Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức nguyễn an ninh

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 11 (Trang 112 - 132)

I Gợi dẫn

1. Nguyễn An Ninh (1900 − 1943), quê ở xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1920, ông tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Xoóc-bon (Pa- ri). Sau đó, ông đi tìm hiểu một số nớc châu Âu, năm 1922 trở về nớc viết báo và diễn thuyết chống đế quốc. Năm 1939, bị kết án, đi đày ở Côn Lôn, ông bị hành hạ đến kiệt sức và chết trong tù.

2. Nguyễn An Ninh để lại nhiều bài văn chính luận đặc sắc, trong đó có bài Tiếng mẹ đẻ

nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (1925). Với tinh thần trách nhiệm của một nhà văn, nhà báo, ông viết bài báo với mục đích đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi ngời Việt Nam. Ông đã dùng những lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ để chỉ ra và thuyết phục ngời nghe về ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt.

3. Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm tiêu biểu cho thể văn chính luận, một thể văn coi trọng lí luận, trình bày những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Ngay ở nhan đề, bài báo đã chỉ ra vai trò quan trọng và thiêng liêng của tiếng Việt, đó là : nguồn giải phóng của dân tộc.

4. Bài báo có bố cục chặt chẽ, khoa học thể hiện khả năng t duy lôgíc của một nhà báo hoạt động chính trị ; vì vậy, nó vừa có sự hấp dẫn của báo chí, vừa có tính thuyết phục, t tởng của một bài diễn thuyết chính trị.

− Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số ngời do thiếu hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình “từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ”.

− Phần tiếp theo, tác giả thuyết minh cho t tởng nòng cốt của bài viết : Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với lối viết ngắn gọn, súc tích, tác giả đã chỉ ra một cách cụ thể ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ, đồng thời khẳng định và chứng minh rằng : Tiếng Việt rất giàu có…

− Phần kết thúc, tác giả trình bày vai trò hớng đạo của giới trí thức trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc, quan niệm của mình về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nớc ngoài. Cốt lõi của quan điểm đó là : học tiếng nớc ngoài trên tinh thần tiếp thu lựa chọn tinh hoa để làm giàu có hơn cho ngôn ngữ nớc mình.

5. Đọc chậm, nhấn mạnh các lập luận của tác giả.

II Kiến thức cơ bản

Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức làtác phẩm tiêu biểu cho thể văn chính luận. Cũng có thể coi bài diễn thuyết này của tác giả Nguyễn An Ninh là một tác phẩm xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Là một trí thức Tây học, với lòng yêu nớc và tinh thần trách nhiệm, nhà báo Nguyễn An Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một ngời Việt Nam vốn dòng Lạc hồng. Ông đã xác định rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ “hớng đạo” của một trí thức chân chính.

Trong những năm đầu thế kỉ XX, phần lớn đội ngũ trí thức Việt Nam xuất thân từ nhà trờng Tây học. Họ đợc học ở trờng Tây nên dù ít hay nhiều, họ đều chịu ảnh hởng của t tởng nô dịch, sùng bái phơng Tây. Những kẻ học không đến nơi đến chốn, t tởng không đủ sâu hoặc thiếu tình cảm với dân tộc đã mang một t tởng rất đáng phê phán : coi trọng Tây phơng và coi thờng dân tộc mình. Trong hoàn cảnh ấy, nhà báo Nguyễn An Ninh đã viết bài báo này để đánh thức những kẻ đang có những hiểu biết rất nông cạn về văn hoá, chỉ ra cho họ thấy sai lầm của mình. Từ đó, giúp họ ý thức rõ hơn

trách nhiệm đối với dân tộc, cụ thể là trách nhiệm đối với việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Bởi tiếng nói là linh hồn, là tinh hoa của nền văn hoá dân tộc.

Tác giả bài viết đã dùng lời lẽ rất sắc sảo thể hiện thái độ dứt khoát, mạnh mẽ khi phê phán những kẻ thiếu hiểu biết mà vô tình coi thờng dân tộc mình. “Nhiều ngời An Nam thích bập bẹnăm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tởng mạch lạc bằng tiếng nớc mình”. Ngay ở câu mở đầu, tác giả đã phê phán những kẻ sùng ngoại, không thạo tiếng Tây nhng lại thích ra vẻ ngời Tây. Tác giả đã dùng hai cụm từ có ý nghĩa đối nhau để chỉ ra cái vô lí của những kẻ thích dùng tiếng Tây mà khoe mẽ :

bập bẹ năm ba tiếng Tâydiễn tả ý tởng mạch lạc. Sắc thái châm biếm thể hiện rõ hơn, gay gắt hơn ở những câu tiếp theo : “Hình nh đối với họ […] họ đã đợc đào tạo theo kiểu Tây phơng”. Tác giả đã lựa chọn những từ ngữ, chi tiết giàu khả năng biểu cảm để bộc lộ thái độ của mình trớc hiện t- ợng học đòi một cách thiếu hiểu biết của những kẻ luôn muốn tỏ ra là có văn hoá. Tác giả đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình khi đa ra những lí lẽ đanh thép và lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể về hiện tợng lai căng, học đòi một cách thiếu văn hoá. Tác giả đã không e dè khi sử dụng những cụm từ cóp nhặt những cái tầm thờng, mù tịt về văn hoá, kiến trúc và trang trí lai căng, đợc hun đúc theo cái mà những ngời ở Đông Dơng gọi là văn minh Pháp, chẳng có đợc một thứ văn minh nào… Tác giả đã thể hiện khá gay gắt thái độ phê phán đối với những kẻ quá sùng Tây, học đòi Tây một cách thiếu học thức. Ông đã tổng kết đánh giá đồng thời thể hiện thái độ của mình trong câu : “Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi ngời An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”.

Sau khi chỉ ra những sai lầm trong suy nghĩ của nhiều ngời An Nam đơng thời về việc sử dụng tiếng nói dân tộc, tác giả bài viết tiếp tục thể hiện quan điểm và thực hiện mục đích của mình bằng cách chứng minh vai trò, ý nghĩa quan trọng của tiếng mẹ đẻ. Tác giả đã dùng dẫn chứng cụ thể và thuyết phục để chứng minh “tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Luận điểm nghe có vẻ trừu tợng nhng đã đợc chứng minh một cách cụ thể : “Tiếng nói là ngời bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc [...]. Nếu ngời An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Để làm tăng khả năng tác động tới ngời nghe, ngời đọc, tác giả khái quát : “Vì thế, đối với ngời An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ sự tự do của mình...”. Quan điểm ấy hoàn toàn đúng đắn và đủ sức thuyết phục. Một dân tộc tự do không chỉ là tự do về chủ quyền, về địa lí, về quyền sống mà một dân tộc thực sự tự do, độc lập là dân tộc có nền văn minh riêng với bản sắc văn hoá riêng của mình. Bởi nô dịch về văn hoá sẽ dẫn đến nô dịch về mọi phơng diện. Văn hoá, mà trong đó ngôn ngữ là yếu tố quan trọng, đã bị lai căng, đã mất đi bản sắc hoặc bị huỷ diệt thì dân tộc đó đã đánh mất mình và trở thành kẻ phụ thuộc, kẻ “sống nhờ ở đợ”. Cũng chính vì vậy mà những kẻ đi xâm lợc luôn rất quan tâm đến vấn đề nô dịch văn hoá, chăm lo cho chính sách nô dịch văn hoá.

Để giải quyết triệt để về t tởng, đấu tranh đến cùng với những luận điệu phản dân tộc, tác giả tiếp tục đa ra những lập luận chặt chẽ và lí lẽ sắc bén. Ông đã bác bỏ một cách dứt khoát quan niệm “tiếng nớc mình nghèo nàn”, cho rằng “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”. Theo ông, đó chỉ là lí lẽ “để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ”, không phải tiếng mẹ đẻ nghèo mà là do họ thiếu hiểu biết về ngôn ngữ dân tộc mà thôi. Không lí luận nhiều, tác giả chỉ đa ra liên tiếp ba câu hỏi tu từ :

“Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo ?” “Vì sao ngời An Nam… tác phẩm tơng tự ?”

“Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con ngời ?”

Những câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ dứt khoát và quyết liệt của ngời viết đối với những kẻ cho là ngôn ngữ dân tộc ta nghèo nàn. Có thể dễ dàng nhận thấy quan niệm của Nguyễn An Ninh về việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giàu hay nghèo là do khả năng và trình độ của ngời sử dụng. Ngôn ngữ nghèo với những ngời thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và không hiểu rõ về điều mình muốn trình bày. Đây là t tởng lớn và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với vấn đề chính trị mà ông đang trình bày mà còn là một quan điểm đúng đắn để ngời sử dụng tiếng nói làm phơng tiện giao tiếp quan tâm suy nghĩ. Cách lập luận của tác giả ở đây không chỉ thuyết phục mà còn khiến ng ời đọc phải trăn trở, phải suy nghĩ.

Đoạn kết thúc đã giải quyết một cách toàn diện t tởng của bài viết. Phần đầu, tác giả phê phán quan điểm sùng tiếng Tây, nhng nếu chỉ dừng lại ở đó thì cha đủ. Bởi vì, bảo vệ và gìn giữ tiếng nói dân tộc không có nghĩa là từ chối sử dụng các ngôn ngữ khác. Tác giả Nguyễn An Ninh đã kết thúc bài viết của mình bằng việc giải quyết mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ của dân tộc khác. Việc học thêm ngôn ngữ của dân tộc khác là cần thiết, nhất là giới trí thức : “vai trò hớng đạo của

giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất một ngôn ngữ châu Âu để hiểu đợc châu Âu”. Vậy, tiếng nớc ngoài cũng rất cần thiết với mọi ngời, “Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngợc lại, thứ tiếng nớc ngoài mà mình học đợc phải làm giàu cho ngôn ngữ nớc mình”. Về điều này, chúng ta nên tự hào và nên học tập cha ông chúng ta, những ngời đã làm cho ngôn ngữ của chúng ta giàu có nh ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, suốt thời phong kiến, cha ông ta sử dụng tiếng Hán trong nhà trờng, trong công việc hành chính. Vậy mà, tiếng Việt không bị Hán hoá, ngợc lại, quá trình Việt hoá tiếng Hán lại đạt đợc thành tựu đáng tự hào mà ngày nay chúng ta đang đợc hởng thụ. Quan điểm của Nguyễn An Ninh thể hiện trong bài viết Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tiếng Việt cần phải đợc bảo vệ và gìn giữ.

Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là một văn bản chính luận xuất sắc từ đề tài, nội dung đến hình thức thể hiện. Bài viết thể hiện rõ chính kiến của ngời viết về một vấn đề chính trị − xã hội bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm… Bài viết đã chứng minh khả năng thuyết phục xuất sắc của một nhà báo và tâm huyết với dân tộc của một nhà hoạt động chính trị.

III liên hệ

Không chỉ phong phú về thanh âm và huyền diệu về sắc độ, không chỉ dồi dào khả năng biểu cảm và hàm súc, gợi hình ; tiếng Việt là biểu hiện thiêng liêng của tâm hồn Việt, ngời Việt và văn hoá Việt Nam. Điều đó đợc thể hiện tinh tế và đặc sắc trong bài "Tiếng Việt" của nhà thơ Lu Quang Vũ :

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lng bùn ớt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nớc lũ xoáy chân đê. Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đa nôi Tiếng ma dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

Đá cheo leo trâu trèo trâu trợt

Đi mòn đàng dứt cỏ đợi ngời thơng Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót Ta nh chim trong tiếng Việt nh rừng. Cha chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt nh đất cày, nh lụa

óng tre ngà và mềm mại nh tơ. Tiếng tha thiết nói thờng nghe nh hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Nh gió nớc không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vờn rợp bóng lá cành vơn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đờng. Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

Vẫn tiếng làng tiếng nớc của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thơng đời. … Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào nh đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo nh hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Ngời qua đờng chung tiếng Việt cùng tôi Nh vị muối chung lòng biển mặn

Nh dòng sông thơng mến chảy muôn đời. Ai thuở trớc nói những lời thứ nhất Còn thô sơ nh mảnh đá thay rìu Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt Ai ngời sau nói tiếp những lời yêu ? Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về. Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình.

ba cống hiến vĩ đại của các mác_________________ăng-ghen

I Gợi dẫn

1. Phri-đrích Ăng-ghen (1820 − 1895) xuất thân trong một giàu có ở Bác-men, Đức. Ông học đại học ở Béc-lin, quen biết Các Mác năm 1844 ở Pa-ri, sau đó sang sống ở Anh và mất ở đây. Ông là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới.

Ăng-ghen chủ yếu viết những tác phẩm về triết học, chính trị, kinh tế, lịch sử, có công trình viết chung với Mác là Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848).

2. Các Mác (1818 − 1883) là con của một luật s ở Tê-ri-e, Đức. Ông sớm tiếp xúc với t tởng Cách mạng Pháp 1789 và nền văn học cổ điển Đức, bảo vệ luận án tiến sĩ triết học năm 23 tuổi. Sau nhiều truân chuyên trong bớc đờng hoạt động xã hội và cách mạng, ông sang ở hẳn Luân Đôn và mất ở đây.

Công trình nổi tiếng nhất của Mác là bộ T bản (1864 − 1876).

3. Mác qua đời ngày 14 − 3 − 1883, tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn). Ăng- ghen đọc bài phát biểu trớc mộ Mác. Đây là một bài văn nghị luận tiêu biểu và có giá trị văn chơng.

4. Đọc chậm, giọng trầm và biểu cảm.

II Kiến thức cơ bản

Là nhà triết học, lí luận, nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của thế giới, Ăng-ghen cũng có rất nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Bài phát biểu của Ăng-ghen đọc trớc mộ Các Mác

Một phần của tài liệu Đọc hiểu ngữ văn 11 (Trang 112 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w