giả

III liên hệ

1 Trong một bài thơ khác, Nguyễn Công Trứ viết về "Chí nam nhi" :

Thông minh nhất nam tử.

Yếu vi thiên hạ kì.

Trót sinh ra thời phải có chi chi, Chẳng lẽ tiêu lng ba vạn sáu.

Đố kị sá chi con tạo,

Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung, Làm cho rõ tu mi nam tử.

Trong vũ trụ đã đành phận sự, Phải có danh gì với núi sông.

Đi không chẳng lẽ về không !

2 Khi "Thăm nhà thờ Nguyễn Công Trứ", nhà thơ Hồng Nhu tâm sự :

Giật mình gặp một ánh nhìn, Trẻ xanh nh lá nổi chìm nh mây.

Nguyễn công ôi Nguyễn công đây, Mắt cời cợt ngắm tháng ngày đi qua.

Trang 31

Gió ma một cõi giang hà, Lên voi xuống chó vào ra sự đời.

Tớng thì tớng thật cũng oai, Lính thì lính cũng là nòi trời ơi.

Khi vui thì chạy làm ngời, Khi buồn thì đứng giữa trời làm thông !

Một vùng Uy Viễn Tớng công, Bàn thờ nghi ngút bóng bồng khói hơng.

Thuỳ dơng dừng lại bên đờng, Sững sờ hạ cháy đỏ tờng vông vang.

Nhấp nhô điệu ví gái làng, Ngực nh nón úp hai hàng đò đa.

Ước gì trở lại ngày xa, Nguyễn công rũ áo thơ vừa vút lên.

Tôi nay xin đợc theo liền, Hát rằng "tứ thập niên tiền " mà chơi

bài ca phong cảnh hơng sơn _chu mạnh trinh

(Hơng Sơn phong cảnh ca)

I Gợi dẫn

1 Chu Mạnh Trinh (1862−1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, quê ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở,huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hng Yên Ông là ngời tàihoa, thạo đủ cầm, kì, thi, hoạ, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp Hơng Sơn phong cảnh ca là một trong ba bài thơ đợc Chu Mạnh Trinh viết vào dịp ông đứng ra trông coi

việc trùng tu tôn tạo quần thể thắng cảnh Hơng Sơn

2 Hơng Sơn là thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Mĩ Đức, Hà Tây Bài thơ đợc viết theo thể hát

nói, giàu nhạc tính, là một bức tranh về phong cảnh Hơng Sơn vô cùng xinh đẹp và nên thơ Đây làmột bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự, nhng trớc hết là một bài vịnh cảnh rất hay

3 Đọc chậm, diễn cảm Chú ý diễn tả sự thay đổi nhịp thơ linh hoạt trong bài.

II Kiến thức cơ bản

1 Bài thơ có thể chia thành ba đoạn :

− Đoạn 1 (bốn dòng thơ đầu) : giới thiệu thắng cảnh Hơng Sơn, nhận xét tổng quát về cảnh đẹp

và thể hiện tình cảm

− Đoạn 2 (từ Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái đến Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây) : tả cảnh

đẹp Hơng Sơn Hơng Sơn mang vẻ đẹp của chốn tiên cảnh, nh một bức tranh đẹp và nhiều sắc màu

− Đoạn 3 (phần còn lại) : Suy nghĩ của nhà thơ về giang sơn đất nớc Đọc Đoạn thơ này có thểgắn với hiện thực đất nớc để hiểu rộng và sâu hơn giá trị của bài thơ Bài thơ thể hiện tình yêu quê h-

ơng đất nớc tha thiết và tâm sự sâu kín của một nhà thơ về đất nớc, cuộc đời

2 Bốn câu thơ đầu giới thiệu bao quát toàn cảnh Hơng Sơn và trực tiếp nêu cái thú ban đầu khi

đến với Hơng Sơn Hai nhịp cân xứng xác định nét cơ bản bao trùm lên cảnh trí Hơng Sơn bằng mộtnhận xét tinh tế : vừa là danh lam thắng cảnh do tạo hoá ban tặng vừa là công trình tôn giáo Cảnh đ-

ợc dựng lên vừa mang nét bình dị, gần gũi, vừa thấm đợm không khí huyền diệu, linh thiêng Đó làniềm "ao ớc" không chỉ trong giây lát mà đã trở thành niềm khát khao "bấy lâu nay" của bao dukhách

Câu thơ thứ ba có giá trị tạo hình đặc sắc nhờ cách kết hợp giữa hình thức điệp từ liệt kê và thủpháp luyến láy "non non, nớc nớc, mây mây" Vừa vẽ ra cảnh trí hùng vĩ của non nớc, mây trời H-

ơng Sơn nh một bức tranh thuỷ mặc cổ điển vừa tạo đợc âm điệu ngân nga, bâng khuâng man mác

nh cảm xúc của du khách trớc vẻ huyền ảo chốn bồng lai tiên cảnh

3 Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hơng Sơn Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ

thẻ "rừng mai", dáng cá "lững lờ" dới dòng nớc trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngânnga là những hình ảnh, âm thanh sinh động biến hoá nh có hồn Bức tranh phong cảnh vừa hiệnthực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn đợc dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá : "chimcúng trái", "cá nghe kinh" Cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên đợc thần thái HơngSơn Âm điệu của "tiếng chày kình" (tiếng chuông chùa) nh dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên

Trang 32

cảnh để tâm hồn đợc cao khiết, thánh thiện hơn

Khung cảnh thiên nhiên đẹp nh trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “kháchtang hải giật mình” Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả đ -

ợc sự say sa của khách khi đứng trớc cảnh đẹp Hơng Sơn

Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hơng Sơn lần lợt hiện lên nhmời gọi, nh mê hoặc Đại từ chỉ định này đợc lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng

gắn với những huyền thoại li kì về cửa Phật đã nhân lên cảm xúc say sa khoan khoái Tiếp theo lànhững câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh vẽ

ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”

4 Đoạn kết bài thơ là nơi tập trung thể hiện t tởng và cảm hứng về tình yêu quê hơng, niềm tự

hào dân tộc của nhà thơ Câu hỏi “Chừng giang sơn còn đợi ai đây ?” vừa kín đáo biểu lộ niềm tựhào của ngời đã đóng góp nhiều công sức tôn tạo thêm vẻ đẹp huyền diệu của Hơng Sơn vừa nhắcnhở mọi ngời cùng có trách nhiệm làm đẹp cho giang sơn đất nớc Bài ca kết lại trong sự hoà quyệngiữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính trang nghiêm và tình yêu quê hơng đất nớc tha thiết Điều đógóp phần làm cho Hơng Sơn đẹp hơn, hấp dẫn hơn

III liên hệ

Bài này viết theo thể hát nói, một thể nhỏ của thể lớn là ca trù Ngày xa các nhà trí thức phong

l-u thờng sáng tác những bài hát nói rồi họp nhal-u năm ba ngời, tổ chức một hình thức sinh hoạt vănhoá là hát ả đầu, có giọng nữ hay ngâm thơ theo các làn điệu khác nhau, có nhạc đệm bằng phách,bằng giọng đàn đáy và tiếng trống điểm câu Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát dày công nghiên cứu loạinhạc độc đáo này và trong một hội nghị âm nhạc châu á, nhạc ấy đã đợc công nhận là loại nhạc utú

Là một thể thơ có yêu cầu cao về nhạc điệu nên ở bài này cũng nh mọi bài hát nói khác, cứ nghe

âm điệu réo rắt ngay trong kí hiệu thẩm mĩ của âm thanh các từ ngữ đã giàu có hơn ở mọi thể thơ.Thơ lục bát và các thể văn đều thờng dùng cân đối âm thanh, đặc biệt là thanh với nhịp 2/2 hoặc bội

số của nhịp 2, lấy thanh cuối nhịp làm chuẩn, thảng hoặc mới có nhịp 3. Câu 7 chữ trong thể song

thất lục bát, nhịp gieo 3/2/2 hoặc 3/4 nhng vẫn giữ cân đối thanh cuối nhịp 3/2/2 (cân đối thanh :

Đ-ờng luật cũng giữ cân đối nh thế : Bớc tới (t) Đèo Ngang (b) bóng (t) xế tà (b) Cỏ cây (b) chen đá

nh-ng nhịp thì rộnh-ng rãi, khônh-ng hạn định bao nhiêu nên chữ dònh-ng nhạc luôn thay đổi, biến hoá :

Bầu trời (nhịp 2-b) cảnh Bụt (nhịp 2-t),

Thú Hơng Sơn (nhịp 3-b) ao ớc (nhịp 2-t) bấy lâu nay (nhịp 3-b)

Kìa non non (nhịp 3-b), nớc nớc (nhịp 2-t), mây mây (nhịp 2-b).

Đệ nhất động (nhịp 3-t), hỏi rằng (nhịp 2-b) đây có phải ?(nhịp 3-t)…

Này suối Giải Oan (nhịp 4-b), này chùa Cửa Võng (nhịp 4-t) hoặc Này suối (1/2 nhịp 4-t), Giải Oan (1/2 nhịp 4-b), này chùa (1/2 nhịp 4-b), Cửa Võng (1/2 nhịp 4-t)…

Đó là nhịp và cân đối thanh, còn vần cũng luôn biến đổi, lúc là vần lng (Bầu trời cảnh Bụt, Thú Hơng Sơn ao ớc bấy lâu nay) lúc cũng vần lng nhng đã ở trong câu mở rộng chứ không phải lục bát

cân đối thanh : câu 1 : 4 chữ, câu 2 : 8 chữ, câu 3 : 7, câu 4 : 8, câu 5, 6 : 7, câu 7 : 7, câu 8 : 8… câucuối : 6 Giọng điệu, hơi thơ thay đổi thành 3 kiểu : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp : hơithơ dồn dập phát hiện, chiêm ngỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối : hơi thơ trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy

; mở bài là một câu hỏi náo nức, hào hứng ; khép bài là một lời khẳng định lặng thầm, thành kính ;giữa bài, ngăn dòng tâm thế khách vãn cảnh ra hai đoạn trần tục và thoát tục là một tiếng chuôngsiêu thoát huyền diệu Màu sắc âm thanh, đờng nét cũng đóng góp vào bản nhạc điệu chung của bàithơ : rộn ràng, vui tơi nhng vẫn lắng suy trầm mặc, không những chỉ vãn cảnh mà thấm cảnh

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay, tập 1, NXB Giáo dục, 2003)

Chiếu cầu hiền ngô thì nhậm

(Cầu hiền chiếu)

I Gợi dẫn

1 Ngô Thì Nhậm (1746 − 1803) hiệu là Hi Doãn, ngời làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai,nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội Cha ông là Ngô Thì Sĩ, từng làm quan trong phủ chúa Trịnh

Trang 33

Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làmquan dới triều Lê Cảnh Hng Sau ông theo giúp Tây Sơn và đợc Nguyễn Huệ tin dùng.

2 Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung Sau khi lên ngôi,

vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm kiếm nhân tài Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi ngời hiền tài ra giúp nớc

3 Bố cục của bản chiếu :

− Khẳng định vấn đề : ngời tài phải ra giúp nớc mới hợp ý trời Đó cũng là điều Khổng Tử đãnói

− Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn : cha nhiệt tình ủng hộ

− Giải thích và bày tỏ mong muốn

− Lời kêu gọi ngời tài của ngời viết

Với bố cục hợp lí, lí luận chặt chẽ, thuyết phục, Chiếu cầu hiền là văn bản nghị luận xuất sắc

thời trung đại

4 Đọc chậm, rành mạch, khúc chiết.

II Kiến thức cơ bản

Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại ở loại tác

phẩm này, ngời viết chú trọng đa ra những lí lẽ để thuyết phục ngời nghe Những lí lẽ mà Ngô ThìNhậm đa ra để kêu gọi ngời hiền tài đều rất sắc sảo, hợp đạo lí

Bài chiếu có bố cục hợp lí theo một lôgíc chặt chẽ Điều đó đã làm nên sức thuyết phục của vănbản, tác động mạnh mẽ tới những nhà nho còn đang ẩn dật chờ thời hoặc sống lánh đời để bảo toàndanh phẩm cho riêng mình

Đoạn 1, tác giả dùng lời của Khổng Tử để xác nhận một lí lẽ rất xác đáng và có ý nghĩa quantrọng với mục đích cầu hiền của bản chiếu Bởi với các nhà nho, lời của Khổng Tử luôn luôn là đúng

đắn Tác giả đã khẳng định : ngời tài phải đem tài của mình ra giúp nớc thì mới hợp lẽ trời Ngay ởphần mở đầu, ngời viết đã nhằm đánh thức ý thức trách nhiệm của mỗi ngời, nhất là ngời tài đối với

đất nớc Cách mở đầu này hợp lí, nó sẽ gây đợc sự chú ý đối với ngời đọc

Đoạn 2a nói về thái độ hiện tại của trí thức Bắc Hà đối với triều đại mới Khi nhà Lê suy yếu,cuộc chiến Trịnh − Lê, Trịnh − Nguyễn đã khiến nhiều ngời tài tìm về cuộc sống lánh đời để giữnguyên phẩm hạnh Khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, đánh đuổi ngoại xâm và Nguyễn Huệ lên ngôivua, nhiều kẻ sĩ Bắc Hà coi Tây Sơn nh kẻ cớp ngôi, cha chịu ra tay giúp Quang Trung Trong lúcthời thế suy vi, họ lánh đời để bảo toàn phẩm cách là đúng Tác giả đã dùng những hình ảnh hàmsúc để chỉ thái độ của các nho sĩ Nhng khi đất nớc cần mà chỉ lo sống yên phận là vô trách nhiệm,vô tích sự với xã hội Sau khi chỉ ra điều đó, tác giả mới đa ra lời kêu gọi Lời kêu gọi kiên quyết nh-

ng cũng rất khiêm nhờng Việc sử dụng một loạt câu nghi vấn tu từ đã khiến cho câu văn có thêmsức nặng

Đoạn 2b vẫn tiếp tục nỗ lực thuyết phục ngời hiền tài ra giúp đời Tác giả đã thể hiện rất rõmong mỏi của vua Quang Trung Đồng thời cũng chỉ ra cho ngời tài thấy đã đến lúc họ phải mangsức mình ra giúp đời Ngời viết đã dùng thủ pháp quen thuộc mà rất hiệu quả là tiếp tục đa ra câunghi vấn tu từ để khẳng định đất nớc đang còn rất nhiều ngời hiền tài

Đoạn 3, tác giả trình bày những biện pháp cụ thể, chỉ rõ con đờng và cách thức ra giúp đời chongời tài Ngời viết cũng vạch ra và lí giải rõ ràng, cụ thể con đờng để ngời tài ra giúp vua một cáchthuận tiện nhất Cách làm này đã thể hiện thành ý và thái độ trọng dụng ngời tài của vua QuangTrung

Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho ngời hiền tàithấy đợc trách nhiệm của họ với đất nớc, đồng thời thể hiện đợc nhân cách và phẩm chất của vuaQuang Trung Vừa lên ngôi nhng vua Quang Trung đã có một chính sách rất đúng đắn là trọng dụngnhân tài

Bản chiếu không chỉ là lời kêu gọi ngời hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chahiểu thời cuộc, còn ẩn dật, lánh đời hiểu hơn về vua Quang Trung, một vị minh quân

Chính là t tởng tiến bộ của Quang Trung và khả năng lập luận của Ngô Thì Nhậm đã làm nêngiá trị nổi bật của tác phẩm

III liên hệ

Ngô Thì Nhậm chủ yếu viết văn chính luận và làm thơ Những tác phẩm tiểu biểu của ông vềvăn có : Kim mã hành d (Làm lúc việc công nhàn rỗi, bản chép tay hiện còn : A.117a/), Hàn các anh hoa (Tinh hoa nơi gác văn, A.2170 ; A.117c/2), Bang giao hảo thoại (VHv 1831), về thơ có : Yên đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên đài, A.1697), Cúc hoa bách vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa

Trang 34

cúc, A.1168) Ngoài ra ông còn có những tác phẩm khảo cứu nh : Xuân thu quản kiến (Cái nhìn chật

hẹp về các sự kiện thời Xuân thu, VHv.806/1-4 ; A.117a/24-30), Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh

(A.460 ; A.2180) Có ý kiến cho rằng có thể ông mới là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, nhng

điều này cha có cơ sở thật chắc chắn Nhìn chung, Ngô Thì Nhậm tỏ ra sắc sảo về văn chính luậnhơn là về thơ Văn chính luận của ông thờng đề cập đến những vấn đề hết sức thiết thực trong đờisống của xã hội và nhân dân lúc bấy giờ Văn ông trong sáng, lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ Nhữngtác phẩm ông viết thay cho vua Quang Trung có một khí thế hào hùng, khoáng đạt, tiêu biểu chotinh thần và t tởng, ý chí và chính nghĩa của Quang Trung cũng nh của triều đại Tây Sơn Đặc biệt lànhững tác phẩm có tính chất ngoại giao của ông trao đổi với nhà Thanh, vừa giữ đợc tính dứt khoáttrong nguyên tắc, đồng thời lại vừa uyển chuyển, mềm dẻo trong thái độ, có thể nói là những tácphẩm đã kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống văn ngoại giao của Nguyễn Trãi và có tác dụngkhông nhỏ trong việc củng cố, phát huy những thắng lợi đã giành đợc bằng quân sự trong chiếnthắng 1789 Thơ và phú của Ngô Thì Nhậm không có giá trị bằng văn xuôi Ngô Thì Nhậm có mộtquan niệm đúng là làm thơ không thể giả dối, uốn éo đợc ; ông cho "ngời làm thơ thích cái lạ hayrơi vào giả dối, chuộng cái khéo thờng sa vào đẽo gọt Thơ tiêu lơng tiêu sái phần nhiều yếu đuối”.Nhng ông lại cho rằng mục đích cuối cùng của thơ là "rút vào ý nghĩa tôn quân, yêu ngời bề trên, bỏlòng tà, giữ ý chính", và đề cao thứ thơ của Chu Hi, cho nên thơ ông lại rơi vào một cực đoan khác

là khô khan, ít cảm xúc, không đa dạng và sinh động Cái đáng chú ý trong thơ ông là tinh thần lạcquan và ý thức trách nhiệm đối với triều đại đơng thời, là lòng tự hào dân tộc đợc thể hiện một cáchkhá đậm nét trong những bài thơ đi sứ

(Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004)

Xin lập khoa luật _nguyễn trờng tộ

(Trích “Tế cấp bát điều”)

I Gợi dẫn

1 Nguyễn Trờng Tộ (1830 − 1871) ngời làng Bùi Chu, xã Hng Trung, huyện Hng Nguyên, tỉnhNghệ An Là một trí thức yêu nớc, lại sớm đợc tiếp xúc với văn hoá phơng Tây nên ông có nhiều t t-ởng tiến bộ trong việc canh tân đất nớc Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị,tập trung trong Tế cấp bát điều, nhng tiếc là những điều trần của ông không đợc chấp nhận

2 Tế cấp bát điều là bản điều trần thứ 27 của Nguyễn Trờng Tộ Bản điều trần thể hiện tài năng

và t tởng tiến bộ của ông Trong bản điều trần, ông chỉ ra tám việc cần làm gấp để canh tân đất n ớc,thể hiện suy nghĩ sắc sảo và tầm nhìn xa trông rộng

3 Đoạn Xin lập khoa luật đã đa ra những lí do rất xác đáng về việc cần thiết phải mở khoa luật

để dạy cho ngời Việt Nam Văn bản đã cho thấy tài năng và tâm huyết của tác giả đối với đất nớc

4 Đọc chậm, làm rõ các mạch lập luận của tác giả

II Kiến thức cơ bản

Xin lập khoa luật là một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ thấu đáo,

đầy sức thuyết phục Văn bản đã đa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết

Đoạn 1, tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối vớixã hội Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua Luật bao gồm : “kỉ c ơng, uyquyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cơng ngũ thờng cho đến việc hành chính của sáu bộ

đều đầy đủ” Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm Cũng ở đây, tác giả chỉ ratác dụng của luật : “Quan dùng luật để trị ; dân theo luật mà giữ gìn” Tác giả cũng đề cập đến vấn

đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp, chỉ có nhà nớc pháp quyền mới đảm bảo nền dân chủ côngbằng xã hội Cái mới của Nguyễn Trờng Tộ là ở chỗ ông đã nhấn mạnh sự bình đẳng của luật pháp.Quan và dân, quân và thần đều bình đẳng trớc pháp luật Quan điểm của Nguyễn Trờng Tộ có điểmtiến bộ rõ rệt so với t tởng pháp trị phong kiến là ông đã chú ý đến quyền lợi của nhân dân trớc phápluật

Đoạn 2, tác giả khẳng định vai trò của luật Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ nóisuông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi ngời thay đổitâm tính, tự giác sửa mình Đa ra những nhợc điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác giảkhông chỉ hớng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn địnhcủa xã hội Nho gia giáo dục con ngời bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gơng đạo đức củaquá khứ nên nặng tính lí thuyết suông Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trờng Tộ kết lạibằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục ngời nghe, nhất là nhà nho vốn rấtbảo thủ

Đoạn 3, Nguyễn Trờng Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để

Trang 35

những nghi ngờ về khả năng của luật Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt choviệc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi” ông khẳng định : “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.

Để khẳng định, tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, NguyễnTrờng Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân Từ đó khẳng

định : lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết

Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trờng Tộ đã chỉ rõ vai trò của luậtpháp đối với sự ổn định của xã hội T tởng ấy của ông dù đợc nói đến cách đây hàng trăm năm nhng

đến nay vẫn còn nguyên giá trị

III liên hệ

Văn chơng của Nguyễn Trờng Tộ là lối văn chính luận, vừa phải bảo đảm sự chặt chẽ, sắc bén,khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhng cũng vừa thấm đậm cảm hứng trữ tình của tác giả,nên có sức thuyết phục rất mạnh Những lá th điều trần của ông rất dài, bàn về rất nhiều vấn đề cùngmột lúc, nhng văn phong mạch lạc, đâu ra đấy, từng vấn đề đợc bàn hết lẽ và dứt điểm, lại đều cóchứng minh thực tiễn ấy là bút pháp của một học giả chịu ảnh hởng khá rõ t duy lôgíc phơng Tây,

và có thể nói đã đoạn tuyệt với kiểu nghị luận cảm tính, lan man không dứt của nhà nho NguyễnTrờng Tộ cũng không ngại nêu nghịch lí trong phơng pháp nghị luận của ông Ông biết đem hìnhthức đối thoại vào bài văn, luôn luôn đặt giả thuyết, đặt câu hỏi để lật lại vấn đề, và tự mình phảnbác cặn kẽ những câu hỏi mình nêu ra, làm cho vấn đề càng thêm sáng tỏ Nhng điều quan trọnghơn là ông đã nghị luận bằng tất cả nhiệt huyết và lòng tin vào chân lí Ông gần nh không chỉ cónghị luận bằng lí trí mà trong nghị luận còn phơi trải hết lòng mình Chính phong cách chính luận– trữ tình này đã tạo nên một giọng điệu riêng, một khả năng cuốn hút đặc biệt đối với đối tợng mà

hoặc đánh giặc bảo vệ đất nớc, bảo vệ triều đình

2 Tác phẩm gồm ba hồi Lấy khung cảnh câu chuyện là triều đình nhà Tề của Trung Quốc Phe

chính nghĩa trung thành với vua Tề, ra sức bảo vệ nhà Tề Phe phi nghĩa là gia đình họ Tạ, âm m u

c-ớp ngôi vua Cuối cùng, phe Đổng Kim Lân, phe chính nghĩa, đã chiến thắng, nhà Tề đợc lập lại

Hệ thống nhân vật của tác phẩm chia làm hai tuyến : chính nghĩa và phi nghĩa Phe chính nghĩagồm : Đổng Kim Lân, Khơng Linh Tá, Phàn Định Công, Đổng Mẫu Phe phi nghĩa gồm : Tạ ThiênLăng, Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Phong, Tạ Lôi Nhợc, Hổ Bôn

3 Đoạn trích thuộc hồi ba của vở tuồng Sơn Hậu là vùng đất trọng yếu nơi biên cơng, vua Tề

cho cha con Phàn Định Công trông coi Vua Tề ốm nặng, thái s Tạ Thiên Lăng ra sức chuẩn bị cớpngôi Khi vua Tề mất, họ Tạ cớp ngôi Đổng Kim Lân đã cùng Khơng Linh Tá cứu hoàng tử

Đoạn trích bắt đầu từ đoạn Hổ Bôn bắt mẹ của Kim Lân là Đổng Mẫu Tạ Ôn Đình bắt ĐổngMẫu viết th khuyên Kim Lân hàng Tạ để cứu mẹ Đổng Mẫu không chịu khuất phục Tạ Kim Lân

đau lòng nhìn cảnh mẹ mình bị hành hạ, định hàng giặc để cứu mẹ nhng Đổng Mẫu quyết địnhkhông chịu Trớc thái độ kiên trung của ngời mẹ, Kim Lân đã tìm kế hoãn binh, giả hàng Sau nhờ

bà Tam cung (chị của Ôn Đình) giúp đỡ, Đổng Mẫu đợc tha Kim Lân và Phàn Diệm đem quân về

đánh đổ họ Tạ Triều Tề đợc khôi phục, hoàng tử lên ngôi, mẹ con Đổng Mẫu đoàn tụ

Đoạn trích thuộc hồi cuối của tác phẩm, cao trào của vở kịch đợc đẩy lên ở hồi kịch này Đoạntrích cũng mang dáng dấp kết cấu của một vở kịch : mâu thuẫn, cao trào mâu thuẫn, mâu thuẫn đợcgiải quyết

− Mâu thuẫn :

+ Giữa Kim Lân và họ Tạ vì họ Tạ bắt Đổng Mẫu − mẹ của Kim Lân để ép Kim Lân ra hàng.+Giữa trung và hiếu : Kim Lân hàng giặc để cứu mẹ là giữ chữ hiếu thì phạm tội bất trung Giữtrung thì bất hiếu Kim Lân phải đấu tranh t tởng Đổng Mẫu dạy con phải giữ chữ trung

− Cao trào : Kim Lân định hàng, Đổng Mẫu không đồng ý, giận dữ

− Mẫu thuẫn đợc giải quyết khi Kim Lân giả hàng để hoãn binh

4 Đọc đoạn trích cần phân biệt giữa lời chỉ dẫn sân khấu và ngôn ngữ nhân vật (xuống giọng ở

Trang 36

Trong đoạn trích có sự xuất hiện của cả hai phe Bên chính nghĩa có Đổng Mẫu và Đổng KimLân Bên phi nghĩa có Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Nhợc và Hổ Bôn Phe họ Tạ muốn Đổng Kim Lân quyhàng nhng Đổng Kim Lân không chịu, một lòng phò giúp Phụng Cơ và hoàng tử, chuẩn bị khôiphục nhà Tề Phe họ Tạ đã dùng thủ đoạn để dụ hàng Kim Lân Đó là bắt Đổng Mẫu, mẹ của KimLân Chúng muốn lợi dụng tình mẫu tử để khiến Kim Lân phải khuất phục Đây là một tình tiết rấtquen thuộc trong văn học trung đại Thờng những ngời trung nghĩa với vua với nớc thì đều là nhữngngời hiếu nghĩa với cha mẹ Mâu thuẫn của đoạn trích là mâu thuẫn giữa họ Tạ và Đổng Kim Lân.Theo sự phát triển của tình tiết, mâu thuẫn ấy đẩy lên thành mâu thuẫn giữa trung với vua và hiếuvới mẹ của Đổng Kim Lân

Đúng nh tiêu đề, đoạn trích này không nhằm ca ngợi Kim Lân Đối tợng ngợi ca, trung tâm của

đoạn trích này là Đổng Mẫu Ngay ở những câu thoại đầu tiên, bà đã tỏ ra là một ngời mẹ kiên cờng.Khi Ôn Đình ép bà viết th dụ hàng Kim Lân, bà đã rất khảng khái Câu hỏi “Bằng không nữa thì baymần chi ?” đã là câu trả lời dứt khoát Nó cho thấy bà không hề phải suy nghĩ khi lựa chọn giữa việckêu con đầu hàng để mình đợc sống hay là chấp nhận cái chết để con làm tròn nghĩa vụ với vua vớinớc Từ đầu đến cuối đoạn trích bà đã thể hiện rất rõ khí tiết của mình Là một ngời phụ nữ, nhngkhi đứng trớc cờng quyền, bà đã dám cất lên những lời khảng khái Ngời mẹ ấy đã chứng tỏ mình làngời hiểu biết đạo lí Đổng Mẫu là tấm gơng sáng về lòng trung nghĩa Không hề run sợ trớc cáichết, bà đã lên tiếng phê phán lũ ngời bất trung Bà dùng những tấm gơng trong lịch sử để chỉ ra cáikết cục tất yếu cho kẻ phản vua :

Ông cha mi hởng lộc Tề quân Anh em gã cớp ngôi Thiện đế (Mi có học mà !)

Kìa Đờng thất Hoàng Sào khởi nguỵ, chết chẳng toàn thi

Nọ Hán gia Vơng Mãng khi quân, tử vô táng địa

Bà đã tỏ ra là một ngời hiểu biết lẽ sống ở đời

Mâu thuẫn đợc đẩy lên cao trào với sự xuất hiện của Đổng Kim Lân Kim Lân đã phải đứng trớcmột sự lựa chọn : trung với vua và hiếu với mẹ Tâm trạng rối bời của Kim Lân đợc thể hiện rất rõ :

Mặt nhìn tờng tận Thân lạc mã yên Cả tiếng kêu, kìa hỡi từ thân

Hà do bị tặc thần hãm tróc (mẹ ôi !)

Trớc cảnh mẹ bị hành hạ, Kim Lân đã xuôi lòng, chàng đa ra cái lí của mình :

Loài côn trùng thành chi đại nghĩa ! Con dù bỏ mẹ,

Sao phải đạo con, Chân đạp vuông đầu hãy đội tròn, Mất thảo ấy sao rằng hiếu tử ?

Trớc lời doạ nạt của Ôn Đình, Kim Lân đã buông xuôi :

Thống thiết ! Thống thiết ! Mẫu thân ! Mẫu thân ! (Trăm lạy hai tớng quân) Xin th tay cho mỗ lời phân, Phơng khứ tựu cho minh sẽ quyết

Nhng Đổng Mẫu đã không chấp nhận để cho con trở thành kẻ bất trung Bà đã tỏ thái độ rấtkiên quyết Bà thà chịu gia hình chứ không muốn để con thành kẻ bất trung Bà đã dùng lí lẽ vừa đểthuyết phục con, vừa là để dạy con điều phải trái :

Trợng phu đừng thoái chí,

Trang 37

Thoái chí bất trợng phu.

Lí lẽ bà đa ra chứng tỏ bà là ngời hiểu biết lễ nghĩa Những lời nói của bà đã làm ngời sáng hình

ảnh một bà mẹ vĩ đại :

Con hãy ngay cùng nớc cùng vua.

ấy là thảo với cha với mẹ.

Hãy phò an nghiệp chúa, Cho rạng tiết nhân thần.

Lấy chữ trung chữ hiếu con cân.

Những lời nói của Đổng Mẫu thể hiện rõ t tởng trung quân ái quốc của nhà nho xa Trung vớivua là yêu nớc và đó cũng là một cách thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ Khinhắc con đong đếm hiếu và trung, bà mẹ đã khẳng định :

(Có phải) Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu đó con

Dù bà mẹ đã dùng mọi lời lẽ để thuyết phục, để an lòng Kim Lân, nhng ngời mẹ ấy không thểsinh ra một ngời con dễ dàng chấp nhận đứng nhìn mẹ bị hành hạ Kim Lân vẫn một mực muốn cứu

mẹ Trớc thái độ ấy, Đổng Mẫu đã có phản ứng rất gay gắt Phản ứng này của ngời mẹ đã đẩy kịchtính của đoạn trích tới độ cao trào Bà mẹ đã không thể chấp nhận hành động khuất phục kẻ thù, bấttrung với vua để cứu mẹ của ngời con Bà đã rất dứt khoát phản đối ý định thoả hiệp của Kim Lân :

Bớ Kim Lân ! Để tao chết thời mi hãy đầu Tạ tặc.

Thái độ kiên quyết của ngời mẹ đợc thể hiện ở cách xng hô của bà đối với con và với giặc Thủ

đoạn bỉ ổi và tàn ác của Tạ Ôn Đình đã không thể thực hiện đợc trớc tấm lòng trung nghĩa của ĐổngMẫu Tuy chỉ là một ngời phụ nữ nhng bà đã hiểu nghĩa vua tôi quân thần hơn cả những kẻ đang ởngôi cao nh thái s họ Tạ Tính cách khảng khái và bản lĩnh kiên cờng của Đổng Mẫu đã thể hiện rất

rõ trong đoạn trích Mâu thuẫn giữa chính và tà, trung và hiếu đều đã đợc giải quyết nhờ tấm lòng vàbản lĩnh của bà mẹ này

Trong đoạn trích cũng nh trong toàn vở kịch, tác giả sử dụng rất nhiều lối nói đối với tần số xuấthiện khá dày của từ ngữ Hán Việt Điều đó tạo nên không khí trang trọng của vở kịch Mợn chuyệnnớc ngời để nói nớc mình là thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại Bởi các tác phẩm tuồngcung đình thờng đợc biểu diễn tại những nơi trang trọng để giáo dục lòng trung nghĩa

không ai quên đợc tình bạn cao quý của Đổng Kim Lân đối với Khơng Linh Tá, hoặc hình ảnh lẫmliệt của bà Đổng Mẫu trớc quân thù Sơn Hậu là một vở tuồng cổ còn sống mãi với thời gian, chính

bởi vì tác giả của nó không tự bó mình vào vấn đề chính thống hay không chính thống, mà biếtxuyên qua đề tài bảo vệ chính thống, đề cao những tình cảm cao cả, anh hùng

Trong Sơn Hậu, ngôn ngữ Việt vẫn là chủ yếu chứ không phải từ Hán Việt, nh phần lớn vở

tuồng thời Tự Đức Nói chung tiếng Việt trong Sơn Hậu nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là

gần với ngôn ngữ bác học nh trong các truyện Nôm hay thể ngâm khúc của thời này

ơng Tuổi thơ nơi phố huyện nghèo này đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Thạch Lam

ông cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo là những cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn.Tuy vậy, sáng tác của Thạch Lam có phong cách riêng so với hầu hết các nhà văn lãng mạn 1930 −

Trang 38

chất thơ, tác phẩm của Thạch Lam có khả năng đi sâu vào trái tim ngời đọc Viết về cuộc sống khổcực hay về những nét đẹp của Hà Nội xa, văn Thạch Lam đều thấm đợm tinh thần nhân văn chủnghĩa

2 Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Một cách rất nhẹ nhàng mà thấm thía, qua tâm trạng của hai đứa trẻ và cảnh sống nghèo cực củanhững ngời dân nơi phố huyện, nhà văn đã thể hiện những t tởng nhân đạo sâu sắc về thân phận conngời Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực, vừa thấm đẫm tinh thần nhân đạo

Truyện ngắn của Thạch Lam thờng không có cốt truyện, tác giả thờng đi sâu vào miêu tả nộitâm nhân vật với những cảm xúc và cảm giác mơ hồ, mong manh Miêu tả những diễn biến nội tâmtinh tế, sâu sắc của nhân vật là biệt tài của Thạch Lam Trong Hai đứa trẻ, nhà văn đã sử dụng thành

công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tơng phản, qua đó đặc tả đợc cảnh nghèo và tơng lai không mấysáng sủa của những ngời dân phố huyện Với giọng điệu tâm tình, ngôn ngữ, diễn đạt tinh tế, giàuchất thơ, tác phẩm mang lại cho ngời đọc những rung động hết sức tinh tế và nhân bản

3 Giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện tinh tế cảm xúc và diễn biến nội tâm của chị em Liên.

tự an ủi mình Còn Thạch Lam thì lại khác, văn Tự lực văn đoàn thờng đợm nỗi buồn lãng mạn cònvăn Thạch Lam lại chất chứa nỗi đau hiện thực Ông hớng đến những con ngời nghèo khổ, những sốphận nhỏ bé bất hạnh Không gay gắt, cay nghiệt nh Vũ Trọng Phụng, không sâu xa nh Ngô Tất Tốhay hài hớc nh Nguyễn Công Hoan trong phản ánh hiện thực nhng văn của Thạch Lam vẫn thể hiệnnhững giá trị hiện thực sâu sắc

Truyện ngắn của Thạch Lam thờng giàu chất trữ tình, truyện không có cốt truyện Nhà vănkhông tạo dựng những tình huống truyện éo le, gay cấn, cũng không có những xung đột thiện ác,giàu nghèo gay gắt Truyện của Thạch Lam chỉ nh những đoạn thủ thỉ tâm tình, nhẹ nhàng mà thấmthía, nhng vẫn có giá trị phản ánh hiện thực và thể hiện những t tởng nhân văn sâu sắc Hai đứa trẻ

là câu chuyện về một ngày thờng nh bao ngày tháng khác ở một phố huyện Nhà văn chọn bối cảnh

là một ngày chợ phiên Và thời điểm bắt đầu truyện là cảnh chợ chiều vừa tàn Các tình tiết đợc kể

tự nhiên theo chiều thời gian tuyến tính Liên và An dọn hàng và bắt đầu ngồi chờ đợi chuyến tàu

đêm Cuộc sống của chị em Liên và những ngời dân nơi phố huyện nh vợ chồng bác Xẩm, mẹ conchị Tí, bác phở Siêu đều chẳng có gì đặc biệt Tất cả đều bàng bạc, lặng lẽ và lầm lụi Chuyện chợtàn, chuyện chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua với một chút hi vọng đợc nhìn thấy trong một khoảnhkhắc rất ngắn thứ ánh sáng sang trọng trên những toa tàu, hồi ức về những ngày sống sung s ớng ở

Hà Nội của hai đứa trẻ và những suy nghĩ của cô bé Liên là tất cả tình tiết cơ bản của câu chuyện.Một câu chuyện dung dị, đời thờng, không tô vẽ và một lối kể chuyện nh tâm tình thủ thỉ với chínhmình là những nét riêng trong nghệ thuật kể chuyện của Thạch Lam ở Hai đứa trẻ

Trong Hai đứa trẻ, nhà văn đặc biệt chú ý đến miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật Chính vì thế

mới gọi Hai đứa trẻ là loại truyện ngắn trữ tình Nhà văn chú ý miêu tả tâm trạng của cô bé Liên.

Cảnh vật cũng đợc nhìn bằng ánh mắt của Liên Là nhân vật trung tâm của truyện, những hành độngcủa Liên không đợc chú tâm miêu tả Câu chuyện nh một dòng tâm trạng của nhân vật, từ khi chứngkiến cảnh chiều xuống đến khi chuyến tàu đêm đi qua Có thể nói nhân vật Liên thuộc loại nhân vậttrữ tình trong văn xuôi Qua những cảm nhận của Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh, nhàvăn thể hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận con ngời Nỗi buồn của cô bé Liên cứtăng tiến dần theo sự muộn dần của đêm Khi chợ tàn và khi nhìn cảnh chiều đến, một buổi chiều

êm nh ru của phố huyện, lòng Liên man mác buồn mà không rõ nguyên nhân Khi bóng đêm baotrùm phố huyện, "một đêm mùa hạ êm nh nhung", lại càng đáng sợ hơn Cuộc sống quá buồn tẻ.Chẳng hứa hẹn một điều gì thay đổi cả Nỗi buồn của Liên không trực tiếp thể hiện qua ngôn ngữ

mà thể hiện ở ánh mắt "trong mắt chị bóng tối ngập đầy dần", qua tâm trạng chờ đợi chuyến tàu

đêm Cuộc sống nơi phố huyện nghèo ấy vô cùng đơn điệu, ngày hôm sau là sự lặp lại y nguyênngày hôm trớc : chị Tí lại dọn hàng nớc dù chẳng hi vọng gì nhiều, vợ chồng bác Xẩm xuất hiện vớichiếc đàn bầu ảo não, ngời nhà thầy thừa đi gọi ngời đánh tổ tôm… Kể cả buổi chợ đúng phiên cũngtiêu điều xơ xác, hàng họ bán chẳng đợc là bao Cuộc sống tối tăm và ngột ngạt, đơn điệu và buồn

Trang 39

tẻ Sống trong cảnh bế tắc ấy, những ngời nh chị em Liên đã tìm đợc một cứu cánh tinh thần Họ đãhàng đêm miệt mài ngồi chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hi vọng vô cùng mong manh Liên

và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để đợc gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn đợc sống sungtúc Những ngời bán hàng chờ đợi khách xuống tàu dù họ vẫn biết chẳng mấy khi có khách xuống ởcái ga xép này Họ đều chờ đợi và khi chuyến tàu đi qua là một ngày đã khép lại Chuyến tàu là nơigửi gắm niềm hi vọng hàng đêm của họ và nó mang đến phố huyện một luồng ánh sáng mới dù chỉtrong chốc lát để họ có thể thoát ra khỏi sự yên ả đến ghê sợ của đêm Đó là thời điểm vui nhất củachị em Liên bởi chuyến tàu là thứ ánh sáng tinh thần duy nhất để chị hồi ức lại những ngày đã qua.Chuyến tàu mang đến chút sôi động trong chốc lát nhng cũng lại làm tăng lên cái ảm đạm và tĩnhmịch của đêm phố huyện Qua diễn biến nội tâm của nhân vật, nhà văn đã thể hiện thật sâu sắc tấn

bi kịch tinh thần của những con ngời nhỏ bé Những kiếp ngời nhỏ bé vô danh nơi phố huyện nhỏ ấyrất dễ bị xã hội lãng quên Tâm trạng của Liên cũng là tâm trạng chung của bao ngời đang phải sốngtrong bế tắc của những thân phận nhỏ bé, nghèo hèn Nhà văn đã thể hiện một niềm cảm thông sâusắc và tình thơng yêu đối với những ngời không may mắn ấy

Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm còn đợc thể hiện ở nghệthuật lựa chọn và sáng tạo chi tiết của tác giả Chọn những chi tiết có sức gợi tả cùng với thủ phápnghệ thuật đối lập, tơng phản, nhà văn đã khắc hoạ thành công cảnh nghèo và cảnh sống buồn tẻ, bếtắc của ngời dân nơi phố huyện nghèo thời kì trớc Cách mạng Miêu tả sự nghèo nàn, tàn tạ, tác giảkhông tả nhà cửa, cửa hàng hay cảnh làm ăn, sinh hoạt mà chọn tả cảnh chợ tàn với hình ảnh "mấy

đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi Chúng nhặt nhạnh thanhnứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng đợc của ngời bán hàng để lại…" Nhng chắc rằng chúngkhó kiếm đợc gì bởi những thứ còn bỏ lại ở chợ chứng tỏ đây là miền quê chẳng giàu có gì Cảnhchợ tàn bao giờ cũng gợi buồn và càng tàn tạ hơn với cảnh một phiên chợ chiều nghèo khó Chỉ vớinhững chi tiết nhỏ vậy thôi, cách tả của Thạch Lam làm cho ngời ta thấy buồn thấm thía Khi miêutả sự nghèo đói, Ngô Tất Tố để chị Dậu phải bán chó, bán con thậm chí có nguy cơ phải bán mình.Nguyễn Công Hoan để vợ chồng anh Pha phải rơi vào bớc đờng cùng, Nam Cao để Chí Phèo, để nhàvăn Hộ phải đánh mất cả nhân cách của mình Sự đói khổ huỷ hoại cả thể xác và linh hồn con ngời.Thạch Lam thì khác Nhẹ nhàng nhng thấm thía, nhà văn trữ tình này để cho cuộc sống tự nó bộc lộ

và bản chất xã hội tự nó thể hiện mình mà vẫn phản ánh đợc bộ mặt thật của hiện thực Cái độc đáotrong lựa chọn chi tiết của Thạch Lam là nh vậy Chỉ bằng chi tiết mà tái hiện đợc cả bộ mặt hiệnthực

Nghệ thuật lựa chọn chi tiết còn đợc thể hiện khi miêu tả cảnh đêm Nhà văn đã dùng ánh sáng

để miêu tả bóng tối ánh sáng ngọn đèn dầu ở hàng nớc chị Tí, ở gánh phở của bác phở Siêu làm nổibật sự mênh mông của đêm tối ở làng quê Nghệ thuật tơng phản làm ngời đọc cảm nhận rõ hơn sựmênh mông của đêm tối Còn ánh sáng đoàn tàu vụt qua trong thoáng chốc với những ồn ào và sôi

động của nó càng tăng thêm sự tĩnh mịch, tăm tối và buồn tẻ nơi phố huyện nghèo Và ánh sángngọn đèn dầu của chị Tí chập chờn đi vào giấc ngủ của Liên − hình ảnh kết thúc câu chuyện− đã đểlại một niềm day dứt, một d âm cho tác phẩm

Nhẹ nhàng và tinh tế, Thạch Lam đã vẽ lên một bức tranh đầy sức gợi về một phố huyện nghèo.Qua tâm trạng của Liên, cuộc sống của hai chị em và ngời dân nơi phố huyện ấy, nhà văn không chỉphản ánh hiện thực mà còn thể hiện một t tởng nhân văn có giá trị lâu dài Trớc hết, tác phẩm là bứctranh chân thực về đời sống phố huyện nghèo với những kiếp ngời nhỏ nhoi, tội tình (hai đứa trẻ, chịbán hàng nớc ban ngày đi mò cua xúc tép, vợ chồng ngời hát xẩm…) Chẳng có gì đảm bảo cho tơnglai của họ Phía trớc họ càng nhìn càng tối, ánh sáng của hi vọng dù có nhng chỉ le lói ở chính nơi

họ ngồi Hiện thực thì nghèo khó, không gì hứa hẹn ở tơng lai, những con ngời nhỏ bé ấy sống nhthế nào Họ gửi gắm ớc mơ vào chuyến tàu đêm với một luồng ánh sáng phù hoa tan biến rất nhanh.Qua việc tả cảnh kiên trì hàng đêm chờ tàu qua rồi mới dọn hàng, mới đi ngủ của những con ng ời

ấy, nhà văn muốn thể hiện một t tởng nhân văn Đó là khẳng định sự bất diệt của khát vọng, ớc mơ.Cuộc sống dù nghèo khổ, tăm tối và bế tắc đến đâu cũng không thể dập tắt đợc hi vọng và khát vọngcủa con ngời

Tác phẩm đã thể hiện tình thơng yêu vô bờ và sự trân trọng của nhà văn đối với những thânphận nhỏ bé trong xã hội Một cốt truyện nhẹ nhàng nhng giá trị thật sâu sắc và thấm thía Với mộtcon đờng rất riêng, ngòi bút của Thạch Lam đã đánh thức lòng trắc ẩn trong tâm hồn mỗi con ngời

và làm nảy sinh ở họ những tình cảm nhân văn cao đẹp

III liên hệ

1. Vậy có thể kết luận đợc chăng : sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc Thật vậy, có thể nói thêm rằng : chính mảnh hồn dân tộc ấy trong tâm linh nhà văn

Trang 40

Thạch Lam đã chi phối ngay cả quan điểm sáng tác hiện thực lẫn tinh thần nhân đạo (nh ngời Việt

sống vốn giàu tình cảm cộng đồng : “Bầu ơi thơng lấy bí cùng…”, và chan chứa tình ngời : “Thơngngời nh thể thơng thân”…) Rồi cũng chính tính cách Việt sẽ chi phối một nét văn phong khó lẫn của

tác giả Gió đầu mùa, đó là tính “duy cảm” nổi bật trong não trạng ngời Việt : “Trong những truyện

ngắn trong tập Gió đầu mùa của Thạch Lam, ngời ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình, cảm tởng hay

cảm giác có một địa vị rất quan trọng, nhiều khi nó là then chốt cho cả một truyện” (Vũ Phan - Nhà văn hiện địa ; quyển t, tập hạ) Hồn dân tộc thấm đẫm trái tim, ý thức dân tộc sáng trong trí não ; do

đó Thạch Lam mới viết đợc những dòng nh tuyên ngôn về tinh thần tự hào dân tộc trong tác phẩmbút ký đặc sắc Hà Nội băm sáu phố phờng : “Ngời Pháp có Paris, ngời Anh có London, ngời Tàu có

Thợng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết,mến yêu… Ta phải nghe ngời Pháp nói đến Paris, ngời ở Paris mới hiểu đợc sự yêu quý ấy đến bựcnào Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còntìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng chính vì chúng ta yêu mến Yêu mến Hà Nội cũng nh ngời Parisienchính hiệu yêu mến Paris…” ; và mới có đợc những cảm nhận rất phong phú và tinh tế khi thởngthức tính độc đáo của món quà dân tộc “đặc sắc bình dân” là cốm mới mùa thu : “Cơn gió mùa hạ l-

ớt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hơng thơm của lá, nh báo trớc mùa về của một thức quàthanh nhã và tinh khiết Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp

đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tơi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái

vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hơng vị ngàn hoa cỏ Dới ánh nắng, giọt sữadần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời[…] Cốm là thức quà riêng biệt của đất nớc, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh,mang trong hơng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” (Hà Nội băm sáu phố phờng).

Có thể xem truyện ngắn Hai đứa trẻ nh một phiên bản thu nhỏ hầu hết những đặc điểm về nội

dung t tởng tình cảm cũng nh văn phong Thạch Lam đã nói ở trên

(Văn Tâm, Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997)

2 Cái tài của Thạch Lam là ở chỗ : thật dung dị, thật nhẹ nhàng, chỉ bằng vài trang văn xuôi

giàu chất thơ mà đa đợc ngời đọc về một thế giới của một cuộc sống tối tăm, buồn tẻ, đáng thơng…

đáng thơng nhất là hai đứa trẻ Vì lẽ ấy, tác phẩm là một lời kêu cứu : Hãy cứu lấy cuộc sống củanhững con ngời nh Liên và An, hãy tìm cách cải tạo sự tẻ nhạt của những “ao đời” tù đọng…

(Đỗ Nguyên Thơng, Đi tìm vẻ đẹp văn chơng, Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ, 2006)

3 … Trong văn hoá Việt Nam trớc Cách mạng 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn

đợc nhiều cảm tình của ngời đọc Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách

điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc Dới cái hình thức không những thoát ra khuôn sáo cũ của cáchhành văn đơng thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suynghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời Thạch Lam có nhữngnhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thờng bắt nguồn và nảy

nở lên từ những chân cảm đối với những con ngời ở tầng lớp dân nghèo thành thị khác và thôn quê.Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trớc sự sống của mọi ngời chung quanh.Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái d vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốtcách và phẩm chất văn học Mặc dù in ra ít, sách Thạch Lam có đánh dấu lại đợc cái tâm hồn súctích, rộng rãi và tiến bộ của một nhà văn xuôi chân chính…

(Nguyễn Tuân, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)

Cha con nghĩa nặng hồ biểu chánh

(Trích)

I Gợi dẫn

1 Hồ Biểu Chánh (1885 − 1958), tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở làng Bình Thành, huyện

Đức Hoà, tỉnh Định Tờng (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) Thuở nhỏhọc chữ nho, sau học chữ quốc ngữ Từ 1905, làm viên chức ở nhiều địa phơng khác nhau thuộcNam Bộ, nên có điều kiện hiểu kĩ cuộc sống và con ngời Nam Bộ Cuối đời, ông về quê chuyên viếtvăn Trong gần 50 năm cầm bút cần mẫn sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một khối lợng sáng táckhá lớn Ông thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết Tuy có một số tác phẩm còn hạn chế về mặt t t-ởng nhng nhìn chung ông đã đóng góp công sức tích cực vào việc hình thành thể loại tiểu thuyếthiện đại trong chặng đờng phôi thai đầu tiên

2 Quan điểm sáng tác của Hồ Biểu Chánh đợc thể hiện ngay ở việc ông chọn bút danh Sáng

tác của ông phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức Vì thế, trong sáng tác của mình, ông cực lực

Ngày đăng: 22/06/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w