1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk

68 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 870 KB

Nội dung

Nhận định tầm quan trọng của việc nâng cao thu nhập cho người dân trong điều kiện tự nhiên hết sức phức tạp nhưng có ưu điểm lớn nhất là phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau nên Tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk” là phù hợp với yêu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay của địa phương

Trang 1

Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các bác trong UBND xã Ea Ô và bà con nông dân tại xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành khóa học.

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài luận văn một cách tôt nhất nhưng tôi cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, những nhận định mang tính chủ quan của riêng cá nhân tôi Rất mong nhận được những đóng góp, phê bình của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và các bạn sinh viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2009

Tác giả

Lưu Minh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ 4

2.1.2 Cơ sở lý luận về đa dạng hoá thu nhập 6

2.2 Cơ sở thực tiễn 12

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 12

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập trên thế giới và trong nước 14

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 23

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 23

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 24

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 24

3.2.4 Phương pháp phân tích 25

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

4.1 Đặc điểm của hộ điều tra 27

4.1.1 Đặc điểm chung của hộ điều tra 27

4.1.2 Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra 29

4.1.3 Tình hình sử dụng đất 31

4.1.4 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 32

4.1.5 Tình hình vốn sản xuất của nhóm hộ điều tra 33

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ 34

4.2.1 Tổng thu từ các nguồn 34

4.2.2 Chi phí cho sản xuất của nông hộ 40

4.2.3 Thu nhập của nông hộ 43

Trang 4

4.2.4 Cân đối thu chi, thu nhập thuần và tích lũy 49

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tại xã Ea Ô 51

4.3.1 Ảnh hưởng của đất đai và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập của hộ 51

4.3.2 Ảnh hưởng của lao động và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập của hộ .52 4.3.3 Ảnh hưởng của vốn và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập của hộ 54

4.3.4 Ảnh hưởng của trình độ và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập của hộ 55

4.4 Các giải pháp phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại xã Ea Ô 58

4.4.1 Giải pháp chung 58

4.4.2 Cụ thể cho từng vùng địa bàn 60

4.4.3 Đối với từng nhóm hộ 60

5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Đặc trưng của hộ điều tra 27

Bảng 4.2: Mức độ bất bình đẳng của người dân 28

Bảng 4.3: Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra theo địa bàn 29

Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra theo thu nhập 30

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 31

Bảng 4.6: Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 32

Bảng 4.7: Vốn và cơ cấu vốn của nhóm hộ điểu tra 33

Bảng 4.8: Thu và cơ cấu thu của hộ từ ngành trồng trọt 34

Bảng 4.9: Thu và cơ cấu thu của hộ từ chăn nuôi 36

Bảng 4.10: Thu và cơ cấu thu của hộ từ dịch vụ 37

Bảng 4.11: Thu và cơ cấu thu của hộ từ các nguồn khác 38

Bảng 4.12: Tổng hợp các khoản thu của các hộ điều tra 39

Bảng 4.13: Chi cho trồng trọt 41

Bảng 4.14: Chi cho chăn nuôi 42

Bảng 4.15: Tổng hợp các nguồn chi cho sản xuất 42

Bảng 4.16: Thu nhập từ trồng trọt 44

Bảng 4.17: Thu nhập từ chăn nuôi 45

Bảng 4.18: Thu nhập từ dịch vụ 46

Bảng 4.19: Thu nhập từ các nguồn khác 46

Bảng 4.20: Tổng hợp các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông hộ 47

Bảng 4.21: Cân đối thu chi của các nông hộ 50

Bảng 4.22: Ẩnh hưởng của đất đai và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập 51

Bảng 4.23: Ảnh hưởng của lao động và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập 53

Bảng 4.24: Ảnh hưởng của vốn và đa dạng hoá đến thu nhập 54

Bảng 4.25: Ảnh hưởng của trình độ và đa dạng hoá thu nhập đến thu nhập 55

Bảng 4.26: Bảng phân tích SWOT 57

Biểu đồ 4.1: Các nguồn thu từ sản xuất 39

Biểu đồ 4.2: Chi cho sản xuất 43

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ 49

Trang 6

1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Cùng với xu thế phát triển kinh tế của thế giới, tình hình kinh tế Việt Namnhững năm qua đã có những bước tiến đáng kể Nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới

do Đảng ta khởi xướng, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựurất to lớn Sản lượng lương thực hàng năm tăng đều ở mức 5 đến 6% Đặc biệt từ chỗthiếu lương thực, nước ta đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo Nông nghiệp pháttriển mạnh làm chỗ dựa cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi và thuỷ sản phát triểntheo, thu nhập của người dân cũng dần được tăng lên

Đại hội toàn quốc lần thứ X đã mở ra cho đất nước một thời đại mới, thời đạicủa nền kinh tế tri thức với nội dung “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp

và nông thôn” Bên cạnh đó quá trình mở cửa và hội nhập vào khu vực thế giới như gianhập AFTA năm 1995, APEC năm 1998… và WTO vào ngày 7/11/2006… đã mở racho nền kinh tế nước ta những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt là trong ngành nôngnghiệp

Việt Nam là một nước thuần nông, có nhiều tiềm lực để phát triển một nềnnông nghiệp vững mạnh, với gần 70 triệu người sống ở nông thôn trong đó lao độngnông nghiệp là 28 triệu người chiếm 78% về dân số và 70 % về lao động so với cảnước (2007) Kinh tế hộ là một trong nhưng thành phần kinh tế quan trọng, nó đượcxem như là tế bào của nền kinh tế nước ta Muốn thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải đổi mới được bộ mặt nông thôn

Do vậy nâng cao thu nhập của người dân là một trong những mối quan tâm hàng đầucủa Đảng và nhà nước ta Thu nhập rất quan trọng vì nó quyết định đến đời sống vậtchất của con người, nâng cao đời sống của nông hộ, góp phần ổn định kinh tế - chínhtrị - xã hội, vượt qua những thử thách, đón nhận những cơ hội trong xu thế hội nhậpkinh tế thế giới

Trang 7

Đăk Lăk là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, có vị trí kinh tế xã hội chiến lược đồngthời được thiên nhiên ưu đãi với vùng đất đỏ bazan trù phú và màu mỡ Điều kiện tựnhiên tương đối thuận lợi, là điều kiện lý tưởng để phát triển cây công nghiệp, câylương thực, cây hoa màu…góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của ngườidân.

Ea Ô là một xã vùng II, thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk Đời sống củangười dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tựnhiên, trình độ của người dân còn nhiều yếu kém Do đó đời sống của người dân nơiđây còn gặp rất nhiều khó khăn, còn nhiều bất cập đáng được quan tâm

Nhận định tầm quan trọng của việc nâng cao thu nhập cho người dân trongđiều kiện tự nhiên hết sức phức tạp nhưng có ưu điểm lớn nhất là phù hợp với nhiều

loại cây trồng vật nuôi khác nhau nên Tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk” là phù hợp với yêu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay của địa phương.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung:

Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhậptại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk, từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu để pháttriển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập tại địa bàn xã

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thunhập tại xã Ea Ô

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ theo hướng

đa dạng hoá thu nhập tại địa bàn xã

- Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoáthu nhập tại địa bàn xã

Trang 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các hộ nông dân tại địa bàn xã

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế của các nông hộ theo hướng đa dạng hoáthu nhập tại xã Ea Ô

 Thời gian nghiên cứu: từ 05/03/2009 đến 18/06/2009

 Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk

Trang 9

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ

2.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân

* Hộ: Có rất nhiều khái niệm về hộ được đưa ra:

Theo Martin (1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất,đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác

Theo Harris, viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (LonDon- Anh), “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”

Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon, khi nghiên cứu cộngđồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là mộttập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trìnhsáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”

Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặctrưng về hộ:

- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc

- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà

- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung

- Cùng tiến hành sản xuất chung[9]

* Hộ nông dân

Theo Ellis, hộ nông dân là các nông hộ có phương tiện kiếm sống dựa trênruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệthống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia từng phầnvào thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao[4]

Trang 10

2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ

GS Frank Ellis (1988) cho rằng kinh tế nông hộ khác những người làm kinh tếkhác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động, vốn “Kinh tế nông hộ làmột hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội Các nguồn lực đất đai, tưliệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ngủ chung một máinhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộphát ra”

Từ khái niệm trên đã thống nhất những vấn đề cơ bản của kinh tế nông hộ đó là:

- Kinh tế hộ nông dân là đơn vị hoạt động của xã hội, làm cơ sở cho phân tíchkinh tế

- Các nguồn lực cùng được góp vào thành nguồn vốn chung của mọi thành viêntrong gia đình và cùng chung một ngân sách

- Cùng sống chung dưới một mái nhà

2.1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế nông hộ

* Phát triển kinh tế

Theo Raanan Weitz (1995) “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làmtăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăngtrưởng trong xã hội”[5]

Như vậy, sự phát triển bao hàm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp nhưng mụctiêu chung của sự phát triển đó là nâng cao các nguồn lợi kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội và quyền tự do của mỗi người dân Phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của nhândân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải tiến giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng về cơ hội…tất

cả những điều đó là thành phần cốt yếu của sự phát triển Quan điểm về sự tiến bộ cóthể còn nhiều tranh luận khác nhau, nhưng sự tiến bộ của một quốc gia nếu xét về mặtkinh tế và về mặt xã hội thì đó là sự gia tăng về kinh tế và sự tiến triển về xã hội

* Phát triển kinh tế nông hộ

Trang 11

Quan điểm để phát triển kinh tế nông hộ mang tính bền vững là khái niệm động,gắn liền với phạm vi thời gian và không gian nhất định “Phát triển kinh tế nông hộkhông tách rời phát triển bền vững nông thôn, cần đảm bảo nhu cầu hiện tại không làmgiảm khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau”[7] Đứng trên quan điểm tiếp cận hệthống trong phát triển nông thôn có những chiến lược phát triển nông nghiệp, nôngthôn bền vững, hợp lý.

2.1.2 Cơ sở lý luận về đa dạng hoá thu nhập

2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập

Thu (tổng thu) của hộ là tổng các khoản thu trong năm, tổng thu bao gồm: Thu

từ trồng trọt, thu từ chăn nuôi, thu từ dịch vụ, thu khác

Tổng thu = thu từ trồng trọt + thu từ chăn nuôi + thu từ dịch vụ + thu khác.Thu nhập = Tổng thu - tổng chi cho sản xuất

Tích luỹ = Thu nhập - tổng chi cho tiêu dùng

2.1.2.2 Định nghĩa về đa dạng hoá

Nghĩa đen của đa dạng hoá là “sự mở rộng doanh nghiệp hoặc các sản phẩmbằng cách tăng số mặt hàng sản xuất hoặc các hoạt động sản xuất Trong nông nghiệp,

đa dạng hoá theo nghĩa hẹp có nghĩa là tăng chủng loại sản phẩm nông nghiệp hoặcdịch vụ do nông dân làm ra”[3] Trong nhiều năm đa dạng hoá đã là một chiến lượctruyền thống của các nông hộ để đối phó với các rủi ro và duy trì an toàn lương thực

Nó thuần tuý chỉ là sự phản ứng của các nông dân sản xuất tự cung tự cấp để giảm cácrủi ro do các yếu tố mùa vụ, thời tiết, sinh học và khí hậu gây ra Trong một nền nôngnghiệp hiện đại, đa dạng hoá là sự đáp ứng của nông dân đối với các cơ hội mới của thịtrường

Đa dạng hoá bao gồm việc sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau đểthoả mãn nhu cầu tiêu dùng gia đình và thị trường và để giảm bớt các rủi ro khi thịtrường mất giá

Trang 12

Đa dạng hoá ở cấp nông hộ thường để tăng cường và mở rộng các nguồn thunhập nông nghiệp và phi nông nghiệp Khái niệm đa dạng hoá ở cấp này có nghĩa làchuyển từ sản xuất các hàng hoá dư thừa sang những hàng hoá khác có lãi Nó có thểbao gồm cả đa dạng hoá theo trục ngang sang chủng loại hàng hoá mới hoặc theo trụcdọc sang các hoạt động phi nông nghiệp như tiếp thị, bảo quản và chế biến Ở giai đoạnđầu, đa dạng hoá xảy ra đối với các loại cây trồng mới, với sự chuyển đổi ra khỏi sảnxuất độc canh Ở giai đoạn sau, nông hộ có thể có nhiều dạng kinh doanh sản xuất vàbuôn bán các sản phẩm ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm Ở giai đoạn cao nhất,nông hộ thậm chí có thể vượt ra khỏi ngành nông nghiệp để vươn sang các hoạt độngphi nông nghiệp.

Thật ra đa dạng hoá mang ý nghĩa sâu rộng hơn là việc đơn thuần chuyển đổi sửdụng các tài nguyên dùng sản xuất các hàng hoá giá trị thấp sang sản xuất các hàng hoágiá trị cao mà sẽ dẫn đến các hoạt động chuyên môn hoá sản xuất các hàng hoá giá trịcao Tuy nhiên, ở cấp nông hộ, trong nhiều trường hợp chuyên môn hoá lại là lựa chọnhợp lý Chuyên môn hoá có khả năng đem lại hiệu quả hoàn vốn cao cho một vụ trồngcây nào đó cho một số vùng, tuy nhiên nó không giúp giảm bớt rủi ro thị trường vàbình ổn thu nhập cho nông hộ

Trong phân tích thu nhập hộ gia đình, thuật ngữ “Đa dạng hoá thu nhập” được

sử dụng để miêu tả rất nhiều khái niệm có liên quan nhưng vẫn có sự khác biệt Mộtđịnh nghĩa về đa dạng hoá có lẽ là gần với ý nghĩa ban đầu của từ này nhất đó là “sựgia tăng về số lượng nguồn thu nhập về sự cân đối giữa các nguồn thu khác nhau”[2]

Vì thế, một hộ với hai nguồn thu nhập được coi là đa dạng hoá so với hộ chỉ có mộtnguồn thu nhập, và một hộ với hai nguồn thu nhập, mỗi nguồn chiếm 50% sẽ đa dạnghoá hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập

Định nghĩa thứ hai về đa dạng hoá cho rằng “Đó là sự chuyển đổi từ việc sảnxuất lương thực tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp có tính thương mại hoá”[2] Ví dụ,Delgado và Xiamwalla cho rằng “đa dạng hoá nông nghiệp” như là một mục đích củacác hộ nông nghiệp Châu phi sẽ chủ yếu đề cập đến phần đầu ra của hộ để bán thu tiền

Trang 13

mặt, hình thức đa dạng hoá này cũng có thể coi như thương mại hoá nông nghiệp Nókhông nhất thiết bao hàm sự tăng về số hay cân đối nguồn thu nhập Ví dụ, như mộtngười nông dân có thể chuyển từ sản xuất nhiều loại ngũ cốc, cây có củ và rau để tiêudùng cho gia đình sang chuyên trồng một hoặc vài cây thương phẩm.

Định nghĩa thứ ba tập trung vào chuyển dịch từ trồng cây có giá trị thấpsang cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi, và ngành nghề phi nông nghiệp Mặc dù

“cây có giá trị thấp” đôi khi được xác định bằng giá của một đơn vị trọng lượng, tuynhiên hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế trênmột đơn vị ruộng đất hay lao động cao Định nghĩa này xem đa dạng hoá như mộtnguồn tăng thu nhập và phương tiện tiềm tàng để giảm nghèo

Một cách khác để phân loại các định nghĩa về sự đa dạng hoá là việc xác địnhcác hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho hộ Đa dạng hoá sang các hoạt độngphi nông nghiệp xét ở cấp hộ, cấp vùng hay cấp quốc gia thường làm tăng thu nhập Ởcấp quốc gia, điều này chính là sự chuyển dịch cơ cấu, được định nghĩa như là sự giảm

tỷ lệ nông nghiệp trong tổng GDP và trong tổng lực lượng lao động dài hạn Ví dụ, tỷtrọng nông nghiệp trong tổng GDP của Việt Nam giảm từ 35,3% năm 1991 xuống24,1% năm 1995 và 19,9% năm 2000 (GSO, 1997; bộ nông nghiệp và PTNT 2002),ngoài ra đa dạng hoá nông nghiệp có thể được xem như là quá trình chuyển dịch từtrồng trọt sang chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp

2.1.2.3 Mục đích của đa dạng hoá thu nhập

*An toàn thu nhập và giảm rủi ro

Hiện nay theo quy luật cung cầu, xu hướng biến động lớn về giá cả nông sảnthường rõ ràng hơn so với trước đây Điều này cho thấy nông dân hoặc một vùng nào

đó sẽ đối mặt với các rủi ro cao về thị trường nếu họ phụ thuộc nhiều vào một sảnphẩm hàng hoá nào đó Đa dạng hoá các loại cây trồng hoặc các hệ thống sản xuất khácnhau vào các thời điểm khác nhau trong năm sẽ giúp nông dân giảm bớt các rủi ro nàythông qua cách phân tán các rủi ro để ổn định thu nhập

Trang 14

Một cách truyền thống, nông dân Việt Nam từ lâu đã biết kết hợp trồng trọt vớichăn nuôi, lâm nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản ở mức nông hộ Việc kết hợp như thếkhông chỉ giúp giảm rủi ro mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế vì những hoạt động đótương hỗ với nhau Khi thị trường thay đổi, nông dân Việt Nam không gặp khó khănlớn về mặt kỹ thuật trong việc thay đổi các hệ thống canh tác của họ một cách tươngứng hoặc tiếp thu các kỹ thuật canh tác mới nếu họ nhận được sự trợ giúp của chínhphủ Lý do là nông dân sẽ đa dạng hoá các lĩnh vực sản xuất mà họ có sẵn kiến thức,

kỹ năng và lợi thế chứ không phải lĩnh vực không liên quan với nhiều yếu tố chưa biết

về sản xuất và rủi ro thị trường

Trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất giúp khắc phục sự ảnh hưởngcủa tính thời vụ vì nguồn thu của hộ là từ nhiều nguồn, tính thời vụ nếu có tác động chỉtác động đến một hoặc một số nguồn thu của hộ mà thôi chứ không thể tác động hoàntoàn vào tất cả mọi nguồn thu của hộ

*Sử dụng hiệu quả các tài nguyên

Với hiệu quả kinh tế thấp của nghề trồng lúa trong các thập kỉ qua, nhiều nôngdân đang tìm kiếm những cơ hội mới để sử dụng các tài nguyên sẵn có trên nông trạicủa họ một cách tốt hơn thông qua đa dạng hoá vào các loại cây trồng hoặc mô hìnhsản xuất có hiệu quả hoàn vốn cao hơn và dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Xu hướngnày đang tăng nhanh do sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mới và các hỗ trợ vềnghiên cứu và khuyến nông từ khu vực công Đa dạng hoá sản xuất có hiệu quả vềnguyên tắc sẽ cải thiện hiệu quả phân phối và sử dụng tài nguyên cho sản xuất nôngnghiệp

*Quản lý môi trường bền vững

Ngoài các khía cạnh kinh tế đã được nêu trên, đa dạng hoá thu nhập có hiệu quả

sẽ đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường sản xuất.Nông dân Việt Nam từ lâu đời đã có truyền thôn đa dạng hoá sản xuất thông qua việckết hợp với chăn nuôi và thuỷ sản Trong các hệ thống này, chất thải và phân hữu cơ cóđược từ hoạt động chăn nuôi được sử dụng cho vườn và ao cá, qua đó cải thiện hiệu

Trang 15

quả sản xuất toàn hệ thống (như giảm chi phí sản xuất), cải thiện độ phì nhiêu của đất,

và giảm ô nhiễm môi trường ở các vùng miền núi, luân canh lúa với các cây họ đậu làmột ví dụ về đa dạng hoá và bảo vệ môi trường Tóm lại đa dạng hoá nông nghiệp cóhiệu quả sẽ tạo cho nông dân một phương thức canh tác bền vững để tránh các vấn đềlâu dài về môi trường gây ra do sản xuất độc canh, diều này rất quan trọng với ngànhnông nghiệp Việt Nam

2.1.2.4 Yếu tố quyết định đa dạng hoá

- Yếu tố đất đai:

Yếu tố đất đai là yếu tố rất quan trọng quyết định đến mức độ đa dạng hoá, đây là

tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp Nguồn đấtcàng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng hoá, đặc biệt là đa dạnghoá trong trồng trọt Ngoài ra, chất lượng, thuộc tính của từng loại đất cũng quyết định

đa dạng hoá theo nhiều chiều hướng khác nhau hay là chuyên môn hoá

- Yếu tố lao động:

Lao động là yếu tố sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất Thiếuyếu tố này thì không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra được Nguồn laođộng phong phú với chất lượng lao động cao sẽ giúp đa dạng hóa hiệu quả và đem lạinguồn thu nhập ổn định

- Yếu tố vốn:

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong qúa trình sản xuất quy mô vốn sảnxuất nói lên quy mô đầu tư cho sản xuất Nguồn vốn càng lớn thì quy mô đầu tư cànglớn và sẽ giúp cho người dân có thể đương đầu với nhiều rủi ro

- Yếu tố trình độ:

Trình độ của người dân quyết địng sự đúng đắn, sự mạnh dạn trong việc quyếtđịnh trồng cây gì, nuôi con gì, phát triển ngành nghề nào Trình độ của người dân càng

Trang 16

cao thì hiệu quả của việc đầu tư sản xuất càng lớn, rủi ro trong sản xuất càng được hạnchế.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng tác động đến sự phát triển đa dạng hoá nhưkhoa học kỹ thuật, cơ chế thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước …

2.1.2.5 Tác động của đa dạng hoá thu nhập

Hiện nay có rất nhiều quan tâm đến đa dạng hóa thu nhập và thương mại hóatrong nông thôn của các nước đang phát triển

Trước tiên các ý kiến phê bình phổ biến cho rằng chuyển đổi từ sản xuất lươngthực sang cây trồng có giá trị kinh tế có thể tác động bất lợi đến an toàn lương thực vàdinh dưỡng Quan điểm này được Von Braun (1995), người đã tập hợp hàng loạtnghiên cứu dựa vào các cuộc điều tra hộ để so sánh thu thập, khẩu phần lương thực vàtình trạng dinh dưỡng của nông hộ đưa ra tranh luận Kết luận của ông là nông dântham gia trồng các loại cây có giá trị nhìn chung khá giả hơn về nhiều phương diện sovới những hộ tương tự nhưng định hướng nhiều hơn vào sản xuất tự cấp tự túc Mặtkhác, thương mại hóa kết hợp với các chính sách không phù hợp hay thất bại về thể chế

có thể gây ra những bất lợi cho hộ nghèo

Một số khác lưu ý rằng đa dạng hóa theo hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa

có giá trị cao có thể làm tăng bất bình đẳng trong thu nhập và gây ra phân hóa xã hội.Henin (2002) thể hiện mối quan tâm tương tự đối với trường hợp Việt Nam Rất nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn có tương quan tíchcực đến tổng thu nhập của hộ gia đình, ngụ ý hoạt động phi nông nghiệp làm trầmtrọng thêm mức độ bất bình đẳng thu nhập trong nông thôn

Vấn đề quan tâm thứ ba là tác động môi trường của sản xuất nông nghiệp theohướng hàng hóa Trong một số trường hợp việc tăng nhanh diện tích cây hàng hóa(thường do giá thế giới cao) dẫn đến nạn phá rừng và các phương thức sản xuất khôngbền vững Việc sử dụng phân hóa học có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe và năngsuất của nông dân hoặc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm của địa phương

Trang 17

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam

* Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Tây Nguyên

Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng này là 5,4 triệu ha trong đó đất nôngnghiệp chiếm khoảng 1,3 triệu ha Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa vớihai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Tây Nguyên là vùng thích hợp nhất đối với cáccây lâm nghiệp và cây lâu năm Tăng trưởng nông nghiệp của vùng trong giai đoạn1996-2002 đạt 18,3%/năm Tăng trưởng cây trồng đạt 21,4% chủ yếu là tăng trưởngcây cà phê, cao su, các cây lâu năm khác (79%), rau quả, cây họ đậu (16,6%) Trongkhi đó cây ăn quả, ngũ cốc và cây ngắn ngày giảm trong cùng kì Gần đây đã có sự giatăng đáng kể về số trang trại lớn Hiện nay có khoảng 666.141 ha cây lâu năm Trong

đó có 494.142 ha cà phê 97.200 ha cao su, 22.300 ha chè, 23.500 ha điều, còn lại làdiện tích cây ăn quả[3]

Trong những năm qua, sản xuất chăn nuôi ở Tây Nguyên tăng đáng kể trừ trâu

và bò Trong giai đoạn 1999-2003, số gia súc giảm với mức 2,4%/năm trong khi đó sốvịt tăng 26,2%/năm, gà 3,6%/năm, lợn 3,4%/năm và dê 16,4%/năm Chăn nuôi dê phổbiến ở các dân tộc thiểu số vùng cao, mặc dù quy mô nhỏ nhưng đem lại lợi nhuận vàđang trở lên được ưa chuộng Nuôi lợn phổ biến trên toàn vùng Chăn nuôi gia cầmtăng nhanh nhất và là nguồn tạo thu nhập lý tưởng cho phụ nữ thôn bản Nhưng gầnđây chăn nuôi gia cầm đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch cúm gia cầm từđầu năm 2004 Ở Tây Nguyên nuôi trồng thuỷ sản có tiềm năng hạn chế và kém pháttriển nhất Hiện nay nuôi trồng thuỷ sản ở vùng này chiếm diện tích 112.000 ha, tươngđương khoảng 1% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước Nguyên nhân chính là dothiếu ao nuôi và các diện tích mặt nước Ngoài ra, phần lớn nông dân tiết kiệm nướcngọt và sức lao động dành cho trồng cây cà phê và các cây trồng tạo thu nhập khác mà

họ cho rằng sẽ tạo lợi nhuận hơn nuôi trồng thuỷ sản

Trong giai đoạn 1995-2000, ở vùng Tây Nguyên, mức đóng góp của toàn ngànhnông nghiệp trong GDP của vùng giảm từ 62,1% xuống 58,9%, nhưng ngành công

Trang 18

nghiệp và xây dựng vẫn không hay đổi[3] Trong thập kỷ qua, dân số vùng tây nguyêntăng nhanh do các chương trình tái định cư của nhà nước di chuyển dân từ bắc vàonam Do vậy, xảy ra hiện tượng phá rừng để phát triển cây tròng mới với tỷ lệ 3.000-5.000 ha/năm Kết quả là tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng.

* Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Đăk Lăk

Đăk Lăk là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên nằm về hướng TâyNam dãy Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặtnước biển từ 500-800m, diện tích 19.800 km2, dân số là 1,7 triệu người, lao động là793.100 người (năm 2001), 41 dân tộc anh em sinh sống[3]

Đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu trong nhóm hộ giàu ở Đăk Lăk(1992) cao gấp 2,1 lần so với đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu nhóm hộ giàu ởThanh Hoá; gấp 1,36 lần so với tỉnh Hà Nam; 3,6 lần so với ở Bình Định

Tỉnh Đăk Lăk rất chú trọng đến phát triển nông nghệp vì phần lớn dân cư sống ởnông thôn, nguồn thu chính là trồng trọt và chủ yếu là từ cây cà phê Trước năm 1990năng suất cà phê của tỉnh là 8-9 tạ/ ha, năm 1990 là 10,4 tạ/ ha; năm 1992 là 11,62 tạ/ha; năm 1994 là 18,4 tạ/ ha; năm 1997 là 20,2 tạ/ ha Đến nay nhiều vùng cà phê đạtnăng suất 35-40 tạ/ ha, cá biệt có vườn gia đình đạt 50-60 tạ/ ha Cà phê ở Đăk Lăkđược chế biến dựa trên công nghệ hệ thống máy xát khô và máy xát cà phê tươi Ngoàicây cà phê ra thì cây cao su ở Đăk Lăk cũng rất phát triển, đã giải quyết được một phầnlớn việc làm cho người dân nơi đây Cao su Đăk Lăk là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ 2sau cà phê Năm 2000, toàn tỉnh có 25.703 ha cao su tăng 54,3% so với năm 1990(13.957 ha) Sản lượng cao su mủ khô đạt 1.818 tấn năm 1990, lên 4.574 tấn năm 1995

và 9.000 tấn năm 2000 sản lượng xuất khẩu là 33,5 tấn (1995) lên 6,16 tấn (1999) và4.930 tấn (2000)[3] Nguồn thu của các thành phần kinh tế rất đa dạng phong phúnhưng thu nhập của hộ trong nông thôn lại phụ thuộc vào kết quả sản xuất và phươngthức phân phối Mức thu nhập phản ánh trình độ sản xuất và nó quy định mức sống ,khả năng tiêu dùng, khả năng tích luỹ, khả năng tái sản xuất của hộ

Trang 19

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập trên thế giới và trong nước

2.2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, nhất là các nước châu Âu và một số nước ở châu Á, tìnhtrạng sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình phát triển một cách vượt bậc Nền kinh

tế của các hộ gia đình ở các nước này rất phát triển, đời sống của nông dân rất cao Hộtuy là nông dân nhưng trình độ sản xuất và thâm canh rất có khoa học, họ tính toán chitiêu và thu nhập rất rõ ràng Điển hình là nông dân ở nước Nhật, họ có sổ nghi chéptừng quá trình chi tiêu rất rõ ràng và hệ thống

- Một số nước châu Á :

Thái Lan: là một nước nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, chính phủ TháiLan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa từ một nước lạc hâu trở thành nước có nềnkhoa học kỹ thuật tiên tiến Nhà nước đã thực hiện chính sách trợ giúp tài chính chonông dân như: Cho nông dân vay tiền với lãi xuất thấp, ứng trước tiền cho nông dân vàcam kết mua sản phẩm với giá định trước…cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩyvùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Hàng năm có 95 % sảnlượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra

Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tưcho nông nghiệp nông thôn Một trong những thành tựu của trung quốc trong cải cách

mở cửa là phát triển nông nghiệp Hương Trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpthành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao

Đài Loan: Ý thức được xuất phát điểm của mình là một nước nông nghiệp ởtrình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng nông nghiệp Trong những năm1950-1960 mở sách lược “Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp pháttriển nông nghiệp” Tại Đài Loan hiện có 30 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống ởvùng cao nhưng đã có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đói hoàn thiện Từ 1974 họ thành

Trang 20

lập nông trường, nông hộ, trồng những sản phẩm quý hiếm như “cao sơn trà”, bán cácmặt hàng của rừng như cao các loại, thịt hươu, nai khô…

- Một số nước châu Âu:

Ở Pháp: Chính sách ruộng đất của cách mạng tư sản thuận lợi cho việc pháttriển nông hộ Năm 1982, nông dân chiếm 27% dân số nông thôn, các nông trại nhỏđều có thu nhập phi nông nghiệp cao hơn thu nhập nông nghiệp, năm 1980 có 29% sốnông trại có hoạt động phi nông nghiệp, 2/3 số nông trại có nguồn thu nhập ngoài nôngnghiệp

Ở Hà Lan: Quy mô đất canh tác bình quân một nông trại là 10 ha, họ sử dụnglao động gia đình là chủ yếu, nếu thuê lao động là những lúc mùa vụ căng thẳng nôngtrại có đủ máy móc cần thiết, có 17% số nông trại nuôi từ 50 đến 200 con lợn và chiếm43,7% đàn lợn của cả nước, một lao động nông nghiệp nuôi được 112 người

Ở Đan Mạch: Quy mô bình quân đất canh tác của một nông trại là 31,7 ha, 87%

số trang tại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, khoảng 13% số trang trại có thuê từ 1đến 2 lao dộng, một lao dộng nông nghiệp nuôi được 160 người

2.2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập ở Việt Nam

Có hai công trình nghiên cứu về đa dạng hoá ở Việt Nam Pederson và Annou(1999) đã sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư 1992-1993 để nghiên cứu các hìnhthức đa dạng hoá Họ thấy rằng đa dạng hoá nông nghiệp gắn liền với những trang trạinhỏ, diện tích tưới tiêu ít và trình độ học vấn cao hơn Ngoài ra họ còn thấy rằng những

hộ tương đối chuyên canh lúa có xu hướng đa dạng hoá thu nhập phi nông nghiệpnhiều hơn Điều này có thể ám chỉ rằng các hộ gia đình thích một vài dạng đa dạng hoáhoặc trong các hoạt động phi lúa gạo, hoặc phi nông nghiệp

Henin(2002) mô tả mô hình đa dạng hoá ở vùng núi và Trung Du Bắc Bộ, tậptrung vào tỉnh Lạng Sơn Ông cho rằng chính sách đổi mới đã được tăng thu nhập vàkích thích đa dạng hoá thu nhập Nông thôn ở vùng được nghiên cứu đã áp dụng cácgiống lúa hiện đại và phân bón (mặc dù hộ vẫn thiếp tục sử dụng các giống địa

Trang 21

phương) và đã mở rộng sản xuất các cây hàng hoá như mía, đậu, lạc, thuốc lá, quế, chè

và hồi Các hoạt động phi nông nghiệp bị hạn chế bởi thiếu công nghiệp nông thôn,nhưng một số hộ có thu nhập từ dịch vụ khuân vác, sửa chữa xe đạp, xe máy…Nôngdân đã nêu ra nhiều yếu tố cản trở đa dạng hoá và giảm nghèo đó là: thiếu vốn, thiếuđất sản xuất lúa (ruộng), có khả năng tiếp cận thị trường kém, hạ tầng thuỷ lợi yếukém, chất lượng giáo dục thấp Vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, thậm chívốn ưu đãi từ quỹ xóa đói giảm nghèo cũng không phải là phổ biến do lãi xuất cao, thờihạn cho vay ngắn và thủ tục rườm rà Rất nhiều nông dân vay của anh em họ hàng,mặc dù cải cách đã mang lại thu nhập cao hơn nó cũng làm tăng bất bình đẳng, phânhóa xã hội và nó cũng làm hỏng một số dịch vụ xã hội

Một quyển sách gần đây có một số nghiên cứu về sự thay đổi sử dụng đất vàthu nhập ở Bắc Cạn (Castella và Đặng Đình Quang, 2002) Một nghiên cứu về huyệnChợ Mới cho rằng sự phân bổ đất rất có hiệu qủa trong việc tăng thâm canh trong sảnxuất lúa ở vùng đất bằng (lowlands), đa dạng hoá ở vùng núi và trung du và tái tạorừng Thâm canh lúa ở vùng đồng bằng không phải là sự lựa chọn của đa dạng hoá ởvùng núi và trung du, thực tế, thâm canh sẽ đảm bảo an toàn lương thực cho phép hộ cóthể đa dạng hoá trên những mảnh đất đồi núi (uplands) Một nghiên cứu ở huyện ChợĐồn cho thấy, người dân tộc thiểu số sẽ có lợi ích ít hơn từ chiến lược phát triển Trướcđây, người Tày chủ yếu là sống định cư trồng lúa ở vùng đất bằng, còn người Dao thìnay đây mai đó và luân canh ở những vùng cao Do quá trình phân bổ lại đất đai, muabán đất đai và do các yếu tố khác, sự khác nhau giữa người Tày và người Dao còn rất

ít Cả người Tày và người Dao đều đã định cư và trồng lúa với hệ thống thuỷ lợi tướitiêu, trong khi đó một số khác vẫn phải luân canh ở vùng cao

Trang 22

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Xã Ea Ô nằm về phía Nam huyện Ea Kar, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ

108o49’00” đến 108o51’66” độ kinh Đông và 12o72’48” đến 12o66’27” độ vĩ Bắc, cáchthị trấn huyện lỵ 12 km và tiếp giáp với các xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Cư Bông và xã Ea Pal - huyện Ea Kar

- Phía Bắc giáp xã Cư Ni và xã Ea K’mút - huyện Ea kar

- Phía Tây giáp xã Ea Kly - huyện Krông Pắc

- Phía Nam giáp xã Cư Elang - huyện Ea Kar

- Khu vực đồi núi và chia cắt mạnh: Tập trung một phần ở phía Nam và mộtphần nhỏ ở phía Bắc của xã, có độ cao trung bình 500 - 600m, chiếm 15% tổng diệntích tự nhiên của xã Nhìn chung địa hình có hướng thấp dần từ Tây nam xuống Đôngbắc

Trên địa bàn cấp độ dốc được phân ra như sau:

Trang 23

- Cấp độ I (0 - 30) : 3.399,72 ha, chiếm 61,50% diện tích tự nhiên.

- Cấp độ II (3 - 80) : 1.525,00 ha, chiếm 27,59% diện tích tự nhiên

- Cấp độ IV (15 - 200) : 244,90 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên

- Cấp độ V (20 - 250) : 358,21 ha, chiếm 6,48% diện tích tự nhiên

* Thời tiết, khí hậu:

Xã nằm trong vùng khí hậu vừa mang tính chất khí hậu Cao Nguyên mát dịu,vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng cơ bản như sau:

- Nắng nhiều (trung bình 2.000-2.200 giờ/năm), nhiệt độ cao đều quanh năm(trung bình cả năm 23,70C, tối thấp trung bình 19,70C và tối cao trung bình là 28,70C),biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (vào mùa khô ngày đêm chênh lệch trên 100C),hầu như không có bão, Lượng bốc hơi trung bình năm 1.458mm

- Lượng mưa cả năm khá cao (trung bình 2.000-2.200mm/năm), số ngày mưanhiều (trung bình 156 ngày/năm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm

và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, trong đó: Mùa mưa kéo dài từtháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt vàotháng 9 và tháng 10 lượng mưa bình quân tháng lên đến trên 400-500mm và thườngmưa thành đợt 5-7 ngày liên tục kèm theo những cơn dông lớn, trong lúc sông suối trênđịa bàn xã ngắn, dốc, có nhiều đoạn hẹp và gấp khúc nên nước thoát chậm đã gây ratình trạng lũ cục bộ khu vực thấp bằng ven sông suối và tình trạng xói mòn mạnh ở khuvực sườn dốc có độ che phủ thấp Mùa khô bắt đầu kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4năm sau với lượng mưa chỉ chiếm gần 10% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt là tháng

1, 2, 3 hầu như không có mưa, cộng với nhiệt độ không khí cao, gió Đông - Bắc thổimạnh (trung bình 3,5-4,5m/s, cao nhất 15-16m/s), ẩm độ không khí xuống thấp dưới80% đã gây ra tình trạng khô hạn kéo dài

* Thuỷ văn:

Trang 24

Mật độ sông suối là 0,5 km/km² Lưu lượng dòng chảy vào mùa khô: 2,5 m³/s,mùa lũ: 450-470m³/s Tốc độ dòng chảy 3 – 7m/s tùy thuộc theo mùa Nhưng do cácsuối trên địa bàn xã ngắn, dốc, có nhiều đoạn hẹp và gấp khúc nên thoát nước chậm,những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sôngsuối lớn thường xuống rất thấp

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế:

Năm 2007 tổng thu nhập trên địa bàn toàn xã là 82,48 tỷ đồng, bình quân thunhập đầu người 7,43 triệu đồng/ người/ năm, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

là 8%

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Với cơ cấu kinh tế được xác định là Nông nghiệp - lâm nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng Trong những nămtrước đây do đặc thù về điều kiện tự nhiên và xã hội, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xãchưa có sự chuyển dịch rõ rệt, còn mang nặng tính thuần nông ít chú trọng đến cácngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, đặc biệt là ngành lâmnghiệp, gây mất cân đối trong nền kinh tế Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu kinh tế của xã đã

có những dấu hiệu chuyển biến tích cực: Trong ngành nông nghiệp đã có sự chuyểndịch theo hướng tăng dần giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm, trong đó phát huythế mạnh đất đai đưa vào sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưđiều, tiêu,…, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đã được người dân chú ý hơnkhi nhu cầu giao thương các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng và quy mô sản xuấtđược mở rộng hơn

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

Trang 25

- Ngành trồng trọt: ngành trồng trọt trong những năm qua đã có bước phát triểnkhá ổn định, giá trị sản xuất tăng theo từng năm, các loại cây công nghiệp có giá trịđược đưa vào sản xuất như: điều, cà phê, tiêu, lúa và các loại hoa màu khác.

- Chăn nuôi: trong quá trình sản xuất ngành nông chăn nuôi đã gặp không ít khókhăn Vào mùa khô tình trạng hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuấtlương thực, thực phẩm, giảm sản lượng các cây trồng vụ Đông xuân và hè Thu Vàomùa mưa tình trạng mưa lũ kéo dài làm giảm sản lượng cây trồng vụ Thu Đông Ngoài

ra dịch cúm gia cầm xảy ra trong diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý người chănnuôi và tiêu dùng sản phẩm

- Tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn xã Ea Ô hiện nay chỉ mới hình thành một số

cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở quy mô nhỏ đáp ứng được một số nhu cầu của địa phươngnhư: Các cơ sở sửa chữa và sản xuất các công cụ sản xuất nông nghiệp, lò gạch, các cơ

sở xay xát và sơ chế các sản phẩm nông nghiệp Hiện tại xã vẫn chưa có khu tiểu thủcông nghiệp riêng, chủ yếu là phát triển tự phát

- Thương mại, dịch vụ: cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các loạihình dịch vụ đã được chú ý phát triển hơn, trên địa bàn xã hiện tại đã xây dựng đượcchợ trung tâm với diện tích 3.000 m2, có hơn 100 hộ sản xuất kinh doanh, chủ yếu làcác mặt hàng tiêu dùng, cơ sở buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản, vật liệu xâydựng, , phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn xã

3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất

Theo kết quả kiểm kê năm 2005 và thống kê đất đai năm 2006, hiện trạng sửdụng các loại đất trên địa bàn xã như sau:

* Đất nông nghiệp: 4.465,32 ha, chiếm 80,78% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 4.448,90 ha, chiếm 99,6 % đất nông

nghiệp Phân bổ theo đối tượng: hộ gia đình, cá nhân 3.350,46 ha; tổ chức kinh tế1.098,44 ha

Trang 26

- Đất trồng cây hàng năm: 2.848,90 ha, chiếm 64% đất sản xuất nông nghiệp,gồm: Đất trồng lúa 835,0 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2.013,90 ha

- Đất trồng cây lâu năm: 1600,0 ha, chiếm 36 % diện tích đất sản xuất nôngnghiệp

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích 16,42 ha, chiếm 0,4 % diện tích đất nông

nghiệp

* Đất phi nông nghiệp: 527,68 ha chiếm 9,54% tổng diện tích tự nhiên

+ Đất ở nông thôn: diện tích 95,0 ha, chiếm 18 % diện tích đất phi nông nghiệp + Đất chuyên dùng: 223,75 ha, chiếm 42 % diện tích đất phi nông nghiệp, gồm:

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,02 ha, đất sản xuất, kinh doanh 2,4 ha, đất

có mục đích công cộng 218,33 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 14,17 ha; chiếm 3% diện tích đất phi nông

nghiệp

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 194,76 ha chiếm 37% diện tích đất

phi nông nghiệp

* Đất chưa sử dụng: 535,0 ha, chiếm 9,68 % tổng diện tích tự nhiên.

3.1.2.3 Dân số và lao động

Năm 2007, trên địa bàn xã có 2.471 hộ ứng với 11.101 khẩu, sống tập trung ở

19 thôn Trong đó người Kinh có 1882 hộ ứng với 8282 khẩu (chiếm 74.6% dân số củaxã), còn lại là số dân đồng bào thiểu số di cư tự do từ phía Bắc vào như: Tày 210 hộ(1023 khẩu), Nùng 202 hộ (965 khẩu), Mường 102 hộ (492 khẩu), Thái 55 hộ (248khẩu), Dao 12 hộ (60 khẩu), Hoa 4 hộ (20 khẩu) và Ê Đê chỉ có 1 hộ (3 khẩu), chiếm25,4% tổng số dân ở trên toàn địa bàn xã

Tỷ lệ tăng dân số tự do vào thời kỳ 1995-1999 là 6,5 %, đến năm 2005 tỷ lệ tăngdân số là 2,1 %, hiện nay là 1,5 %

Trang 27

Trung bình mỗi hộ có 4,4 khẩu và có 1,9 lao động, mật độ dân số khoảng hơn189,2 người /km2.

Toàn xã hiện nay có 5.124 người ở độ tuổi lao động (chiếm 49% tổng số dâncủa xã), trong đó: có 2.613 là lao động nữ và 2.511 là lao động nam

Đại đa số là lao động phục vụ trong ngành nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt.Phần lao động còn lại ước tính có 250 -300 lao động làm trong các ngành dịch vụ,buôn bán và tiểu thủ công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người 7.43 triệu đồng/người/ năm.

3.1.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hệ thống giao thông nối liền xã với trung tâm huyện và các vùng lân cận đã vàđang được đầu tư xây dựng, hiện xã có 10,4 km là đường nhựa (tuyến đường chính),22,55km đường cấp phối (gồm các tuyến liên xã), 150km đường giao thông nội đồngvới 14 chiếc cầu Tuy nhiên, ngoài các tuyến đường tại trung tâm xã đang ở trong tìnhtrạng tốt, hầu hết các tuyến đường còn lại trên địa bàn xã đã bị xuống cấp, gây nhiềukhó khăn cho việc đi lại sản xuất và sinh hoạt của người dân đặc biệt là vào mùa mưa

Hệ thống cầu - cống hiện tại cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu giao thông của xã, cáccầu lớn trên các tuyến giao thông quan trọng đã được xây mới và sữa chữa, còn hệthống cầu vừa và nhỏ hầu hết đang bị xuống cấp, trong tương lai cần phải được nângcấp và sửa chữa

* Thuỷ lợi:

Xã có 2 trạm bơm có công suất tưới 150 ha, 4 trạm bơm của nông trường 716 cócông suất tưới 438 ha, 1 trạm bơm của nông trường 714 có công suất tưới 240 ha và HồC10 khả năng tưới cho 100 ha Tuy nhiên, do được xây dựng từ lâu nên hiện giờ một

số hạng mục công trình đã xuống cấp, lòng hồ bị bồi lắng, một số tuyến kênh bị hỏngkhông đảm bảo được lượng nước vận chuyển cho khu vực sản xuất Do đó, trong thờigian tới cần phải nâng cấp sửa chữa để bảo đảm được đúng công suất thiết kế

Trang 28

- Tổng số giáo viên: 128 giáo viên.

Tổng diện tích đất trường học 62.000m2, trong đó: Trường THCS 13.270 m2,trường tiểu học 42.825 m2, nhà mẫu giáo 5.405 m2 Cơ bản diện tích trường học đápứng đủ cho nhu cầu dạy và học tại địa phương[1]

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn thôn nghiên cứu:

Căn cứ vào tình hình cụ thể của xã Ea Ô, tôi chọn 3 thôn đại diện có 3 vùngnghiên cứu là thôn 8, thôn 3A và thôn 10

Thôn 8 đại diện cho khu vực trung tâm xã có hoạt động thương mại, dịch vụ đadạng và phát triển nhất Đây là khu vực có sự tập hợp của hầu hết các trường học, chợ,trạm xá … của toàn xã

Thôn 3A đại diện cho vùng có các dân tộc di cư phía Bắc, xa trung tâm xã, ít cóđiều kiện phát triển ngành thương mại, dịch vụ

Trang 29

Thôn 10 đại diện cho vùng có đa số dân Kinh di cư từ phía Bắc, cách không xatrung tâm xã.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Là phương pháp để tìm kiếm các thông tin, các số liệu hữu ích cho đề tài

 Số liệu thứ cấp: là những thông tin được lấy từ Uỷ ban nhân dân xã và cácphòng ban, đoàn thể liên quan

 Số liệu sơ cấp: là những thông tin có được từ việc điều tra kinh tế hộ bằng phiếuđiều tra và phỏng vấn trực tiếp

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng công cụ Excel

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê

3.2.4 Phương pháp phân tích

Trang 30

- Dùng phương pháp phân tích thống kê kinh tế để so sánh các chỉ tiêu theo thờigian, không gian để thấy được xu thế vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng.

So sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ

đã phân tổ

- Phương pháp phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tháchthức trong phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hoá thu nhập của các nông hộ tại xãEaÔ

Sơ đồ phân tích SWOT:

S: Strengths (điểm mạnh) W: Weakneeses (điểm yếu)

O: Opportunities ( cơ hội) T: Threats (thách thức)

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của các nông hộ

- Số lao động bình quân/ hộ

- Số vốn bình quân/ lao động

- Diện tích đất bình quân/ hộ

- Diện tích đất bình quân/ lao động

- Diện tích đất bình quân/ khẩu

- Mức trang bị tài sản bình quân/ hộ

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân

- Tổng thu và cơ cấu các thu nguồn thu của nông hộ

- Tổng chi và cơ cấu các thu nguồn chi của nông hộ

Trang 31

- Thu nhập từ sản xuất = Tổng thu từ hoạt động sản xuất – Chi phí cho các hoạtđộng sản xuất.

- Tổng thu nhập của hộ = Thu nhập từ hoạt động sản xuất + Thu ngoài hoạtđộng sản xuất

- Thu nhập bình quân đầu người

) (

P i Q i Q i GINI

Trong đó:

Pi(%): dân số của nhóm có mức thu nhập i

Qi(%): thu nhập cộng dồn đến nhóm có mức thu nhập i

Qi-1(%): thu nhập cộng dồn đến nhóm có mức thu nhập i-1

Hệ số GINI nhận các giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (nếu tính theo % thì từ 0đến 100) Hệ số GINI càng gần 0, tình hình phân phối thu nhập càng bình đẳng, cànggần 1, càng bất bình đẳng

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu đo lường đa dạng hoá thu nhập

- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ

- Chỉ số đo lường mức độ đa dạng hoá thu nhập (SID):

Chỉ số Simpson: SID  1 -p2i

Trong đó: pi làtỉ lệ thu nhập từ nguồn i

SID có giá trị từ 0 - 1, SID = 0 khi không có đa dạng hoá

Trang 32

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm của hộ điều tra

4.1.1 Đặc điểm chung của hộ điều tra

Xã Ea Ô là một xã vùng II của huyện Ea Kar, đời sống của người dân nơi đâycòn gặp không ít khó khăn Trong địa bàn điều tra có nhiều thành phần dân tộc anh emsinh sống trong đó dân tộc kinh chiếm đa số 74%, còn lại là các dân tộc khác như Tày,Nùng …

Trình độ của người dân còn thấp kém Trình độ của chủ hộ là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình Việc quyết định sản xuất hoặcchuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đều do chủ hộ quyết định Có thể nói trình độ củachủ hộ tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ Tuy nhiên qua khảo sát, điều tra ta thấy trình độcủa chủ hộ là rất thấp Cụ thể trong 65 hộ điều tra thì số chủ hộ mù chữ chiếm 7,69%(vẫn còn ở mức cao), số chủ hộ có trình độ cấp 1 chiếm 29,23%, cấp 2 cao nhất chiếm58,46%, bên cạnh đó số chủ hộ có trình độ cấp 3 chỉ chiếm 9,23% và trên cấp 3 chiếm3,08% Trình độ của chủ hộ trong nhóm hộ nghèo là rất thấp, chủ yếu là cấp 1 chiếm80% trong khi đó các chủ hộ của nhóm hộ khá chỉ chiếm 19,05% trong tổng số hộ điềutra Các hộ có chủ hộ có trình độ cấp 3 và trên cấp 3 hầu như không có trong cơ cấu hộnghèo Các hộ có chủ hộ có trình độ trên cấp 3 hầu hết nằm trong cơ cấu hộ khá

Bảng 4.1: Đặc trưng của hộ điều tra

Trang 33

+ Kinh % 74 85,71 69,23 60,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Mặc dù thu nhập của người dân ở đây khá cao nhưng vẫn còn nhiều hộ có mứcthu nhập ở mức nghèo đến cận nghèo Khoảng cách giàu nghèo vẫn còn ở mức quá lớn,mức độ bất bình đẳng vẫn còn ở mức cao Cụ thể, chỉ số GINI toàn vùng ở mức42,91% Đây là con số khá lớn

Bảng 4.2: Mức độ bất bình đẳng của người dân

(Tính bình quân cho một hộ điều tra)

Có thu nhập Cao nhất

Có thu nhập thấp nhất

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng trên cho thấy, thôn 8 là vùng phát triển kinh tế cao nhất thi mức độ chênhlệch giàu nghèo cũng cao nhất Cụ thể, thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhấtgấp 9,99 lần thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất

4.1.2 Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra

Nhân khẩu phản ánh quy mô của nông hộ, nó liên quan đến các nguồn lực mà

hộ có, các xu thế chi tiêu trong gia đình Nhân khẩu trên lao động còn phản ánh khảnăng sản xuất của một lao động và như vậy nhân khẩu/lao động càng cao thì số người

ăn bám vào lao động càng cao

Trang 34

Bảng 4.3: Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra theo địa bàn

(Tính bình quân cho một hộ điều tra)

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhân khẩu bình quân của nhóm hộ nghèo là cao nhất trong các nhóm hộ điều tra2,78 người/hộ cao hơn nhóm hộ khá 1,37 lần và cao hơn nhóm hộ trung bình 1,38 lần

Số nhân khẩu đông cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển kinh tế hộ.Đông con cũng là nguyên nhân của sự đói nghèo (Bảng 4.4)

Lao động của các nhóm hộ điều tra cũng khá cao Nhóm hộ trung bình có lượnglao động bình quân/hộ cao nhất (2,36 lao đông/hộ), cao hơn nhóm hộ khá là 18% vàđặc biệt là cao hơn nhóm hộ trung bình là 31,11% Lao động của các nhóm hộ dồi dào

về số lượng và cần cù chịu khó Đây cũng là một điều kiện thuận lợi góp phần pháttriển kinh tế hộ theo hướng đa dạng hoá thu nhập Tuy nhiên, nguồn lực lao động củacác nhóm hộ có trình độ lao động không cao, thời gian làm việc còn manh mún, cònmang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp Vì vậy nâng cao trình độ cho người lao động là mộttrong những giải pháp phát triển kinh tế cho nông hộ

Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của nông hộ điều tra theo thu nhập

Ngày đăng: 14/12/2016, 08:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ nghiên cứu thị trường và cơ cấu viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2002), Đa dạng hoá và đói nghèo ở vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ nghiên cứu thị trường và cơ cấu viện nghiên cứu chính sách lương thựcquốc tế (2002)
Tác giả: Bộ nghiên cứu thị trường và cơ cấu viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế
Năm: 2002
3. Ngân hàng thế giới (2005), Đa dạng hoá nông nghiệp ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thế giới (2005)
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2005
4. PGS,Lê Nghiêm, GS Nguyễn Đình Nam, PGS,TS Lê Đình Thắng, PGS Nguyễn Hữu Tiến (1995), Kinh tế nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS,Lê Nghiêm, GS Nguyễn Đình Nam, PGS,TS Lê Đình Thắng, PGSNguyễn Hữu Tiến (1995), "Kinh tế nông thôn
Tác giả: PGS,Lê Nghiêm, GS Nguyễn Đình Nam, PGS,TS Lê Đình Thắng, PGS Nguyễn Hữu Tiến
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
5. GS,TS Nguyễn Thế Nhã – PGS,TS Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS,TS Nguyễn Thế Nhã – PGS,TS Vũ Đình Thắng (2004), "Giáo trình kinh tếnông nghiệp
Tác giả: GS,TS Nguyễn Thế Nhã – PGS,TS Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
6. Lê Văn Toàn (1992), Kinh tế NICS Đông Á, Kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Toàn (1992), "Kinh tế NICS Đông Á, Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Toàn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1992
7. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa kinh tế - Phát triển nông thôn(1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa kinh tế - Phát triển nông thôn(1997),"Kinh tế phát triển
Tác giả: Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa kinh tế - Phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1997
8. Đào Thế Tuấn(1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thế Tuấn(1997), "Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
9. Viện kinh tế học(1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kinh tế học(1995), "Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam
Tác giả: Viện kinh tế học
Nhà XB: NXB Khoa họcxã hội
Năm: 1995
1. Báo cáo tổng kết của UBND xã Ea Ô các năm 2006, 2007, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w